Một trong những lĩnh vực thể hiện rất rõ chính sách của Nhà nước trong việc thực hiện nguyên tắc này là việc quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ, các trường hợp ngo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011 – 2015
Đề tài:
BẢO VỆ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG TRONG QUY ĐỊNH
VỀ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN PHAN KHÔI TRƯƠNG THỊ DIỄM MY
Bộ môn Luật Tư pháp, MSSV: 5118680
Khoa Luật – ĐHCT Lớp: Luật Thương Mại
Cần Thơ, tháng 11/2014
Trang 2nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy, cô, của anh (chị) và các bạn sinh viên Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, người viết xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành nhất
Trước tiên, người viết xin chân thành cảm ơn đến tập thể quý thầy, cô công tác tại Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, những người đã truyền đạt kiến thức lý luận, pháp lý làm nền tảng để nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Người viết xin gửi lời cảm ơn các anh (chị) và các bạn sinh viên trong Khoa đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ người viết trong học tập, hoàn thành luận văn Đặc biệt, người viết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Thầy Nguyễn Phan Khôi, người đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn để người viết có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Người viết cũng xin vài dòng viết lời cảm ơn gửi đến Cha Mẹ đã cho con động lực phấn đấu giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, lúc nào cũng cho con niềm tin vào tương lai, con cảm ơn Cha Mẹ nhiều lắm
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng không tránh khỏi
sự thiếu sót, người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy, cô
và các bạn sinh viên
Xin chân thành cám ơn!
Cần thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2014
Trương Thị Diễm My
Trang 3
Trang 4
Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu luận văn 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG TRONG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 3 1.1 Khái quát về quyền tác giả 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.1 Khái niệm về tác giả 3
1.1.1.2 Khái niệm quyền tác giả và nội dung quyền tác giả 4
1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả 6
1.1.2.1 Tác phẩm bảo hộ phải có tính nguyên gốc 6
1.1.2.2 Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm 7
1.1.2.3 Quyền tác giả được bảo hộ tự động 8
1.1.2.4 Quyền tác giả là các độc quyền 9
1.1.3 Lí do quy định bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 9
1.1.3.1 Nhằm ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền 10
1.1.3.2 Nhằm khuyến khích sáng tạo; phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống 10
1.1.3.3 Nhằm đảm bảo mục tiêu, quốc phòng, an ninh và các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội 11
1.2 Khái quát chung về bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 12
1.2.1 Khái niệm bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả .12
1.2.2 Đặc điểm của việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 13
1.2.2.1 Bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả thể hiện thông qua nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau: 13
a Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ 13
b Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ 14
c Không bảo hộ các đối tượng bị loại trừ 16
Trang 6quyền 17
a Quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ 17
b.Quyền khai thác bình thường của tác phẩm(quyền tài sản) đối với hai trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng trả tiền nhuận bút thù lao 18
1.3 Khái quát những vấn quy định pháp lý về việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 18
1.3.1 Các điều ước quốc tế quy định liên quan đến việc sử dụng các tác phẩm thuộc về công chúng mà Việt Nam là thành viên và tham gia ký kết 18
1.3.1.1 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 19
1.3.1.2 Hiệp định Trips 21
1.3.1.3 Hiệp định giữa Việt Nam- Hoa Kỳ .22
1.3.2 Quy định của luật các quốc gia 23
1.3.2.1 Pháp luật Hoa Kỳ 23
1.3.2.2 Pháp luật Thụy Điển 24
1.3.3 Quy định của pháp luật Việt Nam 25
1.3.3.1 Giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời 25
1.3.3.2 Giai đoạn từ sau năm 2005 cho đến nay 28
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG TRONG QUYỀN TÁC GIẢ 31 2.1 Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội - nguyên tắc cơ bản của hệ thống sở hữu trí tuệ 31
2.2 Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ 34
2.2.1 Thời hạn bảo hộ 34
2.2.1.1 Quyền nhân thân (hay quyền tinh thần) 35
2.2.1.2 Quyền tài sản (hay quyền kinh tế) 36
a Cách tính không theo đời người tác giả 37
b Cách tính theo đời người tác giả 39
2.2.2 Cách tính thời điểm chấm dứt của việc bảo hộ quyền tài sản .40
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công chúng đối với tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ 40
Trang 72.3 Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao .42
2.3.1 Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của
cá nhân 43 2.3.2 Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình 44 2.3.3 Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kì, trong công trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu 44 2.3.4 Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại 45 2.3.5 Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu .46 2.3.6 Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới hình bất
kì hình thức nào 47 2.3.7 Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy 48 2.3.8 Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó 48 2.3.9 Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
49
2.3.10 Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng .50
2.4 Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng trả tiền nhuận bút, thù lao 50
2.4.1 Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức 51 2.4.2 Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kì hình thức .51
2.5 Nghĩa vụ của công chúng đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao 52 2.6 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 55
Trang 83.1 Một số vụ xâm phạm quyền tác giả cụ thể .57
3.1.1 Trong lĩnh vực sao chép, trích dẫn tác phẩm – lạm dụng ngoai lệ 57
3.1.2 Vấn đề trả tiền nhuận bút, t hù lao hiện nay – lạm dụng độc quyền 60
3.1.3 Liên quan đến đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả .62
3.2 Một số khó khăn, vướng mắc trong việc quy định về bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác 64
3.2.1 Bất cập tại điều 25 và điều 32 Luật sở hữu trí tuệ về sao chép, trích dẫn hợp lý 64
a Liên quan đến quyền trích dẫn 64
b Liên quan đến quyền sao chép 65
3.2.2 Liên quan đến việc các tác phẩm không được sử dụng cho trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận b út thù lao 66
3.2.3 Về vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 67
3.3 Những giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 68
3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả 68
3.3.1.1 Quy định rõ ràng, hướng dẫn chi tiết hơn cho vấn đề “trích dẫn” 68
3.3.1.2 Cần có cơ chế quản lý hợp lý cho vấn đề sao chép hiện nay 69
3.3.1.3 Huỷ bỏ quy định tại khoản 3, Điều 24 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan 70
3.3.1.4 Sửa đổi câu chữ của luật về vấn đề thông tin tác giả, tác phẩm trong trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nh uận bút, thù lao 71
3.3.1.5 Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ 71
3.3.1.6 Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề tiền nhuận bút, thù lao 73
3.3.1.7 Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả cụ thể là tin tức thời sự thuần túy đưa tin 75
Trang 93.3.2.1 Nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền tác giả của chính tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả 77 3.3.2.2 Nâng cao nhận thức của công chúng về quyền tác giả 78 3.3.2.3 Nâng cao chế tài xử phạt vi phạm 79 3.3.2.4 Tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền tác giả
79
KẾT LUẬN 80
Trang 10LUẬT SHTT Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa
đổi, bổ sung năm 2009
và nghệ thuật
mại của quyền sở hữu trí tuệ
phủ ngày 21 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển ngày càng cao, các sản phẩm trí tuệ được tạo ra đòi hỏi một hàm lượng tri thức lớn, đồng thời sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia Một trong những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, pháp luật quyền tác giả nói riêng là nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của công chúng Một trong những lĩnh vực thể hiện rất rõ chính sách của Nhà nước trong việc thực hiện nguyên tắc này là việc quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ, các trường hợp ngoại lệ trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố theo pháp luật Việt Nam và một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Việc đặt ra nguyên tắc này nhằm cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình, ngăn cấm hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không sự có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ Tuy nhiên, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn bảo vệ cả lợi ích của nhà nước, lợi ích công chúng Nếu lợi ích công chúng cần được bảo vệ lớn hơn lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thì nhà nước phải ưu tiên bảo vệ lợi ích công chúng, nên sau một thời gian nhất định thì sản phẩm trí tuệ sẽ trở thành tài sản chung của công chúng hoặc nhà nước quy định cụ thể một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Do đó, quyền sở hữu trí tuệ luôn bị giới hạn trong phạm vi, thời hạn nhất định và trong những trường hợp
đặc biệt Nhà nước có quyền “cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện
quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp”.1
Nhà sáng chế George Washingon Carver sinh năm 1860 cũng đã thừa nhận tính chân thực của câu nói này Theo ông, tài sản trí tuệ, sản phẩm của sự sáng tạo không phải tuyệt đối thuộc về riêng một cá nhân hay một quốc gia nào, mà là một nguồn lực
vô hạn của nhân loại Với đề tài “Bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về
quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay” người viết muốn làm rõ một số vấn đề trong quy
định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về việc quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ, các trường hợp ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm đã công
bố theo pháp luật Việt Nam và một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
1 Khoản 3 Điều 7 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 122 Phạm vi nghiên cứu
Do Luật sở hữu trí tuệ có phạm vi rất lớn và rộng nên ở đề tài này người viết chỉ nghiên cứu một phần nhỏ của Quyền tác giả để đi sâu và làm rõ hơn đề tài mà người viết đã chọn để nghiên cứu: đó là việc quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ, các trường hợp ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm đã công bố theo quy định pháp luật Việt Nam và một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở Việt
Nam hiện nay” là một vấn đề mang tính thời sự trong pháp lý và cả thực tiễn áp dụng,
nên đòi hỏi người viết cần có kiến thức sâu rộng để tìm hiều, nghiên cứu nhiều hơn về các quy định về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ, các trường hợp ngoại
lệ trong sử dụng tác phẩm đã công bố và một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo
hộ quyền tác giả trong luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và văn bản có liên quan khác Nhằm nắm vững những vấn đề cốt lõi, những tồn tại, bất cập trong quy định để từ đó
đề xuất giải pháp giải quyết để hoàn thiện hơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích luật viết
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm có ba Chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quyền tác giả và việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
Chương 2 Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
Chương 3 Một số bất cập của quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề bảo vệ lợi ích công chúng trong bảo hộ quyền tác giả và hướng hoàn thiện, kiến nghị
Trang 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ VIỆC BẢO VỆ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG TRONG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
Trong lĩnh vực quyền tác giả, đối tượng bảo hộ bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Đây được coi là tài sản trí tuệ mang lại giá trị cao trong đời sống xã hội được Nhà nước quan tâm và đặt ra các tiêu chuẩn để bảo vệ cho quyền này Quyền tác giả được hiểu một cách khái quát và đơn giản nhất là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các sản phẩm trí tuệ do mình sáng tạo hoặc có quyền sở hữu Còn theo nghĩa hẹp, đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức được ngăn cấm người khác sử dụng hay khai thác một sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Tuy vậy, việc trao quyền sẽ bị giới hạn nhằm cân bằng lợi ích giữa chủ thể nắm giữ quyền và lợi ích của người sử dụng và lợi ích của công chúng nói chung Trong chương này, người viết sẽ khái quát về quyền tác giả đồng thời sơ lược về bảo vệ lợi công chúng ở Luật quốc tế cũng như pháp luật của Việt Nam
và một số quốc gia có liên quan
1.1 Khái quát về quyền tác giả
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về tác giả
Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.2
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Điều đó có nghĩa là tác giả phải dùng khả năng tư duy, óc sáng tạo để tạo nên tác phẩm Tác phẩm được tạo ra mang dấu ấn cá nhân của tác giả, thể hiện được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người Việc trực tiếp sáng tạo ra ở đây không có nghĩa là tác giả phải tự tay viết hoặc làm, nếu không có khả năng viết, tác giả có thể nhờ người khác ghi lại nhưng phải đảm bảo ý tưởng là của tác giả và tác giả là người đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện ý tưởng
Ví dụ: Một người bị cụt tay, anh ấy muốn viết một câu truyện ngắn về cuộc đời
của mình nên nhờ một người bạn viết hộ Anh ấy đọc cho người bạn của mình chép lại
thì anh ấy là tác giả của câu truyện ngắn đó
Vì vậy, tổ chức, cá nhân làm công việc hổ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.3
2 Khoản 1, Điều 736, Bộ luật Dân sự 2005
Trang 14Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật không đưa ra khái niệm chính thức về tác giả nhưng khái niệm này được sử dụng trong toàn bộ văn bản của
công ước Khoản 1, Điều 15 của Công ước Berne quy định: “Để được thừa nhận là
tác giả của các tác phẩm văn học và nghệ thuật hưởng sự bảo hộ của Công ước này và được khởi kiện những người vi phạm tác phẩm của mình trước Tòa án ở các nước thành viên Liên hiệp, nếu không có bằng chứng ngược lại, tác giả chỉ cần ghi tên mình trên tác phẩm như thông lệ”
Tác giả có thể sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học Điều đó có nghĩa là tác giả không nhất thiết phải sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm Tác giả có thể sáng tác một phần trong một tác phẩm (trường hợp này gọi là đồng tác giả) Nhưng để được gọi là đồng tác giả thì họ phải có sự thỏa thuận với nhau
để cùng làm nên một tác phẩm
Ví dụ: Một nhà thơ viết một bài thơ về Tình yêu, sau khi một người độc giả đọc
được bài thơ ấy thấy lời thơ trong bài thơ có một số câu không hay nên quyết định sửa đổi theo ý của mình mà không có sự đồng ý của tác giả Đó không phải là đồng tác giả,
vì họ không có sự thỏa thuận ngay từ đầu về việc hình thành bài thơ đó Và đồng thời
trong trường hợp này không có sự đồng ý của tác giả mà đã tự ý sửa đổi lời thơ
Luật cũng quy định tác giả không thể là tổ chức phải là cá nhân Vì chỉ có cá nhân mới có hoạt động sáng tạo và tư duy như vậy, nếu một nhóm người cùng sáng tạo
ra một tác phẩm thì lúc này họ được xem là đồng tác giả (tập thể tác giả)
Tác giả và đối tượng bảo hộ quyền tác giả là hai vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả Bởi xét đến cùng thì mục đích chính của việc bảo hộ quyền tác giả là bảo vệ những quyền lợi về vật chất và tinh thần cho người đã sáng tạo ra tác phẩm Vì vậy, Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ quy định người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của tác phẩm đó.4
1.1.1.2 Khái niệm quyền tác giả và nội dung quyền tác giả
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm giàu đời sống tinh thần của con người mà còn chứa đựng giá trị thương mại Bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật phát triển Giá trị của quyền tác giả ngày càng được nâng cao và mọi người càng quan tâm hơn trong vấn đề
3
Khoản 2, Điều 8, Nghị đ ịnh 100/ 2006/NĐ-CP của Ch ính phủ, Quy định chi t iết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
4
Những nội dung cơ bản của Luật sở hữu trí tuệ, Vụ công tác lập pháp – Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội nă m
2006, tr.47
Trang 15bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ giải trí phát triển mạnh mẽ như hiện nay
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ “quyền tác giả” còn được gọi là “bản
quyền (copy right)”, giữa hai thuật ngữ này được dùng thay thế cho nhau và không có
sự khác nhau nào tùy vào thói quen của người sử dụng Trong các văn bản chính thức
của Việt Nam có liên quan như Luật SHTT, BLHS thì thuật ngữ “quyền tác giả”
được sử dụng chính thức Tuy nhiên, khi chúng ta xét về lịch sử hình thành của hai thuật ngữ này thì có sự khác nhau cơ bản, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (điển
hình là Pháp) sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả”, trong khi đó các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì sử dụng thuật ngữ “bản quyền”.5
Theo nghĩa khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy định pháp luật về
quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm Với ý nghĩa này, quyền tác giả chính là pháp luật quyền tác giả với những quy định về: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, các tác phẩm được bảo hộ, nội dung quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, các trường hợp giới hạn quyền tác giả, các biện pháp bảo vệ quyền tác giả
Theo nghĩa chủ quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả và các chủ thể có liên quan khác đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Theo nghĩa là quan hệ pháp luật: Quyền tác giả chính là các quan hệ xã hội
trong việc tạo ra, sử dụng về quyền tác giả được xác lập giữa các tác giả với chủ sở hữu quyền tác giả; giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.6
Nói tóm lại, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm (văn học, nghệ thuật, khoa học) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.7
Như vậy, trên tinh thần của Luật ta thấy rằng quyền tác giả được trao cho hai chủ thể đó là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Tác phẩm bao gồm những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và được biểu hiện với bất kỳ phương tiện nào
Lê Đình Nghị - Vũ Hải Yến : Giáo trình Luật SHTT, Nxb Giáo dục Việt Na m, nă m 2009, tr.23
7 Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 16Nói một cách ngắn gọn hơn thì quyền tác giả chính là việc cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được quyền khai thác tác phẩm, chống lại sự sao chép bất hợp pháp Nhằm bù đắp và khuyến khích cho sự nỗ lực sáng tạo của mỗi tác giả khi sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, pháp luật về quyền tác giả trao cho tác giả của tác phẩm một nhóm độc quyền đối với tác phẩm của họ trong một thời hạn nhất định Những quyền này cho phép tác giả kiểm soát việc sử dụng tác phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau và nhận được tiền thù lao Pháp luật về quyền tác giả
cũng trao cho tác giả “quyền nhân thân” nhằm bảo vệ danh tiếng của tác giả và sự
toàn vẹn của tác phẩm Nội dung điều này được quy định tại Điều 738 BLDS năm
2005 và Điều 19, Điều 20 của Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 gồm hai nhóm quyền:
- Nhóm quyền nhân thân
Quyền tài sản và quyền nhân thân còn được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 100/2006/NĐ-CP và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả
1.1.2.1 Tác phẩm bảo hộ phải có tính nguyên gốc
Các Công ước quốc tế về quyền tác giả điển hình là Công ước Berne và pháp luật
sở hữu trí tuệ của các quốc gia đều thống nhất cho rằng sự sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học mang tính nguyên gốc và được vật chất hóa, được công nhận là tác phẩm và được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả Trong khi đó, pháp luật về quyền tác giả không đưa ra bất kỳ điều kiện nào về nội dung và giá trị
8 Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 17nghệ thuật để tác phẩm được bảo hộ Quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật
Tính nguyên gốc được quy định khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia
Ví dụ: Pháp luật Hoa Kỳ quy định tính nguyên gốc thỏa mãn nếu tác phẩm được
tác giả tạo ra độc lập và chứa đựng mức độ sáng tạo tối thiểu, riêng đối với Canada thì tính nguyên gốc được đáp ứng nếu tác giả là người đầu tiên tạo ra tác phẩm và không sao chép tác phẩm khác Pháp luật nước Pháp thì quy định tính nguyên gốc của tác phẩm phải mang dấu ấn sáng tạo cá nhân mới được bảo hộ quyền tác giả.9
Một tác phẩm để được bảo hộ phải đảm bảo có tính nguyên gốc Ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong pháp luật về quyền tác giả của mỗi nước, nhưng một cách khái quát tính nguyên gốc được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác giả, tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép, bắt chước từ bất kỳ một tác phẩm nào khác Việc bảo hộ quyền tác giả chỉ được
áp dụng đối với những đóng góp mang tính nguyên gốc cho tác phẩm và không được
áp dụng đối với bất kỳ yếu tố nào vay mượn từ tác phẩm khác Tuy pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể tính nguyên gốc được hiểu là như thế nào, nhưng ý nghĩa này cũng được rút ra từ quy định của Điều 13 và Điều 14 Luật SHTT hiện hành
Ví dụ: Rất nhiều các tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước bị "ăn cắp" chỉ thay
đổi lời bài hát (trong giới người ta thường gọi là đạo nhạc) và sẽ không được bảo hộ, bởi nó không tuân thủ tính nguyên gốc và không thể hiện sự sáng tạo một cách độc lập Nhưng cùng một ý tưởng vể tình yêu đất nước mỗi người lại thể hiện dưới một hình thức khác nhau như bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, hay của Nguyễn Khoa Điềm thì những tác phẩm này được bảo hộ như nhau Nói cách khác, một tác phẩm muốn được bảo hộ phải do chính lao động trí óc của tác giả sáng tạo
1.1.2.2 Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
Tác phẩm đó chính là những sáng tạo bắt nguồn từ ý tưởng của cá nhân Những ý tưởng sáng tạo này đầu tiên chỉ là tư duy mà chỉ có người có ý tưởng, tư duy này mới hiểu và biết được, cho nên con người muốn tiếp cận và nắm bắt được những giá trị của những ý tưởng sáng tạo này thì những ý tưởng sáng tạo này phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất để có thể cảm nhận, sao chép hoặc truyền đạt tri thức đến người khác Tại Điều 6 của Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiệ n
9
Được trích từ giáo trình Luật SHTT, Nxb Giáo dục Việt Na m, trang 31 Nguồn được lấy từ Danie l C.K Chow
& Edwa rd Lee, International Intellectural Property: Proble ms, Cases, and Materials, Tho mson West, 2006, tr.130- 146
Trang 18dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”
Quyền tác giả bảo hộ hình thức của ý tưởng sáng tạo nhưng nếu hình thức thể hiện một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo
hộ Quyền tác giả chỉ tập trung bảo hộ hình thức tác phẩm, không bảo hộ nội dung tác phẩm Vì thế quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định Thậm chí tác phẩm được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả mà bất chấp các yếu tố chất lượng hay giá trị của tác phẩm và cũng không cần đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn về văn học hay nghệ thuật nào Tác phẩm được bảo hộ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau hết sức đa dạng và phong phú
Ví dụ: Viết (thơ, truyện ), nói, dưới dạng những thước phim (những tác phẩm
điện ảnh), thể hiện bằng cử chỉ, hành động (các tác phẩm sân khấu), các tác phẩm tạo hình (tranh, điêu khắc, ) Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì bắt buộc nó phải được ghi nhận dưới một trong các hình thức đó
1.1.2.3 Quyền tác giả được bảo hộ tự động
Theo khoản 1 Điểu 6 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có
quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHTT như sau: “Quyền tác giả phát sinh kể
từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký” Một tác phẩm được pháp luật về
quyền tác giả thừa nhận và bảo vệ khi tác phẩm đó là kết quả của hoạt sáng tạo trí óc trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật mang tính nguyên gốc và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Như vậy, khi một tác phẩm đáp ứng được các điều kiện trên thì đã được pháp luật bảo vệ và thủ tục đăng ký là không bắt buộc Tuy nhiên, để giảm nhẹ sự tranh chấp khi có sự xâm phạm quyền tác giả xảy ra và cơ sở chứng minh quyền tác giả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì khuyến khích đăng
ký quyền tác giả
Điều đó cũng thể hiện được rằng, khi một tác phẩm đã được thừa nhận và bảo vệ thì ngăn cấm mọi hành vi sử dụng trái phép xâm phạm đến quyền tác giả mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và ngoại trừ trong một số trường hợp ngoại lệ luật định Pháp luật sở hữu trí tuệ nghiêm cấm các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, sao chép tác phẩm
mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, xuất bản tác phẩm mà
Trang 19không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hay sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín v.v…
1.1.2.4 Quyền tác giả là các độc quyền
Điều đó có nghĩa là không ai có thể được phép sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ nếu chưa được chủ thể quyền cho phép trừ một số trường hợp ngoại lệ mà Nhà nước quy định như: hết thời hạn bảo hộ, vì lợi ích quốc phòng, an ninh…
Bản chất độc quyền là nhằm bảo vệ chủ sở hữu quyền tác giả, thông qua việc Nhà nước cho các chủ sở hữu các quyền như quyền nhân thân và quyền tài sản và họ
có quyền khai thác lợi ích từ các quyền đó theo đúng quy định mà luật cho phép Việc nhà nước bảo vệ như vậy chính là công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, vừa là động lực thúc đẩy và phát huy năng lực sáng tạo, đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng
Chúng ta đã biết để có được một thành quả lao động sáng tạo, tác giả phải bỏ biết bao nhiêu công sức, thời gian Song các thành quả này dễ bị đánh cắp hay bị sử dụng, thậm chí chính tác giả cũng không biết điều này Vì vậy chỉ có các chế định bảo hộ độc quyền mới có thể bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu, khuyến khích họ công bố sản phẩm của mình ra ngoài xã hội mà không sợ các hành vi sử dụng trái phép xâm phạm cũng như khai thác sản phẩm để bù đắp công sức bỏ ra
1.1.3 Lí do quy định bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả có nghĩa là bảo vệ quyền của tác giả cũng như của chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đó là việc bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể nói trên đối với thành quả lao động trí tuệ sáng tạo hoặc đầu tư của họ Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo, là nguồn động lực cho tư duy phát triển, khi một người sáng tạo ra một tác phẩm nào đó, nếu dễ dàng bị người khác xâm phạm đến tác phẩm của họ thì gây nên mất tinh thần cho việc sáng tạo thêm các tác phẩm tiếp theo Một khi tác phẩm đã được bảo hộ thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
sẽ dễ dàng đưa sản phẩm ra cuộc sống khi đó họ không cần phải sợ sản phẩm của mình
bị người khác xâm phạm tạo điều kiện công chúng tiếp cận gần hơn với các sản phẩm trí tuệ Tuy nhiên, không phải vì thế mà trao hoàn toàn quyền quyết định cho họ, mà pháp luật ở mỗi quốc gia tuy khác nhau nhưng có quy định riêng về giới hạn khi sử dụng tác phẩm của họ, vì sao pháp luật lại có quy định như vậy?
- Thứ nhất, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền
- Thứ hai, nhằm khuyến khích; phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc
sống
Trang 20- Thứ ba, nhằm đảm bảo mục tiêu, quốc phòng, an ninh và các nhu cầu cấp thiết
khác của xã hội
1.1.3.1 Nhằm ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền
Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội
là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng Nếu chỉ hướng tới mục đích bảo vệ các tác giả, các chủ sở hữu trí tuệ thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng chưa kể đến nếu bảo hộ quá lâu, quá rộng sẽ dẫn đến sự cản trở giao lưu văn hoá, khoa học giữa các quốc gia lẫn nhau
Trong đa số các đối tượng của sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ thường bị giới hạn về mặt thời gian, cũng như tồn tại một số ngoại lệ mà theo đó quyền của chủ sở hữu, tác giả tài sản trí tuệ sẽ bị hạn chế Điều này một mặt tránh việc lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho xã hội, một mặt giúp cho việc phổ biến các tài sản trí tuệ được thuận tiện và rộng rãi hơn, góp phần đến sự phát triển kinh tế - văn hóa của xã hội
1.1.3.2 Nhằm khuyến khích sáng tạo; phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống
Thứ nhất, nhằm khuyến khích sáng tạo
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (VH, NT, KH), các sáng chế hay bất
kỳ đối tượng nào của quyền SHTT được các tác giả sáng tạo nên bằng trí tuệ và sự lao động miệt mài hoặc phải bỏ ra một chi phí thích đáng để được nắm giữ quyền sở hữu,
do vậy quyền sở hữu các thành quả lao động này phải thuộc về họ Nếu Nhà nước không có một cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ SHTT thì không thể khuyến khích sự sáng tạo từ đó là sự phát triển của văn hoá, khoa học, kỹ thuật
Như đối với đối tượng là sáng chế theo quy định tại Điều 137 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì để khuyến khích cho việc sáng tạo Nhà nước quy định chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế với giá cả và điều kiện hợp lí Nếu chủ sáng chế phụ thuộc chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kĩ thuật
so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn hơn Nghĩa là chỉ cần chủ sở hữu sáng
Trang 21chế phụ thuộc chứng minh được sáng chế phụ thuộc có tính sáng tạo hơn, kĩ thuật hơn thì chủ sở hữu sáng chế cơ bản lúc này không thể từ chối việc chuyển giao, nếu không
có lý do chính đáng Nhà nước luôn luôn khuyến khích việc sáng tạo nên không chỉ dừng lại ở đối tượng là sáng chế mà còn đối với tác phẩm phái sinh Pháp luật về quyền tác giả không cấm việc sáng tạo một tác phẩm dựa theo tác phẩm khác, miễn sao không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.10
Như vậy tác phẩm phái sinh là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Từ những phân tích chúng ta có thể thấy pháp luật nước ta luôn tạo điều kiện cho các chủ sở hữu quyền tác giả nói chung và chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói riêng sáng tạo thêm những tác phẩm, những công trình kĩ thuật mới dựa trên nền tảng của cái ban đầu Làm cho các chủ sở hữu phải tích cực hăng say hơn trong việc tạo ra những tác phẩm, công trình kĩ thuật khác phục vụ cho công chúng và làm mới bản thân
Thứ hai, phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống
Trên thực tế, một đối tượng sở hữu trí tuệ cho dù có giá trị hoặc thể hiện sự sáng tạo như thế nào đi nữa, mà không áp dụng vào cuộc sống, thì cũng trở thành vô dụng
Do đó, các độc quyền dành cho chủ sở hữu trí tuệ thường có thời hạn, để tạo một sức
ép buộc họ phải phổ biến các tài sản trí tuệ ra công chúng để thu được lợi ích Ví dụ: Đối với sáng chế và nhãn hiệu, chủ sở hữu còn mang nghĩa vụ sử dụng Nói cách khác, nếu họ không sử dụng các đối tượng đã đăng kí, Nhà nước sẽ thu hồi lại các đặc quyền
đã cấp
Việc phổ biến các sáng tạo vào cuộc sống còn thể hiện qua việc các chủ sở hữu tài sản trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng trí tuệ mà mình sở hữu cho người khác Việc chuyển giao này được khuyến khích không chỉ trong phạm
vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới
1.1.3.3 Nhằm đảm bảo mục tiêu, quốc phòng, an ninh và các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội
“Mục tiêu chủ yếu của pháp luật về sở hữu trí tuệ là công nhận và bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng” - đây là một trong những chính sách của
Nhà nước ta về sở hữu trí tuệ.11
10
Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
11 Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 22Với ý nghĩa trên, nội dung này được quy định tại Điều 7 Luật SHTT Việt Nam
năm 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009
Từ cơ sở của Điều luật trên, tại Điều 25 luật này có quy định các hành vi được xem ngoại lệ, nhằm giới hạn quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như: hành
vi chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, hay trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại…Hoặc trường hợp sử dụng tác phẩm hết thời hạn bảo hộ tại Điều 43 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; đối với những hành
vi này khi sử dụng tác phẩm thì không cần phải xin phép trước cũng như không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả Vì thật ra, các hành vi này không phải nhằm mục đích riêng tư cá nhân, mà chủ yếu là để phục vụ cho lợi ích công cộng, cho xã hội, cho những hoạt động văn hoá ý nghĩa…Vì nó mang tính chất phi lợi nhuận mà không quên đi công sức sáng tạo của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bằng cách thông tin tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ khi sử dụng tác phẩm
1.2 Khái quát chung về bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
1.2.1 Khái niệm bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
Bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả là vấn đề cấp thiết hiện nay Hiện
nay chưa có văn bản nào nêu khái niệm cụ thể về “bảo vệ lợi ích công chúng” là như
thế nào?
Ý nghĩa của cụm từ “công chúng” và “thuộc về công chúng”: “Công chúng” ở
đây được hiểu theo nghĩa xã hội, cộng đồng nói chung, mà không phải là các tác giả,
chủ sở hữu các tài sản trí tuệ Còn “thuộc về công chúng” nghĩa là mọi tổ chức, cá
nhân, trong xã hội ai cũng có quyền sử dụng tác phẩm đó mà không cần phải xin phép hay trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả Tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng, người sử dụng vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả sáng tạo.12
Tại điều 7 và điều 8 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có đề cập
đến vấn đề này từ đó ta có thể khái quát phần nào về khái niệm “bảo vệ lợi ích công
chúng”
“Bảo vệ lợi ích công chúng” trong quyền tác giả là tạo điều kiện cho đông đảo
công chúng tiếp cận, nắm giữ nguồn tri thức từ sự sáng tạo của tác giả Việc Nhà nước đặt ra một số quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 được hiểu theo 3 hướng:
12 Điều 43 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 23Thứ nhất, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện các quyề n trong phạm
vi và thời hạn mà Nhà nước quy định Khi hết thời hạn bảo hộ, các độc quyền sẽ chấm dứt và các tài sản trí tuệ sẽ là tài sản chung của công chúng
Ví dụ: Tác phẩm điện ảnh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác
phẩm được công bố lần đầu tiên Khi hết thời hạn này tác phẩm sẽ thuộc về công chúng
Thứ hai, nhà nước quy định một số trường hợp đặt biệt, theo đó quyền của tác
giả, độc quyền khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả có thể bị hạn chế
Ví dụ: Đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,
không phải trả tiền nhuận bút thù lao
Thứ ba, không phải mọi đối tượng đều thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Chỉ
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng
Ví dụ: Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ
quyền tác giả;
Như vậy “bảo vệ lợi ích công chúng” là đảm bảo cho công chúng được hưởng
các quyền mà pháp luật đã quy định như: đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ, các trường hợp sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Công chúng sẽ có quyền tiếp cận các tác phẩm văn học
và nghệ thuật khi nó thuộc các trường hợp nêu trên, tuy nhiên khi sử dụng tác phẩm trong trường hợp này công chúng cần thực hiện một số nghĩa vụ mà luật quy định như: tôn trọng quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm đối với việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ
1.2.2 Đặc điểm của việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
1.2.2.1 Bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả thể hiện thông qua nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội được thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:
a Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT là khoảng thời gian mà Nhà nước bằng quy định của pháp luật và đảm bảo bằng một hệ thống thực thi quyền cho phép các tác giả, các chủ SHTT được hưởng các độc quyền đối với các đối tượng SHTT của mình Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các độc quyền đó sẽ thuộc về tác giả (đồng thời là chủ
Trang 24SHTT) hay một số quyền thuộc về tác giả, một số thuộc về chủ SHTT (trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ SHTT)
Trong suốt thời gian bảo hộ, về nguyên tắc, chỉ có chủ SHTT mới có độc quyền trong việc sử dụng, định đoạt các đối tượng SHTT Chủ SHTT có thể tự mình thực hiện các độc quyền đó hoặc có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thực hiện quyền này thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHTT Như vậy, trong suốt thời hạn bảo hộ, bất cứ chủ thể nào không phải là chủ SHTT nếu thực hiện các hành vi khai thác, sử dụng các quyền này
mà không được sự cho phép của chủ SHTT (trừ các trường hợp hạn chế quyền mà người viết sẽ phân tích trong các phần tiếp theo) sẽ bị coi là thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT Tùy vào tính chất, mức độ và ở mức độ nhất định phụ thuộc cả vào ý chí của chủ SHTT mà hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự Nhưng khi các đối tượng SHTT đã hết thời hạn bảo hộ thì các quyền tài sản của chủ SHTT sẽ không còn, chỉ còn tồn tại quyền nhân thân của tác giả (ngoại trừ một số quyền nhân thân bị giới hạn bởi thời hạn bảo
hộ như quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm)
Trong trường hợp này công chúng sẽ được tự do khai thác, sử dụng các đối tượng SHTT Do đó, về bản chất việc quy định hợp lý thời hạn bảo hộ các đối tượng SHTT chính là cách thức hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở
hữu SHTT và lợi ích của xã hội
b Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ
Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ là một trong những đặc điểm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả Vậy thế nào là
“ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm” người viết sẽ làm rõ vấn đề này trước khi phân tích
đặc điểm của việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
Về nguyên tắc, đối với các tài liệu được bảo hộ bản quyền, trước khi sử dụng tác phẩm cần xin phép và thực hiện nghĩa vụ trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo thoả thuận
Tuy nhiên, một trong các tác phẩm có thể sử dụng không cần phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay còn gọi là ngoại lệ được quy định trong pháp luật quyền tác giả quốc gia Mỗi quốc gia quy định các trường hợp ngoại lệ khác nhau
nhưng nhìn chung “Ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm là việc sử dụng tác phẩm đã
công bố thuộc sở hữu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà không cần phải xin phép (có trường hợp phải thanh toán tiền sử dụng, có trường hợp không phải thanh
Trang 25toán tiền sử dụng) trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng phục vụ cho công tác thông tin, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chính sách xã hội, đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm; không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”
Tóm lại, với nguyên tắc là khi sử dụng bất cứ tác phẩm nào thuộc sở hữu quyền tác giả của người khác đều phải được phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ được quy định, người sử dụng có thể
sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả cũng như tu ỳ từng trường hợp sử dụng mà các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ chi trả hoặc không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ thể quyền khi sử dụng tác phẩm
Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ
Trên thực tế, theo quy định về ngoại lệ trong cơ chế bảo hộ bản quyền, công dân được tự do sử dụng trong một số trường hợp nhất định và ngoại lệ được quy định rõ ràng, cụ thể bằng các hành vi sử dụng
So về nguyên tắc, các hành vi sử dụng tác phẩm cần phải xin phép, phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ thể quyền là việc mặc định, đương nhiên, còn về ngoại lệ thì hành vi sử dụng bị bó buộc trong một khuôn khổ nhất định vì đây là những hành vi
sử dụng tác phẩm không cần phải xin phép
Ví dụ: Trường hợp công chúng sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ; Hoặc
trường hợp sử dụng cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy cá nhân, sao chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu…13 hay sao chép phục vụ các hoạt động trong bệnh viện, sao chép dành cho những người khiếm thị…14
Việc sử dụng ngoại lệ này chỉ giới hạn trong một số hành vi như: sao chép, trích dẫn, ghi âm,…đồng thời những hành vi này được sử dụng nhằm mục đích cá nhân, hay mục đích công, phi lợi nhuận như để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển tác phẩm sang chữ nổi hay ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, tuyên truyền cổ động không thu tiền các tác phẩm sân khấu, các loại hình nghệ thuật biểu diễn
Chú ý hơn, việc quy định ngoại lệ không chỉ giới hạn ở số lượng (tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân,15
hay trường hợp sao
13
Điều 25 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
14
Điều 15,17 Luật Quyền tác giả tác phẩ m văn học và nghệ thuật của Thụy Điển
15 Điể m a , khoản 1, Điều 25 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 26chép để lưu trữ trong thư viện16), mục đích sử dụng mà còn giới hạn ở loại tác phẩm Điều này được quy định cụ thể trong pháp luật của từng quốc gia có liên quan
Ví dụ: Luật SHTT Việt Nam tại khoản 3 Điều 25 không áp dụng ngoại lệ cho
tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính, hay tại khoản 3 Điều 26 thì không áp dụng cho tác phẩm điện ảnh Trong pháp luật quyền tác giả của Thụy Điển tại Điều 16 sao chép trong cơ quan lưu trữ và thư viện thì chương trình máy tính không được áp dụng,… Và khi cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm được quy định nằm trong ngoại lệ này thì việc sử dụng tác phẩm không cần phải xin phép vì vậy nếu quy định một cách rộng rãi, lỏng lẻo thì sẽ dễ xảy ra tình trạng xâm phạm đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên việc sử dụng tự do tác phẩm chỉ dành cho một số trường hợp ngoại lệ cụ thể được quy định
c Không bảo hộ các đối tượng bị loại trừ
Đối tượng bị loại trừ ở đây là các đối tượng không được bảo hộ tại các Điều 7, Điều 8, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Các đối tượng không được bảo hộ bao gồm:
Thứ nhất, các đối tượng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác
Thứ hai, đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc
phòng, an ninh
Thứ ba, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực
tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu Nhìn chung việc loại trừ các đối tượng này là hợp lý Bởi vì, nếu các đối tượng này được bảo hộ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích công chúng nói chung và sự phát triển trong các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ nói riêng Vấn đề này người viết sẽ phân tích
rõ ở chương 2
d Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện các quyền trong phạm vi và thời hạn mà nhà nước quy định
16
Khoản 2, Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 nă m 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tá c giả và Quyền liên quan
Trang 27Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội.17
“Phạm vi” và “thời hạn” nghĩa là khi thực hiện các quyền trên chủ thể quyền
SHTT không được làm ảnh hưởng đến lợi ích công chúng, lợi ích của Nhà nước Đồng thời khi thực hiện những quyền này chủ thể quyền SHTT chỉ được thực hiện trong thời hạn mà Nhà nước quy định Thật ra quy định này đã được cụ thể hóa ở trường hợp sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ và trường hợp sử dụng tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ
Luật quy định như vậy phần nào đã giới hạn đi một số quyền của chủ thể quyền
SHTT nhằm tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận những “sản phẩm trí tuệ”
Việc cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền SHTT và lợi ích công chúng luôn là mục tiêu quan trọng cho sự phát triển ngành luật SHTT
1.2.2.2 Việc sử dụng không xung đột đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền
a Quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ
Theo Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển tại điều
11 quy định về: “Khi tác phẩm đã được sử dụng công cộng trên cơ sở những quy định
tại Chương này, nguồn gốc tác giả và tác phẩm phải được nêu trong phạm vi và cách thức sử dụng thông thường, và tác phẩm không thể bị thay đổi quá mức cần thiết đối với việc sử dụng được phép”
Cũng theo Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại khoản 2
Điều 43 có quy định: “Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định
tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này”
Trách nhiệm bảo vệ cho các quyền nhân thân đối với tác phẩm thuộc về công chúng được quy định rất rộng Theo đó mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan Nhà nước, khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với các tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại…
Như vậy trong trường hợp này, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ không còn các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm
17 Khoản 1, 3 Điều 7 Luật SHTT nă m 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Trang 28b.Quyền khai thác bình thường của tác phẩm(quyền tài sản) đối với hai trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng trả tiền nhuận bút thù lao
Theo điều 9 của Công ước Berne quy định: “Luật pháp quốc gia thành viên
Liên hiệp, trong một vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình th ường tác phẩm hoặc không gây ảnh hưởng bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả”
Cũng theo Luật quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật của Thụy Điển tại
Điều 11 quy định những quy định chung về ngoại lệ có đoạn: “Khi tác phẩm đã được
sử dụng công cộng trên cơ sở của những quy định tại Chương này, nguồn gốc tác giả
và tác phẩm phải được nêu trong phạm vi và cách thức sử dụng thông thường, và tác phẩm không thể bị thay đổi quá mức cần thiết đối với việc sử dụng được phép ”
Còn riêng đối với luật SHTT Việt Nam việc quy định điều kiện sử dụng tác phẩm nằm trong ngoại lệ không xung đột với việc khai thác bình thường của tác phẩm được ghi nhận tại khoản 2 Điều 25 và Điều 26 của Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Việc sử dụng không gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền được ghi nhận tại Điều 9 Công ước Berne và trong một số luật của quốc gia về quy định điều kiện sử dụng tác phẩm trong ngoại lệ như trong Đạo luật quyền tác giả Hoa Kỳ ở Điều 107, Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thụy Điển tại Điều 11, hay Luật SHTT Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26…
Không gây phương hại đến quyền ở đây được hiểu là quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể quyền Đây được coi là hai quyền mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có được khi đã bỏ ra không ít công sức, thời gian để tạo ra tác phẩm Việc sử dụng tác phẩm nằm trong ngoại lệ không cần phải xin phép một phần nào đó tạo cơ hội thuận lợi cho người sử dụng, thì việc sử dụng này cũng phải đảm bảo được quyền, lợi ích vốn có của chủ thể quyền
1.3 Khái quát những vấn quy định pháp lý về việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả
1.3.1 Các điều ước quốc tế quy định liên quan đến việc sử dụng các tác p hẩm thuộc về công chúng mà Việt Nam là thành viên và tham gia ký kết
Trang 291.3.1.1 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne convention for
the protection of Literary and Artistic Works), còn được gọi ngắn gọn là Công ước
Berne, được ký tại Berne, Thụy Sĩ vào ngày 9 tháng 9 năm 1886, lần đầu tiên thiết lập
và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền Trước khi có công ước Berne, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc
Ví dụ: Một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó,
nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác Công ước Berne đã được sửa chữa vài lần, cụ thể: tại Paris năm (1896), Berlin (1908), tại Berne (1914), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971) Văn bản hiện hành là văn kiện Paris ngày 27/7/1971 được bổ sung ngày 02/10/1979 Từ năm 1967, Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO) Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs Hiện nay, đã có 168 quốc gia tham gia Công ước
Danh sách các Quốc gia tham Công ước Berne Danh sách này được liệt kê ở phần Phụ lục Được trích từ trang web của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới Ngày 7 tháng 6 năm 2004 Quyết định số 332/2004/QĐ – CTN về việc Việt Nam tham gia Công ước Berne Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne và trở thành quốc gia thứ 156 tham gia Công ước Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.18
Như một sự đối trọng với các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, có những quy định khác trong Công ước Berne nhằm hạn chế sự áp dụng khắc khe các quy tắc về độc quyền Trong Công ước này có dành ra một số quy định liên quan đến giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ và những trường hợp ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền tác giả và không phải trả thù lao cho việc sử dụng đó
18
Cục bản quyền tác giả: Từ điển thuật ngữ, http://cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_glossary&id=57 , [Ngày truy cập 23-8-2014]
Trang 30Công ước Berne không quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ và những trường hợp ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm mà chỉ đặt ra nguyên tắc chung, dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia thành viên, ở đó mỗi quốc gia thành viên sẽ quy định những trường hợp
cụ thể đó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước
Thời hạn bảo hộ cũng là vấn đề thuộc yêu cầu bảo hộ tối thiểu đã được quy định tại Công ước Berne Có hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ được áp dụng tại Điều 7
Công ước quy định: “Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người, được quy định
là khoảng thời gian suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian
50 năm đối với tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo, nếu chưa công bố Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là
20 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo”
Quy định này là yêu cầu bảo hộ tối thiểu, tuỳ theo từng quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ dài hơn như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Singapore, v.v Có thể thấy được vấn đề này qua thực tiễn bảo hộ SHTT tại các nước Xu hướng của các nước phát triển và đồng thời là các nước thu lợi rất cao
từ các đối tượng SHTT là ngày càng kéo dài hơn thời gian bảo hộ các đối tượng SHTT Vấn đề này người viết sẽ phân tích cụ thể ở Chương 2
Việc sử dụng tự do các tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ được quy định tại
khoản 2, Điều 9 Công ước: “Luật pháp quốc gia thành viên Liên hiệp, trong một vài
trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây ảnh hưởng bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả ”
Một tác phẩm có thể được khai thác tự do (free use), không cần xin phép người giữ bản quyền và không phải phí tác quyền, để trích dẫn hay minh hoạ (như ng phải ghi
rõ tên tác giả, xuất xứ), sử dụng cho việc nghiên cứu, giảng dạy hoặc thông tin công chúng, miễn là một cách công minh chính trực (fair use) và theo một số điều kiện nhất định
Tại Điều 10 và Điều 10 bis Công ước này quy định một số tác phẩm được tự do khi sử dụng
Theo đó quy định tác phẩm được sử dụng tự do trong một số trường hợp như: trích dẫn để minh họa cho giảng dạy, in lại trên báo chí, phát lại trên đài truyền thanh hay phương tiện thông tin đại chúng những bài báo có tính chất thời sự về kinh tế chính trị hay tôn giáo đã đăng tải trên báo chí hoặc tập san, hoặc các tác phẩm đã phát
Trang 31sóng có tính chất tương tự Tuy nhiên, trong những trường hợp này, quyền tác giả vẫn được bảo vệ vì khi sử dụng phải đáp ứng điều kiện là ghi rõ nguồn gốc tác phẩm và tên tác giả
Tóm lại, những quy định về giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ và ngoại lệ phải đáp ứng điều kiện ba bước thử Có nghĩa các giới hạn và ngoại
lệ chỉ mở rộng tới các trường hợp đặc biệt, không ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt thòi về quyền lợi hợp pháp của tác giả Các quyền tinh thần được đề cập trong Công ước là các quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, phản đối bất kì sự cắt xén, bóp méo, sửa đổi hoặc bất kì hành vi xúc phạm khác liên quan tới tác phẩm, có thể làm phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.19
1.3.1.2 Hiệp định Trips
Hiệp định TRIPs là kết quả của nhiều cuộc thỏa thuận thương mại đa phương kéo dài nhiều năm và thực sự kết thúc vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 Văn kiện cuối cùng chứa đựng những thỏa thuận thương mại song phương của vòng đàm phán Uruguay được ký kết ở Marrakech, Maroc ngày 15 tháng 4 năm 1994 Bằng việc ký kết văn kiện cuối cùng này, các nước nhất trí trình Hiệp định Marrakech thành lập tổ chức Thương mại Thế giới (gọi tắt là Hiệp định WTO) để cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia xem xét phê chuẩn Hiệp định TRIPs là một phần của thỏa thuận theo Hiệp định WTO, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1995
Hiệp định TRIPs có hiệu lực tại Việt Nam vào thời điểm Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới ngày 7 tháng 11 năm 2006.20
Tại Điều 12, Điều 13 Hiệp định TRIPs quy định về thời hạn bảo hộ và ngoại lệ cụ thể như sau:
“Nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không phải là tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng không được tính theo đời người thì thời hạn đó không được dưới
50 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp hoặc trường hợp tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 50 năm kể từ ngày tạo ra tác phẩm, 50 năm từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra”
“Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế hoặc ngoại lệ đối với độc quyền trong những trường hợp đặc biệt nhất định mà những trường hợp đó không mâu thuẫn
Vũ Mạnh Chu, Cục Bản quyền tác giả: Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan ,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=a rtic le&id=1256%3A kin -thc-c v-&limitstart=2 , [Ngày truy cập 23-8-2014]
Trang 32-bn-ph-thong-với việc khai thác bình thường của tác phẩm và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới các lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền”
Điều này quy định rằng, một khi quốc gia đó đã trở thành thành viên của Hiệp định này thì trong pháp luật của quốc gia đó trong một số trường hợp nhất định quy định những hạn chế hoặc ngoại lệ nhằm giảm thiểu sự độc quyền của chủ thể quyền nhưng phải đáp ứng một số điều kiện nhằm đảm bảo cho tác phẩm cũng như lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
1.3.1.3 Hiệp định giữa Việt Nam- Hoa Kỳ
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ Quyền tác giả
Tại Điều 5 Hiệp định này quy định:
“1 Các Bên ký kết phải đảm bảo rằng người được hưởng quyền tác giả đối với một tác phẩm sẽ có độc quyền cho phép hoặc cấm:
a Việc sao chép một tác phẩm, sáng tạo tác phẩm khác dựa trên tác phẩm đó và phân phối bản sao của các tác phẩm đó;
b Việc trình diễn tác phẩm trước công chúng trong trường hợp những tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch và múa, kịch câm, phim và tác phẩm nghe nhìn; và
c Việc trình bày các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trước công chúng trong trường hợp tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch, múa, kịch câm, hội hoạ, đồ hoạ, tạo hình, bao gồm cả các ảnh đơn chiếc của một bộ phim hoặc tác phẩm nghe nhìn khác
2 Pháp luật của cả hai Bên ký kết sẽ bao gồm những quy định cụ th ể hoá các quyền này
3 Các Bên ký kết sẽ giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các quyền quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi một số trường hợp đặc biệt mà những trường hợp đó không cản trở sự khai thác bình thường của tác phẩm và không ảnh hưởng bất hợp lý đến lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả”
Tại Điều 5 Hiệp định này, có quy định việc trao cho chủ thể quyền độc quyền đối với tác phẩm của họ tạo ra Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều này, mỗi bên sẽ quy định những trường hợp ngoại lệ đặc biệt đối với các quyền được quy định tại khoản 1 và những trường hợp ngoại lệ này không cản trở sự khai thác bình thường của tác phẩm
và không ảnh hưởng bất hợp lý đến lợi ích chính đáng của người được hưởng quyền tác giả
Trang 331.3.2 Quy định của luật các quốc gia
Khi những quy định về bảo hộ quyền SHTT đã trở nên phổ biến và tác động trực tiếp đến quyền lợi của đông đảo công chúng, các quốc gia càng nỗ lực trong việc tì m kiếm những giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể có liên quan như lợi ích giữa tác giả và chủ sở hữu trí tuệ, giữa các chủ thể này với quốc gia, với công chúng, trong đó quan trọng nhất là sự cân bằng, hài hòa lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội Các quốc gia đưa ra giải pháp cho vấn đề này thông qua việc quy định
rõ ràng hơn, mở rộng hơn các giới hạn của chủ SHTT, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tác giả Pháp luật quyền tác giả của tất cả các nước đều quy định một số giới hạn ho ặc ngoại lệ nhằm cho phép tự do sử dụng tác phẩm trong một số trường hợp nhất định,
hoặc sử dụng mà không cần phải xin phép chủ sở hữu nhưng vẫn phải trả phí
Mỗi nước sẽ có những quy định cụ thể khác nhau về vấn đề này, nhưng nhìn chung, các ngoại lệ và giới hạn thường bao gồm việc sử dụng các đoạn trích từ một tác phẩm đã được công bố (có nghĩa là sử dụng các đoạn trích ngắn nhằm minh họa hay làm tư liệu cho một tác phẩm được sáng tạo một cách độc lập khác); sao chép ở một
mức độ nhất định phục vụ mục đích cá nhân (Ví dụ: Nghiên cứu và học tập); tạo bản sao ở thư viện và cơ quan lưu trữ (Ví dụ: Các tác phẩm đã hết số lượng bản gốc, và
nếu cho công chúng mượn sẽ rất nhanh hỏng); giáo viên sao chụp một số đoạn trích tác phẩm, hoặc các tác phẩm ngắn để phục vụ sinh viên trong lớp học; hay tạo các bản
sao đặc biệt để sử dụng cho người tàn tật ( Ví dụ: Sách chữ nổi hoặc sách nói)
Có những giới hạn và ngoại lệ khác nhau dành cho những nhóm đối tượng khác nhau được quy định trong pháp luật quyền tác giả của các nước Các giới hạn và ngoại
lệ thường được liệt kê chi tiết trong pháp luật quốc gia và kèm theo hướng dẫn áp dụng Sau đây, là pháp luật của một số quốc gia quy định về thời hạn bảo hộ và các trường hợp ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm
1.3.2.1 Pháp luật Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nơi pháp luật SHTT được hình thành sớm và được đầu tư thích đáng Hơn nữa, pháp luật SHTT Hoa Kỳ là một trong những hệ thống pháp luật SHTT điển hình trên thế giới, nó tác động rất lớn tới nội dung pháp luật SHTT của nhiều quốc gia Hiện nay, nguồn quan trọng nhất của pháp luật quyền tác giả liên bang là Đạo luật Quyền tác giả năm 1976 (The Copyright Act of 1976) Theo quy định tại Điều 106 của Đạo luật, tác giả được trao một số độc quyền Tuy nhiên, độc quyền này cũng bị
Trang 34giới hạn trong những trường hợp nhất định – điển hình nhất là bị giới hạn trên cơ sở sử dụng thuyết sử dụng công bằng (fair use doctrine)
Thuyết sử dụng công bằng được sử dụng trước tiên bởi Toà án, sau đó được pháp điển hoá và đưa vào Đạo luật Quyền tác giả 1976 Trong đó, các tác phẩm có thể được
sử dụng không cần có sự đồng ý của tác giả cho mục đích phê bình, giáo dục học tập.21
Đồng thời, khi sử dụng phải đáp ứng được bốn yếu tố được xem xét trong việc xác định có hay không việc sử dụng được xem là công bằng Đó là:22
Thứ nhất, mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có
tính chất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;
Thứ hai, bản chất của tác phẩm được bảo hộ;
Thứ ba, số lượng và thực chất của phần được sử dụng trong tác phẩm được bảo
hộ như là một tổng thể;
Thứ tư, vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với tiềm năng thị trường hoặc
đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ;
Ngoài ra Luật còn quy định thời hạn bảo hộ các quyền như sau:23
(1) Liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật tạo hình được sáng tạo vào ngày hoặc sau ngày có hiệu lực quy định tại Điều 610(a) của Luật về các quyền đối với tác phẩm nghệ thuật tạo hình năm 1990, các quyền nói tới tại Khoản (a) sẽ kéo dài một thời hạn
là cả cuộc đời của tác giả
(2) Liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật tạo hình được sáng tạo trước ngày có hiệu lực quy định tại Điều 610(a) của Luật về các quyền đối với tác phẩm nghệ thuật tạo hình năm 1990, nhưng quyền sở hữu đối với tác phẩm không được tác giả chuyển nhượng cho đến ngày có hiệu lực thì các quyền quy định tại Khoản (a) sẽ cùng thuộc
phạm vi với và sẽ kết thúc thời hạn tương tự như là các quyền quy định tại Điều 106
1.3.2.2 Pháp luật Thụy Điển
Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thuỵ Điển Luật số 729 ngày 30/12/1960, sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000
Thời hạn bảo hộ và ngoại lệ trong sử dụng tác phẩm trong Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thụy Điển được quy định trọn vẹn trong Chương 2 của luật này, bao gồm 24 điều bắt từ Điều 11 tới Điều 26i (bao gồm Điều 26 và từ Điều 26a đến Điều 26i) và nội dung của những trường hợp này được quy định như sau:
21
Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
22
Điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
23 Điều 106A Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Trang 35- Những quy định chung về giới hạn quyền: Điều 11
- Sao chép nhằm mục đích sử dụng cá nhân: Điều 12
- Sao chép trong hoạt động giáo dục: Điều 13 và Điều 14
- Sao chép phục các hoạt động trong bệnh viện: Điều 15
- Sao chép trong cơ quan lưu trữ và thư viện: Điều16
- Sao chép dành cho người khiếm thị: Điều 17
- Tác phẩm hỗn hợp sử dụng trong hoạt động giảng dạy: Điều 18
- Phân phối bản sao: Điều 19
- Trưng bày bản sao: Điều 20
- Biểu diễn công cộng: Điều 21
- Trích dẫn: Điều 22
- Việc sử dụng của tác phẩm mỹ thuật và toà nhà: Điều 23 và Điều 24
- Thông tin về sự kiện: Điều 25
- Tranh luận công khai, tài liệu công khai: Điều 26, Điều 26a và Điều 2 6b
- Sự thay đổi các công trình xây dựng và trang trí nội thất: Điều 26c
- Các quy định đặc biệt liên quan tới phát thanh và truyền hình: Điều 26d, Điều 26e và Điều 26f
- Những quy định đặc biệt về chương trình máy tính: Điều 26g và Điều 26h Những quy định chung liên quan đến Giấy phép tập thể mở rộng: Điều 26i Tuy nhiên, trong các quy định về ngoại lệ ở các Điều luật này, một số trường hợp sử dụng
có những tác phẩm không nằm trong ngoại lệ được quy định trong từng hành vi cụ thể
Ví dụ: Sao chép nhằm mục đích sử dụng cá nhân được quy định tại Điều 12, thì
trường hợp này không cho phép sao chép tác phẩm nhằm xây dựng tác phẩm kiến trúc, hay làm bản sao chương trình máy tính…
Khi tác phẩm đã được cho phép sử dụng công cộng trên cơ sở của những quy định tại Chương này, nguồn gốc tác giả và tác phẩm phải được nêu trong phạm vi và cách thức sử dụng thông thường, và tác phẩm không thể bị thay đổi quá mức cần thiết đối với việc sử dụng được phép.24
1.3.3 Quy định của pháp luật Việt Nam
1.3.3.1 Giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời
24
Điều 11 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thuỵ Điển Luật số 729 ngày 30/ 12/ 1960, sửa đổi,
bổ sung ngày 1/4/2000
Trang 36Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đất nước trước năm 1945 là sự kế tiếp của các triều đại phong kiến nên hầu như chưa thể xuất hiện bất kỳ ý tưởng bảo hộ quyền của bất kỳ nhà sáng tác tác phẩm viết nào Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, do điều kiện riêng của sự phát triển kinh tế - xã hội, lại thêm hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên ngay cả trong chế độ dân chủ mới, chúng ta cũng chỉ có một số ghi nhận mang tính nguyên tắc và hết sức khái quát trong Hiến pháp về một vài vấn đề liên quan đến lợi ích của người sáng tạo Chẳng hạn, tại Hiến pháp năm 1946 chỉ có
Điều 13 quy định: "Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm" Còn Hiến pháp năm 1959 thì quy định rộng hơn: "… Nhà nước khuyến khích tính sáng
tạo và tinh thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc" (Điều 21); "Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác" (Điều
34) Vì vậy, hoàn toàn có thể làm một phép tính để so sánh sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả ở Việt Nam có sự ra đời muộn hơn nhiều nước trên thế giới khoảng trên dưới
100 năm Khi mà vào năm 1886, đã có nhiều nước ở Châu Âu và một vài nước ở châu lục khác cùng nhau ký kết Công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, thì phải đến năm 1986, khi đất nước đã được thống nhất, trước yêu cầu hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp năm 1980, chúng ta mới ban hành được một văn bản điều chỉnh một số vấn đề cơ bản và cụ thể về quyền tác giả (với thẩm quyền của cơ quan ban hành và hiệu lực pháp lý còn khá khiêm tốn) Đó là Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định quyền tác giả Cùng với việc ban hành văn bản này, Nhà nước ta lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận nhiều nội dung trọng yếu của sự bảo hộ quyền tác giả như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các quyền lợi tinh thần và vật chất của tác
giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… Tại Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước đầu tư phát
triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng”(Điều
32) Sau mốc thời gian này, quy định pháp luật về quyền tác giả tiếp tục được thể hiện với các nội dung ngày càng đầy đủ hơn tại Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả năm 1994 Với bố cục 7 chương và 47 điều, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đã quy định tương đối đầy đủ và cụ thể những vấn đề về bảo hộ quyền tác giả cũng như quy định về thời hạn
Trang 37bảo hộ quyền tác giả và những ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao nhằm cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền sở hữu tác phẩm và lợi ích công chúng
Bên cạnh đó khi Bộ luật dân sự 1995 được ban hành thì quyền tác giả mới chính thức lần đầu tiên được quy định tập trung tại Chương I Phần sáu của Bộ luật dân sự (từ điều 745 đến điều 779 và tại một số điều khác) Việc ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Nó đã kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, xây dựng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại so với Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả như: quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ, các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật, tác phẩm không được Nhà nước bảo
hộ, các quyền của tác giả đối với tác phẩm như quyền nhân thân và quyền tài sản, đặt biệt còn quy định về giới hạn quyền tác giả, các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ trong giai đoạn này rất đa dạng như:25
tác phẩm viết; các bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác; tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô; tác phẩm phát thanh, truyền hình; tác phẩm báo chí…
Ngoài ra bộ luật dân sự còn quy định các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật như: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; Văn bản của cơ quan Nhà nước; Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin…
Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích của chủ
sở hữu quyền tác giả và lợi ích công chúng đã được ghi nhận thông qua quy định về giới hạn quyền tác giả về mặt thời hạn bảo hộ và các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao
Thứ nhất, về thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân của tác giả quy định tại
các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 751, khoản 1 điều 752 của BLDS năm 1995 được bảo
hộ vô thời hạn Còn đối với các quyền nhân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và các quyền tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 của BLDS năm 1995 được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;
Đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, tác phẩm di cảo, thì các quyền nhân thân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và quyền
25 Khoản 1 Điều 747 Bộ luật dân sự năm 1995
Trang 38tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 của Bộ luật này được bảo hộ trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, thì quyền tác giả thuộc Nhà nước; nếu trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả, thì quyền tác giả được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả
Thứ hai, các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù
lao được quy định tại khoản 1 Điều 761 Bộ luật dân sự năm 1995
Khi sử dụng quyền này công chúng phải tuân thủ một số điều kiện như: “Cá
nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh
và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm” Như vậy
công chúng sẽ được phép sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm
Từ những phân tích quy định trên chúng ta có thể thấy trong giai đoạn này Nhà nước đã ghi nhận phần nào về việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ thể quyền tác giả và lợi ích công chúng là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Tuy nhiên Bộ luật dân sự 1995 chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới góc độ là một quyền dân sự Mặc dù vậy, đây cũng được xem là cơ sở pháp lý để Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả như: Việt Nam kí kết hiệp định song phương về quyền tác giả với Hoa Kỳ và Thụy Sĩ
1.3.3.2 Giai đoạn từ sau năm 2005 cho đến nay
Để thúc đẩy các bước phát triển mới trong hoạt động bảo hộ tại quốc gia và hội nhập quốc tế, tại kì họp thứ 8 khóa XI ngày 29-11-2005, Quốc hội đã thông qua Luật
sở hữu trí tuệ Vấn đề bản quyền đã được quy định và áp dụng theo Luật sở hữu trí tuệ
2005 (quy định tại Phần hai gồm 6 chương và 45 điều) và Bộ luật Dân sự năm 2005
Trang 39(quy định từ điều 736 đến điều 749 tại chương 34 Phần thứ sáu) Theo đó, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm Tuy nhiên nhằm khắc phục kịp thời một số hạn chế, cản trở thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế Ngày 19/6/2009, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự, trong đó có các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Cả hai đạo luật này đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu Trí tuệ với 33 điều sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 như các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định riêng được sửa đổi và hiện nay nó trở thành đối tượng không được bảo hộ, về giấy pháp luật định, trong đó quy định nghĩa vụ trả nhuận bút thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của chính phủ; nâng thời hạn bảo
hộ quyền tác giả thành 75 năm, đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu hoặc 100 năm kể từ khi được định hình, nếu hết thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình mà vẫn chưa được công bố Thời hạn bảo hộ tác phẩm sân khấu được tính theo nguyên tắc đời người; bổ sung quyền nhập khẩu bản gốc và bản sao ghi âm, ghi hình; làm rõ quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh.26
Chính vì thế Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 bảo đảm thực hiện Điều 3 của Hiệp định TRIPs và Điều 3 của Công ước Berne hoặc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Cùng với việc ban hành các văn bản pháp lý trên là các Nghị định
100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan đã hướng dẫn
về quyền tác giả cũng như nêu ra những khái niệm cơ bản nhằm đưa quyền tác giả tiếp cận đến công chúng nói chung và giới tác giả nói riêng Ngoài ra hệ thống các chế tài hành chính, dân sự và hình sự được hình thành, đảm bảo cho các quy định pháp luật về quyền tác giả được thi hành với bộ máy cưỡng chế của nhà nước Với việc ban hành Nghị định 47/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan đã phần nào có tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm quyền tác giả Luật sở hữu trí tuệ ra đời là bước ngoặt có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp
lý nước ta Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nền tảng cho Việt Nam
26
Vũ Mạnh Chu, Cục Bản quyền tác giả: Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan ,
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=a rtic le&id=1256%3A kin -thc-c v-&limitstart=2 , [Ngày truy cập 24-8-2014]
Trang 40-bn-ph-thong-gia nhập WTO vào năm 2006 Luật sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ, bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo của công chúng nói chung và của giới văn nghệ sĩ nói riêng Đây được coi như một cách thể hiện sự công nhận giá trị nhân văn, giá trị kinh tế của Nhà nước một cách công bằng, hữu ích kịp thời Đồng thời với hệ thống pháp Luật quốc gia đã được định hình như trên, Việt Nam đã là thành viên của 5 điều ước quốc tế đa phương gồm Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Brussel bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền hình vệ tinh đã mã hóa; Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ Hiệp định TRIPs
về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Các công ước song phương và
đa phương trên đã trở thành một bộ phận của pháp Luật quốc gia về quyền tác giả và quyền liên quan Gần đây tại Hiến pháp năm 2013 vấn đề này cũng được ghi nhận tại
Điều 62: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên
cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”
Có thể khẳng định rằng hoạt động lập pháp, quyền tác giả, quyền liên quan đã có bước phát triển vượt bậc, tạo lập được hành lang pháp lí an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo phát triển, đồng thời bảo hộ thành quả lao động sáng tạo đã kết tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Luật pháp đó đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ; bảo vệ lợi ích quốc gia trong hội nhập; thể hiện tính thống nhất, minh bạch và khả thi Về cơ bản nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo hộ quốc gia và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới