Phân tích tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh

19 50.9K 54
Phân tích tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhật ký trong tù là tập nhật ký bằng thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị giam cầm trong lao tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch Trung Quốc những năm 1942 – 1943

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC Tiểu luận Đề tài: Phân tích tập thơ “Nhật trong tù” của Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị giang Sinh viên : Đặng Thị Thu Lớp : K50- Sư phạm văn Hà Nội 2008 1 “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ” – câu nói ấy của nhà văn Cu Ba khiến mỗi người Việt Nam chúng ta thêm tự hào bởi Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn đầy bản lĩnh và giàu lòng nhân ái. Chúng ta không chỉ kính yêu Người vị sự nghiệp cách mạng mà còn vì sự nghiệp văn chương đồ sộ, lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại thể hiện rõ tài năng và phong cách của Người. Trong sự nghiệp văn chương Người để lại cho chúng ta ngày nay, Thơ là một lĩnh vực nổi bật nhất. Điều đó thể hiện rất rõ qua tập Nhật trongcủa Người. Nhật trong tù là tập nhật bằng thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị giam cầm trong lao tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch Trung Quốc những năm 1942 – 1943. Người không chỉ ghi lại những gì đã trải qua mà đằng sau những áng Đường thi bất hủ đó là tinh thần, là tấm lòng, là bản lĩnh, là phong thái của người chiến sĩ cộng sản. Chính vì vậy, Nhật trong tù đã trở thành tác phẩm lớn có giá trị sâu sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong nền văn học Việt Nam. Lỗ Tấn đã từng nói: “Từ trong mỗi mạch nước phun ra đều là nước, từ trong mạch máu phun ra đều là máu”. Chính vì vậy mà mỗi bài thơ trong tập “Nhật trong tù”, dù chỉ là sản phẩm bất đắc dĩ – “nhân vị tù trung vô sở vi” nhưng những tác phẩm ấy vẫn mãi là máu thịt tâm hồn Bác còn lưu lại cho muôn đời. Cũng về Nhật trong tù, nhà thơ Xuân Diệu viết: “càng đọc đi đọc lại, càng thấy chùm thơ này là một chuỗi ngọc, một tràng hoa duy nhất”. Và nhà thơ Hoàng Trung Thông : “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.” Thơ Bác là một sự kiện văn học lớn trong đời sống văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Nhưng Bác không coi mình là nghệ sĩ, không 2 nghĩ mình thực sự làm thơ. Khi có người hỏi Bác về tập Nhật trong tù, Bác đã nói : “ Các chú không nhắc thì Bác cũng không nhớ đến nữa. Bác không phải là người hay thơ, mà thơ của Bác cũng không hay. Mười mấy tháng bị nhốt trong cái phòng u ám và quạnh hiu, một hình một bóng, không được nói chuyện với ai, không có việc gì làm. Muốn du lịch thì đi dọc chỉ năm bước, đi ngang chỉ bốn bước. Để tiêu khiển ngày giờ chỉ có cách nghêu ngao vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người tù, cho khuây khoả thế thôi, phải thơ phú gì đâu .” “Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây? Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.” (Mở đầu tập nhật ký) Thái độ khiêm tốn đó của Hồ Chí Minh cũng bộc lộ ngay trên sáng tác của Người. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã nói: “ Tôi không ngờ Bác lại giản dị quá đến như vậy. Bác độc đáo ở chính chỗ giản dị rất mực của mình. Xét ra, giản dị là cả một vấn đề bản lĩnh. Bản lĩnh của Bác cao hơn “văn chương” nên “văn chương” không ràng buộc được.” Và cứ như thế, bài tiếp bài, có gì nói vậy, chất phác thật thà như chính cuộc sống: một hiện tượng lạ lùng bên chiếc cùm lao “cùm chân sau trước cũng tranh nhau”, chuyện “chia nước”, chuyện muỗi rệp, chuyện ghẻ lở, bắt rận, cảnh đánh bạc trong tù, một tiếng khóc trẻ thơtrong ngục . Toàn những bài thơ “ghi lại sinh hoạt của người tù, cho khuây khoả thế thôi, phải thơ phú gì đâu .” Nhưng đọc Nhật trong tù, chúng ta nhận ra rằng : đó chính là giá trị độc đáo của Nhật trong tù. Thơ tù xưa nay không ít, văn học Việt Nam ra có cả một truyền thống thơ tù nhưng chúng ta thấy rằng chưa có tác phẩm nào phản ánh tỉ mỉ bộ mặt của những cái địa ngục trần gian do bọn đế quốc, phong kiến dựng lên. Mà đó không phải chỉ là một cái nhà tù, đó là cả “một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc cũ khoảng 1942-1943” (Quách Mạt Nhược). Xưa nay thơ tù thường hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh “ tầm thường nhạt nhẽo” trong nhà tù. Không chịu bó buộc mình trong giới hạn của một 3 không gian chật hẹp, nhà thơ đã mượn cảnh trữ tình để bay theo những ước vọng, tìm đến một triết lý, hay quay về một kỷ niệm của quãng đời đã qua. Cuộc vượt ngục về tinh thần ấy cũng là một nội dung đặc sắc của Nhật trong tù. Nhật trong tù trước hết và căn bản là một tâm hồn cộng sản Việt Nam vĩ đại. Dù khó khăn, vất vả, dù bị xiềng xích giam cầm nhưng lúc nào người chiến sĩ vĩ đại ấy cũng toát lên một vẻ kiên cường, bất khuất, một phong thái ung dung tự tại: “Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân, Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần.” (Bốn tháng rồi) Mặc dù bị gông cùm trong ngục, nhưng cứ chợp mắt đi, con người tự do đã thấy “ sao vàng năm cành mộng hồn quanh”, một hình ảnh toả sáng rất thú vị. Sự gắn bó của Bác với lý tưởng cách mạng, với Tổ quốc của mình, đồng bào mình, với đất trời, hoa cỏ, không ngục tù nào có thể ngăn cấm được: “ Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao.” (Nhật trong tù) Nhà tù không thể nào làm nao núng được tinh thần đấu tranh cho dân tộc của Người, không thể giam hãm ý chí của Người. Bọn đế quốc có thể hành hạ được thân thể nhưng tinh thần của Bác thì không gì khuất phục nổi: “Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.” Là một con người tài giỏi, hiểu biết sâu rộng, Bác luôn biết nắm lấy thời cơ để giành chiến thắng. Người tù cộng sản ấy đã coi ngục tù như một trường học lớn, một nơi rèn luyện mình. Bác nhận lấy gian khổ và rèn luyện trong gian khổ. Chính điều đó là nền tảng tạo dựng thành công: “Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông 4 Sống ở trên đời, người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công” (Nghe tiếng dã gạo) Với tinh thần ấy, Hồ Chí Minh biến tai ương thành môi trường rèn luyện. Cường bạo của nhà tù càng nén xuống thì khí phách của anh hùng càng vươn lên. Xiềng xích muốn trói buộc con người và dập tắt mọi thi hứng nhưng không thể. Tinh thần của người chiến sĩ cách mạng là thế, nhưng cảnh ngộ đang phải chịu đựng là cảnh mất tự do. Bác phải chịu cảnh tù đày và đất nước còn trong vòng nô lệ. Thời gian trong tù là thời gian bị kéo dài. Một ngày ở trong tù thì bằng “nghìn thu ở ngoài”. Và xót xa hơn. khi thời gian trôi qua uổng phí, Bác không được trực tiếp tham gia đấu tranh, không trực tiếp hành động. Không gian trong tù là một không gian tăm tối, chật hẹp, bị bưng bít giữa bốn bức tường xám lạnh, cắt đứt với mọi sinh hoạt phong phú và sự sống tưng bừng của cuộc đời và tạo vật ngoài kia. Sinh hoạt trong tù là cảnh sống ngột ngạt thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật, đói rét, trói buộc, gông cùm. Thơ Bác là tiếng nói phẫn nộ tố cáo chế độ nhà tù tàn bạo và rộng ra là cả chế độ xã hội cũ đầy tội lỗi bất công. Một xã hội thối nát đã đẩy những người dân vô tội, những em bé thơ ngây vào những kiếp sống khổ sở. “Tự do thử hỏi đâu là? Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường” Tiếng nói tố cáo của Người đã vạch mặt cái xã hội Trung Quốc đương thời - một xã hội nhiều nhà tù, đầy rẫy những bất công, những thế lực đen tối. Cũng chính từ hiện thực khắc nghiệt đó, Hồ Chí Minh nêu ra quyền sống của con người trong xã hội ấy. Giá trị nội dung của tập thơ còn ở chỗ thể hiện tâm trạng. Đối với một con người vừa phong phú về tâm hồn và đa dạng về tình cảm như Hồ Chí Minh thì những ngày trong tù là những ngày có oán, có thương, có đau xót, có uất hận, có u sầu. Nghĩ đến nhiệm vụ còn dang dở của mình, lòng chiến sĩ bừng lên như lửa cháy: 5 “Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh. Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận” Cái u sầu tiếp theo là niềm uất hận, giống như bóng đen của cây đa ngoài cửa ngục, cứ đêm ngày trùm lên nhà lao, trùm lên thân phận con người: “Bóng đa đè nặng nhà lao, Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm!” (Đến Quế Lâm) Ưu sầu và uất hận còn nặng nề hơn nữa trong lúc ốm đau: “Ở tù mắc bệnh càng cay đắng, Đáng khóc mà ta cứ hát tràn” (Ốm nặng) Không khóc mà hát. Tiếng hát đó đã biến nỗi bất hạnh thành niềm tin, từ đó vang lên tiếng cười kiêu hãnh và khinh bỉ của một người đứng trên cao nhìn xuống. Tác giả tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng của mình, vào tương lai của nhân loại. Đêm tàn rồi hửng sáng, đông qua rồi xuân sang, khổ hết thì vui đến . Với tinh thần ấy, tác giả nhìn mọi sự khổ cực của mình và mọi hành vi của kẻ địch với một cái nhìn kiên nghị và lạc quan. Bọn cai ngục dùng dây thừng để trói thì Người coi đó là “tua đai quan võ bằng kim tuyến”. Khi chúng thay dây thừng bằng xích sắt thì Người lại thấy : “ Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung; Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khách tướng vẻ ung dung ”. (Đi Nam Ninh) Bên cạnh đó, thơ Bác còn là niềm khát khao tự do, tự do cho cảnh ngộ của riêng mình nhưng sâu sắc và tha thiết là tự do cho đất nước, cho quần chúng nhân dân. “Tự do” – hai tiếng thiêng liêng ấy vẫn là ước mơ và niềm khát khao của biết bao tiếng nói thơ ca tiến bộ trong quá khứ. Với các chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản, tự do là ý chí đấu tranh và cũng là sự nhận thức quy luật phát triển của xã hội với niềm tin tất thắng. 6 Nhật trong tù là tập thơ tràn đầy cảm hứng và khát khao tự do tuy Bác phải ở vào cảnh mất tự do. Tố Hữu đã từng nhận xét: “Nhiều lần Bác dùng chữ tự do, tự do của dân tộc, tự do của con người, trước hết là tự do của Tổ quốc”. Trong tình cảnh bị tù đầy, Người càng thấm thía đến xót xa tình trạng mất tự do. Mơ ước tự do như nỗi niềm canh cánh bên lòng, làm quên đi cả thời tiết, quên đi cả thiên nhiên đang thay mùa đổi vụ: “Thân tù đâu tiết thu sang chửa, Chỉ nghĩ hôm nao mở cửa tù.” (Thu cảm) Mơ ước đến trong giấc mộng đẹp bay lên giải thoát, nhưng lại trớ trêu sao trước cảnh đời thực: “Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.” (Buổi trưa) Rồi ngay cả trong những đêm không ngủ, Người cũng luôn mong ngóng bầu trời tự do: “Năm canh thao thức không nằm, Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi; Xong bài gác bút nghỉ ngơi, Nhòm qua cửa ngục, ngăm trời tự do.” (Đêm không ngủ) Trong thơ, Bác nhắc lại nhiều lần đến bầu trời tự do. Trong bầu trời tự do ấy có một hình ảnh rất hấp dẫn, biểu tượng của vẻ đẹp, của tự do, đó chính là hình ảnh vầng trăng. Vầng trăng đã trở nên gần gũi, hiện thân của tự do. Nữ thi sĩ Blaga Đimitơrôva đã có lý khi chị tìm thấy trong thơ Hồ Chí Minh mối liên hệ giữa ánh trăng và khát vọng tự do. “Những bài thơ của Người viết trong tù chứa đầy ánh trăng dịu hiền và khát vọng tự do”: “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp hôm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 7 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” (Ngắm trăng) Bài thơ có nét ung dung, tĩnh tại lạ thường. Thật khó hình dung ra cảnh ngắm trăng trong tù lại diễn ra thanh thản, nên thơ như thế. Chúng ta tưởng như đó là cảnh trên lầu vọng nguyệt, hoặc ở căn phòng thanh vằng tự do, nhưng thực ra lại là ở nơi tăm tối nhất của cảnh ngục tù. Chính vì vậy mà người trong cuộc lại mang một tâm hồn cao khiết. Thiên nhiên luôn tràn ngập trong nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh. Giữa bao điều khổ cực, Bác vẫn vui, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi non hùng vĩ: “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” (Đi đường) Trong thiên nhiên có lẽ trăng là hình tượng gắn bó nhất với tâm hồn con người. Trăng là người bạn thanh cao và gần gũi. Trong tù, đêm trung thu không được hưởng trăng, nhà thơ cảm thấy lòng buồn vời vợi. Mảnh trăng thu thấp thoáng đi qua bầu trời gợi lên ở người chiến sĩ cách mạng bao quyến luyến yêu thương: “Trăng thu vành vạnh mảnh gương thu, Sáng khắp nhân gian bạc một màu . Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.” (Trung thu) Giữa bao điều khổ cực, Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn đầy trong cuộc sống. Tập thơ đã thể hiện được hình ảnh một con người luôn luôn lạc quan và yêu đời. Trên đường bi giải đi đến nhà tù khác, Bác vẫn lưu luyến nhìn theo một cánh chim, một chòm mây: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không; 8 Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng.” (Chiều tối) Mặc dù chịu trăm ngàn khổ cực trên đường bị áp giải, Người vẫn để tâm hồn hoà trong vẻ đẹp của tạo vật, tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Và việc bị áp giải biến thành một chuyến đi ngoạn cảnh: “Mặc dù bị trói chân tay, Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say, ai cấm ta đừng. Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu” (Trên đường đi) Thậm chí bị chúng giải đi thuyền, hai chân treo ngược lên dàn thuyền như bị treo cổ: “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh, Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình.” Bị tra tấn như vậy mà Bác vẫn nhìn thấy được quang cảnh của cuộc sống rộn rã xung quanh : “Làng xóm ven xông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.” (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh) Đọc Nhật trong tù, chúng ta thấy có đủ cả phong, hoa, tuyết, nguyệt. Song hồn thơ Bác chủ yếu vẫn gắn liền với đất, với người, với những sự vật, sự việc thiết thực nhất của đời sống tù nhân. Dù bị giam cầm, sống giữa vòng vây của “lũ côn đồ” nhưng hồn thơ của Bác vẫn toả sáng và sưởi ấm cho biết bao kiếp người, xẻ chia với biết bao số phận con người. Chế Lan Viên đã viết: “Nếu sinh ra không có lũ côn đồ Chắc Người đã yên lòng viết sử làm thơ” Và ông cũng đã nhận xét thơ Bác có đủ “mắm muối tương cà”. Đó là nghĩa bóng mà cũng theo nghĩa đen nữa: 9 “Nhà lao mà giống gia đình, Muối, dầu, gạo, củi tự mình phải lo, Phòng riêng mỗi cửa một lò, Cơm canh mọi thứ nấu kho suốt ngày.” (Nhà lao Quả Đức) Để đưa những việc đó vào trong thơ làm đề tài chính và hết sức thoải mái như thế có lẽ chỉ có Bác. Đồng chí Viên Ưng - một nhà thơ Trung Quốc, sau khi đọc “Nhật trong tù”, ông viết: “Chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng .Tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó đã toả ánh sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tăm tối”. Ánh sáng ấy chính là lòng thương người. Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “ Tình nhân đạo, tình thương đồng bào, đó là điều sâu sắc nhất và tốt đẹp nhất trong con người của Hồ Chủ Tịch” Giữa bao điều tăm tối, ánh sáng của lòng thương người vô hạn vẫn ngời lên. Bác ái ngại cho cảnh vợ đến thăm chồng trong ngục : người ở trong cửa sắt, người ở ngoài muốn trò chuyện với nhau mà chẳng nói nên lời. Có lần trong nhà tù bỗng có một tiếng sáo. Qua tiếng sáo, không những bác đoán được nỗi lòng của người thổi sáo mà còn nghĩ đến một người nào đó ở phương xa tưởng như cũng đang bồi hồi vì tiếng sáo: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.” (Người bạn tù thổi sáo) Tiếng sáo trong ngục vẳng ra nỉ non và tha thiết một nỗi nhớ quê hương. Không có một từ cụ thể để miêu tả tiếng sáo nhưng người đọc vẫn như được đắm mình trong đó. Ấy là tiếng sáo li hương. Trong tiếng sáo ấy có một nỗi day dứt nhớ thương, có sự tê giá của mỗi cõi lòng vời vợi xa quê. Và dường như ở chốn quê hương cách xa muôn dặm đó có người cũng đang vọng tâm hồn mình 10 [...]... bổng của tâm hồn Phan Bội Châu đã nhận xét rằng: “Thi mà tù, tù mà thi là một việc rất hiếm Tôi nghĩ rằng thơ trong tù đã hiếm mà thơ hay trong tù thì lại càng hiếm hơn nữa” Thế mà việc rất hiếm này lại được Hồ Chí Minh thực hiện một cách tài tình Ở Người, thơ đã đi sâu vào cảnh đau khổ nhất trong tù và tù đã tạo nên những nét đẹp nhất trong thơ Đã góp phần tạo dựng nên một tập thơ bất hủ - Nhật trong. .. hồn trong sáng của nhà thơ Nhưng trong chiều sâu của hình tượng thơ, bài thơ tứ tuyệt như một lời nhắn gửi đến các đồng chí của mình ở “trời Nam” : tấm lòng này, dù trải bao thử thách vẫn không chút bụi mờ, tâm trí này vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào đang chiến đấu Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược nhận thấy trong Nhật trong tù “có một số bài thơ rất hay, nếu đặt lẫn vào trong. .. thời đại trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện nổi bật nhất ở tinh thần dân chủ mà nó chứa đựng Tinh thần dân chủ thể hiện sâu sắc nhất ở bản chất của nhân vật trữ tình trong thơ Con người trong thơ Bác thường là những con người sống giữa quần chúng nhân dân Phong cách thơ Bác là thế, luôn có sự kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển và tính hiện đại “Ta nghe thấy tiếng nói của cha ông trong tiếng nói của Hồ Chủ... thành thơ Hoặc là những sự vật xa lạ đối với thơ ca nhưng đã được thi vị hoá một cách rất hóm hỉnh Chúng ta đã nói đến sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác Sự bình dị tuyệt diệu đó chính là bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác Bình dị mà không tầm thường Giản dị mà không đơn giản Thơ của Bác không hề đơn điệu cả về đề tài và cách biểu hiện, cả thể thơ và giọng thơ Trong thơ Bác... cho ý đồ của bài thơ Càng hiểu rõ hoàn cảnh của Bác, ta càng thấy thêm giá trị của tiếng cười lạc quan, yêu đời của tập thơ Tiếng cười trong Nhật trong tù đã vượt lên khỏi cái bình thường, vút lên thành tiếng hát, bên cạnh đó còn là tiếng cười chua cay, đau xót của thân phận tù đày Nhưng qua đó ta cũng thấy tiếng cười đã góp phần làm nổi bật không khí lạc quan, yêu đời, góp phần tạo nên bài thơ độc... hiện ở nhiều bài như: Trong ngục bây giờ còn tối mịt, Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” (Buổi sáng) “Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng Chỉ bởi trước lao còn bóng tối Mặt trời chưa rọi chiếu vào trong 12 (Cảnh buổi sáng) Nhật trong tù đúng là những mẩu nhật được viết bằng bút pháp hồn nhiên, không hề có dấu vết của một dụng công nghệ thuật nào từ nội dung đến hình thức thể hiện Thơ của Người làm ra là... thì Nhật trong tù có thể xem là một khúc sông lặng trước lúc đổ ra đại dương Một khúc lặng có xoáy ngầm nhưng trong suốt tận đáy, để cho ta soi mà nhận ra chân dung Bác, con người Bác; và qua Bác, mà nhận ra gương mặt dân tộc” Câu nói ấy của tác giả Phong Lê như lời khẳng định giá trị đặc biệt của tập Nhật trongTập thơ có những đóng góp vô cùng to lớn về cả nội dung va nghệ thuật trong nền... tù, vừa dựng nên một bài thơ ngộ nghĩnh: “Đau khổ chi bằng mất tự do, Đến buồn đi ỉa cũng không cho, Cửa tù khi mở, không đau bụng, Đau bụng thì không mở cửa tù” (Bị hạn chế) Có những bài mà Bác làm thơ không khác gì kể chuyện, nhưng lại là bài thơ tả thực rất hay, như bài Bốn tháng rồi Thơ Hồ Chí Minh rất giản dị, trong sáng và đậm đà, uyên bác Chúng ta không thấy một bài thơ nào gò ép hay chú ý gọt... Nhật trong tù “có một số bài thơ rất hay, nếu đặt lẫn vào trong tập thơ của những thi nhân đời Đường, đời Tống thì khó mà phân biệt được” Đó không đơn thuần là nhận xét về tương đồng giữa thơ Bác với thơ cổ điển Trung Hoa về bút pháp, phong cách mà còn là một cách đánh giá cao về phẩm chất nghệ thuật của Nhật trong tù 14 Nhưng thơ Bác đâu chỉ có Đường và Tống, những độc giả phương Tây đã nhận... thấy rằng tập Nhật trong tù không những hay vì đã tố cáo bộ mặt của chế độ nhà tù tàn bạo và thể hiện sinh động một nhân cách lớn, một tinh thần rắn rỏi, tha thiết tình đời, tình người mà còn hay vì hàng loạt những tác phẩm được xây dựng trên thủ pháp nghệ thuật đa dạng, thể hiện một lối tư duy mới Nói đến thơ Bác chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật trong thơ Bác Vũ trụ trong Nhật trong tù . XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC Tiểu luận Đề tài: Phân tích tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị giang Sinh. tập Nhật ký trong tù của Người. Nhật ký trong tù là tập nhật ký bằng thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị giam cầm trong lao tù dưới chế

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan