Giọng điệu trữ tình, tâm tình

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 107)

B PHẦN NỘI DUNG

3.3.1. Giọng điệu trữ tình, tâm tình

Hồ Chí Minh là nhà nhà thơ với tâm hồn hướng về cái đẹp, cái đẹp mà thi nhân đã gửi gắm một phần trái tim mình, một cái đẹp gắn liền với cuộc sống, với con người. Giọng điệu trữ tình, tâm tình góp phần giúp nhà thơ thể hiện sâu sắc hơn cái cảm xúc, tâm trạng của mình trước bức tranh thiên nhiên.

Trước hết là hình ảnh thiên nhiên gắn liền với cuộc sống con người mang giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng cũng không kém phần trang trọng:

倦 鸟 归 林 寻 宿 树, Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ,

孤 伝 慢 慢 渡 天 空. Cô vân mạn mạn độ thiên không;

山 村 少 女 磨 包 粟, Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

包 粟 磨 完 炉 已 烘. Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

(暮) (Mộ_Bài 30)

Nhà thơ đã mang những tình cảm chân thành, mộc mạc gởi vào bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống với một thái độ trân trọng, ngợi ca. Mà thông qua giọng điệu ấy mọi tình cảm dường như được nâng lên thêm một bậc. So với bản dịch thì ở câu thơ:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Dịch thơ là:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Ta thấy giữa “sơn thôn thiếu nữ” và “cô em xóm núi” xét về nghĩa thì không có gì sai. Nhưng cái ý trang trọng của câu thơ bị giảm đi phần nào dẫn đến giọng điệu trang trọng trong nguyên tác cũng không còn nguyên vẹn nữa.

Nói về thiên nhiên trong tâm cảm của một người tù, thì nhiên nhiên lại càng trở nên đáng trân trọng hơn, khát khao được giao hòa với thiên nhiên càng mãnh liệt hơn. Những cảm xúc ấy thể hiện qua giọng điệu thơ nồng nàng, tha thiết:

Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền kháng minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Ta thấy qua giọng điệu thơ trữ tình, cái vẻ đẹp tiềm ẩn của ánh trăng càng trở nên nổi bậc hơn. Ánh trăng đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa hòa quyện với người tù trong một mối quan hệ khó có thể tách rời. Đồng thời giọng thơ ấy cũng ngân lên được giọng điệu tâm hồn của một người tù để giải mã những khúc mắc trong tâm hồn và trong một hoàn cảnh hiếm hoi đã thừa nhận mình là thi sĩ.

Tác giả sử dụng giọng điệu trữ tình đầy vui tươi, phấn khởi để tả về bức tranh cuộc sống trên những bước đường chuyển lao:

Ngã lai chi thời, hòa thượng thanh. Hiện tại, thu thu bán dĩ thành. Xứ xứ nông dân nhan đới tiếu

Điền gian xung mãn xướng ca thanh.

(Dã cảnh)

Giọng điệu thơ vui tươi, phấn khởi và nhịp điệu của cuộc sống âm vang trong từng lời thơ cũng mang cái dư vị tươi vui ấy. Ý thơ chân thành, lời thơ thanh thoát, giọng điệu thơ hòa quyện với giọng điệu của cuộc sống, hướng về cuộc sống tạo nên những xúc cảm nơi chính tâm hồn nhà thơ. Hai câu thơ sau cũng mang giọng điệu chân thành, nhẹ nhàng khi tả về bức tranh thiên nhiên lúc đang trong tư thế “tựa giảo hình” trên thuyền:

Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậm Giang tâm, ngư phủ điếu thuyền khinh.

(Bán lộ đáp thuyền phó Ung) Hay câu thơ:

Viễn tự chung thanh thôi khách bộ, Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy.

Cũng có những giọng thơ buồn trầm lắng, thương cảm, xót xa cho tình cảnh của những người bạn tù phải xa gia đình, làng quê để giờ nghe tiếng nhạc quê hương chỉ còn là những âm thanh vang lên sầu não nuột đến tận tam can:

Ngục trung hốt thính tư hương khúc, Thanh chuyển thê lương, điệu chuyển sầu.

(Nạn hữu xuy địch)

Giọng điệu thơ ấy đã mang trọn cái tâm tình của hồn quê, của con người chốn quê cũ. Giọng thơ càng réo rắt thì cái tình, cái cảnh càng xót xa, nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình lại càng da diết khôn nguôi.

Giọng thơ tâm tình còn mang nặng tình đời, tình người của trái tim người chiến sĩ cộng sản dành cho những con người nhỏ bé, đầy gian truân trong cuộc sống, giọng điệu ấy chất chứa đầy những tình cảm xót thương, đồng cảm trong ý thơ sau:

Vùng này tuy rộng đất khô cằn, Vì thế nhân dân kiệm lại cần;

(Long An - Đồng Chính)

Qua những bài thơ mang giọng điệu trữ tình, tâm tình ta thấy càng dạt dào hơn cái cảnh, cái tình trong lòng mình. Hồ Chí Minh không gò bó ý thơ, không bắt buộc lời thơ phải mang một giọng điệu nào đó mà cũng có khi tự thân nó thành nên, tự thân nó bộc bạch được cái nội tâm sâu thẳm của thi nhân, niềm lạc quan yêu đời và yêu thiên nhiên luôn được hiện rõ.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)