1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẺ đẹp cổ điển và HIỆN đại của tập THƠ NHẬT kí TRONG tù của hồ CHÍ MINH)

12 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Tác giả Nguyễn Địch trong bài viết Dấu ấn Đường thi trong “Nhật kí trong tù” đã khảo sát những ảnh hưởng của thơ Đường đến tập thơ từ rất nhiều yếu tố như: ngôn ngữ và thể loại, cách cảm

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN:

VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ

“NHẬT KÍ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài:

1 Theo quyết định số 1426 của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/10/2012, tác phẩm “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật Quốc gia Đây là sự ghi nhận của nhà nước về những giá trị to lớn và độc đáo của tập thơ này, đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di dản của Người

2 Tác phẩm này có rất nhiều bài được chọn và đưa vào sách giáo khoa của cả hai cấp học THCS và THPT, vì vậy việc tìm hiểu giá trị của tập thơ từ khía cạnh vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là việc làm hết sức cần thiết để giúp giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của tập “Nhật kí trong tù” được đưa vào chương trình

3 Nhân dịp kỉ niệm 70 năm “Nhật kí trong tù” (1943-2013), Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội thảo để đánh giá 70 năm giá trị của tập thơ này Tại hội thảo này, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã bàn luận về chất Đường thi và tinh thần hiện đại trong thơ Bác Lựa chọn chuyên đề này thiết nghĩ là một vấn đề có tính thời sự văn học để giúp giáo viên dạy chuyên có định hướng tiếp cận vấn đề này một cách thấu đáo

II Lịch sử vấn đề:

Kể từ khi tập thơ Nhật kí trong tù được phát hiện và dịch ra tiếng Việt, tính

đến nay đã hơn 50 năm Trong hơn 50 năm qua, đã có biết bao công trình nghiên cứu, bình luận, phân tích về giá trị của tập thơ này, đặc biệt là vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của thi phẩm

Bàn về vẻ đẹp cổ điển của tập thơ, ông Quách Mạc Nhược đã cho rằng : “

Một trăm bài thơ hầu hết bài nào cũng đều toát ra hết sức sinh động hình ảnh một nhà cách mạng lão thành, thanh thoát, tài trí, ung dung, giản dị, kiên cường - ấy là đồng chí Hồ Chí Minh Thật là “thi như kì nhân” – thơ như người vậy Có một số

Trang 2

bài hay, nếu đặt lẫn vào một tập của các thi nhân Đường - Tống thì cũng khó phân biệt” Không phải ngẫu nhiên Quách Mạc Nhược lại có nhận xét như vậy Điều đó

chứng tỏ rằng những ảnh hưởng của thơ Đường đến tập thơ này của Bác là không

nhỏ Nhà văn Pháp, Roger Denux cũng từng nhận xét: “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức Phải yên lặng một mình đọc thơ Người Thỉnh thoảng phải ngừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó

và nghe những âm vang ấy cứ ngân dài mãi ” Những ấn tượng của nhà văn Pháp

chính là những cảm nhận rất tinh tế về vẻ đẹp cổ điển trong thơ Người Tác giả

Nguyễn Địch trong bài viết Dấu ấn Đường thi trong “Nhật kí trong tù” đã khảo sát

những ảnh hưởng của thơ Đường đến tập thơ từ rất nhiều yếu tố như: ngôn ngữ và thể loại, cách cảm nhận, cách cấu tứ, cách biểu hiện và cách cấu trúc bài thơ của Bác Ở từng yếu tố, nhà nghiên cứu Nguyễn Địch đã sử dụng thao tác so sánh để đối sánh thơ Bác với các bài thơ Đường có sự gần gũi về đề tài, thi liệu, cấu tứ, từ đó

người viết đi đến kết luận: “Tìm hiểu mối quan hệ giữa “Nhật kí trong tù” với thơ Đường chính là lắng nghe cái âm vang sâu lắng của tập thơ và hiểu thêm sự gặp gỡ giữa những tâm hồn thi sĩ phương Đông Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không đi lại lối mòn của người xưa… Trong sự ảnh hưởng kế thừa đó, Hồ Chí Minh có sự cách tân.

Sự cách tân tạo nên một kiểu tư duy thẩm mĩ mới, tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc Vì thế, khi tìm hiểu “Nhật kí trong tù”, chúng ta cần so sánh với thơ Đường để hiểu tác phẩm đúng đắn và sâu sắc hơn ”.

Bàn về tinh thần hiện đại của tập thơ, GS Nguyễn Đăng Mạnh khẳng đinh:

“tinh thần hiện đại của tập thơ thực chất là tinh thần dân chủ” Nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng nhấn mạnh : “Thơ Bác rất Đường mà lại không Đường” Nhà thơ Xuân Diệu cũng cho rằng: “cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh” – nghĩa là cái tinh thần hiện đại toát ra từ chân dung tự họa của Người Trong hội thảo kỉ niệm 70 năm Nhật kí trong tù, GS.TSKH Phương Lựu đã đưa ra nhận định: tuy được viết bằng chữ Hán nhưng thơ Bác rất khác với thơ Đường, đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ và thể loại Gần đây nhất, trong bài viết “Nhật kí trong tù”- những vần thơ chữ Hán hiện đại, “nôm na” mà chân thực của Hồ Chí Minh, GS Trần Đình Sử đã chỉ rõ tính chất hiện đại, nôm na trong thơ Bác ở các

yếu tố ngôn ngữ như: dùng cấu trúc câu bạch thoại kết hợp với việc sử dụng các giới

Trang 3

từ, sử dụng các từ hiện đại, từ mang tình khẩu ngữ và thành ngữ; dùng cách viết

phiên âm bằng chữ la tinh Tác giả đã khẳng định : “xét về mặt thơ ca, thơ “Nhật kí trong tù”có một số bài phỏng cố, là thơ làm theo thi pháp thời trung đại Nhưng đặc sắc hơn cả, theo tôi là các bài thơ làm theo văn bạch thoại, mang tính chất văn xuôi Chính loại thơ này thích hợp với thể nhật kí của tập thơ, phù hợp với việc ghi lại nhiều tình huống, nhiều hình ảnh của đời sống trong ngục tù đầy bi hài, chua chát, u mua, hóm hỉnh Đó là phong cách thơ nôm na, bình dị rất đặc trưng cho văn phong của Hồ Chí Minh.”

Còn rất nhiều các bài viết, các bài phân tích, bình luận đăng trên các tập chí, các sách tham khảo về sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong

một số bài thơ của Bác được học trong chương trình như Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi…

III Mục đích ý nghĩa của chuyên đề:

Người viết chuyên đề này không nhằm mục đích làm sáng tỏ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cố điển và tinh thần hiện đại trong tập thơ mà hướng tới

việc chứng minh quan điểm: trong “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh đã dùng các

chất liệu của Đường thi để sáng tạo nên một thể thơ hiện đại – thơ tự sự Từ đó,

người viết đi tới khẳng định những đóng góp của tập thơ Nhật kí trong tù đối với sự

phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại

IV Phương pháp nghiên cứu:

Người viết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như thống kê, phân loại, phân tích, thẩm bình tác phẩm, so sánh đối chiếu để đạt được mục đích đề ra

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 4

Để hướng tới mục đích chứng minh quan điểm trong Nhật kí trong tù, Hồ Chí

Minh đã dùng chất liệu của thơ Đường đề sáng tạo nên một thể thơ hiện đại – thơ tự

sự, người viết khảo sát tập thơ trên những phương diện sau: quan niệm nghệ thuật,

đề tài, cảm hứng, cấu tứ và ngôn ngữ - thể loại

I Quan niệm nghệ thuật:

Ngay mở đầu tập thơ, trong bài Khai quyển, Hồ Chí Minh đã nói lên mục đích viết Nhật kí trong tù:

Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định, Người viết Nhật kí trong tù là để cho khuây khỏa, để giải tỏa những buồn bực khi bị giam giữ trong chốn lao tù Người thú nhận ngâm thơ ta vốn không ham, nghĩa là Người viết tập thơ này không phải để

khẳng định tài thơ mà chỉ là một giải pháp tinh thần giúp Người vượt qua được những khó khăn, thử thách chốn lao tù

Trong bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi),

Người còn đối lập thơ xưa với thơ hiện đại, Người đã bày tỏ rất rõ quan niệm nghệ thuật của mình:

Hiện đại thi trung ưng hữu thiết Thi gia dã yếu hội xung phong

Hai câu ấy phải hiểu đầy đủ là: Trong thơ hiện đại cần phải có thép/ Nhà thơ

cũng phải biết xung phong Bản dịch thơ sang tiếng Việt đã bỏ mất mấy chữ Trong thơ hiện đại – tức là những chữ mà ở đó Bác tự coi thơ mình làm là thơ hiện đại,

mang phong cách hiện đại chứ Bác không làm thơ cổ

Như vậy, xét từ phương diện quan niệm nghệ thuật, ta thấy rõ Hồ Chí Minh không có ý định làm những bài thơ cổ điển mẫu mực, Người muốn viết những bài thơ hiện đại thể hiện tính chiến đấu và tái hiện lại những điều tai nghe, mắt thấy trong tù Nắm được quan niệm nghệ thuật của Người chúng ta sẽ thấu đáo hơn cách lựa chọn đề tài và cảm hứng trong thơ Bác

II Đề tài và cảm hứng chủ đạo:

Trang 5

Về đề tài, cảm hứng, Nhật kí trong tù có nhiều bài ghi chép lại hiện thực chốn

lao tù nên tinh thần hiện đại thể hiện rất rõ nét Điều này không phải cẩn bàn cãi Ở đây người viết chỉ xin trình bày về một đề tài xưa nay vẫn xem là đề tài quen thuộc

trong thơ cổ - đề tài viết về thiên nhiên Trong Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Hồ Chí

Minh cũng đã khẳng định vai trò không thể thiếu của thiên nhiên trong thơ cổ:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có nhận xét: “Trong “Nhật kí trong tù” thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự” Quả thật trong Nhật kí trong tù thiên nhiên được

miêu tả một cách rất chân thực, phong phú và sinh động Những bài thơ hay viết về

thiên nhiên phải kể đến là bài Vọng nguyệt, Vãn cảnh, Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn, …

Tuy nhiên, khi tìm hiểu Nhật kí trong tù chúng ta nên tránh một quan niệm sai

lầm là cứ viết về thiên nhiên thì bài thơ ấy mang vẻ đẹp cổ điển Chẳng phải rất nhiều bài thơ hiện đại cùng viết về thiên nhiên đó sao? Không phải bài nào có hình ảnh thiên nhiên cũng mang dấu ấn của thơ Đường Bên cạnh đó, cũng cần thầy, khi viết về mảng đề tài này, cách biểu hiện tình ý của Bác cũng hoàn toàn khác với thơ

cổ Thơ Đường nói riêng và thơ cổ nói chung thường chú ý khám phá sự thống nhất giao cảm giữa con người với thiên nhiên Thơ Bác cũng có nhiều bài thể hiện sự

thống nhất giao cảm này (như bài Vãn cảnh hay Vọng nguyệt) nhưng vượt lên trên

mối tương giao với vạn vật, Hồ Chí Minh thường lấy hình ảnh thiên nhiên để tượng trưng cho mơ ước, khát vọng, niềm vui và tương lai tươi sáng Vì thế, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác thường cao rộng và đẹp một cách hung vĩ, thơ mộng Thiên

nhiên mang kích thước của một tâm hồn lớn Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn, hay Lòng sông gương sáng bụi không mờ Cũng có khi thiên nhiên là biểu tượng cho những thử thách gian lao mà người phải đối mặt: người đi cất bước trên đường thẳm/Rát mặt đêm thu trận gió hàn; hay Đi đường mới biết gian lao/ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng… Có hai hình ảnh thiên nhiên được Bác thể hiện một cách ấn

tượng nhất trong tập thơ là hình ảnh vầng trăng và mặt trời Vầng trăng thường là tượng trưng cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên, nhưng trong thơ Bác hình ảnh này lại là biểu tượng cho khát vọng tự do:

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt

Trang 6

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

(Trung thu) Hay:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng) Còn hình ảnh mặt trời trong thơ Bác lại thường là tượng trưng cho niềm tin vào ngày mai tươi sáng, cho ta thấy rõ tinh thần lạc quan phơi phới của người tù cộng sản:

Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc Chiếu cửa nhà lao cửa vẫn cài

Hay:

Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi Bài thơ hay nhất viết về mặt trời có lẽ phải kể đến Giải đi sớm:

Phương Đông màu trắng chuyến sang hồng Bóng tối đêm tàn sớm sạch không

Hơi ấm bao la toàn vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng

Như vậy, có thể thấy, thiên nhiên và con người ở đây không chỉ giao cảm, thống nhất, con người không chỉ giao hòa gắn bó với thiên nhiên mà còn hơn thế, thiên nhiên đã trở thành những biểu tượng để người đọc thấy được sức mạnh và vẻ đẹp trong tâm hồn của người tù cộng sản Hồ Chí Minh đã miêu tả những hình ảnh

mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông nhưng không phải để khắc họa lên cái thần thái

của cảnh vật như ở thơ cổ mà đề vẽ nên bức chân dung tinh thần tự họa của chính

mình

Xin nói thêm về hai câu đầu của bài Chiều tối, hai câu thơ vẫn được coi là

mang dấu ấn Đường thi đậm nét Ở hai câu này, ta vẫn thấy cách cảm nhận và miêu

tả cảnh vật thiên nhiên của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác các nhà thơ xưa:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Trang 7

Hai câu thơ đã miêu tả bức tranh cảnh vật thiên nhiên lúc chiều tàn chỉ bằng hai nét vẽ với bút pháp chấm phá Mới đọc qua, ta thấy hai câu thơ này có những

hình ảnh ước lệ tượng trưng và có nhiều nét rất giống với thơ của Lý Bạch (Chúng điều cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn); hay nhiều người lại phát hiện ra nét tương đồng về hình ảnh thơ của hai câu so với bài Giang tuyết của Liễu Tống Nguyên:

Nghìn non chim hết vẫy vùng Vắng tanh muôn nẻo tuyệt không bóng người

Áo tơi nón lá ông chài Con thuyền giữa tuyết ngồi hoài buông câu.

Nhưng thực ra, sự xuất hiện của hình ảnh cánh chim mỏi mệt và chòm mây cô đơn rất hợp với quy luật của tự nhiên, đồng thời hài hòa với tâm trạng của người tù sau một ngày bị đầy ải cực nhọc trên đường và đang khao khát một chốn dừng chân yên ấm Nói cách khác, ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên một cách chính xác đúng như cảnh thật mà Người quan sát, cảm nhận được Như vậy, qua những nét

vẽ tưởng như mang đậm dấu ấn Đường thi chúng ta vẫn thấy tinh thần hiện đại trong thơ Bác Thiên nhiên trong thơ Bác không chết lặng, tĩnh tại như trong thơ Đường

mà chứa đựng bao dấu hiệu của sự sống Điều này càng góp phần khẳng định giá trị

của Nhật kí trong tù không phải nằm ở chỗ nó là sự mô phỏng hay na ná giống thơ

Đường mà đó thực sự là sản phẩm của sự sáng tạo mang đậm dấu ấn phong cách Hồ Chí Minh

III Cấu tứ:

Có nhiều ý kiến cho rằng, xét về mặt cấu tứ, Nhật kí trong tù mang đậm

phong vị Đường thi bởi Bác đã vận dụng sáng tạo thi tứ, thi liệu của các nhà thơ đời Đường, đời Tống Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cấu tứ trong thơ Bác thường được xây dựng trên các mối quan hệ đăng đối, đây là một đặc điểm nổi bật của thi pháp thơ Đường Có một số bài thơ của Bác trong tập thơ này nếu đặt trong thế đối sánh

với các bài thơ cổ thì quả thật có nhiều điểm tương đồng như Chiều tối có nhiều ý thơ giống với bài Giang tuyết của Liễu Tống Nguyên, Hoàng hôn có nhiều hình ảnh giống với Phong kiều dạ bạc của Trương Kế; hay Thanh minh có kết cấu giống với

bài thơ cùng tên của Đỗ Mục

Trang 8

Tìm hiểu kĩ những thi phẩm có những nét tương đồng này, người viết nhận thấy quả thật Hồ Chí Minh có sử dụng các chất liệu của thơ Đường song về căn bản cấu tứ trong thơ Bác vẫn là cấu tứ của thơ hiện đại

Ở trường hợp Chiều tối và Giang tuyết, ta thấy hai bài thơ quả thật có sự đồng

điệu về không gian nghệ thuật, có sự gặp gỡ ở hình ảnh cánh chim nhưng thơ Bác

không lãnh lẽo, cô quạnh như thơ của Liễu Tống Nguyên, thơ Bác luôn vận động

hướng về ánh sáng, về ngày mai và ấm nóng tình người Liễu Tống Nguyên viết:

Thiên sơn điểu phi tuyệt Vạn kính nhân tông diệt

Cô thuyền xuy lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết

Bài thơ cũng nhắc đến cánh chim lúc trời chiều, cũng nhắc tới hình ảnh con

người nhưng là nghìn non chim bay hết,muôn nẻo dấu người mất Còn Chiều tối là

hình ảnh cánh chim mỏi mệt tìm chốn ngủ, khao khát một tổ ấm bình yên, là hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiều với nhịp điệu vận hành khỏe khoắn của chiếc cối xay ngô Một bài thì kết thúc trong cảnh cô quạnh lạnh lẽo, một bài kết thúc bằng hình ảnh lò than rực rỡ ấm nồng Đây không chỉ là sự khác biệt của hai tâm thế sáng tác, hai hoàn cảnh, hai thời đại mà còn là sự khác biệt của hai thi pháp: một bên đích thực là sản phẩm của thi pháp thơ Đường còn một bên là sản phẩm của tư duy thơ hiện đại

Ở trường hợp hai bài Hoàng hôn và Phong kiều dạ bạc ta cũng thấy có nhiều

nét phảng phất giống nhau về cấu tứ:

Bài Hoàng hôn, Hồ Chí Minh viết:

Gió sắc tựa gươm mài đá núi Rét như dùi nhọn chích cành cây Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay.

Bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết:

Trăng tà chiếc quạ kêu sương Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Trang 9

Hai bài thơ này không gặp gỡ nhau ở không gian nghệ thuật mà có điểm tương đồng về chi tiết nghệ thuật Âm thanh tiếng chuông chùa đã đánh động tâm hồn con người Cả hai nhà thơ đều lấy động để tả tĩnh – một bút pháp quen thuộc của thơ Đường song xét về cấu tứ và tư duy nghệ thuật, ta dễ dàng nhận thấy tinh

thần hiện đại trong thơ Bác bởi hình ảnh thơ trong Hoàng hôn mang đậm chất sống

hiện thực: hai câu đầu tả thực cái lạnh lẽo, giá buốt của cảnh vật, hai câu sau là sự vận động của nhịp sống sinh hoạt Cấu tứ trong thơ Bác bao giờ cũng vận động từ lạnh lẽo đến ấm nồng, từ buồn bã đến tươi vui Cấu tứ ấy đem đến cho người đọc một tinh thần lạc quan yêu đời, yêu sống Đó cũng chính là tinh thần hiện đại trong thơ Người

Ở trường hợp hai bài Thanh minh, người đọc nhận thấy điểm gặp gỡ ở cả tên

đề bài, không gian nghệ thuật và cấu tứ Đỗ Mục viết:

Hỏi thăm quan rượu đâu là Mục đồng trỏ lối: Hạnh Hoa thôn ngoài

Còn Hồ Chí Minh viết:

Tự do thử hỏi đâu là?

Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường.

Cùng sử dụng cấu tứ đối đáp song tâm thế trữ tình và tình cảm thẩm mĩ của hai tác giả thể hiện trong hai thi phẩm này hoàn toàn khác nhau Một người muốn tìm nơi bán rượu để sưởi ấm trong tiết trời lạnh giá, một người khao khát tự do cháy bỏng Hơn thế, tìm hiểu kĩ hơn, ta còn cảm nhận được cách nói trào phúng hóm hỉnh trong tứ thơ của Người Mượn cấu tứ của một bài thơ cổ, Hồ Chí Minh đã diễn tả một cách hiệu quả tinh thần hiện đại Vì vậy thơ Bác rất Đường mà lại không Đường Về cấu tứ, xét những bài tưởng như đậm chất Đường thi nhất ta vẫn thấy thực chất đó là những bài thơ hiện mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của Người

IV Ngôn ngữ và thể loại:

1 Ngôn ngữ:

Nhật kí trong tù viết bằng chữ Hán – một hình thức văn tự nhìn bề ngoài đúng

là làm cho thi phẩm mang vẻ đẹp cổ điển song xét về bản chất, cách sử dụng ngôn ngữ của Bác mang đậm tinh thần hiện đại

Trang 10

Thứ nhất, Hồ Chí Minh sử dụng những từ ngữ rất hiện đại, mang đậm tính

khẩu ngữ Trong bài Lai Tân, câu thơ Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự, hai chữ thiêu đăng chính là tiếng lóng người Trung Quốc hay dùng để chỉ việc hút thuốc phiện Hay trong bài Nạn hữu họ Mạc có câu: Xa đại pháo tài chân vĩ đại, cụm từ

xa đại pháo tài cũng là cách nói mang tính khẩu ngữ có nghĩa là tài nói phét, khoác lác, chém gió Bác còn đưa vào thơ rất nhiều giới từ, hư từ làm cho câu thơ trở thành câu văn xuôi với cách diễn đạt nôm na như lời nói thông thường Trong bài Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo (Ngày tết song thập giải đi Thiên Bảo) có câu Ngã khước kim thiên bị bang giải (nghĩa là: thế mà hôm nay ta bị trói giải đi), hai tiếng thế mà mang sắc thái khẩu ngữ, kể chuyện rất rõ Trong bài Đáp xóa xa vãng Lai Tân có câu: Tuy nhiên chỉ đắc tọa than thượng/ tất cánh tỉ đồ bộ phiếu lượng (nghĩa là: tuy nhiên chỉ được ngồi trên đống than/ Rốt cuộc so với đi bộ thì đẹp chán) Đây

là hai câu thơ được diễn đạt một cách tự nhiên như ngôn ngữ bạch thoại thông thường Lối hành văn này phù hợp với những người bình dân hiện đại Ngay cả trong những bài thơ tả cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ thơ trang nhã, ước lệ, người đọc

vẫn nhận thấy dấu ấn của lối diễn đạt bình dị, hiện đại nôm na như trong bài Vọng nguyệt:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi nhân Cấu trúc câu: hướng – khán, tòng – khán là cẩu trúc câu thường dùng trong văn xuôi Trong khuôn khổ chuyên đề này, người viết chưa có điều kiện khảo sát tất

cả các trường hợp sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ trong tập thơ, song những ví

dụ nêu trên đã chứng tỏ cách sử dụng ngôn ngữ rất dân chủ của người, điều này đã phá vớ tinh quy phạm, trang nhã và sung cổ của thơ Đường nói riêng, thơ cổ nói chung

Thứ hai, trong tập thơ, đôi lúc ta thấy Người còn phá cách trong việc sử dụng các từ ngữ phiên âm tiếng la – tinh Đây là một hiện tượng đặc biệt tạo nên tính hiện

đại đậm nét trong cách sử dụng ngôn từ của Bác Trong bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, câu đầu nguyên tác được viết bằng tiếng Việt: Oa…! Oa…! Ooa…! Hay trong bài thơ khác, Bác viết Giam phòng kiến trúc đính “ma đăng” (Nhà lao xây dựng kiểu tân thời), “ma đăng”là phiên âm tiếng Hán của chữ “modern” trong

Ngày đăng: 14/10/2015, 07:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w