Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời kỳ hội nhập- Câu chuyện về chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên

9 662 3
Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời kỳ hội nhập- Câu chuyện về chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời kỳ hội nhập- Câu chuyện về chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 1 TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP THỜI KỲ HỘI NHẬP – CÂU CHUYỆN VỀ CHUẨN BỊ KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ CHO NHÂN VIÊN Nguyễn Thị Lan Anh Trưởng nhóm phát triển dịch vụ - Trung tâm Đào tạo Ngắn hạn và Tư Vấn ISCSC Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội Nguyễn Ngọc Hưng Nhóm phát triển dịch vụ - Trung tâm Đào tạo Ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới, tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ chưa bao giờ lại được nhắc tới nhiều như trong thời buổi hiện nay. Từ 1988 đến 2008, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài, với nguồn đầu tư từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI. Điều này đồng nghĩa Việt Nam phải có những chiến lược hoạt động và phát triển đúng đắn, nhằm tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, không thể không kể đến việc chú trọng đầu tư vào nguồn chất xám, cụ thể là phát triển nhân lực trong nước, vì yếu tố con người luôn được nhân định là chìa khoá thành công trong phát triển kinh tế hiện đại. Một nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, và đặc biệt giỏi ngoại ngữ, sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nắm bắt chuyển động không ngừng của thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, sau năm năm gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện hơn so với thời kỳ trước đó. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. Một trong những nguyên nhân đang hạn chế sự hội nhập của doanh nghiệp Việt là khả năng ngoại ngữ của nhân viên và quan trọng hơn chính là tầm nhìn của lãnh đạo cho hội nhập, mối quan hệ cơ hữu giữa một tầm nhìn rộng chuẩn bị cho một lực lượng lao động chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ và khả năng hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 2 Vì thế, nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, với mong muốn đánh giá hiệu quả thực sự trong việc định hướng phát triển doanh nghiệp, dưới góc độ tầm nhìn của lãnh đạo, trong việc khuyến khích nhân viên phát triển, hoàn thiện kĩ năng, cụ thể là kĩ năng ngoại ngữ. Kết quả khảo sát tiến hành trên số lượng lớn người đi làm về nhu cầu học tiếng Anh, cùng những chia sẻ thực tế từ lãnh đạo doanh nghiệp, đã cho thấy đang tồn tại khoảng cách lớn giữa nhu cầu học ngoại ngữ của nhân viên với tầm nhìn của lãnh đạo trong khuyến khích cấp dưới phát triểnnăng ngoại ngữ. Điều này đặt ra một câu hỏi về việc liệu tầm nhìn của lãnh đạo đối với phát triển nguồn lực nhân sự có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập. Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, ai cũng biết ngoại ngữ là cần thiết. Thế nhưng, để thật sự cảm nhận tầm quan trọng của nó, không ít người đã phải đúc rút từ những thất bại xương máu của bản thân. Ví dụ có thể kể đến như, thiếu kĩ năng giao tiếp, đàm phán bằng ngoại ngữ, nhân viên kinh doanh khó làm việc với đối tác nước ngoài, từ đó không đảm bảo hiệu quả công việc, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Hay như nhân viên công ty được cử đi tham dự hội thảo, triển lãm quốc tế nhưng không trang bịnăng ngoại ngữ cần thiết, không tự tin giao tiếp, đàm phán với đối tác nước ngoài, làm ảnh hưởng đến công việc cũng như uy tín doanh nghiệp. Môi trường làm việc hàng ngày chưa có nhiều yếu tố nước ngoài vô hình chung tạo nên tâmcho rằng ngoại ngữ chưa cần thiết trong nhiều người đi làm. Tuy nhiên, hiện nay, hàng ngày vẫn xảy ra nhiều trường hợp khi hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhân viên cũng như doanh nghiệp bị hạn chế do không vượt qua rào cản của ngôn ngữ. Thực tế, với bản thân người lao động, trước tiên, ngoại ngữ đem lại sự tự tin cho họ trong bất kỳ tình huống nào khi cần đối diện với yếu tố nước ngoài. Hơn thế nữa, những cá nhân giỏi ngoại ngữ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nguồn tri thức và công nghệ quốc tế mà không mất thời quan thông qua dịch thuật. Đặc biệt, kĩ năng ngoại ngữ tốt giúp mở ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động được du học, tu nghiệp tại nước ngoài, tiếp cận gần hơn với văn minh thế giới. Cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp mở ra nhiều hơn đối với những ai biết đánh giá đúng tầm quan trọng của ngoại ngữ. Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 3 Đối với doanh nghiệp, nguồn lao động chất lượng cao và giỏi ngoại ngữ trước tiên giúp doanh nghiệp tự tin trong giao tiếp với doanh nghiệp, đối tác nước ngoài; giúp vấn đề thương thảo, đàm phán diễn ra chủ động. Xa hơn nữa, một đội ngũ nhân viên giỏi ngoại ngữ giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như ứng phó nhanh với bất ổn trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đồng thời, chính nguồn lao động ấy sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài, tối ưu hoá quá trình chuyển giao công nghệ và tri thức. Đặc biệt, nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ còn có thể học hỏi nhanh cách làm việc, quản lý, văn hoá doanh nghiệp nước ngoài, từ đó chọn lọc và bổ sung, giúp hoàn thiện hơn bộ máy vận hành trong doanh nghiệp nội địa. Đánh giá về nhu cầu học ngoại ngữ của người đi làm Trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 8 năm 2012, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu về nhu cầu học tiếng Anh đối với người đi làm thông qua khảo sát, điều tra trực tuyến (E-survey). Có tất cả 188 bản khảo sát được thu về, với sự tham gia đóng góp ý kiến của thành viên 149 doanh nghiệp, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội. Trong tổng số kết quả thu về, 31.9% là nhân viên kinh doanh, còn lại trải đều trong nhiều vị trí công việc khác nhau. Số lượng nhân viên trong lĩnh vực CNTT chiếm số đông với 28.72% tham gia khảo sát. Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động, công tác của đối tượng tham gia cũng vô cùng đa dạng, có thể kể đến như: giáo dục, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ, viễn thông, cơ khí,vv. Theo kết quả khảo sát, 99% nhận thấy tiếng Anh rất cần thiết cho người đi làm. 90% chia sẻ phương thức học chủ yếu của họ là tự học, 48% đã từng hoặc đang tham gia học tiếng Anh tại trung tâm. Trả lời về lý do chưa tham gia học tại trung tâm, 48% cho biết họ chưa sắp xếp được thời gian. Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 4 Biểu đồ 1: Lý do người đi làm chưa tham gia học tại trung tâm. Đồng thời, với những người từng học tại trung tâm, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và học tập ngoại ngữ. Biểu đồ 2: Khó khăn của người đi làm khi tham gia học tại trung tâm Từ phân tích kết quả khảo sát, có thể nhận thấy gần như tất cả những người đi làm đều ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc. Tuy nhiên, vì tự học là chủ yếu, nên người lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triểnnăng ngoại ngữ cá nhân. Lý do chưa thu xếp được thời gian cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân, doanh nghiệp hoàn toàn chưa đóng một vai trò khuyến khích hoặc chủ động hỗ trợ nhân viên trau dồi khả năng ngoại ngữ, nếu không muốn nói là số lượng doanh nghiệp tiến hành đào tạo nội bộ về ngoại ngữ cho nhân viên còn chiếm một số lượng rất nhỏ. Đánh giá nhu cầu thực tại về việc đào tạo ngoại ngữ với tư cách là người lãnh đạo Để đối chiếu nhu cầu của người đi làm và quan niệm của người lãnh đạo doanh nghiệp, 48% 12% 16% 24% Chưa sắp xếp được thời gian Cảm thấy chưa cần thiết Chưa tin tưởng vào hiệu quả học Khác 0 20 40 60 80 100 120 140 Tiếng Anh học được chưa có tính … Thời gian không hợp lý Không khí học chưa hấp dẫn Đối tượng học cùng chưa phù hợp Khác Khó khăn khi tham gia học tại trung tâm Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 5 nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn 5 lãnh đạo từ 5 doanh nghiệp thuộc các ngành: ngân hàng, CNTT, bất động sản, phát triển cộng đồng, nước giải khát. Trong đó có 3 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (20 nhân viên), 2 doanh nghiệp với quy mô lớn (trên 300 người). Tuy thời gian khảo sát diễn ra ngắn và số lượng doanh nghiệp khảo sát là không nhiều nhưng kết quả đưa ra cũng đã phản ánh phần nào thực tế hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả được ghi nhận như sau: - Chỉ có doanh nghiệp bất động sản hoàn toàn chưa có bất kỳ hoạt động hợp tác nào với nước ngoài. Các doanh nghiệp còn lại đều có hoạt động hợp tác nước ngoài từ mức độ ít đến thường xuyên và hàng ngày. - 3/5 doanh nghiệp khẳng định trong tương lai sẽ đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với nước ngoài. - Ghi nhận từ phỏng vấn cho thấy khả năng giao tiếp của nhân viên trong công ty còn phụ thuộc vào tính chất công việc từng bộ phận. Theo đó, ngoài ban lãnh đạo, các bộ phận có nhiều hoạt động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, đối tác nước ngoài, như bộ phận marketing, call center, là đội ngũ có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài. Còn lại, yêu cầu ngoại ngữ đòi hỏi ở các bộ phận khác là không cao - Khi được hỏi về chương trình đào tạo ngoại ngữ hiện có trong doanh nghiệp, chỉ có một lãnh đạo của doanh nghiệp có qui mô lớn cho biết các khoá đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên được tổ chức thường xuyên trong năm, một tổ chức có chương trình đào tạo giữa các nhân viên với nhau thông qua hoạt động hỗ trợ từ tình nguyện viên nước ngoài. 3 doanh nghiệp còn lại cho biết nhân viên phải tự trau dồi vốn ngoại ngữ. - Khi được hỏi về chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho doanh nghiệp trong tương lai, chỉ có 2 doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng, 2 doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ để nhân viên tiếp tục tự trau dồi và 1 doanh nghiệp chưa nghĩ đến vấn đề này. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thúc đẩy của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc nhân viên học ngoại ngữ phụ thuộc rất nhiều từ các yếu tố : lĩnh vực hoạt động, quy mô, chiến Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 6 lược kinh doanh và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà các lãnh đạo sẽ có mức độ quan tâm khác nhau đối với việc khuyến khích nhân viên trau dồi ngoại ngữ. So sánh, đánh giá từ kết quả khảo sát và phỏng vấn So sánh, đối chiếu kết quả khảo sát nhu cầu học tiếng Anh của người đi làm với phỏng vấn từ một số lãnh đạo về thực tế học ngoại ngữ trong doanh nghiệp và tầm nhìn phát triển trong thời gian tới, có thể thấy đang tồn tại một khoảng cách giữa nhu cầu học ngoại ngữ của người lao động với tầm nhìn của những người đứng đầu doanh nghiệp trong việc khuyến khích nhân viên phát triểnnăng ngoại ngữ. Đánh giá về khoảng cách lớn như đã nhắc tới ở trên, vấn đề nảy sinh từ cả hai bên, dẫn tới ảnh hưởng theo chiều hướng khác nhau. Đối với nhân viên, việc chưa được khuyến khích học ngoại ngữ bằng những chính sách cụ thể cho thấy động lực thúc đẩy hiệu quả lao động của doanh nghiệp còn hạn chế. Việc tự học ngoại ngữ chủ yếu do nhu cầu công việc và mong muốn hoàn thiện kĩ năng cá nhân, chưa có những động thái rõ ràng từ ban lãnh đạo công ty. Điều này có thể làm hạn chế khả năng cam kết lâu dài của người lao động khi nhu cầu phát triển từ nguồn nhân lực chưa được đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, việc lãnh đạotầm nhìn trong xây dựng chiến lược phát triển, cụ thể là đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng vai trò tiên quyết, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, không chỉ trên thị trường nội địa, mà còn trên sân chơi quốc tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Sô lượng doanh nghiệp trong nước đã phải thu hẹp, ngừng, thậm chí chấm dứt hoạt đông sản xuất kinh doanh liên tục tăng cao cho thấy khu vực doanh nghiệp nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân cho thực trạng này bao gồm do năng lực cạnh tranh hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao. Tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu kém có thể lí giải do năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao,vv. Đặc biệt, yếu tố mang tính quyết định thành bại của doanh nghiệp - nguồn nhân lực, lại chưa được quản lý doanh nghiệp chú trọng. Thực tế đã chứng minh, nguồn lao động giá rẻ mà trước đây được đánh giá là yếu tố góp phần tạo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay lại đang thể hiện sự Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 7 yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực Việt. Theo thống kế Viện Khoa học Lao động & Xã hội (Bộ LĐ- TB&XH) cùng Tập đoàn Manpower vừa khảo sát tại 1.000 doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy, khả năng của lao động hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế nhanh. Đáng chú ý, chất lượng công việc và thiếu kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, trong thời điểm có tới ¼ doanh nghiệp cho rằng lao động Việt Nam không đáng tin cậy hoặc chưa quan tâm tới hiện tại, khi các hoạt động hợp tác, kinh doanh quốc tế ngày càng được đẩy mảnh, thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt chưa có được nguồn nhân sự có khả năng ngoại ngữ cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập cao của doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kĩ năng ngoại ngữ kém, giao tiếp không hiệu quả với người nước ngoài, lúng túng trong các hoạt động tiếp xúc có yếu tố nước ngoài như gửi thư liên hệ, đàm phán, thương thuyết, vv, của người lao động đang làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động cũng như uy tín công ty, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thêm một yếu tố nữa có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, đó là khả năng ứng phó của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy biến động. Sản xuất nhỏ lẻ chưa có liên kết chặt chẽ trong từng ngành, công nghệ kĩ thuật chưa theo kịp thời đại,vv, trong đó đặc biệt hoạt động sản xuất thiếu đầu tư chất xám, đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không kịp trở tay trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường. Từ đó, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trên nhiều thị trường lớn tại châu Âu và Hoa Kỳ bị hạn chế, đồng thời đánh mất thị trường nội địa vào tay các công ty nước ngoài khác như các công ty của Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam cũng vì thế mà lâm vào tình trạng khó khăn hơn. Một trong những nguyên nhân sâu xa có thể kể đến, chính là nguồn lao động Việt Nam chưa được trang bị những kĩ năng ngoại ngữ cần thiết, từ đó làm giảm khả năng nhanh nhạy khi cần nắm bắt kịp thời những thông tin quan trọng trong khu vực và trên thế giới, trực tiếp làm ảnh hưởng tới khả năng ứng phó với diễn biến thị trường của doanh nghiệp. Thực tế, nếu lãnh đạo có chiến lược đứng đắn và tầm nhìn sáng suốt, cùng việc thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo định hướng đã vạch sẵn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được những thành công đáng kể, đồng thời tạo được dấu ấn rõ ràng trong bức tranh kinh tế ảm đạm hiện nay. Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 8 Một ví dụ điển hình có thể kể tới là tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước.Trong năm 2011, khi kinh tế Việt Nam vẫn đang trong thời kì khó khăn, Viettel vẫn tăng trưởng đều và là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn thứ 2 trong toàn bộ gần 500,000 doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc biệt, năm 2011, mức doanh thu hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel đạt trên 10.000 tỷ đồng (xấp xỉ 500 triệu USD), với việc vươn xa hoạt động ra 5 quốc gia. Từ những kết quả đạt được, có thể thấy Viettel là một trong những doanh nghiệp ở đó cho thấy hiệu quả trong việc định hướng cho doanh nghiệp theo tầm nhìn lãnh đạo. Yêu cầu về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng ngoại ngữ được đặt ra từ những bước tuyển dụng đầu tiên khi vào tập đoàn. Các chính sách với nhân viên đi nước ngoài linh hoạt,vừa mang tính khuyến khích vừa có tính bắt buộc, huy động được toàn bộ nhân viên có tinh thần chuẩn bị sẵn sàng công tác trong môi trường ngoại quốc. Trong nước, do ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá trình độ của nhân viên, Viettel đã tạo nên ý thức học tập vừa là nhu cầu tự thân vừa là điều kiện bắt buộc với mỗi cá nhân trong tập đoàn. Trong thời gian 2007-2012, tổ chức Đoàn thanh viên Viettel đã tổ chức 758 lớp học thanh niên, cùng nhau đào tạo nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, kỹ thuật ngoại ngữ, tin học. Ban lãnh đạo luôn cố gắng tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên học thông qua phương thức học đa dạng, phong phú, tiện lợi, phù hợp với từng đơn vị, VD: đưa công nghệ E-learning vào đào tạo và phục vụ thi trực tuyến, đào tạo tiếng Anh qua điện thoại thông qua tin nhắn…Các ý tưởng đóng góp cho công tác đào tạo ngoại ngữ luôn được khuyến khích nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện kĩ năng cho toàn bộ nhân viên trong tập đoàn. Từ kết quả nghiên cứu bước đầu và thông qua trường hợp của Viettel Chúng tôi hi vọng đã đem lại một góc rõ nét trong bức tranh toàn cảnh về định hướng doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là tầm nhìn của lãnh đạo với khả năng phát triển nguồn nhân lực Việt thời kỳ hội nhập, mà trọng tâm là kĩ năng ngoại ngữ. Bài học thành công của Viettel là minh chứng rõ ràng cho việc tầm nhìn đúng đắn của những người đứng đầu doanh nghiệp trong việc khuyến khích nhân viên phát triển các kĩ năng, đặc biệt về ngoại ngữ, có thể đem tới thành công chonhân lao động cũng như toàn thể doanh nghiệp ở Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Website : www.iscsc.vn 9 bất kỳ tình hình kinh tế nào. Còn lại, độ sáng tối trong tương lai doanh nghiệp thời gian sắp tới, chúng tôi xin nhường lại công việc này cho người lãnh đạo, những người hoạ sĩ, những thuyền trưởng đang trực tiếp lèo lái con thuyền doanh nghiệp trên con đường hướng thẳng ra đại dương kinh tế thế giới. Dẫn nguồn: Nguyễn Thị Lan Anh & Nguyễn Ngọc Hưng. 2012. Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời kỳ hội nhập – Câu chuyện về chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên. Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam HRDay 2012: 77-81. Nguyen, T. L. A & Nguyen, N. H. 2012. Leadership vision in human resource development in the economic affiliation – A story of preparing foreign language skills for employees. Proceeddings of Vietnam Human Resource Day 2012 (HRDay 2012): 77-81. . 1 TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP THỜI KỲ HỘI NHẬP – CÂU CHUYỆN VỀ CHUẨN BỊ KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ CHO NHÂN VIÊN Nguyễn. khích cấp dưới phát triển kĩ năng ngoại ngữ. Điều này đặt ra một câu hỏi về việc liệu tầm nhìn của lãnh đạo đối với phát triển nguồn lực nhân sự có ảnh

Ngày đăng: 15/03/2013, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan