Màu sắc cổ điển trong hai bài thơ: * Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối”:

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và TINH THẦN HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH (Trang 34)

III. Kết luận 1 Vẻ đẹp cổ điển

a. Màu sắc cổ điển trong hai bài thơ: * Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối”:

Một tác phẩm mang màu sắc cổ điển là tác phẩm ra đời trong thời kì hiện đại nhưng có chứa đựng những yếu tố cổ điển thuộc về nội dung và hình thức.

Màu sắc cổ điển trong hai tác phẩm “Tràng giang” (Huy Cận) và “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) thể hiện ở các yếu tố: thi đề, thi tứ, thi liệu, thể loại, bút pháp, ngôn ngữ.

*Tinh thần hiện đại:

- Với “Chiều tối”: Tác phẩm tuy có những yếu tố gợi nhớ cổ thi, song về cơ bản vẫn mang tinh thần hiện đại. Đó là tinh thần của người chiến sĩ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai ; con người luôn là chủ thể trong mọi hoàn cảnh.

- Với “Tràng giang”: Đó là tinh thần Thơ mới.

Tinh thần Thơ mới là tinh thần của một thời đại đề cao cái tôi nội cảm, đề cao cái tôi tràn đầy cảm xúc.

2.2. Chứng minh

a. Màu sắc cổ điển trong hai bài thơ:* Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối”: * Màu sắc cổ điển trong “Chiều tối”:

- Thi đề: thiên nhiên, cảnh chiều hôm

- Thi liệu: cánh chim, chòm mây (liên hệ thơ Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan…)

- Ngôn ngữ: chữ Hán đặc biệt hàm súc (chữ “cô vân” trong nguyên tác không được chuyển tải hết ở bản dịch, cả bài thơ không có chữ tối nhưng dịch bị lộ ý). Sáng tạo được “nhãn tự”: chữ “hồng”

- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, chấm phá, thủ pháp lấy ánh sáng gợi bóng tối. - Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt

- Thi đề: Thiên nhiên, cảnh sông nước buổi chiều

- Thi tứ: chiều hôm nhớ nhà => liên hệ thơ Thôi Hiệu, Bà Huyện Thanh Quan…; nỗi buồn sầu vạn cổ của con người nhỏ bé, hữu hạn trước không gian, thời gian vô hạn, vô cùng=> liên hệ thơ Trần Tử Ngang, Đỗ Phủ, Lý Bạch… - Thi liệu: các hình ảnh sông nước, thuyền, khói sóng, hoàng hôn, cánh chim, mây…quen thuộc

- Bút pháp: tả cảnh ngụ tình, thủ pháp gợi, lấy động tả tĩnh.

- Thể loại: thất ngôn trường thiên; cấu trúc câu thơ, đoạn thơ đăng đối, hài hòa …

- Ngôn ngữ: sử dụng một số từ Hán Việt trang trọng, hàm súc (VD: nhan đề “Tràng giang”, “cô liêu”…)

Một phần của tài liệu VẺ đẹp cổ điển và TINH THẦN HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w