Tình hình nghiên cứu của đề tài: Thương hồ là một đề tài được nghiên cứu khá rộng rãi, nhiều tác giả đã có những khảo sát lâu dài và đưa ra được những định nghĩa khái quát nhất về thươn
Trang 1HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
( Điển cứu tại Bến Bình Đông, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh)
NHÓM THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO (CN)
NGUYỄN CÔNG MINH NHẬT
Trang 2MỤC LỤC
Trang DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài – Mục tiêu nghiên cứu 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Nhiệm vụ cụ thể 3
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phạm vi và Thời gian nghiên cứu 9
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
5 Giả thuyết nghiên cứu 11
6 Phương pháp nghiên cứu 11
7 Bố cục bài viết 13
8 Quá trình nghiên cứu 14
9 Hạn chế và đóng góp của đề tài 15
B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1 Đia bàn nghiên cứu 16
1.1.1 Vị trí địa lý 16
1.1.2 Quá trình hình thành 20
1.2 Mối quan hệ giữa địa điểm hoạt động thương hồ ở TP.HCM với các khu vực ở ĐBSCL 24
1.2.1 Nguồn gốc cư dân thương hồ trước năm 1975 24
Trang 31.2.2 Hoạt động kinh tế 26
1.2.3 Hệ thống sông rạch 30
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tác động của bối cảnh đô thị hóa từ sau năm 1975 đối với hoạt động thương hồ TP.HCM 34
2.1.1 Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng 34
2.1.2 Sự thay đổi về đặc điểm dân cư 36
2.2 Đặc trưng hoạt động thương hồ ở TP.HCM trong quá trình đô thị hóa 38
2.2.1 Quy mô của cộng đồng thương hồ 38
2.2.2 Nguồn gốc của cư dân thương hồ 40
2.2.3 Mạng lưới và quan hệ xã hội của cư dân thương hồ 41
2.2.4 Hình thức kinh doanh 45
2.2.5 Phương tiện vận chuyển 48
2.2.6 Mạng lưới phân phối và thị trường 51
2.3 Các nhân tố tác động và nguyên nhân của sự biến đổi hoạt động thương hồ ở TP.HCM 54
2.3.1 Từ phía Nhà nước 54
2.3.2 Từ phía cộng đồng thương hồ 56
2.3.3 Quá trình đô thị hóa và thị trường 61
Tiểu kết chương 2 64
KẾT LUẬN 66
Phụ lục 69
Trang 4trưng riêng, như Lương Hồng Quang đã viết: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào
mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đây là tính
cộng đồng Thứ hai, là tính bền vững Tính cộng đồng được khẳng định theo dòng
chảy của lịch sử Thời gian có một vai trò là yếu tố kế dính các thành viên trong cộng
đồng.Thứ ba là tính cộng đồng khi được xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội
của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn
đấu mà có được Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản
và mang cả hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫuvăn hoá của sinh hoạt cộng đồng”.1 Tuy vậy, bên ngoài cộng đồng làng xã nôngnghiệp vốn tập hợp dựa trên những nền tảng thân tộc hoặc địa lý, xã hội Việt Nam còntồn tại nhiều cộng đồng khác xuất hiện dựa trên những nền tảng như nghề nghiệp, hoạtđộng… Một trong số đó là cộng đồng những cư dân buôn bán trên sông, vốn xuất hiện
và hoạt động trong bối cảnh tự nhiên – xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) với những đặc trưng văn hóa nhất định Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu quantâm đến những cộng đồng cư dân này Gần đây, khi các nhà nghiên cứu đã có chút ít quan tâm đến cư dân và hoạt động của các cộng đồng này, thì mũi nhọn của họ vẫn làcác cộng đồng cư dân buôn bán trên sông tại khu vực ĐBSCL Những nghiên cứu này
ít nhiều vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về hệ thống của những cộng đồng buôn bántrên sông, hay theo thuật ngữ gần đây – cộng đồng “thương hồ” Kèm theo đó, các nghiên cứu cũng sử dụng được một góc nhìn khác trong so sánh với khái niệm “cộngđồng” truyền thống – cụ thể là cộng đồng làng xã nông nghiệp Dẫu vậy, ít có nếu
1 Lương Hồng Quang và Tô Duy Hợp, 2000, d n l i t Ngô Văn L , Báo cáo ề d «n Ho ¡ t Ùng Th ° ¡ng
h Ó c ça ng ° Ýi Vi Ç t Nam B Ù ,: Nh ïng n Ùi dung nghiên c é u
Trang 5không muốn nói là chưa hề có một nghiên cứu nào chú ý đến bộ phận cộng đồng thương hồ tại đô thị, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Đây là một khoảng trống còn khá lớn trong các nghiên cứu về cộng đồng thương hồ, bởi cộng đồng thương hồ tại TP.HCM mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống cộng đồng thương hồ tại miền ĐBSCL:
Thứ nhất, cộng đồng thương hồ TP.HCM là một mắt xích trong hệ thống cộng
đồng thương hồ tại ĐBSCL Dù không có hệ thống sông ngòi chẳng chịt, TP.HCM vẫn có một hệ thống kênh đào đi vào nội đô và thông thương với hệ thống sông ngòi của ĐBSCL
Thứ hai, TP.HCM là một trung tâm lớn về kinh tế, là thị trường tiêu thụ cũng
như đóng vai trò trung gian đối với các hoạt động thương mại giữa miền Đông Nam
Bộ và miền ĐBSCL Hệ thống giao thương, trung chuyển hàng hóa đã từng tồn tại rất lâu trong quá khứ Cộng đồng thương hồ tại TP.HCM, do đó, cũng đóng những vai trò tương tự
Thứ ba, cộng đồng thương hồ tại TP.HCM đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
từ sau năm 1975, và là một trong số ít những cộng đồng thương hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình đô thị hóa Do vậy, cộng đồng này cũng có những thay đổi đặc trưng mà không cộng đồng thương hồ nào tại ĐBSCL có được
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi vào nghiên cứu cộng đồng thương
hồ tại TP.HCM, cả bằng các tài liệu thư tịch đối với các thông tin trước năm 1975, đồng thời áp dụng các phương pháp đặc trưng của Nhân học như phỏng vấn hồi cố, quan sát tham dự,… nhằm tìm hiểu một cách toàn diện nhất đặc điểm của cộng đồng thương hồ tại TP.HCM qua các thời kì và trong bối cảnh của đô thị hóa hiện tại
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu đặc điểm cộng đồng thương hồ
ở TP.HCM, từ đó làm rõ mối liên hệ giữa cộng đồng thương hồ tại TP.HCM với những cộng đồng thương hồ khác ở ĐBSCL qua các khía cạnh kinh tế - văn hóa và xã hội
Trang 63
1.1.2 Nhiệm vụ cụ thể
Thứ nhất, khảo cứu lịch sử hình thành và phát triển của khu vực chợ nổi Bình
Đông, khu vực Bến Bình Đông, quận 8, tp.HCM Mô tả hiện trạng cũng như hoạt động của toàn bộ khu vực nói chung và của những cư dân thương hồ trong khu vực nói riêng trong thời điểm hiện tại Chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu quá trình cộng đồng của chợ nổi Bến Bình Đông về quá trình lịch sử thông qua các khảo sát tư liệu nhằm nêu bật được đặc điểm truyền thống của khu vực này Những nội dung chúng tôi muốn làm nổi bật lên bao gồm:
Đặc điểm của cư dân thương hồ, bao gồm xuất xứ, đời sống, dân tộc, độ tuổi…
Loại hình kinh doanh của cư dân thương hồ bao gồm hàng hóa, hoạt động thương hồ, những quy tắc kinh doanh, tuyến điểm hoạt động…
Mạng lưới xã hội của cư dân thương hồ, bao gồm nguồn hàng, khách hàng, những cộng đồng khác có liên quan tới hoạt động của họ
Ba ý này nhằm làm rõ được tính cộng đồng của những cư dân hoạt động thương hồ
Thông qua các nghiên cứu điền dã và phỏng vấn, chúng tôi muốn tìm đến thực trạng của cộng đồng thương hồ tại TP.HCM Cụ thể, về xã hội, xác định những mối quan hệ của các cá nhân, hệ thống thân tộc của họ Về văn hóa, xác định những khía cạnh chuẩn mực, niềm tin của họ, cả về tôn giáo, tín ngưỡng Về kinh tế, mô tả các mặt hàng, hình thức buôn bán, phân phối, những đối tượng khách hàng tiêu thụ và các dịch vụ đi kèm Từ đó, làm rõ thêm các vấn đề hàng hóa, giao thông… đã tạo nên những hình thức trên trong bối cảnh kinh tế thị trường đồng thời một lần nữa xác lập
cụ thể mối quan hệ của cộng đồng thương hồ TP.HCM với mạng lưới tại ĐBSCL
Cùng với đó, chúng tôi đi đến phân tích cộng đồng thương hồ tại TP.HCM trong bối cảnh đô thị hóa, để thấy được những tác động của quá trình nhanh chóng này
đã làm thay đổi như thế nào nhu cầu của cư dân, việc biến mất hoặc thay thế những mặt hàng nhất định cũng như những thay đổi trong văn hóa – xã hội Từ đó, chúng tôi
Trang 7hướng đến khái quát hóa đặc tính dân cư hiện nay nhằm kì vọng đi vào so sánh với những nhóm dân cư trước đó
Đây là những điều thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhằm bước đầu tìm đến một cộng đồng thương hồ trong môi trường đô thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hình thành, phát triển trên 40 năm cùng với những biến đổi của nó
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Thương hồ là một đề tài được nghiên cứu khá rộng rãi, nhiều tác giả đã có những khảo sát lâu dài và đưa ra được những định nghĩa khái quát nhất về thương hồ cũng như những đặc điểm của nó, trong đó, các tác giả hầu như thống nhất một điểm,
đó là cư dân thương hồ gắn liền với chợ nổi, là một sản phẩm văn hóa của cư dân nhằm thích nghi với điều kiện địa lý sông ngòi chằng chịt, nhiều kênh rạch thuận lợi cho hoạt động của ghe xuồng, chủ yếu tại ĐBSCL (ĐBSCL):
“Ở ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng, lại có chế độ thủy triều ổn định, nên
người dân đã biết khái thác lợi thế của kênh, rạch phục vụ đời sống Đây là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để hình thành một hoạt động kinh tế khá đặc thù- thương hồ-buôn bán trên sông- so với các địa phương khác của Việt Nam [ ] Nhờ mạng lưới kênh rạch trải khắp các địa phương làm cho việc lưu thông hàng hóa được
dễ dàng Việc lưu thông hàng hóa dễ dàng làm tăng lợi nhuận lại kích thích kinh tế phát triển góp phần hình thành một nhóm dân cư mới-những người thương hồ” (Ngô
Văn Lệ, 2014, Báo cáo đề dẫn hoạt động “thương hồ”của người Việt Nam bộ: những
nội dung nghiên cứu, tham luận hội thảo Hoạt động thương hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi)
“Văn minh sông rạch là kết quả quá trình thích nghi của cư dân với môi trường tự
nhiên ở ĐBSCL Điều này được thể hiện rõ qua lối sống, cách sinh hoạt, nhà cửa, đi lại… trong đó, biểu hiện rõ nhất là phương thức giao thương của cộng đồng, mà tiêu biểu là “chợ nổi” Khái niệm chợ nổi chỉ xuất hiện trong giới khoa học khoảng vài chục năm gần đây, khi mà hình thức mua bán trên sông thu hút ngày một nhiều lượng
du khách đến tham quan và xem nó như là loại hình du dịch Đây là khái niệm chỉ về
Trang 85
loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước – nơi mà cả người bán và người mua đều dùng ghe hoặc thuyền làm phương tiện vận chuyển và đi lại Địa điểm xuất hiện chợ nổi thường ở các khúc sông, không rộng quá và cũng không hẹp quá; 2 và nguyên nhân hình thành là do nghề thương hồ với đặc tính dùng ghe, xuồng di chuyển, mua bán và giao dịch diễn ra trên mặt nước tạo nên” (Huỳnh Ngọc Thu,
2014, Khảo tả về chợ nổi ở ĐBSCL, tham luận hội thảo Hoạt động thương hồ ở
ĐBSCL: truyền thống và biến đổi)
Tác giả Huỳnh Ngọc Thu cũng liệt kê ra 8 chợ nổi tại ĐBSCL bao gồm: chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Trà Ôn, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, chợ nổi Phụng Hiệp, chợ nổi Ngã Năm, chợ nổi Vĩnh Thuận, chợ nổi Gành Hào, chợ nổi Long Xuyên
Tác giả Phan Thị Yến Tuyết cũng đưa ra định nghĩa và giải thích cho thuật ngữ
“Thương hồ” như sau: “Tự điển Việt Nam (xuất bản 1931), ghi rằng: Thương(không dùng một mình) là làn nước mênh mông; Hồ là hồ khẩu, nói người đi kiếm ăn nuôi
miệng: Đi hồ khẩu tha phương Như vậy có thể diễn giải ra thương hồ là đi tha
phương kiếm ăn (buôn bán) trên sông nước mênh mông, là khách buôn ở xứ khác đến,
kẻ buôn bán đường xa.”3 hay tác giả Trương Thanh Hùng cũng dùng từ nguyên để
giải thích: “Thương có nghĩa là bàn bạc, trao đổi, giao dịch thì không cần phải bàn
Còn từ “hồ” 餬 trong từ “Thương hồ” ở đây có nghĩa là một loại cháo nhừ, hồ khẩu
là lót miệng, ăn không cầu ngon miệng chứ không phải là cái hồ nước 湖 Đi xa, lang bạt để kiếm ăn gọi là “hồ khẩu tứ phương” Trong sách Tả truyện cũng sử dụng từ
“Tứ phương ư hồ khẩu” Đi xa mà làm những nghề khác để kiếm ăn như làm công nhân hay đánh bắt cá xa bờ chẳng hạn thì không được gọi là thương hồ.”4 Nhìn chung, thương hồ được dùng để chỉ những cư dân hành nghề buôn bán, giao thương bằng ghe xuồng trên các con sông lớn, kênh rạch, tập trung tại các con sông lớn và hoạt động quanh năm như nghề nghiệp chính của họ Nghề nghiệp này được mặc định
3Phan Thị Yến Tuyết, 2014, Hoạt động thương hồ tại Nam bộ, tham luận hội thảo Hoạt động thương
hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi
4 Trương Thanh Hùng, 2014, Tản mạn về nghề thương hồ khu vực Tây Nam Bộ, tham luận hội thảo Hoạt động thương hồ ở ĐBSCL: truyền thống và biến đổi
Trang 9dành cho những người nghèo, không có nhiều nguồn lực để sống với các nghề kháctrên cạn, đồng thời cũng là một nghề cho thu nhập bấp bênh để duy trì sự sống
“Những người thương hồ là dân nghèo, không có đất đai, ruộng vườn để canh
tác nông nghiệp họ mới phải tha phương cầu thực bằng nghề buôn bán trên sông nước.”5
Những cộng đồng này cùng với hoạt động kinh tế của họ là đối tượng và kháchthể nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, xem xét trên nhiều mặt khác nhau từ kinh
tế, văn hóa, đến các tính cộng đồng Tuy vậy, những nghiên cứu này thường tậptrung tại các khu vực ĐBSCL, mang tính chất mô tả hoặc khảo cứu lịch sử của nghềtại các địa bàn hoạt động nông nghiệp chứ chưa có nhiều nghiên cứu tìm đến các cộngđồng thương hồ tại các địa bàn đô thị, trong đó nghề thương hồ không phải là mộthoạt động kinh tế chính mà là một nghề thời vụ hoặc là một bộ phận của một quy trìnhkinh tế; cũng như tìm đến so sánh thực trạng, sự biến đổi của một cộng đồng trongnhững giai đoạn lịch sử nhất định với những sự kiện nhất định gắn liền với quá trình
đô thị hóa và những biến đổi văn hóa – xã hội địa bàn
Những tác giả khác nhau đưa ra nhiều đặc điểm khác nhau cho thương hồ với
tư cách một nghề nghiệp, nhấn mạnh đến tính bấp bênh, tính liên tục của nó:
Theo Phan Thị Yến Tuyết trong “Hoạt động thương hồ ở Nam Bộ” thì: “Những người
thương hồ là dân nghèo, không có đất đai, ruộng vườn để canh tác nông nghiệp họ mới phải tha phương cầu thực bằng nghề buôn bán trên sông nước [ ] Chính vì nghèo khổ cơ cực không gia sản, đất đai, dạn dày sương gió trên sông nước nên mới
có từ “kiếp thương hồ” do chính họ tự bạch, xót thương thân phận của mình Có những người lái thương hồ từ khi sinh ra ở trên ghe cho đến lúc già yếu, cả cuộc đời gắn bó với ghe buôn bán đường xa.” 6
Hay trong “Văn hóa nước nhìn từ hoạt động thương hồ vùng ĐBSCL”, bằng phương pháp điền dã dân tộc học, Đinh Văn Hạnh cũng đã phát hiện:
5 Phan Thị Yến Tuyết, 2014, sđd
Trang 107
“Chủ thể hoạt động thương hồ được người miền Tây Nam Bộ gọi là khách thương hồ [ ] Khách thương hồ và hoạt động thương hồ không chỉ đã có nhiều đóng góp cho giao lưu hàng hóa và mở mang kinh tế mà họ từ đời này sang đời khác với cách thức bám vào nước để làm nghề đã có nhiều đóng góp cho văn hoá, không phải chỉ là văn hoá của chính hoạt động thương hồ mà còn
là sự chuyển tải văn hoá, đưa tin đi mọi nơi của những người khách thương hồ tài hoa, lãng tử” 7
Như vậy, có thể thấy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về đề tài thương hồ và chợ nổi, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nói về thương hồ và chợ nổi ở đô thị mà hầu hết tập trung vào các chợ nổi tại vùng sông nước kênh rạch ĐBSCL với những khắc họa có phần truyền thống và tập trung vào nghề nghiệp này như một sinh kế chính và trên hết của cư dân thương hồ
Mặt khác, khu vực kênh rạch tại quận 8, TP.HCM không ít lần đã được nhắc đến trong các văn bản từ đầu thế kỷ 20:
“Ở đấy [trên kênh Tàu Hũ] người ta bán gạo, vải, và những sản phẩm xuất
khẩu của Trung Quốc, nhiều không thể tưởng tượng được Cho nên sự nhộn nhịp trên đường phố, và số lượng thuyền Trung Hoa và ghe của người Việt dày đặc trên kênh thật là đáng chú ý”.8
Tại TP.HCM, tuyến giao thông kênh rạch chính nằm ở kênh Tàu Hũ, thuộc quận 8, trong các tài liệu chúng tôi tìm được, kênh Tàu Hũ chính là đầu mối giao thông, buôn bán có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng thương hồ tại TP.HCM và cũng
là địa bàn trực tiếp của chúng tôi Một số sách báo cũng có nhắc đến lịch sử của kênh
Tàu Hũ, điển hình “Tìm lại dấu xưa: Kỳ 9: Nguồn gốc địa danh hành chính và kênh
rạch Sài Gòn” của Trần Tuy An:
Trang 11“Cũng ở Q.8, kênh Tàu Hủ cũng có từ thời xa xưa Kênh Tàu Hủ nguyên có tên
Cổ Hũ hay Củ Hủ vì có đoạn phình ra rồi thắt hẹp lại như củ hũ dừa (Các vật
có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ) Lâu nay, người ta viết cổ
hủ là chưa chính xác vì theo Đại Nam quốc âm tự vị, từ ghép này vốn chỉ cái
cổ của cái hũ Từ cổ hũ hay củ hũ gọi không quen thuộc như tàu hủ nên lâu dần nó có tên là Tàu Hủ Trong Gia Định thành thông chí, kinh Tàu Hủ còn gọi
là sông An Thông Những năm đầu 1800, hai bên bến Bình Đông và Bình Tây thuộc kinh Tàu Hủ là nơi neo đậu tàu ghe từ ĐBSCL lên Lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều nhà máy xay xát dọc hai bên kinh” 9
Tuy vậy, chưa hề có một nghiên cứu chính thức về khu vực chợ nổi bến BìnhĐông và hoạt động cư dân thương hồ tại địa bàn này Đây là khởi điểm và cũng là điều chúng tôi muốn thực hiện trong bài nghiên cứu này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng chúng tôi nghiên cứu là những người bán bông, hoa và cây cảnh tại khu vực quận 8, thành phố Hồ Chí Minh Đây là một cộng đồng mà khi nhìn vào ta dễdàng nhận ra họ có chung nghề nghiệp, chung địa bàn hoạt động và những thứ buônbán của họ có thể xếp chung một loại mặt hàng, cây cảnh, bonsai Một điểm chungđặc biệt hơn nữa là họ xuất hiện với nhau cùng một thời điểm trong một năm và chỉ làthời điểm đó trong năm tại chỗ này, bắt đầu từ 20 tháng chạp âm lịch cho đến 30 nếu
có, không thì là ngày 29 cuối cùng trong năm theo âm lịch Chính điều này đã khiếnchúng tôi xác định họ đích thực là một cộng đồng hoàn toàn và bắt đầu các bước
nghiên cứu của mình
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động thương hồ tại TP.những cư dân thương hồ trực tiếp tham gia buôn bán tại khu vực bến Bình Đông trong bất kì thời điểm nào trong năm cùng hoạt động thương hồ gắn liền với họ tại
9Trần Tuy An, 2012, Tìm lại dấu xưa: Kỳ 9: Nguồn gốc địa danh hành chính và kênh rạch Sài Gòn,
Theo:
Trang 123.2 Phạm vi và Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 01/2015
Thời gian nghiên cứu mà đề tài quan tâm là từ năm 2013, đây là thời điểm hình thành khu vực bến Bình Đông – theo thông tin chúng tôi khảo sát được từ tài liệu thư tịch cũng như trong các phỏng vấn, thời gian quan tâm của đề tài sẽ kéo dài đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, các mốc thời gian quan tâm là từ khoảng năm 2009, thời điểm mà các nhà quản lý đô thị có nhiều chính sách thay đổi bộ mặt đô thị ở khu vực này như xây dựng dãy bờ rào chắn dọc theo hai bên kênh, dời các cây cầu lân cận, những chính sách ngăn cấm buôn bán trên sông cũng như việc tổ chức hội hoa xuân
và hình thành những lực lượng đảm trách việc quản lí khu vực này
Trong khả năng hạn chế về tài chính cũng như thời gian của nhóm nghiên cứu,
đề tài này sẽ được khảo sát chủ yếu tại các khu vực phường 13, 14 của quận 8, tp.HCM, cụ thể là tại bến Bình Đông và trên dòng kênh Tàu Hũ chạy song song đường Bến Bình Đông, giới hạn bởi khu vực đường Bến Mễ Cốc về phía tây và cầu Xóm Củi về phía đông Đây là khu vực tập trung cư dân thương hồ đông nhất của địa bàn quận 8, cả theo thư tịch và tư liệu phỏng vấn Tại địa bàn này, chúng tôi tập trung vào chợ hoa Bình Đông, vốn là địa điểm tấp nập nhất ở đây vào dịp Tết và cũng được nhiều người khẳng định là cột mốc đánh dấu địa điểm chợ nổi Bến Bình Đông
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, đề tài cố gắng khắc họa quá trình lịch sử và hoạt động
đương thời của cư dân thương hồ tại một chợ nổi thuộc một thành phố Đây sẽ là mảnh ghép bổ sung vào những chỗ còn khuyết trong các nghiên cứu thương hồ trước
Trang 13đây vốn ít khi quan tâm đến những dạng địa bàn kể trên Đồng thời, thông qua quá trình phân tích những yếu tố tác động đến sự thay đổi của chợ nổi qua các thời kì lịch
sử trong bối cảnh đô thị, chúng tôi muốn rút ra những vấn đề mang tính lý thuyết về những khía cạnh tác động của sự đô thị hóa có ảnh hưởng đến những thiết chế xã hội
và những cộng đồng truyền thống nhất định
Song song với đó, chúng tôi muốn từ một nghiên cứu trường hợp để rút ra những cách nhìn khác về nền kinh tế chợ nổi, theo đó kinh tế chợ nổi không chỉ là một phương thức mưu sinh thường xuyên mà còn có thể là một hình thức kinh tế bổ sung hoặc thậm chí, là một phần trong một chu kì kinh tế của một cộng đồng hoặc một cá nhân nhất định
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi hi vọng khái quát được những khái niệm khác hơn về thuật ngữ cộng đồng, thương hồ và những khái niệm khác có liên quan tới hoạt động này
Về mặt phương pháp nghiên cứu, chúng tôi lần đầu áp dụng những phương pháp nghiên cứu Nhân học vào nghiên cứu cộng đồng thương hồ tại đô thị, thông qua
đó rút ra những kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng các công cụ nghiên cứu cộng đồng
Về ý nghĩa thực tế, chúng tôi mong muốn đề tài của mình mang lại một cái nhìn
thấu đáo hơn về đặc điểm của những cư dân thương hồ và chợ nổi Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho những nhu cầu quản lí cũng như kiểm soát các hoạt động tại chợ nổi Nghiên cứu này có thể là một nguồn tham khảo đáng tin cậy cho công tác quy hoạch và phát triển vùng, nhất là trong bối cảnh đô thị
có nhiều biến đổi
Đồng thời, với hoạt động chợ hoa xuân bến Bình Đông được đưa vào hoạt động vài năm trở lại đây, đề tài này cũng tham vọng trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho những người có quan tâm đến việc phát triển hoặc quản lí chợ hoa xuân hoặc các hoạt động tương tự tại các địa bàn có tính chất tương tự khác Tiềm năng du lịch của chợ nổi tại TP.HCM là rất lớn, và chúng tôi cũng kỳ vọng bài nghiên cứu này sẽ
Trang 1411
đóng góp vào quá trình phát triển khu vực này thành một địa điểm du lịch, theo đúng mục tiêu phát triển bền vững của thành phố nói riêng và cả đất nước nói chung
5 Giả thuyết nghiên cứu
Trong đề tài này, để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản và đặc trưng của cộng đồng thương hồ tại TP.HCM trong bối cảnh đô thị hóa và những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi của hoạt động thương hồ ở TP HCM, chúng tôi đưa ra hai giả thuyết:
Giả thuyết đầu tiên, chúng tôi cho rằng cộng đồng thương hồ tại TP.HCM có
mối quan hệ mật thiết với cộng đồng thương hồ tại ĐBSCL và các hoạt động thương
hồ tại TP.HCM cũng liên kết chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội tại ĐBSCL
Giả thuyết thứ hai, quá trình đô thị hóa cũng các chính sách quản lí của chính
quyền địa phương là các yếu tố quyết định đến sự biến đổi của cộng đồng thương hồ tại TP.HCM
6 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu làm rõ đặc trưng của hoạt động thương hồ ở TP.HCM và tìm hiểu về
sự liên kết giữa thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL thông qua mối liên hệ giữa cộng đồng thương hồ tại TP.HCM và những cộng đồng thương hồ khác ở ĐBSCL trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Nghiên cứu thư tịch là phương pháp mở đầu cho nghiên cứu này, đồng thời cũng là phương pháp được sử dụng để thu thập một phần không nhỏ thông tin cho bài viết Những thư tịch được nghiên cứu chủ yếu là các tài liệu sách vở, khảo cứu liên quan đến đề tài, nhất là với những thông tin không thể khai thác rành mạch bằng phỏng vấn sâu, như các giai đoạn lịch sử, những tài liệu về chính sách quản lí, thi công cơ sở hạ tầng, các thống kê, bảng biểu về hoạt động thương hồ tại địa bàn trong suốt chiều dài lịch sử của nó Những tư liệu từ nghiên cứu thư tịch mà chúng tôi khai thác được chủ yếu nói về quá trình hình thành và phát triển chợ nổi tại TP.HCM từ
Trang 15trước những năm 1975, một phần quá trình phát triển của nó từ năm 1975 đến nay và đồng thời khái quát được những ảnh hưởng bước đầu của quá trình đô thị hóa cuối thế
kỉ XX đến với chợ nổi
Điền dã dân tộc học là phương pháp được chúng tôi vận dụng để quan sát, tham
dự, mô tả các cá nhân, nhóm tham gia vào chợ nổi bến Bình Đông và các hoạt động của nó Phương pháp này giúp chúng tôi xác lập một tư cách người tham dự trực tiếp vào hoạt động chợ nổi bên cạnh tư cách một nhà nghiên cứu quan sát từ bên ngoài, do vậy tăng thêm những quan sát, trải nghiệm trong nghiên cứu, tạo được cái nhìn tổng thể vào thời điểm ban đầu và tạo điều kiện đào sâu nghiên cứu ở những giai đoạn khai thác thông tin về sau Thông qua quá trình cùng sinh sống và theo sát những hoạt động buôn bán của cư dân thương hồ, chúng tôi một mặt quan sát được những hình ảnh vật chất và con người bề ngoài của các cư dân ở đây, một mặt khác nhìn thấy được những biểu hiện của những quan điểm, cách nhìn, những ước vọng cũng như húy kỵ của các
cư dân nơi đây thông qua không chỉ quá trình hoạt động thương mãi mà còn cả trong những sinh hoạt thường nhật, những lời ăn tiếng nói hàng ngày
Phương pháp phỏng vấn sâu được chúng tôi sử dụng như là phương pháp thu thập dữ liệu định tính chính và chủ yếu trong nghiên cứu này Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phát triển mầm [H.Russell Bernard 2009:100] Từ một mẫu ban đầu là một cán bộ phường, chúng tôi đã được giới thiệu, tiếp xúc và dần dần mở rộng số mẫu lên thành 10 mẫu chính thức, tất cả đều là cư dân hoạt động thương hồ tại khu vực chợ nổi bến Bình Đông Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp gỡ và có nhiều cuộc phỏng vấn bán chính thức đối với những cư dân trong khu vực không tham gia hoạt động thương hồ hoặc đã từng tham gia nhưng hiện không còn tham gia hoạt động thương hồ nữa Thông tin phỏng vấn sâu từ các thông tín viên này giúp chúng tôi hình dung ra những khả năng thường gặp cho các câu hỏi nghiên cứu của mình Đồng thời, chúng giúp chúng tôi vẽ ra cái nhìn tổng quan về chân dung cư dân chợ nổi, mạng lưới xã hội cũng như quá trình hoạt động buôn bán của họ Đây cũng là phương pháp chính giúp chúng tôi khai thác được những quan điểm, góc nhìn, ý kiến của cộng đồng
về những vấn đề quan tâm, mà chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng hơn trong chương 2
Trang 1613
7 Bố cục bài viết
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, đề tài gồm hai chương chính: Chương 1: “Hoạt
động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Một tổng quan tư liệu” và chương 2:
“Đặc trưng và nguyên nhân biến đổi của hoạt động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh”
Phần Dẫn luận: đây là phần tổng quan đề tài, trình bày lí do, mục đích của
nghiên cứu, những vấn đề lí luận, lịch sử vấn đề, quá trình nghiên cứu cũng như khái quát về địa bàn nghiên cứu Phần này sẽ cho độc giả cái nhìn trước hết về chủ đề này
và những điểm mới cụ thể được trình bày trong đề tài
Chương 1: “Hoạt động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh: Một tổng quan tư liệu”– đây là chương viết trình bày về lịch sử phát triển của địa bàn nghiên
cứu qua các thời kì, kể từ thời điểm hình thành khu vực Bến Bình Đông từ đầu thế kỉ XVII đến nay, đồng thời cũng trình bày những đặc điểm chung nhất về kinh tế - xã hội của địa bàn này Chương này nhằm nêu lên những điều kiện tự nhiên – xã hội cho quá trình đô thị hóa khu vực này, làm nổi bật lên tiền đề của hoạt động tại chợ nổi cũng như những nguồn lực tạo thành các giải pháp của cư dân chợ nổi khi thích ứng với quá trình đô thị hóa
Chương 2: “Đặc trưng và nguyên nhân biến đổi của hoạt động thương hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh”– chương này trình bày các hoạt động của cư dân thương
hồ tại Tp.HCM, tập trung vào địa bàn quận 8, xuyên suốt chương sẽ là những hoạt động buôn bán, hàng hóa, phương thức hoạt động của chợ nổi khu vực này trong suốt lịch sử phát triển của nó Chương này tập trung vào những mô tả chợ nổi quận 8 trong quá khứ trong thư tịch và chợ nổi quận 8 thời hiện đại bằng những cứ liệu điền dã dân tộc học (ethnography) Thông qua những mô tả trên, chương này muốn đưa ra bức tranh một chợ nổi đang thay đổi trong vòng xoáy đô thị, chuyển từ một hoạt động tự phát sang một hoạt động được quản lí bởi các cấp chính quyền Mặt khác, tập trung phân tích những yếu tố tác động đến sự thay đổi của cư dân thương hồ và hoạt động thương hồ tại chợ nổi ở TP.HCM Bên cạnh những yếu tố thuộc về quản lí khiến chợ nổi thay đổi một cách căn bản về tính chất, hoạt động và vai trò của nó đối với cư dân
Trang 17thương hồ nói riêng và đối với hoạt động của cả quận 8 nói chung; chúng tôi cũng đưa
ra những giải thích cho các thay đổi ở nội bộ của chợ nổi, nhấn mạnh vào sự tái cơ cấu thành phần dân cư tại chợ nổi, đến từ lịch sử tái hình thành chợ nổi tại địa bàn nghiên cứu
Kết luận – Tổng kết đề tài, đưa ra những đề xuất trong các nghiên cứu về sau
8 Quá trình nghiên cứu
Đề tài được chuẩn bị từ tháng 6/2014 với các công việc lên ý tưởng, đề cương
sơ bộ và các tìm kiếm tài liệu liên quan
Thời gian nghiên cứu thư tịch từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2014
Từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014, chúng tôi có thực hiện những cuộc khảo sát rải rác tại khu vực bến Bình Đông, các công việc chủ yếu là liên hệ địa phương cũng như tìm đến những địa chỉ tiềm năng phục vụ đề tài như Ủy ban Nhân dân (UBND) quận 8, UBND các phường 8, 12, 13, nhà văn hóa quận 8, một số cơ quan nhà nước khác Đồng thời, chúng tôi cũng có những cuộc “la cà” tại những quán xá và khu vực nhà dân gần đó để tìm hiểu sơ bộ một số thông tin về hoạt động hiện tại cũng như trong quá khứ của chợ nổi bến Bình Đông Tại đây, chúng tôi chủ yếu tiếp xúc với những người buôn bán trên bờ cũng như có những trao đổi ngắn và mang tính cá nhân với một số chủ ghe xuồng trái cây neo đậu trong dịp thường nhật tại khu vực kênh gần chân cầu Bến Bình Đông cho đến cầu đi bộ số 5
Theo thông tin thu thập được từ các UBND cũng như theo lời kể của các cư dân trong khu vực, chợ nổi bến Bình Đông chỉ hoạt động mạnh nhất từ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch cho đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch nằm trong chuỗi hoạt động chợ hoa xuân bến Bình Đông “Trên bến dưới thuyền” và chi lúc đó mới có ghe xuồng của các tiểu thương tập hợp đông để thực hiện quan sát tham dự và phỏng vấn sâu Do vậy, trong suốt tháng 11 cho đến tháng 12/2014 là thời gian chúng tôi chuẩn bị, chỉnh sửa hoàn chỉnh các công cụ nghiên cứu và thực hiện vài cuộc khảo sát rải rác nữa, tuy nhiên kết quả không thu thập được nhiều
Trang 18Cho đến tháng 3/2015 là thời gian viết và chỉnh sửa sơ bộ lần 1 đề tài
Từ tháng 3/2015 đến nay là thời gian trao đổi với giảng viên, sửa chữa, bổ sung
và hoàn thiện đề tài
9 Hạn chế và đóng góp của đề tài
Chúng tôi hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người có quan tâm nghiên cứu đến đề tài chợ nổi và cư dân thương hồ, nhất là đối với các cộng đồng thương hồ đặt trong bối cảnh đô thị Đề tài này còn là một nghiên cứu trường hợp xác đáng cho các ý tưởng mới về hoạt động kinh tế của cư dân thương hồ và vai trò của hoạt động thương hồ trong toàn bộ nền kinh tế của một
cá nhân, một hộ gia đình hay một cộng đồng nông nghiệp cụ thể
Đề tài này hi vọng cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các cấp quản lí, các cơ quan quy hoạch đô thị và các nhà bảo tồn, phát triển chợ nổi như một nét đặc trưng tại quận 8, tp.HCM nói riêng và tại các đô thị khác nói chung Những thông tin từ đề tài này mang lại chắc chắn sẽ cực kì hữu ích trong bối cảnh chuyển tiếp giữa nhiều giá trị văn hóa, tránh những đứt gãy trong văn hóa dẫn đến sự suy vi hoặc biến mất của nét văn hóa độc đáo từ chợ nổi bến Bình Đông
Trong điều kiện và thời gian nghiên cứu của nhóm, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tổng quát được toàn bộ hệ thống hoạt động chợ nổi quận 8, mặt khác chưa khảo sát được toàn bộ các nhóm cộng đồng tham gia vào hoạt động chợ nổi như một mạng lưới Do đặc thù về thời điểm cũng như tính chất của địa bàn, đề tài cũng gặp hạn chế về việc tiếp cận và chọn lọc các mẫu phỏng vấn, do đó còn nhiều chỗ chưa có tính khái quát cao, cần được bổ sung bởi những đề tài khác trong tương lai
Trang 19B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT TỔNG
QUAN TƯ LIỆU 1.1 Đia bàn nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Là một quận nội thành ven đô, quận 8 được bao bọc bởi nhiều quận, huyện xung quanh: phía Bắc giáp quận 5, lấy kênh Tàu Hủ và rạch Ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên; phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh
Phường 13 là một đơn vị hành chính, thuộc trung tâm đô thị của quận 8 Phường
có hình dạng như hình chữ nhật, cách trung tâm hành chính quận 8 khoảng 3km về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7km về phía tây nam Về địa giới hành chính, phía bắc giáp phường 1, quận 6 và phường 13, quận 5 (được chia cắt bởi kênh Tàu Hủ), phía nam giáp phường 12, phía đông giáp phường 11, phía tây giáp phường 14 của quận 8 Tổng diện tích tự nhiên là 25,58ha, chiếm 1,33% tổng diện tích tự nhiên của toàn quận
Phường 13 có có vị trí giáp với quận 5 và quận 6, là cửa ngõ quan trọng ở phía tây bắc của quận 8 trong giao thương kinh tế, xã hội với các vùng trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh Do đó, từ rất sớm nơi đây đã hình thành các khu dân cư đông đúc, các cơ sở sản xuất kinh tế Với vị trí thuận lợi, phường 13 đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh, kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và là khu đô thị quan trọng của quận 8
Trang 2017
Hình 1: Địa bàn nghiên cứu
(https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&q=b%E1%BA%A3n+%C4%91%E1%BB%93+mi%E1%BB%81n+nam+vi%E1%BB%87t+nam#imgdii)
Địa bàn chúng tôi nghiên cứu nằm dọc theo con đường Bến Bình Đông, quận 8
Đó là một con đường dài và hẹp, nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hũ, từ hướng Đại lộ Võ Văn Kiệt, chúng tôi phải vòng xe vào đường Hải Thượng Lãn Ông, đi qua cầu Chà Và thẳng xuống đường Đinh Hòa để rẽ lại vào đường Bến Bình Đông, thuộc khu vực phường 13 Trái với vẻ sầm uất của khu vực chân cầu Chà Và và đường Đinh Hòa, đường Bến Bình Đông trong những ngày thường, không giáp Tết khá yên tĩnh và có một vẻ yên bình của một khu dân cư nhỏ không quá nổi bật
Từ hướng cầu Chà Và trên địa phận phường 13, quận 8, con đường được đổ nhựa khá mới, chiều rộng chỉ vừa đủ cho 4 chiếc xe máy dàn hàng ngang, phân làm 2 làn đường, bên phải đường là hướng kênh và bên trái là khu dân cư dọc theo Một điểm đáng lưu ý là con đường này lại có vỉa hè khá rộng, tương đương với mặt đường, nhưng không được trải nhựa mà chỉ đổ bê tông loang lổ, nhiều chỗ khá nhấp nhô và không được chăm sóc đồng bộ, hướng bên phải được trồng cây song song với mặt
Trang 21kênh, trên lề đường có nhiều người bày hàng buôn bán đủ loại mặt hàng, từ trái cây đến một số thức ăn, trong những lần khác nhau chúng tôi đến đây, vỉa hè bên phải luôn có ít nhiều người buôn bán hàng rong như vậy Khác với nhiều con kênh khác tại thành phố, đó là không có nhiều người câu cá tại đây Một lý do dễ thấy nhất là do nước kênh ở đây khá ô nhiễm, nhiều rác, nước có màu đen ở một vài đoạn và bốc mùi khá khó chịu; tình hình này giảm dần hướng về phía phường 14, khi nước có phần trong xanh và ít mùi hơn Dẫu vậy, hai bên bờ kênh vẫn có nhiều rác dạt vào ở đó.Dọc bên bờ kênh phía đường Bến Bình Đông cũng có rải rác vài ba chiếc ghe neo đậu, không bán hàng hóa mà treo nhiều quần áo, trông như ghe ở hơn là ghe hàng hóa Ở
bờ bên kia, hướng đại lộ Võ Văn Kiệt cũng có vài chiếc, nhưng những chiếc ghe này không cố định tại một địa điểm và một thời gian, cũng như trong từng thời điểm trong ngày số ghe này cũng không đậu ở một cùng một chỗ Đối diện với con kênh ở đoạn này, ở vỉa hè bên kia con đường là khu dân cư, vỉa hè bên này được trang bị tốt hơn, rộng rãi và có trồng cây, có nhiều quán cà phê, nước giải khác mọc lên, một vài quán tạp hóa bày bàn ghế ra tận vỉa hè Đây cũng là nơi đặt một nhà máy xay bột mì tên Bình Đông, một vài cơ sở kinh doanh khác bên cạnh Ủy ban Nhân dân phường 13 Trên khu vực quận 14, khoảng vừa qua giao lộ đường Bùi Huy Bích, vỉa hè được nâng lên thành một khu đi bộ khá khang trang, có gạch lót đẹp, dựng nhiều thùng rác
và một hàng lan can chạy dài dọc bờ kênh, cùng các hàng cây được trồng khá ngay hàng thẳng lối Cách khoảng 300m lại có một chiếc cầu đi bộ bắc ngang qua kênh, được đánh số và đề bản tên rõ ràng Đây cũng là khu vực có dòng nước khá trong xanh và không bốc mùi, tuy vậy lại không xuất hiện nhiều ghe xuồng neo đậu ở khu vực này.Mặt kênh ở đây cũng được bố trí khá rộng, cùng với vỉa hè tạo thành một quang cảnh rất sạch đẹp, tuyệt nhiên không có cảnh phơi phóng hay tận dụng vỉa hè như một số nơi khác.Con đường bên trái của khu vực này cũng sạch sẽ hơn, ít có hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường hay bày hàng quán bừa bãi Đa số các hộ dân không kinh doanh hàng hóa thì không mở cửa trong các thời điểm khảo sát Các cửa hàng
mở cửa hầu hết bán tạp hóa, một vài quán cà phê và đặc biệt là có khá nhiều xe ôm đứng đợi khách
Trang 2219
Vượt qua phường 13, từ giao lộ đường Hoàng Sỹ Khải là Cầu sắt số 2, từ vị trí này địa thế trở về khá giống như ở địa phận phường 13, đặc biệt ở đây còn có một công viên bên hướng trái, với rất đông hàng quán nước uống cho những học sinh trường gần đó và những người đi tập thể dục Nơi đây cũng là nơi đặt văn phòng tổ dân phố phường 13 Nơi đây có rất nhiều cửa hàng buôn bán thực phẩm, nhưng qua khỏi cầu thì vỉa hè bị thu hẹp lại, gần như không có lối để đi Ở bên phải, vỉa hè được làm khá loang lổ, ngày thường có vài chiếc ghe đậu rải rác, nhưng ghe này bán nhiều loại trái cây với số lượng khá ít, họ bày ngay trên lan can dọc theo vỉa hè hoặc trên lề đường bên kia để bán Các ghe này cũng không có định mà thay đổi theo từng ngày và theo các thời điểm khác nhau trong ngày
Trong ngày thường, khu vực này hầu như không có hoạt động thương hồ thường xuyên, chỉ rải rác một vài chiếc ghe như đã nói ở trên.Tuy vậy, tại thời điểm gần Tết, toàn bộ khu vực này chuyển đổi nhanh chóng thành một khu chợ hoa tập trung sầm uất khác hẳn thường ngày.Và mọi hoạt động của khu vực dường như cũng trở nên xoay quanh khu chợ hoa này
Khoảng 1 tháng trước Tết, các cơ quan quản lí đã cho vệ sinh khu vực, đặc biệt là làm sạch nước trong kênh và dọn dẹp lòng lề đường.Đồng thời, họ cũng tổ chức phân
lo các chỗ đậu ghe, những chiếc ghe nhỏ ở trên cũng biến mất Tuy nhiên, các tiệm nước ở khu vực đường bên trái vẫn hoạt động và thậm chí còn tăng cường hoạt động hơn, một số nhà vệ sinh công cộng xuất hiện, nhất là ở khu vực công viên
Từ ngày 12 tháng Chạp Âm lịch, các xuồng ghe đã dần dần từ các nơi khác đổ về khu vực bến Bình Đông để bày bán, các ghe cặp sát bờ, trật tự theo thứ tự với nhiều mặt hàng khác nhau, các ghe được chia ra theo mặt hàng bán, trên thân ghe hầu như chỉ ghi biển số, với 2 chữ đầu là viết tắt tên tỉnh xuất xứ ghe, như LA là Long An, TG
là Tiền Giang… Các mặt hàng được sắp xếp theo thứ tự ghe tắc, các ghe bon sai, hoa
và cây cảnh nhỏ ở giữa và măt hàng cây mai kiểng ở cuối cùng Các bồn hoa kiểng được đặt một phần trên ghe, còn lại những cây to, hoặc những bồn cây đẹp nhất của mỗi ghe được bày xuống đất hoặc trên những chiếc ghế nhựa trên phần vỉa hè, che chắn hết lối đi.Trên những vỉa hè này cũng không có hoạt động gì khác ngoài hoạt động kinh doanh này Các chậu cây đầy đủ thể loại như hướng dương, cúc, hoa giấy…
Trang 23đầy màu sắc được đẩy ra sát vỉa hè, không có lối đi, khách hàng thường chạy xe máy đến, ngã giá và đem hàng đi ngay Mỗi ghe thường là một gia đình, có cả trẻ em đi theo để phụ công việc, những ghe cạnh nhau cũng có sự hỗ trợ nhau trong việc chuyền sản phẩm từ ghe lên bờ hoặc lên các phương tiện vận chuyển để chở đi Tại chợ hoa vào những ngày Tết, các cơ quan chính quyền địa phương đã thiết đặt một lực lượng bảo vệ chuyên trách, đồng thời nhóm xe ôm vận chuyển cũng được đưa vào trật tự và quản lí, mỗi người có một thẻ tên đeo trước ngực, có đồng phục màu xanh, nhưng thực ra vẫn có một vài người không mặc đồng phục Bên cạnh việc chở khách, những người này cũng được thuê để chở những món hàng nặng và cồng kềnh về nhà cho khách.Đa phần khách đến đây chọn hình thức này để vận chuyển
Từ ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa tập trung số ghe thuyền nhiều nhất, các giờ cao điểm khách hàng rơi vào khoảng sau 5 giờ chiều Trong các khoảng thời gian còn lại trong ngày, lượng khách cũng đến rải rác, những người buôn bán có vẻ nhàn hạ hơn,
họ tập trung tại một ghe bất kì để nói chuyện, đồng thời mua nước uống từ các tiệm gần đó Khu vực đậu ghe vẫn trải dài trên tuyến kênh, nhưng chỉ tập trung vào bờ kênh hướng đường Bến Bình Đông, và quần tụ nhất ở khu vực phường 13 đoạn vỉa hè được lót đá kĩ càng
1.1.2 Quá trình hình thành
Khi nói về lịch sử của chợ nổi trên sông ở Bến Bình Đông, ta nói đến quá trình hình thành và tồn tại hơn 300 năm của kênh Tàu Hũ Lí do cho sự quan trọng này là vì chợ nổi Trên Bến Dưới Thuyền được định hình trên con kênh Tàu Hũ xưa, nổi tiếng là đầu mối, con đường giao thông quan trọng của thành phố Đây là nơi giao thương của miền Tây và miền Đông của Nam bộ Việt Nam Bà con thương lái ĐBSCL mang nông sản lên Sài Gòn bán, rồi nhập về những đồ gia dụng, đi phân phối khắp miền Tây
Sự hình thành của kênh Tàu Hủ được nhắc đến qua sự kiện trong Quốc Triều Sử
Toát Yếu của Chính Biên ghi lại “…Khiến Phó tổng trấn Hoàng Công Lý đem 10 vạn
dân, cấp tiền gạo đào sông từ thành Phiên An thông đến sông Mã Trường Giang Đào xong rồi, Ngài (Gia Long) đặt tên là An Thông Hà Đàng sông đã thông, thuyền
Trang 2421
bè qua lại đêm ngày, chỗ ấy thành một chỗ đô hội lợi ích cho dân lắm.” Bối cảnh cho
sự xuất hiện sự kiện này do kênh Tàu Hủ xưa chỉ là con kinh nhỏ hẹp, khó khăn cho tàu bè đi lại Trong khi đó, tàu bè lại là một phương tiện vận chuyển chính khi xưa Chính trong sự khó khăn này mà mùa xuân Kỷ Mão năm 1819, vua Gia Long đã ra lệnh cho Phó tổng trấn Gia Định lúc bấy giờ là ông Huỳnh Công Lý chỉ huy cải tạo,nạo vét lại Kênh Tàu Hủ chảy ngang Chợ Lớn xưa nên ngoài tên kênh Tàu Hủ, AnThông Hà nó còn có tên là rạch Chợ Lớn hay Kinh Mới.10
Chính do sự thông thoáng và đi lại thuận tiện nên kênh Tàu Hủ tập trung nhiều cư
dân đến buôn bán mà theo Trương Vĩnh Ký mô tả trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và
các vùng phụ cận (năm 1885) Hai bên bờ rạch Chợ Lớn là hai dãy nhà phố lớn bằng gạch gọi là Tàu Khậu để cho người Hoa từ Trung Quốc hằng năm đi ghe biển tới thuê Họ đem hàng hóa chứa trong các phố đó, hoặc để bán sỉ hoặc để bán lẻ khi lưu trú tại Sài Gòn” Việc buôn bán và giao thương cũng tấp nập trong bối cảnh thông
thoáng giao thông đường thủy xưa “Đầu thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, khi mà ngành
công nghiệp thương mại thành phố bắt đầu phát triển mạnh, nhu cầu vận chuyển, trao đổi hàng hóa tăng cao nên hai bờ kênh Tàu Hủ được phát triển thành 2 tuyến giao thông bộ Hàng hóa – chủ yếu là nông sản – sau khi được các thương lái chuyển về bến Bình Đông – một bến quan trọng trên kênh Tàu Hủ - sẽ được xe ngựa, xe bò kéo
về khu vực chợ Lớn để phân phối lại Trong số những nông sản ấy, lúa gạo là mặt hàng tối quan trọng.”11
Trang 25Hình 2 Bến Bình Đông trước 1975
(https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&ved=0CAcQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.dulichvietnam.com.vn%2Fpho-xua-sai-gon-trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai.html&ei=FUkGVd6ZG4LXmAXY-
IHIAw&psig=AFQjCNH3r7DIluFce8OPzPHR4U7nPZOVUw&ust=1426561638730021)
Qua một số lời kể của người dân đã sống ở đây lâu năm nói rằng “lúc đó xà lang,
ghe xuồng ở đây đông lắm, tập trung ở bến Bình Đông này nghề xà lang lúc đó là nhất, ai làm xà lang là đại gia Xà lang chở lúa gạo lên đây liên tục, đứng bên này muốn qua bên kia đường khỏi cần qua cầu, nhảy nhảy (nhảy qua xà lang) là qua bờ bên kia” 12
Với sự đặc thù của mặt hàng lúa gạo, một lực lượng phát triển mạnh thời đó là những người khuân vác lúa gạo Những người khuân vác tập trung đông để đáp ứngnhu cầu vận chuyển lúa gạo từ thuyền ghe vào các nhà chứa gạo, từ đó vận chuyểnđến những nhà máy xay lúa gạo Chính sự tập trung đông dân cư ở bến Bình Đông này đã khiến cho việc buôn bán ở đây càng sầm uất Các cư dân thương hồ từ đồngbằng Sông Cửu Long, từ Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai) đông thuyền đến, tậptrung buôn bán, đáp ứng nhu cầu cho lượng lớn thị trường quanh bến Bình Đông lúc
bấy giờ Chính điều này đã tạo nên cộng đồng thương hồ với những mô tả trên bến
dưới thuyền được nhắc đi nhắc lại
Trang 26
23
Hoạt động của bến Bình Đông trên kênh Tàu Hủ xưa dưới khía cạnh môi trường
và quan cảnh Hình ảnh kênh tàu hủ rác chất đầy chân cầu, con kênh đen ngòm, bốcmùi kinh khủng đã từng là nỗi ám ảnh của người dân hai bên bờ
Trong quá trình tồn tại suốt 300 năm, bến Bình Đông đã trải qua nhiều biến cố lịch
sử mà ở đó, sự thay đổi mạnh mẽ chính là những tác động của chính sách nhà nước.Dọc theo kênh Tàu Hủ, kéo dài từ bến Hàm Tử, Trần Văn Kiểu đến rạch Lò Gốm, hàng dãy nhà của Hoa kiều mọc lên san sát Trước năm 1975, bên kia kênh Tàu Hủ là bến Lê Quang Liêm Dãy nhà của người Hoa được xây từ đầu thế kỷ 20 vẫn là nét đặc trưng của nơi này Mỗi căn nhà liền kề ấy có bề ngang hơn 10m, gồm ba gian Tầng trệt làm nơi giao dịch, buôn bán, tầng lầu là nơi ở của chủ nhân 13 Phía sau các căn nhà là dãy nhà kho sâu cả trăm mét, chứa hàng hóa, lúa gạo Quang cảnh buôn bán tấp nập ấy tạo ra một thứ hương vị Sài Gòn không thể lẫn đi đâu được
Sau năm 1975, bến Lê Quang Liêm đổi tên thành bến Trần Văn Kiểu và ngày nay con đường đã được mở rộng thành đại lộ Đông- Tây Khi xây dựng đại lộ, người
ta đã phá bỏ dãy nhà cổ đã tồn tại hàng trăm năm bên dòng kênh Tàu Hủ Không ít người đã tỏ ra xót xa khi những công trình mang lại những nét bản sắc, in đậm trong hoài niệm của người yêu Sài Gòn xưa ấy, bỗng chốc tiêu tan
Mặt khác, sau khi cách mạng thắng lợi năm 1975, các xí nghiệp, nhà máy xay xátlúa gạo chỉ hoạt động được một thời gian và rồi chấm dứt Sự chấm dứt này có banguyên nhân chính Thứ nhất, hoạt động buôn bán gạo bị thay đổi khá mạnh bởi sựxuất hiện các nhà máy xay xát lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long Nhu cầu xay xátlúa gạo được giải quyết ở tại đồng bằng Sông Cửu Long, thương lái không cần đếnthành phố Hồ Chí Minh như xưa Thứ hai, sự kiểm soát từ phía chính quyền thắt chặc
hơn khi sự thất thoát khi vận chuyển rất nhiều “người ta không có gà ăn, không được
mua ăn thì dân xà lang có ăn đầy, ăn ngán Lúa gạo khỏi xếp hàng mua Cũng tại vậy nên thất thoát nhiều lắm, không ăn thì mình đem bán Nhiều mà, bán xíu nghỉ đâu
13Xuân Th y, 2014, Khôi phục cảnh “trên bến dưới thuyền” Sài Gòn xưa, Website Hội quy hoạch
phát triển đô thị Việt Nam,
http://www.ashui.com/mag/tuongtac/phanbien/4264-khoi-phuc-canh-tren-ben-duoi-thuyen-sai-gonxua.html , truy cập ngày 13/01/2015
Trang 27sao”.14 Thứ ba, vấn đề môi trường và cảnh quan đô thị trong những năm bắt đầu đổimới là vấn đề nổi bật của thành phố, việc cải tạo lại các con kênh ô nhiễm, trong đó có kênh Tàu Hủ Việc này phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình buôn bán, sinh kếcủa cư dân thương hồ trên kênh Sự lí giải rõ ràng hơn về sự tác động của đô thị vàophần sau
Các yếu tố trên một phần cũng khiến cho hoạt động thương hồ ở đây giảm sút donguồn cầu Chính những người khuân vác trong bối cảnh đóng cửa các nhà máy xayxát, các kho chứa gạo cũng dần trở thành thất nghiệp Một nguồn cầu chính của cộngđồng thương hồ mất đi, kéo theo sự mất dần của nguồn cung từ cư dân thương hồ Hoạt động thương hồ ngày nay trải dài hết con đường Bến Bình Đông Kênh Tàu
Hủ hiện nay cũng đã được cải thiện rất nhiều về quan cảnh Hoạt động thương hồngày nay cũng đã thay đổi
Hình 3 Bến Bình Đông ngày Tết Hình 4 Bến Bình Đông ngày thường
(https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&ved=0C
AcQjRw&url=http%3A%2F%2Fsotaydulich.com%2F4-9816-ve-nhung-ben-hoa&ei=90kGVemHIKG8mAWnyYLYBA&psig=AFQjCNH3r7DIluFce8OPzPHR4U7nPZOVUw&ust=1426561638730021)
1.2 Mối quan hệ giữa địa điểm hoạt động thương hồ ở TP.HCM với các
khu vực ở ĐBSCL
1.2.1 Nguồn gốc cư dân thương hồ trước năm 1975
Trang 28
25
Trước khi người Việt đến vùng đất phương Nam khai hoang, lập làng thì vùng đất
này thuộc “cư dân Khmer và các dân tộc ít người khác đã sống lẻ tẻ, rải rác trên các
giồng đất cao…” 15 Tuy nhiên “với số lượng dân cư ít ỏi, trình độ lỹ thuật thấp kém,
và kết quả mở đất chưa nhiều” 16 nên chủ yếu đất nơi đây là khu vực đất hoang, sình lầy…
Đầu thế kỷ XVII, những lớp cư dân người Việt đầu tiên ở một số tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình… bằng nhiều hình thức như đi thuyền, ghe dọc các bờ biển, bộ hành qua đèo, qua sông suối tiến về phương Nam tìm đất làm
ăn, sinh sống Theo nhà văn Nam Sơn, truyền thống của người Việt chịu ảnh hưởng của văn minh sông nước, quen đi lại bằng ghe xuồng nên dân cư thích hợp chọn lựa sinh sống ở phía nam như vùng Chợ Lớn dễ dàng theo đường thủy về phía đồng bằng sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long Do nằm ở vùng sông nước, giáp ranh với khu vực Chợ Lớn, nên khu vực phường 13 ngày nay từ rất sớm đã có người Việt, người Hoa đến khai hoang, lập làng, sản xuất nông nghiệp, buôn bán…Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chỉ có một số người đến đây sinh sống ở những khu vực đất đai cao ráo, giáp ranh với vùng Chợ Lớn, nhưng số lượng không đáng kể Nhưng đây là lực lượng quan trọng, tiền nhân có công khai khẩn, xây dựng làng xóm Họ là những người nông dân nghèo ở các vùng quê như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một số ít là người Hoa gốc Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam, Hẹ từ vùng Chợ Lớn đến đây định cư, lập nghiệp
Đến giữa thế kỷ XVIII, buôn bán gạo trở nên phổ biến giữa khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đường thủy trên sông Chợ Đệm trở thành đầu mối vận chuyển quan trọng nhất Nằm ở khu vực thượng nguồn của rạch Bến Nghé, là đầu mối trung chuyển hàng hóa nên khu vực phường 13 nhanh chóng trở thành nơi hội tụ dân cư về đây làm ăn, sinh sống.Những bến sông, bến bãi lưu chuyển
và cất giữ hàng hóa được hình thành trên rạch Bến Nghé Người Hoa từ vùng Chợ Lớn và nhiều thương nhân từ nhiều nơi về vùng này thiết lập các bến sông, xây dựng nhà máy xây xát, trạm thu mua lúa gạo, kho lưu chứa lương thực, xưởng cưa xẻ gỗ, lò
15 Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ, 2004, trang 9
16 Sơn Nam, sđd, trang 9
Trang 29đốt than… Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân từ các vùng Long An, Tiền Giang… cũng nhanh chóng về đây tìm kiếm việc làm như làm phụ khuân vác cho các chủ tàu ởcác bến bãi ven rạch Bến Nghé, làm thuê ở các nhà máy xay xát, hoặc buôn bán nhỏ… Như vậy, trong giai đoạn này, đã xuất hiện một bộ phận dân cư đến vùng đất phường
13 khai khẩn, lập hoang, chợ búa, lập bến bãi, kho hàng, hang xưởng, nhà máy sảnxuất… tạo thành các khu sinh sống, trú ngụ tấp nập của cư dân
Đến đầu thế kỷ XIX, phía thượng nguồn rạch Bến Nghé bị cạn, hẹp, ghe thuyềnkhông qua lại được nên đã đào vét lại từ cầu Đề Thuông đến ngã tư sông Rạch Cát vàđược đặt tên là An Thông hà, người dân địa phương thường gọi là kênh Tàu Hủ17, kênh Mới Đất cát nạo vét sông được đắp thành đê bao, hoặc tạo thành những khu vựccao ráo, không bị ngập úng Dân cư từ các nơi như: Chợ Lớn, Bến Nghé, Cần Giuộc,Nhà Bè, Bình Chánh… đến đây làm ăn sinh sống ngày một đông đúc hơn Trong giai đoạn này, dân cư sinh sống thành từng vùng, từng cụm, theo từng nhóm như cùng quê hương, nguồn gốc (như nhóm người Hoa), cùng nghề (như lao động làm thuê khuânvác) tạo thành xóm Củi, bến Bình Đông…
Từ thế kỷ XX trở về sau, ngoài việc dân số tăng tự nhiên, nơi đây đón nhận rấtnhiều đợt dân nhập cư đến từ nhiều vùng, miền và thành phần dân tộc, tôn giáo khácnhau.Những vùng đất sình lầy được thay thế bằng ruộng lúa, ao rau muống, ao nuôi
thả cá và khu dân cư đông đúc, sầm uất
1.2.2 Hoạt động kinh tế
Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng là vùng sông nước, sình lầy, đất phù sa, trênphủ lớp bùn cát đen và ở vị trí thuận lợi (cả về đường thủy và đường bộ) nên từ rấtsớm khu vực bến Bình Đông đã hình thành các nghề nông nghiệp trồng lúa, đánh bắt
cá, đốt than, đặc biệt là hình thành nền kinh tế thương nghiệp buôn bán lúa gạo, kinh
tế cảng sông như vận chuyển hàng hóa, kho lưu trữ hàng hóa…
Trang 3027
Hình 5 Hoạt động buôn bán gạo ở bến Bình Đông xưa (https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja
&uact=8&ved=0CAcQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.trunghoc.net%2Fforums%2Flofiversion%2Findex.php%3Ft46.html&ei=W0wGVY_7B8bsmAXujoLgAg&psig=AFQjCNF1RVQ_rEZdEkd_fplq_regFr8lwg&ust=1426562303283998)
Khi đến vùng đất phường 13 ngày nay sinh sống, những người lưu dân người Việt
đã nhanh chóng khai phá vùng đất sình lầy, san lấp để phục vụ đời sống Nông nghiệpchủ yếu là trồng lúa nước và một số loại cây ăn trái, nhưng lúa chủ yếu trồng đượcmột vụ, năng suất thấp Bên cạnh đó, người dân cũng đã hình thành các nghề như làm nhang, đốt than bán cho các vùng lân cận như vùng Chợ Lớn, Bến Nghé…
Đến giữa thế kỷ XVIII, gạo đã trở thành hàng hóa trao đổi buôn bán lớn nhất giữacác miền trong vùng.Gạo được chở từ vùng đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn –Chợ Lớn chủ yếu bằng đường thủy, thông qua hệ thống kênh Chợ Đệm Khu vực haibên bờ đầu nguồn kênh Bến Nghé đã hình thành các bến, bãi vận chuyển, nhà máy vàxay xát lúa gạo Sản xuất kinh tế ở quận 8 nói chung và phường 13 nói riêng trong giai
đoạn đầu được miêu tả “Với nếp sống cổ truyền trong dân gian, quận 8 gắn liền với
đời sống sông nước kênh rạch Kênh rạch đã mang đến cho quận 8 những nông phẩm hàng hóa của nông dân các vùng và từ quận 8 theo những con nước xuôi ngượi hàng hóa từ nội đô Sài Gòn lại đi về các nơi” 18
18GS.Mạc Đường (chủ biên), Lịch sử vùng đất và con người quận 8, Nxb Trẻ, 1991, trang 14-15
Trang 31Vào thời bấy giờ, ở kênh Tàu Hủ, đời sống kinh tế, sinh hoạt buôn bán trao đổi
hàng hóa của người dân ở khu vực này cũng đã khá phong phú, tấp nập “Tàu nhỏ, ghe
thương hồ, các ghe chài “ăn” lúa từ Bạc Liêu, Bãi Tàu, Sóc Trăng kéo lên, hoặc thuyền cá đen Biển Hồ (Nam Vang) đổ xuống đều noi theo kênh Tàu Hủ…” 19 Trong
khi đó, hai bên bờ từ Bình Tây đến Bình Đông, nhiều thương gia người Hoa đã lầnlượt đến xây dựng nhà máy xay xát và kho lúa Các ghe tàu chở hàng hóa như nông sản, đồ gốm… từ cấc tỉnh miền Tây lên theo kênh Tàu Hủ thường cập bến Bình Đông
để chứa hàng ở các kho, chành của các chủ người Hoa kiều Đến đầu thế kỷ XX, cảnhbuôn bán, tàu thuyền đi lại nhộn nhịp tạo nên cảnh “trên bến dưới thuyền” và nơi đây
đã trở thành khu dân cư tương đối đông đúc:
“Thuyền Bắc Nam lui tới Ghe đen mũi, ghe vàng mũi, ra vào coi lòa nước
Người Đông – Tây qua lại Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời” 20
Hệ thống kênh rạch ở khu vực này đã đem lại vị trí chiến lược về vận chuyển hànghóa ở khu vực phường 13.Tại khu vực này, có khoảng 240 nhóm xay giã gạo, mỗinhóm có từ vài chục người Hàng năm, từ tháng 1 đến tháng 5, trên rạch Bến Nghé vàbến Bình Đông có đến hơn 3000 ghe chai lớn, mỗi ghe chai có khoảng 10 lao độngdưới sự điều khiển của một nhóm người Hoa mà dân địa phương gọi là “tuầnkhạo”hay “tằng khạc” 21
Cuộc sống ở khu vực Bình Đông trước kia được nhà văn Sơn Nam mô tả một cách
sống động mà chân thật: “Ban ngày, khói nhà máy che kín chân trời phía Bình Đông,
Bình Tây gom lúa vào tiết nắng gắt sau tết Bụi bặm mù mịt, nóng hổi, người vác khom lưng, thở hổn hển với 100 ký lô lúa trên vai, chạy theo tấm đòn dài như chiếc cầu nhỏ nối từ be ghe lên bờ, rồi chậy trên đất, trên xi măng nóng, với chân không giày dép Nối đuôi nhau như bầy kiến.Mệt mỏi mà có tiền còn hơn thất nghiệp Sau buổi vác lúa, uống chút rượu rồi về căn chòi nhỏ xiêu vẹo hoặc chiếc ghe nát, lủng đáy chờ tan rã be ván trên bãi bùn hôi hám với xác chó chết, dầu nhớt lan tràn mặt
19Vương Hồng Sển, Sài Gòn xưa và nay, tr.86
Trang 32hệ thống kho tàng quy mô, bến cảng đã được mở rộng ở khu vực Bình Đông Nhân dân lao động cũng về đây đông đúc, làng xóm được dựng lên ở khắp khu vực này Trước năm 1975, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kinh tế ởphường 13 chủ yếu nằm trong tay một số chủ tư sản Hoa kiều, hoặc một số ngườiViệt Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở phường 13 như nghềlàm lò, làm dầu chai, làm nước tương như cơ sở nước nước tương Nam Dương (con mèo); nghề dệt vải, nghề làm nhôm, làm sơn, chất dẻo… Trong các năm 1972, 1973 các cơ sở Thuận Nguyên, Tường Nguyên, Sáng Thành đã được thành lập ở phườngvới nghề làm hột vịt xuất khẩu cùng với nhiều cơ sở sản xuất ấp gà, vịt con khác cungcấp con giống cho chăn nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ vàmiền Trung Các cơ sở này có công nghệ chế biến trứng gà, vịt rất hiện đại để táchlòng đỏ và lòng trắng trứng riêng và sấy khô để xuất khẩu qua Nhật Bản Trong đó, cơ
sở Thuận Nguyên do ông Hứa Trị ở Bến Tre đến lập nghiệp đầu tiên, sau đó có thêm nhiều người ở Bến Tre, Bạc Liêu cũng về phường 13 thành lập cơ sở phát triển nghề
ấp trứng gà, vịt xuất khẩu.23Gía trị sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng cao của toànquận, giúp cho địa phương giải quyết việc làm và làm tốt công tác thu ngân sách Nhànước Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân còn có cuộc sống vất vả với nghề nôngnghiệp vất vả như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá trên sông và những lao động phổthông làm mướn cho các nhà máy, bến cảng để kiếm đồng lương ít ỏi nuôi sống giađình
22 Sơn Nam, Đất Gia Định xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 120
23 B BPV Chú Thu , tháng 02/2015
Trang 331.2.3 Hệ thống sông rạch
Đối với quận 8, TP.HCM thì giao thông đường thủy là thuận lợi nhất Kênh Đôi và kênh Tàu Hủ nằm choắn từ Đông sang Tây, với chiều dài chạy dọc quận trước khi hợp lại để dẫn ra các sông: Sài Gòn, Bến Lức, Cần Giuộc Kênh Đôi rộng 50m, sâu 20m có thể lưu thông tàu bè loại lớn, kênh Tàu Hủ từ một kênh rạch được đào vét thành kênh từ đầu thế kỷ XIX đến nay vẫn là tuyến huyết mạch Hệ thống kênh, sông rạch thuận tiện nối các phương với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài thành phố
Hình 2: Hệ thống sông rạch Sài Gòn (https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja
&uact=8&ved=0CAcQjRw&url=http%3A%2F%2Fseareal.vn%2Fdetailda.php%3Fid
%3D165&ei=4T4GVa33OIXq8gW2uILgAQ&psig=AFQjCNHvXWfIMAr6LLZzggIfYVERdmPcrw&ust=1426558602198718)
Quận 8 bị chia cắt bởi 36 kênh, rạch với 45km dọc ngang, thuận tiện cho giao thông đường thủy, có hệ thống bến cảng, kho tàng vào loại lớn nhất TP.HCM được hình thành từ đầu thế kỷ XX cùng 50 chiếc cầu lớn, nhỏ Dòng kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc từ Đông - Bắc xuống Tây - Nam, cùng với các kênh Bến Nghé,
Trang 3431
Tàu Hủ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, rạch Cát, Bà Tàng,Lồng Đèn, rạch Cùng, Lò Gốm, kênh Ngang số 1, kênh Ngang số 2, kênh Ngang số 3
và nhiều kênh, rạch nhỏ khác nối liền với địa hình quận 8 thành thế liên hoàn.24
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, một yêu cầu bức thiết cho pháttriển là sự giao thương thuận lợi giữa các khu vực với nhau Trong bối cảnh đó, hệthống kênh rạch tại quận 8 đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giao thương giữa khuvực nội đô và hệ thống giao thông vận tải đường sông của toàn bộ vùng ĐBSCL Chính vì thế, trong thời kì đầu, hệ thống kênh rạch này nhanh chóng được sử dụng vàhình thành nên một khu chợ nổi sầm uất, một vựa trái cây lớn của TP.HCM Khu vựcnày đóng vai trò một chợ đầu mối vào cuối thế kỷ XX, nhưng lụi tàn dần sau nhữngảnh hưởng của đô thị hóa, nhất là quá trình tái xây dựng cơ cấu hạ tầng và quản lí đô thị
Bến và cảng - nơi gặp gỡ giao thông đường thủy – bộ, tạo nên địa thế “trên bếndưới thuyền” của quận 8 Bình Đông khá rộng và đẹp, thuận lợi cho việc vận chuyển,giao thương và giao lưu Hệ thống kho tàng được xây dựng từ đầu thế kỷ XX càngđược mở rộng và xây mới Với vị trí địa lý và kinh tế quận 8 đã tạo ra một địa bàntrung chuyển hàng hóa quan trọng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với đồng bằng sôngCửu Long Trong đó, kênh Tàu Hủ25là một trong những tuyến đường huyết mạch choviệc nối liền đường thủy từ ĐBSCL đến Chợ Lớn, Sài Gòn; hai bên bờ kênh, nhiềunhà máy xay, chà lúa được xây dựng lên từ Bình Tây đến Bình Đông
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại TP.HCM diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1986
đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ đối với chợ nổi tại quận 8 cũng như cư dân của
nó Từ một ngôi chợ hàng hóa, nông phẩm, nơi tập kết trái cây, khu chợ nổi này đã thay đổi hẳn cả về mặt hàng, hình thức hoạt động lẫn những khách hàng tiêu thụ Thayđổi dễ nhận thấy nhất, đó là mặt hàng chủ lực đã được chuyển thành các loại hoa câykiểng tập trung vào ngày Tết
Từ ngày 12 tháng Chạp Âm lịch, các xuồng ghe đã dần dần từ các nơi khác như Long An, Tiền Giang, Bến Tre… đổ về khu vực bến Bình Đông để bày bán Các mặt
24 Ban ch p hành Đ ng b phư ng 13, Lịch sử truyền thống Đảng bộ và nhân dân phường 13 (1930 – 2010) trang 8
25 Kênh Tàu Hủ còn gọi là kênh An Thông Hà được đào vào năm 1819
Trang 35hàng được sắp xếp theo thứ tự ghe tắc, các ghe bon sai, hoa và cây cảnh nhỏ ở giữa và măt hàng cây mai kiểng ở cuối cùng Các bồn hoa kiểng được đặt một phần trên ghe, còn lại những cây to, hoặc những bồn cây đẹp nhất của mỗi ghe được bày xuống đất hoặc trên những chiếc ghế nhựa trên phần vỉa hè, che chắn hết lối đi.Trên những vỉa
hè này cũng không có hoạt động gì khác ngoài hoạt động kinh doanh này Các chậu cây đầy đủ thể loại như hướng dương, cúc, hoa giấy… đầy màu sắc được đẩy ra sát vỉa hè, không có lối đi, khách hàng thường chạy xe máy đến, ngã giá và đem hàng đi ngay Mỗi ghe thường là một gia đình, có cả trẻ em đi theo để phụ công việc, những ghe cạnh nhau cũng có sự hỗ trợ nhau trong việc chuyền sản phẩm từ ghe lên bờ hoặc lên các phương tiện vận chuyển để chở đi Tại chợ hoa vào những ngày Tết, các cơ quan chính quyền địa phương đã thiết đặt một lực lượng bảo vệ chuyên trách, đồng thời nhóm xe ôm vận chuyển cũng được đưa vào trật tự và quản lí, mỗi người có một thẻ tên đeo trước ngực, có đồng phục màu xanh, nhưng thực ra vẫn có một vài người không mặc đồng phục Bên cạnh việc chở khách, những người này cũng được thuê để chở những món hàng nặng và cồng kềnh về nhà cho khách Đa phần khách đến đây chọn hình thức này để vận chuyển
Từ ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa tập trung số ghe thuyền nhiều nhất, các giờ cao điểm khách hàng rơi vào khoảng sau 5 giờ chiều Trong các khoảng thời gian còn lại trong ngày, lượng khách cũng đến rải rác, những người buôn bán có vẻ nhàn hạ hơn,
họ tập trung tại một ghe bất kì để nói chuyện, đồng thời mua nước uống từ các tiệm gần đó Khu vực đậu ghe vẫn trải dài trên tuyến kênh, nhưng chỉ tập trung vào bờ kênh hướng đường Bến Bình Đông, và quần tụ nhất ở khu vực phường 13 đoạn vỉa hè được lót đá kĩ càng
Trang 3633
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử, có thể nói quận 8 thành phố
Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét của một vùng đất “trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp và sầm uất Quận 8 được xem là cửa ngõ đường thủy quan trọng của thành phố trong quá trình giao lưu và hoạt động giao thương, buôn bán
Với vị trí là vùng đệm giữa nội đô và ngoại ô, địa bàn quận 8 trong thời kỳ chiến tranh rất thuận lợi tổ chức chiến tranh du kích, hình thành những lõm căn cứ, nơi tập kết của các lực lượng vũ trang tấn công vào nội thành Trong thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, hệ thống kênh, rạch, cầu đường tạo ra cảnh quan sông nước cùng với những thuận tiện mới cho lưu thông “trên bến dưới thuyền” khá độc đáo Ngày nay với sự hiện hữu của những khu chung cư cao tầng, những tòa nhà hiện đại, khang trang, trung tâm hành chính mới của quận, nhiều khu dân cư và nhiều tuyến đường mới mở, làm cho quận 8 trở thành quận đô thị trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh
Do tác động của quá trình đô thị hóa cũng như chính sách của Nhà nước thời kì sauO giải phóng (từ sau năm 1975), con đường lúa gạo ngày xưa đã mất đi.Ở đây đã không còn thấy bóng dáng của những chiếc tàu thuyền hoạt động tấp nập diễn ra quanh năm,hay những người buôn bán trên sông đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ yếu, những người mà chúng tôi gọi là thương hồ cũng đã biến mất,
đã trả lại cho bến Bình Đông một không gian yên tĩnh đến khó tả Tuy nhiên, với vị trí
và điều kiện thuận lợi con đường bến Bình Đông vẫn còn dư âm của một “cửa ngõ” trung chuyển hàng hóa, giao thương buôn bán quan trọng và sầm uất nhất của Sài Gòn trước kia Hoạt động“trên bến dưới thuyền” ở bến Bình Đông tuy không được xem là một hoạt động thương hồ theo đúng bản chất của nó về thời gian chỉ là hoạt động mang tính chất thời vụ và chính những người buôn bán di chuyển bằng ghe này cũng chỉ là những người thuần nông, nhưng có thể nói đây được coi là dấu gạch nối từ hoạt động thương hồ đúng nghiã của nó đã tồn tại trong quá khứ cho đến hoạt động kinh doanh hoa xuân trên sông như hiện tại và đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG HỒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tác động của bối cảnh đô thị hóa từ sau năm 1975 đối với hoạt động
thương hồ TP.HCM
2.1.1 Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng
Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kỳ thuận lợi về phát triển giao thương, kinh tế nên quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn diễn ra tương đối sớm và rất nhanh chóng Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt Nam, có lịch sử hình thành, phát triển còn rất trẻ, song hiện nay là khu vực có nền kinh tế năng động nhất cả nước Sau năm 1990, TP.HCM đã thực hiện tiến tình đô thị hóa theo kiểu công nghiệp với tốc độ cao chưa từng thấy trong lịch sử phát triển của thành phố
Thành phố tiến hành nâng cấp, chỉnh trang lại các khu vực trung tâm, xóa bỏ các khu nhà ổ chuột nằm rải rác ở khu vực hạt nhân trung tâm, đặc biệt là tập trung xóa bỏ các khu ổ chuột có quy mô lớn như khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Nâng cấp đường sá, chỉnh trang mặt tiền khu vực hạt nhân như: Đồng Khởi, Nghuyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, dãn bớt dân số ra các vùng ven, trồng thêm cây xanh, điện đường
Trong thời gian này, hàng loạt cấc công trình hiện đại mọc lên làm thay đổi diện mạo của thành phố Quá trình công nghiệp hoá ở thành phố Hồ Chí Minh làm cho khối lượng xây dựng các công trình đô thị tăng lên mau chóng Các khu chung cư, cao ốc văn phòng, khu đô thị mới, khách sạn, các khu chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm và các khu chế xuất nhanh chóng mọc lên…
Với bối cảnh phát triển nhanh, đô thị hóa đang diễn ra trên quy mô rộng, ở hầu hết các quận của TP.HCM đã làm biến đổi về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Có thể thấy, với vị trí là vùng đệm giữa nội đô và ngoại ô, quận 8 đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và biến đổi một cách rõ nét, hình thành một diện mạo hoàn toàn khác so với trước kia (trước năm 1975) Trong thời kỳ chiến tranh rất thuận lợi tổ
Trang 3835
chức chiến tranh du kích, hình thành những lõm căn cứ, nơi tập kết của các lực lượng
vũ trang tấn công vào nội thành Trong thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, hệ thống kênh, rạch, cầu đường tạo ra cảnh quan sông nước cùng với những thuận tiện mới cho lưu thông “trên bến dưới thuyền” ở khu vực bến Bình Đông khá độc đáo Ngày nay với sự hiện hữu của những khu chung cư cao tầng, những tòa nhà hiện đại, khang trang, trung tâm hành chính mới của quận, nhiều khu dân cư và nhiều tuyến đường mới mở, làm cho quận 8 trở thành quận đô thị trẻ của TP.HCM Tuy vậy, sự thay đổi
về hệ thống sông rạch, giao thương vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy ở quận 8 nằm trong mạng lưới sông rạch TP.HCM là điều cần phải bàn tới trong bối cảnh đô thị hóa như hiện nay Bến Bình Đông trước kia vốn là một trong những cửa ngõ giao thương, giao lưu quan trọng nhất của TP.HCM, tấp nập với những ghe xuồng chở gạo
từ các vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, đô thị hóa đã thu hẹp “trên bến dưới thuyền” và hoạt động buôn bán sầm uất ở bến Bình Đông đã không còn tồn tại Điều này đã tác động không nhỏ đến sự biến đổi hoạt động buôn bán trên sông ở TP.HCM
Do tác động của quá trình đô thị hóa cũng như chính sách của Nhà nước thời kì sau giải phóng (từ sau năm 1975), con đường lúa gạo ngày xưa đã mất đi Ở đây đã không còn thấy bóng dáng của những chiếc tàu thuyền hoạt động tấp nập diễn ra quanh năm,hay những người buôn bán trên sông đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ yếu, những người mà chúng tôi gọi là thương hồ cũng đã biến mất,
đã trả lại cho bến Bình Đông một không gian yên tĩnh đến khó tả Tuy nhiên, với vị trí
và điều kiện thuận lợi con đường bến Bình Đông vẫn còn dư âm của một “cửa ngõ” trung chuyển hàng hóa, giao thương buôn bán quan trọng và sầm uất nhất của Sài Gòn trước kia Hoạt động“trên bến dưới thuyền” ở bến Bình Đông tuy không được xem là một hoạt động thương hồ theo đúng bản chất của nó về thời gian chỉ là hoạt động mang tính chất thời vụ và chính những người buôn bán di chuyển bằng ghe này cũng chỉ là những người thuần nông, nhưng có thể nối đây được coi là dấu gạch nối từ hoạt động thương hồ đúng nghiã của nó đã tồn tại trong quá khứ cho đến hoạt động kinh doanh hoa xuân trên sông như hiện tại và đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương
Trang 392.1.2 Sự thay đổi về đặc điểm dân cư
Từ sau năm 1986, TP.HCM bước vào giai đoạn đổi mới, dòng người nhập cư vào thành phố trong giai đoạn này từ đồng bằng sông Cửu Long, khu 4 và duyên hảimiền Trung vào làm ăn sinh sống Trong những năm 1991 - 1994 khi cả nước bướcđầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước đầu phục hồi kinh tế thì sức ép
về dân nhập cư vào thành phố lại càng mạnh mẽ hơn
Trong sự gia tăng dân số nhanh chóng của thành phố Hồ Chí Minh, con số giatăng cơ học đã đóng góp một phần quan trọng Dân cư đổ về thành phố Hồ Chí Minh
vì ở đây dễ kiếm tiền và có việc làm, có mức sống tốt hơn nhiều so với nông thôn.Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một cực thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ vềtìm việc làm và cư ngụ Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 600.000 người đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thành phố.26
Do tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trongnhững năm qua, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất gia tăng, mức sống của người dânthành phố trở nên tốt hơn nhiều so với trước Nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thịthường lớn, đa dạng và có xu hướng đổi mới nhanh Do đó mạng lưới dịch vụ, như các siêu thị nhà hàng ngày càng phát triển nhanh hơn Các ngành dịch vụ phát triểnmạnh, góp phần làm thay đổi cơ cấu ngành nghề giữa các khu vực: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Tình hình đó đã tạo nhu cầu nhân công lớn, thu hút mạnh luồngngười từ các nơi đổ về tìm việc làm Ở nông thôn nhất là ở miền Trung và cả miềnTây, mức thu nhập thấp, tình trạng dư thừa lao động là phổ biến Do đó, số lao động
dư thừa trong nông thôn tìm đến đô thị mong tìm việc làm hoặc tìm việc làm có thunhập cao hơn ở quê nhà
Mặt khác, sự tập trung dân cư trong đô thị đến mức quá tải so với nhu cầu pháttriển của công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng gây nên tình trạng khó khăn trong việcgiải quyết nhà ở Khu vực nội thành trở nên chật chội hơn, nhà cửa được xây dựngchen chúc nhau, diện tích ở bình quân trên mỗi đầu người rất thấp, các công trình vệsinh, cống rãnh không đủ thỏa mãn cho nhu cầu sống của từng căn hộ, xuất hiện các
Trang 4037
khu nhà ổ chuột Bên cạnh đó, người ngụ cư bất hợp pháp cũng xây dựng nhà cửa tạm
bợ, trái phép dọc theo các kênh rạch, các vùng đất ngoại thành làm tăng thêm sự hỗn độn trong kiến trúc đô thị
Thông qua những dân nhập cư tứ xứ và lâu đời dần dần đã tạo nên một nềntảng của văn hóa Sài Gòn trên nhiều bình diện khác nhau Trải qua quá trình lịch sửhình thành và phát triển, qua những biến động của đô thị hóa, văn hóa cũng chịu ảnhhưởng, biến đổi Văn hóa Sài Gòn là sự kết hợp của nhiều nhân tố hỗn hợp của văn hóa cư dân Việt 3 miền: Bắc, Trung, Nam Ngoài ra, văn hóa Hán vùng Nam sông Dương Tử, đặc biệt là văn hóa Hán ở 3 tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tâymiền Nam Trung Quốc.27
Có thể thấy rằng, tại khu vực bến Bình Đông, trước khi có người Việt đến khaihoang lập làng thì ở đây chỉ có cư dân khmer và một số các dân tộc đến đây sinh sống.Nhưng do quá trình đô thị hóa vào thế kỷ XVII, XVIII, nơi đây đã ngày càng thu hútmột lượng lớn dân nhập cư đến từ nhiều vùng khác nhau của miền Trung và miền Tâynhư Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Long An, Tiền Giang, Bến Tre và một số ít
là người Hoa gốc Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam, Hẹ từ vùng ChợLớn đến đây định cư, lập nghiệp với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau: xay xátlúa gạo, buôn bán các mặt hàng nông phẩm chở lên từ đồng bằng sông Cửu Long, ấptrứng, sản xuất nước tương… Từ thế kỷ XX trở về sau, ngoài việc dân số tăng tựnhiên, nơi đây đón nhận rất nhiều đợt dân nhập cư đến từ nhiều vùng, miền và thànhphần dân tộc, tôn giáo khác nhau Hiện nay, với tốc độ diễn ra mạnh và nhanh của đô thị hóa và chỉnh trang đô thị ở TP.HCM làm thay đổi đáng kể thành phần cư dân ởkhắp các quận mà đặc biệt là khu vực bến Bình Đông Do quá trình xây dựng mới và
mở rộng hệ thống giao thông đường bộ, xây bờ kè đã làm thu hẹp diện tích sông rạchtrên địa bàn này, gây trở ngại cho việc vận chuyển và đi lại bằng đường thủy Hoạtđộng buôn bán, kinh doanh trên sông rạch từ đó cũng bị thu hẹp và dần biến mất Cư dân hoạt động “trên bến dưới thuyền” không còn đông đúc và đa thành phần như trước kia mà thay vào đó, cư dân sống ở khu vực này tập trung chủ yếu là người Việt
27 Mạc Đường (2002), “ViÇ t Nam và v¥ n ề ô thị hóa trong lịch sử , Dân tÙ c hÍ c - ô thị và v¥ n
ề ô thị hóa (An Introduction to unbananthropology and urbanization), NXB Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2002, t r 60, 246 tr