0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giọng điệu trào phúng

Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 110 -110 )

B PHẦN NỘI DUNG

3.3.2. Giọng điệu trào phúng

Ngoài giọng thơ trữ tình tâm tình ta còn phải nói đến giọng điệu trào phúng trong tập thơ. Giọng điệu trào phúng đã được các nhà thơ xưa sử dụng rất đắt. Tiêu biểu như Nguyễn Bính với chất thơ tự trào, giọng thơ tuy thâm trầm nhưng cũng rất sâu cay:

Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mài tít cung thang Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng

(Tự trào)

Tập thơ Nhật ký trong tù mang tiếng cười trào phúng sâu sắc, đó là tiếng cười phê phán, đã kích, tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Lí do bị bắt vào tù đã là một trớ trêu, ở tù đã là một hoàn cảnh đặc biệt, con người tự do đã phải nhập vai một người tù để nếm trải những khó khăn, đọa đày nơi đây. Sáng tác của Hồ Chí Minh mang giọng điệu trào phúng cũng vì lẽ đó.

Đầu tiên, giọng điệu trào phúng được cảm nhận trong cái tình cảnh trớ trêu của người tù trên bước đường chuyển lao:

Cửu thiên hạ vũ, nhất thiên tình Khả hận thiên công, một hữu tình!

(Cửu vũ)

Bài thơ sử dụng giọng điệu trào phúng nói đến sự giận dỗi sao ông trời lại quá vô tình. Nhưng ý thơ còn sâu sắc hơn ở cái giọng thơ mang đầy chất tố cáo, tố cáo cái xã hội nhà tù thực dân, chính quyền thực dân qua lời trách “Vô tình! Trời đáng giận chưa hỡi trời” tưởng như đau xót nhẹ nhàng nhưng lại thâm thúy, sâu cay lắm.

Giọng điệu thơ mang đầy tiếng cười mỉa mai, châm biếm từ những nghịch lí trong bài thơ sau:

Quế Lâm vô quế diệc vô lâm, Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;

Bài thơ sau cũng tạo nên từ tiếng cười do nghịch lí với giọng thơ lên án, tố cáo mạnh mẽ chính quyền Tưởng Giới Thạch:

Tẩu biến cao sươn dữ tuấn nham. Na trì bình lộ cánh nan kham.

(Thế lộ nan)

Giọng điệu tố cáo, châm biếm còn được thể hiện ở những bài thơ có kết thúc bất ngờ trong tập thơ:

Thanh minh thời tiết vũ phân phân Lung lý tù nhân dục đoạn hồn. Tá vấn, tự do hà xứ hữu? Vệ binh đao chỉ biện công môn.

(Thanh minh)

Cảm hứng thơ đột ngột chuyển từ chất trữ tình sang chất trào phúng khi đến câu thứ

“Vệ binh đao chỉ biện công môn”. Thì đến đây giọng điệu trào phúng cũng được bộc lộ

rõ, để cho ta thấy được cái ý vị hài hước chất chứa đầy tiếng cười châm biếm và phần nào giải tỏa được nỗi bi phẫn của người chiến sĩ cộng sản mất tự do.

Qua giọng điệu trào phúng cho ta thấy được sự bất bình của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đối với chính quyền Tưởng Giới Thạch, lên án, tố cáo với những điều bất công trong đường đời. Đồng thời cũng phần nào cho chúng ta thấy được khao khát tự do cháy bỏng trong lòng Người, khát khao được cống hiến hết mình cho nhân dân.

Ngoài hai giọng điệu chính trên còn có những bài thơ thiên nhiên mang giọng điệu hào hứng khi nắng sớm mang đến nguồn sinh khí tràn đầy cho vũ trụ:

Triêu dương xuyên quá lung toàn bộ Thiều tẫn u yên dữ ám mai

Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.

(Tảo tình) Cũng có những giọng thơ mang tính triết lí cao:

Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định, Vũ thiên chi hậu, tất tình thiên. ...

Nhãn hòa vạn vật đô hưng phấn, Khổ tận cam lai, lý tự nhiên.

(Tình thiên).

Qua giọng điệu trong tập thơ ta thấy được, giọng thơ ấy chính là giọng điệu cảm xúc rất thật, vang lên từ đáy lòng người chiến sĩ Cách mạng, làm nên những màu sắc rất riêng cho từng bài thơ. Cảm xúc ấy có khi buồn, khi vui, khi giận, khi căm phẩn, khi lại triết lý sâu xa tạo nên cái hồn, cái ý vị đậm đà cho đứa con tinh thần của thi nhân. Vì thế, hiểu được giọng điệu của nhà thơ thông qua lời thơ của họ ta sẽ hiểu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm ấy. Và đi sâu vào phân tích nghệ thuật trong những bài thơ thiên nhiên trong tập thơ giọng điệu là yếu tố quan trọng cần được nói đến.


Một phần của tài liệu THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 110 -110 )

×