III. Kết luận 1 Vẻ đẹp cổ điển
2. Tinh thần hiện đạ
Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Trung Thông nhận định: “Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường một tí nào”. Lời nhận xét đã thâu tóm một đặc điểm rất quan trọng: Thơ Bác có vẻ ngoài cổ điển mà tinh thần bên trong lại rất hiện đại. Tinh thần hiện đại ấy bộc lộ trên một số phương diện như: đề tài, hình tượng, chất liệu, tứ thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp…, trong đó, tính vận động, tính chủ thể của hình tượng là yếu tố bộc lộ rõ nhất tinh thần hiện đại.
Vì sao “Nhật ký trong tù” lại có tinh thần hiện đại? Điều này không có gì khó hiểu khi ta tìm hiểu về con người của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu “thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng) thì quả thực “Nhật ký trong tù” đã cho ta thấy vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh ở phần sâu thẳm nhất, cốt lõi nhất! Bề ngoài, Người có cốt cách điềm đạm, ung dung của một nhà hiền triết, song tinh thần bên trong lại sôi sục, “kiên quyết không ngừng thế tấn công” - là ý chí của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. Cuộc đời hoạt động cách mạng bôn ba nhiều nơi, từng học hỏi ở nhiều nền văn hóa, văn minh hiện đại, lại được tiếp thu hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại – Chủ nghĩa Mác-Lênin - đó là những tiền đề quan trọng hình thành nên con người Hồ Chí Minh. Tìm hiểu phong cách thơ Bác, phải thấy Bác Hồ là con người của thời đại mới, của tương lai, tinh thần Bác là tinh thần của con người hiện đại. Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng cảm nhận: “Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị, càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với
những tư tưởng tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Còn nhà thơ Xô viết Oxip Manđenxtam nhận định: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa không phải là văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Chính