VẺ đẹp cổ điển và TINH THẦN HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH

43 8.7K 10
VẺ đẹp cổ điển và TINH THẦN HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ TINH THẦN HIỆN ĐẠI TRONG “NHẬT KÍ TRONG TÙ”- HỒ CHÍ MINH A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Trong văn học cổ kim Đông Tây, có lẽ không có nhiều những tác phẩm mà vẻ đẹp độc đáo của nó lại được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa của những mặt đối lập.Vậy mà người đọc lại bắt gặp vẻ đẹp độc đáo ấy ở tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh- tập thơ của một người tù “đại trí- đại nhân- đại dũng” (Viên Ưng). Đến với “Nhật kí trong tù”- “viên ngọc mà Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam”, người đọc bị cuốn hút bởi đây là “một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức”. Độc đáo và phong phú ở chỗ có nhiều điều tưởng như trái ngược nhau được thống nhất lại và trở nên hài hòa. Chẳng hạn, một tinh thần thép kiên cường lại đi với một chất thơ trữ tình đằm thắm, một thái độ ung dung thi sĩ lại kết hợp với một nhiệt tình sôi nổi, một khí thế “tháo cũi sổ lồng”, một màu sắc cổ điển đậm đà lại chứa đựng tinh thần thời đại. Bút pháp thì hết sức đa dạng và linh hoạt: lãng mạn và hiện thực,tự sự và trữ tình…Nghệ thuật trào lộng thì có đủ sắc thái: đùa vui nhẹ nhàng,tự trào hóm hỉnh, mỉa mai chua chát, châm biếm sắc sảo, đả kích quyết liệt…” (Sgk Ngữ Văn 11 nâng cao, tập 2, tr.72). Quả thực, “Nhật kí trong tù” là một hiện tượng văn học hết sức đặc biệt. Đặc biệt không chỉ ở hoàn cảnh sáng tác (Hồ Chí Minh viết tập thơ khi ở trong tù), ở mục đích sáng tác (chỉ nhằm “ngâm ngợi cho khuây” chứ không định làm nghệ thuật đích thực; chỉ định viết “nhật kí” ghi lại những tâm tư tình cảm của mình trong khi “đợi đến ngày tự do” chứ không định phổ biến cho người khác). Song có lẽ điều đặc biệt nhất nằm ở tính chất của tập thơ. Đọc “Nhật kí trong tù”, ta có cảm giác như nghe được “tiếng nghìn xưa, tiếng của mai sau” (Tố Hữu), tưởng như đang đọc thơ Đường, thơ Tống xa xưa thuở nào, nhưng lại thấy ngay: “Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường một tí nào” (Hoàng Trung Thông). Nói cách khác, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại chính là một đặc điểm quan trọng, góp phần làm nên bản sắc, vẻ đẹp độc đáo và sức cuốn hút của tập thơ, đưa tập thơ trở thành “viên ngọc quý” trong văn học dân tộc. Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, thơ Bác nói chung và “Nhật kí trong tù” nói riêng, “chiếm một địa vị danh dự”. Ở cấp THCS, HS được học khá nhiều thơ trữ tình của Bác, như các bài: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” (lớp 7); “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” (lớp 8). Đặc biệt, ở bậc THPT chương trình nâng cao lớp 11, “Nhật kí trong tù” được phân phối thời lượng đáng kể, gồm: một bài khái quát về tập thơ, hai bài đọc 1 hiểu: “Chiều tối”, “Lai Tân” và một bài đọc thêm: “Giải đi sớm”. Trong đó, đặc điểm “màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại” được người soạn sách giáo khoa nhấn mạnh ở cả bài khái quát và ở hệ thống câu hỏi sau bài “Chiều tối”. Lên lớp 12, HS được học bài khái quát về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh, đặc điểm này cũng được nhấn mạnh trong phần bàn về thơ nghệ thuật của Người. Rõ ràng, nhìn vào số lượng thơ Hồ Chí Minh được học trong chương trình THCS và THPT, cùng với đó là hai bài khái quát về phong cách tác giả và phong cách tập thơ, ta thấy rõ tính chất quan trọng của việc tìm hiểu về thơ Người. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh”, hi vọng sẽ giúp giáo viên và học sinh có thêm một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình dạy và học Ngữ văn ở bậc THPT. Đặc biệt, chuyên đề góp phần giúp học sinh hiểu sâu hơn về đặc điểm tập thơ và phong cách nghệ thuật của Người qua những bài tập cụ thể, gắn với những tác phẩm được học ở chương trình THCS và THPT. II. Mục đích của đề tài Giúp người đọc có được cái nhìn khái quát, toàn diện về vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Gắn vấn đề nghiên cứu trên với các dạng bài tập ôn luyện cụ thể của học sinh. B. Nội dung I. Vẻ đẹp cổ điển trong “Nhật kí trong tù” 1. Vẻ đẹp cổ điển Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của từ “cổ điển”. Có hai cách hiểu. Thứ nhất, từ “cổ điển” chỉ những tác phẩm văn học đã được thử thách qua thời gian, mang giá trị, vẻ đẹp mẫu mực, được cả thế giới công nhận, tôn vinh là kiệt tác, tác phẩm kinh điển. Ví dụ: “Thần thoại Hi Lạp” được đánh giá là bộ sách đạt tới giá trị cổ điển trong kho tàng thần thoại thế giới. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm văn học cổ điển thuộc giai đoạn văn học cổ điển ở nước ta. (Giai đoạn văn học cổ điển ở Việt Nam được hiểu theo ý nghĩa: Đó là giai đoạn văn học vừa phát triển bề rộng, vừa phát triển bề sâu và xuất hiện nhiều đỉnh cao nghệ thuật). Hiểu theo cách thứ nhất, từ “cổ điển” thiên về đánh giá giá trị, ý nghĩa, vẻ đẹp của những tác phẩm xuất sắc, những nhà văn, nhà thơ xuất sắc, giai đoạn văn học xuất sắc. VD: “Tràng giang” hầu như đã thành cổ điển của một nhà thơ mới” (Xuân Diệu). Thứ hai, từ “cổ điển” chỉ một lối viết, một cách thể hiện nào đó đã quen thuộc, ổn định, trở thành truyền thống văn học.Ví dụ: Lối thơ gợi chứ ít tả, cốt 2 nắm lấy thần thái của đối tượng hầu như đã trở thành cổ điển trong nghệ thuật sáng tác thơ ca trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam. Hiểu theo cách thứ hai, từ “cổ điển” nghiêng về khía cạnh thuyết minh cho tính ổn định, bền vững, quen thuộc của một tác phẩm văn học - xét trong môi trường văn hóa, văn học nào đó gần gũi với tác phẩm. Nói “Nhật kí trong tù” mang màu sắc cổ điển chính là ở phương diện thứ hai này. Một tác phẩm văn học mang màu sắc cổ điển là một tác phẩm thuộc thời hiện đại nhưng lại mang những đặc điểm, yếu tố (nội dung và hình thức) gợi nhớ tới văn học cổ, văn học quá khứ. Nói đến vẻ đẹp cổ điển trong “Nhật kí trong tù” tức là nói đến những đặc điểm nội dung, cách thể hiện, lối viết của tác phẩm mang dấu ấn quen thuộc của thơ ca cổ điển (như thơ Đường, thơ Tống ở Trung Quốc, thơ trung đại ở Việt Nam). Nhưng quan trọng hơn, sự gần gũi quen thuộc ấy không phải là sự bắt chước, mô phỏng mà là sự sáng tạo xuất sắc đem lại cho tác phẩm vẻ đẹp riêng, thỏa mãn mỹ cảm của người đọc. Với cách hiểu như vậy, khi nghiên cứu “Nhật kí trong tù”, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp cổ điển xuất hiện trong những khía cạnh sau: 2. Biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển trong “Nhật kí trong tù” 2.1. Thi đề (đề tài) Trong bài “Nay ở trong thơ nên có thép” - cảm tưởng sau khi đọc tập thơ “ Nhật ký trong tù”, nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược đã viết : “Một trăm bài thơ hầu hết bài nào cũng đều toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách mạng lão thành, thanh thoát, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường- ấy là đồng chí Hồ Chí Minh. Thật là “thi như kỳ nhân”- thơ như người vậy... Có một số bài rất hay, nếu đặt lẫn vào một tập của các thi nhân Đường, Tống thì cũng khó phân biệt”. Quả thực, dấu ấn Đường thi, Tống thi xuất hiện khá rõ trong “ Nhật ký trong tù”. Điều này có thể thấy ngay ở đề tài thơ (thi đề). Đề tài khá phổ biến trong “Nhật ký trong tù” là thiên nhiên. Người đọc dễ dàng bắt gặp những vần thơ tả cảnh buổi sớm (Tảo,Tảo giải), buổi trưa (Ngọ), xế chiều (Vãn, Mộ, Hoàng hôn,Vãn cảnh…), đêm tối (Dạ lãnh, Thu dạ ), cảnh trăng (Vọng nguyệt, Trung thu), mây (Mộ; Tân xuất ngục, học đăng sơn), cảnh trên đường chuyển lao (Tẩu lộ, Lộ thượng, Bán lộ tháp thuyền phó Ung…), cảnh ngoài đồng (Dã cảnh)… Không chỉ tả cảnh thiên nhiên theo mùa, theo tiết (Tiết thanh minh…), những hình tượng thiên nhiên quen thuộc của thơ xưa (như trăng, hoa, núi sông…) cũng thường xuyên xuất hiện. Đúng như Hồ Chí Minh đã nhận xét : “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa , tuyết, núi, sông” (“Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) Thơ Bác cũng dành cho thiên nhiên, mây, núi… “một địa vị danh dự” (Đặng Thai Mai). Càng bị tù đày, giam cầm khắc nghiệt, Người càng khao khát tự do, càng thêm trân trọng, yêu mến mỗi hình ảnh thiên nhiên mà Người tình 3 cờ bắt gặp trên đường chuyển lao hay trong nhà tù tăm tối. Thiên nhiên với Người là bầu bạn, là tri kỷ tri âm : “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” ( “Ngắm trăng” ) Thiên nhiên cũng là nguồn cảm hứng vô tận, tiếp thêm sức mạnh và niềm vui sống cho người tù Hồ Chí Minh trong những tháng ngày cơ cực : “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng Vui say, ai cấm ta đừng Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu.” (“Trên đường đi”) Tình yêu của Người dành cho thiên nhiên gợi ta nhớ đến tình yêu của các thi nhân xưa với “ người bạn muôn đời, muôn thuở” này. Chẳng phải thơ của các thi sĩ đời Đường, đời Tống nào cũng đầy ắp thiên nhiên đó sao ? Chẳng phải đã từng tồn tại nhóm thơ “điền viên sơn thủy” đó sao ? Chẳng phải thi nhân xưa ai cũng say mê thiên nhiên như Nguyễn Trãi thuở nào tự nhận: “Non nước cùng ta đã có duyên” …đó sao? Bên cạnh đề tài thiên nhiên, “Nhật ký trong tù” còn xuất hiện một số bài thơ viết về đề tài tình bạn (Nhớ bạn, Viết hộ báo cáo cho các bạn trong tù …) Đây cũng là đề tài truyền thống trong thơ cổ điển. Tóm lại, cũng như truyền thống của thơ ca cổ điển phương Đông thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên, tình bạn, đề tài quen thuộc của thơ Hồ Chí Minh là thiên nhiên, bạn bè, từ “giai thi, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng”. Màu sắc cổ điển của “ Nhật ký trong tù” bàng bạc trong những vần thơ thiên thiên và bạn hữu như thế. 2.2.Thi tứ ( Tứ thơ ) Bên cạnh thi đề, thi tứ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên màu sắc cổ điển cho “Nhật ký trong tù”. Trong thơ cổ điển, thường xuất hiện những tứ thơ như : đăng cao viễn vọng, đăng sơn ức hữu (lên cao nhìn xa, lên núi nhớ bạn), chiều hôm nhớ nhà, nỗi buồn lữ thứ tha hương, tức cảnh sinh tình… Đọc “Nhật ký trong tù”, người đọc có thể thấy nỗi buồn lữ thứ tha hương, nỗi nhớ bạn, nhớ quê thấm vào rất nhiều những vần thơ tha thiết: “Trăng thu vành vạnh mảnh gương thu Sáng khắp nhân gian bạc một màu Sum họp nhà ai ăn tết đó Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.” (“Trung thu I” ) “Ngày đi, bạn tiễn đến bên sông 4 Hẹn bàn về khi lúa đỏ đồng Nay gặt đã xong, cày đã khắp Quê người, tôi vẫn chốn lao lung !” (“Nhớ bạn” ) Cái tứ nhìn sự vật cũ, nhớ bạn xưa, nhớ quê xưa chẳng phải đã từng xuất hiện trong thơ của những thi sĩ đời Đường như Đỗ Phủ đó sao : “ Đầu tường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương” (“Tĩnh dạ tứ” ) hay: “ Khóm cúc tuôn thêm dòng lê cũ Con thuyền buộc chuột mối tình nhà” (“Thu hứng”) Nỗi buồn vời vợi của những “chiều hôm nhớ nhà” trong thơ Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan dường như cũng bảng lảng đâu đây trong những vần thơ “ Chiều tối”- dù cả bài thơ không một chữ “sầu”. “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.” hay : “Gió rét tựa gươm mài đá núi Rét như dùi nhọn chích cành cây Chùa xa, chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về, tiếng sáo bay” (“Hoàng hôn” ) Đặc biệt, “đăng cao/ đăng sơn” đã trở thành tứ thơ truyền thống trong thơ cổ điển. Thi nhân xưa “ đăng cao” để nhìn xa trông rộng, để suy tư chiêm nghiệm về lẽ sống, về sự trôi chảy của thời gian, đời người, được – mất, hữu hạn – vô hạn, bất biến – khả biến,…Như Đỗ Phủ với “ Đăng cao”, hay Trần Tử Ngang với bài thơ nổi tiếng : “ Ai người trước đã qua Ai người sau chưa tới? Ngẫm trời đất vô cùng Ngậm ngùi rơi giọt lệ.” Trong “ Nhật ký trong tù”, cái tứ “ đăng cao viễn vọng”, “đăng sơn ức hữu” quen thuộc của thơ cổ điển đã xuất hiện trong một số bài thơ. Đó là bài “ Đi đường”: “ Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” Núi cao lên đến tận cùng 5 Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non.” “Đi đường” mà thực chất là “đăng cao” để thấm thía nỗi “gian lao” của đường đời, của kiếp người; “đăng cao” để được “viễn vọng”: “Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non”, để cảm nhận cảm giác vui sướng của con người khi chinh phục được những khó khăn thử thách…Tứ thơ “đăng sơn ức hữu” còn xuất hiện trong bài thơ cuối cùng của tập: “ Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng, bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.” (“Mới ra tù, tập leo núi”) Hình tượng nhân vật trữ tình đứng một mình trên đỉnh Tây Phong Lĩnh, mắt đăm đăm dõi về trời Nam “nhớ bạn xưa” (“ức cố nhân” ) khiến ta không khỏi không liên tưởng đến bài thơ của “thi tiên” Lý Bạch : “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Dẫu một bên là “đăng sơn”, một bên là “đăng lâu”, song cả hai bài thơ đều gặp nhau ở tâm trạng “ức hữu”, đều chung một tâm trạng tha thiết khi gọi bạn bằng hai tiếng: “cố nhân”! Vẫn biết: “ý là của chung mọi người, tứ là của riêng thi sĩ” (Xuân Diệu), song quả thực, “Nhật ký trong tù” vẫn có một số tứ thơ gợi ta liên tưởng đến thơ cổ điển. Dẫu sự liên hệ này không hiển hiện trên bề mặt mà ở bề sâu, không phải dễ thấy mà vô cùng thầm kín sâu xa, song ta vẫn phải công nhận rằng chính sợi dây liên hệ ấy đã góp phần tạo nên màu sắc cổ điển bàng bạc thấm vào từng thi phẩm. 2.3. Thi liệu (Chất liệu thơ) Thơ cổ điển nói riêng, văn học cổ điển nói chung, thường mang tính ước lệ, tính sùng cổ. Người xưa coi những chất liệu thơ văn cổ là “khuôn vàng thước ngọc” để bắt chước, học tập, sáng tác. Chính vì vậy, bước vào thế giới thơ cổ điển, ta thường gặp những hình tượng thiên nhiên quen thuộc như trăng hoa, mây gió, chim chóc, cỏ cây….; những cách nói quen thuộc như : tả mùa thu báo hiệu bằng “ngô đồng nhất diệp lạc”; tả người đẹp thì phải là “mặt phượng mày ngài”, “hoa nhường nguyệt thẹn”, tả tráng sĩ thì hiếm khi không nói tới “thanh gươm yên ngựa”, “dưới nguyệt mài gươm”; nói về khí tiết người quân tử thì không thể không liên hệ tới “tùng, cúc, trúc, mai”… Nói cách khác, đọc thơ cổ điển là bước vào một thế giới đã được “mã hóa” bằng những biểu tượng, những ký hiệu quen thuộc…, đòi hỏi người đọc phải có vốn văn hóa, trình độ nhất định mới có thể “giải mã” được. Là một người thông thạo Hán học và am hiểu khá sâu sắc về nghệ thuật thơ Đường, Hồ Chí Minh không thể không chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các sáng tác trước đó của thơ ca cổ điển. Điều này in dấu vết trong một số bài thơ tả cảnh, vịnh vật…trong “Nhật ký trong tù”. Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối” gợi lên ngay từ nhan đề trong những hình ảnh thơ quen thuộc : 6 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” (“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không”) Thơ viết về chiều tối từng đã đi về biết bao hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” như thế. Nào là : “ Chim bầy vút bay hết Mây lẻ đi một mình.” (“ Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn”) ( Lý Bạch ) Nào là : “ Chim hôm thoi thót về rừng” ( Nguyễn Du ) Nào là : “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” ( Bà Huyện Thanh Quan ) v.v… Quả thực, đi giữa miền thơ, ta đã quen lắm với cảnh chiều tối ở một khung trời miền viễn nào đó, chợt xuất hiện cánh chim lẻ loi, mỏi mệt, xui khiến lữ khách tha hương nhớ tới cảnh ngộ cô độc của mình, từ đó càng thêm thấm thía sự xa xăm phiêu bạt của kiếp người. Thi nhân xưa thường đặt hình ảnh cánh chim trong tương quan với “bầu trời, đám mây, ngọn gió”. Đặt trong tương quan bầu trời để cảm nhận sự đối lập giữa cái hữu hạn (cánh chim) với cái vô hạn (bầu trời ), đặt trong tương quan với đám mây để gợi cảm giác chia ly, đặt trong tương quan với ngọn gió để cảm nhận cái vất vả, khó khăn của cánh chim chiều vội vã… Cũng như thơ xưa, hình tượng quen thuộc nhất trong thơ Bác là trăng. Có lẽ tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng hiền hòa, với cái duyên mặn nhưng kín đáo của chị Hằng chăng? Dường như không có nhà thơ nào thời trước không từng có thơ về vầng trăng. Trăng trong thơ Lý Bạch, Trương Kế, Bạch Cư Dị, trăng trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà,… “Thơ Bác Hồ cũng đầy trăng” (Nguyễn Đăng Mạnh). Có vầng trăng thân mật “nhòm khe cửa” trong “Vọng nguyệt”, có vầng trăng buốt giá trong “Đêm lạnh” khiến người tù “gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an”, lại có vầng trăng “trung thu” “vành vạnh” “sáng khắp nhân gian bạc một màu” càng “gợi vẻ sầu” cho người tù nơi đất khách quê người… Tình yêu của Người với trăng phảng phất tình yêu của thi nhân xưa. Nếu Nguyễn Trãi coi trăng là anh em bạn hữu: “Mây khách khứa, nguyệt anh tam” thì Hồ Chí Minh coi trăng là tri kỷ “khó hững hờ”. Nếu Nguyễn Trãi: “Có thuở viếng thăm bạn cũ / Lòng theo vời vợi nguyệt năm canh” thì Hồ Chí Minh: “Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt” nhưng vẫn “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”…Dường như giữa hai nhà thơ 7 ấy đều có chung một tình yêu dành cho thiên nhiên, cho vầng trăng – dù họ không ở cùng thời đại! Không chỉ sử dụng chất liệu của thơ cổ điển trong những hình ảnh quen thuộc (như trăng, hoa, mây, núi, chim), Hồ Chí Minh còn vận dụng những điển cố, điển tích của văn học cổ điển (như Quan Vũ, Trương Phi)… để bày tỏ ý chí, tấm lòng của mình với đất nước: “Cành lá khéo in hình Dực Đức Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công” (“Tức cảnh”) Tính chất cổ điển của thi liệu trong “Nhật ký trong tù” thường thoáng qua, không dễ thấy, song cũng có lúc, thi liệu ấy được Bác sử dụng nguyên vẹn, đậm nét. Ví như ở bài “Tiết thanh minh”, Bác sáng tác dựa hẳn theo một bài thơ nổi tiếng thời Đường: “Thanh minh lất phất mưa phùn Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa Tự do, thử hỏi đâu là? Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường” (“Thanh minh thời tiết vũ phân phân Lung lý tù nhân dục đoạn hồn Tá vấn tự do hà xứ hữu? Vệ binh dao chỉ biện công môn”) Bài thơ “Thanh minh” của Hồ Chí Minh và bài thơ “Thanh minh” của Đỗ Mục giống nhau cả nhan đề, cả hình ảnh thơ, cả cách cấu tứ vấn đáp. Đỗ Mục viết: “Thanh minh thời tiết vũ phân phân Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn Tá vấn tửu gia hà xứ hữu Mục đồng giao chỉ Hạnh Hoa thôn” Ngoại cảnh giống nhau, nhưng tâm cảnh thì khác. “Hành nhân” trong thơ Đỗ Mục muốn tìm nơi bán rượu để sưởi ấm người trong tiết trời lạnh giá, còn “tù nhân” họ Hồ lại hỏi tự do, khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Rõ ràng, chất liệu thơ quen thuộc, cổ điển song xúc cảm thơ, tinh thần thơ thì rất hiện đại. Cũng có khi sự gần gũi về chất liệu giữa “Nhật ký trong tù” với thơ Đường, thơ Tống lại nói lên sự đồng điệu về mặt tâm hồn của các nhân cách văn hóa lớn. Trước hiện thực xa cách của đôi tình nhân, thơ Đường viết: “Quân tại Tương Giang đầu Thiếp tại Tương Giang vĩ Tương tư bất tương kiến Đồng ẩm Tương Giang thủy” (Dịch nghĩa: “Chàng ở đầu sông Tương Thiếp ở cuối sông Tương 8 Nhớ nhau mà chẳng thấy nhau Mặc dù hai người cùng uống nước sông Tương”) Đến “Nhật kí trong tù”, tình cảnh của “vợ người bạn tù đến thăm chồng” được Bác miêu tả: “Quân tại thiết song lí Thiếp tại thiết song tiền Tương cận tại chỉ xích Tương cách tự thiên uyên Khẩu bất năng khuyết đích Chỉ lại nhãn truyền ngôn Vị ngôn lệ dĩ mãn Tình cảnh chân khả liên!” (Dịch thơ: “Anh ở trong cửa sắt, Em ở ngoài cửa sắt, Gần nhau trong tấc gang Mà cách nhau trời vực Miệng nói chẳng nên lời, Chỉ còn nhờ khóe mắt Chưa nói lệ tuôn đầy, Cảnh tình đáng thương thật!”) Giá trị nhân bản của hai bài thơ trên là sự cảm thông với hoàn cảnh bị chia cách của những người yêu nhau. Sự khác nhau nằm ở chỗ: bài thơ đời Đường không nói đến nguyên nhân của sự chia cách, còn thơ Bác nói rõ nguyên nhân đó qua hình ảnh cánh cửa sắt nhà lao. Đó chính là lời tố cáo nhỏ nhẹ mà sâu sắc sự vô nhân đạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Thơ Bác mang ý vị cổ điển trong đề tài, chất liệu, song ngẫm kỹ thì lại hiện đại là như vậy. 2.4. Ngôn ngữ và thể loại Có lẽ, màu sắc cổ điển trong “Nhật ký trong tù” dễ thấy nhất là ở ngôn ngữ. Tập thơ được Bác sáng tác bằng chữ Hán. Chọn một ngôn ngữ mang tính chất tượng hình, vốn chỉ dành cho những tri thức Hán học uyên thâm, Bác đã tạo nên vẻ đẹp cổ điển cho tác phẩm. Mặt khác, chữ Hán thường biểu đạt được nhiều tầng ý nghĩa sâu xa, nên người đọc khi tiếp xúc với mỗi trang thơ “Nhật kí trong tù” lại được thỏa mãn mỹ cảm khi “ngôn tận, ý bất tận” (“lời đã hết, ý khôn cùng”), “ý đáo nhi bút bất đáo” (“ý đến mà bút không đến”), “ý tại ngôn ngoại” (“ý ở ngoài lời”). Đây cũng là một rào cản khi dịch thơ Bác. Bởi lẽ, nếu “Thơ là cô đúc. Thơ đòi hỏi cô đúc để rồi trong một lúc nổ ra như tiếng sét” (Chế Lan Viên) thì tính chất cô đúc bộc lộ càng rõ hơn hết trong một số bài thơ nghệ thuật của Người. Do vậy, người dịch không khỏi không có lúc làm mất mát ý thơ, lộ ý thơ. Ví dụ: Trong “Chiều tối”, Người không cần dùng đến một 9 chữ “tối” mà người đọc vẫn hiểu là trời đã tối hẳn- do ánh sáng từ lò than hồng hắt lên. Dịch thêm một chữ “tối” là thừa. Bên cạnh đó, thể loại cũng góp phần tạo nên màu sắc cổ điển cho tập thơ. “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ, tất cả đều được sáng tác theo thể thơ Đường luật, gồm thể thơ thất ngôn hoặc ngũ ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú và thơ cổ phong. Trong 134 bài, có 126 bài đều là thơ tứ tuyệt. Do đó, có thể xem đây là tập thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Thơ tứ tuyệt có đặc điểm ngắn gọn, hàm súc (chỉ 20 chữ - với ngũ ngôn tứ tuyệt; hoặc 28 chữ - với thất ngôn tứ tuyệt), do đó, nó đòi hỏi người làm thơ phải biết “nén” tới mức tối đa thông tin, ý nghĩa biểu đạt trong một số chữ tối thiểu. Người xưa gọi đó là những “chữ đúc”, không phải là “chữ nước” như thơ hiện đại. Và để phù hợp với khuôn khổ chật hẹp của thơ tứ tuyệt, người làm thơ thường hay tạo dựng mối quan hệ giữa các câu thơ, khả dĩ có thể mở rộng trường liên tưởng cho người đọc. Thơ tứ tuyệt Đường luật được gọi là thơ của các mối quan hệ: khả biến - bất biến, động - tĩnh, được - mất, vinh - nhục, vô hạn - hữu hạn, xưa - nay, tiên - tục, không gian - thời gian, xa - gần, không - có, ngoại cảnh - tâm cảnh… là vì thế. Màu sắc cổ điển trong “Nhật ký trong tù” cũng được tạo nên nhờ thể thơ tứ tuyệt với những đặc điểm đó. Ta có thể bắt gặp những mối quan hệ (hoặc tương đồng, hoặc đối lập) trong một số bài thơ tứ tuyệt của “Nhật ký trong tù”, như: “Túc Vinh mà để ta mang nhục” (“Bị bắt ở phố Túc Vinh”) Hay: “Tự do tiên khách trên trời Biết chăng trong ngục có người khách tiên?” (“Quá trưa”) “Núi cao gặp hổ mà vô sự Đường phẳng gặp người, bị tống lao” (“Đường đời khó khăn”) hoặc: “Hoa hồng nở, hoa hồng rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình” (Cảnh chiều tối) hay: “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng, bụi không mờ” (“Mới ra tù, tập leo núi”) Các cặp quan hệ tương đồng hoặc đối lập trong những bài thơ, câu thơ trên đã tạo cho thơ tứ tuyệt trong “Nhật ký trong tù” mang vẻ đẹp sâu sắc, thâm trầm. Chính vì thế, có nhà nghiên cứu về thơ Bác đã cảm nhận: “Thơ Bác giản dị, tự nhiên mà lại hết sức sâu sắc. Đó là thơ của người lấy việc hành đạo cứu 10 đời làm mục đích. Nó không phải là thứ nghệ thuật được gọt tỉa công phu theo kiểu “bồn hoa chậu cảnh”. Nó mang vẻ đẹp của “đồng xanh nghìn mẫu, nước bạc muôn trùng”. Một vẻ đẹp hết sức cổ điển mà hiện đại. 2.5. Hình tượng Màu sắc cổ điển trong thơ Bác còn thể hiện ở phong thái ung dung, tự tại của nhân vật trữ tình. Người xưa quan niệm: thời gian tuần hoàn, con người và trời đất là một (“thiên – nhân tương dữ”, “vạn vật nhất thể”), do đó, họ ít có cảm giác lo âu trước sự trôi chảy của thời gian. Với họ: “Chín mươi thì kể xuân đã muộn Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Họ luôn an nhiên tự tại trước mọi lẽ biến thiên của trời đất. Nhà thơ cổ điển do vậy, thường có tâm thế “nhàn”, thú “nhàn”: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn, dù ai vui thú nào” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Họ thích sống ẩn dật, vui thú điền viên, sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo lẽ tự nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Thiên nhiên và nhà thơ cổ điển hòa hợp đến lạ kỳ, như người trong một nhà: “Núi láng giêng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam” (Nguyễn Trãi) Nhà thơ cổ điển giống như “một tiên ông” giữa phong cảnh thiên nhiên kỳ thú: “Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu” (Nguyễn Trãi) Đọc “Nhật ký trong tù”, ta sẽ cảm nhận được màu sắc cổ điển trong hình ảnh nhân vật trữ tình. Là tù nhân, bị đày ải vô cùng khắc nghiệt, khổ sở, “sống khác loài người”, song ở một số bài thơ, ta vẫn gặp một cái tôi trữ tình mang phong thái ung dung tự tại, “giống như cái phong độ của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân vậy” (Nguyễn Đăng Mạnh). Hình ảnh: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (“Ngắm trăng”) gợi nhớ nhã thú của thi nhân xưa: “Khi chén rượu, khi cuộc cờ / Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”. 11 Nếu không có hai câu thơ trước đó tả cảnh tù đày thiếu thốn thì người đọc có lẽ đã nhầm tưởng đây là buổi ngắm trăng của một tao nhân mặc khách nào! Rõ ràng, không còn khoảng cách giữa người tù và vầng trăng, chỉ còn thấy một nghệ sĩ với tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, chan hòa, say đắm với thiên nhiên! Chính tâm hồn nghệ sĩ ấy đã tạo nên “một cuộc vượt ngục tinh thần” đẹp đẽ, tạo nên một sự chuyển biến kỳ diệu: Tù nhân hóa thi nhân, tù nhân hóa tao nhân với phong thái ung dung thưởng trăng của một nhà hiền triết phương Đông thuở nào… Phong thái ung dung tự tại, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, mang đậm phong vị cổ điển của nhân vật trữ tình trong “Nhật ký trong tù” còn được bộc lộ qua nhiều bài thơ khác như: “Trên đường đi”, “Đi Nam Ninh”, “Tân xuất ngục, học đăng sơn”… 2.6. Bút pháp “Nhật ký trong tù” có màu sắc cổ điển không chỉ ở thi đề, thi tứ, thi liệu, ngôn ngữ, thể loại, hình tượng thơ mà còn ở bút pháp và các thủ pháp nghệ thuật được Bác sử dụng. Thơ cổ điển không chú trọng miêu tả hình xác mà cốt nắm lấy cái thần thái tinh vi của tạo vật. Nhà thơ cổ điển chỉ chấm phá đôi nét mà làm sống dậy cả linh hồn của đối tượng. Thơ Bác cũng vậy. Cảnh thiên nhiên trong “Nhật ký trong tù” không rườm rà chi tiết mà được chấm phá bằng vài nét đơn sơ, bỏ nhiều khoảng trống để gợi lên cái mênh mông, bát ngát của đất trời: “Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (“Đi đường”) Cảnh thiên nhiên thường được nhìn từ xa, từ cao, nhà thơ “tăng cao” để bao quát toàn cảnh “cao sơn lưu thủy”: “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng, bụi không mờ” (“Mới ra tù, tập leo núi”) Bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của thơ cổ điển thường được Bác sử dụng để kín đáo bày tỏ tâm trạng trước thiên nhiên: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” (“Chiều tối”) Dường như giữa cánh chim mỏi mệt đang “tìm chốn ngủ”, chòm mây lẻ loi, cô dơn đang chầm chậm trôi “giữa tầng không” kia và người tù có một sợi dây liên hệ. Ấy là ngoại cảnh và cũng là tâm cảnh. Là cái mỏi mệt của cánh chim hay cũng là nỗi mệt nhọc của người tù sau một chặng đường chuyển lao: “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giầy”? Là trạng thái lẻ loi của áng mây chiều hay cũng là nỗi cô đơn, lẻ loi của người tù nơi đất 12 khách? Cảnh được chấm phá bằng hai nét vẽ đơn sơ mà dường như nói trọn lòng người. Nỗi buồn của cảnh cũng đồng điệu với nỗi buồn của lòng người. Quả là: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ ?” (Nguyễn Du) Bút pháp “tả cảnh ngụ tình” còn được Bác vận dụng rất đắc địa trong nhiều bài thơ khác như: “Buổi sớm”, “Trung thu”, “Đêm lạnh”, “Mới ra tù, tập leo núi”… Ngoài bút pháp “tả cảnh ngụ tình”, Hồ Chí Minh còn sử dụng một số thủ pháp quen thuộc của thơ ca cổ điển, như: thủ pháp lấy động tả tĩnh, lấy ánh sáng gợi bóng tối, “họa vân hiển nguyệt” (vẽ mây nảy trăng), điểm nhãn…Trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ), nhà thơ không cần dùng đến một chữ “tối” mà người đọc vẫn nhận ra bóng tối buông dần nơi xóm núi. Đó là nhờ ánh sáng hắt ra từ lò than đã đỏ (“lô dĩ hồng”). Thủ pháp đối lập, chơi chữ cũng thường được Bác sử dụng trong một số câu thơ, bài thơ: “Quế Lâm không quế, không rừng” (“Đến Quế Lâm”) “Trong lao tù cũ đón tù mới Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa Tạnh mưa, mây nổi bay đi hết Còn lại trong tù khách tự do” (“Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây”) Thủ pháp “điểm nhãn” được xem là đặc trưng của thơ cổ điển. Cũng như con rồng trở nên sống động là nhờ người họa sĩ điểm thêm đôi mắt, một bài thơ hay không thể thiếu “nhãn tự”, “thi nhãn”. Nhà thơ cổ điển chú trọng sáng tạo ra những “mắt thơ” như thế để mong có được những bài thơ sống động, xuất thần. Hồ Chí Minh không chú trọng chuyện “đúc chữ, luyện câu” đến mức “ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu” như người xưa, nhưng với tài năng của mình, Người vẫn sáng tạo được những “nhãn tự” trong một số bài thơ. Ấy là một chữ “hồng” đặt cuối bài thơ “Mộ”. “Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu thơ đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt của thơ” (thi nhãn) hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa” (Hoàng Trung Thông). Ấy còn là hai chữ “thái bình” trong bài thơ châm biếm nổi tiếng “Lai Tân”. “Chỉ một chữ “thái bình” mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm thối nát vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn” bên trong” (Hoàng Trung Thông). “Dưới gầm trời thái bình của Lai Tân, cảnh tượng thu hẹp của giang sơn nhà họ Tưởng!” (Đặng Thai Mai). Cũng theo 13 Hoàng Trung Thông, với câu thơ cuối, “nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “cảnh cú”- “một câu thơ nó kêu lên, nó rung chuyển những câu thơ khác, bài thơ vốn phẳng lặng bỗng ngân vang, bỗng giục giã, bỗng gây ra những xúc động đặc biệt!”. Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã vận dụng rất thành công nghệ thuật gieo “nhãn tự” của thơ cổ điển để tạo nên sức nặng cho bài thơ. Một trong những bút pháp quen thuộc của thơ cổ điển là bút pháp tượng trưng. Ta bắt gặp bút pháp này trong một số bài thơ của Bác (Nghe gà gáy, Cột cây số, Rụng mất một cái răng, Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy, Nghe tiếng giã gạo…) Ở những bài thơ này, Hồ Chí Minh vịnh các sự vật, hiện tượng trong “tính chất song quan”: “vật mà người, người mà vật”, “phú mà tỉ, tỉ mà phú”. Nghĩa là ngoài lớp tả thực, người đọc còn có thể “đọc” các hình tượng: cột cây số, chiếc răng, chiếc gậy, tiếng gà…theo ý nghĩa tượng trưng (tượng trưng cho cuộc Cách mạng Việt Nam…) Chẳng phải các nhà thơ cổ điển xưa cũng vịnh “tùng, cúc, trúc, mai”…để tượng trưng cho phẩm chất của người quân tử đó sao? Tóm lại, màu sắc cổ điển trong thơ Bác được tạo nên từ nhiều yếu tố; thi đề, thi tứ, thi liệu, thi ngôn, hình tượng thi nhân, thể loại, thi pháp, thủ pháp nghệ thuật… Tất cả những yếu tố trên kết hợp khá nhuần nhuyễn, khiến người đọc tiếp xúc với “Nhật ký trong tù” cứ nghe âm vang đâu đây tiếng thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Đường Thi, Tống thi…thuở nào. II. Tinh thần hiện đại trong “Nhật ký trong tù” 1. Tinh thần hiện đại: “Thế nào là hiện đại? Tính hiện đại của tác phẩm văn chương biểu hiện phong phú, trước hết và có lẽ là rõ rệt nhất là ở trong sự đổi mới, tạo ra những nét riêng, không lặp lại. Một tác phẩm văn chương mang trong mình tinh thần của thời đại, phản ánh quan điểm nghệ thuật, hệ giá trị và ý thức tư tưởng của con người trong xã hội mà nó nảy sinh, thậm chí vượt trước thời đại… đều được gọi là tác phẩm mang màu sắc hiện đại. Phạm trù hiện đại giúp ta phân biệt thế giới nghệ thuật này với vũ trụ nghệ thuật khác, xác định cá tính sáng tạo ở những thời đại, giai đoạn khác nhau.” (Thúy Liên). Như vậy, ta có thể hiểu: một tác phẩm văn chương mang tinh thần hiện đại là tác phẩm phải thể hiện được trên những nét lớn- tinh thần, ý thức, tư tưởng và các vấn đề quan trọng của thời đại. Nó phải là “tấm gương” phản chiếu trung thực và kịp thời những biến động của con người và thời đại. Không chỉ hiện đại ở nội dung, tác phẩm đó còn phải bám sát đặc trưng thi pháp hiện đại, thể hiện bằng những bút pháp, biện pháp nghệ thuật hiện đại. Trên hết và trước hết, tác phẩm mang tinh thần hiện đại phải được thể hiện sự sáng tạo, không lặp lại nội dung và nghệ thuật, đồng thời tạo ra dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. 2. Tinh thần hiện đại trong “Nhật ký trong tù” 2.1. Thi đề 14 Như đã nói, một số tác phẩm trong “Nhật ký trong tù” thuộc đề tài cổ điển (như thiên nhiên, tình bạn…). Song ta cũng phải nhận thấy rằng, đề tài trong tập thơ phong phú và đa dạng hơn nhiều, bám sát dòng chảy của cuộc sống ðýõng thời. “Nhật ký trong tù” trước hết là một cuốn nhật ký viết về mình, viết cho mình, do đó, có tính hướng nội rất cao. Nhà thơ dùng cuốn “nhật ký” bằng thơ để trang trải lòng mình ghi lại những tâm tư, tình cảm của mình trong những ngày “tê tái gông cùm”. Từ đây, “bức chân dung tinh thần tự họa” của người tù Hồ Chí Minh đã hiện dần lên trong mỗi trang thơ. Điều đáng quý là khi tự vẽ lên “bức chân dung” này, Hồ Chí Minh không hề tô vẽ, trang hoàng cho nó trở nên thi vị, đẹp đẽ, xa lạ với đời thực. Trái lại, người đọc chỉ thấy một tù nhân của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng bình thường, giản dị như mọi tù nhân khác. Cũng đầy đủ những “hỉ, nộ, ái, ố…” như ai; bị bắt oan thì cũng “bất bình”, sốt ruột, tức giận “tiếc ngày giờ”, “không ngủ được”; gặp cảnh ngộ thương tâm của các bạn tù thì xót xa, thương cảm… Bản thân Bác cũng bị “ghẻ”, cũng gãi ghẻ, rồi “gầy đen như quỷ đói”, cũng “rụng mất một chiếc răng”, cũng buồn bực vì “bị hạn chế”, “đến buồn đi ỉa cũng không cho”…,như ai. Có thể nói, không có “vùng cấm” trong việc Bác tự họa chính mình. Điều này khác xa thơ cổ điển. Hiếm khi người đọc gặp bức chân dung tinh thần tự họa của nhà thơ cổ điển nào mang những nét chi tiết chân thực, tự nhiên đến suồng sã như vậy. Hầu như chỉ là những bức tranh chân dung ước lệ, công thức sáo mòn, nào là nói chí, tỏ lòng, tóc bạc- lòng son… Nói cách khác, nhà thơ cổ điển dựng lên những bức chân dung tinh thần phần nhiều vẫn mang tính chất của con người- cộng đồng. Đọc thơ Bác, ta thấy rõ chân dung một con người hiện đại, con người cá nhân, cá thể, một tù nhân, một chiến sĩ, một thi nhân. Không chỉ mang tính hướng nội, đề tài của “Nhật ký trong tù” còn mang tính hướng ngoại rất rõ. Tác phẩm là những trang ký sự ghi chép mọi điều “mắt thấy tai nghe” trong nhà tù, trên đường Bác bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Qua đó, “tác phẩm đã tái hiện được bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chi tiết, như một cuốn phim tư liệu có sức phê phán mạnh mẽ. Rộng hơn nữa, tập thơ còn cho thấy một phần tình trạng của xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943” (SGK Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, tr.67). Rõ ràng, ở mảng đề tài rất lớn này, Hồ Chí Minh đã trở thành “người thư ký trung thành của thời đại”, đem lại cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về hiện thực xã hội đương thời. Đấy chính là đặc điểm cốt lõi khiến tác phẩm tuy “mặc” chiếc áo mang màu sắc cổ điển song nội dung cốt lõi, tinh thần đích thực lại là hiện đại. Dưới ngòi bút sắc sảo của Hồ Chí Minh, cả một nhân loại đã hiện ra. Chỉ cần nghe tên các bài thơ thôi đã đủ thấy đề tài của tập thơ đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống đương thời (Gia quyến có người bị bắt, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Lai Tân, Tiền đèn, Tiền vào nhà giam, Pha trò, Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Cái cùm, Chia nước, Đánh bạc, Cơm tù, Thanh minh, Đêm ngủ ở Long Tuyền, Từ Long An đến Đồng Chính, Đi Nam Ninh, Thịt chó ở Hào 15 Hương, Cột cây số, Một người tù cờ bạc vừa chết, Phu làm đường,…) Nói cách khác, “Thơ Bác có đầy đủ cả mắm, muối, tương, cà”(Nguyễn Đăng Mạnh). Điều này rất khác với thơ xưa. Thơ xưa kén chọn đề tài (thường chủ yếu tập trung ở các đề tài chính: thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, chiến tranh, thế sự…); và nếu có chọn đề tài nào đó như (như thiên nhiên) thì phạm vi phản ánh cũng hết sức giới hạn, theo công thức, ước lệ. Như chính Hồ Chí Minh cảm nhận: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” Đó chính là yếu tố tạo nên tính dân chủ trong đề tài của tập thơ. 2.2. Hình tượng Nếu tính dân chủ trong đề tài góp phần tạo nên tinh thần hiện đại cho tập thơ thì tính vận động và tính chủ thể của hình tượng lại là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp hiện đại cho thi phẩm. Xét về hình tượng thơ, ta thấy hình tượng nhân vật trữ tình (mang cốt cách, dáng dấp, đặc điểm tinh thần của Bác) và hình tượng thiên nhiên là hai hình tượng cơ bản của tập thơ “Nhật ký trong tù”. Qua khảo sát, nghiên cứu ở trên, ta đã khẳng định: thiên nhiên có nhiều nét quen thuộc của Đường thi, Tống thi. Thiên nhiên thường được quan sát từ xa, trên cao bằng vài nét chấm phá, gợi nhiều chiều liên tưởng và thường là “tả cảnh ngụ tình”. Nhân vật trữ tình mang phong thái ung dung, tự tại đứng giữa “cao sơn, lưu thủy” mà “đối diện đàm tâm”, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề có ý nghĩa triết học lớn lao… Song tất cả những đặc điểm trên vẫn chỉ như lớp sơn bao phủ bên ngoài, còn tinh thần hiện đại mới là cốt lõi. Tính vận động của hình tượng thiên nhiên thể hiện ở chỗ: Thiên nhiên trong thơ Bác luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nếu thiên nhiên trong thơ cổ điển thường trầm mặc, tĩnh tại như một bức tranh thủy mặc thì thiên nhiên trong thơ Bác thường hoạt động khỏe khoắn, vui tươi, tràn đầy sinh khí. Dường như trong bức tranh thiên nhiên đó, cảnh vật không đóng khung im lìm mà luôn cựa quậy, vận động, biến chuyển không ngừng theo hướng tích cực: “Đất trời một thoáng thu màn ướt Sông núi muôn trùng trải gấm phơi Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ Xuân sang chim hót rộn cành tươi…” (“Trời hửng”) Thiên nhiên trong “Nhật ký trong tù” cũng ít khi ảm đạm, hiu quạnh, dù đó là thiên nhiên bắt gặp giữa đêm khuya vắng lạnh trên đường đi đày (“Giải đi sớm”) hay lúc chiều muộn sau một ngày dầm mưa dãi nắng (“Chiều tối”)… Trái lại, thiên nhiên trong “Nhật ký trong tù” thường sống động, nhiều ánh sáng, luôn hướng về ánh sáng. Như đã nói, “thơ Bác tràn ngập ánh trăng”. Nhưng vầng trăng trong thơ Bác không chỉ là biểu tượng của cái đẹp để chiêm ngưỡng thông thường, đó còn là biểu tượng cho khát vọng tự do. “Ngắm trăng” không 16 chỉ là cái thú ngâm hoa vịnh nguyệt của các tao nhân mặc khách mà còn là một cách để người tù thả tâm hồn mình về phía chân trời tự do: “Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi ánh trăng thu” (“Trung thu”) Rõ ràng, thi liệu trăng là cổ điển, nhưng tinh thần của người cảm thụ thì đã rất hiện đại. Cùng với trăng, mặt trời” là hình tượng thiên nhiên quen thuộc mà Bác hướng tới. Mặt trời luôn là nguồn sinh lực dồi dào, rực rỡ, khả dĩ xua tan bóng đêm, bóng tối nơi ngục tù. Chính vì vậy, Bác đã dành nhiều câu thơ để tả mặt trời: “Đầu tường, sớm sớm vầng dương mọc Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài; Trong ngục giờ đây còn tối mịt, Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” (“Buổi sớm”) Hay: “Nắng sớm, mặt trời soi cả ngục Sương mù dày đặc bỗng tan hơi; Tràn đầy sinh khí trong trời đất Tất cả tù nhân nở mặt tươi” (“Nắng sớm”) Những vần thơ trên vừa mang ý nghĩa tả thực cảnh buổi sớm có ánh nắng mặt trời ấm áp, giàu sinh khí, lại vừa có thể hiểu theo ý nghĩa biểu tượng. Nếu đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, trong mối tương quan với nhà lao, ngục tối mịt mù, ta có thể cảm nhận ánh nắng mặt trời như là biểu tượng cho tương lai tươi sáng của cách mạng. Mặt trời còn là biểu tượng cho quy luật vận động tất yếu của tự nhiên, ánh sáng thay thế bóng tối, cũng như mơ ước của con người về một xã hội tươi sáng, đi lên. Trong hoàn cảnh tù đày tăm tối mà thơ Người lại tràn đầy ánh sáng, điều đó là gì nếu không phải là tinh thần lạc quan của người chiến sĩ? Cảnh thiên nhiên trong thơ Bác không chỉ nhiều ánh sáng mà còn vận động từ bóng tối đến ánh sáng. Đó là “ánh hồng trước mặt đã bừng soi” dẫu “trung ngục giờ đây còn tối mịt” (“Buổi sớm”); đó còn là ánh sáng rực rỡ quét sạch bóng đêm trước đó: “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối, đêm tàn quet sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ” (“Giải đi sớm”) Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng mạnh mẽ, nhanh chóng, đầy khí thế như vậy của thiên nhiên, trời đất đã đem đến “thi hứng” tràn trề cho người tù, nhưng cũng chính tinh thần lạc quan, luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai của Bác đã đem đến cho bức tranh vẻ đẹp lộng lẫy vànhùng vĩ hiếm có. Sự 17 vận động khỏe khoắn ấy của cảnh vật thiên nhiên, xét đến cùng, không chỉ là sự vận động tự nhiên tất yếu của trời đất mà nó bắt nguồn từ sự vận động tích cực trong tư tưởng của người tù Hồ Chí Minh: bất chấp mọi nghịch cảnh, luôn hướng về tương lai, tin vào quy luật: “Hết khổ là vui vốn lẽ đời”. Đấy là gì nếu không phải là tinh thần của con người hiện đại? Tính vận động trong hình tượng thơ không chỉ thể hiện ở hình tượng thiên nhiên mà còn thể hiện ở hình tượng nhân vật trữ tình: người tù Hồ Chí Minh. Hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt chỉ càng khiến người tù tha thiết hướng về sự sống: một cánh chim chiều mỏi mệt tìm về tổ ấm (“Chiều tối”); một bông hoa hồng nở rồi tàn trong sự hờ hững của người đời (“Cảnh chiều hôm”)… Càng bị tù đày tăm tối, người tù càng tha thiết hướng về ánh sáng: “Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng” (“Chiều tối”) Trong gian khổ, Người càng hướng về niềm vui, tự tìm thấy niềm vui quanh mình: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng Vui say, ai cấm ta đừng Đường xa âu cũng bớt chưng quạnh hiu” (“Trên đường đi”) Trong thiếu thốn mọi bề, Người vẫn thấy mình đầy đủ một tình yêu với trăng, với cái đẹp chẳng khác gì một tao nhân mặc khách: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” (“Ngắm trăng”) Trong điều kiện sống khắc nghiệt nhất, “sống khác loài người” Người vẫn để tâm hồn tự do nhất, hướng về cuộc sống bình dị quanh mình: “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng rộng thênh thênh” (“Giữa đường, đáp thuyền đi huyện Ung”) Trong hiện tại gian khổ, Người vẫn luôn hướng về tương lai với niềm tin tất thắng: “Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng” (“Tự khuyên mình”) Chính vì trong tư tưởng luôn có sự vận động tích cực như vậy nên nhân vật trữ tình trong “Nhật ký trong tù” không bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh mà chỉ thấy nghịch cảnh là điều kiện cần thiết để tôi luyện thép thêm cứng cáp, 18 “gian nan rèn luyện mới thành công”. Sự vận động trong tư tưởng ấy đã tạo cho nhiều bài thơ tù của Hồ Chí Minh sự chuyển mạch bất ngờ: hai câu trước nói lên hiện thực khó khăn tưởng chừng làm con người gục ngã, hai câu sau thoắt đã bay bổng, thênh thang. Sự vận động ấy cũng tạo nên vẻ đẹp kép trong hình tượng người tù Hồ Chí Minh, từ “chinh nhân” hóa thành “hành nhân”, từ “tù nhân” thoắt đã thành “thi nhân”, bản chất chiến sĩ lồng trong hình tượng thi sĩ. Đây chính là điều cốt lõi tạo nên vẻ đẹp hiện đại trong hình tượng nhân vật trữ tình: một tâm hồn nghệ sĩ lại đi cùng một ý chí kiên cường của người chiến sĩ: “Kiên quyết không ngừng thế tiến công/ Vật chất tuy đau khổ/ Không nao núng tinh thần”. Đúng như Trường Chinh nhận định: “Mối câu mỗi chữ đều mang chất thép, đều toát ra tư tưởng, tình cảm của một người chiến sĩ vĩ đại”. Bên cạnh tính vận động, hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Bác còn mang tính chủ thể. Điều này rất khác với thơ cổ điển. Trong thơ xưa, thiên nhiên thường được đặt ở vị trí chủ thể. Hình ảnh con người nếu có cũng chỉ là một cái bóng nhỏ bé, thấp thoáng giữa nền cảnh bao la, hùng vĩ của thiên nhiên: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan) Con người như bị “nuốt chửng” trong không gian rợn ngợp: “Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta” (Bà Huyện Thanh Quan) Cũng có khi con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau đến mức “người in bóng cảnh, cảnh in bóng người”, và sự hòa hợp ấy khiến người đọc không thể nhận ra hình ảnh con người một cách trực diện: “Hái cúc, ương lan, hương bén áo Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn” (Nguyễn Trãi) Đến “Nhật ký trong tù”, người đọc bắt gặp những bức tranh thiên nhiên mà chủ thể là con người. Con người hiện ra ở trung tâm bức tranh trong tư thế lao động khỏe khoắn, “xua tan đi cái ảm đạm uể oải,lụi tắt của thiên nhiên, và bài thơ từ màu sắc cổ điển, bỗng tỏa sáng một tinh thần hiện đại” (Nguyễn Đăng Mạnh). Con người bị xiềng xích nhưng tâm hồn vẫn tự do, say sưa thưởng ngoạn cảnh (“Trên đường đi”, “Giải đi sớm”). Con người đứng giữa đất trời, trên đỉnh non cao mây phủ vẫn không đơn độc mà đầy sức mạnh tinh thần (“Mới ra tù, tập leo núi”…). Như vậy, nếu con người trong thơ cổ điển giấu mình giữa thiên nhiên thì nhân vật trữ tình trong thơ Bác lại được đặt ở trung tâm cảnh với tư thế con người hành động, con người chủ thể, con người dấn thân chinh phục những khó khăn. Con người ấy một mặt có phong thái ung dung tự tại như tiên ông, bậc hiền triết, nhưng mặt khác lại luôn sống cao độ trong từng giờ từng phút: “Phải nhìn cho rộng, suy cho kĩ Kiên quyết không ngừng thế tấn công” 19 (“Học đánh cờ”) Đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Cái ung dung tự tại của Bác không phải cái ung dung tự tại của người đi ở ẩn để chờ thời, đợi thế theo cái tuần hoàn luận của đạo Nho với cái luật “âm dương tiêu trưởng” mà là cái ung dung, chủ động của người chiến sĩ, chiến đấu không ngừng nghỉ để giành lấy tương lai”. Đọc thơ xưa, ta bắt gặp nhân vật trữ tình với phong thái ung dung, dường như đứng ngoài dòng chảy của thời gian, “con người phi thời gian”, “siêu cá thể” (Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Chín mươi thì kể xuân đã muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”, “Nhàn một ngày là tiên một ngày:…). Đặc biệt, khi thời thế nhiễu nhương, người xưa càng có xu thế ẩn dật, lánh đục về trong, tìm đến thiên nhiên để di dưỡng tinh thần, “độc thiện kì thân”. “Thế sự dầu ai hay kẻ hỏi Bảo rằng: ông đã điếc hai tai” (Nguyễn Khuyến) “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đọc “Nhật ký trong tù”, ta thấy nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh, một mặt có phong thái ung dung tự tại của con người đã nắm vững quy luật tất yếu của lịch sử, mặt khác, lại là con người luôn sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc, luôn khao khát được “xông ra giữa trận tiền”. Vì thế, càng bị giam hãm lâu ngày trong tù ngục, Người càng khao khát tự do, càng sốt ruột “tiếc ngày giờ”: “Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh” (“Buồn bực”) “Tấc bóng nghìn vàng, đau xót thực Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung?” (“Tiếc ngày giờ”) Càng bực bội vì bị tù đày phi lý: “Đã giải đến Nam Ninh/ Lại giải về Vũ Minh/ Giải đi quanh quẹo mãi/ Kéo dài cả hành trình/ Bất bình” (Giải đi Vũ Minh); “Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức/ Giải tới bao giờ, giải tới đâu?”; “Sao mãi giam ta ở chốn này” (Giam lâu ngày chưa được chuyển)… Có thể nói, không ở đâu mà thời gian lại trở thành nỗi khắc khoải, đau đáu như trong “Nhật ký trong tù”: “Một canh, hai canh, lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (“Không ngủ được”) “Năm canh thao thức không nằm 20 Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi” (“Đêm không ngủ”) “Ở tù năm trọn thân vô tội Hòa lệ thành thơ tả nỗi này” (“Đêm thu”) “Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng Tỉnh ra trên mặt vấn vương sầu” (“Đến Liễu Châu”) Rõ ràng, “hình ảnh Bác trong tập thơ tù không những không phải con người đứng ngoài thời gian, mà trái lại, sống cao độ từng giờ từng phút” (Nguyễn Đăng Mạnh). Đó chính là tinh thần của con người hiện đại: luôn quý trọng thời gian, tiếc thời gian, sống hết mình trong cuộc chạy đua với thời gian. Tóm lại, hình tượng thơ luôn vận động theo xu thế tích cực, con người là chủ thể của thế giới, con người sống cao độ với thời gian, đó chính là những nét cơ bản tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho thi phẩm. 2.3. Thi liệu Bên cạnh những thi liệu quen thuộc, cổ điển, “Nhật ký trong tù” còn sáng tạo ra những thi liệu mới mẻ, hiện đại. Ví dụ: Thơ xưa nhất thiết phải ví người quân tử với “tùng, cúc, trúc, mai” cao quý, Bác lại ví người chiến sĩ cách mạng với cái răng rụng, cây gậy chống, hạt gạo hay con gà gáy sáng..v..v… Đặc biệt, tinh thần hiện đại còn tạo nên ở thi phẩm những thi liệu quen mà không cũ. Chẳng hạn, trong “Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh cũng có lúc ví mình với “quan võ”, với “khanh tướng”, cũng nói đến chuyện “cưỡi rồng”, “rồng cuốn”… Song kì thực, đó chỉ là cách nói hóm hỉnh, ngụ ý một nụ cười tự trào lạc quan của Bác: “Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung” (“Đi Nam Ninh”) Hay: “Mơ thấy cưỡi rồng lên thiên giới Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ” (“Buổi trưa”) Nói cách khác, tính dân chủ, tinh thần dân chủ đã tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho các hình ảnh, chất liệu thơ trong “Nhật ký trong tù”. Một điều cũng đáng chú ý là “Nhật ký trong tù” tuy thể hiện nội dung yêu nước và khí tiết của người cách mạng, nhưng tuyệt nhiên không nói đến tiếng Đỗ quyên, hồn Tinh vệ, hoặc vịnh quất, vịnh mai, vịnh cúc…như người xưa. Và thể hiện chất thép cũng vậy, không hề thấy Người nói đến thanh gươm, vó ngựa như thường thấy trong thơ Lý Bạch, Lục Du…- mà chắc Người có chịu ảnh hưởng ít nhiều…Quả thực, Bác có dùng những hình ảnh ước lệ thường thấy 21 trong thơ cổ, song cũng tạo ra những thi liệu mới cho mình. Có lẽ chỉ ở trong thơ Bác mới thấy người cách mạng được ví với cây cột số chỉ đường, cái răng rụng “cứng rắn như anh khác lẽ thường”, cây gậy chống “suốt đời ngay thẳng lại kiên cường”… Dù “công anh chẳng phải thường” nhưng chính Người cũng khẳng định: người làm cách mạng chẳng phải thần thánh gì, “chẳng cao cũng chẳng xa/ Không đế cũng không vương”… Tính chất bình dị, dân chủ ấy của các hình ảnh, thi liệu thơ tạo nên sự gần gũi, dễ đồng cảm với người đọc. 2.4. Ngôn ngữ Ngôn ngữ trong “Nhật ký trong tù” cổ điển mà lại vẫn hiện đại. Điều này được thể hiện qua việc Bác đã đưa vào thơ những từ ngữ đời sống giản dị, gần gũi: một cái răng rụng, một cây gậy chống, một hàng cháo bên đường mà thành thơ. Một cảnh bắt rận, một cảnh đun nấu cũng thành thơ. Thơ như lời nói thông thường vậy thôi, có đủ “mắm muối tương cà”: “Hỏa lò ai cũng có riêng rồi Nhỏ nhỏ, to to, mấy chiếc nồi Cơm, nước, rau, canh, đun với nấu Suốt ngày khói lửa mãi không thôi” (“Sinh hoạt trong tù”) Thậm chí, cả chuyện gãi ghẻ, chuyện “bị hạn chế” cũng thành thơ: “Đau khổ chi bằng mất tự do Đến buồn đi ỉa cũng không cho” (“Bị hạn chế”) (Một hữu tự do chân thống khổ Xuất cung dã bị nhân chế tài) “Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ Ngồi trên hố xí đợi ngày mai” (Triệt dạ hựu vô an thụy xứ Xí khanh thượng tọa đãi chiêu lai) (“Mới đến nhà lao Thiên Bảo”) Trong “Nhật ký trong tù” cũng có lúc thơ Hồ Chí Minh phá cách diễn đạt thông thường của thơ chữ Hán. Ví dụ: Bài “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”, câu thơ đầu trong nguyên tác được viết bằng tiếng Việt: “Oa…! Oa…! Oaa…!”. Đó là một hiện tượng đặc biệt, người viết có ý thức “nhại” tiếng khóc uất ức, xé lòng của một em bé trong nhà lao để tố cáo sự dã man, bất công, vô lý của chế độ nhà lao Tưởng Giới Thạch. Cũng có bài thơ, Người phiên âm tiếng Anh sang tiếng Hán: “Giam phòng kiến trúc đính “ma đăng” (“Nhà lao Nam Ninh”) Chữ “ma đăng” trong tiếng Anh là “modern”, âm Hán Việt là “môđec”. Câu thơ được dịch sang tiếng Việt là: “Nhà lao xây dựng kiểu tân thời”. Cách dùng từ như vậy càng làm đối nghịch giữa nhà lao rất “ma đăng”, “huy hoàng” với thực tế người tù bị đối xử tệ bạc, bị bỏ đói, bỏ rét… 22 Ở một bài khác, “Ngục đinh thiết ngã chi sĩ đích” (Lính ngục đánh cắp chiếc gậy), Người phiêm âm tiếng Anh chữ “stick” (chiếc gậy) sang tiếng Hán “sĩ đích”. Không chỉ dùng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hán, Người còn dùng cả tiếng lóng để tạo nghĩa khôi hài cho bài thơ. Ví dụ: “Đôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân Món “gà năm vị” tối thường ăn” (Bạch thiên “song mã” bất đình đề Dạ vẫn thường thường “ngũ vị kê”) (“Đêm ngủ ở Long Tuyền”) Ở đây, Bác đã dùng chữ “song mã” (đôi ngựa) theo nghĩa khôi hài để chỉ hai cái chân; “ngũ vị kê” (gà năm vị) theo nghĩa khôi hài để tả hai cái chân suốt đêm bị xiềng tréo như ở hiệu ăn người ta hay treo chân gà khi nấu món “gà năm vị”. Rõ ràng, ngôn ngữ trong “Nhật ký trong tù” không đơn điệu mà phong phú, đa dạng, giàu sắc thái biểu cảm, gắn liền với đời sống thực tế của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, mặc dù viết bằng chữ Hán, tác phẩm có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi, tinh thần hiện đại vẫn rõ nét. 2.5. Bút pháp “Nhật ký trong tù” là một tập thơ phong phú, đa dạng về bút pháp, lãng mạn và hiện thực, tả thực và trữ tình…Sự đa dạng này cũng là một yếu tố thuộc phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh và rất khác với nhà thơ xưa. Các nhà thơ cổ điển thường viết theo những công thức có sẵn, ước lệ và quy phạm… do đó, cá tính sáng tạo có phần bị xem nhẹ. Mặt khác, nhà thơ cổ điển cũng thiên về một bút pháp cố định: hoặc hiện thực (như Đỗ Phủ, “nhà thơ dân đen”, “thi thánh”), hoặc lãng mạn (như Lý Bạch, “thi tiên”)…Tuy nhiên, đến Hồ Chí Minh, ta thấy bút pháp nghệ thuật của Người rất đa dạng. Không chỉ đa dạng cho cả tập thơ, sự đa dạng ấy có ngay trong một số bài thơ. Ví dụ: Có những bài thơ nửa trên viết theo bút pháp hiện thực, nửa dưới đã sang bút pháp trữ tình; nửa trên trào phúng mỉa mai, nửa dưới đã sang lãng mạn: “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh” (“Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung”) Hay: “Đôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân Món “gà năm vị” tối thường ăn Thừa cơ, rết, rệp xông vào đánh Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần” (“Đêm ngủ ở Long Tuyền”) 23 “Bài thơ từ giọng hài hước chua chát, đến câu kết thúc, bỗng chuyển sang giọng trữ tình tươi mát, trẻ trung khi nhà thơ lắng nghe đâu đây có tiếng chim oanh thánh thót. Ôi, phải hiểu, trong hệ thống ước lệ của cổ thi, oanh vàng và liễu biếc là tiếng nói tiêu biểu của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, mới thấy hết bao chất sống và niềm vui xốn xang trong câu thơ vút lên từ ngục tối này” (Nguyễn Đăng Mạnh, “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, trang 94) Không chỉ đa dạng về bút pháp, điểm khác biệt của thơ Bác với cổ thi còn là sự xâm nhập mạnh mẽ của bút pháp phóng sự, bút kí, của lối văn thông tin tư liệu, đem đến cho những vần thơ tứ tuyệt tính tự sự, tính tả thực ít thấy trong cổ thi. Đọc “Nhật ký trong tù”, người đọc bắt gặp một số bài thơ giống như những “phóng sự nhà lao”, từ chuyện tù nhân thiếu thốn nước dùng, phải “chia nước” oái oăm: “Ai muốn đun trà, đừng rửa mặt Ai cần rửa mặt, chớ đun trà” Đến cảnh cả nhà lao thi nhau gãi ghẻ như “gảy đàn” khiến “trong ngục thảy tri âm”, từ việc vào nhà lao anh phải nộp “tiền đèn”, “tiền vào nhà giam” đầy bất công phi lý cho đến cảnh “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội/ Trong tù đánh bạc được công khai”…Ngòi bút phóng sự sắc sảo của Hồ Chí Minh còn cho người đọc thấy cảnh “thái bình” thực sự của “Lai Tân”, tình cảnh đáng thương của những “nạn hữu”, như : “một người tù cờ bạc vừa chết”, “cháu bé trong nhà lao Tân Dương”, “vợ người bạn tù đến thăm chồng”…Tính thông tin tư liệu còn thể hiện ở một số bài thơ như: “Các báo: Hoan nghênh Uy-ki đại hội”, “Ở Việt Nam có biến động- theo nguồn tin xích đạo trên báo Ung Ninh”, “Đoàn đại biểu Anh sang thăm Trung Hoa”,.. Chỉ cần đọc tên bài thơ, ta đã thấy tác giả bám sát tình hình thời sự để phản ánh. Đây là điều ít thấy trong thơ cổ điển. Tính thông tin tư liệu còn bộc lộ rất rõ qua việc Bác ghi lại hành trình chuyển lao: “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện Mười tám nhà lao đã ở qua” (“Đến phòng chính trị chiến khu IV”) Từ khi “bị bắt ở phố Túc Vinh”, “Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây”, đến “Tết song thập, bị giải đi Thiên Bảo”, từ “Đêm ngủ ở Long Tuyền”, đến “Điền Đông”, từ “nhà lao Quả Đức” đến “Đồng Chính”, từ “Nhà lao Nam Ninh” bị “Giải đi Vũ Minh,18-11”, từ “Lai Tân” đến “Liễu Châu, 9-12”, cho đến khi “Mới ra tù, tập leo núi”…Rõ ràng, dõi theo hành trình chuyển lao của Bác, ta thấy rõ sự thâm nhập của các yếu tố phóng sự, tư liệu và thơ. Sự thâm nhập đan xen các yếu tố này chính là một biểu hiện cho tính hiện đại trong bút pháp nghệ thuật của Người. 2.6. Thể loại Thể loại chủ đạo của “Nhật ký trong tù” là thơ tứ tuyệt cổ điển. Nhưng bên cạnh đó, Người còn sử dụng thể cổ phong và có những phá cách trong thể 24 loại tứ tuyệt. Chẳng hạn trong bài “Giải đi Vũ Minh”, sau bốn câu thơ ghi lại hành trình bị chuyển lao lòng vòng: “Đã giải đi Nam Ninh Lại giải về Vũ Minh Giải đi quanh quẹo mãi Kéo dài cả hành trình”. Người thêm vào hai chữ “bất bình”, đứng tách riêng thành một dòng thơ, để biểu thị sự bất bình, bực tức và sốt ruột đến cao độ. Hai tiếng “bất bình” như cây gậy đánh thẳng vào sự phi lý của chính quyền Tưởng Giới Thạch khi bắt Người giải khắp 13 huyện ở Trung Quốc. Hay trong bài “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”, thay vì bảy chữ ở mỗi dòng thơ thất ngôn tứ tuyệt, Người chỉ dùng ba chữ “Oa..Oa…Oa” để ghi lại tiếng khóc xé lòng vì khát sữa của một đứa trẻ trong nhà lao. Sự phá cách thể loại ấy đã tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Tiếng khóc của một đứa trẻ mới nửa tuổi có giá trị hơn mọi lời thơ, trở thành tiếng thét căm hờn, tố cáo sự dã man tàn bạo, vô nhân tính của chế độ Tưởng Giới Thạch. Rõ ràng trong khi vận dụng thể loại thơ tứ tuyệt cổ điển, một mặt Người rất tuân thủ luật thơ, thành thạo lối thơ “tiền giải, hậu giải”, sáng tạo được những “nhãn tự”, “cảnh cú”.., mặt khác, Người lại vận dụng vô cùng linh hoạt, tạo ra những nội dung mới mẻ cho thơ. Tóm lại, vẻ đẹp hiện đại trong “Nhật ký trong tù” bộc lộ trên nhiều phương diện. Trước hết, tính hiện đại bộc lộ ở đề tài thơ mang tính dân chủ, cái gì cũng có thể đi vào thơ và cũng có thể thành thơ (Khác thơ xưa: đề tài cũng có tính phân loại sang, hèn, cao, thấp,…). Hình tượng thơ mang tính vận động và tính chủ thể, luôn sống cao độ trong từng giây phút là yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho tác phẩm. Nó khiến nhân vật trữ tình bề ngoài có cốt cách ung dung như ẩn sĩ mà bề sâu lại là tinh thần thép sẵn sàng “xung phong” của một chiến sĩ. Điều này tạo nên sự chuyển mạch bất ngờ, vận động tự nhiên mà tất yếu của tứ thơ hướng về ánh sáng, về tương lai. Bút pháp linh hoạt đa dạng, có sự thâm nhập các yếu tố phóng sự, thông tin, tư liệu làm tăng tính tả thực, tính tự sự của thơ. Ngôn ngữ thơ mang tính dân chủ, ít ước lệ, ít tượng trưng, giàu sắc thái biểu cảm, có sự xâm nhập của ngôn ngữ đời sống… cũng là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp hiện đại cho thi phẩm. Giọng điệu trữ tình mà tự nhiên, hóm hỉnh, một số bài còn pha yếu tố giễu nhại, tự trào…, đó là giọng đa thanh thường thấy trong thơ hiện đại. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển lại vừa hiện đại, vừa đa dạng vừa thống nhất. III. Kết luận 1. Vẻ đẹp cổ điển Như trên đã nói, vẻ đẹp cổ điển trong “Nhật ký trong tù” được tạo nên từ nhiều yếu tố: đề tài, thi liệu, cấu tứ, ngôn ngữ, hình tượng, bút pháp, thể loại… 25 Nó khiến người đọc cảm nhận thơ Bác “rất Đường”, đến mức “có một số bài thơ đặt lẫn thơ Đường, thơ Tống thì cũng khó mà phân biệt”. Vì sao “Nhật ký trong tù” nói riêng và thơ trữ tình của Bác nói chung lại có màu sắc cổ điển đậm nét như vậy? Điều này có thể dựa vào xuất thân và môi trường văn hóa Bác được thụ hưởng. Thân sinh ra Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc, giỏi văn thơ, tinh thông Hán học. Thời niên thiếu, Người được cha dạy chữ Hán, dạy cách làm thơ Đường luật. Mặt khác, thời kì đó, ảnh hưởng của văn học Trung hoa đến nền văn học Việt Nam qua tầng lớp trí thức Hán học, qua những người sáng tác vẫn còn rất đậm nét. Hẳn là chất Đường thi đã ngấm sâu vào tâm hồn Người qua những áng thơ văn, qua người cha, qua bầu không khí sinh hoạt văn chương của những người bạn của cha,, và gần hơn nữa là qua cuốn “Thiên gia thi” mà Người tình cờ được đọc lúc giam cầm… Tất cả những yếu tố đó như mạch nước ngầm thấm dần vào tâm trí Người, khiến thơ Người phảng phất nét cổ điển của Đường thi, Tống thi…, của thơ cổ Việt Nam… Màu sắc cổ điển đem lại cho tập thơ nói riêng và tiếng thơ Hồ Chí Minh nói chung vẻ đẹp trầm mặc cổ kính bề ngoài, thâm thúy, sâu xa về ý nghĩa bên trong. Đọc “Nhật ký trong tù” ta có nhã thú được thưởng thức dư vị sâu xa ẩn trong những vần thơ cô đọng, hàm súc. 2. Tinh thần hiện đại Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Trung Thông nhận định: “Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường một tí nào”. Lời nhận xét đã thâu tóm một đặc điểm rất quan trọng: Thơ Bác có vẻ ngoài cổ điển mà tinh thần bên trong lại rất hiện đại. Tinh thần hiện đại ấy bộc lộ trên một số phương diện như: đề tài, hình tượng, chất liệu, tứ thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp…, trong đó, tính vận động, tính chủ thể của hình tượng là yếu tố bộc lộ rõ nhất tinh thần hiện đại. Vì sao “Nhật ký trong tù” lại có tinh thần hiện đại? Điều này không có gì khó hiểu khi ta tìm hiểu về con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu “thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng) thì quả thực “Nhật ký trong tù” đã cho ta thấy vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh ở phần sâu thẳm nhất, cốt lõi nhất! Bề ngoài, Người có cốt cách điềm đạm, ung dung của một nhà hiền triết, song tinh thần bên trong lại sôi sục, “kiên quyết không ngừng thế tấn công” - là ý chí của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. Cuộc đời hoạt động cách mạng bôn ba nhiều nơi, từng học hỏi ở nhiều nền văn hóa, văn minh hiện đại, lại được tiếp thu hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại – Chủ nghĩa Mác-Lênin - đó là những tiền đề quan trọng hình thành nên con người Hồ Chí Minh. Tìm hiểu phong cách thơ Bác, phải thấy Bác Hồ là con người của thời đại mới, của tương lai, tinh thần Bác là tinh thần của con người hiện đại. Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm nhận: “Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị, càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với 26 những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Còn nhà thơ Xô viết Oxip Manđenxtam nhận định: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa không phải là văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Chính con người hiện đại ấy đã đem đến cho tập thơ “Nhật ký trong tù” tinh thần hiện đại, tinh thần “thép” của một nhà thơ “biết xung phong” trên mọi mặt trận! Nếu màu sắc cổ điển đem đến cho tập thơ vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, gợi nhớ những áng thơ từ thuở Đường thi, Tống thi…sâu xa,vời vợi, thì tinh thần hiện đại lại cho tập thơ tính hiện thực, tính dân chủ và tinh thần nhân văn sâu sắc. Vượt lên trên lối “ngâm hoa vinh nguyệt” quen thuộc của cổ thi, vượt lên trên những đề tài, thi liệu, bút pháp cổ điển đến thành khuôn sáo, thơ Bác đem lại những nội dung mới mẻ, mang hơi thở cuộc sống đương đại, cho người đọc khám phá con người tinh thần của Bác qua ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp hiện đại. 3. Mối quan hệ giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong “Nhật ký trong tù” Tìm hiểu mối quan hệ hòa hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong thơ Bác không nên hiểu chỉ là hình thức bề ngoài, hoặc là chuyện “bình cũ rượu mới”. Xét kỹ, đây là sự hòa hợp từ nội dung đến hình thức, nghĩa là qua mọi khâu của cấu trúc tác phẩm, từ nội dung đề tài, thi liệu, hình tượng đến thể loại, ngôn ngữ, bút pháp….. Chẳng hạn như về đề tài, chất liệu ta thấy: thơ Bác một mặt mang đậm mầu sắc cổ điển, mặt khác lại rất xa lạ với Đường thi, Tống thi. Thơ Bác không hiếm những đề tài quen thuộc của cổ thi (đăng sơn, thượng sơn, triêu cảnh, vãn cảnh, thu cảm, thu dạ, vọng nguyệt, tư hương, ức hữu, vô đề…..), nghĩa là lấy cảm hứng từ những cái mà người xưa gọi là: “giai thi, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng”, hoặc theo lối thơ cổ mà cổ nhân gọi là Vịnh, Phỏng, Tặng, Tư, Vô đề…..Song mặt khác đề tài, thi liệu thơ Bác lại rất hiện đại. Tính dân chủ làm nên tinh thần hiện đại ấy. Bút pháp nghệ thuật cũng vậy. Một mặt, Bác sử dụng thành thạo những thủ pháp ước lệ, tượng trưng, bút pháp tả cảnh ngụ tình, thủ pháp gợi, chấm phá, điểm nhãn….. của thơ cổ; mặt khác, Người lại đưa vào trong thơ hàng loạt những chi tiết tả thực về những hiện tượng có tính chất “văn xuôi” của đời sống hàng ngày. Sự đan xen bút pháp tự sự, tả thực, ngòi bút phóng sự vào bút pháp trữ tình, đó chẳng phải là bút pháp hiện đại táo bạo nhất đó sao? Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Bác cũng vậy. Một mặt, nhân vật trữ tình có phong thái ung dung như ẩn sĩ, bậc hiền triết, mặt khác lại sôi sục ư chí đấu tranh, sống cao độ trong từng giây phút- tinh thần của người chiến sĩ hiện đại. Các hình tượng khác như thiên nhiên, con người trong thơ thì luôn vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui…., thật khác xa tính chất tĩnh tại của thiên nhiên, con người trong thơ cổ. Xét về mặt ngôn ngữ, trong “Nhật ký trong tù”, ta cũng thấy rất rõ sự hòa hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Viết bằng chữ Hán, sáng tạo nên 27 những từ ngữ vô cùng hàm súc, những “thi nhãn”, vận dụng các điển cố, điển tích, dựng lên các mối quan hệ tương đồng, đối lập, gợi cho thơ trường liên tưởng rộng lớn, ấy là cổ điển. Song ngôn ngữ cổ điển ấy cũng có lúc được Bác sử dụng rất hiện đại. Có lúc Bác sử dụng từ ngữ tiếng Hán trang trọng đan xen văn ngôn, bạch thoại, có lúc tiếng lóng, tiếng Anh đưa vào làm tăng tính tự sự, tính tả thực cho tác phẩm. Ngôn ngữ đa dạng, có lúc đa thanh, đa giọng là đặc điểm tạo nên tính hiện đại của “Nhật ký trong tù”. Tóm lại, cũng như con người Bác, phong cách “Nhật ký trong tù” có sự đa dạng mà thống nhất, các đặc điểm thơ tưởng chừng đối lập mà lại hòa hợp đến lạ kỳ. Sự hòa hợp của những mảng màu đối lập ấy khiến Đặng Thai Mai cảm nhận: “Trong tập “Ngục trung nhật ký” có những bài phác họa sơ sài mà chân thật đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thủy mặc cổ điển. Có những bài cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm thầm, rộn rịp”… Quả thực, “Nhật ký trong tù” có sự hài hòa của hai vẻ đẹp: cổ điển và hiện đại. Tuy nhiên, nếu xét kĩ, ta thấy: chất cổ điển chỉ là màu sắc, là chiếc áo choàng bên ngoài, còn tinh thần hiện đại mới là yếu tố cốt lõi bên trong. Điểm độc đáo của tập thơ chính là tinh thần hiện đại được thể hiện ngay trong vẻ đẹp cổ điển, khiến người đọc đôi khi cũng khó lòng phân biệt được đâu là cổ điển, đâu là hiện đại một cách rạch ròi. 4. Ý nghĩa Có thể nói, vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là đặc điểm quan trọng của tập “Nhật kí trong tù” nói riêng và thơ Bác nói chung. Xét trong toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh, ta thấy: Từ “Nhật kí trong tù” đến những vần thơ trong kháng chiến chống Pháp (như “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”, “Cảnh rừng Việt Bắc”, “Lên núi”, “Đi thuyền trên sông Đáy”, “Vô đề”…), không hề có sự đứt quãng mà vẫn chỉ là một đặc điểm phong cách nghệ thuật của Người, tạo nên “dấu vân chữ” của Người. Ấy là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, là sự đa dạng về đề tài, bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu…nhưng lại thống nhất ở mục đích. Sự thống nhất hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong văn chương của Bác - xét đến cùng- bắt nguồn từ sự thống nhất trong con người Bác: Con người có phong thái ung dung, điềm tĩnh bề ngoài mà lại rất mực mạnh mẽ, sôi nổi, kiên quyết bên trong. Nói cách khác, vẻ đẹp thơ cũng chính là vẻ đẹp của con người Bác, tâm hồn Bác. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận : sự song hành của “đạm” và “nồng” làm nên vẻ đẹp con người Bác: “Nhớ Bác hiểu mùi hoa mộc Mùi hương đạm ấy sao nồng!” Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa hiện đại của tác phẩm. Nó cũng chính là nét riêng, tạo nên sức sống, vẻ đẹp, sức hấp dẫn của tác phẩm trong nền văn học dân tộc. 28 “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh còn là một minh chứng sinh động cho qui luật kế thừa và cách tân trong văn học. Tác phẩm là một đóng góp xuất sắc vào dòng chảy liên tục của thơ văn Việt Nam. Tóm lại, đến với “Nhật kí trong tù” là ta đến với một tập thơ có sự thống nhất hài hòa tuyệt đẹp của các mặt đối lập: cổ điển mà hiện đại. Nhưng trên tất cả, ta được gặp gỡ với tâm hồn một con người bình thường mà vĩ đại: chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư mục tham khảo (chính) Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD, HN, 2002 Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB GD, HN, 1997 SGK bộ Cơ bản, Nâng cao, NXB GD, HN, 2006 Các sách Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11,12, NXB GD, HN 2007 IV. Luyện tập Đề 1: Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) Gợi ý (xem đề 2) Bài làm Buổi chiều tựa như mùa thu vẫn là niềm đắm say muôn thuở của thi nhân. Nào ai đếm hết bao nhiêu bóng chiều đã buông xuống những trang thơ của thi ca truyền thống? Tuy không nhận mình là nhà thơ nhưng xúc cảm chiều hôm vẫn trở đi trở lại không ít lần trong thơ văn Hồ Chí Minh. Chỉ tính riêng “Nhật kí trong tù”, tập thơ ra đời trong hoàn cảnh tù đày khổ ải đã có tới 4 bài: “Chiều tối”, “Cảnh chiều hôm”,“Hoàng hôn”,“Chiều” ghi lại thời khắc nhạy cảm nhất trong ngày.Nhưng có lẽ quen thuộc hơn cả là “Chiều tối” bài thơ thứ 31 của tập nhật kí. Bài thơ kết tinh vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh,tiêu biểu hơn cả cho phong cách cổ điển và hiện đại trong thơ của Người. “Chiều tối” nguyên tác “Mộ” là một trong bốn bài thơ được Bác sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Khi viết “Mộ”, Bác đã để lại đằng sau cả một địa ngục trần gian của chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch và cũng để lại đằng sau “năm mươi ba cây số một ngày” của hành trình lưu đày.Chờ đợi Bác ở phía trước không phải là một nơi nghỉ tốt ,một bữa cơm no mà là một địa ngục trần gian khác. Trong hoàn cảnh như vậy, người bình thường làm sao có thể nảy sinh thi hứng; nếu có, chắc chỉ là thứ thơ than vãn. Vậy mà “Chiều tối” ra đời tựa như một bức tranh thơ xinh xắn về thiên nhiên, cuộc sống, con người dạt dào cảm xúc, tràn đầy tình yêu, niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. 29 Trước tiên là ở thi đề. Nội dung trữ tình của bài thơ thuộc về một trong những đề tài khá quen thuộc trong thơ cổ điển phương Đông đó là hoàng hôn và nỗi niềm cô đơn. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là ngay trong thi đề, Bác đã đưa vào bài thơ những yếu tố hiện đại. Đó là sự chuyển dịch từ không gian vũ trụ mang tính chất vĩnh viễn, vĩnh hằng đậm màu sắc ước lệ ở hai câu thơ đầu sang không gian đời thường, mang tính chất sinh hoạt vừa cụ thể vừa sống động ở hai câu sau, điều mà trong thao tác tư duy thơ, các nhà thơ trung đại ít khi thể hiện. Ở bài thơ“Chiều tối”, mỗi hình ảnh thơ luôn có sự vận động trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Tuy mang dáng dấp của những hình ảnh trong thơ cổ nhưng ý thơ, cảm hứng thơ và nhân vật trữ tình lại hoàn toàn hướng về ánh sáng, hướng tới thiên nhiên và cuộc sống con người. Hai câu thơ đầu mở ra không gian cảnh núi rừng khi chiều tối: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) Bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối được phác họa bằng những nét vẽ đơn sơ theo thi pháp quen thuộc của thơ Đường.Thiên nhiên trong thơ cổ thường mang tính ước lệ,ít nét chấm phá,gợi nhiều hơn tả,chủ yếu nhằm phác họa thần thái của cảnh và nói lên tâm sự của con người.“Chiều tối” trước hết là một bài thơ như vậy. Nét vẽ đầu tiên là hình ảnh một cánh chim nhỏ bé,một điểm động trên nền mênh mang của trời chiều.Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian. Chúng ta từng bắt gặp cánh chim trong ca dao xưa: “Chim bay về núi tối rồi”; cánh chim bay mỏi trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” hay cánh chim “thoi thót” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “ Chim hôm thoi thót về rừng”. Nét chấm phá thứ hai là hình ảnh một “chòm mây”,câu thơ gợi nét xưa trong thơ Lí Bạch: “Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn” Tuy sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài Chiều tối vẫn nói đúng hoàn cảnh riêng của Bác,mang những nét vẽ hiện đại. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chòm mây trôi ngang qua bầu trời. Cảnh phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên bản chữ Hán: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Một chòm mây đơn lẻ chậm chạp trôi ngang qua bầu trời).Bản dịch thơ đánh mất cái hay của từ “cô vân” vốn gợi sự lẻ loi,bé nhỏ của cḥm mây trên nền trời bao la.Đồng thời,hai từ “mạn mạn” dịch là “trôi nhẹ” thay đổi cả thanh sắc đã làm hao hụt ý thơ,tình thơ khiến cho sự mệt mỏi,chậm chạp,lờ lững,linh hồn của chòm mây cũng chẳng còn. 30 Nét vẽ hiện đại được thể hiện quan tâm trạng của người tù. Ở đây không phải là cánh chim bay bình thường mà là cánh chim bay mỏi mệt (quyện điểu), có thể có nhiều chòm mây nhưng khi đi vào thơ Bác chỉ còn lại chòm mây cô đơn. Vẫn là cánh chim trở chiều về nhưng trong thơ Bác ta không thấy sự vời xa.Cánh chim ấy có đích,nó đang tìm về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc. Bác trìu mến dõi theo cánh chim nhỏ,đọc trong dáng bay sự mệt mỏi,muốn “về rừng tìm chốn ngủ”.Cánh chim có tâm trạng và tâm trạng ấy rất phù hợp cới cảnh ngộ,tâm tư người tù trong hành trình lao đầy khổ ải,cánh chim cũng mỏi mệt sau một ngày bay đi kiếm ăn về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tù mỏi mệt sau một ngày lê bước trên đường xa cần chỗ nghỉ chân. Chòm mây cô đơn như tâm trạng của con người nơi đất khách đang nhớ về quê hương. Người tù đã quên cả cảnh ngộ của bản thân để cảm thông,để chia sẻ cùng vạn vật. Hai nét vẽ thoáng,nhẹ,gợi được cảnh chiều đẹp hiu hắt,buồn xa vắng,có thể để lẫn trong kho tàng Đường thi.Nét đẹp cổ điển ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,ở các thi liệu quen thuộc “quyện điểu”, “cô vân”, ở thủ pháp thơ xưa:gợi chứ không tả,mượn cái động của “cánh chim”,”chòm mây” để nói cái tĩnh lặng của trời chiều.Hồ Chí Minh đã dùng điểm để nói diện,lấy cái lẻ loi,hữu hạn để gợi cái bát ngát,xa vắng. Hai câu thơ ấy,từng chữ một,có khả năng làm thức dậy trong lòng người đọc hình sắc của buổi chiều hôm đã vĩnh viễn đọng lại trong những trang thơ cổ. Cảnh sắc ấy được nhìn bằng con mắt của một thi nhân chứ không phải một tù nhân. Không còn bóng dáng của người tù trên hành trình lưu đày khổ ải, chỉ còn một thi nhân đang đắm mình vào cảnh chiều, lưu luyến dõi theo từng áng mây,từng cánh chim,tự do,thưởng ngoạn, thả hồn cùng linh hồn tạo vật,đồng cảm sẻ chia và giao cảm lạ lùng. Gửi gắm trong bức tranh ấy là tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, là tấm lòng khao khát tự do, là tinh thần, bản lĩnh thép của Hồ Chí Minh: thép mà không cần lên giọng thép. Hai câu thơ cuối,mạch thơ vận động,diễn tả sự luân chuyển thời gian từ chiều tối sang tối hẳn.Khoảng thiên nhiên nhường chỗ cho bức tranh cuộc sống,vẻ đẹp cổ điển nhường chỗ cho nét hiện đại khỏe khoắn.Những ngôn từ,hình ảnh đời thường đã thay thế cho những ước lệ văn chương: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” Cảm quan gắn bó với hiện thực và tấm lòng luôn hướng về sự sống của chủ thể trữ tình dường như đã chi phối mạnh mẽ đến dòng mạch cảm xúc và kết cấu của bài thơ. Đây cũng chính là nét độc đáo trong nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh nói chung và trong bài “Chiều tối” nói riêng: cổ điển nhưng luôn rất hiện đại. Mạch thơ, tư tưởng thơ thường ít khi tĩnh tại mà luôn vận động một cách khỏe khoắn, bất ngờ hướng về phía sự sống, ánh sáng,niềmtin. 31 Trong thơ xưa, dưới cánh chim, áng mây thường xuất hiện hình ảnh những ẩn sĩ, những đạo sĩ, cảnh chiều tối vẫn thấp thoáng bóng người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (“Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan) Hay trong thơ của Liễu Tông Nguyên vẫn có một ông lão ngồi một mình câu cá: “Độc điếu Hàn giang tuyết”. Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Thơ xưa,thiên nhiên thường che lấp con người, con người xuất hiện chỉ là những nét chấm phá,điểm xuyết.Thơ Bác thì khác, con người hòa hợp với thiên nhiên nhưng chính con người mới là chủ thể của bức tranh cuộc sống. Trung tâm bức tranh chiều tối là “sơn thôn thiếu nữ”. Hình ảnh thiếu nữ lao động trẻ trung tràn đầy sinh lực và bếp lửa của miền sơn cước đã đem lại sức sống cho bức tranh thơ. Niềm vui bình dị của người lao động khi công việc vừa xong mang lại niềm tin yêu, lạc quan vào cuộc sống.Người tù trên hành trình lưu đày nhọc nhằn không hề nghĩ đến nỗi cơ cực,vất vả của mình mà tha thiết hướng về những vẻ đẹp cuộc đời. Chính tấm lòng “nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác tỏa sáng ngay trong hoàn cảnh lao tù khổ ải đã làm rực sáng bức tranh thơ, xua đi bóng tối và sự giá lạnh của núi rừng. Bài thơ có nhan đề là “Chiều tối” vậy mà trong suốt 28 chữ không hề có lấy một từ miêu tả thời gian. Trong nguyên văn chữ Hán Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch thơ thừa một chữ tối, làm mất đi cái điệp vòng tròn của lối thơ liên hoàn. Sự lặp lại “ma bao túc”- “bao túc ma hoàn” không chỉ gợi sự chuyển động xoay tròn, khó nhọc của cối xay ngô mà còn gợi vòng quay thời gian đang chuyển dần vào đêm. Không nói tối mà vẫn thấy tối thì sẽ hay hơn, thời gian cứ trôi chậm chạp theo cánh chim chiều mệt mỏi, qua áng mây lững lờ theo nhịp xoay tròn chậm dần của cối xay ngô và khi ngô vừa xay xong thì lò than đã đỏ. Chữ “hồng” được coi là thi nhãn- con mắt thơ. Nó xóa đi sự cô đơn,mệt mỏi, vội vã, nặng nề trong 3 câu thơ đầu, đem lại ánh sáng, hơi ấm, sức nóng cho 27 chữ còn lại. Trước cảnh cuộc sống con người nơi xóm núi, nhà thơ dạt dào cảm xúc. Qua cảm xúc của Bác người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Vẫn là vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời nhưng ở hai câu thơ sau có điều thật cảm động. Hai câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi điều đó chứng tỏ trên bước đường hoạt động cách mạng, một con người hi sinh tất cả vì dân vì nước thì trong trái tim vẫn có một khoảng tâm trạng dành cho tình cảm gia đình. Về tấm lòng yêu đời của Bác ở hai câu thơ cuối, Hoài Thanh đã nhận xét: “Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại 32 được”. Tâm hồn Bác còn là tâm hồn lạc quan nhân hậu. Hình ảnh lò than rực hồng là cảnh thực nhưng thể hiện tấm lòng lạc quan của Bác. Nếu một tâm hồn không hướng về ánh sáng thì không thể nào ghi lại được hình ảnh ngọn lửa lò than rực hồng đẹp đến thế, sáng đến thế đưa vào thơ. Mở đầu bài thơ là ánh hoàng hôn mờ nhạt tắt dần, kết thúc đã bừng lên ánh hồng rực rỡ.Mở đầu là nỗi buồn, kết thúc là niềm vui. Hình tượng thơ Bác là vậy,luôn vận động một cách tự nhiên, nhuần nhị hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Bài thơ khép lại ở ánh lửa nhưng mở ra một chân trời ấm áp tình người, chan chứa niềm lạc quan yêu đời,yêu cuộc sống, làm sáng lên vẻ đẹp hiện đại của chất thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ viết ở thời điểm khi chiều tối mà như ta đã nói đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả có khi tới “năm mươi ba cây số một ngày”, trước mặt lại là những gian lao nguy hiểm mới đang chờ, lại đói rét, lại đầy muỗi rệp. Thơ viết trong hoàn cảnh ấy nếu xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân thì chỉ có thể là buồn. Nhưng ở bài thơ “Chiều tối”, thơ Bác lại chuyển từ buồn sang vui. Cảm giác hiu quạnh, mỏi mệt và nỗi trống trải trong lòng người khách bộ hành trên con đường lưu đày khổ ải đã được thay thễ bằng niềm vui hồn hậu, ấm áp trước hạnh phúc bình dị của những người dân xóm núi ven đường mà người tù chợt bắt gặp. Đó là một niềm vui đầy tính nhân bản không dễ gì có được ở mỗi con người. Điều này chỉ có thể giải thích những vui buồn sướng khổ của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân mà còn xuất phát từ cuộc sống của người khác. Bác đã quên cảnh ngộ của người tù để vui với niềm vui cuộc sống nơi xóm núi. Bài thơ trở nên ấm áp tình người bởi sự nhạy cảm và tấm lòng nhân hậu đặc biệt của chủ thể trữ tình, đây cũng chính là điểm tỏa sáng tạo nên linh hồn tác phẩm. Chỉ bằng vài nét chấm phá, bài thơ đã gợi ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên,cuộc sống vất vả nhưng ấm áp tình người. Bài thơ viết về một cuộc lưu đày mà cả 4 câu ta không thấy hình ảnh người tù. Dù hành trình khổ ải chưa kết thúc mà lời thơ tuyệt nhiên không nói về nỗi cơ cực khổ đau chỉ một chất thơ vời vợi bay lên từ những con chữ. Người tù đã nghe bằng đôi tai nghệ sĩ,đã nhìn bằng đôi mắt thi nhân. Cái tôi trữ tình không phải một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ,một thi sĩ cách mạng. Đâu cần cao giọng thơ,hô hào mới là thép, thơ say cảnh,ngắm cảnh, tha thiết hướng về cuộc sống con người,tràn đầy niềm lạc quan hướng về tương lai trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt chính là thép cao độ: thép mà không cần lên giọng thép. Như vậy, chỉ với bốn câu đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại, tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ chữ Hán của Người. Nhờ vậy, thơ Bác không sa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh tù đày của một bậc “Đại nhân- Đại trí- Đại dũng”. 33 (Bài làm của học sinh) Đề 2 Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại qua hai thi phẩm: “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) và “Tràng giang” (Huy Cận). Gợi ý 1. MB: - Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm - Nêu vấn đề: Hai tác phẩm ra đời trong thời gian khác nhau, của hai nhà thơ có phong cách khác nhau song đều cùng mang màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. 2. TB 2.1.Giải thích: *Màu sắc cổ điển: Một tác phẩm mang màu sắc cổ điển là tác phẩm ra đời trong thời kì hiện đại nhưng có chứa đựng những yếu tố cổ điển thuộc về nội dung và hình thức. Màu sắc cổ điển trong hai tác phẩm “Tràng giang” (Huy Cận) và “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) thể hiện ở các yếu tố: thi đề, thi tứ, thi liệu, thể loại, bút pháp, ngôn ngữ. *Tinh thần hiện đại: - Với “Chiều tối”: Tác phẩm tuy có những yếu tố gợi nhớ cổ thi, song về cơ bản vẫn mang tinh thần hiện đại. Đó là tinh thần của người chiến sĩ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai ; con người luôn là chủ thể trong mọi hoàn cảnh. - Với “Tràng giang”: Đó là tinh thần Thơ mới. Tinh thần Thơ mới là tinh thần của một thời đại đề cao cái tôi nội cảm, đề cao cái tôi tràn đầy cảm xúc. 2.2. Chứng minh a. Màu sắc cổ điển trong hai bài thơ: * Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối”: - Thi đề: thiên nhiên, cảnh chiều hôm - Thi liệu: cánh chim, chòm mây (liên hệ thơ Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan…) - Ngôn ngữ: chữ Hán đặc biệt hàm súc (chữ “cô vân” trong nguyên tác không được chuyển tải hết ở bản dịch, cả bài thơ không có chữ tối nhưng dịch bị lộ ý). Sáng tạo được “nhãn tự”: chữ “hồng” - Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, chấm phá, thủ pháp lấy ánh sáng gợi bóng tối. - Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt * Màu sắc cổ điển trong “Tràng giang”: 34 - Thi đề: Thiên nhiên, cảnh sông nước buổi chiều - Thi tứ: chiều hôm nhớ nhà => liên hệ thơ Thôi Hiệu, Bà Huyện Thanh Quan…; nỗi buồn sầu vạn cổ của con người nhỏ bé, hữu hạn trước không gian, thời gian vô hạn, vô cùng=> liên hệ thơ Trần Tử Ngang, Đỗ Phủ, Lý Bạch… - Thi liệu: các hình ảnh sông nước, thuyền, khói sóng, hoàng hôn, cánh chim, mây…quen thuộc - Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, thủ pháp gợi, lấy động tả tĩnh. - Thể loại: thất ngôn trường thiên; cấu trúc câu thơ, đoạn thơ đăng đối, hài hòa … - Ngôn ngữ: sử dụng một số từ Hán Việt trang trọng, hàm súc (VD: nhan đề “Tràng giang”, “cô liêu”…) b. Tinh thần hiện đại trong hai bài thơ: Bài “Chiều tối”: -Thi liệu: quen thuộc trong cổ thi nhưng cách biểu hiện vẫn có dấu ấn chân thực (cánh chim, chòm mây). - Hình tượng: con người lao động ở trung tâm bức tranh, thiên nhiên đóng vai trò làm nền (Khác thơ xưa: thiên nhiên là chủ thể, con người nhỏ bé, đơn độc). - Hình tượng nhân vật trữ tình: tư tưởng có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, hướng về sự sống, niềm vui=> tinh thần lạc quan, nhân ái, sẵn sàng quên đi nỗi khổ của riêng mình, trân trọng vẻ đẹp bình dị của cuộc sống xung quanh => Tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản. Bài “Tràng giang”: - Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn sầu cô đơn của một nhà thơ mới trước cảnh “trời rộng sông dài” mênh mang vô biên, hoang sơ hiu quạnh. Qua đó nhà thơ kín đáo bày tỏ lòng yêu thiên nhiên, đất nước. => Thiên nhiên trong bài thơ đẹp nhưng buồn, buồn mà vẫn đẹp => đặc trưng thẩm mĩ của Thơ mới. - Thi liệu: Không thiếu những hình ảnh “chân thực đến sống sít” của đời thường: củi, bèo, chợ chiều. Hơn thế, nhà thơ còn đem đến nội dung mới từ thi liệu cũ (con thuyền, sóng). - Bút pháp: trữ tình đan xen với tả thực - Cách cảm nhận và diễn đạt mới mẻ: + Cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” => Thiên nhiên như mang nặng tâm sự của con người. + Cảm nhận không gian ba chiều, không gian tâm trạng: “Nắng xuống… cô liêu”. + Cách diễn đạt mới dựa trên thi liệu cũ: “Lòng quê dợn dợn…nhớ nhà” Mượn thi liệu xưa nhưng cách nói khác, mạnh mẽ hơn. Nhà thơ phủ định những thi liệu quen thuộc để khẳng định: Nỗi nhớ nhà thường trực, tự lòng 35 người tỏa ra, không cần tựa vào ngoại cảnh, không cần đến tác động từ ngoại cảnh. (Thơ xưa: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”) => Đặc trưng của điệu buồn Thơ mới: buồn vô cớ, buồn lặng, buồn sâu, buồn không cần đến tác động từ ngoại cảnh…, nỗi buồn mang nhiều cung bậc , nhiều sắc thái. Nỗi buồn trong bài thơ có sự hòa điệu giữa nỗi sầu nhân thế đậm chất Đường thi với nỗi cô đơn, bơ vơ của cái tôi Thơ mới. => Tinh thần Thơ mới bộc lộ ở cái tôi cá nhân với nhiều cung bậc cảm xúc, đặc biệt ở nỗi buồn sầu rất điển hình cho điệu hồn Thơ mới. 2.3. Bình luận: - Nguyên nhân của màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại ở hai bài thơ: + Do thời đại + Do đặc điểm con người nhà thơ - Ý nghĩa: + Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại là đặc điểm cơ bản làm nên vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng của hai bài thơ, cũng đồng thời là “dấu triện riêng” của hai nhà thơ trong lòng bạn đọc. + Hai bài thơ của hai nhà thơ thuộc hai dòng văn học khác nhau (lãng mạn và cách mạng), song đều gặp nhau ở vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Điều đó cho thấy một qui luật của văn học : qui luật kế thừa và cách tân, để văn học luôn là một dòng chảy liên tục. 3. KB: - Khẳng định vấn đề - Mở rộng, liên hệ Bài làm Văn học là một dòng chảy mà ở đó, khúc sông sau nối tiếp khúc sông trước. Văn học luôn có sự kế thừa và phát triển giữa các thời kỳ. Ra đời ở thế kỷ XX nhưng: "Tràng giang" – Huy Cận hay "Chiều tối" – Hồ Chí Minh đều mang trong mình phong vị cổ điển của các trang Đường thi. Hơi hướng cổ điển kết hợp với chất hiện đại mới mẻ đã làm nên giá trị, vẻ đẹp của những thi phẩm này. "Tràng giang" được khơi nguồn vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm ngắm cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, ngẫm nghĩ về cuộc đời và kiếp người nổi trôi. Hương vị cổ điển phảng phất ngay từ nhan đề của thi phẩm. "Tràng giang" – hai âm Hán Việt mở ra được cái mênh mang của sóng nước. Ta bỗng quên chàng thi sĩ ấy đang đứng bên bến Chèm, sông Hồng. Ta tưởng như "Tràng giang" ấy, dòng sông từ ngàn xưa trong trang Đường thi, Tống thi, dòng sông chảy mênh mang giữa đất trời. Hai âm "ang" liên tiếp khiến người đọc liên tưởng đến những đợt sóng nước bập 36 bềnh, chảy về từ xa xưa. Và câu đề từ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" như thêm một lần nữa, vén lên bức rèm, bước qua một hành lang mở thông vào vô biên. Thế giới "Tràng giang" được mở ra bằng sự chiêm nghiệm cổ điển. Có lẽ vì thế mà không gian "Tràng giang" cứ lãng đãng thơ Đường: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song" Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ hai tả những dòng trôi, những luồng nước trên mặt sông. Những vòng sóng loang ra, lan ra. gối lên nhau, xô đuổi nhau đến tận chân trời. Không gian mở ra bề rộng, vươn tới chiều dài. Không gian làm ta liên tưởng đến hai câu thơ trong "Đăng cao" – Đỗ Phủ: "Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường gian cổn cổn lai" (Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc Dòng sông dằng dặc, nước cuộn cuộn trôi) Thi tứ trong "Tràng giang" là một tứ thơ đậm chất cổ điển. Bài thơ không đơn thuần miêu tả cảnh thiên nhiên. Song hành với bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng con người. Chẳng phải người xưa vẫn thường mượn mây, hoa, tuyết, nguyệt để giãi lòng ưu tư? Nhớ quê, mượn một phiến trăng sầu, một đóa quỳnh nở muộn cũng gởi bao tâm trạng. Huy Cận cũng vậy, đến với "Tràng giang" để tỏ lòng mình. Dưới mỗi con sóng, ngọn gió "Tràng giang" chan chứa nỗi tâm tình người nghệ sĩ. Phong trào Thơ mới với rất nhiều cách tân, không chỉ phần "hồn" mà còn ở phần xác. Các nhà Thơ mới đã mặc lên cho nàng thơ của mình những bộ cánh mới lung linh, lộng lẫy. Khai sinh giữa lòng thơ mới, vậy mà "Tràng giang" lại mang nhiều hơn dáng dấp của Thơ cổ. Thể thơ thất ngôn với cấu trúc đăng đối nhịp nhàng thật thích hợp cho một bài thơ mà cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn. Đây cũng là một thể thơ quen thuộc của văn học trung đại. "Tràng giang" dùng khá nhiều từ Hán Việt và hình ảnh ước lệ: "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" Cảnh bầu trời lúc hoàng hôn thật buồn, thật đẹp. Từng đám mây trắng cứ dâng cao mãi, tầng tầng lớp lớp như những dãy núi phía chân trời. Từ "đùn" dường như học tập từ bản dịch thơ Đỗ Phủ: "Mặt đất mây ùn cửa ải xa". Nổi bật trên nền trời ấy là cánh chim chiều bé nhỏ: "Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa". Cánh chim trong bóng chiều vốn là hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ. Nó thường gợi nỗi buồn trống trải của lữ khách xa quê. Là một sinh linh bé nhỏ, nó qua không gian mênh mông của trời chiều, chỉ như một chấm nhỏ, qua thời gian vĩnh hằng, chỉ là một khoảnh khắc. Hình ảnh đó thường gợi nỗi buồn vẩn vơ, nỗi sầu nhân thế đượm màu sắc cổ điển. Không chỉ cánh chim, chòm mây mà còn con thuyền cũng là một hình ảnh không mấy xa lạ với thơ trung đại. Những con thuyền nổi trôi trên dòng nước, nặng nỗi buồn của thi nhân. Nói thi liệu của "Tràng giang" mang đậm chất cổ điển còn nằm ở việc bài thơ đã mượn ý thơ Đường thật khéo: 37 "Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" Cổ điển ở cảnh xưa, ở kết cấu Đường thi gợi tứ thơ Thôi Hiệu trong "Hoàng hạc lâu": "Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?) Đứng trước dòng sông lớn, con người ta như đối diện với sự trường tồn, trường cửu. Nghìn năm trước hay ngàn năm sau, nó vẫn chảy thế ấy. "Tràng giang" vẫn điềm nhiên như không hề biết đến sự cô đơn của lòng người. Sự lặng lẽ đến vô tình của dòng sông cùng cảnh vật thực khiến lòng người chạnh lòng nhớ quê. Cái tôi Huy Cận gặp Thôi Hiệu ở đó, ở một cái tôi tha hương lữ Huế nỗi sầu xa xứ. Thơ xưa rất tinh tế khi diễn tả trạng thái "tĩnh". Huy Cận cũng lấy động để tả tĩnh. Lấy tiếng gió đìu hiu gợi sự hoang vu, lấy tiếng "làng xa vãn chợ chiều" "đâu đó" "đâu đó" để tạo sự cô quạnh. Không gian rộng là vậy, một âm thanh cũng khó kiếm tìm. Bút pháp tả cảnh ngụ tình cũng đã được vận dụng hết sức thành công. "Tràng giang" không phải là một bài thơ "điền viên sơn thủy". Nhà thơ tả cảnh thiên nhiên mà để bộc lộ tâm tình. "Tràng giang" là một bài thơ của phong trào Thơ mới, cho nên dù mang dáng dấp một bài thơ cổ thì hồn cốt vẫn lộng gió thời đại. Chất hiện đại mới mẻ trước hết thể hiện ở mặt nội dung. Thiên nhiên trong thơ xưa thanh vắng nhờ sự tĩnh tại. Thiên nhiên trong thơ Huy Cận có sự vắng lặng nhưng không phải sự vắng lặng bên ngoài. Bằng con mắt không gian, Huy Cận cho ta thấu, cho ta hiểu phần sâu thẳm trong hồn tạo vật. Cảnh vắng lặng, cô liêu vì bản thân có sự chuyển động mà "không hòa điệu". Cảnh trong "Tràng giang" – Huy Cận thực đã có phần hồn. Con thuyền buông xuôi khi sóng gợn lên: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song". Chữ "song song" trong thơ thường tả mối liên kết (như sự gắn bó Kiều – Kim: "Đinh ninh hai miệng một lời song song") nhưng chữ "song song" của Huy Cận mang nghĩa toán học. Nước và thuyền đồng hành mà cũng không hề giao nhau: "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả". Thuyền, nước, mỗi sự vật – một con đường. Ai đó từng nói: "Nắng trong lòng trời" mà trong "Tràng giang" đến nắng cũng như không còn thuộc về bầu trời ấy: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu" Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao, câu dưới là sự vô biên về bề rộng và dài. Không gian như giãn nở đến vô cùng trong cụm từ "nắng xuống, trời lên". Hai động từ ngược hướng "lên" và "xuống" đem lại cảm giác chuyển động rõ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến ấy, đến độ "sâu chót vót". Ánh mắt tác giả như xuyên vũ trụ để cảm nhận được về chiều sâu: "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng 38 Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh, tiếp bãi vàng" Cánh bèo dạt trên sông, cơ hồ không biết đến sự có mặt của dòng nước. Bờ bãi nối tiếp nhau, lặng lẽ. Cảnh sao mà quạnh quẽ đến vậy? Phải chăng vì sự vật với nhau cũng quá đỗi vô tình? Trong "Tràng giang" – Huy Cận, chất hiện đại mới mẻ có lẽ thể hiện rõ nhất ở cái tôi thi nhân. Thoáng nhìn, đó là một cái tôi xa quê, cái tôi lữ khách, nhưng ở Huy Cận không chỉ có vậy. Thôi Hiệu cần khói sóng làm duyên, làm cớ cho mối tình quê, nỗi nhớ của Huy Cận là thường trực, nó đâu cần mượn khói sóng hoàng hôn. Huy Cận nhớ nhà như thể vượt thoát để trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cố hữu, "mối sầu vạn kỷ", chạy trốn, vượt thoát khỏi nỗi bơ vơ, lạc lõng của một người mà không tìm được sự hòa điệu với cuộc đời "nỗi sầu dưới đáy hồn ta" (Hoài Thanh). Huy Cận cố lắng nghe hồn tạo vật nhưng thiên nhiên hững hờ quá, thiên nhiên với thiên nhiên cũng không có sự gắn kết. Thất vọng, Huy Cận tìm đến cuộc sống người, vẫn không lời đáp. Mọi dấu hiệu sự sống của cõi "Tràng giang" đều mờ nhạt, thiếu vắng. Con thuyền xuất hiện ngay từ những câu thơ đầu nhưng rồi cũng nép mình ở bờ bến nào đó mà mất hút trên sông nước, trả lại không gian cho sự "ngự trị của muôn ngả sông, nghìn luồng sóng": "Không cầu gợi chút niềm thân mật" Cầu là phương tiện thiết lập sự giao lưu cũng không còn. Một loạt sự phủ định tiếp theo của sự sống khiến không gian càng trống vắng, lòng người càng cô đơn: không đò ngang, không khói... Đi xa, người ta thèm khát lắm được trông thấy những ngọn khói vươn lên trên nếp nhà bởi đó là dấu hiệu bình dị mà ấm áp của cuộc sống. Nhưng ở "Tràng giang" khói sóng cũng không tồn tại. Khát thèm âm thanh cuộc sống người, thi sĩ lắng nghe, không dám mơ về thứ âm thanh vui tươi, chỉ là âm thanh bé mọn của cuộc sống người, thế mà cũng không có: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" Chữ "đâu" ở đầu câu có thể hiểu là từ chỉ nơi chốn với nghĩa "đâu đó" cũng có thể hiều là sự phủ định với nghĩa "đâu có"... Dù hiểu theo cách nào thì cũng thấy sự tan rã, vắng bóng. Tràng giang ngày càng hiện ra như một cõi hoang. Cái tôi không chỉ trôi dạt trong cõi đời mà trong cả cõi hư. Trước cái vô cùng vô tận của không giang, vô thủy vô chung của thời gian, giữa vùng thiên nhiên hoang lạnh, cái tôi buồn sầu của Huy Cận cũng lạc giữa dòng như cành củi ngoài kia: "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Cái tôi Huy Cận như đã nếm trọn nỗi cô đơn. Cái tôi khao khát, muốn vượt thoát. Không tìm được điểm tựa vào cảnh vật, nhà thơ tìm về với quê hương. Cái tôi rất thơ mới vì đã dám bộc lộ tiếng nói bên trong mình: "buồn điệp điệp", "sầu mênh mang", "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Không chỉ thể hiện ở mặt nội dung mà chất hiện đại trong "Tràng giang" còn bộc lộ ở mặt nghệ thuật. Huy Cận đã mang đến cho thơ những chất liệu, 39 hình ảnh bình dị, đời thường. Cành củi, cánh bèo... những sự vật của đời thường lại được bước vào những vần thơ trạng trọng, cổ kính. Thơ cổ điển mà vẫn thật gần gũi. Trong "Tràng giang" không có nhiều chữ "lạ hóa", nhưng người đọc vẫn cảm thấy cái gì đó thật mới. Phải chăng cảm xúc mới lạ làm nên cái lạ chân chính cho nghệ thuật? Tóm lại, "Tràng giang" – Huy Cận là một bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa thấm đẫm tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển và tinh thần Thơ mới đã làm cho "Tràng giang" trở thành "bài thơ cổ điển nhất trong những bài thơ mới". Ra đời sau "Tràng giang", "Chiều tối" – Hồ Chí Minh cùng là bài thơ mang cả hai màu sắc tinh thần ấy. "Chiều tối" trước hết là bài thơ mang màu sắc cổ điển. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với hình ảnh thơ đậm chất ước lệ cổ điển như: cánh chim, chòm mây... Những hình ảnh ước lệ ấy cũng được khắc họa bằng những thủ pháp hết sức Đường thi như tả cảnh ngụ tình, chấm phá, điểm nhấn, lấy động tả tĩnh, lấy điểm tả diện... Hai câu thơ đầu mở ra một bức tranh thiên nhiên đậm sắc màu cổ điển. Núi rừng rộng lớn, bầu trời vắng lặng. Trên mảng nền rộng rãi ấy, nhà thơ phẩy vài nét chấm phá rất mảnh, rất nhẹ mà bật lên được hồn tạo vật: "Quyển điệu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) Nét vẽ đầu tiên là hình ảnh một cánh chim bé nhỏ, một điểm động trên nền mênh mang của trời chiều. Cánh chim trong bóng chiều vốn là thi liệu quen thuộc trong nhiều câu thơ cổ. Cánh chim chứa đầy dự cảm lo âu trong thơ Nguyễn Du: "Chim hôm thoi thót về rừng". Cánh chim ngàn vời vợi trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" hay "Cánh chim bạt gió lạc loài kêu sương" trong "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm... Cánh chim mệt sau một ngày dài tìm về chốn ngủ trong thơ Bác, chỉ bằng một nét chấm phá mà hiện lên thật rõ nét. Nét chấm phá thứ hai là hình ảnh một chòm mây. Câu thơ gợi nét xưa trong thơ Lí Bạch: "Chim bầy vút bay hết Mây lẻ đi một mình" Chòm mây cô đơn lẻ loi, bé nhỏ trên nền trời bao la. Mây như cũng lững thững, chậm chạp dưới bóng trời chiều. Hai nét vẽ thoáng qua, gợi được cảnh chiều đẹp hiu hắt, buồn xa vắng. Ta cảm như hai câu thơ này có thể lẫn trong kho tàng Đường thi vì chất cổ điển nhẹ nhàng từ bút pháp đến hình ảnh thơ. Nét đẹp của hình ảnh thơ "quyện điểu", "cô vân" ở thi pháp gợi chứ không tả. Mượn cái động của cánh chim, chòm mây để nói cái tĩnh lặng của trời chiều, ấy là bút pháp lấy động tả tĩnh. Nhà thơ đứng trước cảnh thiên nhiên đẹp đã có sự lắng nghe, gắn bó, giao hòa. Trên con đường chuyển lao, Bác vẫn lắng nghe được sự mệt mỏi trong đôi cánh chim, sự cô đơn của chòm mây lửng lơ giữa trời. Người tù như quên mình mà hòa vào cảnh vật để cảm thông, chia sẻ. Bác thật giống 40 những tao nhân mặc khách xưa, đến với thiên nhiên trong sự hòa điệu nhẹ mà sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng điểm để nói diện, lấy cái hữu hạn để gợi sự bát ngát, lấy cảnh ngụ tình. Đằng sau cảnh, thấp thoáng hình ảnh của Bác. Với tấm lòng, con mắt, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của thi nhân. "Chiều tối" là bải thơ mang màu sắc cổ điển, không chỉ vậy, nó còn đậm chất hiện đại mới lạ. Hai câu thơ cuối, mạch thơ vận động diễn tả sự luân chuyển thời gian từ chiều tối đến tối hẳn. Vẻ đẹp cổ điển nhường chỗ cho nét hiện đại, khỏe khoắn. "Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng" Trong thơ xưa, thiên nhiên thường che lấp con người. Con người xuất hiện chỉ là những nét chấm phá, điểm xuyết. Thơ Bác thì khác, con người hòa hợp với thiên nhiên nhưng chính con người mới là chủ thể của bức tranh cuộc sống. Màu sắc hiện đại là ở đó... Trung tâm bức tranh chiều tối là sơn thôn thiếu nữ. Hình ảnh thiếu nữ lao động trẻ trung, tràn trề sinh lực và bếp lửa đỏ đã làm ấm lên không gian vốn quạnh hiu của vùng sơn cước, đem lại sức sống cho bức tranh thơ. Niềm vui bình dị của người lao động khi công việc vừa xong làm từng câu thơ lấp lánh niềm tin yêu cuộc sống. Màu sắc hiện đại còn ở việc Bác đưa những hình ảnh giản dị của cuộc sống sinh hoạt vào thơ. Xuất hiện trong "Chiều tối", không phải là hình ảnh nhành liễu, tao nhân... những sự vật bình thường, tưởng như giản đơn ấy lại mang tới cho "Chiều tối" sắc màu cuộc sống, vui tươi, mới mẻ, hiện đại. Hai câu thơ cuối của "Chiều tối" là cảnh khi mặt trời đã tắt hẳn, nhan đề của bài thơ cũng là "Chiều tối" nhưng đọc thơ, cảm thơ, ta lại thấy không gian ấy dường như bóng tối khuất dẫn. Trời tối dần mà từng câu, từng chữ như bật lên ánh sáng để khi chữ cuối cùng viết nên, ánh sáng bừng lên cả bài. Nét hiện đại nhất của "Chiều tối" có lẽ là đây khi sự vật đều vận động từ bóng tối ra ánh sáng, hướng về sự sống, lấp lánh lạc quan, tin yêu. Bài thơ mở đầu bằng hoàng hôn trong cánh chim chiều tìm chốn ngủ, nhưng kết thúc trong lò than rực hồng cùng người con gái miền sơn cước. Chữ "hồng" – thi nhãn của bài thơ như xóa đi sự mệt mỏi của cánh chim, cô đơn của chòm mây, sự nặng nề từng vòng quay của cối xay... Nó đem lại ánh sáng, hơi ấm, sức nóng cho 27 chữ còn lại. Nếu cái tôi của Huy Cận sau bao lạc lõng, cô đơn, tìm về quê trong nỗi buồn xa xứ thì ở cái tôi Hồ Chí Minh, ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống. Cái tôi ẩn sau cảnh vật nhưng luôn mở rộng để đón nhận rung động cuộc đời trong niềm yêu thiết tha. Bác viết "Chiều tối" trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo. Bác để lại đằng sau "Năm mươi ba cây số một ngày – Áo mũ dầm mưa rách hết giày" của hành trình lưu đày. Chờ đón Bác phía trước cũng không phải một nơi nghỉ tốt, một bữa cơm no mà là một địa ngục khác. Trong hoàn cảnh ấy, Bác vẫn làm thơ, bài thơ Bác viết tựa như bức tranh thơ xinh xắn cổ điển mà hiện đại về thiên nhiên, cuộc sống, dạt dào cảm xúc lạc quan, tin tưởng ở tương 41 lai. Một cái tôi trẻ trung, như vậy, đó là lý do cho một "Chiều tối" mang đậm màu sắc hiện đại. Tóm lại, dù sáng tác ở hoàn cảnh, thời gian khác nhau nhưng "Tràng giang" – Huy Cận và "Chiều tối" – Hồ Chí Minh đều mang màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại ấy là sự kế thừa và phát triển của văn học và cũng tạo nên vẻ đẹp của thi phẩm. Màu sắc cổ điển, tinh thần hiện đại của hai bài thơ có sự khác nhau, sự khác nhau đó nằm ở tâm hồn, cái tôi sáng tạo của người nghệ sĩ. Là một nhà thơ của phong trào Thơ mới, Huy Cận đã đi sâu, khám phá, bộc lộ cái tôi của mình nhưng giữa cuộc sống ngày ấy, ông chưa tìm được lối thoát cho riêng mình nên cái tôi Huy Cận có phần buồn, sầu, cô đơn. Là một nhà cách mạng, một chiến sĩ yêu nước nên thơ Hồ Chí Minh, chất thép luôn ngời sáng. Niềm tin yêu luôn tràn đầy trong con người Bác. Ai đã đọc "Tràng giang" – Huy Cận, "Chiều tối" – Hồ Chí Minh, hẳn không thể quên được màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại ở hai thi phẩm này. Đọc thơ, ta như bắt gặp một điều gì đó rất cổ, rất xưa nhưng cũng thật mới lạ, khiến ta thích thú... (Bài làm của học sinh) Đề 3: Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại qua các tác phẩm: “Chiều tối” , “Giải đi sớm”, “Đi đường”, “Ngắm trăng”, “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”, “Tức cảnh Pắc Bó” (Hồ Chí Minh). Gợi ý Dựa vào chuyên đề, ta có thể lập dàn ý như sau: 1. MB: - Giới thiệu tác giả - Giới thiệu các bài thơ - Nêu vấn đề: Các bài thơ trên được Hồ Chí Minh sáng tác ở hai thời kì khác nhau (trước và sau cách mạng tháng 8), song đều mang vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. 2. TB: a. Giải thích: như đề 2 b. Biểu hiện: Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại thể hiện ở các mặt sau: - Thi đề - Thi tứ - Thi liệu - Hình tượng nhân vật trữ tình - Ngôn ngữ - Thể loại - Bút pháp 42 (HS dựa vào từng bài thơ có minh chứng cụ thể) c. Bình luận - Nguyên nhân: + Do con người + Do hoàn cảnh, thời đại - Ý nghĩa: + Tạo nên vẻ đẹp, sức sống của thơ Bác + Nét riêng trong PCNT của HCM. 3.KB: - Khẳng định vấn đề - Mở rộng, liên hệ \ 43 [...]... cho tập thơ Nhật ký trong tù tinh thần hiện đại, tinh thần “thép” của một nhà thơ “biết xung phong” trên mọi mặt trận! Nếu màu sắc cổ điển đem đến cho tập thơ vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, gợi nhớ những áng thơ từ thuở Đường thi, Tống thi…sâu xa,vời vợi, thì tinh thần hiện đại lại cho tập thơ tính hiện thực, tính dân chủ và tinh thần nhân văn sâu sắc Vượt lên trên lối “ngâm hoa vinh nguyệt” quen thuộc của. .. chỉ vàng Cũng có bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm thầm, rộn rịp”… Quả thực, Nhật ký trong tù có sự hài hòa của hai vẻ đẹp: cổ điển và hiện đại Tuy nhiên, nếu xét kĩ, ta thấy: chất cổ điển chỉ là màu sắc, là chiếc áo choàng bên ngoài, còn tinh thần hiện đại mới là yếu tố cốt lõi bên trong Điểm độc đáo của tập thơ chính là tinh thần hiện đại được thể hiện ngay trong vẻ đẹp cổ điển, ... điển, khiến người đọc đôi khi cũng khó lòng phân biệt được đâu là cổ điển, đâu là hiện đại một cách rạch ròi 4 Ý nghĩa Có thể nói, vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là đặc điểm quan trọng của tập Nhật kí trong tù nói riêng và thơ Bác nói chung Xét trong toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh, ta thấy: Từ Nhật kí trong tù đến những vần thơ trong kháng chiến chống Pháp (như “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”,... Minh Chỉ tính riêng Nhật kí trong tù , tập thơ ra đời trong hoàn cảnh tù đày khổ ải đã có tới 4 bài: “Chiều tối”, “Cảnh chiều hôm”,“Hoàng hôn”,“Chiều” ghi lại thời khắc nhạy cảm nhất trong ngày.Nhưng có lẽ quen thuộc hơn cả là “Chiều tối” bài thơ thứ 31 của tập nhật kí Bài thơ kết tinh vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, tiêu biểu hơn cả cho phong cách cổ điển và hiện đại trong thơ của Người “Chiều tối”... quyết bên trong Nói cách khác, vẻ đẹp thơ cũng chính là vẻ đẹp của con người Bác, tâm hồn Bác Như nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận : sự song hành của “đạm” và “nồng” làm nên vẻ đẹp con người Bác: “Nhớ Bác hiểu mùi hoa mộc Mùi hương đạm ấy sao nồng!” Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa hiện đại của tác phẩm Nó cũng chính là nét riêng, tạo nên sức sống, vẻ đẹp, sức... tứ thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp…, trong đó, tính vận động, tính chủ thể của hình tượng là yếu tố bộc lộ rõ nhất tinh thần hiện đại Vì sao Nhật ký trong tù lại có tinh thần hiện đại? Điều này không có gì khó hiểu khi ta tìm hiểu về con người của chủ tịch Hồ Chí Minh Nếu thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp (Sóng Hồng) thì quả thực Nhật ký trong tù đã cho ta thấy vẻ đẹp. .. - Nguyên nhân của màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại ở hai bài thơ: + Do thời đại + Do đặc điểm con người nhà thơ - Ý nghĩa: + Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại là đặc điểm cơ bản làm nên vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng của hai bài thơ, cũng đồng thời là “dấu triện riêng” của hai nhà thơ trong lòng bạn đọc + Hai bài thơ của hai nhà thơ thuộc hai dòng văn học khác nhau (lãng mạn và cách mạng),... nên vẻ đẹp hiện đại cho thi phẩm Giọng điệu trữ tình mà tự nhiên, hóm hỉnh, một số bài còn pha yếu tố giễu nhại, tự trào…, đó là giọng đa thanh thường thấy trong thơ hiện đại Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển lại vừa hiện đại, vừa đa dạng vừa thống nhất III Kết luận 1 Vẻ đẹp cổ điển Như trên đã nói, vẻ đẹp cổ điển trong Nhật ký trong. .. đẹp, sức hấp dẫn của tác phẩm trong nền văn học dân tộc 28 Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh còn là một minh chứng sinh động cho qui luật kế thừa và cách tân trong văn học Tác phẩm là một đóng góp xuất sắc vào dòng chảy liên tục của thơ văn Việt Nam Tóm lại, đến với Nhật kí trong tù là ta đến với một tập thơ có sự thống nhất hài hòa tuyệt đẹp của các mặt đối lập: cổ điển mà hiện đại Nhưng trên tất... đâu đây tiếng thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Đường Thi, Tống thi…thuở nào II Tinh thần hiện đại trong Nhật ký trong tù 1 Tinh thần hiện đại: “Thế nào là hiện đại? Tính hiện đại của tác phẩm văn chương biểu hiện phong phú, trước hết và có lẽ là rõ rệt nhất là ở trong sự đổi mới, tạo ra những nét riêng, không lặp lại Một tác phẩm văn chương mang trong mình tinh thần của thời đại, phản ánh quan ... nghĩa Có thể nói, vẻ đẹp cổ điển tinh thần đại đặc điểm quan trọng tập Nhật kí tù nói riêng thơ Bác nói chung Xét toàn sáng tác Hồ Chí Minh, ta thấy: Từ Nhật kí tù đến vần thơ kháng chiến chống... phẩm vẻ đẹp riêng, thỏa mãn mỹ cảm người đọc Với cách hiểu vậy, nghiên cứu Nhật kí tù , thấy vẻ đẹp cổ điển xuất khía cạnh sau: Biểu vẻ đẹp cổ điển Nhật kí tù 2.1 Thi đề (đề tài) Trong “Nay thơ. .. thần đại tập thơ Nhật kí tù Gắn vấn đề nghiên cứu với dạng tập ôn luyện cụ thể học sinh B Nội dung I Vẻ đẹp cổ điển Nhật kí tù Vẻ đẹp cổ điển Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa từ cổ điển Có hai

Ngày đăng: 14/10/2015, 07:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan