0

thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh

120 1,889 16

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂNNGUYỄN NHƯ ÝMSSV: 6116167THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠNHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINHLuận văn tốt nghiệp đại họcNgành Ngữ vănCán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚCần Thơ, 2014 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁTA - PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài2. Lịch sử vấn đề3. Mục đích nghiên cứu4. Phạm vi nghiên cứu5. Phương pháp nghiên cứuB - PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ KHÁIQUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA1.1. Tác giả và tác phẩm1.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh1.1.1.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh1.1.1.2. Sự nghiệp văn chương1.1.1.3. Quan niệm sáng tác1.1.2. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù1.1.2.1. Giới thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tác1.1.2.2. Nội dung chính của tập thơ 1.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốcthời Tưởng Giới Thạch.1.1.2.2.2. Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại.1.2. Thiên nhiên và thiên nhiên trong thơ ca1.2.1. Vấn đề thiên nhiên1.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca1.2.2.1. Thiên nhiên trong thơ ca trung đại1.2.2.1.1. Thiên nhiên trong thơ ca thời Lý1.2.2.1.2. Thiên nhiên trong thơ ca thời Trần1.2.2.1.3. Thiên nhiên trong thơ ca thế kỉ XV1.2.2.1.4. Thiên nhiên trong thơ ca từ thế kỷ XVI đến nửa đầu XVIII1.2.2.1.5. Thiên nhiên trong thơ ca từ nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX1.2.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca hiện đạiCHƯƠNG 2HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONGNHẬT KÍ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH2.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ và thi vị2.1.1. Thiên nhiên mag vẻ đẹp hùng vĩ.2.1.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ vào buổi sớm2.1.1.2. Bức tranh non nước bao la dưới mắt người tù. 2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị.2.1.2.1. Thiên nhiên đẹp thơ mộng với trăng, hoa, sông, núi, chim muông.2.1.2.2. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị về cuộc sống.2.2. Thiên nhiên thể hiện tâm trạng độc đáo.2.2.1. Sự đối lập giữa con người và thiên nhiên.2.2.2. Thiên nhiên cản trở bước đi của người tù.2.2.3. Thiên nhiên khắc nghiệt trên những vùng đất mà Người đã đi qua.2.3. Thiên nhiên thể hiện khát vọng vĩ đại.CHƯƠNG 3NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONGNHẬT KÝ TRONG TÙ3.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên3.1.1. Bút pháp tả thực3.1.2. Bút pháp tượng trưng3.2. Thể thơ3.3. Giọng điệu.3.3.1. Giọng thơ trữ tình, tâm tình.3.3.2. Giọng thơ trào phúng.C – PHẦN KẾT LUẬN A - MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiNguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là nguồn cảm xúc chưa bao giờ vơi cạn trong trái timcủa mỗi người con đất Việt. Từ lâu chúng ta đã biết đến Người qua câu ca:Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác HồHồ Chí Minh là một con người có nhân cách vĩ đại, con người Bác có sự thống nhấtgiữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với tháiđộ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Trong suốt hành trình trong cuộc đời của mình Ngườiđã bỏ công đi tìm hình của nước, của dân tộc Việt Nam đó không chỉ đơn thuần là trênbản vẽ hình chữ S mà Người còn dày công vun đắp tình yêu thương dân tộc, yêu thươngcon người, yêu hết thảy những gì trên mảnh đất quê hương. Và chính tấm lòng yêu nướcđó, Hồ Chí Minh không chỉ làm dày lên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc màNgười còn để lại một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn lao.Đối với Hồ Chí Minh sự nghiệp văn chương gắn liền với sự nghiệp cách mạng củaNgười. Người không bao giờ thừa nhận mình là một nhà văn, một nhà thơ Lão phunguyên bất ái ngâm thi, ấy thế mà lại trở thành một nhà văn một nhà văn, nhà thơ lớn.Sáng tác của Người ngoài nhằm mục đích đấu tranh chính trị, phục vụ cho sự nghiệp cáchmạng. Người còn dành một tình yêu cho thiên nhiên, cho tạo vật, cho thế giới tự nhiênbằng trái tim yêu thương chân thành của mình dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt bị tù đày.Nhật kí trong tù là một tập thơ tiêu biểu. Người đã dành cho thiên nhiên một vị trí kháquan trong trong tâm hồn, và chắc hẳn nhờ thiên nhiên nên dù trong hoàn cảnh nào tâmhồn của Người cũng lạc quan, yêu đời và luôn tin tưởng vào một tương lai tươi đẹp. ThơHồ Chí Minh chứa chan nguồn cảm xúc không bao giờ cạn, cảm xúc ấy một phần Ngườiđã gửi gắm vào thiên nhiên với tấm lòng yêu thương chân thành và tha thiết.Từ niềm ngưỡng mộ chân thành cũng như sự yêu quý giá trị thơ văn của Hồ Chí Minh,cụ thể là thiên nhiên trong thơ Người, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài Thiên nhiên trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Chọn đề tài này chúng tôi mong muốnmang đến một số đóng góp cho vấn đề nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh. Đồng thời, đisâu vào vấn đề thiên nhiên trong tập thơ Nhật kí trong tù chúng tôi mong sẽ mang lại cáinhìn sâu sắc và toàn vẹn hơn về tài năng cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc vànhững cảm xúc tình cảm mà Hồ Chí Minh muốn gửi gắm đằng sau bức tranh thiên nhiêncủa mình dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt tù đày như thế.2. Lịch sử vấn đềNhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một áng thơ vô giá, thể hiện nhất quán tư tưởngđấu tranh cho tự do của con người, là niềm mong mỏi giải phóng cho dân tộc, khát vọngthiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Thể hiện cốt cách của một bậcvĩ nhân vừa thanh cao vừa gần gũi với con người, thiên nhiên. Từ khi ra đời cho đến nayNhật ký trong tù luôn có sức cuốn hút, lan tỏa kỳ diệu đến đọc giả. Chính vì thế có rấtnhiều công trình nghiên cứu, những bài viết, những bài bình luận về tập thơ Nhật ký trongtù của Hồ Chí Minh thể hiện được sự quan tâm cũng như tấm lòng trân trọng với nhữnggiá trị tinh thần vô giá mà Người để lại. Mỗi bài nghiên cứu đều tiếp cận tập thơ ở mỗiphương diện khác nhau về nội dung hay nghệ thuật.Đối với đề tài Thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, đã cónhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu, các bài viết, bàibình luận ở nhiều khía cạnh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:Nguyễn Hoành Khung có công trình nghiên cứu về bài thơ Chiều tối của Hồ ChíMinh 10/1983. Bài nghiên cứu đã làm rõ vẽ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong thơ HồChí Minh, được vẽ nên bằng những nét chấm phá cổ điển. Thể hiện “Tình cảm thiên nhiêncủa Bác Hồ, trong chiều sâu chính là lòng yêu sự sống và cảm quan nghệ sĩ ở Bác, nhiềukhi chính là cảm quan nhân đạo” [8,tr. 511]. Trần Khánh Thành, Lê Quang Hưng, HữuDinh, Mã Giang Lân cũng đã có bài viết cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Chiều tối góp phần làmsâu sắc hơn vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của người nghệ sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.Vũ Khiêu với bài viết “Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù” (5/1990) nhận định: “QuaNhật ký trong tù ta thấy nổi lên những quan hệ đẹp nhất giữa con người với xã hội và con người với thiên nhiên. Hồ Chí Minh, con người gắn bó mật thiết với nhân dân lao độnglại là người thích sống với thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên”. Con người ấy là vị chủtịch của một dân tôc, một đất nước. Người có quan hệ gắn bó với thiên nhiên, với một lốisông nhàn nhã mà cũng rất thanh cao[18,tr. 408]Bài nghiên cứu Cảnh chiều hôm tình yêu hoa và khát vọng tự do. Bài viết đã làm rõđược tấm lòng yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh, tình yêu đó gắn liền với khát vọng đượctự do, gần gũi, giao hòa với thiên nhiên, với con người. Khát vọng ấy càng mãnh liệt hơnkhi Người đang ở trong lao tù. “Bài thơ đã kết hợp tài tình lòng yêu thiên nhiên với khátvọng tự do, lên án việc giam giữ” [8,tr. 440].Với bài nghiên cứu Không gian – chất liệu trong Ngục trung nhật ký của GS PhùngVăn Tửu viết. Bên cạnh việc phân tích những mảng không gian khác nhau trong tập thơvới đầy đủ màu sắc, ánh sáng. Từ không gian của hiện thực trở thành không gian nghệthuật. Đó là không gian của một đêm thu lạnh, của bầu trời bao la, của một đêm đầytrăng... “Những yếu tố thiên nhiên ấy đập vào cảm quan và gợi thi hứng cho tác giả tấtnhiên có liên quan đến mạch hồn của nhà thơ, tiếp tục truyền thống “Thơ xưa thườngchuộng thiên nhiên đẹp” của phương Đông”. Qua đó ta thấy được sự gắn kết giữa thiênnhiên và tâm hồn thi nhân. Đồng thời, hiện lên hình ành của một nhà nho xưa yêu mếnthiên nhiên vô hạn. [1, tr. 197].Vũ Thị Kim Xuyến có bài viết Vẻ đẹp trí tuệ và chiều sâu cảm xúc qua bài thơ ngắmtrăng của Hồ Chí Minh. Với bài viết này tác giả đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc vẻđẹp của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn của Hồ Chí Minh. Nhan đề bài thơ làNgắm trăng nhưng nội dung bài thơ không đơn thuần chỉ là một bài thơ trữ tình phongcảnh. Trong bài viết tác giả cũng đã trích dẫn một số lời bình của những nhà nghiên cứukhác của Lê Trí Viễn và Nguyễn Đăng Mạnh, ông đã có những phát hiện thú vị về vẻ đẹptâm hồn qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Bác: “Từ trong bóng tối của nhà lao, tâmhồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồnBác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài và nhà tù vẫn tối tăm. Bác đưa vào ánh trăng tỏa sángvào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất” [8,tr. 409]. Trần Khánh Thành có bài nghiên cứu về bài thơ Vãn cảnh (Cảnh chiều hôm) của HồChí Minh. Tác giả đã làm rõ được nỗi buồn của Hồ Chí Minh gửi gắm vào thiên nhiên.“Một câu hỏi thiết tha cháy bỏng như bật lên từ câu thơ: Sao tạo hóa vô tình đến thế ?Sao cái đẹp tồn tại ngắn ngủi và mong manh như vậy ? Con người phải làm gì để cái đẹpvĩnh hằng, bất tử ?” [8,tr. 419]. Cái đẹp đó không chỉ là hoa mà còn là Hồ Chí Minh. Hoakia bất bình vì tạo hóa vô tình, vì sự bất công thì Người cũng thế.Nguyễn Đăng Mạnh và Đặng Thanh Lê cũng có bài viết về bài thơ Cảnh chiều hômcủa Hồ Chí Minh. Hai tác giả trên cũng làm rõ được cái ý tình mà Hồ Chí Minh muốn gửivào bài thơ qua việc miêu tả nỗi buồn của thiên nhiên tạo vật, cụ thể là hoa hồng. Đồngthời Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định Hồ Chí Minh là thi sĩ và thi sĩ sinh ra trên đời là“để phát hiện ra cái đẹp và để bất tử hóa, vĩnh viễn hóa cái đẹp dù nó chỉ tồn tại mộtkhoảnh khắc trên cõi đời này” [8, tr. 434].Hoàng Xuân Nhị với bài viết Những bài đặc biệt hay trong thơ Hồ Chủ Tịch. Bài viếtđã nói lên những vấn đề chính về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Đó là một: “Bứchọa đặc sắc về thiên nhiên” [9, tr. 265], “hoặc nói lên tâm tư tình cảm trong quan hệ vớithiên nhiên” [9, tr. 265], hay “Thiên nhiên, qua thơ Bác, mang sự mãnh liệt của tư tưởngBác” [9, tr. 267].Trong quyển Hoài Thanh toàn tập - tập 3 có bài viết Nói chuyện thơ Bác. Hoài Thanhđã nhiều lần nói đến hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Hồ Chí Minh. Ông nhận định:“Thiên nhiên trong thơ Bác là những cảnh từ hàng ngàn năm nay đã rất thân thiết vớichúng ta. Ta có cảm giác như cảnh nào cũng là cảnh của quê hương. Nét vẽ trong thơ Báccũng là nét vẽ từ rất lâu đã quen thuộc với ta trong thơ, trong tranh thời trước. Nó đơn sơmà sinh động” [19, tr. 107]. Ngoài ra, ông còn nhận định: “Thiên nhiên trong thơ Bác vừagiống thơ xưa lại vừa không giống. Có khi lời giống, ý giống mà tinh thần lại không giống.Và cứ thế, rất nhẹ nhàng, Bác đưa ta đi theo Bác” [19, tr. 107].Trong quyển Hồ Chí Minh thơ toàn tập có bài viết của GSTS. Mai Quốc Liên trongbài lời nói đầu (5/2000) có nói đến vấn đề thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. GSTS viết:“... Còn sự hòa quyện với thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn cố tri, vốn là truyền thống lớn của thơ Phương Đông, thơ dân tôc, từ Lý Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... thìBác vẫn nối tiếp và phát huy, qua tâm hồn của một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do”[15, tr. 10].Phan Cự Đệ có bài nghiên cứu “Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh” trong đócó phần cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên, ông nhận định: “Tình cảm thiên nhiên có mộtvị trí đặc biệt trong thơ Người. Thiên nhiên trong thơ Người ở mỗi thời kì có một ý nghĩasắc thái riêng. Đêm trăng trong rừng Việt Bắc những năm 1947 - 1948, mang vẽ đẹp vừakì vĩ vừa mơ màng, huyền ảo, cảnh trời mây sông nước tràn trề sắc xuân trong đêmnguyên tiêu, đó là cái thiên nhiên tươi đẹp chan chứa niềm vui của con người làm chủ vậnmệnh đất nước (Cảnh khuya, Nguyên tiêu). Còn trong Nhật ký trong tù, cảm hứng đối vớithiên nhiên là biểu hiện một thái độ muốn vượt lên cái hiện thực bị giam cầm” [3, tr. 643].Đồng thời, tác giả cũng so sánh làm rõ sự giống nhau giữa thơ Hồ Chí Minh và thơĐường nhằm tìm ra nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh thông qua cách miêu tả thiênnhiên trong thơ. Ông nhận định: “Trong thơ Hồ Chí Minh, đất nước, thiên nhiên, conngười là một tổng thể hài hòa “Còn non, còn nước, còn người” [3, tr. 644].Đặng Thai Mai với công trình “Tình cảm thiên nhiên trong tập thơ Ngục trung nhậtký”. Công trình đã khái quát được những đặc điểm cũng như biểu hiện của thiên nhiêntrong thơ Hồ Chí Minh, đồng thời diễn tả được sâu sắc tình cảm mà Hồ Chí Minh dànhcho thiên nhiên. “Đọc tập Ngục trung nhật ký, chúng ta luôn luôn có cảm giác khoankhoái là mình đang bắt gặp một nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên, yêu con người,yêu cái đẹp của thiên nhiên và con người. Tình cảm thiên nhiên dạt dào, lai láng trên tậpthơ” [16, tr. 69]. Tác giả còn nhận định: “Tập Ngục trung nhật ký đã dành cho thiên nhiênmột địa vị danh dự. Trong số một trăm mười bốn bài có tới vài chục bài thơ tả cảnh” [16,tr. 74].3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu đề tài thiên nhiên trong tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mụcđích của người viết là đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm cũng như sự vận động củathiên nhiên trong tập thơ trên cơ sở đối chiếu, so sánh với thiên nhiên trong thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại Việt Nam. Thông qua việc so sánh đó chúng ta sẽ thấy được sự mớilạ, đặc sắc của thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh, thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen vàluôn là đối tượng để khơi nguồn cảm hứng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạngtrong tư tưởng và tình cảm của Người.Đồng thời, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thiên nhiên trong tập thơ của Hồ Chí Minh ởba mặt đó là: thiên nhiên mang vẽ đẹp hùng vĩ và thi vị, tâm trạng của người tù thể hiệnqua bức tranh thiên nhiên đầy thử thách, và thiên nhiên thể hiện khát vọng của người tù vĩđại. Sau đó tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên trong thơ của Người. Quađó sẽ giúp người đọc cảm nhận được tài năng của Hồ Chí Minh đồng thời hiểu rõ hơnnhững giá trị tinh thần mà Người muốn gửi vào tác phẩm của mình để có cái nhìn đúngđắn hơn và thái độ trân trọng đối với tấm lòng yêu quê hương, đất nước, con người củaHồ Chí Minh.4. Phạm vi nghiên cứuỞ đề tài này, đầu tiên người viết sẽ khái quát hai mảng thiên nhiên trong thơ ca trungđại và thơ ca hiện đại để có cái nhìn tổng thể, khái quát về vấn đề thiên nhiên trong vănhọc. Sau đó mới đi vào tìm hiểu sâu thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ ChíMinh. Qua việc tiếp cận nội dung giá trị của tập thơ sau đó đi vào phân tích tìm hiểu sâunhững bài thơ miêu tả thiên nhiên của Hồ Chí Minh trong tập thơ ở cả hai phương diệngiá trị nội dung và giá trị nghệ thuật để làm sáng tỏ và hiểu một cách sâu sắc cho đề tàinghiên cứu.5. Phương pháp nghiên cứuĐể giúp cho việc làm rõ đề tài nghiên cứu một cách khách quan, khoa học đồng thờithuận tiện cho việc nghiên cứu. Ngoài việc sử dụng các thao tác phân tích, giải thích,chứng minh, bình luận, thống kê. Chúng tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu đề tài bằngcách kết hợp nhiều phương pháp như:Phương pháp tiểu sử: vận dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành tìm hiểu vềcuộc đời, thân thế, sự nghiệp, những biến chuyển trải qua trong cuộc đời của Hồ ChíMinh nhằm hiểu hơn về Người và những tư tưởng mà Người gởi vào thơ văn, cụ thể là tập thơ Nhật kí trong tù. Bởi Nhật ký trong tù không chỉ là tác phẩm văn chương mà cònlà tài liệu lịch sử giá trị về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh.Phương pháp so sánh: trong bài nghiên cứu người viết tiến hành tìm hiểu thiên nhiêntrong thơ ca trung đại và thiên nhiên trong thơ ca hiện đại sau đó mới đi sâu vào phân tíchnhững đặc điểm thiên nhiên trong tập thơ nhằm so sánh những điểm giống và khác nhauđể hiểu dễ dàng và sâu sắc hơn thiên nhiên trong thơ Người. Đồng thời chúng tôi cũng sosánh thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh với thơ Đường, những bài thơ có liên quan nhằmlàm sáng tỏ hơn cho đề tài nghiên cứu.Phương pháp hệ thống: nhằm cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn, đánh giá đầyđủ hơn ý nghĩa của thiên nhiên trong tập thơ B - NỘI DUNGCHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀKHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA1.1. Tác giả và tác phẩm1.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh1.1.1.1. Cuộc đời Hồ Chí MinhChủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn TấtThành, trong quá trình hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danhkhác), sinh ngày 19/5/1890, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh NghệAn. Người xuất thân trong một gia đình tri thức Hán học, quê ở một vùng đất vừa cótruyền thống cách mạng vừa có truyền thống văn hóa phong phú.Với tấm lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc. Tháng 6/1911 Người rađi tìm con đường cứu nước cho dân tộc, bôn ba hoạt động suốt 30 năm. Người đã đi đếnnước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình vớinhững phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếmsống, vừa học tập, hoạt động cách mạng. Người hiểu được nổi khổ của nhân dân các nướcthuộc địa. Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời củaQuốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhậnrõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào côngnhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyềntự do cho nhân dân Việt Nam và quyền tự do cho các nước thuộc địa. Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hộiPháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trởthành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Năm 1921, tại Pháp, cùng với một số ngườii yêu nước tại các nước thuộc địa Ngườitham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền Cách mạngtrong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùngkhổ”, “Đời sống thợ thuyền”,... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dânPháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nướcthuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyềntrong mọi tầng lớp nhân dân.Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trongQuốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhấtNguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một sốthanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, Người trực tiếp mở lớp huấnluyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách“Đường Cách mệnh". Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Ngày 3.2.1930, tại Hương Cảng, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày8.2.1941, Người trở về Tổ quốc, triệu tập Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lầnthứ tám tại Pác Bó (Cao Bằng) thành lập Mặt trận Việt Minh, tiến tới Tổng khởi nghĩtháng Tám 1945, giành độc lập lập tự do cho dân tộc.Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tềđứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt NamDân chủ Cộng hòa. Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động ViệtNam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sựlãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiếnhành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhấtnước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.Ngày 2.9.1969, mặc dù đã được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu,chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Sự ra đi của người là niềm tổn thất to lớn cho dân tộcViệt Nam. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công. vô tư, vôcùng khiêm tốn, giản dị.Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liênhiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóngdân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .1.1.1.2. Sự nghiệp văn chươngBên cạnh sự nghiệp cách mạng vô cùng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một sự nghiệpvăn chương lớn, phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh nhận ra rằng văn chương là một loạivũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hiệu nghiệm để độngviên chiến sĩ, đồng bào: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩtrên mặt trận ấy”, “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”.Sáng tác của Hồ Chí Minh gồm nhiều thể loại như: Chính luận, phê bình văn nghệ, truyệnngắn, tiểu thuyết, bút kí, thơ ca...Văn chính luậnVăn chính luận của Người bộc lộ rõ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn với líluận thực tiễn, giàu tính luận chiến, giọng văn thì hùng hồn dõng dạc. Văn chính luận củaNgười viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến vào trực diện kẻ thù, lênán và tố cáo chế độ thực dân với những chính sách tàn bạo của chúng. Những tác phẩmtiêu biểu như: Tuyên ngôn độc lập (1945), đây là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sửlớn lao, thể hiện khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất củanhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc Việt Nam đối với nhân dân trong nước và thế giới. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), không cógì quý hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng làm rung độnghàng triệu trái tim yêu nước, nói lên tiếng gọi của non sông đất nước trong thời khắc quantrọng lúc bấy giờ. Và vào những giây phút cuối đời, Người viết bản Di chúc (1969), đó làlời căn dặn thiết tha với đồng bào dân tộc thấm đượm và chan chứa tình thương. Nhữngtác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh là những mẫu mực đã đi vào lịch sử văn học củadân tộc ta.Truyện và kýTrong sáng tác của Người bên cạnh những áng văn chính luận có giá trị sâu sắc còncó phải kể đến mảng truyện và ký. Truyện và ký của Người giàu chất trí tuệ, tính hiện đại,tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo. Những truyện của Người nói chung đề nhằmmục đích tố cáo tội ác của bọn thực dân tư bản, đồng thời đề cao tấm gương yêu nước vàcách mạng. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành(1923) hai tác phẩm này cùng lên án tên vua bù nhìn Khải Định, Pari (1922) với ngòi bútphóng sự linh hoạt, giọng văn đi từ mỉa mai đến căm giận xót xa. Con người biết mùi hunkhói (1922) có thể gọi là một truyện viễn tưởng chính trị. Những trò lố hay là Varen vàPhan Bội Châu (1925) tác phẩm này tạo ra những đoạn tường thuật sắc sảo đồng thời khaithác triệt để thủ pháp đối lập để làm nổi bật sự khác biệt về tính cách của hai nhân vật.Varen thì ba hoa, ti tiện còn Phan Bội Châu thì uy nghi, lẫm liệt. ... Ngoài truyện ngắnNgười còn có các tác phẩm kí như: Nhật kí chìm tàu (1935), Vừa đi vừa kể chuyện (1963).Đọc những bài ký của Hồ Chí Minh chúng ta dễ bắt gặp một cái tôi rất trẻ trung, yêu đờivà về cuộc sống, luôn sống hết mình với những lí tưởng cao đẹp. Truyện và kí của Hồ ChíMinh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng hấpdẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và phongcách.Thơ ca Hồ Chí Minh để lại di sản thơ ca rất phong phú và đa dạng, gồm hai loại là thơ catuyên truyền Cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình. Với trên dưới 250 bài thơcó giá trị được tuyển chọn và in trong các tập:Tập “Nhật ký trong tù (1942 - 1943)” (134 bài)Tập “Thơ Hồ Chí Minh (1967)” (86 bài)Tập “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990)” (36 bài)“Nhật ký trong tù” được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớbắt giam ở Quảng Tây hơn một năm. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp của người tùvĩ đại của người chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt và một phong cáchthơ độc đáo. Đồng thời nói lên được tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Người. Ngoàira, Hồ Chí Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và những bài thơ mộc mạc, giảndị để tuyên truyền đường lối cách mạng cho nhân dân (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh PácBó…), Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo lắng về vậnmệnh non sông đất nước và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên (Cảnhkhuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…), Người ca ngợi sức mạnh củaquân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắngtrận…). Những bài thơ của Người uyên thâm, hàm xúc, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuậtvà có giá trị cao trong việc phục vụ cho sự nghiệp Cách mạng.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp Cáchmạng của Người và của cả dân tộc. Di sản văn học phong phú, độc đáo ấy có giá trị to lớnvề nhiều mặt không chỉ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của con người ViệtNam mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.1.1.1.3. Quan niệm sáng tácHồ Chí Minh là một anh hùng Cách mạng vĩ đại, là tình yêu tha thiết nhất trong lòngdân và trái tim nhân loại. Sinh thời Người không cho mình là một nhà văn nhưng Ngườinhận ra được tầm quan trọng lớn lao của văn học, nó tác động mạnh mẽ đến Cách mạng,đến nhân dân. Với tâm hồn đa cảm, một trái tim yêu nước, một sự am hiểu sâu sắc về hoàn cảnh đất nước, con người, thiên nhiên Người đã sáng tác ra những tác phẩm có giátrị sâu sắc bộc lộ rõ quan điểm sáng tác của Người.Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, là một thứ vũ khísắc bén phục vụ có hiệu quả cho Cách mạng. Người quan niệm văn chương phải gắn bósâu sắc với cách mạng, với cuộc đời. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như cácchiến sĩ ở ngoài mặt trận.Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹpMây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sôngNay ở trong thơ nên có thépNhà thơ cũng phải biết xung phongNgười cũng từng nói trong “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triễn lãm hội họa 1951” là“Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận còn anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.Trong sáng tác của mình Người luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của vănchương. Tính chân thật được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Nhà văn phảimiêu tả cho hay, cho chân thật hùng hồn hiện thực đời sống cách mạng, chú ý nêu gương“người tốt việc tốt”, uốn nắn và phê bình những cái xấu. Người nhắc nhở nhà văn “nênchú ý phát huy cốt cách dân tộc”, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sángtạo của người nghệ sĩ “ chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẽ sáng tạo”.Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyếtđịnh được nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi viết, Người luôn đặt ra câu hỏi: “Viếtcho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?”( nội dung), và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùyvào từng trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, gắn bómật thiết với cuộc sống, với nhân dân. 1.1.2. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù1.1.2.1. Giới thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tácGiới thiệu chung về tập thơNhật ký trong tù là một áng thơ vô giá của văn học Việt Nam. Tập thơ phản ánh tâmhồn của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.Với cảm hứng tự nhiên của một người tù bị gông cùm siềng xích, Người viết nhật ký chomình để bày tỏ tình cảm, cảm xúc hay chỉ để vơi bớt nỗi cô đơn nơi nhà tù chứ nào có ýlàm thơ. Thế nhưng cái vô tình đó giờ lại trở thành một giá trị bất hủ cho nhân loại. Tậpthơ mang những cảm xúc tự nhiên và chân thành của Hồ Chí Minh “Viết không mong haymà tự hay, không định lớn mà tự lớn” [18, tr. 9].Từ khi mới ra đời tập thơ đã nhận được sự quan tâm rộng lớn của độc giả Việt Namvà nước ngoài. Có nhiều bản dịch, giới thiệu và xuất bản nhiều lần, bằng nhiều thứ tiếng,và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của tập thơ ở nhiều mặt nội dung haynghệ thuật “Có những lời bình tóm được cái thần thái của thơ Hồ, như lời của G.Boudarel, một người Pháp, nói: “một cốt cách cổ điển trong một sáng tạo hiện đại” haylời của Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) nói rằng trong tập thơ ấy có những bài giá đemđặt vào giữa thơ Đường, thơ Tống cũng không thẹn” [18, tr. 9]. Hay bài viết của ViênƯng: “Bác Hồ, một nhà thơ lớn” đã viết: “... Khi tôi giở đọc tập thơ Nhật ký trong từ lòngtôi xúc động vô cùng. Tôi cảm thấy như trái tim vĩ đại đó đã tỏa ra ánh sáng chói ngờitrong một hoàn cảnh tối tăm, trong những ngày tháng tối tăm. Bác Hồ là một nhà thơlớn” [15, tr. 281].Để hiểu rõ hơn về sức ảnh hưởng của Nhật ký trong tù chúng tôi xin trích dẫn mộtđoạn trong bài viết của Tạ Xuân Linh: “Nhân hai năm ngày tập Nhật ký trong tù ra đời:Đã tỏa ra toàn thế giới” (4/1962), được in trong Báo Văn học (18/5/1962) : “... Nhật kýtrong tù đã được dịch và xuất bản ra hàng chục vạn bản ở Liên Xô và Trung Quốc. Nó đãđược giới thiệu trên những tờ báo văn học lớn của nước Pháp như tạp chí Châu Âu, Vănhọc Pháp... và gần như được xuất bản khắp ở Pháp. Một nhà tu hành trong một tu việnlớn ở Ấn Độ đã dịch ra tiếng Anh. Nó đã được giới thiệu và sắp được xuất bản ở Irac và cả văn xuôi Arap để được đưa đi các nước Arap. Nhật ký trong tù đã được dịch và phổnhạc một phần ở Hunggari; là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam đầu tiên đượcđến với bạn đọc ở thế giới Mỹ Latinh: Cuba, Chile, Braxin. Ở Tiệp Khắc có ba tờ báo vănhọc lớn giới thiệu một lần. Ở Italia, Nhật, Bỉ và nhiều nước khác đã giới thiệu các bài thơNhật ký trong tù. Quyển sách “Journal de Prison” từ Hà Nội đã đi đến tay nhiều bạn bètrên thế giới ở cả những nước còn đen tối như trong ngục tù, và được đáp lại với một mốitình cảm đặc biệt” [15, tr. 319].Với tập thơ Nhật ký trong tù, vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh càng được bộc lộ rõràng hơn. Với từng trang nhật ký nơi lao tù, Người không chỉ viết cho mình, viết về mìnhmà người vẽ nên bức tranh của nhà tù đầy đủ và rõ nét với tất cả những sắc màu của nó.Giá trị nổi bật trong tập thơ có thể thấy là tấm lòng yêu nước, thương dân và lạc quanCách mạng của người tù vĩ đại. Động lực tinh thần ấy đã tiếp thêm cho Người niềm tin,sức mạnh với khát vọng tự do, thoát khỏi xiềng xích để đến với nhân dân, với cách mạngmang lại tự do, hạnh phúc ấm no cho cả một dân tộc đang làm nô lệ đứng lên để đòiquyền sống chính đáng cho mình. Người khao khát tự do ngay cả trong giấc mơ, trongsuy nghĩ, trong lúc ngồi một mình và giao cảm với thiên nhiên... Điều đó cho ta thấy dù làsuy nghĩ hay hành động Hồ Chí Minh luôn là một con người vĩ đại đáng yêu và đáng kínhcủa dân tộc. Ta có thể nhận ra rằng tự do chính là cảm hứng chủ đạo trong tập thơ, vì có gìđáng quý hơn với một người tù là được tự do. Nhật ký trong tù có 13 bài thơ trực tiếpnhắc đến tự do, và có khoảng 10 bài nói về cảm hứng ấy.Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải chân thật, thật thà. Chính vì thế, mà từngtrang thơ của Người thấm đượm màu sắc của hiện thực cuộc sống. Ở nơi lao tù một nhâncách vĩ đại không tách rời cuộc sống hiện thực, Người cũng phải chịu những nỗi thốngkhổ như những người tù khác đêm đến cũng chịu lạnh rét, vì không được tắm nên Ngườicũng bị bệnh, cũng phải mệt mỏi khi phải chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác... càngthấu hiểu bao nhiêu thì Người càng muốn tự do bấy nhiêu. Thế nhưng, đọc thơ Hồ ChíMinh ta không nhận thấy sự chán chường, tuyệt vọng mà càng cơ cực, con người ấy càngbiết cách tạo dựng cho mình niềm vui, sự lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống vào ngàymai tự do. Người gửi tâm tư của mình hòa vào thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ thể hiện tâm hồn của một người nghệ sĩ với tấm lòng tha thiết yêu quêhương, yêu cuộc sống. Chất trữ tình và chất thép là hai yếu tố chủ yếu trong tập thơ.Trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, gian khổ giam hảm Người vẫn tìm cho mình một sựgiải thoát tự do trong tâm hồn.Như vậy, tập thơ Nhật ký trong tù thể hiện một tư tưởng nhất quán là đấu tranh cho tựdo cho nhân dân, khát vọng giải phóng con người, mang lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc.Hồ Chí Minh nhận ra được cái đẹp luôn tồn tại và xuất hiện ở bất cứ nơi đâu dù là nơi tùngục. Đồng thời tập thơ còn thể hiện được tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh, một nhàthơ lớn của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh Nhật ký trong tù vẫn sẽ còn sống mãi với thờigian.Hoàn cảnh sáng tácTập thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tháng 8/1942 Nguyễn Ái Quốc đã đổitên thành Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của Việt Nam độc lậpđồng minh để liên hệ với thế giới bên ngoài và tìm sự ủng hộ của thế giới. Nhưng khi đếnTúc Vinh – Quảng Tây – Trung Quốc vào ngày 28/8/1942 thì chính quyền Tương GiớiThạch bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 Hồ Chí Minh bịchính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnhQuảng Tây – Trung Quốc.Trong suốt khoảng thời gian hơn một năm đó Hồ Chí Minh đã viết một tập Nhật ký đểgiải bày tâm trạng của mình, ghi lại những chặng đường gian khổ nhưng cũng rất lạc quanvà Người tập hợp lại thành một tập có tên là “Ngục trung nhật ký” tức “Nhật ký trong tù”.Tập thơ gồm 134 bài (tính cả bài đề từ). Tập nhật ký bằng thơ không chỉ là một văn kiệncó giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật cao.1.1.2.2. Nội dung chính của tập thơNhật ký trong tù là một tập thơ lớn nên vấn đề mà tập thơ phản ánh cũng là mộtvấn đề lớn, có giá trị đối với dân tộc. Là một người tù, một công dân đất Việt đang bị kìmkẹp dưới sự thống trị của bọn cướp nước gian ác, Hồ Chí Minh mang trong mình một tư tưởng vĩ đại, một khát vọng lớn lao là được độc lập, tự do. Chính vì thế tâm sự của Ngườiphản ánh qua nội dung của tập thơ cũng không nằm ngoài những tư tưởng, khát vọng ấy.1.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hộiTrung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.Tập thơ trước hết là vẽ lại bộ mặt Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, đó là một chếđộ nhà tù hà khắc, tàn bạo và bất công. Có lẽ, Người không thể hiểu hết những điều ấynếu như Người không trực tiếp nếm trải qua sự đau khổ, đọa đày đó. Chắc hẳn, tâm trạngcủa Hồ Chí Minh phản ánh trong tập thơ cũng giống như ý của Nguyễn Du trong hai câuthơ này vậy:Trải qua một cuộc bể dâuNhững điều trông thấy mà đau đớn lòng(Truyện Kiều)Là một Người cộng sản vĩ đại với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc khi phảinhìn thấy cảnh những tù nhân, đồng bào của mình bị đọa đày hành hạ, bắt giam vô cớ, kểcả những đứa trẻ thơ chưa hiểu biết gì thì làm gì có tội thế mà cũng bị giam hãm nơi laotù. Trong khi bọn quan lại thì nhởn nhơ đánh bạc ăn tiền, hút thuốc phiện, vô phép, vô tắcnhư thế chẳng khác nào nhà tù lại chính là nơi dung túng, khơi mầm cái xấu, tiếp tay chokẻ ác.Oa...! Oa...! Oaa...!Gia phạ đương binh cứu quốc gia;Sở dĩ ngã niên tài bán tuế,Yếu đáo ngục trung căn trước ma(Tân Dương ngục trung hài - bài 86)Với bài Tân Dương ngục trung hài tức Cháu bé trong ngục Tân Dương của Hồ ChíMinh. Bài thơ có ý nghĩa tố cáo sâu sắc bọn Tưởng Giới Thạch được diễn tả thông quanghệ thuật châm biếm. Mở đầu bài thơ Người họa lại tiếng khóc của cháu bé “Oa...! Oa...! Oaa...!”, tiếng khóc ấy hồn nhiên, ngây thơ chưa chất chứa một tâm trạng hay nỗi niềmphẩn uất nào vì đứa bé mới sáu tháng tuổi thì nào có biết gì. Nhưng qua tiếng khóc ấy HồChí Minh thể hiện sự châm biếm hết sức mạnh mẽ cái phi lí bất công mà bọn Tưởng GiớiThạch áp đặt lên nhân dân. Cháu bé như kể cho Người nghe một câu chuyện bi hài rằng:Cha em sợ bị bắt đi lính, nên phải trốn nên em và mẹ phải chịu chung cảnh lao tù. Sựnghịch lí bắt đầu được hé lộ ở chổ đi lính là nhiệm vụ, trách nhiệm thiêng liêng của mỗingười dân nhưng tại sao phải trốn. Cái ý sâu xa là ở đó, dưới chế độ cũ việc kiu gọi ngườidân đi lính cứu nước nhà chẳng qua là một chiêu trò của bọn thống trị để áp bức và lừagạt nhân dân. Cho nên, nhân dân sợ phải trốn là cũng vì lẽ ấy. Sự bất công vô lí còn thểhiện ở việc người chồng trốn đi lính mà vợ và con cũng phải chịu cảnh tù như thế. Tiếngkhóc của đứa trẻ như một lời lên án tố cáo cái chế độ xã hội vô lí và thiếu tính người lúcấy.Bài thơ sau đây cũng phản ánh nỗi khổ của người tù:Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn,Vô diêm, vô thái, hựu vô thang;Hữu nhân tống phạn, ngật đắc bão,Một nhân tống phạn, hám gia nương.(Tù lương - bài 13)Ở trong tù, người tù phải chịu cảnh đọa đày thiếu thốn về mọi thứ, đến cơm ăn cũngbữa no bữa đói. Mỗi bữa một bát cơm còn không no vậy mà có bữa vẫn phải nhịn ăn nhưthế. Đọc thơ Hồ Chí Minh ta mới cảm nhận được nỗi thống khổ của người tù, và của vịlãnh tụ cao quý phải chịu đựng, ta càng căm ghét hơn bọn nhà tù thực dân Trung Quốcmất tính người, thiếu tình thương.Bộ mặt nhà tù xấu xa còn được thể hiện qua hình ảnh của những tên quan lại, quantrưởng, huyện trưởng...Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ,Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền; Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,Lai Tan y cựu thái bình thiên”.(Lai Tân - bài 96)Bài thơ là một sự đã kích, tố cáo mạnh mẽ cái xã hội nhố nhăng lúc bấy giờ. Hồ ChíMinh đã mang cái nghịch lí vào trong thơ của mình. Bởi làm sao có thế thái bình khinhững tên chức trách mang bộ mặt nạ giả kia vẫn còn tồn tại. Làm sao có thể thái bình khiban trưởng thì đánh bạc, Cảnh trưởng thì kiếm ăn quanh, huyện trưởng lại làm việc vàoban đêm (chỉ những công việc đen tối). Một điều khiến cho người đọc phải suy nghĩ nữađó là những ban trưởng, huyện trưởng phải là những người được giáo dục tốt, để có thểgiáo dục tù nhân chứ đâu phải những kẻ thấp hèn mang mặt nạ để đóng vai một con ngườicao quý. Lao tù là nơi bắt con người ta phải nhìn nhận lại tội lỗi của mình mà hối hận, sửasai thế nhưng những điều xấu xa, những tệ nạn vẫn thản nhiên, công khai trước mặt mọingười. Cái nhà tù là một xã hội riêng biệt, một xã hội còn mục nát, xấu xa hơn bên ngoài.Thật bất bình thay khi những người dân ngoài kia thì bị bắt vào tù vì đánh bạc, nhưngtrong tù thì lại được công khai tệ nạn ấy, khiến cho người ta phải hối tiếc sao không vàotrốn này sớm thì chẳng phải khỏe hơn sao?.Dân gian đổ bác bị quan lạp,Ngục ký đổ bác khả công khai;Bị lạp đổ phạm thường ta hối:Hà bất tiên đáo giá lý lai!?(Đổ - bài 24)Hồ Chí Minh đã vẽ nên bức tranh bọn quan lại lạm chức lạm quyền, hà hiếp nhân dân.Những con người đánh bạc ngoài kia bị bắt vào tù là đúng vì họ biết luật mà vẫn cònphạm luật, nhưng vào tù rồi họ mới chứng kiến được cảnh ngang trái rằng những ngườibắt mình vì tội cờ bạc lại là những con người đam mê cờ bạc, kẻ biết luật mà phạm luậtthì đã là đáng trách nhưng chính kẻ tạo ra luật, kẻ cầm gương giáo huấn người khác cũngngang nhiên làm trái luật định thì thử hỏi công lí nằm ở nơi đâu. Vậy mà Hồ Chí Minh lại khẳng định rằng Trời đất Lai Tân vẫn thái bình, chắc có lẽ thái bình theo cái cách hiểunhững tệ nạn ấy đã diễn ra một cách bình thường tự nhiên trong cái xã hội lúc ấy, Ngườinhận ra chẳng có gì khác thường vì con người vẫn đang sống, vẫn đang chấp nhận và vẫnhiểu rất rõ những gì đang diễn ra.Trong tập thơ cũng còn rất nhiều bài thơ phản ánh được nỗi đau khổ của con ngườidưới chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch, sự mất mát, hy sinh, hay những cuộc chia ly ấychẳng là gì với những kẻ có trái tim lạnh như băng (bọn quan lại nơi lao tù), nhưng sẽ lànỗi chạnh lòng không nguôi với Hồ Chí Minh và đồng bào yêu nước. Càng thấu hiểuNgười càng căm giận lũ người thống trị, lũ người dẫm đạp trên máu của nhân dân yêunước để bước đi.1.1.2.2.2. Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại.Tập thơ ngoài giá trị tố cáo tội ác của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch còn phản vẻđẹp tâm hồn phong phú cao đẹp của Hồ Chí Minh - một người tù vĩ đại. Vì đất nước cònđọa đày, nhân dân còn thống khổ thì Người có hề gì than trách, kể lể đến nỗi khổ củamình. Người luôn sống hết sức, sống hết mình, sống như thể hôm nay là ngày cuối cùngđược sống vậy. Tâm hồn của Người hòa cùng với nhân dân, với cuộc sống, với tạo vật. Dùcho khó khăn đến dường nào Người vẫn ra sức tìm cho mình một sự thanh thản nơi tâmhồn. Nhật ký Người viết cho chính mình đã trở thành bức chân dung tự họa, họa ra mộtngười tù vĩ đại với khí phách kiên cường. Trong Người luôn tồn tại một tinh thần thép,sống vì Cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Cách mạng và một trái tim quả cảm, giàu tìnhthương.Hồ Chí Minh chúng ta có thể gọi Người là một nhà ái quốc vĩ đại, vì lúc nào trái timNgười cũng hướng về Tổ Quốc, về đồng bào yêu nước. Khát khao mong được phục vụcho sự nghiệp cách mạng, nhưng giờ lại phải chịu cảnh Oái oăm gió cản cánh chim bằng.Người tưởng như mình là cánh chim bay ngược hướng gió, lúc nào Người cũng sốt ruột,nóng lòng muốn được tự do, muốn trở về với đồng bào khi bây giờ Người phải chịu cảnhngồi không giữa bốn bức tường nhà lao, chỉ biết nhìn thấy sự bất công đang diễn ra màchẳng thể làm gì được. Người đã than vãn: Khả liên dư tố tù trung khách,Vị đắc cung thân thướng chiến trường.(Việt hữu tao động - bài 79)Thế nhưng, nỗi bất bình đó càng làm cho người chiến sĩ cách mạng càng trở nên kiêncường bất khuất, dù là trong đọa đày Người vẫn rất ung dung tự tại, tràn đầy nhựa sống.Đối với Người giữ vững tinh thần kiên định, chân không lui, chí không nãn là điều quantrọng:Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương;(Lộ thượng - bài 50)Cũng có khi Hồ Chí Minh cảm thấy bản thân đang bất lực trước mọi việc, Ngườingồi trong tù như ngồi trong đóng lửa, Người khao khát được tự do không phải vì sợ cảnhtù đày đau khổ, mà là vì ngoài kia chiến sĩ đang anh dũng hy sinh trên chiến trường nhưngNgười cứ ngồi mãi một nơi, nhàn rỗi quá đỗi cũng khiến Người đau khổ, có chí lớn màchẳng được dùng:Hoàn cầu chiến hỏa thước thương thiên,Tráng sĩ tương tranh phó trận tiền;Ngục lý nhàn nhân nhàn yếu mệnh,Hùng tâm bất trị nhất văn tiền.(Nạp muộn - bài 59)Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn và con người lớn. Người dành tình yêu thương baola đến nhân dân, đồng bào yêu quý, tình yêu thương ấy như ngọn lửa càng soi sáng hơntrái tim đỏ màu Tổ Quốc của Người, máu Người chảy về nguồn dân tộc, chân Người bướctheo ánh sáng cách mạng, theo trái tim màu đỏ yêu thương. Ở trong tù đày Người hiểu,đồng cảm hết thảy nổi khổ mà những người bạn tù phải chịu. Cái tình người chan chứa,Người nói trong thơ mình nhẹ nhàng mà sâu lắng biết bao. Ở trong tù nhìn thấy cảnh vợ người bạn tù đến nhà lao để thăm chồng, những câu đầu bài thơ Người chỉ kể lại những gìmình nhìn thấy được, chỉ một câu thơ cuối cái tình mới được đưa lên cao. Tình cảnh chânkhả liên (Tình cảnh thật đáng thương). Thế nhưng, từ đầu đến cuối bài thơ Người luôndùng trái tim của sự đồng cảm mà kể lại câu chuyện đang diễn ra trước mắt. Chỉ với mộtcâu chuyện tưởng chừng như đơn giản ấy, mà lại chứa cái tình sâu sa. Hồ Chí Minh đãgián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn khiến mẹphải xa con, vợ phải xa chồng, những người chiến sĩ Cách mạng đã ra đi không hẹn ngàyquay lại, chính chiến tranh đã cướp đi cuộc sống yên bình vốn có của nhân dân để giờ đâychàng và thiếp đứng cách nhau một cái song sắt mà tựa như cách nhau trời vực, lấy nướcmắt để thay lời muốn nói, cố gắng kìm nén nổi nhớ thương. Cảnh ấy, tình cảnh ấy đượcbộc lộ qua bài thơ sau của Người:Quân tại thiết song lý,Thiếp tại thiết song tiền;Tương cẫn tại chỉ xích,Tương cách tự thiên uyên;Khẩu bất năng thuyết đích,Chỉ lại nhãn truyền ngôn;Vị ngôn lệ dĩ mãn,Tình cảnh chân khả liên!(Nạn hữu chi thê thám giam - bài 34)Xuất phát từ tình yêu thương con người ấy, thơ của Hồ Chí Minh có tính giáo dục cao.Có những bài thơ trong tập thơ để lại những bài học đáng giá cho dân tộc. Hơn một năm ởtù Người phải chịu biết bao gian khổ nhưng với tinh thần thép vững trải thì có hề gì. Mộtcon người thanh cao nhưng cũng rất đỗ bình dị, gần gũi. Người cũng nhận ra được nỗikhổ Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài (Nhất nhật tù, thiên thu tại ngoại). Người cũngphải chịu những khó khăn, khổ ải ăn không được no, ngủ không yên, không thay áo,không tắm rửa thế nên răng mới rụng, tóc mới bạc, cơ thể mới gầy ốm, ghẻ lở, nhưng cũng nhờ có một tâm hồn lạc quan, kiên định đã giúp Người vượt qua những khó khăncỏn con ấy:Trì cửu hòa nhẫn nại,Bất khẳng thoái nhất phân,Vật chất tuy thống khổ,Bất động giao tinh thần(Tứ cá nguyệt liễu - bài 102)Hay trong bài thơ sau:Mễ bị thung thì, hẩn thống khổ,Ký thung chi hậu, bạch như miên;Nhân sinh tại thế dã giá dạng,Khốn nạn thĩ nhĩ ngọc thành thiên.(Văn thung mễ thanh - bài 71)Cũng giống như việc giã gạo, phải trải qua bao nhiêu đau đớn, gian khổ bị giam giữ,hành hạ, đọa đày nhưng đối với Người như thế là thử thách mà Người cần phải vượt qua.Người xưa có câu: “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Hai bài thơ trên đã là một bài họcđối với nhân dân đó là một bài học về cách làm người, dùng gian nan, khó khăn để khẳngđịnh ý chí tinh thần vững trải, chứ không nên nãn lòng trước thử thách, như thế nhất địnhsẽ vượt qua dù có đau khổ thì tinh thần cũng không được nao núng. Qua đó, ta thấy đượctấm lòng và nhân cách cao đẹp vì đất nươc, dân tộc của Hồ Chí Minh.Tập thơ Nhật ký trong tù còn vẽ nên cốt cách của một người nghệ sĩ lớn. Cũng như đãnhắc đến ở phần những vấn đề chung về tập thơ, ta thấy Hồ Chí Minh là một người thathiết yêu thiên nhiên và trong thơ của Người thiên nhiên luôn “dành một địa vị danh dự”[8, tr. 403]. Thiên nhiên gắn liền với đời sống nội tâm của Người, cũng nhờ có thiên nhiênmà Người có được thểm người bạn, để giải bày tâm sự cho vơi bớt nỗi cô đơn, Người gửi vào thiên nhiên những ước mơ và khát vọng. Có thiên nhiên dường như Người cảm thấytâm hồn mình được thanh thoát, Người thừa nhận với thiên nhiên mình cũng là thi sĩ:Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.(Vọng nguyệt - bài 20)Như vậy, ngoài việc phản ảnh bộ mặt xấu xa của nhà tù Trung Quốc thời TưởngGiới Thạch, tập thơ còn phản ánh tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng, củangười tù vĩ đại bằng một tinh thần thép dù cho khó khăn, gian lao thì “Gan không núngchí không mòn”. Đồng thời còn là tình yêu thương dành cho nhân dân, cuộc sống, conngười.1.2. Thiên nhiên và thiên nhiên trong thơ ca1.2.1. Vấn đề thiên nhiênThiên nhiên là những gì có sẵn trong thế giới tự nhiên không do con người tạo nênbao gồm đất, nước, không khí,bầu trời, rừng cây, đồi núi, tài nguyên... Thiên nhiên là tàisản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. Thiên nhiên gắn bó mật thiết và hòa hợp vớicon người trong một tổng thể không thể tách rời. Từ thời xa xưa con người đã tiến hànhkhai thác thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình, vì thế thiên nhiên đã tồn tại songsong với cuộc sống gia đình, xã hội.Như ta đã biết, thiên nhiên là đề tài rộng lớn và là nguồn cảm hứng sáng tác vô tậntrong thi ca, nghệ thuật, nhất là trong thơ ca phương Đông. Thiên nhiên có vai trò hết sứcquan trọng đối với đời sống tinh thần của con người bởi nó là nơi gửi gắm, chia sẻ buồnvui trong cuộc sống bộn bề, tấp nập, làm cho tâm hồn thêm thanh cao, trong sáng. Chínhvì thế, trên thi đàn thơ ca văn học từ thời trung đại đến hiện đại không lúc nào vắng bónghình ảnh thiên nhiên. Có lúc nổi bật, có lúc thấp thoáng ẩn hiện nhưng nhìn chung thiênnhiên luôn gắn bó, đồng điệu với con người, là điểm tựa tinh thần quan trọng không thểthiếu. Điều cần chú ý trong những bài thơ miêu tả thiên nhiên của các thi nhân là thiên nhiênkhông chỉ thuần là gợi tả. Tức là nói đến hoa chưa chắc chỉ nói đến vẻ ngoài của hoa, nóiđến trăng không chỉ nói về ánh sáng của trăng,... Mà tự bên trong nó gợi ra nhiều màu sắckhác nhau, cần được thi nhân khám phá, gửi gắm những tình cảm nào đó vào sáng tác củamình. Từ đó, thiên nhiên mới có sức ảnh hưởng sâu sắc trong tâm hồn thi nhân, thiênnhiên trong văn thơ chở đầy những tâm trạng, cảm xúc của tác giả nó không đơn thuần lànó nữa mà thiên nhiên trong tác phẩm nghệ thuật đã được nâng lên một bậc, dường như tựthân nó đã phát sáng, phát ra một thứ ánh sáng kì lạ chất chứa cảm tình. Thiên nhiên cókhi là sợi dây đàn nhiều phím bất chợt xao xuyến vang lên giúp đánh thức những kí ứccủa thi nhân về cuộc sống đời thường.Có những câu thơ chỉ thuần gợi tả như:Ly biên ế ế giá miêu trưởng,Thảo lý thanh thanh vu diệp hy.(Nguyễn Bảo)Hai câu thơ miêu tả hình ảnh những đám mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn, nhữngluống khoai trong đám cỏ đã xanh cây. Đọc câu thơ ta có thể hiểu ngay được những gì màtác giả muốn nói đến, tức ý thơ không hàm chứa lớp nghĩa hàm ẩn. Nhưng qua đó ta cũngcảm nhận được tình cảm mà tác giả dành cho quê hương, ruộng đồng.Thiên nhiên giúp bộc lộ tâm trạng của thi nhân hay nhân vật trữ tình trong sáng táccủa nhà văn, nhà thơ. Ta có thể thấy điều đó qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ TràngGiang của Huy Cận.Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.(Tràng Giang) Hiện lên trong bốn câu thơ đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn,buồn theo tâm trạng của thi nhân. Hình ảnh từng con sóng “gợn điệp điệp”, con thuyềnxuôi theo dòng nước trôi đi một cách vô định. Cảnh buồn kéo theo cái tình cũng buồn haydo tình buồn cảnh cũng sầu trăm ngả. Và dập dềnh giữa con nước mênh mông ấy, có mộtcành củi khô cũng chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu giữa dòng đời tấp nập, bộn bề quá nhiềuthứ để lo, quá nhiều hướng để đi. Qua bức tranh thiên nhiên ấy đã bộc lộ rõ cho ta thấytâm trạng buồn, lo lắng của Huy Cận trước những ngả rẻ của cuộc đời mình, không biết sẽđi về đâu giữa dòng đời vô định nó cứ mãi kéo riết con người ta đi theo một hướng nào đómà chẳng ai biết trước được.Vùng này tuy rộng đất khô cằn,Vì thế nhân dân kiệm lại cần;Nghe nói xuân này trời đại hạn,Mười phân, thu hoạch chỉ vài phân.(Long An - Đồng Chính - Hồ Chí Minh)Bài thơ trên Hồ Chí Minh không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên của vùng đất nơi đâykhô cằn, thời tiết thì đại hạn. Mà bên trong nó chính là tình yêu thương dành cho conngười, cho những người dân nhỏ bé nơi đây đang phải chịu cảnh thiếu thốn do thời tiếtgây nên.Bài thơ Chào xuân 67 của Tố Hữu đã bộc lộ rõ tâm trạng, nỗi niềm mà tác giả gửigắm trong bài thơ qua bức tranh thiên nhiên:Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trậnLúa đứng thẳng hàng, quyết tâm năm tấnĐó là niềm tin vào một ngày mai thắng lợi sẽ đến, non sông đất nước đang hòa chungmột bản hòa tấu đánh giặc hào hùng, thiên nhiên với hình ảnh “đồng ruộng chỉnh tề” thếtrận giống như những chiến sĩ Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, “lúa đứng thẳng hàng” lạigiống như từng đoàn quân đang nghiêm trang chờ lệnh tấn công. Qua đó ta thấy thiênnhiên không chỉ nói lên niềm vui, phấn khởi của tác giả mà thiên nhiên trong thơ có sức gợi rất lớn. Nói đến đồng ruộng, nói đến những hàng lúa mới không chỉ đơn thuần là miêutả lúa mà là nói đến những người chiến sĩ nhân dân Việt Nam.Muôn đời nay, ta thấy thiên nhiên luôn là người ban tri âm, tri kỉ của hồn thơ thi sĩ.Thi sĩ yêu thiên nhiên và có khi nhìn thiên nhiên không phải bằng con mắt thực mà bằngcon mắt của tâm trạng, của khát khao nào đó:Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé,Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô(Bạch Đằng giang - Trần Minh Tông)Ta thấy tác giả nói đến nước còn màu đỏ đâu chỉ đơn thuần là miêu tả màu đỏ của ánhnước mà nó gợi lên màu máu của giặc ngoại xâm vẫn còn chưa khô trên bờ cõi Việt Nambằng cảm hứng vui tươi, tự hào.Tác giả còn mượn thiên nhiên để làm người bạn, chia sẽ những buồn vui cùng nhânvật của mình:Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chungHay:Vầng trăng vằng vặc giữa trời,Đinh ninh hai mặt một lời song songTrăng bây giờ xuất hiện trong câu thơ không còn đơn thuần là ánh trăng của tự nhiênnữa mà trăng khơi gợi cho thi nhân thấy rằng ánh trăng cũng có tâm hồn, có thể gần gũi,chia sẽ nổi niềm tâm sự cùng Kiều khi phải trơ trọi một mình nơi lầu xanh hay chứng kiếncho cảnh thề nguyền của Kim Kiều. Thiên nhiên hiện lên như một nhân vật trong TruyệnKiều và là nhân tố không thể thiếu.Trăng cũng trở nên có linh hồn, có sự sống trong Nguyệt cầm:Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần(Nguyệt cầm - Xuân Diệu)Trăng không còn đơn thuần là trăng của đất trời, của vũ trụ mang hơi ấm, sức sốngcho con người. Mà trăng giờ đây đã hòa vào điệu nhạc buồn của cung đàn nguyệt lạnh,biết thương, biết nhớ.Qua đó, ta thấy thiên nhiên trong tự nhiên khi bước vào thơ ca nó được biến hóa,được nâng lên thành những cung bậc khác nhau. Thiên nhiên là nơi để thi nhân bộc lộnhững tâm trạng, cảm xúc vui buồn, là nơi gửi gắm những tình cảm, là nơi để con ngườicó thể bầu bạn, sẽ chia.1.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca1.2.2.1. Thiên nhiên trong thơ ca trung đại1.2.2.1.1. Thiên nhiên trong thơ ca thời LýVăn học thời Lý mang nặng ý thức hệ Phật giáo. Vì thế, lực lượng sáng tác văn họcthời kì này là các nhà sư thấm nhuần tư tưởng triết lí của Phật giáo, triết lí ở đời. Do đó,thiên nhiên trong thơ ca thời Lý cũng không tách rời những quan niệm triết lý của Phậtgiáo. Dưới con mắt của các nhà sư thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp muôn hình vạn dạng,tràn đầy nhựa sống. Đồng thời, giữa thiên nhiên và con người luôn có sự giao hòa, đồngđiệu với nhau.Thơ ca giai đoạn này có các nhà thơ tiêu biểu như: Mãn Giác Thiền sư, Viên Chiếuthiền sư, Văn Quảng Trí thiền sư, Chân Không thiền sư... Các nhà sư có điểm chung làđều nhìn nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, tạo vật, trong cùng một bản thểvới nhau.Chân Không thiền sư khi nói về mùa xuân:Xuân khứ xuân lai nghi xuân tận,Hoa kia hoa lạc chỉ thị xuân. Đó là cảm quan thiền của thiền sư Chân Không ở thế kỷ XI về mùa xuân. Nhà sưquan niệm thế nhân dao động buồn, vui trước dòng đời biến ảo vì chưa thấu rõ quy luậtthành, trụ, hoại, không của vạn vật. Giác Hải thiền sư cũng cho rằng:Xuân lai hoa điệp thiên tri thì,Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.(Thị tật)Mỗi người ở đời cũng giống như vạn vật đều không thoát khỏi vòng luân hồi của sinh,lão, bệnh, tử. Đó là điều mà ai cũng phải trải qua thế nên chớ nhìn thấy cảnh xuân kia, hoakia, bướm kia mà buồn tủi, vì tất cả chỉ là hư ảo. Mãn Giác thiền sư cũng có bài kệ rất haycho quan niệm “sắc không” của nhà Phật qua sự so sánh giữa cái vô hạn của vũ trụ, vớicái hữu hạn của đời người, mang lại cho con người niềm tin và hy vọng hơn vào cuộcsống:Vạn lý thanh giang, vạn lý thiênNhất thôn tang giá, nhất thôn yênMở đầu bài thơ ta thấy hiện lên một không gian màu xanh mênh mông Vạn dặm sôngxanh, vạn dặm trời. Màu xanh luôn là màu của hy vọng, của nhịp sống đang tràn đầy,sung sức. Màu xanh của dòng sông chan hòa, đồng điệu với màu xanh của đất trời tạo nênmột bức tranh thiên nhiên đẹp đến vô cùng. Và trong bức tranh ấy xuất hiện thêm mộtxóm dâu gai, một khói mây, hình ảnh vừa thực vừa ảo ấy góp phần làm cho bức tranhthiên nhiên thêm đầy ý vị, màu sắc của cuộc sống.Viên Chiếu thiền sư cũng từng nói đến quy luật tự nhiên ấy qua bức tranh thiên nhiênđầy hoa và bướm.Xuân hoa dữ hồ điệpKỷ luyến kỷ tương vi (Tham đồ hiển quyết)Nhìn chung, nói đến thiên nhiên trong văn học thời Lý là nói lên cái bản thể hòa điệuchung của con người với thiên nhiên. Qua mỗi bài thơ nhà sư đều muốn gửi gắm vào đónhững quan niệm sống của mình. Những quan niệm mang tính chất lạc quan, yêu cuộcsống, yêu vạn vật và không tách rời quy luật tuần hoàn của cuộc sống.1.2.2.1.2. Thiên nhiên trong thơ ca thời TrầnTiếp nối thơ ca miêu tả thiên nhiên của thời Lý, thơ ca miêu tả thiên nhiên thời Trầncũng tiếp thu quy luật “Vạn vật nhất thể”, thiên nhiên và con người cùng chung một bảnthể, gắn bó đồng điệu với nhau, không phân hóa, không tách bạch. Có điểm khác biệt làthơ thiên nhiên đời Trần tập trung vào thể hiện cuộc sống bình dị, gần gũi với con ngườiđược thể hiện qua cảm hứng thế sự, cảm hứng công dân và cảm hứng Thiền. Những nhàthơ phải kể đến trong giai đoạn này như: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trung Ngạn, TrầnQuang Thiều, Nguyễn Sưỡng, Mạc Đĩnh Chi,...Yêu mến cảnh đẹp của quê hương, đất nước không tách rời những chiến công hiểnhách thể hiện niềm tự hào dân tôc:Mồ chôn quân thù cao như núi, cây cỏ xanh tươiNước triều ngời biển ầm ầm, đá núi lởm chởmMấy ai biết sự nghiêp muôn thuở đời Trùng HưngMột nữa nhờ sông núi, một nữa do con người.(Sông Bạch Đằng - Nguyễn Sưỡng)Ta thấy nhà thơ vừa ngợi ca cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước vừa ca ngợithắng lợi vẻ vang của dân tộc anh hùng. Một ý thơ rất hay đó là: Một nữa nhờ sông núi,một nữa do con người. Một lần nữa được nhắc lại trong thơ ca thiên nhiên và có người cóquan hệ khăng khít, không thể tách bạch, hỗ trợ lẫn nhau.Cổ tự thê lương thu ái ngạiNgư thuyền tiêu sắc mộ chung sơ Thuỷ minh, sơn tĩnh, bạch âu quá,Phong đinh, vân nhàn, hồng thụ sơ.(Lạng Châu vãn cảnh - Trần Nhân Tông)Hiện ra trong lời thơ là một bức tranh thơ tuyệt đẹp. Dường như nhà thơ đã cố gomhết cái đẹp của thiên nhiên vào bức tranh của mình với đầy đủ cung bậc của nó có nước,núi non, chim, gió, mây, cây cỏ... Thật là một bức tranh thu đầy màu sắc. Thiên nhiêntrong thơ ca thời Trần bộc lộ được cái xao xuyến của tâm hồn trước cảnh sắc thiên nhiênlung linh huyền ảo, nữa thực nữa mộng, nữa động nữa tỉnh.Dạ khí phân lương nhập họa bình,Tiêu tiêu đình thụ báo thu thanh.Trúc đình vong thích hương sơ tận,Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh(Tảo thu - Huyền Quang)Thời gian trong bài thơ không trôi qua một cách lặng lẽ mà nó được báo hiệu bằngtiếng thu thông qua cái hơi lạnh về đêm,tiếng xào xạc của cây lá. Nhưng con người đãquên đi sự thay đổi đó, thể hiện được cái cảm xúc đồng điệu giữa con người với thiênnhiên mà cụ thể ở đây là ánh trăng đã tràn ngập lên vạn vật xung quanh. Nhà thơ đã dùngtâm hồn tĩnh tại, an nhiên để cảm nhận vẽ đẹp của đất trời.Thông qua việc miêu tả thiên nhiên, thơ ca thời Trần còn nói về cuộc sống bình dị,dân dã của nhân dân, thiên nhiên vì thế cũng thực hơn, đẹp hơn:Thôn hậu thôn tiền đạm tự yênBán vô bán hữu tịch dương biênMục đồng địch lý quy ngưu tậnBạch lộ song song phi hạ điền(Thiên trường vãn vọng - Trần Nhân Tông) Và thiên còn là nơi để nhà thơ gửi vào đó những nỗi niềm, tâm sự, nhưng ưu tư khónói trong lòng. Trần Thánh Tông đã mượn thiên nhiên để nói đến tâm trạng nhớ nhungđến người cung nữ xưa:Cung môn bán yểm kính sinh đàiBách trú trầm trầm thiểu vãng laiVạn tử thiên hồng không lạn mạnXuân hoa như hứa vị thùy khai(Cung viên xuân nhật ức cựu)Nói đến văn học thời Trần không thể không kể đến Trần Quang Triều, ông được gọi làngười gìn giữ ngôi chùa tâm linh của quê hương. Với tấm lòng yêu quên hương, mến cảnhsắc thiên nhiên tha thiết, ông đã gửi lòng vào thiên nhiên, với từng bước chân nơi thanhtịnh, là bước nhà thơ cảm nhận được sự lắng đọng trong tâm hồn mình, hòa mình vàothiên nhiên.Xuân vạn hoa dung bạc,Lâm u thiền vân trường.Vũ thu thiên nhất bích,Trì tịnh nguyệt phân lương.(Đề Gia Lâm tự - Trần Quang Thiều)Nhìn chung, văn học giai đoạn này, thiên nhiên được nhìn nhận một cách gần gũi vàtinh tế hơn, gắn liền với cuộc sống dân dã, với những chiến công hiển hách của dân tộc,với niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang đồng thời cũng thấm đẫm nhiều cungbậc cảm xúc của con người gắn với cảm Thiền.1.2.2.1.3. Thiên nhiên trong thơ ca thế kỉ XVVăn học giai đoạn này có hai đặc điểm chủ yếu là ca ngợi cuộc kháng chiến chốngquân Minh và người anh hùng Lê Lợi (Tập trung thể hiện trong các tác phẩm nữa đầu thế kỉ XV), hai là ca ngợi sự thịnh trị của triều đại Hậu Lê và vua Lê Thánh Tông (Tập trungthể hiện trong các tác phẩm nữa sau thế kỉ XV). Với nội dung chính là yêu nước, ngợi catinh thần đấu tranh kiên cường và những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, ngoài ra còn cangợi sự thịnh trị của chế độ phong kiến và tài đức của vua Lê Thánh Tông. Những tên tuổinhà thơ phải kể đến trong giai đoạn này như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trực,Nguyễn Mộng Tuân...Trước tiên, thiên nhiên trong thơ ca nữa đầu thế kỉ XV, là những bài thơ về thiênnhiên gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Mỗi tác giả đều mang mộttình cảm, một phong cách riêng tạo nên những bức tranh thiên nhiên phong phú và đadạng. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn văn học này với tấm lòng yêuthiên nhiên tha thiết, thiên nhiên trong thơ ông đủ mọi cung bậc, cảm xúc vừa gần gũi vớilàng quê nông thôn Việt Nam vừa mang nét đẹp chân - thiện - mỹ.Gối hái mây, dầu trúc múa,Cầm đưa gió, mặc thông đàn.Ngày xem hoa động, chẳng cài cửa,Tối rước chim về mã lạc ngàn.(Tự thán - bài 25)Bài thơ thể hiện được tâm hồn lạc quan, yêu đời của Nguyễn Trãi, hòa mình vàothưởng ngoạn cảnh thiên nhiên trời phú mà không phải lo nghĩ điều gì. Nguyễn Trãikhông chỉ yêu mến thiên nhiên mà còn có sự am hiểu sâu sắc với những sự vật vốn dĩbình dị ở làng quê, ông vẽ nên bức tranh quê vào buổi sớm với ánh nắng chan hòa tạo sứcsống cho mọi sinh vật xung quanh và kết thúc bài thơ bằng việc chia sẽ những kinhnghiệm của việc thưởng thức mía:Viện xuân đầm ấm nắng sơ dồiÁo tới hung hăng thuở mặc thôi.Ăn nước kìa ai được thú Lần từng đốt mới hay mùi.(Giá)Cái chân - thiện - mỹ trong thơ Nguyễn Trãi thể hiện qua hình ảnh của tùng, cúc, trúc,mai. Những hình ảnh mang sức biểu tượng cao, qua đó cũng thể hiện được tâm hồn, cốtcách của con người trước thiên nhiên tươi đẹp. Ngoài ra thơ về thiên nhiên của NguyễnTrãi còn là một bức tranh đẹp, thanh bình của đất nước:Viễn phương ngọc bạch đồ vương hội,Trung Quốc uy nghi đổ Hán quan.Sóc tẩm dĩ thanh kình lãng tức,Nam châu vạn cổ cựu giang san.(Hạ quy Lam Sơn I)Và thông qua thiên nhiên, cái khát vọng hòa bình, hạnh phúc cũng được Lý Tử Tấnthể hiện trong sáng tác của mình, nhằm khẳng định một tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng vàkhẳng định sự thắng lợi trong sự nghiệp gìn giữ hòa bình của dân tộc ta:Kéo dải sông Ngân rửa giáp binhSông dài như dải áo, muôn thưở thanh bình(Xương Giang Phú)Cùng với Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn cũng có những bài thơ nói về thiên nhiên đẹp, bộclộ rõ được lối sống vừa thanh cao, vừa bình dị, xem thiên nhiên, hoa cỏ là bạn tri kỉ củamình.Trước sân hoa lựu, cỏ bờ ao,Mặt nước ngày dài gác sạch làu.Rêu tỏa nụ tiền, mưa sớm giội,Hòe buông màu lá gió trưa vào.(Ngày mùa hạ) Như vậy, ta thấy thiên nhiên trong giai đoạn đầu thế kỉ XV ngoài việc miêu tả thiênnhiên thể hiện niềm tự hào dân tộc, hay cái nhìn về một xã hội lí tưởng mà thiên nhiêncòn mang vẻ đẹp bình dị gắn liền với non sông, đất nước, với đời sống hiện thực của conngười.Còn về văn học nữa cuối thế kỉ XV. Các nhà thơ đã có những nét tiến bộ rõ nét trongsáng tác của mình khi cố thoát khỏi cái gò bó của văn học cung đình. Những bài thơ miêutả thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn văn học này.Phải kể đến là thơ của Nguyễn Trực với những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên đơn giảnnhưng để lại tiếng vang sâu sắc trong lòng đọc giả, bởi đó không chỉ có thiên nhiên màcòn có con người với những tình cảm chân thật, gần gũi:Địa viễn phi trần thiểu,Sơn cao đắc nguyệt đa.(Đề Cực Lạc tự)Đến với Ngẫu thành ta sẽ bắt gặp một Nguyễn Trực với tấm lòng yêu nước gắn liềnvới yêu quê hương tha thiết, vì đất nước, vì vua phải xa quê hương nên nỗi nhớ quê hương,nhớ núi non, nhớ công việc bình dị nơi làng quê:Hà nhật Tây Sơn sơn hạ lộ,Thoa y tiểu lạp khán xuân canh.(Ngẫu thành)Nhà thơ Thái Thuận thì chú ý đến cái bình dị, dân dã của cuộc sông ở đồng quê:Mao xá nhân yên lý,Cô chu tiểu bạc thì.(Hoàng giang tức sự)Thơ của Lê Thánh Tông ngoài việc miêu tả thiên nhiên còn bộc lộ tâm trạng củangười anh hùng, là những lo toan cho cho đất nước của nhà vua. Lê Thánh Tông mượnthiên nhiên để nói lên tâm sự của người anh hùng: Tam canh phong lộ hải thiên liêu,Nhất phiến hàn quang thượng bích tiêu.Bất chiếu anh hùng tâm khúc sự,Thừa vân tây tiến dạ thiều thiều.(Tam canh nguyệt)Hay với bài thơ Ngự chế hoa mai thi, Lê Thánh Tông đã miêu tả vẻ đẹp của hoa mai,vừa đẹp, vừa thanh cao tựa như khách du tiên. Hoa mai hiện lên trước mắt nhà vua đẹpmột cách toàn diện từ vóc dáng, hương thơm, đến tinh thần trong trắng như viên ngọc.Qua đó, nhà vua như muốn vẽ nên hình ảnh của một con người anh hùng, có cốt cách caođẹp như hoa mai:Tây Hồ cảnh trí tiểu sơn côBăng tuyết tinh thần bất dạ chu.Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch,Tiêm yêu thúc đới nhạ thanh cù(Ngự chế hoa mai thi)Qua những bài thơ viết về thiên nhiên ở giai đoạn này ta thấy được tấm lòng yêu thiênnhiên, đất nước cũng như con người gắn liền với cảnh sắc của thiên nhiên, mượn thiênnhiên để gửi tâm hồn, cảm xúc. Chính vì thế, thiên nhiên cũng thực hơn, gần với cuộcsống hơn, thiên nhiên mang những quan niệm mới mẻ hơn về đất nước, và con người.1.2.2.1.4. Thiên nhiên trong thơ ca từ thế kỷ XVI đến nửa đầu XVIIIĐầu thế kỉ XVI triều đại Hậu Lê chấm dứt thời kì hưng thịnh và trượt dài trên conđường suy thoái, trong hoàn cảnh đó văn học vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Lực lượngsáng tác thời kì này chiếm đa số là các nho sĩ bình dân và ẩn dật. Ngoài nội dung tố cáomạnh mẽ hiện thực xã hội phong kiến thối nát và số phận bi thảm của con người, hay thùphụng, ca ngợi chế độ phong kiến thì các thi sĩ giai đoạn này vẫn dành cho thiên nhiênmột tình cảm ưu ái qua những bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước. Mặc khác, do hoàn cảnh của lịch sử có những biến cố lớn trong giai đoạn này là đất nước ta bịchia cắt làm hai miền kéo dài gần 50 năm. Nên thiên nhiên trong giai đoạn này mặc dùvẫn nhận được sự ưu ái của thi nhân nhưng vẫn có sự khác nhau giữa Đàng trong và Đàngngoài.Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của thế kỉ VXI. Ông dành cho thiên nhiên mộttình cảm lớn, dành cho cuộc sống một tình yêu sâu nặng. Sáng tác của Nguyễn BỉnhKhiêm thể hiện được bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống một cách bình dị, gần gũi,đồng thời thể hiện được thần thái nhàn hạ, thanh thản của một con người ẩn dật khôngphiền muộn, lo nghĩ những việc ở đời:Một mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nàoTa dại, ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn, người đến chốn lao xao(Cảnh nhàn)Nhà thơ còn tìm được ở quê hương thanh bình sự gắn bó, ấm áp tình người. Bức tranhthiên nhiên ấy vừa giản dị, thơ mộng, lại vừa mang vẻ đẹp thanh cao như con người ở nơiđây. Yêu quê hương nhà thơ am hiểu sâu sắc những điều vốn rất bình dị nơi làng quê này,cảnh sống ẩn dật xa rời thế giới bên ngoài, nhưng nhà thơ lại cảm thấy rất hạnh phúc, annhàn. Mùi hương hoa, sắc hoa, những sinh vật bé nhỏ ở nơi đây vương đọng, quấn quítvới con người càng làm ta thấy rõ hơn sự giao hòa với thiên nhiên, với cuộc sống bình dịcủa thi nhân.Làng xóm ở phía tây nam quán,Sông ngòi ở mạn tây bắc quán.Giữa có nữa mẫu vườn,Bụi xe chẳng bén tới,Trúc hoa tay tự trồng. (Trung tân ngụ hứng)Cùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải cũng có những bài thơ rất hay về thiên nhiên.Với tấm lòng ca ngơi thiên nhiên đẹp, bình dị và sự trân trọng đối với con người tạo ra cáiđẹp.Chức bố hữu phường lai vấn tí,Chủng liên thùy chủ hốt văn hương.Hạc thê lão bách càn khôn cổ,Phượng vũ cao sơn nhật nguyệt trường.(Phong Lam Sơn ngẫu thành - bài 1)Hoàng Sĩ Khải được xem là người mở đầu cho chuyện thơ Việt Nam, với tác phẩm Túthời khắc vịnh, bài thơ gồm 336 câu thơ Nôm, thông qua việc diễn tả những cung bậc đổithay của bốn mùa nhằm ca ngợi, thù phụng triều đình Lê - Trịnh:Dưới đóa mây chiếc nhàn vi đấtHảy hơi may thổi lọt lá ngôChon von một đỉnh Vọng PhuTrời thu mấy trượng, bể thu mấy trùng(Tứ thời khúc vịnh)Trịnh Căn là nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn văn học này. Với bài Trúc, thông quahình ảnh trúc ông so sánh với những bậc trung thần, phong thái của những bâc anh tuấn:Tư chất sinh nên chỉn lạ lùng,Vời nào ai dễ dám phen cùng.Tinh thanh khá ví trung thần tiết,Long chính dường bằng tuấn sĩ phong.(Trúc) Tư dung vãn của Đào Duy Từ, là khúc ca trường thiên ca tụng phong vật cửa biển TưDung, đề cao sự nghiệp của chúa Nguyễn, qua phong cảnh non nước tươi đẹp tác giả cangợi cuộc sống tươi vui, yên bình của con người.Khéo ưa thay cảnh Tư Dung,Cửa thâu bốn biển, nước thông trăm ngòi.Trên thời tinh tú phân ngôi,Đêm treo thỏ bạc, ngày soi ác vàng.Hay:Hiu hiu hứng mát đền Vu,Gió xuân thay quạt, trăng thu thế đèn.Ấy là cưỡi hạc lên tiên,Nhìn chung, trong giai đoạn văn học này, cảnh vật thiên nhiên hiện lên rất đẹp, đủmàu sắc, cung bậc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên cũng được nâng lên bật cao hơn vớinhững câu thơ đẹp, giàu hình ảnh. Và với sự phân chia hai miền như thế, ta càng thấy rõhơn sự khác biệt cảnh vật thiên nhiên ở hai miền nhưng dù ở đâu thì thiên nhiên vẫn đẹp,một vẻ đẹp riêng.1.2.2.1.5. Thiên nhiên trong thơ ca từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷXIXVăn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nữa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triểnrực rỡ của nền văn học dân tộc trong thời kì phong kiến Việt Nam. Vì sự phát triển rực rỡđó mà các nhà nghiên cứu đã mệnh danh cho giai đoạn này là giai đoạn văn học cổ điểnViệt Nam. Trong giai đoạn này thiên nhiên cũng chiếm một phần quan trọng trong sángtác của các thi sĩ. Những tác phẩm phải kể đến với những bức tranh thiên nhiên phongphú, nhiều cung bậc màu sắc là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, những bài thơ củathi sĩ Hồ Xuân Hương, đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Thiên nhiên luônxuất hiện gắn liền với những cung bậc cảm xúc, nét riêng trong phong cách của tác giả. Đầu tiên nói đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Thiên nhiên trong tácphẩm là công cụ đắc lực giúp tác giả thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đầu tiênlà thiên nhiên trong một ngày mùa đông, cảnh buồn khiến tâm trạng người chinh phụcũng buồn hay chính người buồn nên nhìn cảnh chẳng thấy vui:Cảnh buồn người thiết tha lòng,Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.Hay thiên nhiên cũng đượm buồn trong đoạn thơ sau:Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,Sớm đã trông nào thấy hơi tâm,Ngập ngùng lá rung cành trâm,Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.Thiên nhiên đôi lúc trong con mắt của người chinh phụ đôi lúc cũng đẹp đẽ, sốngđộng và quyến rũ, lại có sức gợi cảm trong đêm trăng đẹp. Sự hòa quyện giữa hoa vàtrăng tạo nên trong lòng người chinh phụ một nỗi xót xa, tủi hờn khi trăng và hoa thì cóđôi, có bạn còn nàng thì phải chịu cảnh phòng không đơn chiếc như thế:Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùngTrước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.Người chinh phụ lúc nào cũng ngóng trông hình bóng của chồng mình, nhưng cứ chờtrong vô vọng. Thiên nhiên trong những câu thơ sau hiện lên như khẳng định thêm sựcách trở, chia ly vì rước mắt nàng giờ chỉ còn màu xanh của ngàn dâu, của sự xa vời khôntận:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Chờ đợi mỏi mòn như thế nàng bắt đầu cảm thấy ganh tị với thiên nhiên, cây cỏ khichúng có đôi, có cặp, còn nàng sao số phận lại phải như thế này:Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.Liễu, sen, là thức cỏ cây,Đôi hoa cùng sánh, đôi cây cùng liền.Thiên nhiên trong tác phẩm còn gắn liền với người chồng nơi chiến trận diễn ra trongdòng suy nghĩ của người chinh phụ vì lo lắng cho người chồng nơi phương xa:Chàng từ chạy vào nơi gió bụi,Đêm trăng này nghỉ mát phương đâu?Xưa nay chiến địa dường bao!Núi không muôn dặm xiết lao dãi dầu!Ta thấy thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm được miêu tả để làm nổi bật hơn nỗi lòngcủa người chinh phụ và nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi cháy bỏng luôn hiện diện tronglòng nàng dù trong bất kì khoảnh khắc nào.Đến với bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, ta sẽ cảm nhận được thiên nhiên đầy màusắc, âm thanh, đầy sức sống, với nhiều cung bậc diễn tả khác nhau. Thiên nhiên trong thơnữ thi sĩ cũng gắn liền với phong cách thơ độc đáo, đầy sáng tạo của người. Sống trongcái xã hội phong kiến đầy bất công thơ Hồ Xuân Hương tuy có vui tươi, khỏe khoắnnhưng vẫn mang nỗi buồn, buồn cho số phận bị rẻ rúng, chà đạp khôn chỉ cho riêng mìnhmà còn cho cả những người phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội:Tiếng gà văng vẳng gáy trên bomOán hận trông ra khắp mọi chòm(Tụ tình I)Hay: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non...Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con.(Tự tình II)Cũng vì cảm thương cho số phận người phụ nữ nên trong thơ Hồ Xuân Hương cónhững bài thơ dùng thiên nhiên để châm biếm, chế giễu những người quân tử ảo:Quân tử có thương thì bóc yếmXin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi(Ốc nhồi)Thiên nhiên trong thơ nữ sĩ là thiên nhiên sinh động mang đầy màu sắc:Một đèo một đèo lại một đèoKhen ai khéo tạc cảnh cheo leoCửa sơn đỏ loét tùm hum nócHòn đá xanh rì lún bún riêu(Đèo Ba Dội)Thiên nhiên ấy luôn tồn tại một sức sống mãnh liệt, căng tràn:Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,Đầm đìa lá liễu, giọt sương gieo.(Đèo Ba Dội)Cảnh vật trong thơ của nữ sĩ còn là những âm thanh chỉ sự rung động nhẹ nhàng, âmvang của thiên nhiên. Cảnh ấy hiện ra vừa nên thơ vừa dí dỏm lại giàu sức gợi hình:Gió giật sườn non khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.(Kẽm trống)Đối với Hồ Xuân Hương thiên nhiên luôn được thi sĩ dành một tình cảm chân thành,tha thiết được diễn tả bằng thứ cảm xúc chân thật. Thiên nhiên trong thơ người mang sứcgợi tả cao. Đứng trước thiên nhiên vô tri ấy Hồ Xuân Hương đã ban cho nó cảm xúc, mộtthứ cảm xúc có ý thức. Chính vì thế, tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương ta luon có cảm giác thúvị như nếm một hương vị mới tuyệt vời.Truyện kiều của Nguyễn Du được xem là một kiệt tác của văn học Việt Nam. Có thểnói tác phẩm là sự thành công trọn vẹn đến tuyệt vời của đại thi hào Nguyễn Du. Thiênnhiên trong thơ cũng mang nét mới, gợi tình góp phần làm phong phú thêm bức tranh thơTruyện Kiều.Đầu tiên ta phải nói đến cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều đẹp và đầy màu sắc, gợicảm. Chỉ với những nét chấm phá đơn giản tác giả đã tạo nên một tuyệt tác:Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoaCó khi cảnh vật lại hiện lên rất thơ mộng và thấm đượm tình người:Bước dần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.Nao nao dòng nước uốn quanhNhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangThiên nhiên trong thơ Nguyễn Du còn được nhân hóa lên như một nhân vật thứ ba đểchứng kiến cảnh thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều:Vầng trăng vằng vặc giữa trời,Đinh ninh ha mặt một lời song song Thế nhưng trăng có lúc trở thành điểm để Thúy Kiều trách móc, buồn thương cho sốphận của mình, như dự báo một cuộc chia ly:Vầng trăng ai xẻ làm đôiNữa in gối chiếc, nữa soi dặm trường.Đó còn là nỗi buồn của Thúy Kiều, nàng buồn cho sự lẻ loi, cô đơn, lạc lõng khôngphương hướng cho cuộc đời của mình, không biết rồi sẽ trôi nổi về đâu:Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồiThiên nhiên trong giai đoạn văn học nữa cuối thế kỷ XVIII - nữa đầu thế kỷ XIX đãcó bước phát triển, mang một diện mạo mới hơn, đẹp và sinh động hơn. Đồng thời khẳngđịnh hơn nữa vai trò, giá trị quan trọng của thiên nhiên đối với những thi phẩm văn học1.2.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca hiện đạiVăn học giai đoạn này bước vào thời kỳ Phục hưng với phong trào Thơ mới, Tự lựcvăn đoàn, trào lưu của hiện thực phê phán và hơn nữa thế kỷ của văn học cách mạng.Những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn thơ ca hiện đại như: Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, HànMặc Tử, Tố Hữu, Huy Cận,....Thiên nhiên trong thơ ca hiện đại có những bước phát triển mới, cách nhìn, cách cảmnhận của thi nhân về thiên nhiên cũng có những thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. HồChí Minh là nhà thơ chất chứa nguồn cảm xúc dạt dào với thiên nhiên, với mùa xuân:Rằm xuân lồng lộng trăng soiSông xuân lẫn màu trời thêm xuânGiữa dòng bàn bạc việc quân,Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Nguyên tiêu)Bốn câu thơ vẻ nên bức tranh mùa xuân thật đẹp, tràn đầy, viên mãn với ánh trăngtròn soi lồng lộng, dòng sông mùa xuân, với con thuyền chở đầy trăng. Mọi thứ tưởngnhư bình thường nhưng xuân đến vạn vật như khoác lên mình chiếc áo mới tinh khôi, tươiđẹp. Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh còn được cảm nhận giữa cảnh rừng núi xa lạ,thiếu thốn nhưng lại chan chứa tình dân quân, đồng đội nhằm động viên tinh thần lạc quancủa con người, dù cho có khó khăn vẫn phải vững tin vào ngày mai chiến thắng sẽ đến.Ánh trăng sẽ là minh chứng cho cuộc hẹn gặp lại mừng chiến thắng của ngày sau:Non xanh nước biếc tha hồRượu ngọt, chè tươi mặc sức sayKháng chiến thành công ta trở lạiTrăng xưa, hạc cũ với xuân này.(Cảnh rừng Việt Bắc)Thiên nhiên có khi là cầu nối truyền tải cảm xúc dạt dào trong hồn thơ thi sĩ:Là thi sĩ, nghĩa là ru với gióMơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.(Cảm xúc - Xuân Diệu)Tâm hồn của nhà thơ đang bồng bềnh trong cảm xúc cùng thiên nhiên tươi đẹp vớigió, trăng, mây, với muôn tình yêu mến. Khu vườn thiên nhiên ấy thật đẹp và tràn đầynhựa sống cùng trái tim thi sĩ đang dạt dào cảm xúc yêu thương.Xuân Diệu là một nhà thơ say đắm với tình yêu, yêu nồng nhiệt và chân thành. Nêncó khi ông dùng ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên để diễn tả ngôn ngữ của tình yêu. Khoảnhkhắc tình yêu ấy thật đẹp, lung linh và ngập tràn hạnh phúc: Những lời huyền bí tỏa lên trăng,Những ý bao la rủ xuống trần,Những tiếng ân tình hoa bảo gió,Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân.(Với bàn tay ấy - Xuân Diệu)Thiên nhiên trong hồn thơ Xuân Diệu cũng có linh hồn riêng, cảm xúc riêng mang hơithở của sự sống. Mượn thiên nhiên ấy để nói chuyện về đời mình, về một chút buồn layláng:Hoa ngỡ đem hương gởi gió kiều,Lá truyền tin thắm gọi tình yêu.Song le hoa đợi càng thêm tủi.Gió mặc hồn hương nhạt với chiều,(Gửi hương cho gió)Ta thấy thiên nhiên mà nhà thơ cảm nhận được có nhiều cung bậc cảm xúc không chỉcó vui mà còn có buồn, không chỉ gần gũi, quấn quít mà có khi hời hợt, xa vời khiến tâmtrạng thi nhân cũng buồn, cô đơn vời vợi. Khi hoa mang hương gởi cho gió, lá truyền tinđến tình yêu nhưng dường như mọi thứ đều vô vọng, ước muốn không thành. Có khi cũnglà nỗi buồn cho tạo hóa:Ngọn gió thời gian không ngớt thổiGiờ tàn như những cánh hoa rơi.(Giờ tàn - Xuân Diệu)Cơn gió giờ đây đối với thi nhân là nguồn sức mạnh vô hình thổi bay đi thời gian,mang đến điều mà tác giả không hề muốn đó là cái quy luật của tạo hóa hoa nở rồi tàn.Rặng liễu điều hiu đứng chịu tangTóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: Đây mùa thu tới mùa thu tớiVới áo mơ phai dệt lá vàng.(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)Thiên nhiên trong thơ cũng được thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế để nhận ra đượcnhững thay đổi của thời gian. Mùa thu đã tràn ngập khắp nơi được báo hiệu rất kịp thờicho ta thấy được sự quan tâm của nhà thơ đối với từng bước đi của thời gian, nhà thơ luônmuốn níu giữ sự sống, níu giữ tuổi trẻ dù biết là điều không thể. Ý thơ cũng mang một nỗibuồn lắng, suy tư.Nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ hiện đại với tình cảm sâu sắc dành cho thiên nhiênphải kể đến Hàn Mặc Tử. Trong tâm hồn nhà thơ luôn tồn tại giữa thực và hư, nhà thơmuốn bay vào cõi mộng đến môt thới giới kì ảo cách li với cuộc sống thực tại:Hồn vốn ưa phiêu diêu trong gió nhẹBay giang hồ không sót một phương nàoCàng lên cao dây đồng vọng càng cao...(Say thơ - Hàn Mặc Tử)Và trong thơ của thi sĩ trăng gần như bao trùm, càng nói về trăng thì trăng lại càngkhác lạ. Đầu tiên ta nói về ánh trăng trong bài thơ Đây thôn vĩ dạ:Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nayHai hình ảnh xuất hiện rất mới lạ trong thơ đó là thuyền chở trăng và bến sông trăng,cùng câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thuyền kia có chở kịp ánh trăng về trong đêm nay?Câu hỏi ấy như chất chứa một cảm xúc, một ân tình sâu nặng. Trăng có về kịp hay khôngchẳng ai biết được, chỉ biết rằng dường như con người ấy đang nao nức chờ đợi, ngóngtrông như chờ một người tri âm, tri kỉ. Trăng trở nên khó hiểu trong câu thơ sau:Trăng nằm sóng soãi trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi (Bẽn lẽn)Trăng trong thơ thi nhân giờ đây có chút gì đó táo bạo, lả lơi. Không còn là ánh trăngđợi thuyền kia mang về cho chủ mà trăng giờ nằm nằm “sóng soãi” trên cành liễu đợi cơngió đông về kịp lã lơi. Hình ảnh trăng như thế có thể coi là khác thường trong thơ. Có khitác giả lại coi trăng với mình là một “A ha lòng tôi trăng là trăng”. Có thể là do bệnh tật,nỗi đau thể xác đè nặng lên tâm hồn nhà thơ, không còn đủ sức để say mê sự sống nhưXuân Diệu:Ta muốn ôm:Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa cùng gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêu(Vội vàng - Xuân Diệu)Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử đã được lạ hóa từ những thứ bình dị xung quanhmình, nhưng thiên nhiên trong thơ ông mới thật kỳ lạ, ma quái và luôn tồn tại nhiều bóngtối. Họa mai ánh sáng cũng chỉ có trăng tạo nên:Không gian dày đặt toàn trăng cảTôi cũng trăng mà nàng cũng trăng.(Huyền ảo)Từ đó ta thấy thiên nhiên gần với nhà thơ nhất có lẻ chỉ có trăng. Nhìn thấy trăng vànhập mình vào ánh trăng ấy. Khác với Hàn Mặc Tử, Huy Cận cảm nhận thiên nhiên bằngcon mắt của sự tinh khôi, trong sáng:Trời xanh ran lá biếcBiển chóa ngợp buồm vàngGió thổi miền bất diệtMây tạnh đất hồng hoang. (Trời, biển, hoa, hương)Cảnh vật tràn đầy nhựa sống với cảnh trời xanh, biển đầy thuyền,... Cảnh thiên nhiênấy bình dị và gần gũi với con người, làm cho người ta cũng dễ dàng chấp nhận. Thơ nóivề thiên nhiên của Huy Cận có khi cũng mang nỗi buồn rầu khó tả:Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp(Tràng giang)Mà dường như trong thơ mới thi sĩ nào cũng mang trong mình một nỗi buồn. Chế LanViên hồn thơ trở nên cô đơn, bất cần trước thay đổi của thời gian, mùa xuân có đến cũngtrở nên vô nghĩa trước cuộc đời:Tôi có chờ đâu có đợi đâu?Đem chi xuân đến gợi thêm sầu(Xuân - Chế Lan Viên)Xuân Diệu cũng hòa chung vào cái cô đơn ấy:Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quáHai người nhưng chẳng bớt bơ vơ(Trăng)Và dù chất chứa nỗi buồn nhưng nhà thơ không rơi vào tuyệt vọng. Tâm hồn thi sĩvẫn thấm thiết, chân thành hướng về những điều cao đẹp nơi chính làng quê của mình, tậnhưởng được cái hương vị của cuộc sống căng tràn trên nhành cây ngọn cỏ, thiên nhiêntrong đoạn thơ sau cũng mang đầy dáng vẻ:Luống đất thơm hương mùa mới dậyBên đường chân rộn bước trai tơCành xanh cành đẹp xui tay vớiSông mát tràn xuân nước đậm bờ(Xuân - Huy Cận) Đến với Tố Hữu thiên nhiên được hòa hợp, gắn bó chung với cuộc sống, tình cảm củanhà thơ và cách mạng. Trong tập thơ Việt Bắc, thiên nhiên cũng chiếm một vị trí khá quantrọng. Trên đường đi đày, giữa núi cao hiểm trở nhà thơ nghe được âm thanh của cuộcsống, thả hồn mình theo thiên nhiên, nhà thơ như vừa mơ, vừa thực:Gà đâu gáy động im lìmMơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây(Tiếng hát đi đày)Sáng tác của Tố Hữu có khi là những bài thơ là dạt dào cảm xúc dành cho thiên nhiênhòa với niềm vui cuộc sống:Những buổi mai hường, nắng mới tinhBên đường sương mát, lá rung rinhTa đi trong gió thơm khoai sắnLòng nhẹ, vui vui, bát ngát tình...(Tình khoai sắn)Bài thơ sáng tác sau Cách mạng tháng tám, khi chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhândân “chống giặc đói”. Khổ thơ nói về hình ảnh của một buổi sớm tinh mơ, ngập tràn nắngmới, cành lá rung rinh khoe sắc trong sương sớm. Con người hiện ra cũng nhẹ nhàng nhưđã trút hết mọi phiền muộn lo toan, bước đi giữa cái nền thiên nhiên ấy khiến lòng nhẹ,vui vui lại đầy tình cảm. Thiên nhiên cũng gắn bó với cuộc sống lao động của con người:Ta về mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắc lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng háy ân tình thủy chung.(Việt Bắc)Đoạn thơ vẻ nên bức tranh tứ bình của Việt Bắc với đủ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.Nói lên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người khi một câu nói cảnh, một câu nóingười. Hoa là vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên của đất trời, còn con người là hoa của đất.Tất cả những điều đó tạo nên một bức tranh thật đẹp, tỏa sáng bức tranh thơ. Mỗi mùathay đổi con người cũng có từng hoạt động khác nhau gắn liền với từng mùa. Một cặp lụcbát tạo nên một bức tranh trong bộ tứ bình mà mỗi mùa lại có vẻ đẹp riêng hòa vào bứctranh chung ấy. Đó là tiếng ve râm rang của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh củarừng già, màu đỏ thắm của hoa chuối,...Ta thấy thiên nhiên trong thơ ca hiện đại mang nhiều màu sắc có khi là thiên nhiêncủa thực tại, có khi là thiên nhiên của tâm trạng. Thi nhân có lúc cũng vô tâm với thiênnhiên, với sự đổi thay của thiên nhiên, đất trời nhưng cũng có lúc muốn bám riết lấy cuộcsống, níu giữ lấy thời gian sợ mọi thứ sẽ chóng phai theo năm tháng. Và thiên nhiên trongphong trào thơ mới hay mang một nỗi buồn có khi là có cớ hay vô cớ. CHƯƠNG 2:HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠNHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH2.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ và thi vịThiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh được cảm nhận trong sự hòa điệu tuyệt vời giữatâm hồn con người và tạo vật xung quanh. Điều đặc biệt ở chỗ thiên nhiên xuất hiện trongtập thơ là thiên nhiên trong mắt của một người đang bị tù đày giữa bốn bức tường u tối.Thế nhưng thiên nhiên không cứng nhắc, khô khan mà vẫn luôn có sự chuyển động, đầymàu sắc, âm vị, vừa mang vẽ đẹp hùng vĩ vừa thi vị, nên thơ. Điều đó có được là do tâmhồn yêu cái đẹp, gắn bó với cái đẹp, thả hồn theo cái đẹp nên dù trong bất kì hoàn cảnhnào thì hồn thơ của Người vẫn đẹp lung linh như thế.2.1.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ2.1.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ vào buổi sớmĐầu tiên nói, về hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ đại diện cho một tâm hồnlớn. Cái hùng vĩ của thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh mang một vẻ đẹp riêng, phongcách riêng. Cũng là bức tranh hùng vĩ nhưng màu sắc thiên nhiên trong thơ Lý Bạch thờiĐường mang tầm vóc hoành tráng, ngang tầm với vũ trụ:Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.Phi lưu trực há tam thiên xích,Nghị thị Ngân Hà lạc cửu thiên.(Vọng Lư Sơn bộc bố - Lý Bạch)Cũng hùng vĩ, rộng lớn nhưng không giống cái nét hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng miềnTây trong thơ hiện đại của Quang Dũng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây, súng ngửi trời(Tây tiến - Quang Dũng)Đến với thơ của Hồ Chí Minh thì:一 次 鸡 啼 夜 未 阑,Nhất thứ kê đề dạ vị lan,群 星 拥 月 上 秋 山.Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;征 人 已 在 征 途 上,Chinh nhan dĩ tại chinh đồ thượng,迎 面 秋 风 阵 阵 寒.Ngênh diện thu phong trận trận hàn.东 方 白 色 已 成 红,Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,幽 暗 残 余 早 一 空.U ám tàn dư tảo nhất không;暖 气 包 罗 全 宇 宙,Noãn khí bao la toàn vũ trụ,行 人 诗 兴 忽 加 濃.Hành nhân thi hứng hốt gia nồng!(早 解)(Tảo giải - Bài 41,42)Gà gáy một lần đêm chửa tan,Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;Người đi cất bước trên đường thẳm,Rát mặt, đêm thu, trận gió hànPhương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.(Nam Trân dịch)Bài thơ vẽ nên khung cảnh của người tù đang trên đường chuyển lao từ Long An đếnĐồng Chính. Trong cái tình cảnh khó khăn ấy người tù vẫn lạc quan, gắn bó với thiênnhiên thông qua sự cảm nhận tinh tế từng sự chuyển động của thời gian thông qua nhữnghình ảnh thiên nhiên: tiếng gà gáy, chòm sao, trăng, núi.. Ý thơ tạo nên sự chuyển độngcủa thời gian từ sáng sớm đến chiều tàn. Từ đó, khung cảnh mở ra là một khoảng khônggian rộng lớn, hùng vĩ. Mở đầu bài thơ đã gợi ra được sự vận động trong cái mênh môngthăm thẳm:Gà gáy một lần, đêm chửa tanHồ Chí Minh đã dùng sự vận động của tiếng gà gáy để báo hiệu sự thay đổi của thờigian theo lẽ tự nhiên của vũ trụ, đất trời. Báo hiệu một ngày đày ải nặng nề lại bắt đầu từquá nửa đêm, một khung cảnh tăm tối như vây quanh người tù. Nếu câu thơ đầu là sựchuyển động nhẹ nhàng của thời gian thì câu thơ thứ hai đột ngột mà cũng rất tự nhiên:Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngànLúc này chòm sao đã nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu rồi. Cái nhìn của người từđã có sự thay đổi từ mặt đất nhìn lên bầu trời. Điều đó cho ta thấy được sự quan tâm, khátkhao muốn giao cảm giữa con người và thiên nhiên. Cả không gian bao la đang mở ratrước mắt người tù với bầu trời đầy trăng và sao. Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí minhthường là thiên nhiên động. Khi di chuyển những bước độc hành của tâm hồn, thì trăng vàsao cũng xuất hiện trở thành người bạn đi đường đầy ý vị. Ta thấy dù chuyển lao khó khănvất vả nhưng tâm hồn người cách mạng ấy vẫn không hề cô độc khi có ánh trăng là bạn.Mọi cảnh vật lúc này đẹp một cách hùng vĩ vừa gần gũi, vừa bao la. Cái hùng vĩ của thiênnhiên đất trời đã hòa chung với cái vĩ đại của bậc ái quốc Hồ Chí Minh thì càng thêm đẹp,thanh cao, lộng lẫy. Con người ấy không phải là một viên ngọc xa hoa được mài dũa mới thành, mà viên ngọc ấy dường như tự thân nó đã đẹp, tự thân nó phát ra thứ ánh sáng hòaquyện với ánh sáng của trăng lan rộng cả cảnh vật về đêm. Cả hai cái hùng vĩ cùng bướcđi song hành trong đêm dù lạnh rét, khó khăn vẫn mang một thứ ánh sáng lấp lánh, tinhkhôi.Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp hùng vĩ không chỉ ở sự thay đổi vềthời gian mà đó còn là sự thay đổi của không gian, đất trời từ đêm sang ngày:Phương đông màu trắng chuyển sang hồngBóng tối đêm tàn, sớm sạch khôngÁnh sáng lúc này đã bừng lên lan tỏa khắp đất trời, vũ trụ. Quét sạch những tàn dưcòn lại của đêm mùa thu lạnh lẽo. Tạm biệt ánh sáng của trăng người tù tiếp nhận một thứánh sáng mới của bình minh, của ngày mới tươi vui và hạnh phúc. Sự chuyển đổi ở đâyđột ngột và mau lẹ, Hồ Chí Minh đã dùng:Đông phương bạch sắc dĩ thành hồngDĩ thành hồng nhằm nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng, sự vận động thật nhanh củavũ trụ. Câu thơ của Hồ Chí Minh có phần mạnh mẽ hơn so với bản dịch thơ. Không gianấy càng mở ra vô tận hơn ở ý thơ sau:Hơi ấm bao la chùm vũ trụCả vũ trụ lúc này đang tràn trề sức sống, tiềm ẩn một nội lực mạnh mẽ. Điều đó càngtô điểm thêm sự hùng vĩ, rực rỡ của bức tranh thiên nhiên mùa thu. Dù là đêm hay ngàythì khung cảnh chuyển lao qua sự cảm nhận của tác giả vẫn đẹp, rộng lớn, mênh mông.Nếu ví tâm hồn người là ngọn gió thì ngọn gió ấy đặc biệt hơn bởi nó đầy hương sắc,thoảng đưa có chủ định dẫn lối con người vào vườn hoa thơm ngát đầy ong bướm. Hồ ChíMinh luôn vẽ ra trước mắt chúng ta những chân trời mới, chân trời của sự thành côngdành cho những con người có quyết tâm, chân thành với trái tim nóng bỏng. Đi trên giankhổ Người vẫn hòa mình vào thiên nhiên bao la bằng chính tâm hồn cao đẹp của mình.Cái đẹp hùng vĩ của vũ trụ một lần nữa được Hồ Chí Minh nói đến trong bài thơ Tảotình: 朝 阳 穿 过 笼 全 蔀,Triêu dương xuyên quá lung toàn bộ烧 尽 幽 烟 与 暗 霾;Thiều tẫn u yên dữ ám mai生 气 顿 莳 充 宇 宙,Sinh khí đốn thời sung vũ trụ犯 人 个 个 笑 颜 开.Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.(早 睛)(Tảo tình_Bài 78)Nắng sớm mặt trời soi cả ngục,Sương mù khói đặc bỗng tan hơi.Tràn đầy sinh khí trong trời đất,Tất cả tù nhân mặt nở tươi.(Nam Trân dịch)Bài thơ tả lại cảnh nắng sớm trong nhà lao với một khung cảnh tràn đầy sinh khí. Ánhnắng mặt trời soi vào khắp cả ngục mang theo hơi ấm xóa tan cái giá băng, lạnh lẽo củanơi thiếu ánh sáng, thiếu công lí, thiếu tình người này. Lúc đó cũng là lúc màn sương mùdày đặc tan biến mang lại một bầu sinh khí tươi vui cho ngày mới. Hình ảnh con ngườitrong thơ là hình ảnh con người đang muốn vươn mình ra thế giới bên ngoài, một thế giớitự do. Bài thơ này không chỉ đơn thuần nói lên cảnh nắng sớm chốn lao tù mà đó còn làước mơ muốn đổi thay, cải tạo cuộc sống với một khí thế mạnh mẽ. Dù bị giam trong tùnhưng con người ấy vẫn hết sức hồn nhiên cảm nhận được từng hơi thở ấm áp, trần đầycủa sự sống đó mới là điều quý giá đáng được trân trọng. Qua những bài thơ nói về thiênnhiên trong Nhật ký trong tù ta thấy thơ Hồ Chí Minh không chỉ đầy trăng mà còn đầynắng sớm. 2.1.1.2. Bức tranh non nước bao la dưới mắt người tù.Hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo (nay là Đức Bảo), Hồ Chí Minh cũngđã kịp vẽ lại bức tranh núi non nơi đây dù cảnh vật gây trở ngại bước đi của Người nhưngcũng không kém phần hùng vĩ. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của núi rừng trùng điệp trong con mắtcủa người tù vĩ đại:走 路 才 知 走 路 难,Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan重 山 之 外 又 重 山.Trùng san chi ngoại hựu trùng san重 山 登 到 高 峰 后,Trùng san đăng đáo cao phong hậu万 里 輿 图 顾 盼 间.Vạn lý dư đồ cố miện gian(走 路)(Tẩu lộ_Bài 29)Đi đường mới biết gian laoNúi cao rồi lại núi cao trập trùngNúi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng ước non.(Nam Trân dịch)Câu thơ đầu tiên nói lên kinh nghiệm đi đường:Đi đường mới biết gian laoTrong nguyên tác “tẩu lộ” (đi đường) với hai thanh trắc được lặp lại hai lần nhằmnhấn mạnh hơn, gây ấn tượng hơn về hành động của người chiến sĩ cách mạng. Nói là “điđường” tưởng chừng như một cuộc hành trình bình thường nhưng thực chất là đang đi đày.Và hành trình ấy không phải bước trên một con đường bằng phẳng mà là một chặngđường núi non hiểm trở. Người ta vẫn thường hay nói “Vạn sự khởi đầu nan” là thế. Trên bước đường khó khăn ấy có con sông gian khổ và cũng có cây cầu cho sự cố gắng. Vàcách tốt nhất để vượt qua khó khăn là phải đi xuyên qua nó.Bài thơ tả cảnh núi non hùng vĩ cùng với một cuộc chinh phục cái hùng vĩ ấy. Hìnhảnh núi non trùng điệp, vượt qua đỉnh núi này lại đến một đỉnh núi khác cao hơn. Nói đếnmối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ này ta thấy ở hai câu thơ đầu conngười nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, tưởng như mất hút trước những đỉnh núi cao,thiên nhiên đang là hình tượng chính là chủ thể của cái hùng vĩ. Thế nhưng cuối cùngcảnh vật tạo hóa dù cao lớn đến đâu phải chịu thua con người vĩ đại này, con người đứnglên làm chủ với niềm khoan khoái tự hào. Đứng trên đỉnh núi, mọi cảnh vật đều như nhỏbé, thu gọn trong tầm mắt. Đất nước Việt Nam khi Người quay đầu nhìn lại, nằm im đấynhưng lòng Người phải động. Nhìn non sông muôn dặm Người càng thêm lưu luyến. Ởđây Hồ Chí Minh dùng cụm từ “cố miện gian” trong văn học cổ để chỉ mối tình cố quốc,tha hương. Ta thấy những câu thơ tả cảnh đã không giấu nổi những tiếng reo vui hạnhphúc ở bên trong của người chiến sĩ cách mạng phi thường. Niềm hạnh phúc ấy là niềmhạnh phúc của một con người đã đi đến cái đích cuối cùng của sự thành công. Con ngườiấy như muốn vượt ra khỏi những khuôn khổ bình thường mà vươn tới cái tầm cao hơn.Thiên nhiên trong thơ vì thể cũng mang vẻ đẹp của một thiên nhiên lớn và một tâm hồnlớn.Hồ Chí Minh đã gửi gấm vào đấy những bài học đầy ý nghĩa về nghị lực sống, nhânsinh cách mạng. Đừng vì những khó khăn trước mắt mà từ bỏ lý tưởng, mà ngại ngầntrùng bước, ta sẽ không thể tiếp tục đi lên phía trước nếu không đủ lòng kiên định. Vàhình ảnh nước non trong tầm mắt ấy chính là phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng củangười tù vĩ đại.Cảm hứng ngợi ca thiên nhiên cao đẹp, hùng vĩ trong thơ Hồ Chí Minh dù là trongcảnh lao tù hay được tự do vẫn luôn hiện hữu vì tấm lòng yêu thiên nhiên bao la. Ngaykhi mới ra tù Người cũng vẽ nên một bức tranh cao lớn:伝 拥 重 山 山 拥 伝,Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân 江 心 茹 镜 浄 无 尘.Giang tâm như kính, tịnh vô trần.徘 徊 独 步 西 峰 岭,Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,遥 望 南 天 亿 故 人.Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.(薪 出 狱, 学 登 山)(Tân xuất ngục, học đăng sơn)Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,Lòng sông gương sáng bụi không mờBùi ngùi dạo đỉnh Tây PhongTrông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.(Nam Trân dịch)Đó là bài thơ Hồ Chí Minh viết khi mới ra khỏi tù, nằm ngoài tập Nhật ký. Câu thơmở đầu bài thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta một khung cảnh núi non trùng điệp của núirừng Quảng Tây:Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,Câu thơ thứ hai tả về cảnh một dòng sông trong suốt, phẳng lặng, không có chút bụimờ:Lòng sông gương sáng bụi không mờNgười tù giờ đây được ngắm nhìn thế giới xung quanh bằng con mắt tự do, tâm hồntự do. Thiên nhiên không chỉ đẹp, hùng vĩ mà còn thanh khiết, trong ngần. Một bức tranhsơn thủy sống động, ấm áp, hòa quyện với thi nhân. Đứng trên đỉnh núi cao nhìn xuốnglòng sông thấy nó phẳng lặng, bóng loáng như một tấm gương. Hình ảnh ấy cũng mangđầy ngụ ý, lòng sông hay chính là lòng người, tấm gương là hình ảnh phản chiếu của mộttâm hồn sáng trong không hề hoen ố, đổi thay. Bài thơ này tác giả đã dùng bút pháp chấmphá, tả ít gợi nhiều. 2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị2.1.2.1. Thiên nhiên đẹp thơ mộng với trăng, hoa, sông, núi, chim muôngNhững bài thơ thiên nhiên trong tập thơ không chỉ hùng vĩ, mênh mông mà còn mangmột nét đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng đầy thi vị, nên thơ. “Thơ thiên nhiên trong tập Ngụctrung nhật ký thực sự có những bài rất hay. Có những phác họa sơ sài mà chân thật, vàđậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thủy mặc cổ điển. Có những cảnh lộnglẫy, sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Có những bài làm cho ngườiđọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp” [19, tr. 77]. Thật thế, những bài thơthiên nhiên của Hồ Chí Minh dần đưa người đọc, người nghe cảm nhận được những sắcthái khác nhau của bức tranh ấy. Mỗi nơi có mỗi cảnh riêng, mỗi tình riêng. Nhưng cáitình và cảnh lúc nào cũng thấm đượm tơ vương dường như chẳng thể tách rời của mộtngười chiến sĩ mang trong mình tâm hồn nghệ sĩ. Mỗi buổi sớm người tù cảm nhận được:太 阳 每 早 从 墙 上,Thái dương mỗi tảo tòng tường thượng照 著 笼 门 门 未 开.Chiếu trước lung môn, môn vị khai笼 里 现 时 还 黑 暗,Lung lí hiện thời hoàn hắc ám光 明 却 已 面 前 来.Quang minh khước dĩ diện tiền lai(早)(Tảo _ Bài 7)Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài;Trong ngục giờ đây còn tối mịt.Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.(Nam Trân dịch) Bài thơ nói đến cảnh buổi sớm khi mặt trời đã nhô lên đầu tường, chiếu gọi vào nơităm tối chốn lao tù. Ánh sáng ấy là một thứ ánh sáng thật đẹp chiếu gọi đến bất cứ đâu dùnơi ấy bị ngăn chặn bởi lớp tường dày đi chăng nữa cũng chẳng làm sao ngăn nổi tâm hồnngười nghệ sĩ. Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ dù chỉ được miêu tả rất nhẹ nhàng, ít chitiết nhưng lại đẹp, rất nổi bật.Ánh hồng trước mặt đã bừng soiÁnh sáng của vầng dương kia như một hồi chuông báo hiệu cho một ngày mới bắtđầu với niềm tin và hi vọng. Đó còn là ánh sáng của lý tưởng cách mạng đã soi sáng đếntận cùng của nơi tối tăm này, bởi nơi đây vẫn còn một trái tim cách mạng đầy nhiệt thành,luôn trông ngóng đến ngày được tự do chiến đấu. Ở bài thơ này bản dịch thơ và bản phiênâm vẫn có những chổ không khớp với nhau. Ở câu “Chiếu trước lung môn, môn vị khai”được dịch là “Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài”. Từ “trước” đứng sau một động từ chỉ mộtviệc đã hoàn thành, nên phải dịch là đã chiếu mới sát nghĩa. Tiếp theo ở bản dịch thơ “cửavẫn cài”, cài ở đây là cài then, nhưng nhà lao thì không bao giờ lại cài then mà phải luônkhóa chặt.Những bài thơ miêu tả thiên nhiên mang nét đẹp thơ mộng, thi vị trong tập thơ. Đó lànhững bài thơ dạt dào cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên, thơ nói đến trăng, đến hoa cũngđầy chất thép. Trong bài thơ Vọng nguyệt, nhà thơ thả hồn mình trước vẻ đẹp của trăng.Đêm nay trăng và người hòa quyện, gắn bó với nhau như những người bạn tri âm, tri kỉ.Nhà thơ cảm nhận như trăng rất hiểu mình và mình cũng thế:狱 中 无 酒 亦 无 花,Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa对 此 良 宵 奈 若 何.Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?人 向 窗 前 看 明 月,Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt,月 从 窗 隙 看 诗 家.Nguyệt tòng song khích khán thi gia(望 月)(Vọng nguyệt_Bài 20) Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay, khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.(Nam Trân dịch)Nhà thơ thả hồn mình theo ánh trăng mênh mang, gửi vào đó biết bao tâm tư, suynghĩ. Trăng đêm nay rất đẹp, đẹp đến nao lòng người nên nhà thơ chẳng thể nào khôngđắm mình cùng trăng cho được chỉ tiếc là không có hoa và rượu để được trọn vẹn cuộcvui “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Thi nhân ngắm trăng, thả hồn theo trăngnhưng cố giấu đi niềm vui đầy thơ mộng trong lòng để nhớ đến cái hiện thực xiềng xíchđang giam hãm thân xác mình. Có lẽ vì chính hiện thực ấy mà nhà thơ đã tạo nên mộtcuộc vượt ngục, vượt ngục của chính tâm hồn, của tinh thần chiến sĩ, thi sĩ vĩ đại. “Trongthơ Hồ Chí Minh, đất nước, thiên nhiên, con người là một tổng thể hài hòa : “Còn non,còn nước, còn người”. Con người trong thơ Hồ Chí Minh có một mối quan hệ đồng cảmvới thiên nhiên. Cảnh với người, sự thật khách quan và cái tôi của chủ thể trữ tình soibóng vào nhau, hòa quyện khăng khích với nhau” [3, tr. 644]. Thực vậy, điều đó được thểhiện rõ trong ý thơ:Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.Hình ảnh trăng đêm nay đẹp quá, trăng đẹp đến nao lòng người thì hỏi thi nhân saohững hờ cho được. Qua ý thơ trên của Hồ Chí Minh ta thấy trong thơ Người, con người làchủ thể của thiên nhiên, là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Người ngắm trăng, trăngchiêm ngưỡng người khách quý đang ung dung trong nhà tù. Người khách quý mà lầnhiếm khi giờ lại xưng mình là thi sĩ. Trăng trong thơ Người rất đáng yêu, giữa trăng vàngười dường như không có gì tách biệt. Các nhà nho xưa cũng yêu chuộng thiên nhiên,đặc biệt là những lúc muốn quên cuộc sống thực tại đang đầy rẫy những bất công đọa đày nhưng con người ấy, gắn bó với thiên nhiên nhiều lúc tan biến, mờ ảo trước thiên nhiênbao la, vĩnh cửu, không làm chủ được thiên nhiên:Trên đồi có thông, muôn dặm biếc mông lungTa thảnh thơi nằm ngủ bên trongTrên rừng có trúc, nghìn màu xanh chen chúcTa đủng đỉnh ca ngâm dưới gốc(Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi)Lý Bạch cũng ngắm trăng, cũng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng nhưng lại buồn chođời. Mượn trăng để nói lên cái cô quạnh của tâm hồn mình, để làm sợi dây nối liền quákhứ, hiện tại, tương lai để nói lên sự thay đổi của dòng đời trôi dạt:Người nay chẳng thấy trăng xưa,Mà trăng nay đã sáng lòa cổ nhân.Người cổ cùng với người kim,Như dòng nước chảy cùng nhìn một trăng.(Bá tửu vân nguyệt - Lý Bạch)Thiên nhiên trong thơ Người đẹp là thế, thơ mộng nhưng không rời xa thực tế. Ngườiyêu thiên nhiên, yêu trăng hoa nhưng vẫn đinh ninh thực tại giam cầm, thả hồn theo cáiđẹp nhưng luôn kiên định, vẫn nhớ cái song sắt bạo tàn đang giam hãm thân xác nơi đây.Nhiều khi sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên cũng bắt nguồn từ hiên thực, hiệnthực của thân phận bị đọa đày, bị cướp mất tự do nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn bay bổng.白 天 “双 马” 不 停 蹄,Bạch thiên “song mã” bất đình đề夜 晚 尝 尝 “五 味 鸡”.Dạ vãn thường thường “ngũ vị kê”虱 冷 乘 机 来 夹 击,Sắt, lãnh thừa cơ lai giáp kích, 隔 邻 欣 听 晓 莺 啼.Cách lân hân thính hiểu oanh đề.(夜 宿 龍 泉)(Dạ Túc Long Tuyền_Bài 31)“Đôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân,Đêm “gà năm vị” lại thường ăn;Thừa cơ, rét, rệp xông vào đánh,Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần.(Nam Trân dịch)Hai câu đầu bài thơ mang hình ảnh tượng trưng rất đặc biệt, lột tả được hết cái nỗikhổ trong thực tại bị giam cầm của người tù. Tâm hồn lãng mạn hướng về thiên nhiêntrong bài thơ biểu hiện ở câu:Mừng sáng nghe oanh hót xóm gầnHình ảnh tiếng chim oanh hót vang trong buổi bình minh chỉ với chi tiết nhỏ nhưngđẹp và có vai trò quan trọng báo hiệu thời gian cho người tù. Vì mỗi bước đi của thời gian,là mỗi bước người tù gần hơn với tự do, gần hơn với sự giải thoát thể xác lẫn tâm hồnmình. Qua đó ta thấy cho dù ở đâu, kể cả đêm tối Người cũng mong muốn được gắn bóvới thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên, nâng niu sự sống.Trong bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan niệm về cáiđẹp thời xưa và thời nay. Người là thi sĩ nên cũng yêu chuộng cái đẹp như những nhà thơxưa nhưng đến với Người cái đẹp giờ phải có thêm cái thần thái của chất thép. Yêu cáiđẹp nhưng không quên được thực tại. Hay nói về cái đẹp Người cũng muốn gửi vào đónhững quan niệm về quy luật của sự sống:事 物 循 环 原 有 定,Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định,雨 天 之 后 必 晴 天.Vũ thiên chi hậu tất tình thiên; 片 时 宇 宙 解 淋 服,Phiến thời vũ trụ giải lâm phục,万 里 山 河 晒 錦 毡.Vạn lý sơn hà sáu cẩm chiên;日 暖 风 清 花 帯 笑,Nhật noãn phong thanh hoa đới tiếu,树 高 枝 润 鸟 争 言.Thụ cao chi nhuận điểu tranh ngôn;人 和 万 物 都 兴 奋,Nhân hòa vạn vật đô hưng phấn,苦 尽 甘 来 理 自 然.Khổ tận cam lai, lý tự nhiên.(晴 天)(Tình thiên_Bài 130)Sự vật vần xoay đà định sẵn,Hết mưa là nắng hửng lên thôi.Đất trời một thoáng thu màn ướt.Sông núi muôn trùng trải gấm phơi.Trời ấm, hoa cười, chào gió nhẹ.Cây cao, chim hót, rộn cành tươi.Người cùng vạn vật đều phơi phới.Hết khổ là vui, vốn lẽ đời!(Nam Trân dịch)Người đã vẽ nên một bức tranh thi vị của đất trời, sông núi, chim muông... Tất cả đềuhiện lên rất đẹp, tràn đầy nhựa sống. Yêu quý biết bao khi cuộc sống đang xanh tươi, đầysức sông như thế. Dường như mọi vẻ đẹp của tạo hóa đang thu vào tầm mắt của Người.Hiện thực ấy có lẽ đã tồn tại trong đầu Người và chờ được vẽ lại. Nhưng điều mà Ngườimuốn nói không chỉ có thế trong bài thơ này Hồ Chí Minh đã mượn quy luật của tự nhiên để nói đến quy luật của xã hội. Sau những cơn mưa trời lại nắng, sông núi, chim muônghát vang bài ca bất diệt. Giống như thực tại của Người cũng vậy. Sau khó khăn bị đọa đàynhư thế này, Người cũng được tự do, được trở về với nhân dân với đồng bào, dân tộc“Khổ tận cam lai, lý tự nhiên”. Những ý nghĩa ấy xuất phát từ tư tưởng lạc quan, yêu đời,yêu cuộc sống và tin tưởng vào cuộc sống luôn đầy màu sắc, xanh tươi chẳng còn khổ ải.Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị trong tập thơ còn là vẻ đẹp của bức tranh cuộc sốngthanh bình, là ánh trăng mang theo tâm trạng và hồn thơ thi sĩ, còn là đêm trung thu đẹpnhưng lòng buồn cho thực tại:中 秋 秋 月 圆 如 镜,Trung thu thu nguyệt viên như kính,照 耀 人 间 白 似 银.Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân;家 里 团 圆 吃 秋 节,Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,不 忘 狱 里 吃 氤 愁.Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.(中 秋 )(Trung thu_Bài 22)Trung thu vành vạnh mảnh gương thuSáng khắp nhân gian bạc một màu.Sum họp gia đình ăn Tết đóChẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.(Nam Trân dịch)Ở hai cầu đầu của bài thơ là cảnh ánh trăng đêm thu đẹp, tròn trịa như mảnh gương.Như thể hiện cho một hạnh phúc viên mãn. Ánh sáng hạnh phúc chiếu rọi khắp thế gianmột màu trắng bạc. Khung cảnh bên ngoài càng đẹp thì chỉ càng làm cho tâm trạng ngườitù thêm buồn. Bởi cảnh gia đình đoàn viên ăn Tết, cũng là lúc người tù nuốt sầu vào dạ.Người trong tù cũng được hưởng trung thu, nhưng sao có thể so sánh được với bên ngoài,bởi chẳng được tự do hít thở gió thu. Ở trong tù cảnh trăng thu, gió thu cũng gợn buồn theo tâm trạng người tù. Có lẽ người tù gởi hồn mình vào ánh trăng thu đi xa vời vợi đểthoát khỏi cánh cô đơn, trống trãi chốn này. Cũng chẳng biết trăng thu mỗi chốn khácnhau hay do tâm trạng thi nhân buồn nên ánh trăng cũng buồn theo tâm trạng. “Thunguyệt, thu phong đới điểm sầu” (Trang thu, gió thu đều gợn chút sầu). Nói đến đây tanhớ đến ý thơ của đại thi hào Nguyễn Du:Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ(Truyện Kiều)2.1.2.2. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị về cuộc sống.Trên bước đường giải lao đầy gian khổ, xiềng xích ấy người tù vĩ đại vẫn không lúcnào ngừng quan sát thiên nhiên, khung cảnh của sự sống tươi đẹp trên những bước đườngmà mình đã đi qua.我 来 之 时 禾 尙 青,Ngã lai chi thì hòa thượng thanh.现 在 秋 秋 半 已 成.Hiện tại thu thu bán dĩ thành;处 处 农 民 颜 帯 笑,Xứ xứ nông dân nhan đới tiếu,田 间 充 满 唱 歌 声.Điền gian sung mãn xướng ca thanh.(野 景)(Dã Cảnh_Bài 37)Tới đây khi lúa còn con gái,Gặt hái hôm nay quá nữa rồi;Khắp chốn nông dân cười hớn hởĐồng quê vang dậy tiếng ca vui.(Nam Trân dịch) Đi đến đâu Người nhớ cảnh, nhớ tình đến đó. Những nơi Người đã đi qua sẽ là nhữngkí ức trong lòng Người. Nhìn thấy cảnh tượng lúa xanh giờ đây đã đến mùa gặt, nhìn thấycảnh mọi người tươi cười sau thành quả lao động của mình. Người tù thấy thế cũng đongđầy hạnh phúc. Vì khung cảnh ngoài đồng đang hiện ra trước mắt Người là cảnh rất đẹp,là niềm vui hớn hở của những người nông dân chân lấm tay bùn, là ruộng đồng đang hòachung bản hòa tấu yêu thương khiến Người cũng quên mất đi những mệt mõi còn đangvương trên đôi chân xiềng xích của mình. Cuộc sống rộn rã, tươi vui đời thường ấy cònđược Người theo dõi trong cảnh bị treo ngược lên dàn thuyền:乘 舟 顺 始 往 邕 宁,Thừa chu thuận thủy vãng Ung Ninh,脛 吊 船 栏 似 絞 刑.Hĩnh điếu thuyền lan tự giảo hình;两 岸 乡 村 惆 密 甚,Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậm,江 心 渔 父 钓 船 轻.Giang tâm ngư phủ điếu thuyền khinh.(半 路 搭 舩 赴邕)(Bán lộ đáp thuyền phó Ung_Bài 57)Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;Làng xóm ven sông đông đúc thế,Thuyền câu rẽ sống nhẹ thênh thênh.(Nam Trân dịch)Hai câu thơ đầu là hình ảnh người tù phải chịu cảnh đọa đày đau khổ. Nhưng đến haicâu sau ta thấy xuất hiện hình ảnh của một thi sĩ đang ung dung thưởng ngoạn cảnh thiênnhiên đẹp trên thuyền, cảnh và tình lúc này cũng đầy thơ mộng. Với tinh thần lạc quan,tấm lòng yêu thương mênh mông đối với cuộc sống. Người đã vượt qua những khó khănmà bọn giặc tàn ác đang đày đọa thân xác của mình, vượt lên trên mọi thứ để ta nhìn thấyđược Người như vầng dương còn bọn chúng như bóng tối của đêm tàn. Cuộc sống chân quê hiện lên trên hoàn cảnh đó chính là làng xóm đang đông vui ấm áp, là chiếc thuyềncâu nhẹ nhàng rẻ đôi dòng nước trôi trên sông:Làng xóm ven sông đông đúc thế,Thuyền câu rẽ sống nhẹ thênh thênh.Vẽ nên bức tranh thi vị về cuộc sống như thế mới thấy được tình yêu thương bao lamà Người đã dành cho nhân loại, cho những người nông dân lương thiện hay cho nhữngngười bạn tù phải xa gia đình:狱 中 忽 听 思 乡 曲,Ngục trung hốt thính tư hương khúc,声 转 凄 涼 调 转 愁.Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu;千 里 关 河 无 限 感,Thiên lý quan hà vô hạn cảm,闺 人 更 上一 层 楼.Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.(难 友 吹 笛)(Nạn hữu xuy địch_Bài 14)Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi,Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.(Nam Trân dịch)Bài thơ có sự kết hợp giữa thi, nhạc, họa. Trái tim bao la của Người hướng về conngười bằng tình yêu thương vô hạn, giữa những ngày dài tăm tối bị tù đày, ánh sáng tìnhyêu thương vẫn cứ mại ngời lên. Bước qua gian khổ lại là ánh hồng trước mặt. Ở Ngườitấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống không gì dập tắt được. Người đón nhận niềm tin yêucuộc sống với cái khí thế chung của thời đại. 倦 鸟 归 林 寻 宿 树,Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ,孤 伝 慢 慢 渡 天 空.Cô vân mạn mạn độ thiên không;山 村 少 女 磨 包 粟,Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,包 粟 磨 完 炉 已 烘.Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.(暮)(Mộ_Bài 30)Chim mõi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết, lò than đã rực hồng.(Nam Trân dịch)Bài thơ Chiều tối được sáng tác trong chặng đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến ThiênBảo. Đọc nhan đề bài thơ ta đã cho ta biết bài thơ nói về cảnh một buổi chiều tối cùngnhững đọa đày vẫn chưa qua hết. Bài thơ như để lại trong ta một cảm giác man mác khótả về bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống nơi đây như có điều gì đó vừa bí ẩn vừasâu xa. Hai câu đầu bài thơ phù hợp với phong vị cổ thi, trong thơ Lý Bạch có câu:Chúng điểu cao phi tậnCô vận độc khứ nhàn(Độc tọa Kính Đình sơn)Muôn chim bay xa rồiMây lẻ lững lờ trôi(Hoàng Giáp Tôn dịch) Hình ảnh cánh chim mệt mõi đang tìm chốn ngủ và đám mây trôi nhẹ nhàng trên tầngkhông như nói thay nỗi lòng của người tù. Ta thấy cảnh và người đang có sự gắn bó vớinhau, dù mất tự do thân thể nhưng đổi lại cái tinh thần luôn tồn tại một sự tự do tuyệt đối,luôn say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Hai câu đầu bài thơ tác giả nhìn bầu trời, nhìncánh chim thì đến hai câu thơ cuối ánh nhìn đã được đổi từ cao xuống thấp. Người đãnhìn thấy xa xa cảnh sinh hoạt của con người nơi đây. Bức tranh thiên nhiên dường nhưchỉ làm nền cho bức tranh cuộc sống, giữa cái bồn bề trật vật tìm kiếm sinh nhai. Trongđêm tối, con người vẫn chăm chỉ, miệt mài với công việc say ngô bên lò than rực lửa vớihình ảnh “Cô em xóm núi xay ngô tối”, hình ảnh ấy như lặp đi, lặp lại gắn bó với conngười nơi đây.Nguyễn Hoành Khung đã có nhận xét rất hay về bài thơ nói về mối quan hệ giữa thiênnhiên và nội tâm con người trong tập thơ của Hồ Chí Minh: “Song trong thẳm sâu hồn thơHồ Chí Minh, đâu phải chỉ có tâm hồn nghệ sĩ cổ điển. Trong tranh xưa vẽ cảnh chiều tranh bằng tranh và tranh bằng thơ - cánh chim thường chỉ là một chi tiết thuần túy có ýnghĩa thẩm mĩ, một nét nên thơ, nên họa cần thiết thêm vào để gợi cảnh chiều. Thế thôi.Cũng có khi nhìn kĩ, đọc kĩ, có thể thấy cái hồn, cái thần toát lên từ nhiều nét chấm phásơ sài mà gợi cảm trong bức tranh không gian rộng lớn đó: cảm giác về sự xa xăm, phiêubạc, chia lìa...” [8, tr. 508].2.2. Thiên nhiên thể hiện tâm trạng độc đáo2.2.1. Sự đối lập giữa con người và thiên nhiên.Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh là thiên nhiên của hiện thực, cái hiện thực gắnliền với tâm hồn thi nhân chính vì thế không phải lúc nào trong mắt người tù thiên nhiêncũng đẹp hùng vĩ, thi vị mà nó còn phản ánh lên sự khắc nghiệt, khó khăn theo lẽ vốn cócủa mình như muốn thử thách khả năng chịu đựng của những người tù, khả năng chấpnhận khó khăn, vượt qua thử thách. Sau bao nhiêu sự trớ trêu ràng buộc người, bị bắtgiam đã là một sự đau khổ đối với người tù vĩ đại Hồ Chí Minh. Đó không phải là nỗi khổvề thể xác mà còn cả nỗi khổ lớn hơn về tinh thần. Thiên nhiên có lúc là bạn, là người đểchia sẽ những vui buồn, bất công nơi lao tù mà giờ đây thiên nhiên còn gây khó khăn, cản trở thêm bước đi của người chiến sĩ cộng sản. Nhưng với tâm hồn kiên định, lí tưởng kiêncường, thể xác gắn chắc thì có hề gì với những khó khăn ấy. Không thể coi khó khăn nhưgió thoảng mây bay vì thiên nhiên khắc nghiệt đấy nhưng chẳng thể làm chùng bước chântiến về phía trước, tiến về Tổ Quốc thân yêu. Chính vì thế, thiên nhiên càng khắc nghiệt,càng thử thách thì tâm trạng người tù càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt hơn.Đầu tiên nói đến hình ảnh “tình vân” và “vũ vân” trong bài thơ sau:狱 中 旧 犯 迎 新 犯,Ngục trung cựu phạm ngênh tân phạm,天 上 晴 云 逐 雨 云.Thiên thượng tình vân trục vũ vân;晴 雨 浮 云 飞 去 了,Tình, vũ, phù vân phi khứ liễu,狱 中 留 住 自 由 人.Ngục trung lưu trú tự do nhân.(入 靖 西 县 狱)(Nhập Tĩnh Tây huyện ngục_Bài 3)Cũ đón mới, khi tù vô ngục.Trắng xua đen, mây giục trên trời.Trắng đen, mây nổi bay rồi.Trong lao còn giữ con người tự do.(Nguyễn Sĩ Lâm dịch)Bài thơ được viết khi Hồ Chí Minh mới bị đưa vào ngục ở huyện Tĩnh Tây, tỉnhQuảng Tây, Trung Quốc. Trong bài thơ ta thấy được sự thay đổi của thiên nhiên khi nhữngđám mây trắng xua đuổi những đám mây đen. Sự thay đổi ấy dường như diễn ra nhanhchóng và mạnh mẽ. Thể hiện được sự phóng khoáng của tạo vật, mây trắng đã xua đuổi đisự khắc nghiệt của những đám mây đen, trả lại sự tươi mới cho bầu trời. Thế nhưng sựthật đó lại đối lập với sự oái oăm của con người thể hiện ở câu cuối của bài thơ:Trong lao còn giữ con người tự do Người tự do đáng lẽ phải được ung dung tự tại bên ngoài, được cống hiến, được làmnhững điều mình muốn nhưng giờ lại bị giam hãm nơi tù ngục thì thật là trái với lẽthường. Bài thơ thể hiện tâm trạng của một con người đang khao khát được hòa hợp vớithiên nhiên theo lẽ tự nhiên của nó, được tự do bay đi như những đám mây kia. Hồ ChíMinh đã phát hiện ra bí quyết để nhìn thực tại. Một cách nhìn “lưỡng phân”, điều đó giúpthi nhân có thể cảm nhận được sự khác biệt ở cả hai thế giới, một là thế giới của người tùđang bị đày ải, hai là thế giới của tâm hồn tự do, yên tỉnh chốn lao tù. Cách nhìn đó đượcvận dụng rất uyển chuyển trong nhiều bài thơ khác của tập thơ làm cho bức tranh nhà tùcàng có giá trị biểu tượng đậm nét.Trên bước đường chuyển lao đầy gian khó, người tù như đã hiểu được sự bất công củanhững gì mà mình đang trải qua:走 遍 高 山 与 峻 岩,Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham,那 知 平 路 更 难 堪.Na tri bình lộ cánh nan kham;高 山 遇 虎 终 无 恙,Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng,平 路 逢 人 却 被 监.Bình lộ phùng nhân khước bị giam.(世 路 难)(Thế lộ nan_Bài 4)Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!Núi cao gặp hổ mà vô sự,Đường phẳng gặp người, bị tống lao.(Nam Trân dịch)Dù cho đi đến bất cứ nơi đâu, dù núi non hiểm trở, dù gặp phải những động vật ăn thịtngười gê sợ thì vẫn bình an vô sự, ngờ đâu đường phẳng gặp người thì lại bị tống giamvào nhà ngục. Tác giả đã nói lên sự bất công, bất bình cho số phận của mình, cho sự trớ trêu đang gánh phải. Không biết cảnh đang trêu người, hay vì người trêu cảnh. Bài thơnhư một sự trớ trêu cho số phận của người tù. Vì đâu ai biết được rằng bỗng dưng “Vô nạiphong ba bình địa khởi” (Không dưng đất bằng nổi cơn sóng gió). Qua bức tranh thiênnhiên ấy thể hiện được tâm trạng độc đáo của người tù. Tự xưng mình là “gia tân” (kháchquý) chứ không phải là tù nhân. Bởi mình không hề có tội, nhằm tố cáo sự vô cớ của bọnthực dân.Ngoài ra, ý thơ nói về sự đối lập giữa một bên là núi non hiểm trở, một bên là đườngphẳng thênh thang còn nhằm mục đích mỉa mai, tố cáo bọn Tưởng Giới Thạch TrungQuốc, chúng là người mà còn nguy hiểm hơn cả những con thú hung tàn. Nhìn thấy đượcsự bất công đó ta thấy cái nhìn sâu sắc hơn của Hồ Chí Minh về sự đời và việc đời, cónhững điều mà chúng ta không thể lường trước, đoán trước được, đường đời thì gian khó,con người nhiều khi còn đáng sơn hơn những loài thú dữ.2.2.2. Thiên nhiên cản trở bước đi của người tùTrong lao tù thì dù là đêm hay ngày thân thể của người tù cũng đều bị đọa đày. Banngày thiên nhiên là bạn, ban đêm ánh trăng là người tri kỉ thế nhưng có lúc thiên nhiênkhắc nghiệt cũng làm vướng bận giấc ngủ của người tù:秋 深 无 褥 亦 无 毡,Thu thâm vô nhục diệc vô chiên,缩 胫 弓 腰 不 可 眠.Súc hĩnh cung yêu bất khả miên;月 照 庭 焦 增 冷 气,Nguyệt chiếu đình tiêu, tăng lãnh khí,窥 窗 北 斗 已 橫 天.Khuy song Bắc Đẩu dĩ hoành thiên.(夜 冷)Đêm thu không đệm cũng không chăn,Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,(Dạ lãnh_Bài 45) Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.(Nam Trân dịch)Bài thơ nói về giấc ngủ khó khăn trong một đêm thu lạnh lẽo không chăn, không đệm,phản ánh rõ được tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên mùa thu nơi đây. Làm sao ngủđược giữa đêm thu lạnh giá như thế khi ánh trăng kia cũng đang chống đối lại người tù.“Nguyệt chiếu đình tiêu, tăng lãnh khí” (Trăng soi khóm chuối trên sân, lại tăng thêm khílạnh). Bởi dù vĩ đại thì Người cũng là con người của trần thế, con người biết thấu hiểu hếtnhưng đau khổ như những người bình thường khác và trong cảnh lao tù Người chẳng ngủđược vì giá rét cũng là điều hết sức bình thường. Qua cảnh đêm thu như thế Hồ Chí Minhcũng một phần tố cáo tội ác của bọn Tưởng Giới Thạch đã đọa đày những người tù thậtđáng căm giận.Cảnh ban đêm lạnh lẽo, giấc ngủ chẳng tròn như thế còn ban ngày trên bước đườngchuyển lao thì:征 人 已 在 征 途 上,Chinh nhan dĩ tại chinh đồ thượng,迎 面 秋 风 阵 阵 寒.Ngênh diện thu phong trận trận hàn.(Tảo giải_Bài 41)Người đi cất bước trên đường thẳm,Rát mặt, đêm thu trận gió hàn.(Nam Trân dịch)Mặc dù bước từng bước chân khó khăn trên đường xa như thế, mặt rát lên vì nhữngcơn gió mùa thu nhưng tư thế của con người vẫn hết sức hiên ngang đối diện với nhữngkhó khăn đó. Ở đây thiên nhiên có phần đối lập với con người, thiên nhiên đầy thử tháchnhư cản trở bước đi của con người. Thiên nhiên mà người tù cảm nhận vô cùng khắcnghiệt, nhưng câu thơ dịch chưa phản ánh hết đầy đủ tính chất của nó và làm sai lệch tưthế của người đi. Người viết: “Ngênh diện thu phong trận trận hàn” (mặt đón trận trận gióthu lạnh). “Ngênh diện” diễn tả tư thế chủ động, tự tin, còn “trận trận” phản ánh cơn gió thu mạnh mẽ thổi liên tiếp. Hình ảnh mang ý nghĩa tả thực về cảnh người đi trong đêm tốigiá lạnh, cơn gió cố tình cản trở bước đi của người tù. Đồng thời, nói lên những bất công,nghịch lý mà người tù phải chịu trong suốt khoảng thời gian bị giam cầm.Đường đi chuyển lao không chỉ phải vượt qua khó khăn của núi đồi hiểm trở, mà thờitiết khắc nghiệt cũng làm nên thử thách đối với người tù. Không chỉ có buổi sáng với trậngió thu thổi vào rát mặt mà trên suốt quảng đường đi đó cho đến lúc chiều tàn khó khănvẫn trêu bám người tù:风 如 利 剑 磨 山 石,Phong như lợi kiếm ma sơn thạch,寒 似 尖 锋 剌 树 枝.Hàn tự tiêm phong thích thụ chi;远 寺 钟 声 蓷 客 步,Viễn tự chung thanh thôi khách bộ,牧 童 吹 笛 引 牛 归.Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy.(黄 昏)(Hoàng hôn_Bài 65)Gió sắc tựa gươm mài đá núi,Rét như dùi nhọn chích cành cây;Chùa xa chuông giục người nhanh bước,Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay.(Nam Trân dịch)Hai câu đầu bài thơ tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đầy chất gợi hình, gió bén nhưgươm sắc, rét tựa mũi nhọn đâm vào cành cây. So sánh như thế càng làm khắc sâu hơnnhững đau đớn thể xác mà người tù phải gánh chịu. Giữa một thời tiết như thế ngườithanh thản còn khó bước đi huống chi người đang bị tù đày, xiềng xích nặng trĩu lo toantrong lòng. Thiên nhiên và con Người trong bài thơ lại một lần nữa đối lập nhau. Thếnhưng thiên nhiên càng thử thách ta càng hiểu rõ hơn tấm lòng của người chiến sĩ cộngsản. Dù mệt mõi nhưng Người vẫn nhìn thấy được cuộc sống thanh bình đang diễn ra trước mắt, Người nghe được tiếng chuông chùa từ xa và trông thấy được cảnh “Trẻ dẫntrâu về tiếng sáo bay”. Cảm nhận được gió rét lạnh thấu da thịt, nhưng âm thanh cuộcsống lại vang đến tận tim Người. Hai câu cuối cũng góp phần làm rõ hơn khi mượn cảnh,mượn hoạt động để nói về thời gian buổi chiều đã buông xuống, mọi người đang hối hảtrở về nhà kết thúc một ngày làm việc mệt mõi nhưng còn người tù vẫn cứ đi, đi giữa cáilạnh như thế cũng không biết đến bao giờ mới được nghĩ ngơi. Nhưng giấc ngủ chắc gìđược ngon giấc vì sẽ lại một lần nữa “Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an” nghĩ đến điềuđó thôi đủ để làm cho chúng ta phải cảm phục vô cùng.Bước qua những ngày gió rét lại đến những ngày mưa, hết thử thách này lại đến thửthách khác. Người đang hứng chịu những khó khăn đó giống như đang thực hiện mộtcuộc chinh phục, một chuyến đi kì thú để thử thách chính bản thân mình:九 天 下 雨 一 天 晴,Cửu thiên hạ vũ, nhất thiên tình,可 恨 天 公 没 有 情.Khả hận thiên công, một hữu tình!鞋 破 路 泥 污 了 脚,Hài phá, lộ nê, ô liễu cước,仍 须 努 力 向 前 行,Nhưng tu nỗ lực hướng tiền hành.(久雨)(Cửu vũ_Bài 118)Một ngày hửng, chín ngày mưaVô tình! Trời đáng giận chưa hỡi trời?Đường bùn giầy rách tả tơiDù lấm láp vẫn chẳng lơi dặm trường.(Quách Tấn dịch)Trong mười ngày chuyển lao hết chín ngày mưa, chỉ được một ngày là tạnh “Cửuthiên hạ vũ, nhất tình thiên”. Bình thường đi trong giá rét đã là quá sức người, thì giờ đâyngười tù lại phải bước đi trong mưa, đường sá lầy lội, chân vướng xiềng xích thì làm sao mà đi về phía trước. Ấy thế mà người tù “Nhưng tu nỗ lực hướng tiền thành”(Vẫn phảigắng sức tiến lên phía trước). Khi mới đến nhà lao Thiên Bảo, người tù phải đi bộ nămmươi ba cây số đến nỗi ướt hết cả mũ, rách tan cả dép (Nhật hành ngũ thập tam công lý,Thấp tận y quan, phá tận hài) nhưng cũng có lùi bước bao giờ. Hình ảnh đó là hình ảnhcủa một con người không bao giờ thỏa hiệp với mình. Vượt qua muôn trùng gian khổ vẫnphải đấu tranh chiến thắng bản thân mình. Càng khó khăn ý chí người chiến sĩ cách mạngcàng mạnh mẽ, kiên cường, không khuất phục. Bước mỗi bước nặng trịch bùn lầy, Ngườikhông thẳng thắn tố cạo bọn chính quyền Trung Quốc mà chỉ biết trách ông trời sao vôtình với nhân gian, mưa làm chi để cản bước đi người chiến sĩ vô thường. Lời trách móctưởng như nhẹ nhàng nhưng sâu cay, thâm thúy.2.2.3. Thiên nhiên khắc nghiệt trên những vùng đất mà Người đã đi quaThơ của Người cũng chính là tâm hồn Người, cũng bình dị và chân thật. Trong lúcbị tù đày nơi này đến nơi khác, chứng kiến những khó khăn của vùng đất mà mình đi quaNgười đã tả lại bằng trái tim yêu thương, đồng cảm:此 间 土 地 广 而 贫,Thử gian thổ địa quảng nhi bần,所 以 人 民 俭 且 勤.Sở dĩ nhân dân kiệm thả cần;听 说 今 春 逢 大 旱,Thính thuyết kim xuân phùng đại hạn,十 分 收 获 两 三 分.Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân.(隆 安 - 同 正)(Long An - Đồng Chính_Bài 48)Vùng này tuy rộng đất khô cằn,Vì thế nhân dân kiệm lại cần;Nghe nói xuân nay trời đại hạn,Mười phân, thu hoạch chỉ vài phân. (Nam Trân dịch)Hồ Chí Minh đã tả lại khung cảnh Long An - Đồng Chính rộng lớn nhưng đất đai lạikhô cằn, mùa xuân năm nay lại gặp phải cảnh đại hạn khiến cho tình cảnh người dân nơiđây thật đáng thương. Như thế càng làm cho ta thấy rõ hơn tình cảm yêu thương conngười, yêu cuộc sống của người chiến sĩ cộng sản. Trong lúc Người cũng đang khó khăn,đau khổ, đọa đày, Người vẫn dành một phần trái tim cho nhân loại bằng lý tưởng chânchính và thiết thực. Nhân loại người quan tâm không phải chỉ có cái nhân loại lớn, mà baogồm cả nhân loại nhỏ hẹp quanh mình. Tác giả tả lại cảnh khó khăn nơi đây nhẹ nhàngthôi mà chứa chan vô ngần tình cảm. Ở cái hoàn cảnh đất đai khô cằn, hạn hán, Người lolắng cho cuộc sống của người dân nơi đây phải sống trong cảnh tần tiện, cần cù, vất vả đểđổi lấy miếng cơm, manh áo. Bởi thế mới nói tinh thần trong thơ Hồ Chí Minh là tinhthần của người chiến sĩ Cách mạng và dạt dào tình thương.Vần thơ của Bác vầng thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình(Đọc thơ Bác - Hoàng Trung Thông)Qua Long An - Đồng Chính, đến Quế Lâm Người cũng viết:桂 林 无 桂 亦 无 林,Quế Lâm vô quế diệc vô lâm,只 见 山 高 与 水 深.Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;溶 荫 监 房 真 可 怕,Dung ấm giam phòng chân khả phạ!白 天 黑 黑 夜 沉 沉.Bạch thiên hắc hắc, dạ trầm trầm.(到 桂 林)Quế Lâm không quế, không rừng,Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao;(Đáo Quế Lâm_Bài 104) Bóng đa đè nặng nhà lao,Đêm sao lạnh ngắt, ngày sao tối sầm!(Nam Trân dịch)Mở đầu bài thơ tác giả đã nói ra một nghịch lý của vùng đất nơi đây. Qua câu thơ đầuta thấy yếu tố đối lập được thể hiện rõ trong cách chơi chữ, Quế Lâm mà không có quế,cũng chẳng có rừng. Các yếu tố đối lập như thế xuất hiện rất nhiều trong tập thơ, trở thànhđặc điểm trong nhận thức về hiện thực. Như ý thơ sau cũng vây:Lung lý hiện thời hoàn hắc ámQuang minh khước dĩ diện tiền lai.(Tảo)Trong ngục giờ đây còn tối mịtÁnh hồng trước mặt đã bừng soi(Nam Trân dịch)Dường như Quế Lâm đã không còn như xưa theo đúng tên gọi của nó nữa. Đặt chânđến nơi đây thấy đâu đâu cũng chỉ là núi cao vời, sông sâu thẵm, thiên nhiên hiểm trở đedọa con người. Và trong con mắt của người tù vùng đất này chỉ là một mảng màu tối gêgợn, thiếu sự sống “Bạch thiên hắc hắc, dạ trầm trầm”. Những điều đang tồn tại trướcmắt tác giả gợi cho chúng ta một thắc mắc cần được giải đáp. Nơi đây vốn dĩ là vùng đấttươi mát với rừng cây bát ngát cùng hương thơm của hoa quế, tràn đầy nhựa sống thếnhưng giờ đây sao lại trở nên tàn héo, tăm tối. Có phải do chiến tranh phi nghĩa hay dochính quyền đàn áp nhân dân, không chăm lo cuộc sống cho nhân dân biến nơi đây thànhvùng đất chết. Qua đó, tác giả cũng nhằm mỉa mai, tố cáo tội ác của chính quyền TrungQuốc.Con người Hồ Chí Minh là con người của sức mạnh, của ý chí quật cường không laychuyển, không chia tách được. Chính nghị lực ấy đã giúp Người vượt qua hết mọi khó khăn, gian khổ, tù đày. Chút khắc nghiệt của thiên nhiên thì có hề gì với một tinh thầnthép như Hồ Chí Minh.2.3. Thiên nhiên thể hiện khát vọng vĩ đạiHồ Chí Minh luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu dạt dào, vô tận. Tình yêu ấy đãnâng thiên nhiên lên một bậc mới. Đó không còn là một ánh trăng, một đêm thu, một đóahoa... đơn thuần nữa mà giờ đây đã trở thành một người bạn cùng chia sẽ những niềm vui,nỗi buồn, những nỗi bức xúc chẳng thể diễn tả được cùng ai thì Người luôn bày tỏ vớithiên nhiên. Và có gì cao quý với người tù vĩ đại ấy hơn là khát vọng tự do, cái khát vọngtưởng như giản dị nhưng vô cùng vĩ đại đối với một người như Hồ Chí Minh. Đối vớiNgười, tự do là cả một lý tưởng cao đẹp, lý tưởng mà suốt cuộc đời Hồ Chí Minh tìmkiếm, phấn đấu và hy sinh. Tự do là cách duy nhất đưa Người đến với cách mạng, vớinhân dân yêu quý để có thể tiếp tục đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân. Tự do ởđây còn được hiểu rộng hơn là tự do của dân tộc, của con người và của Tổ quốc thân yêu.Bị bắt giam vô cớ đối với Người đã là một sự đau khổ, nhưng giờ đây không thể làm gì cóích trong hơn một năm trời đó còn là sự đau khổ vô tận hơn nữa. Vì thế, hơn ai hết Ngườithấm thía được nỗi thống khổ mất tự do:Thế thượng thiên tân hòa vạn khổ,Mạc như thất khước tự do quyền.Nhất ngôn nhất động bất tự chủ,Như ngưu như mã nhậm nhân khiên.(Cảnh binh đảm trư đồng hành II - Bài 54)Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,Cay đắng chi bằng mất tự do?Mỗi việc mỗi lời không tự chủ,Để cho người dắt tựa trâu bò! Người cho rằng mất tự do là điều cay đắng không gì sánh được “Cay đắng chi bằngmất tự do?”, bởi con người sinh ra vốn là tự do, đó là cái quyền mà không ai có thể ngăncản được. Vì thế hơn ai hết Người khao khát vô ngần hai chữ “tự do”.Trong tập thơ Nhật ký trong tù biểu hiện nổi bật nhất của tập thơ đó chính là khátvọng tự do. Trong tập thơ 13 lần Người nhắc đến hai chữ “tự do”, còn cảm hứng tự doxuất hiện xuyên suốt trong tập thơ. Cảm hứng ấy được Hồ Chí Minh thể hiện bằng nhữngtâm trạng, cảm xúc khác nhau. Khi bị bắt giam Người đã viết “Vừa ngâm vừa đợi đếnngày tự do”, có khi nói mình là người khách tiên tự do đang bị nhốt trong tù để diễn tảđược sâu sắc cái khát vọng tự do. Tự do chính là ý chí, quyết tâm thành khát vọng củangười tù, người chiến sĩ vĩ đại để có thể vượt qua hết khổ ải đi tìm chân lý. “Có thể nói vềphương diện triết học, khái niệm tự do được hình tượng hóa trong các vầng thơ của Nhậtký trong tù là một tiếng nói đặc sắc có tính thời đại, góp phần vào cuộc hành trình tưtưởng của nhân loại trong bao nhiêu hế kỉ nhằm xác định bản thể của chính mình chân lýsống phổ quát, vĩnh cửu của chính mình, và cái ánh sáng của tâm thức luôn luôn gắn bóvới mình như một định mệnh: con người bao giờ cũng là một thực thể vươn đến tự do”. [8,tr. 342].Trong những bài thơ nói về thiên nhiên trong Nhật ký trong tù thì trong đó đa số cácbài thơ đều nhắc đến vấn đề tự do. Có khi là trực tiếp nói đến, có khi mượn thiên nhiên đểbộc lộ tâm trạng ấy, cũng có khi người chiến sĩ Cách mạng thực hiện một cuộc vượt ngụcbằng tinh thần:脛 臂 虽 然 被 墾 綁,Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,满 山 鸟 语 与 花 香.Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương;自 由 览 賞 无 人 禁,Tự do lãm thưởng vô nhân cấm,赖 此 征 途 减 寂 凉.Lại thử chinh đồ giảm tịch lương.(路 上)(Lộ thượng_Bài 50) Mặc dù bị trói chân tay,Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;Vui say, ai cấm ta đừngĐường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu.(Nam Trân dịch)Trên bước đường chuyển lao tay chân người tù bị trói chặt, đến từng bước đi cũng trởnên khó khăn nhưng nhờ có thiên nhiên với núi non tươi đẹp, chim muông đua nhau hótcùng hương thơm ngào ngạt của hoa rừng tâm hồn người chiến sĩ cộng sản được thanhthoát hơn, thoải mái hơn và xoa dịu đi những mệt mõi trên đôi chân của mình. “Mãn sơnđiểu ngữ dữ hoa hương”. Nếu như mệt cứ nghĩ đến mệt, đau cứ nhớ đến đau thì người tùcó lẽ không thể bước tiếp đi được, chi bằng Người thực hiên việc quên đi, quên đi nhữngđau đớn trên đôi chân mệt nhoài để nghĩ về những điều tươi đẹp hơn, nghĩ về tự do, mộtsự tự do mà không một ai có thể cấm đoán “Tự do lãm thưởng, vô nhân cấm”. Bọn giặckia có thể giam giữ Người, có thể cướp đi sự tự do của thân thể Người nhưng làm sao cóthể giam giữ được tâm hồn Người, tâm hồn đang hướng về thiên nhiên với sự tự do tuyệtđối như một vị khách tiên bên ngoài đang thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng. Cũng nhưý thơ sau:身 体 在 狱 中,Thân thể tại ngục trung,精 神 在 狱 外.Tinh thần tại ngục ngoại.(Bài đề từ)Thân thể ở trong laoTinh thần ở ngoài lao(Nam Trân dịch) Lời đề từ đã gói trọn cả cái tâm tình sâu kính của cả tập thơ. Cái tự do trong tinh thầncũng là vấn đề mà bài Lộ thượng muốn nhắc tới. Người tù muốn được tự do dù chỉ trongý tưởng. Khát vọng tự do còn thể hiện qua lời hứa không thành cùng tri kỉ:昔 君 送 我 至 江 滨,Tích quân tống ngã chí giang tân,问 我 归 期 指 谷 新.Vấn ngã quy kỳ, chỉ cốc tân;现 在 新 田 已 黎 好,Hiện tại tân điền dĩ lê hảo,他 乡 我 柞 狱 中 人.Tha hương ngã tác ngục trung nhân.(忆 友)(Ức hữu_Bài 68)Ngày đi bạn tiễn đến bến sông,Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng;Nay gặt đã xong, cày đã khắp,Quê người, tôi vẫn chốn lao lung.(Nam Trân dịch)Không gian của buổi tiễn đưa là nơi bến sông, thời gian hẹn gặp lại là đến mùa lúamới. Thế nhưng lời hứa vẫn còn giữ trong tim nhưng thời gian trôi qua, mùa lúa đã gặtxong hết nhưng bến cũ người đâu chẳng thấy. Bài thơ mang tâm trạng buồn trầm lắng,trách bản thân không giữ được lời hứa năm xưa cũng từ đó bật lên cái khao khát tự domãnh liệt trong lòng dù không nói thành lời.Trong chốn lao tù, Hồ Chí Minh ít quan tâm đến mảng không gian chật hẹp nơi đâymà Người luôn muốn vươn ra bên ngoài. Người tù chỉ muốn nghĩ đến không gian bênngoài bằng mọi giác quan cho phép. Cho thấy được cái khao khát được tự do trong lòngNgười càng mãnh liệt. Bài thơ Hoàng hôn là minh chứng cho điều đó:Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây;Chùa xa chuông giục người nhanh bước,Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay.(Hoàng hôn)Nơi lao tù Hồ Chí Minh đã coi thiên nhiên là bạn, thấy cảnh thiên nhiên đẹp Ngườicũng nao lòng, thì giờ đây nhìn cảnh trời mưa rả rích trong tiết thanh minh càng làm tâmtrạng Người thêm lo âu, sầu não:清 明 时 节 雨 紛 紛,Thanh minh thời tiết vũ phân phân,笼 里 囚 人 欲 断 魂.Lung lý tù nhân dục đoạn hồn;借 问 自 由 何 处 有,Tá vấn tự do hà xứ hữu?卫 兵 遥 指 办 公 门.Vệ binh dao chỉ biện công môn.(Thanh minh_Bài 112)Thanh minh lất phất mưa phùn,Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa;Tự do, thử hỏi đâu là?Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường.(Nam Trân dịch)Những buổi bình minh với những tia nắng ban mai mang đến hơi ấm, sức mạnh chocon người, thì ngược lại những lúc trời mưa, ngồi một mình là lúc con người ta chứanhiều tâm trạng, cảm xúc nhất, là lúc khơi gợi người ta nghĩ đến những chuyện buồn, côđơn nhất. Đặc biệt, với hoàn cảnh của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ, chỉ biết ngồi trong nhàlao ngắm những cơn mưa rồi lòng buồn cho số phận. Thiên nhiên làm cho Người buồn,hay đang khóc, đang buồn cùng với Người. Buồn vì điều gì?. Chỉ có một điều quan trọng nhất là vì mất tự do. Người muốn được tự do, khao khát cháy bỏng được tự do đến độ thốtlên: “tự do hà xứ hữu?” (Nơi nào có tự do). Tự do với những tù nhân bây giờ là điều caoquý nhất vì chẳng thể làm được gì nếu chỉ ngồi im nơi đây nhìn cảnh nhân dân đang đấutranh, đang hi sinh sương máu vì đất nước. Người trách mình vì cảm thấy mình thế nàythì quá nhàn rỗi, có chí lớn mà chẳng làm được gì:环 球 战 火 铄 苍 天,Hoàn cầu chiến hỏa thước thương thiên,壮 士 相 争 赴 阵 前.Tráng sĩ tương tranh phó trận tiền;狱 里 闲 人 闲 要 命,Ngục lý nhàn nhân nhàn yếu mệnh,雄 心 不 值 一 文 钱.Hùng tâm bất trị nhất văn tiền.(Nạp muộn_Bài 59)Tráng sĩ đua nhau ra mật trận,Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh;Trong ngục người nhàn nhàn quá đổi,Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh.(Nam Trân dịch)Đọc bài Thanh minh ta thấy cảm hứng thơ có sự thay đổi đột ngột. Ở 3 cầu thơ đầucảm hứng thơ chỉ đơn thuần là cảm hứng trữ tình bi phẫn nhưng đến câu cuối mạch thơ đãchuyển hẳn từ âm hưởng trữ tình sang âm hưởng trào phúng. Làm rõ hẳn nụ cười châmbiếm trong tác phẩm.Phong Lê đã từng nói: “Một hoàn cảnh sống giày vò, đày đọa con người đến như Bácphải chịu đựng, vẫn không cản Bác làm thơ. Và đó chính là sự biều hiện của ý chí tự do,của sức mạnh tinh thần, của khả năng làm chủ ngoại cảnh và làm chủ bản thân cực kỳmạnh mẽ nơi Bác. Bác làm thơ, vì đó là điều mà hoàn cảnh tù, dẫu tàn bạo đến đâu cũngkhông ngăn cản Bác được; và vì ở hoàn cảnh tù, người tù không thể làm gì khác được ngoài làm thơ” [8, tr. 334]. Người làm thơ để giải bày cái tâm tư không thể thực hiệnđược. Nó trở thành nỗi khổ, nỗi khổ của một người mất tự do:可 怜 余 做 囚 中 客,Khả liên dư tố tù trung khách,未 得 躬 亲 上 战 塲.Vị đắc cung thân thướng chiến trường.(Việt hữu tao động_Bài 79)Xót mình giam hãm trong tù ngục,Chưa được xông ra giữa trận tiền.(Nam Trân dịch)Trong chốn lao tù, người tù Hồ Chí Minh luôn tìm cho mình một sự giao cảm với bênngoài để không thấy rằng mình hoàn toàn cô độc, hoàn toàn bị giam giữ:玫 瑰 花 开 花 又 谢,Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,花 开 花 谢 两 无 情.Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;花 香 透 入 笼 门 里,Hoa hương thấu nhập lung môn lý,向 在 笼 人 诉 不 平.Hướng tại lung nhân tố bất bình.(Vãn cảnh_Bài 113)Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng.Hoa tàn, hoa nỡ cũng vô tình.Hương hoa bay thấu vào trong ngục.Kể với tù nhân nỗi bất bình.(Nam Trân dịch) Bài thơ nói về một buổi chiều xuân, trong tiết thanh minh. Không gian được cấu tạobằng một mùi hương. Đọc bài thơ ta thấy được tấm lòng yêu mến, nâng niu sự sống, nângniu cái đẹp ở đời của tác giả. Tất cả được cảm nhận bằng một tâm hồn nghệ sĩ phong phú,nhạy cảm chỉ là một cánh hoa tàn thi nhân cũng không khỏi xót thương. Dẫu biết rằngkhông ai có thể thay đổi được vòng quay của tạo vật, hoa nở rồi hoa lại tàn cũng nằmtrong cái vòng tuần hoàn đó. Hoa nở để mà vui, hoa tàn để mà tiếc. Trong lòng thi nhânđang tranh đấu giữa hai sự mâu thuẫn lí trí và tình cảm. Lí trí tin rằng không thể thay đổiđược tự nhiên. Nhưng tình cảm dường như không thể chấp nhận sự thật đó. Hoa là cái đẹp,tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết mà nghệ sĩ ai lại không yêu cái đẹp. Nên khôngkhỏi bận lòng khi nhìn thấy cảnh hoa tàn héo là chuyện đương nhiên. Với câu thơ thứ haiXuân Diệu đã cảm nhận được sự vô tình mà Hồ Chí Minh muốn nói tới là do đâu:Hoa tàn hoa nở cũng vô tình“Theo cháu nghĩ, đâu có phải chỉ là thiên hạ vô tình, mà hơn nữa kia, tạo hóa vô tình(...) các lớp hoa hồng nở rụng rụng nở, tạo hóa vẫn cứ vô tình, chỉ có tạo hóa vô tình” [8,tr. 418]. Ý thơ của Hồ Chí Minh tưởng chừng như đơn giản lại chứa đựng ý nghĩa thật sâuxa. Đó là cả một chuỗi tâm sự băn khoăn trong lòng Người cần được giải đáp. Giải đápcho sự vô tình và sự công bình cho cái đẹp. Nhà thơ thời Đường cũng có bài thơ nói vềhoa nở, hoa tàn và sự vô tình của tạo hóa:Ngày xuân thấm thoắt về đâu?Trước hoa cất chén tiêu sầu một thôi.Suốt ngày hỏi, vẫn im hơi,Vì ai hoa nở, vì ai hoa tàn?(Lạc hoa - Nghiêm Vận)Hai câu thơ cuối trong bài thơ Vãn cảnh mới thực sự đẹp làm sao:Hương hoa bay thấu vào trong ngụcKể với tù nhân nỗi bất bình. Hoa tàn không có nghĩa là hoa sẽ chết, mà hương hoa vẫn còn lưu giữ nơi trần giannày, cho ta thấy được sự sống mạnh mẽ của nó dù không có hình hài nhưng nó có đủhương thơm, nó không chỉ quẩn quanh mà bay xa hơn bay thấu vào tận nơi cửa ngục đểnói lên nỗi bất bình cho sự vô tình của con người. Bất bình vì tạo hóa vô tâm, dửng dưng,bất bình vì tạo hóa nghiệt ngã ban cho cái đẹp số phận ngắn ngũi như thế. Nhưng thi nhângiờ đây cũng chẳng biết làm gì khác hơn ngoài sự đồng cảm với hoa kia. Bởi hoa, ngườigiờ đây vẫn còn là khoảng cách, chỉ khi nào Người được tự do thì hoa và Người mới thựcsự được đồng điệu. Có trách thì trách cái chế độ giam cầm bất công đã ngăn cách tâm hồncon người. Qua đó, ta thấy khát vọng tự do mãnh liệt trong tâm hồn người tù vĩ đại. Khichứng kiến một sự thật đau lòng về sự héo tàn của cái đẹp, người thi nhân như nhận ramột nhiệm vụ thiên liêng cho mình đó là phát hiện ra cái đẹp, trân trọng,` bảo tồn cái đẹplàm cho cái đẹp được vĩnh cửu và chỉ có thể làm được điều đó khi người tù bước đượcđến cánh cửa tự do.Tiếp theo cái cảm hứng tự do trong những bài thơ thiên nhiên của Hồ Chí Minh,Người nói đến một đêm thu bằng một cảm xúc rất lạ:熊 到 山 峰 晚 十 点,Hùng đáo sơn phong, vãn thập điểm,虫 声 断 续 庆 秋 来.Trùng thanh đoạn tục, khánh thu lai;囚 人 不 管 秋 来 未,Tù nhân bất quản thu lai vị,只 管 囚 笼 何 时 开.Chỉ quản tù lung hà thời khai.(Thu cảm I_Bài 123)Bắc Đẩu mười giờ ngang đỉnh núi.Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu.Thân tù đâu thiết thu sang chửa,Chỉ thiết hôm nao mở cửa tù. (Nam Trân dịch)Bài thơ nói về cái không khí đất trời thay đổi khi vào thu, khi ánh sao Bắc Đẩu đã lêncao đến đỉnh núi kia, khi tiếng dế kêu vang chuẩn bị đón mùa thu tới. Mọi cảnh vật nhưđang reo hò chào mừng sự trở lại của mùa thu thì người tù lại dửng dưng với mùa thu:Thân tù đâu thiết thu sang chửaTừ một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, đất trời người tù cũng biết là thu đã sangrồi đấy nhưng chẳng quan tâm. Người chỉ quan tâm khi nào cửa nhà lao. Sự vô tâm ở đâykhông phải là đã hết yêu thiên nhiên, không phải là tâm hồn đã chay sạn trước sự đổi thaycủa thời gian. Mà người tù đang lo sợ, thu lại đến rồi, thời gian đã trôi qua lâu như thế rồinhưng sao vẫn chưa thể tự do, chưa thể trở về với nhân dân. Nỗi lo lắng ấy bao chùm lêntất cả nên người tù dành hết cảm xúc cho nỗi lo lắng ấy nên cũng có lúc thờ ơ với thiênnhiên như thế. Nhưng cũng chắc rằng chỉ một tâm hồn biết yêu, biết gắn bó với thiênnhiên mới cảm nhận được những thay đổi đó.去 岁 秋 初 我 自 由,Khứ tuế thu sơ ngã tự do,今 年 秋 首 我 居 囚.Kim niên thu thủ ngã cư tù.(Thu cảm II _Bài 123)Năm ngoái đầu thu còn tự doNăm nay thu đến ở trong tù.(Nam Trân dịch)Và cũng vì thu đến Người cũng xót lòng khi nhận ra đầu thu năm ngoái ta còn tự donhưng đầu thu năm nay ta lại ở nơi đây chẳng giúp ít được gì cho dân tộc. Hồ Chí Minhnhư vừa nhắc nhở mình nhớ lại một năm trước, vừa trách bản thân mình đã vô ích trongmột năm qua. Thời gian trôi qua sao vô tình làm lòng Người trầm lặng một nỗi buồn. Dùcó những khoảnh khắc bất bình như thế nhưng Người vẫn hiểu rõ quy luật của sự sống,tin vào một ngày mai tươi sáng sẽ đến với mình: Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định,Vũ thiên chi hậu, tất tình thiên.(Tình thiên_Bài 130)Sự vật vần xoay đà định sẵn,Hết mưa là nắng hửng lên thôi.(Nam Trân dịch)Hồ Chí Minh ở trong tù là Người đang thực hiện một cuộc đấu tranh, đấu tranh đểđược tồn tại tự do. Đối với Người mất tự do là một sự mất mát lớn. Người nhìn cảnh, nhớngười, mong tin tức của quê hương nơi xa:Thụ sao xảo họa Trương Phi tượngXích nhật trường minh Quan Vũ tâmTổ quốc chung niên vô tin tức,Cố hương mỗi nhật vọng hồi âm.(Tức cảnh_Bài 132)Cành lá khéo in hình Dực Đức,Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công;Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,Tin tức bên nhà bữa bữa trông.(Nam Trân dịch)Hai câu đầu bài thơ, Người nhắc đến hai danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốctrong lịch sử Trung Quốc qua cái nhìn từ thiên nhiên. Người ví tấm lòng mình với tấmlòng son sắt của Dực Đức và Quan Công. Mọi thứ diễn ra trước mắt người tù rất rõ ràngminh bạch, nó còn mang theo nỗi nhớ mong về quê hương Tổ quốc xa xôi. Mỗi ngày trôiqua người tù sống trong sự trông ngóng, chờ đợi một tin tức từ chốn quê nhà nhưng lạichờ trong vô vọng rồi đến thất vọng. Qua đó, cho ta thấy rõ hơn nữa cái cảm hứng tự do không chỉ dạt dào trong thơ mà còn dạt dào nơi trái tim, cháy bỏng trong lí trí của ngườichiến sĩ cộng sản bị giam cầm như thế này. Mong lắm, yêu lắm cái tự do một ngày rồi sẽđến vì Người sinh ra là để hoạt động, để cống hiến cho Tổ quốc thân thương chứ khôngphải ngồi im như thế này chờ mong hồi âm từ chốn “cố hương”.Mỗi con người sống trong cõi trời đất này phải biết rằng sống là biết phấn đấu, phấnđấu cho những mục tiêu đã định ra. Và để thực hiện được mục tiêu đó đâu phải con đườngđi chỉ trải hoa hồng mà nó còn có đầy gay gốc, ngoằn ngèo buộc người ta phải lựa chọntiếp tục đi hay dừng lại. Hồ Chí Minh là tấm gương của con người với tinh thần thép luôntiến về phía trước dù có khó khăn đến đâu lí tưởng sống của Người vẫn không hề thay đổi.Và nơi tù ngục tối tăm không ánh sáng này Người vẫn không ngừng nuôi dưỡng khátkhao, khát khao được tự do, được trở về để tiếp tục cống hiến cho nhân dân để tiếp tụcđược bước đi trên con đường mình đã chọn. Những điều đó được thể hiện rất sâu sắctrong bức tranh thiên nhiên đầy tâm trạng qua cái nhìn của người chiến sĩ cộng sản HồChí Minh.CHƯƠNG 3:NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONGNHẬT KÝ TRONG TÙ3.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên3.1.1. Bút pháp tả thựcNhật ký trong tù là một tập nhật ký bằng thơ ghi lại toàn cảnh cuộc sống khi Ngườibị bắt giam từ 29.08.1942 đến 10.09.1943. Chính vì thế, trong tập thơ bút pháp tả thựcđược sử dụng rất nhiều góp phần tạo nên giá trị phong phú và rộng lớn hơn cho tập thơ.Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc mà Hồ Chí Minh vẽ lại trong bức tranh thơ của mìnhlà những chất liệu thực được lấy từ những điều mà nhà thơ trông thấy được, cảm nhậnđược. “Tập thơ trước hết là một tác phẩm tả thực. Mà tả thực ở đây không chỉ phô bày cáiđau đớn của con người, của cuộc sống. Tả thực ở đây là một bản cáo trạng. Và đồng thờitập thơ cũng cho ta thấy hết khả năng của con người không phải chỉ có khả năng chịu đựng mà thôi. Trước hết khả năng của con người vượt qua mọi đau khổ, cực nhục, để đấutranh và đấu tranh đi tới thắng lợi” [10, tr. 242].Cảnh sống con người nơi lao tù đã khắc khổ và thiên nhiên được tác giả nói đến trongtập thơ có lúc cũng mang lại không ít khó khăn. Miếng ăn đã khó khăn:Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạnVô diêm, vô thái, hựu vô thang.(Tù lương - Bài 13)Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ,Không muối, không canh cũng chẳng cà.(Nam Trân dịch)Đến tiết thu cũng lạnh run người:Phong như lợi kiếm ma sơn thạch,Hàn tự tiêm phong thích thụ chi(Hoàng hôn - Bài 65)Gió sắc tựa gươm mài đá núi,Rét như dùi nhọn chích cành cây;(Nam Trân dịch)Giờ đến cả giấc ngủ cũng chẳng an. Cái không khí rét buốt của mùa thu khiến ngườitù lạnh thấu cả xương thịt:秋 深 无 褥 亦 无 毡,Thu thâm vô nhục diệc vô chiên,缩 胫 弓 腰 不 可 眠.Súc hĩnh cung yêu bất khả miên;月 照 庭 焦 增 冷 气,Nguyệt chiếu đình tiêu, tăng lãnh khí, 窥 窗 北 斗 已 橫 天.Khuy song Bắc Đẩu dĩ hoành thiên.(Dã lạnh - Bài 45)Đêm thu không đệm cũng không chăn,Gối quắp lưng còng ngủ chẳng an.Khóm chuối trăng soi, càng thấy lạnh,Nhòm song Bắc Đẩu đã nằm ngang(Nam Trân dịch)Nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả thực để tả lại cái cảnh thiên nhiên khắc nghiệt lúc bấygiờ. Giữa bốn bức tường trật hẹp, tối tăm ấy hình ảnh con người hiện lên với tư thế “gốiquắp, lưng còng” để chống trọi với thiên nhiên khi bên ngoài cái lạnh đã loang dần ra cảkhoảng không gian nơi đây. Giờ đây ánh trăng có là bầu bạn cũng không làm giảm bớtphần nào sự lạnh lẽo mà trăng chiếu soi trên khóm chuối làm cho người tù cảm nhận đượccái không khí càng thêm lạnh. Mỗi khi mùa thu đến con người ấy đã phải chịu đựng cáigiá lạnh như thế đấy. Bài thơ đã vẻ nên những nét vẻ rất thực về cái không gian, conngười và cảnh vật nơi đây chỉ bằng vài nét chấm phá đơn giản, chân thật.Bức tranh thiên nhiên trong tập thơ được người tù nói đến rất chân thực vì được ghilại mỗi khi chứng kiến, mỗi khi cảm nhận được. Trên bước đường chuyển lao con ngườiấy trải qua cảnh:走 路 才 知 走 路 难,Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan重 山 之 外 又 重 山.Trùng san chi ngoại hựu trùng san重 山 登 到 高 峰 后,Trùng san đăng đáo cao phong hậu(Tẩu lộ_Bài 29)Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao chập chùngNúi cao lên đến tận cùng(Nam Trân dịch)Tác giả đã tả lại hành trình từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, con đường dài khoảng 20 câysố với cảnh núi non hiểm trở đã được Người vẽ lại thật sinh động. Chỉ cần vài ba câu thơngười đọc cũng đã hình dung được khung cảnh nơi đây hùng vĩ như thế nào và phần nàocảm nhận được những thử thách mà người tù phải vượt qua. Nói đến cảnh núi non hùng vĩnhà thơ Huy Cận cũng có những câu thơ tả thực về hình ảnh ngọn núi Tản rất hay:Núi Tản như con gà cổ đạiKhổng lổ, mào đỏ thắp bình minh.(Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa)Bức tranh thiên nhiên trong tập thơ đôi khi những bài thơ không tồn tại cái dân dã đờithường bởi hoàn cảnh ra đời của tập thơ đã là một điều đặc biệt. Nhưng đâu đó nhà thơvẫn dễ dàng nhận ra cái bình dị, chân thật của cuộc sống xung quanh:Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng(Mộ)Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng(Nam Trân dịch)Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy, chỉ được nhận ra khi bắt gặp một trái timấm nặng ân tình. Người đã dùng hai câu thơ để nói về cuộc sống của những người dân nơiđây, cuộc sống mà Người được trông thấy bằng cả sự đồng cảm chân thành.Đến Long An - Đồng Chính, người tù cũng tả lại khung cảnh nơi đây với trái tim yêuthương đồng cảm với con mắt chân thật mà Người trông thấy được: 此 间 土 地 广 而 贫,Thử gian thổ địa quảng nhi bần,所 以 人 民 俭 且 勤.Sở dĩ nhân dân kiệm thả cần.(Long An – Đồng Chính).Vùng này tuy rộng đất khô cằn,Vì thế nhân dân lại kiệm cẩn;(Nam Trân dịch)Đến Quế Lâm cũng vậy:桂 林 无 桂 亦 无 林,Quế Lâm vô quế diệc vô lâm,只 见 山 高 与 水 深.Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;(Đáo Quế Lâm)Quế Lâm không quế, không rừng,Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao;(Nam trân dịch)Bằng bút pháp tả thực, Hồ Chí Minh đã vẻ nên được bức tranh chân thực về cảnh vàtình trong thời gian Người bị bắt giam. Không chỉ có những bài thơ nói về thiên nhiên màđa phần những bài thơ trong tập thơ sử dụng rất đất bút pháp này. Qua đó, cũng cho tathấy được tài năng của Người trong việc sử dụng thành công bút pháp này. Đồng thời, đểlại những bài học kinh nghiệm sâu sắc về khả năng và phương thức miêu tả hiện thực đờisống trong thơ. 3.1.2. Bút pháp tượng trưngTrong những bài thơ miêu tả thiên nhiên của mình, bên cạnh việc sử dụng rất đắt bútpháp tả thực, Hồ Chí Minh còn sử dụng bút pháp tượng trưng. Góp phần làm cho ý thơthêm cái chiều sâu ý nghĩa sâu sắc hơn và làm rõ hơn những tâm tư mà Người muốn gửigắm trong sáng tác của mình.Hồ Chí Minh một con người luôn theo đuổi mục tiêu Cách mạng, và bên trong conngười ấy luôn tìm kiếm cho mình một sự bù đắp hài hòa, một sự thư giản trong hoàn cảnhkhó khăn, gian khổ. Điều đó thể hiện rõ trong những trang thơ của Người, trong bướcđường chuyển lao đầy gian khổ Người nhờ Cách mạng làm cứu cánh, Người nhìn thấycon đường cách mạng, con người cách mạng qua bức tranh thiên nhiên sau:Nhất thứ kê đề dạ vị lan,Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,Ngênh diện thu phong trận trận hàn.(Giải đi sớm)Bài thơ kể lại quá trình chuyển lao trong gian khổ, giữa biết bao sự khắt nghiệt màthời tiết mang lại qua con mắt của người đi đường. Bên cạnh đó ý thơ còn mang nghĩatượng trưng: tiếng gà gáy tượng trưng cho sự báo hiệu của cách mạng giữa lúc cái xã hộicũ vẫn còn đang tồn tại (bóng đêm). Hình ảnh người đi (chinh nhân) trên con đường ấykhông còn là người tù mà trở thành hình ảnh tượng trưng cho người chiến sĩ Cách mạngđang bước về phía trước trên con đường cách mạng. Người chiến sĩ ấy có một tinh thầnthép, ung dung đón nhận những khó khăn gian khổ trên con đường Cách mạng.Đến khổ thơ thứ hai của bài thơ. Thời gian đã có sự chuyển đổi từ bóng tối sang ánhsáng. Mở ra một cái gì đó tươi mới hơn cho người chiến sĩ Cách mạng:Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,U ám tàn dư tảo nhất không; Noãn khí bao la toàn vũ trụ,Hành nhân thi hứng hốt gia nồngKhi phương đông rực lên ánh sáng, màu trắng biến thành màu hồng. Một buổi bìnhminh đầy sức sống trong khổ thơ tượng trưng cho một bức tranh toàn cảnh về sự thắng lợicủa cách mạng trong một tương lai không xa. Cách mạng sẽ quét sạch tàn dư của bóng tốiđêm tàn, mang đến hơi ấm cho cả một cõi con người. Người chiến sĩ cách mạng giờ đâykhông còn phải gánh chịu những khổ ải mà đang đón chờ sự toàn thắng với một cốt cáchcủa một người vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ. Ta thấy bài thơ đã có sự hòa điệu tuyệt vờigiữa bút pháp tượng trưng và bút pháp tả thực. Qua đó không chỉ thấy được tài năng màcòn thấy cả một khao khát về sự thắng lợi của cách mạng.Ánh sáng của mặt trời tượng trưng cho công lý, cho ánh sáng Cách mạng soi gọi vàonơi tối tăm nhất trong nhà tù qua bài thơ sau:Triêu dương xuyên quá lung toàn bộThiều tẫn u yên dữ ám maiSinh khí đốn thời sung vũ trũPhạm nhân cá cá thiêu nhan khai.(Tảo tình)Bút pháp tượng trưng được vận dụng trong bài thơ có phần dí dõm mà sâu sắc:Bạch thiên “song mã” bất đình kềDạ văn thường thường “ngũ vị kê”(Dạ túc Long Tuyền)Hai câu thơ tác giả đưa ra hai hình ảnh được đặt trong dấu ngoặc kép. Thứ nhất “songmã” (đôi ngựa) ở đây không nhằm chỉ chân ngựa mà nói đến đôi chân của người tù trênbước đường chuyển lao. “Ngũ vị kê” (gà năm vị) lại tượng trưng cho tư thế ngủ của mộtcon người với đôi chân bị trói giống như chân gà vậy. Ta thấy ý thơ tưởng chừng như đơn giản mà lại thâm thúy, sâu cay. Con người giờ lại phải chịu nỗi khó khăn như những convật kia. Con người chứ đâu phải là con vật mà lại phải chịu chung số phận như thế.Bài thơ cảnh chiều hôm cũng mang ý nghĩ tượng trưng qua hình ảnh hoa hồng:Mai khôi hoa khai hoa hựu tạHoa khai, hoa tạ lưỡng vô tình.(Vãn cảnh)Hình ảnh hoa hồng được nhà thơ vẻ nên để tượng trưng cho cái đẹp. Một cái đẹp đầyhương thơm, màu sắc nhưng lại chóng phai tàn theo thời gian do sự vô tình của tạo hóa vàcái đẹp ấy cũng đang khao khát được trân trọng, nâng niu.Bài thơ Chiều tối cũng được nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng:Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngTrong thơ xưa người ta nhắc tới buổi chiều với hình ảnh chim bay về tổ, mây trôi lữnglờ,... Và hình ảnh cánh chim mòn mỏi tìm chốn ngủ gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnhcủa con người mệt mõi suốt ngày với gông xiềng cũng đang khao khát được nghỉ ngơi,được trở về với trốn bình yên. Hình ảnh đám mây lững lờ nói đến cái tình cảnh của ngườitù lúc bấy giờ, không biết sẽ nương náo đến nơi đâu.Qua việc vận dụng bút pháp tượng trưng giúp ta hiểu sâu sắc hơn những tư tưởng,tình cảm cũng như những khát khao của nhà thơ. Đồng thời, hiểu rõ những điều đó sẽgiúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những vấn đề mà thi nhân nói đếntrong sáng tác của mình.3.2. Thể thơĐầu tiên chúng tôi nói sơ lược về thơ Đường. Thơ Đường đạt được rất nhiều nhữngthành tựu tốt đẹp, kế thừa truyền thống nghệ thuật ưu tú của Kinh Thi, Sở từ, của thơ cathời Ngụy, Tấn,... Thơ Đường có nhiều thể thơ mới lạ, gồm hai bộ phận chính là thơ Cổthể và thơ Cận thể. Những bài tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, hành nhạc phủ gọi là Cổ thể, những bài ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn “luật” hoặc “tuyệt” gọi là Cận thể. ỞViệt Nam, thơ Đường có sức ảnh hưởng sâu rộng. Đặc biệt là đến phong trào thơ mới1930 - 1945 thì thơ Đường càng ảnh hưởng sâu sắc hơn. Nam Trân đã nhận xét “ Ảnhhưởng thơ Đường rất quen thuộc đó lại tan một cách tài tình vào câu thơ Việt NAm tự dohơn, thích hợp hơn với nội dung mới” [13, tr. 31].Thơ Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng từ các nhà thơ Đường rất nhiều như Lý Bạch,Đỗ Phủ, Đỗ Mục... Những bài thơ nói về thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù củaHồ Chí Minh cũng có sự ảnh hưởng, tiếp thu của thơ Đường một cách sáng tạo và tàinăng. Nói về thể thơ của bài thơ sau:清 明 时 节 雨 紛 紛,Thanh minh thời tiết vũ phân phân,笼 里 囚 人 欲 断 魂.Lung lý tù nhân dục đoạn hồn;借 问 自 由 何 处 有,Tá vấn tự do hà xứ hữu?卫 兵 遥 指 办 公 门.Vệ binh dao chỉ biện công môn.(Thanh minh_Bài 112)Bài thơ đươc viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thanh của chữ thứ 4ngược với thanh của chữ thứ 2 và 6, minh - tiết - phân (BTB), lý - nhân - đoạn (TBT), vấn- do - xứ (TBT), binh - chỉ - công (BTB). Theo nhà phê bình nổi tiếng Trung Quốc cuốiMinh đầu Thanh đã nói về thể thơ Đường luật là “nữa trên” thường nặng cảnh nhẹ tình,“nữa dưới” thường nặng tình nhẹ cảnh. Thơ Hồ Chí Minh cũng vậy, hai câu đầu nhà thơnói về cảnh thiên nhiên trong tiết thanh minh “lất phất mưa phùng”, hai câu sau lại nói vềkhát khao tự do cháy bỏng trong lòng. Chỉ với bốn câu thơ, mỗi câu 7 chữ mà nhà thơ đãdiễn tả được hết cái cảnh và tình lúc bấy giờ. Các nhà thơ Đường không chuộng cái diễmlệ để trở nên phù phiếm hay giả dối. Cách hành thơ của Hồ Chí Minh giống thơ Đường ởchổ vừa “công” và “thực”. Bởi các nhà thơ Đường quan niệm: “Không “công” thì khôngđẹp mà không “thực” thì không phải là tình” [12, tr. 76]. Thơ Hồ Chí Minh mang yếu tố ấy mà tình ý càng trở nên sâu sắc sâu sắc. Ý thơ có sự vận dụng về đề tài và thi liệu thơĐường trong bài thơ Thanh minh của Đỗ Mục:Thanh minh thời tiết vũ phân phân,Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.Tá vấn tửu gia hà xứ hữu?Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.Trong tập thơ còn nhiều bài thơ viết bằng thể loại thất ngôn tứ tuyệt Đường luật như:Tảo tình, tẩu lộ, tảo, vọng nguyệt,... Bài thơ sau là một bài thơ tiêu biểu cho thể thơ thấtngôn tứ tuyệt Đường luật trong tập thơ:倦 鸟 归 林 寻 宿 树,Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ,孤 伝 慢 慢 渡 天 空.Cô vân mạn mạn độ thiên không;山 村 少 女 磨 包 粟,Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,包 粟 磨 完 炉 已 烘.Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.(Mộ)Bài thơ cũng viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Không gian, thời gian đượcnói đến trong bài thơ là không gian và thời gian của đời thường. Bài thơ đã tạo được cái ýthơ ngoài lời và xây dựng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Câu thơ đầu bài thơ đã nêu rõđược đề tài là “chiều tối”. Câu thứ hai nêu lên một cách cụ thể cái khoảnh khắc thời giantrong ngày, ở đây chiều tối vừa là thời gian vật lí vừa là thời gian tâm trạng. Hai câu thơsau lại thể hiện được tính hiện đại trong bài thơ. Thơ tứ tuyệt Đường luật tạo nên cái bấtngờ cho người đọc ở câu chuyển một cách tự nhiên và hợp lí. Bài thơ viết theo thể tứtuyệt nhưng cơ bản không theo lối tư duy mẫu mực cổ xưa. Tác giả đã hướng người đọcvào hiện thực, ánh sáng, tương lai. Bài thơ này vừa mang màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Thế nên Hoàng Trung Thông đã có nhận xét rất hay về thơ Hồ Chí Minh: “ThơBác rất Đường mà lại không Đường”.Bài thơ sau được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định,Vũ thiên chi hậu, tất tình thiên.Phiến thời, vũ trụ giải lâm phục,Vạn lý, sơn hà cáu cẩm chiên.Nhật noãn, phông thanh, hoa đới tiếu,Thụ cao, chi nhuận, điểu tranh nghiên.Nhãn hòa vạn vật đô hưng phấn,Khổ tận cam lai, lý tự nhiên!(Tình thiên)Ta thấy thanh của chữ thứ 4 cũng đối với thanh của chữ thứ 2 và 6, vật - hoàn - hữu(TBT), thiên - hậu - tình (BTB), thời - trụ - lâm (BTB),... Câu chẳn và câu số lẻ trong mỗicặp câu có quan hệ mật thiết với nhau. Bài thơ chia ra làm bốn phần: 2 câu đề, 2 câu thực,2 câu luận và hai câu kết. Hai câu đề nêu ra vấn đề về sự vật tồn tại trên đời đều đã đượcđịnh sẵn, câu thứ hai có tác dụng chuyển chuyển ý thơ để liên kết với nội dung phía dưới.Hai câu thực triển khai phân tích rõ hơn vấn đề đặt ra là vũ trụ sẽ cởi bỏ bộ áo ướt để nonsông như phơi màu chăn ấm. Hai câu luận nói lên được ý nghĩa của bài thơ, khi trời đấtđổi thay theo hướng tươi mới hơn thì chim muông, hoa lá cũng tràn trề thêm nhựa sống.Hai câu kết nói lên được tình cảm, thái độ của Hồ Chí Minh và tóm gọn sâu sắc hơn đượccái thần của bài thơ, mở ra một tương lai tươi mới hơn. Với bài thơ này tác giả cũng giữđúng niêm luật của thể thơ là: 1 niêm với 8, 2 niêm với 3, 4 niêm với 5, 6 niêm với 7. Nữatrên bài thơ thiên về cảnh, nữa dưới bài thơ thiên về tình. 3.3. Giọng điệu.Giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn của nhà thơ, là thước đo không thể thiếugóp phần xác định được tài năng và phong cách của người nghệ sĩ. Mỗi giai đoạn văn họccó giọng điệu thơ khác nhau. Mỗi nhà thơ lại có giọng điệu thơ riêng. Như nhà thơ XuânDiệu với giọng trầm lắng, thiết tha:Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.(Vội vàng)Tố Hữu với giọng thơ tâm tình, ngọt ngào:Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người(Việt Bắc)Thơ thiên nhiên trong tập thơ của Hồ Chí Minh thuộc giai đoạn thơ ca hiện đại 1932 1945, mà điều đặc biệt là giọng thơ lại có sự hòa điệu tuyệt vời giữa thơ ca trung đại vàthơ ca hiện đại. Nhưng giọng điệu ấy mang những sắc thái riêng góp phần tạo nên phongcách riêng của nhà thơ. Chúng ta có thể thấy hai giọng điệu nổi bật trong những bài thơnói về thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù là giọng điệu trữ tình và giọng điệu tràophúng, hai giọng điệu này kết hợp với nhau tạo nên những giá trị sâu sắc hơn cho tập thơ.3.3.1. Giọng điệu trữ tình, tâm tìnhHồ Chí Minh là nhà nhà thơ với tâm hồn hướng về cái đẹp, cái đẹp mà thi nhân đã gửigắm một phần trái tim mình, một cái đẹp gắn liền với cuộc sống, với con người. Giọngđiệu trữ tình, tâm tình góp phần giúp nhà thơ thể hiện sâu sắc hơn cái cảm xúc, tâm trạngcủa mình trước bức tranh thiên nhiên.Trước hết là hình ảnh thiên nhiên gắn liền với cuộc sống con người mang giọng điệunhẹ nhàng, sâu lắng cũng không kém phần trang trọng: 倦 鸟 归 林 寻 宿 树,Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ,孤 伝 慢 慢 渡 天 空.Cô vân mạn mạn độ thiên không;山 村 少 女 磨 包 粟,Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,包 粟 磨 完 炉 已 烘.Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.(暮)(Mộ_Bài 30)Nhà thơ đã mang những tình cảm chân thành, mộc mạc gởi vào bức tranh thiên nhiên,bức tranh cuộc sống với một thái độ trân trọng, ngợi ca. Mà thông qua giọng điệu ấy mọitình cảm dường như được nâng lên thêm một bậc. So với bản dịch thì ở câu thơ:Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcDịch thơ là:Cô em xóm núi xay ngô tốiTa thấy giữa “sơn thôn thiếu nữ” và “cô em xóm núi” xét về nghĩa thì không có gì sai.Nhưng cái ý trang trọng của câu thơ bị giảm đi phần nào dẫn đến giọng điệu trang trọngtrong nguyên tác cũng không còn nguyên vẹn nữa.Nói về thiên nhiên trong tâm cảm của một người tù, thì nhiên nhiên lại càng trở nênđáng trân trọng hơn, khát khao được giao hòa với thiên nhiên càng mãnh liệt hơn. Nhữngcảm xúc ấy thể hiện qua giọng điệu thơ nồng nàng, tha thiết:Ngục trung, vô tửu diệc vô hoaĐối thử lương tiêu, nại nhược hà?Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.(Vọng nguyệt) Ta thấy qua giọng điệu thơ trữ tình, cái vẻ đẹp tiềm ẩn của ánh trăng càng trở nên nổibậc hơn. Ánh trăng đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa hòa quyện với người tù trong một mốiquan hệ khó có thể tách rời. Đồng thời giọng thơ ấy cũng ngân lên được giọng điệu tâmhồn của một người tù để giải mã những khúc mắc trong tâm hồn và trong một hoàn cảnhhiếm hoi đã thừa nhận mình là thi sĩ.Tác giả sử dụng giọng điệu trữ tình đầy vui tươi, phấn khởi để tả về bức tranh cuộcsống trên những bước đường chuyển lao:Ngã lai chi thời, hòa thượng thanh.Hiện tại, thu thu bán dĩ thành.Xứ xứ nông dân nhan đới tiếuĐiền gian xung mãn xướng ca thanh.(Dã cảnh)Giọng điệu thơ vui tươi, phấn khởi và nhịp điệu của cuộc sống âm vang trong từng lờithơ cũng mang cái dư vị tươi vui ấy. Ý thơ chân thành, lời thơ thanh thoát, giọng điệu thơhòa quyện với giọng điệu của cuộc sống, hướng về cuộc sống tạo nên những xúc cảm nơichính tâm hồn nhà thơ. Hai câu thơ sau cũng mang giọng điệu chân thành, nhẹ nhàng khitả về bức tranh thiên nhiên lúc đang trong tư thế “tựa giảo hình” trên thuyền:Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậmGiang tâm, ngư phủ điếu thuyền khinh.(Bán lộ đáp thuyền phó Ung)Hay câu thơ:Viễn tự chung thanh thôi khách bộ,Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy.(Hoàng hôn) Cũng có những giọng thơ buồn trầm lắng, thương cảm, xót xa cho tình cảnh củanhững người bạn tù phải xa gia đình, làng quê để giờ nghe tiếng nhạc quê hương chỉ cònlà những âm thanh vang lên sầu não nuột đến tận tam can:Ngục trung hốt thính tư hương khúc,Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu.(Nạn hữu xuy địch)Giọng điệu thơ ấy đã mang trọn cái tâm tình của hồn quê, của con người chốn quê cũ.Giọng thơ càng réo rắt thì cái tình, cái cảnh càng xót xa, nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đìnhlại càng da diết khôn nguôi.Giọng thơ tâm tình còn mang nặng tình đời, tình người của trái tim người chiến sĩcộng sản dành cho những con người nhỏ bé, đầy gian truân trong cuộc sống, giọng điệuấy chất chứa đầy những tình cảm xót thương, đồng cảm trong ý thơ sau:Vùng này tuy rộng đất khô cằn,Vì thế nhân dân kiệm lại cần;(Long An - Đồng Chính)Qua những bài thơ mang giọng điệu trữ tình, tâm tình ta thấy càng dạt dào hơn cáicảnh, cái tình trong lòng mình. Hồ Chí Minh không gò bó ý thơ, không bắt buộc lời thơphải mang một giọng điệu nào đó mà cũng có khi tự thân nó thành nên, tự thân nó bộcbạch được cái nội tâm sâu thẳm của thi nhân, niềm lạc quan yêu đời và yêu thiên nhiênluôn được hiện rõ.3.3.2. Giọng điệu trào phúngNgoài giọng thơ trữ tình tâm tình ta còn phải nói đến giọng điệu trào phúng trong tậpthơ. Giọng điệu trào phúng đã được các nhà thơ xưa sử dụng rất đắt. Tiêu biểu nhưNguyễn Bính với chất thơ tự trào, giọng thơ tuy thâm trầm nhưng cũng rất sâu cay:Cờ đương dở cuộc không còn nướcBạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sáchMềm môi chén mài tít cung thangNghĩ mình mà gớm cho mình nhỉThế cũng bia xanh cũng bảng vàng(Tự trào)Tập thơ Nhật ký trong tù mang tiếng cười trào phúng sâu sắc, đó là tiếng cười phêphán, đã kích, tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Lí do bị bắt vào tù đã là một trớtrêu, ở tù đã là một hoàn cảnh đặc biệt, con người tự do đã phải nhập vai một người tù đểnếm trải những khó khăn, đọa đày nơi đây. Sáng tác của Hồ Chí Minh mang giọng điệutrào phúng cũng vì lẽ đó.Đầu tiên, giọng điệu trào phúng được cảm nhận trong cái tình cảnh trớ trêu của ngườitù trên bước đường chuyển lao:Cửu thiên hạ vũ, nhất thiên tìnhKhả hận thiên công, một hữu tình!(Cửu vũ)Bài thơ sử dụng giọng điệu trào phúng nói đến sự giận dỗi sao ông trời lại quá vô tình.Nhưng ý thơ còn sâu sắc hơn ở cái giọng thơ mang đầy chất tố cáo, tố cáo cái xã hội nhàtù thực dân, chính quyền thực dân qua lời trách “Vô tình! Trời đáng giận chưa hỡi trời”tưởng như đau xót nhẹ nhàng nhưng lại thâm thúy, sâu cay lắm.Giọng điệu thơ mang đầy tiếng cười mỉa mai, châm biếm từ những nghịch lí trong bàithơ sau:Quế Lâm vô quế diệc vô lâm,Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;(Đáo Quế Lâm) Bài thơ sau cũng tạo nên từ tiếng cười do nghịch lí với giọng thơ lên án, tố cáo mạnhmẽ chính quyền Tưởng Giới Thạch:Tẩu biến cao sươn dữ tuấn nham.Na trì bình lộ cánh nan kham.(Thế lộ nan)Giọng điệu tố cáo, châm biếm còn được thể hiện ở những bài thơ có kết thúc bất ngờtrong tập thơ:Thanh minh thời tiết vũ phân phânLung lý tù nhân dục đoạn hồn.Tá vấn, tự do hà xứ hữu?Vệ binh đao chỉ biện công môn.(Thanh minh)Cảm hứng thơ đột ngột chuyển từ chất trữ tình sang chất trào phúng khi đến câu thứtư “Vệ binh đao chỉ biện công môn”. Thì đến đây giọng điệu trào phúng cũng được bộc lộrõ, để cho ta thấy được cái ý vị hài hước chất chứa đầy tiếng cười châm biếm và phần nàogiải tỏa được nỗi bi phẫn của người chiến sĩ cộng sản mất tự do.Qua giọng điệu trào phúng cho ta thấy được sự bất bình của người chiến sĩ cộng sảnHồ Chí Minh đối với chính quyền Tưởng Giới Thạch, lên án, tố cáo với những điều bấtcông trong đường đời. Đồng thời cũng phần nào cho chúng ta thấy được khao khát tự docháy bỏng trong lòng Người, khát khao được cống hiến hết mình cho nhân dân.Ngoài hai giọng điệu chính trên còn có những bài thơ thiên nhiên mang giọng điệuhào hứng khi nắng sớm mang đến nguồn sinh khí tràn đầy cho vũ trụ:Triêu dương xuyên quá lung toàn bộThiều tẫn u yên dữ ám maiSinh khí đốn thời sung vũ trụ Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.(Tảo tình)Cũng có những giọng thơ mang tính triết lí cao:Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định,Vũ thiên chi hậu, tất tình thiên....Nhãn hòa vạn vật đô hưng phấn,Khổ tận cam lai, lý tự nhiên.(Tình thiên).Qua giọng điệu trong tập thơ ta thấy được, giọng thơ ấy chính là giọng điệu cảm xúcrất thật, vang lên từ đáy lòng người chiến sĩ Cách mạng, làm nên những màu sắc rất riêngcho từng bài thơ. Cảm xúc ấy có khi buồn, khi vui, khi giận, khi căm phẩn, khi lại triết lýsâu xa tạo nên cái hồn, cái ý vị đậm đà cho đứa con tinh thần của thi nhân. Vì thế, hiểuđược giọng điệu của nhà thơ thông qua lời thơ của họ ta sẽ hiểu sâu sắc hơn giá trị tácphẩm ấy. Và đi sâu vào phân tích nghệ thuật trong những bài thơ thiên nhiên trong tập thơgiọng điệu là yếu tố quan trọng cần được nói đến. C - KẾT LUẬNHồ Chí Minh là một nhà Cách mạng vĩ đại, một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Tưtưởng mĩ học của Người vừa mang tính truyền thống vừa mang tính thời đại. Hai phươngdiện ấy hòa quyện vào nhau không thể tách rời. “Nghĩa là nhìn mặt này cổ điển, nhìn mặtkia lại là hiện đại, nhìn mặt này là truyền thống rất sâu, nhưng mặt khác lại thuộc về thờiđại văn minh tiến bộ nhất” [1, tr. 139].Đến với Nhật ký trong tù, ta nhìn thấy rất rõ bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh.Rồi với cuộc đời Hồ Chí Minh ta còn hiểu sâu sắc hơn giá trị của Nhật ký trong tù. Đặctrưng cơ bản của tập thơ là tính chất hướng nội. Tập thơ là một tập nhật ký, vừa ghi lạinhững gì mắt thấy, tai nghe vừa bộc bạch những cảm xúc tận đáy lòng mình. Tất cả nhữngđiều ấy hòa hợp với nhau tạo nên một tập nhật ký độc nhất vô nhị nơi lao tù sống mãicùng với thời gian. Những bài thơ viết về thiên nhiên trong tập thơ có số lượng khá cao. Thiên nhiên dùđược vẻ lại bằng con mắt của người bị tù đày, ít sự giao hòa nhưng thiên nhiên ấy vẫn đầyđủ màu sắc cảm xúc đó là núi non, vũ trụ hùng vĩ mênh mông, là bức tranh thơ mộng, dịudàng với trăng, hoa,.., là người bạn tri âm tri kỉ, cũng có khi là những đêm thu lạnh rợn dathịt. Thiên nhiên ấy thấm đẫm tâm hồn của thi nhân là cầu nối bắt nhịp cho Hồ Chí Minhbộc bạch những tâm tư, tình cảm của mình. Từng trang viết về thiên nhiên nơi lao tùNgười đã ngợi ca sự hùng vĩ của thiên nhiên, Người trải lòng mình với cảnh vật thiênnhiên thơ mộng và qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được một bậc vĩ nhân nơi lao tù yêulắm sự tự do, không phải chỉ là sự tự do của bản thân mà tự do cho cả dân tộc ViệtNam.Với việc vận dụng thể thơ Đường luật, giọng thơ đa dạng có khi là giọng thơ trữ tìnhtâm tình, có khi là giọng thơ trào phúng,có bài thơ mang đậm tính triết lý sâu sắc càng chota thấy rõ hơn tài năng thơ văn của Hồ Chí Minh trong việc thể hiện tuyệt vời về mặt hìnhthức lẫn nội dung thơ để làm rõ hơn cái hồn, cái ý ẩn đằng sau những con chữ vô hồn ấy.Qua đó, cho ta thấy được tấm lòng yêu mến thiên nhiên, muốn giao hòa với thiên nhiêndù trong bất kì hoàn cảnh nào con người ấy cũng muốn vươn tới thiên nhiên bằng trái timchân thành nhất.Có một tâm hồn thi sĩ thì mới có được thơ hay, Hồ Chí Minh là một thi sĩ với tâm hồnnhạy cảm, yêu đời. Thơ của Người tự tâm mà ra, chứ không phải là sự o bế từng con chữ,nặn từng cảm xúc. Đó mới chính là hồn thơ đích thực không thể hòa tan, trộn lẫn. Cuộcđời cứ trôi qua lặng lẽ, thời gian cũng một đi không trở lại nhưng con người Hồ Chí Minh,thơ văn Hồ Chí Minh vẫn ở đấy, tươi đẹp như một chùm hoa, vẫn căng tràn sự sống vànóng hổi cảm xúc như mới hôm qua. TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu sách1. Nguyễn Huệ Chi (1993), Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, NXB giáo dục, Hà Nội.2. Trương Chính (1997), Tuyển tập Trương Chính - tập 2, NXB văn học, Hà Nội3. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hựu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, HàVăn Đức (1997), Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB giáo dục, Hà Nội4. Phan Cự Đệ (2007), Về một cuộc cách mạng trong thi ca phong trào thơ mới, NXBgiáo dục.5. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), NXB văn học.6. Lê Xuân Đức (2010), Lời bình thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, NXB văn học, Hà Nội.7. Chu giang (2005), Hồ Chí Minh tuyển tập văn học, NXB văn học.8. Tập thể tác giả (1998), Nhật ký trong tù và những lời bình, NXB văn hóa - thông tin,Hà Nội.9. Tập thể tác giả (1997), Nhật ký trong tù và những lời bình, NXB văn hóa thông tin,Hà Nội. 10. Nhiều tác giả (2006), Nhật ký trong tù những lời bình, NXB văn hóa thông tin, HàNội.11. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường,NXB Thuận Hóa, Huế.12. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), NXBĐại học quốc gia Hà Nội.13. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Phê bình văn học thơ Đường, NXB văn nghệ TP.Hồ ChíMinh,Tiền Giang.14. Hồ Sĩ Hiệp (1997),Tủ sách văn học trong nhà trường Nguyễn Ái Quốc - Hồ ChíMinh, NXB văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre.15. Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Kim Nga (2003), Nhật ký trong tù, NXB chính trị quốcgia, Hà Nội.16. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại văn hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945,NXB văn hóa thông tin Hà Nội.17. Phong Lê, Đặng Việt Ngoạn, Phạm Ngọc Hy, Trần Đình Việt, Nguyễn Trung Đức(1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.18. Mai Quốc Liên (2000), Hồ Chí Minh thơ toàn tập, NXB văn nghệ thành phố Hồ ChíMinh và trung tâm nghiên cứu quốc học.19. Hoàng Mai (2000), Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học 1960 – 1999 (tâp 3), NXBthành phố Hồ Chí Minh.20. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,NXB giáo dục.21. Từ Sơn (1999), Hoài Thanh toàn tập (tập 3), NXB văn học, Hà Nội.22. Bùi Duy Tân (Chủ biên), Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Đức Duật, Nguyễn Tấn Cường(2007), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - XIX) tập 2, NXB giáo dục.23. Ban Biên Tập (2010), Hồ Chí Minh tuyển tập văn học tập 1, NXB văn học.24. Nguyễn Anh Vũ (2002), Văn thơ Hồ Chí Minh tác phẩm và dư luận, NXB văn học.25. Nguyễn Như Ý, Nguyên An, Chu Huy (1997), Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm nghệthuật ngôn từ, NXB giáo dục. MỤC LỤCA - PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 12.Lịch sử vấn đề.................................................................................................................... 23.Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 54.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 65.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6B - PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... 8CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁCPHẨM VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CA ...... 81.1. Tác giả và tác phẩm ....................................................................................................... 81.1.1. Tác giả Hồ Chí Minh .............................................................................................. 81.1.1.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh ..................................................................................... 8 1.1.1.2. Sự nghiệp văn chương .................................................................................... 101.1.1.3. Quan niệm sáng tác ......................................................................................... 121.1.2. Vài nét về tập thơ Nhật kí trong tù ........................................................................ 131.1.2.1. Giới thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tác ...................................... 1731.1.2.2. Nội dung chính của tập thơ........................................................................ 161.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hội TrungQuốc thời Tưởng Giới Thạch.................................................................................... 171.1.2.2.2. Thể hiện tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại. ....................... 231.2. Thiên nhiên và thiên nhiên trong thơ ca .................................................................... 2741.2.1. Vấn đề thiên nhiên .............................................................................................. 2741.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca ..................................................................................... 3181.2.2.1. Thiên nhiên trong thơ ca trung đại.................................................................. 281.2.2.1.1. Thiên nhiên trong thơ ca thời Lý .............................................................. 281.2.2.1.2. Thiên nhiên trong thơ ca thời Trần ........................................................... 291.2.2.1.3. Thiên nhiên trong thơ ca thế kỉ XV .......................................................... 321.2.2.1.4. Thiên nhiên trong thơ ca từ thế kỷ XVI đến nửa đầu XVIII .................... 361.2.2.1.5. Thiên nhiên trong thơ ca từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. 391.2.2.2. Thiên nhiên trong thơ ca hiện đại ................................................................... 44CHƯƠNG 2. HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠNHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH ............................................. 522.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ và thi vị ................................................................. 522.1.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ ......................................................................... 522.1.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ vào buổi sớm ................................................................. 522.1.1.2. Bức tranh non nước bao la dưới mắt người tù. ............................................... 562.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị ............................................................................. 59 2.1.2.1. Thiên nhiên đẹp thơ mộng với trăng, hoa, sông, núi, chim muông ................ 592.1.2.2. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị về cuộc sống. ................................ 662.2. Thiên nhiên thể hiện tâm trạng độc đáo ...................................................................... 702.2.1. Sự đối lập giữa con người và thiên nhiên. ............................................................ 702.2.2. Thiên nhiên cản trở bước đi của người tù ............................................................. 732.2.3. Thiên nhiên khắc nghiệt trên những vùng đất mà Người đã đi qua ...................... 762.3. Thiên nhiên thể hiện khát vọng vĩ đại ......................................................................... 79CHƯƠNG 3:NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONGNHẬT KÝ TRONG TÙ .......................................................................................... 903.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên .................................................................................... 903.1.1. Bút pháp tả thực .................................................................................................... 903.1.2. Bút pháp tượng trưng ............................................................................................ 943.2. Thể thơ ......................................................................................................................... 973.3. Giọng điệu. ................................................................................................................ 1003.3.1. Giọng điệu trữ tình, tâm tình ............................................................................... 1003.3.2. Giọng điệu trào phúng ......................................................................................... 103C - KẾT LUẬN ......................................................................................................... 107TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................109MỤC LỤC [...]... đó Hồ Chí Minh đã viết một tập Nhật ký để giải bày tâm trạng của mình, ghi lại những chặng đường gian khổ nhưng cũng rất lạc quan và Người tập hợp lại thành một tập có tên là “Ngục trung nhật ký tức Nhật ký trong tù Tập thơ gồm 134 bài (tính cả bài đề từ) Tập nhật ký bằng thơ không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật cao 1.1.2.2 Nội dung chính của tập thơ Nhật ký trong. .. loại là thơ ca tuyên truyền Cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập: Tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943)” (134 bài) Tập Thơ Hồ Chí Minh (1967)” (86 bài) Tập Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990)” (36 bài) Nhật ký trong tù được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm Tập thơ thể.. .tập thơ Nhật kí trong tù Bởi Nhật ký trong tù không chỉ là tác phẩm văn chương mà còn là tài liệu lịch sử giá trị về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh Phương pháp so sánh: trong bài nghiên cứu người viết tiến hành tìm hiểu thiên nhiên trong thơ ca trung đại và thiên nhiên trong thơ ca hiện đại sau đó mới đi sâu vào phân tích những đặc điểm thiên nhiên trong tập thơ nhằm so sánh những... thiệu chung về tập thơ và hoàn cảnh sáng tác Giới thiệu chung về tập thơ Nhật ký trong tù là một áng thơ vô giá của văn học Việt Nam Tập thơ phản ánh tâm hồn của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh Với cảm hứng tự nhiên của một người tù bị gông cùm siềng xích, Người viết nhật ký cho mình để bày tỏ tình cảm, cảm xúc hay chỉ để vơi bớt nỗi cô đơn nơi nhà tù chứ nào... cho dân tộc Hồ Chí Minh nhận ra được cái đẹp luôn tồn tại và xuất hiện ở bất cứ nơi đâu dù là nơi tù ngục Đồng thời tập thơ còn thể hiện được tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh, một nhà thơ lớn của dân tộc Lịch sử đã chứng minh Nhật ký trong tù vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian Hoàn cảnh sáng tác Tập thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt Tháng 8/1942 Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên thành Hồ Chí Minh sang... hơn thiên nhiên trong thơ Người Đồng thời chúng tôi cũng so sánh thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh với thơ Đường, những bài thơ có liên quan nhằm làm sáng tỏ hơn cho đề tài nghiên cứu Phương pháp hệ thống: nhằm cho người đọc có cái nhìn hệ thống hơn, đánh giá đầy đủ hơn ý nghĩa của thiên nhiên trong tập thơ B - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN TRONG. .. những nước còn đen tối như trong ngục tù, và được đáp lại với một mối tình cảm đặc biệt” [15, tr 319] Với tập thơ Nhật ký trong tù, vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh càng được bộc lộ rõ ràng hơn Với từng trang nhật ký nơi lao tù, Người không chỉ viết cho mình, viết về mình mà người vẽ nên bức tranh của nhà tù đầy đủ và rõ nét với tất cả những sắc màu của nó Giá trị nổi bật trong tập thơ có thể thấy là tấm... Khi tôi giở đọc tập thơ Nhật ký trong từ lòng tôi xúc động vô cùng Tôi cảm thấy như trái tim vĩ đại đó đã tỏa ra ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm, trong những ngày tháng tối tăm Bác Hồ là một nhà thơ lớn” [15, tr 281] Để hiểu rõ hơn về sức ảnh hưởng của Nhật ký trong tù chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài viết của Tạ Xuân Linh: “Nhân hai năm ngày tập Nhật ký trong tù ra đời: Đã tỏa... hành động Hồ Chí Minh luôn là một con người vĩ đại đáng yêu và đáng kính của dân tộc Ta có thể nhận ra rằng tự do chính là cảm hứng chủ đạo trong tập thơ, vì có gì đáng quý hơn với một người tù là được tự do Nhật ký trong tù có 13 bài thơ trực tiếp nhắc đến tự do, và có khoảng 10 bài nói về cảm hứng ấy Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải chân thật, thật thà Chính vì thế, mà từng trang thơ của Người... Người gửi tâm tư của mình hòa vào thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ thể hiện tâm hồn của một người nghệ sĩ với tấm lòng tha thiết yêu quê hương, yêu cuộc sống Chất trữ tình và chất thép là hai yếu tố chủ yếu trong tập thơ Trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, gian khổ giam hảm Người vẫn tìm cho mình một sự giải thoát tự do trong tâm hồn Như vậy, tập thơ Nhật ký trong tù thể hiện một
- Xem thêm -

Xem thêm: thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh, thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh,

Từ khóa liên quan