1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh

68 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 757,31 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011-2015 ĐỀ TÀI: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỤI – THỰC TIỄN TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Bộ môn Luật tư pháp Phan Thị Ngọc Trinh MSSV: 5116037 Lớp: Luật tư pháp 2 – K37 Cần Thơ, tháng 11 năm 2014 Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, người đã cực khổ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em về vất chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian em theo học tại trường. Em xin cảm ơn Quý Thầy, Cô thuộc Khoa Luật, Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và Ủy ban Nhân dân xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Trong thời gian thực tập tại cơ quan, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Cô, Chú, Anh, Chị tại đây. Luận văn tốt nghiệp là đề tài nghiên cứu khoa học của bản thân sinh viên. Dù đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Tuyền và cơ quan thực tập, luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định do người viết còn hạn chế về kiến thức và thời gian. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ./. Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh MỤC LỤC  Trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỤI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH .......................................................................................................................4 1.1. Khái niệm, đặc điểm chung về hụi ........................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về hụi ....................................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm về hụi ......................................................................................................... 7 1.2. Phân loại hụi ................................................................................................................ 8 1.2.1. Hụi không có lãi........................................................................................................ 8 1.2.2.Hụi có lãi.....................................................................................................................9 1.2.2.1. Hụi đầu thảo............................................................................................................ 10 1.2.2.2. Hụi hưởng hoa hồng ...............................................................................................11 1.3. So sánh hụi với một số hợp đồng khác..................................................................... 12 1.3.1. Hụi với hợp đồng vay tài sản ................................................................................... 12 1.3.2. Hụi với hợp đồng mượn tài sản............................................................................... 13 1.4. Lược sử phát triển tập quán “chơi hụi” ở Việt Nam qua các giai đoạn............. 14 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1996 .......................................................................................14 1.4.2. Giai doạn từ năm 1996 đến năm 2006.................................................................... 15 1.4.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay............................................................................... 17 1.5. Sự cần thiết ghi nhận pháp lý về hụi ........................................................................ 18 1.5.1. Đối với các chủ thể tham gia hụi............................................................................. 18 1.5.2. Đối với xã hội............................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỤI................................................................................................................................. 21 2.1. Chủ thể và đối tượng trong thỏa thuận về hụi .......................................................21 2.1.1. Chủ thể trong thỏa thuận về hụi ............................................................................. 21 2.1.2. Đối tượng trong thỏa thuận về hụi.......................................................................... 22 Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 2.2. Điều kiện chung để thỏa thuận về hụi có hiệu lực ................................................. 23 2.2.1. Hình thức thỏa thuận về hụi....................................................................................23 2.2.2. Nội dung thỏa thuận về hụi ....................................................................................24 2.3. Sổ hụi và lãi suất trong hụi ........................................................................................25 2.3.1. Sổ hụi..........................................................................................................................25 2.3.2. Lãi suất trong hụi...................................................................................................... 26 2.4. Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia hụi ............................................. 28 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi............................................................................... 28 2.4.1.1. Đối với hụi không có lãi .........................................................................................28 2.4.1.2. Đối với hụi có lãi .................................................................................................... 30 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi................................................... 33 2.4.2.1. Đối với hụi không có lãi .........................................................................................33 2.4.2.2. Đối với hụi có lãi .................................................................................................... 34 2.5. Thời hiệu giải quyết tranh chấp hụi......................................................................... 36 2.6. Hình thức tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hụi ................................... 37 2.6.1. Hình thức tranh chấp trong hụi .............................................................................. 37 2.6.2. Hình thức giải quyết tranh chấp trong hụi ............................................................38 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỤI TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................ 40 3.1. Thực tiễn về hoạt động tham gia hụi và giải quyết tranh chấp hụi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh ............................................................................................................. 40 3.1.1. Tình hình chung về hoạt động tham gia hụi .........................................................40 3.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hụi....................................................................... 43 3.2. Một số vướng mắc qua việc giải quyết các vụ tranh chấp hụi và khó khăn trong việc giải quyết hậu quả ...................................................................................................... 45 3.2.1. Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp hụi .................................................. 45 3.2.2. Vấn đề khó khăn trong việc giải quyết hậu quả ....................................................51 3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hụi trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh ........................................................................................52 3.3.1. Nguyên nhân từ các chủ thể tham gia hụi .............................................................52 3.3.2. Nguyên nhân về mặt pháp luật................................................................................ 53 3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hụi .................................................................................................................. 55 3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hụi ................................................... 55 Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 3.4.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hụi............................58 KẾT LUẬN..........................................................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh LỜI NÓI ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, kéo theo đó đời sống của người dân cũng ngày càng được nâng lên, do đó dẫn đến nhu cầu cần vốn đầu tư, kinh doanh, mua bán ngày càng nhiều hơn. Nhưng việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng lại còn một số hạn chế như cần các thủ tục khá phức tạp phiền hà và có thể thời gian chờ nhận tiền khá lâu hoặc phải thế chấp tài sản. Trong khi đó một số người có đồng tiền nhàn rỗi, không có nhu cầu kinh doanh, không muốn gửi ngân hàng nhưng vẫn muốn đồng tiền của mình sinh lãi, khi cần có thể rút vốn nhanh chứ không bị ràng buộc như hợp đồng vay tài sản. Một số người khác, đời sống đang gặp khó khăn, muốn có một hình thức tiết kiệm hiệu quả để cải thiện đời sống của mình. Tất cả các mong muốn nêu trên đều có thể được đáp ứng thông qua hình thức “chơi hụi” – một hình thức giao dịch theo tập quán được hình thành từ lâu trong đời sống của người dân từ Bắc vào Nam và không phân biệt tầng lớp, địa vị xã hội, ai có nhu cầu và đủ điều kiện đều có thể tham gia. Tuy nhiên, tính hợp pháp của hình thức “chơi hụi” qua các thời kì lại có những quy định khác nhau. Bộ luật Dân sự năm 1995 lại không quy định hình thức “chơi hụi” là một giao dịch hợp pháp và được bảo vệ như các hình thức giao dịch khác nếu có xảy ra tranh chấp. Nhưng việc tham gia trong người dân vẫn diễn ra thường xuyên và không ít trường hợp tranh chấp đã xảy ra, dẫn đến quyền lợi của người tham gia không được bảo vệ. Do đó dẫn đến sự cần thiết cần có một hành lang pháp lý bảo vệ lợi ích người tham gia hụi phù hợp với thực tế cuộc sống vì đã có rất nhiều tranh chấp về vấn đề này. Mãi đến Bộ luật Dân sự năm 2005 pháp luật nước ta đã thừa nhận hình thức “chơi hụi” là một giao dịch hợp pháp và được bảo vệ như các hình thức giao dịch khác cụ thể quan hệ hụi được pháp luật ghi nhận tại Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2005 trong phần quy định về hợp đồng vay tài sản. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Hụi cũng có những chuyển biến mới, từ việc tham gia hụi nhằm mục đích tiết kiệm, tương trợ là chủ yếu thì ngày nay hình thức hụi có lãi lại được người dân lựa chọn tham gia nhiều hơn hụi không có lãi. Thực tế hình thức tham gia hụi đã mang lại cho người tham gia những lợi ích đáng kể và thiết thực. Nhưng bên cạnh đó những tranh chấp về hụi cũng xảy ra khá nhiều và phức tạp, bởi bản chất quan hệ hụi là mối quan hệ trong phạm vi nhiều người. Và những tranh chấp hụi cũng đã để lại những hậu quả khó giải quyết. Trong khi hiện nay, trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia còn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hạn chế, do đó có lúc đã để cho quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm một cách đáng tiếc mà lẽ ra tranh chấp đã xảy ra có thể ngăn ngừa được. Hơn nữa, khi tiếp cận vào thực tiễn người viết được biết thì tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có số lượng người tham gia hụi cũng như tranh chấp về hụi diễn ra rất nhiều, do thời gian hạn chế nên người viết chọn huyện Tiểu Cần – một huyện trong tỉnh làm điển hình để tìm hiểu về hoạt động tham gia hụi cũng như những tranh chấp đã xảy ra trên địa bàn huyện. Qua thực tế áp dụng pháp luật thì mặc dù hình thức tham gia hụi đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thông qua việc quy định hình thức hụi trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và sự ra đời của Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường, Công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành khi áp dụng vào thực tiễn đã tồn tại một số bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để bảo vệ quyền lợi của người tham gia được tốt hơn. Từ những lí do trên người viết đã dựa trên những cơ sở lý luận, những quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh về vấn đề tham gia hụi cũng như những tranh chấp đã xảy ra trên địa bàn huyện, để từ đó tìm ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn cũng như nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp và vướng mắc đó. Từ những nguyên nhân đó người viết đề ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn để bảo vệ quyền lợi của người tham gia được tốt hơn nên người viết đã lựa chọn đề tài “Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” để trình bày trong luận văn này. Tuy đây là kết quả nghiên cứu bước đầu, nhưng người viết mong muốn góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ xây dựng một môi trường pháp lý nước nhà lành mạnh và khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Người viết chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu một số vấn đề về lý luận và hệ thống hóa lại các quy định của pháp luật có liên quan đến hụi để có cái nhìn tổng hợp, khách quan, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của bản thân về đề tài nghiên cứu. Cũng như tìm hiểu thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh về hụi nhằm tìm ra những hạn chế về mặt pháp luật và những vướng mắc thực tiễn trong quá trình giải quyết tranh chấp trong các vụ án, từ đó có hướng bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Để tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn. Qua đó người viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những của quy định pháp GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh luật về hụi và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tham gia hụi. Đồng thời, người viết cũng mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tuyên truyền pháp luật và hình thành ở mọi người sự quan tâm đối với một vấn đề có tính phổ biến trong xã hội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Người viết nghiên cứu đề tài này dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề hụi. Trong đó người viết có sự liên hệ với quy định về hụi của pháp luật thời kì trước để làm rõ vấn đề. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên người viết chỉ tìm hiểu thống kê tình hình tham gia và số vụ tranh chấp hụi trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và một vài trường hợp khác ở các huyện trong địa bàn tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, người viết nghiên cứu đề tài dựa trên nền tảng duy vật biên chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể, người viết đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích các vấn đề về cơ sở pháp lý của hụi, điều tra, thống kê để thu thập số liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài, đồng thời so sánh đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề cần tìm hiểu. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài “Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” người viết đã chia ra làm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về hụi theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hụi. Chương 3:.Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hụi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và một số kiến nghị. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỤI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm chung về hụi 1.1.1. Khái niệm về hụi Hụi hay còn được gọi là họ, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo hình thức tập quán được hình thành từ rất lâu đời trong đời sống của nhân dân trên mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Sở dĩ hụi có nhiều tên gọi khác nhau là do cách gọi của từng vùng, miền là không giống nhau. Cụ thể, miền Nam gọi là hụi, trong khi đó miền Bắc gọi là họ, còn miền Trung thì lại gọi là biêu, phường. Tuy nhiên, dù cho tên gọi có khác nhau nhưng về bản chất của nó là giống nhau. Tại khoản 1, Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2005 (sau đây gọi là BLDS 2005) có quy định về hụi như sau: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”. Và dự thảo sửa đổi BLDS 2005 cũng đã quy định về hụi tại Điều 465 với nội dung giống với quy định của luật hiện hành. Định nghĩa hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi chung là hụi) nêu trên tại Điều 479 BLDS 2005 là khá ngắn gọn và đầy đủ. Theo quy định trên cho ta thấy, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận lẫn nhau của một nhóm người tập hợp nhau lại, sau đó họ sẽ chọn ra một người trong số họ làm chủ hụi, và những người còn lại là hụi viên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người sẽ đứng ra tập hợp một nhóm người lại và thỏa thuận với nhau cùng tham gia dây hụi của mình và trường hợp này thì thường gặp trong thực tế nhiều hơn. Các thành viên sẽ góp tiền hoặc tài sản khác như: vàng, lúa, …, theo từng phần hụi của các dây hụi mà mình tham gia thông qua chủ hụi. Một thành viên trong dây hụi đó sẽ được lĩnh giá trị các phần đóng góp của tất cả các thành viên thông qua việc lĩnh hụi khi đến kì mở hụi (tùy theo hụi có lãi hay không có lãi thì việc xác định thành viên lĩnh hụi sẽ khác nhau). Tới kì tiếp theo thì sẽ đến thành viên khác lĩnh hụi do đó nó tạo nên một chu kì, một vòng tuần hoàn nhất định từ người lĩnh hụi đầu tiên cho đến hết dây hụi.1 Hụi có nhiều loại khác nhau tùy theo sự thỏa thuận của chủ hụi và các thành viên như: hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng, hụi 6 tháng, hụi mùa vụ, hụi năm, ... Tùy theo từng loại mà có chu kì mở hụi và đóng hụi khác nhau. 1 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Ví dụ: Bản án số 03/2013/DSST ngày 21/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh thì nguyên đơn là bà Lâm Thị Mậu đã làm một dây hụi 3.000.000 đồng với chu kì mở hụi là 3 tháng mở hụi một lần2. Hoặc tại bản án số: 04/2013/DSST ngày 21/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh tại dây hụi thứ 4 thì bà Lâm Thị Mậu là chủ hụi dây hụi có chu kì mở hụi và đóng hụi là một tháng một lần 3. Chủ hụi là người tổ chức hụi, thu tiền hụi của các thành viên và giao tiền hụi cho thành viên được lĩnh hụi ở mỗi kì lĩnh hụi cho tới khi kết thúc dây hụi. Tùy theo sự thỏa thuận mà có các loại chủ hụi: Chủ hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi (hụi không có lãi và hụi đầu thảo); chủ hụi không đồng thời là thành viên trong dây hụi (chủ hụi hưởng hoa hồng).4 Chủ thảo (đầu thảo) là chủ hụi trong dây hụi mà theo thỏa thuận các thành viên góp đủ phần hụi của mình cho chủ hụi trước ngày (mở hụi) lĩnh hụi để chủ hụi, chủ thảo lĩnh trong kì mở hụi đầu tiên mà không cần phải bỏ lãi như các thành viên còn lại trong hụi đầu thảo và sẽ không được nhận lãi từ các thành viên lĩnh hụi tiếp theo. Trường hợp này thì chủ hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi.5 Chủ hụi hưởng hoa hồng là chủ hụi trong dây hụi mà theo thỏa thuận các thành viên phải trả hoa hồng cho chủ hụi theo tỉ lệ tương ứng với phần hụi mà thành viên được lĩnh hụi được nhận. Tỉ lệ theo thỏa thuận của các thành viên nhất trí thống nhất. Trường hợp này thì chủ hụi không đồng thời là thành viên trong dây hụi, bởi chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng luật không quy định cho chủ hụi được lĩnh hụi như đối với các trường hợp khác.6 Thành viên là người tham gia dây hụi, góp phần hụi theo kì, được lĩnh hụi và thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận. Một thành viên có thể tham gia nhiều phần hụi trong một dây hụi hoặc nhiều thành viên cùng tham gia một phần hụi trong dây hụi nếu được sự đồng ý của các thành viên còn lại.7 Phần hụi là số tiền hoặc tài sản khác đã được xác định theo thỏa thuận mà thành viên phải góp trong mỗi kì mở hụi. Phần hụi phải là tài sản có thể giao dịch được. 2 Phụ lục 1. Phụ lục 2. 4 Điều 5 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường. 5 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. 6 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. 7 Điều 6 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường. 3 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Dây hụi gọi chung cho tất cả các phần hụi của các thành viên tham gia trong một kì mở hụi. Ví dụ: Một hụi tháng có mỗi phần hụi phải đóng mỗi tháng là 2.000.000 đồng và có 15 phần hụi thì 15 phần hụi này được gọi chung là dây hụi có tiền góp mỗi tháng là 30.000.000 đồng (hụi không có lãi). Do đó dây hụi hay còn được hiểu là tổng số các thành viên tham gia hụi. Kì mở hụi là thời điểm được xác định theo sự thỏa thuận của các thành viên tham gia hụi mà tại thời điểm đó từng thành viên được lĩnh hụi. Kì mở hụi được xác định là khoảng thời gian từ người lĩnh hụi kì trước đến người lĩnh hụi kì sau, tùy vào từng loại hụi mà có chu kì mở hụi khác nhau có thể là một ngày, một tuần, một tháng, 6 tháng, một mùa vụ, một năm. Hụi sống là phần hụi mà thành viên tham gia phải đóng theo chu kì mở hụi mà chưa được lĩnh hụi. Riêng đối với hụi có lãi thì thành viên chưa lĩnh hụi chỉ phải đóng phần hụi của mình sau khi đã trừ đi số tiền lãi mà thành viên lĩnh hụi phải chi trả lại cho các thành viên còn lại. Ví dụ: Trong một dây hụi tháng với mỗi phần hụi là 1.000.000 đồng và có 10 thành viên tham gia gồm A1, A2, A3,…A10. Kì mở hụi đầu tiên A3 là người được lĩnh hụi (tùy theo loại hụi mà có cách xác định người lĩnh hụi khác nhau). Như vậy phần hụi của các thành viên còn lại được gọi là hụi sống họ phải đóng 1.000.000 đồng (hụi không có lãi) cho chủ hụi để giao cho A3 hoặc các thành viên còn lại phải đóng một khoản tiền sau khi trừ đi số tiền mà A3 đã bỏ lãi để được lĩnh hụi (đối với hụi có lãi). Hụi chết là phần hụi mà thành viên tham gia trong dây hụi đã lĩnh hụi. Do đó vào kì mở hụi tiếp theo của dây hụi thì thành viên đã lĩnh hụi không được lĩnh hụi nữa nhưng phải đóng phần hụi đó cho đến khi hết dây hụi (trừ trường hợp thành viên tham gia nhiều dây hụi thì có quyền lĩnh hụi cho đến hết các phần hụi đã tham gia). Đối với hụi có lãi thì thành viên nào đã lĩnh hụi thì vào kì mở hụi tiếp theo ngoài việc không được lĩnh hụi và phải đóng phần hụi đó cho đến hết dây hụi thì thành viên đó cũng sẽ không được trả lãi từ thành viên lĩnh hụi tiếp theo. Tức hụi chết là số tiền mà thành viên đã lĩnh hụi phải đóng theo số tiền của phần hụi được ấn định từ đầu. Ví dụ: Tương tự trường hợp dây hụi tháng với mỗi phần hụi là 1.000.000 đồng và có 10 thành viên tham gia. Kì mở hụi đầu tiên A3 là người được lĩnh hụi, như vậy phần hụi của A3 sẽ trở thành hụi chết. Đến kì mở hụi tiếp theo A3 sẽ phải đóng số tiền tương GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh ứng với giá trị của phần hụi là 1.000.000 đồng cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi và cũng sẽ không được các thành viên lĩnh hụi sau trả lãi (hụi có lãi).8 1.1.2. Đặc điểm về hụi Xét về bản chất thì hụi là một hình thức dành dụm của cải, một dạng giao dịch dân sự dưới hình thức hợp đồng. Khi nguồn vốn rãnh rỗi họ đầu tư vào hụi xem như đây là một cách để tiết kiệm, vì khi đến kì mở hụi nếu lĩnh hụi thì ngoài khoản tiền tiết kiệm được họ còn có thêm một khoản khác gọi là lãi (nếu họ tham gia hụi có lãi) mà không cần phải có giấy tờ thủ tục rờm rà như việc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Hoặc khi cần huy động nguồn vốn để làm việc họ có thể lĩnh hụi mà không cần phải đến ngân hàng để vay với những thủ tục khá phức tạp và thời gian có thể chờ rất lâu mới có thể nhận được tiền, vì vậy có thể họ sẽ bỏ lỡ một cơ hội nào đó. Việc tham gia hụi dễ mà thủ tục cũng đơn giản nên thu hút khá nhiều người tham gia ở mọi tầng lớp trong xã hội, hầu như ai cũng đã, đang tham gia hình thức này. Hình thức tham gia hụi là việc tập trung của nhóm người tham gia đóng góp việc vay và cho vay lẫn nhau. Vì vậy, hụi thể hiện đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng vay tài sản – một hình thức đặc biệt của hợp đồng vay tài sản. Thứ nhất, hụi là một giao dịch dân sự, một hình thức đặc biệt của hợp đồng vay tài sản, do đó hụi có đầy đủ đặc điểm pháp lý của một hợp đồng dân sự. Cụ thể, chính là sự thỏa thuận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch này. Sự thỏa thuận này phải phù hợp với mong muốn và ý chí của các bên, thể hiện ở việc nếu chủ thể tham gia hụi do bị nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối,… không phù hợp với ý chí của các bên khi tham gia, về nguyên tắc hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự cho phép các bên tham gia giao dịch được tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Thứ hai, hụi là một dạng của hợp đồng vay tài sản, vì vậy hụi sẽ có một số đặc điểm giống hợp đồng vay tài sản. Cụ thể, hụi là hợp đồng ưng thuận song vụ. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Nếu hợp đồng giao kết bằng miệng thì hợp đồng có hiệu lực khi các bên đã thỏa thuận với nhau về các vấn đề trong hợp đồng, nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì hợp đồng sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng kí tên vào văn bản. Hợp đồng song vụ có nghĩa là các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. 8 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Thứ ba, khi tham gia vào giao dịch này các bên phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, thiện chí, hợp tác và bình đẳng. Đặc điểm này cũng chính là bản chất của một đồng dân sự. Có nghĩa khi tham gia vào giao dịch này thì mọi người đều bình đẳng với nhau không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế,… mọi người sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Và một khi nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử trên được đảm bảo thì sẽ kéo theo nguyên tắc tự nguyện cũng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên trong thực tế khi xem xét thì để xác định xem có sự tự nguyện khi tham gia giao dịch hay không là một công việc hết sức khó khăn và là một vấn đề khá phức tạp. Thứ tư, việc tham gia hụi nó cũng thể hiện hình thức tín dụng trong dân gian. Bởi lẽ, một người là chủ hụi với vai trò là trung gian tài chính sẽ huy động vốn. Người có thể được làm chủ hụi trong thực tế là người thường có uy tín và được mọi người tin tưởng để tham gia hụi nếu người đó kêu gọi nhiều người khác tham gia hoặc được bầu ra để làm chủ hụi nếu nhiều người tự lập ra và thỏa thuận một người làm chủ hụi. Hơn nữa, quan hệ hụi là mối quan hệ trong phạm vi nhiều người, việc lựa chọn người được vay tài sản thông qua các hình thức khác nhau tùy theo loại hụi. Tư cách chủ thể trong hụi có sự thay đổi trong suốt quá trình dây hụi diễn ra, có thể vào kì mở hụi lần này họ là người cho vay, nhưng có thể vào kì mở hụi tiếp theo họ lại là người vay. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định, việc tham gia hụi là nhằm mục đích tương trợ, để dành của cải trong nhân gian. Do đó mọi hành vi lợi dụng việc tham gia hụi để cho vay nặng lãi đều bị nghiêm cấm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 1.2. Phân loại hụi Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi là Nghị định 144/2006/NĐCP) thì hụi được chia làm hai loại là hụi có lãi và hụi không có lãi, hụi có lãi được chia thành hai loại hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng. 1.2.1. Hụi không có lãi Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì hụi không có lãi là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia hụi, thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi.9 9 Điều 11 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Như vậy, ta có thể thấy một điều rằng theo sự thỏa thuận của các thành viên tham gia hụi, họ có thể chọn ra người lĩnh hụi trong kì mở hụi bằng lời nói theo quy ước từ trước hoặc họ sẽ bốc thăm để chọn ra người lĩnh hụi. Người lĩnh hụi trong kì mở hụi sẽ nhận được toàn bộ giá trị của dây hụi bằng cách nhân trực tiếp giá trị của phần hụi với tổng số thành viên tham gia ta sẽ có được số tiền mà thành viên lĩnh hụi sẽ được nhận khi lĩnh hụi thông qua chủ hụi. Tất cả các thành viên sẽ được số tiền như nhau khi lĩnh hụi, dù họ lĩnh hụi trước hay sau thì tiền họ nhận được là giống nhau. Hình thức tham gia hụi này là không có lãi và thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ đóng hụi cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi. Hình thức tham gia hụi này trong thực tế rất ít người tham gia, vì nó là loại hụi không có lãi. Nhưng đây cũng là loại hụi ít xảy ra tranh chấp nhất và đối tượng tham gia thường là những người có thu nhập ổn định. Ví dụ: Một dây hụi gồm 15 thành viên tham gia, mỗi tháng mở hụi một lần với mỗi phần hụi trị giá là 2.000.000 đồng. Vậy người lĩnh hụi trong kì mở hụi sẽ nhận được số tiền hụi là 28.000.000 đồng ( 14 thành viên x 2.000.000 đồng), phần hụi của người lĩnh hụi không phải đóng. Đến kì mở hụi tiếp theo thành viên đã lĩnh hụi phải đóng hụi chết với số tiền là 2.000.000 đồng cho đến khi thành viên thứ 15 lĩnh hụi. Tất cả 15 thành viên khi lĩnh hụi đều nhận được số tiền là như nhau. 1.2.2. Hụi có lãi Hụi có lãi là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia hụi, thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi10. Đã gọi là hụi có lãi thì bản chất loại hụi này là kinh doanh, có mục đích sinh lời. Có mục đích sinh lời nhưng không đồng nghĩa với việc ai tham gia cũng có lời, bởi vì có trường hợp vì muốn lĩnh hụi trước nên có thành viên bỏ lãi cao dẫn đến việc tham gia vào dây hụi này sẽ bị lỗ hoặc huề vốn mà không có lãi. Ngay từ đầu khi tham gia thì từng thành viên cũng đã nhận biết được vấn đề này. Cách xác định người lĩnh hụi đối với hụi có lãi là thành viên nào bỏ lãi cao nhất trong kì mở hụi sẽ được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên còn lại (trừ thành viên đã lĩnh hụi trước thì không cần trả lãi cho thành viên đó), đối với hụi đầu thảo thì khi chủ hụi lĩnh hụi đầu tiên họ không cần phải bỏ lãi và không cần trả lãi cho các thành viên còn lại, thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ đóng hụi chết cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi hoặc một cách xác định người được lĩnh 10 Điều 17 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hụi khác do các thành viên thỏa thuận. Người đã lĩnh hụi thì không được bỏ lãi trong kì mở hụi tiếp theo trừ khi thành viên đó tham gia nhiều phần hụi trong một dây hụi, thì họ có quyền bỏ lãi cho đến khi họ lĩnh hết các phần hụi. Và họ vẫn phải đóng hụi chết như các thành viên khác tương ứng với số phần hụi mà họ đã tham gia. Hụi có lãi bao gồm hai loại là hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng. 1.2.2.1. Hụi đầu thảo Hụi đầu thảo là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia hụi, chủ hụi được lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở hụi khác, thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên khác nhưng đối với chủ hụi (đầu thảo) thì không phải chia lãi cho họ vì đã lĩnh hụi và là người phải đóng hụi chết.11 Trong lần mở hụi đầu tiên thì chủ hụi (đầu thảo) là người được lĩnh hụi và không cần phải trả lãi cho các thành viên còn lại. Đây là một lợi thế dành cho chủ hụi của loại hụi này. Và đây cũng là một cơ hội lớn để cho chủ hụi nào có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân thực hiện một cách dễ dàng hành vi của mình. Nhưng thực tế tìm hiểu thì hầu như người dân không ưu chuộng loại hụi này. Ví dụ: Một dây hụi gồm có 20 thành viên tham gia, giá trị của mỗi phần hụi là 1.000.000 đồng. Chủ hụi là người được lĩnh hụi đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên còn lại nên chủ hụi sẽ nhận được số tiền hụi là 19.000.000 đồng (19 thành viên x 1.000.000 đồng), chủ hụi không phải đóng vì là người lĩnh hụi. Trong kì mở hụi tiếp theo thì chủ hụi phải là người đóng hụi chết và thành viên nào bỏ lãi cao nhất sẽ được lĩnh hụi và phải trả lãi cho các thành viên còn lại. Chẳng hạn như trong ví dụ trên lần mở hụi tiếp theo A là người bỏ lãi cao nhất với số tiền là 200.000 đồng nên A sẽ là người được lĩnh hụi với số tiền là 15.400.000 đồng (18 thành viên x 800.000 đồng + 1.000.000 đồng của chủ hụi). A đã bỏ lãi 200.000 đồng nên được lĩnh hụi vì vậy A phải trả lãi cho các thành viên còn lại mỗi người là 200.000 đồng trừ chủ hụi đã lĩnh hụi. Do đó 18 thành viên còn lại sẽ chỉ phải đóng 800.000 đồng và chủ hụi phải đóng hụi chết là 1.000.000 đồng. Tương tự, trong các kì mở hụi tiếp theo cũng diễn ra như vậy cho đến thành viên cuối cùng lĩnh hụi thì thành viên này không cần phải bỏ lãi do các thành viên còn lại đều đã lĩnh hụi và phải đóng hụi chết nên số tiền người này nhận được khi kết thúc dây hụi sẽ là 19.000.000 đồng. 11 Điều 19 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 1.2.2.2. Hụi hưởng hoa hồng Hụi hưởng hoa hồng là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thành viên góp hụi để giao cho thành viên được lĩnh hụi. Thành viên được lĩnh hụi phải trả lãi cho các thành viên khác và phải trả một khoản hoa hồng cho chủ hụi. Mức hoa hồng do những người tham gia hụi thoả thuận.12 Trong loại hụi này thì chủ hụi không đồng thời là thành viên tham gia hụi. Từng thành viên tham gia hụi muốn lĩnh hụi thì họ phải tham gia bỏ lãi. Ai bỏ lãi cao nhất sẽ được lĩnh hụi nếu có nhiều người cùng bỏ lãi cao nhất bằng nhau thì việc xác định người lĩnh hụi sẽ theo sự thỏa thuận của các thành viên khi bắt đầu tham gia dây hụi. Người lĩnh hụi phải trả lãi cho các thành viên còn lại và là người phải đóng hụi chết. Trong kì mở hụi tiếp theo thì thành viên đó không được bỏ lãi (trừ trường hợp thành viên đó tham gia nhiều phần hụi thì có thể bỏ lãi cho đến khi hết các phần hụi). Mức hoa hồng mà người lĩnh hụi phải trả cho chủ hụi là số tiền do các thành viên đã thỏa thuận, quy ước ngay từ đầu. Ví dụ: Một dây hụi tháng gồm 10 thành viên với mỗi phần hụi có giá trị là 2.000.000 đồng và các thành viên đã thỏa thuận tiền hoa hồng mà người lĩnh hụi phải trả cho chủ hụi là 500.000 đồng. Chẳng hạn, trong kì mở hụi đầu tiên A là người bỏ lãi cao nhất với tiền lãi là 200.000 đồng và là người được lĩnh hụi do đó số tiền mà A sẽ nhận được là 15.700.000 đồng (9 thành viên x 1.800.000 đồng – 500.000 đồng tiền hoa hồng cho chủ hụi), do các thành viên còn lại mỗi người đóng 1.800.000 đồng vì đã được A trả lãi cho mỗi người 200.000 đồng, A không phải đóng hụi bởi A là người lĩnh hụi và A phải trả cho chủ hụi tiền hoa hồng là 500.000 đồng như đã thỏa thuận. Trong các lần mở hụi tiếp theo A không được bỏ lãi nữa và là người phải đóng hụi chết. Nhưng thực tế tại địa phương người viết tìm hiểu thì mức hoa hồng mà thành viên lĩnh hụi phải trả cho chủ hụi thường là bằng 50% giá trị của phần hụi. Tương tự cho đến khi thành viên cuối cùng được lĩnh hụi sẽ kết thúc dây hụi. Thành viên cuối cùng này không cần phải bỏ lãi và số tiền người này nhận được sẽ là 17.500.000 đồng ( 9 thành viên x 2.000.000 đồng – 500.000 đồng). Đối với loại hụi này càng về sau thì người lĩnh hụi sẽ càng có lãi cao. 12 Điều 24 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 1.3. So sánh hụi với một số hợp đồng khác 1.3.1. Hụi với hợp đồng vay tài sản Hụi là một dạng của hợp đồng vay tài sản bởi nó được quy định trong phần hợp đồng vay tài sản. Do đó hụi sẽ có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng. Bên cạnh những đặc điểm chung thì hụi vẫn có những đặc điểm riêng của nó do nó được tách ra và quy định thành một điều luật riêng trong phần hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản và hụi đều được kí kết dựa trên sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, phải tuân thủ các nguyên tắc của hợp đồng nói chung. Cụ thể, hợp đồng phải được kí kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Bên cạnh đó thì hợp đồng vay tài sản và hụi đều là hợp đồng ưng thuận, song vụ. Hợp đồng ưng thuận có nghĩa là hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Thời điểm hợp đồng giao kết có thể thuộc các trường hợp, khi bên đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hoặc hợp đồng được giao kết bằng miệng thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên thỏa thuận với nhau về nội dung hợp đồng hoặc thời điểm bên cuối cùng kí tên vào văn bản nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền. Cả hai đều có trường hợp vay có lãi và vay không có lãi. Vay có lãi có nghĩa là sau một thời gian bên vay vay của bên cho vay thì bên vay có nghĩa vụ trả tài sản vay và một khoản khác gọi là lãi theo sự thỏa thuận của các bên. Vay không có lãi có nghĩa là sau một thời gian vay thì bên vay có nghĩa vụ trả tài sản vay mà không cần một khoản nào khác nữa cho bên cho vay. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản và thỏa thuận về hụi đều là tài sản có thể giao dịch được, vật tiêu hao và cùng loại. Tuy nhiên, về bản chất hụi giống với hợp đồng vay tài sản nhưng bản thân hụi lại có những đặc điểm riêng của nó. Cụ thể, trong hợp đồng vay tài sản thì tư cách chủ thể trong suốt quá trình từ khi hợp đồng được kí kết cho đến khi kết thúc hợp đồng sẽ không thay đổi. Có nghĩa là bên nào là bên vay thì trong suốt quá trình hợp đồng được thực hiện thì họ vẫn là bên vay, bên cho vay cũng vậy sẽ không có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong hụi lại có sự thay đổi tư cách chủ thể trong suốt quá trình thực hiện. Tức là ở kì mở hụi lần này họ mang tư cách là bên vay, nhưng có thể ở kì mở hụi tiếp theo họ lại mang tư cách là bên cho vay. Trường hợp hợp đồng vay tài sản có lãi thì bên cho vay là người đặt ra vấn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đề về lãi suất nhưng đối với hụi có lãi thì vấn đề lãi suất lại do bên đi vay tự đặt ra cho mình (trừ chủ hụi đầu thảo và thành viên lĩnh hụi cuối cùng). Trong hụi thì quan hệ giữa bên vay và bên cho vay nhiều khi chỉ thông qua trung gian là chủ hụi. Chủ hụi sẽ nhận tiền của hụi viên này và giao cho hụi viên khác khi họ lĩnh hụi và hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng nếu là hụi hưởng hoa hồng. Quan hệ giữa bên vay và bên cho vay trong hụi xét về bản chất sẽ phức tạp hơn hợp đồng vay tài sản rất nhiều bởi hụi được thực hiện trong mối quan hệ nhiều người. 1.3.2. Hụi với hợp đồng mượn tài sản Hụi xét về bản chất giống với hợp đồng vay tài sản, vì vậy nó có đầy đủ đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung. Hợp đồng mượn tài sản về bản chất nó cũng thể hiện đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mượn tài sản nói riêng. Do đó, cả hợp đồng mượn tài sản và thỏa thuận về hụi đều được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, phải được giao kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Tức là khi giao kết sự thỏa thuận của các bên phải phù hợp với mong muốn và ý chí của các bên, thể hiện ở việc nếu chủ thể tham gia do bị nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối,… không phù hợp với ý chí của các bên khi tham gia về nguyên tắc hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự cũng cho phép các bên tham gia giao dịch được tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Bên cạnh những đặc điểm chung của một hợp đồng dân sự thì hợp đồng mượn tài sản và hụi lại có những đặc điểm riêng để phân biệt. Cụ thể, hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tại còn hụi về bản chất là hợp đồng ưng thuận. Tức là hợp đồng mượn tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, dù hợp đồng có thể được giao kết trước đó, còn thỏa thuận về hụi sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết có nghĩa là nếu thỏa thuận về hụi được giao kết bằng lời nói sẽ có hiệu lực sau khi các bên thỏa thuận xong về mặt nội dung, còn thỏa thuận về hụi giao kết bằng văn bản thì sẽ có hiệu lực khi bên cuối cùng kí tên vào văn bản. Hơn nữa, hợp đồng mượn tài sản chỉ chuyển giao quyền sử dụng tài sản chứ không có chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mượn, còn hụi thì chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên cho vay sang bên vay kể từ khi bên vay nhận được tài sản vay. Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật không tiêu hao, tức là sau khi mượn một thời gian hoặc khi đã đạt được mục đích sử dụng thì bên mượn phải trả tài sản lại cho bên cho mượn tài sản như ban đầu, còn đối tượng trong hụi là tài GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 13 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh sản có thể giao dịch được, sau khi vay một thời gian theo thỏa thuận chu kì của dây hụi thì bên vay trả tài sản cho bên cho vay là vật cùng loại với tài sản vay (đối tượng trong hụi là vật tiêu hao và cùng loại). 1.4. Lược sử phát triển tập quán “chơi hụi” ở Việt Nam qua các giai đoạn 1.4.1. Giai đoạn trước năm 1996 Hụi là một giao dịch tài sản theo tập quán được hình thành rất lâu trong đời sống nhân dân và đã được các nhà nước trước đó công nhận. Bộ luật Dân sự Bắc Kì có quy định tại Điều 1204 như sau: “phàm những hội để dành tiền và những hội cho vay lẫn nhau như tham gia hụi (họ), hội hiếu hỉ, hội tư văn là tuân theo dân luật tục lệ, cùng khế ước của người đương sự được lập ra”. Thời kì này thì việc tham gia hụi diễn ra cũng khá phổ biến và cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn về việc tham gia hụi như sau: báo cáo sơ kết công tác 5 tháng đầu năm 1989 của Tòa án nhân dân tối cao (phần về hình sự), cho rằng tham gia hụi là một việc làm mang tính chất tương trợ lẫn nhau trong nhân dân lao động. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kẻ xấu lợi dụng việc tham gia hụi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng rất xấu đến trật tự xã hội, gây mất đoàn kết trong nhân dân. Có nhiều người tham gia hụi bị vỡ hụi đến mấy chục triệu đồng; nhiều gia đình tan nhà nát cửa; nhiều vụ đánh chém lẫn nhau, có trường hợp có người đã phải tự sát vì vỡ nợ. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án nhân dân địa phương cần xử lý nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Tùy từng trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cho vay nặng lãi. Theo Thông báo số 2590/PPLT ngày 10/8/1990 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ) về ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về chống tệ nạn xã hội “vỡ hụi” thì việc tổ chức hụi và tham gia hụi dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm. Khi phát hiện ra bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào tổ chức và tham gia hụi, thì tùy từng mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính, kỉ luật cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ủy ban nhân dân các cấp cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân hiểu rõ được bản chất và tác hại của việc tham gia hụi để không tổ chức hoặc tham gia hụi; đồng thời phát động nhân dân giúp chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện người làm chủ hụi để kịp thời ngăn chặn, loại trừ tệ nạn “giật hụi”, “vỡ hụi” ở địa phương. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 14 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về nợ hụi”. Theo hướng dẫn này thì các tranh chấp về nợ hụi, Tòa án không được coi việc tham gia hụi là những giao dịch bất hợp pháp để không thụ lý và giải quyết mà phải coi đây là một loại tranh chấp về vay, nợ tài sản để thụ lý, giải quyết. Khi thụ lý giải quyết các loại tranh chấp này, thì Tòa án chỉ buộc người nợ trả lại cho người đòi nợ phần vốn (tức là nợ gốc) mà không buộc người nợ phải trả cho người đòi nợ một khoản lãi nào. Khi giải quyết phần nợ gốc thì Tòa án căn cứ vào Thông tư số 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính “Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản trong các vụ án hình sự và dân sự” để giải quyết. Đối với những tranh chấp về nợ hụi mà Tòa án phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì Tòa án chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết nhiều vụ tranh chấp về nợ hụi cho đến khi Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/1996 góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường giữ gìn trật tự an toàn xã hội.13 1.4.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến trước năm 2006 Kể từ ngày 01/7/1996 ngày Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành, theo quy định điểm 2, khoản 2 Nghị quyết của Quốc hội khóa IX kì hợp thứ 8 “Về việc thi hành Bộ luật Dân sự” Tòa án nhân dân tối cao đã có Thông báo số 38/KHXX ngày 5/7/1996 “về việc hủy bỏ, chấm dứt thi hành, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật dân sự theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự”. Theo thông báo này thì Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trang chấp về nợ hụi” không còn hiệu lực áp dụng để giải quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ việc tham gia hụi xác lập từ ngày 01/7/1996. Tiếp đó Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 49/KHXX ngày 20/5/1997 về một số quy định trong tố tụng dân sự, Công văn số 120/KHXX ngày 27/10/1997 về tố tụng dân sự, Công văn số 19/KHXX ngày 13/3/1998 về việc giải quyết tranh chấp về nợ hụi,…, có nội dung: Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992 không có hiệu lực áp dụng đối với các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ ngày 01/7/1996. Do vậy nếu có đơn 13 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 15 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia hụi mà các giao dịch này được xác lập từ ngày 01/7/1996, thì Tòa án chưa thụ lý để giải quyết. Nếu Tòa án đã thụ lý mà chưa giải quyết xong thì phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ hướng dẫn mới. Tòa án cần giải thích cho đương sự rõ là đang chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương. Sau ngày 01/7/1996, việc tham gia hụi trong nhân dân vẫn còn diễn ra rất phổ biến nhiều tranh chấp phát sinh từ việc tham gia hụi gây hậu quả xấu đối với người dân dẫn đến mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Do chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nên các tranh chấp có liên quan đến việc tham gia hụi xác lập trước ngày 01/7/1996 vẫn chưa được Tòa án thụ lý giải quyết. Điều này đã gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều người có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều Tòa án nhân dân địa phương chính quyền, cấp ủy địa phương có Công văn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan hữu quan ở Trung ương tiến hành việc nghiên cứu và hướng dẫn giải quyết các tranh chấp nợ hụi được xác lập từ ngày 01/7/1996 trở lại đây. Đặc biệt là các đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố đã có nhiều kiến nghị yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan hữu quan ở Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các tranh chấp này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và an ninh trật tự trong cả nước.14 Tại ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI ngày 06/5/2005, Quốc hội làm việc dưới sự điều khiển của phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Dân sự 2005. Xung quanh vấn đề hụi, họ, đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều đại biểu cho rằng: Việc có quy định về hụi, họ trong dự thảo luật đã đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tuy nhiên cần có quy định chặt chẽ về vấn đề này và cần có sự phân biệt rạch ròi khái niệm hụi, họ; chỉ chấp nhận mức lãi suất từng thời điểm do Nhà nước quy định và xử lý tương tự như hợp đồng vay tài sản. Đại biểu Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên), Đào Xuân Nay (Bình Thuận), Đinh Hữu Tời (Nghệ An), Nguyễn Đức Dũng (Kom Tum) cho rằng: hụi, họ đã hình thành từ lâu trong cuộc sống. Do chưa có luật điều chỉnh quan hệ này nên nhiều người lợi dụng gây hậu quả rất xấu cho xã hội. Chính vì vậy cần có quy định đầy đủ rõ ràng trong luật dân sự. 14 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 16 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Hụi, họ là hình thức nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên Bộ luật Dân sự cần phải quy định cụ thể về hình thức lãi suất, nghiêm cấm việc cho vay cao hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại. Đại biểu Huỳnh Thị Hường (Quảng Nam) lại cho rằng không nên quy định vấn đề này trong Bộ luật Dân sự, vì thực chất hụi, họ không phải vì mục đích tương thân tương ái, mà là vấn đề cho vay nặng lãi. Theo bà, chỉ nên quy định vấn đề này chung trong hợp đồng vay mượn như ở chương XVIII hợp đồng dân sự, mục 4, khi có tranh chấp xảy ra sẽ áp dụng điều luật này để giải quyết. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) lại cho rằng: Việc quy định về hụi, họ trong luật dễ làm người dân hiểu lầm, lợi dụng quy định của pháp luật để kinh doanh do vậy không nên quy định trong luật15. Về việc quy định hụi trong luật Dân sự vẫn còn nhiều tranh cãi, cuối cùng thì Quốc hội cũng đã nhất trí thông qua và quy định về vấn đề hụi thành một điều luật trong BLDS 2005. 1.4.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay Điều 479 BLDS 2005 có quy định về hụi như sau: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họi nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”. Dự thảo sửa đổi BLDS 2005 cũng đã giữ lại quy định này và được quy định tại Điều 465. Có nghĩa là cho đến thời điểm hiện tại luật vẫn cho phép và bảo vệ hoạt động tham gia hụi trong nhân dân. Tại điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP cũng có quy định chính sách của Nhà nước về hụi như sau: “Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác”. Như vậy, ta có thể thấy Nhà nước ta vẫn thừa nhận và có chính sách nhằm bảo vệ người tham gia hụi tránh khỏi những rủi ro khi tham gia hụi. Về bản chất tham gia hụi trong nhân dân vẫn là một hình thức tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau được đông đảo mọi người tham gia không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,… 15 Báo Tiền Phong: Tranh luận về quyền hiến xác, hụi, họ, và các hình thức sở hữu, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tranh-luan-ve-quyen-hien-xac-hui-ho-va-cac-hinh-thuc-so-huu-8784.tpo, [truy cập ngày 29-8-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 17 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bất cứ ai cũng đều có quyền tham gia. Thời gian trôi qua hình thức tham gia hụi có lãi càng được nhiều người tham gia và ưa chuộng hơn hết, bởi lẽ ngoài việc tiết kiệm thì khi đến lĩnh hụi còn có thêm một khoản khác được xem là lãi (hụi có lãi). Mọi người có thể vay tiền, tài sản lẫn nhau mà không cần phải đến ngân hàng với các thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi có thể khá lâu. Lợi ích từ việc tham gia hụi trên thực tế là rất lớn, nhiều người có thể trả nợ, mua sắm các vật dụng trong gia đình hoặc đóng tiền học, mua sách vở cho con nhờ vào số tiền mỗi khi lĩnh hụi. Tham gia hụi lợi ích có rất nhiều nhưng bên cạnh đó cũng còn lắm rủi ro cho người tham gia, bởi thực tế việc tham gia hụi dựa trên sự tin tưởng, uy tín lẫn nhau nên việc xảy ra rủi ro là chuyện rất bình thường. Do đó việc quy định vấn đề hụi trong luật và ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hụi là thực sự cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia. Ngày 06/04/2007 Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 40/KHXX hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hụi. Do đó Điều 479 BLDS 2005, Nghị định 144/2006/NĐ-CP và Công văn số 40/KHXX là những căn cứ pháp lý để Tòa án thụ lý và giải quyết các tranh chấp về hụi hiện nay. 1.5. Sự cần thiết ghi nhận pháp lý về hụi 1.5.1. Đối với các chủ thể tham gia hụi Qua hình thức tham gia hụi, nếu nhìn theo phương diện tích cực, có thể nói về bản chất việc tham gia hụi khá hay, tạo điều kiện để các cá nhân có thể có được một số tiền lớn vay từ những người cùng tham gia, thay vì phải đi vay của ngân hàng, lại không cần thủ tục phiền phức gì cả. Hình thức góp, trả cũng đơn giản, nhẹ nhàng, thuận tiện. Có nhiều gia đình nhờ vào việc tham gia hụi họ có thể sắm được nhiều vật dụng trong gia đình hoặc giải quyết những khó khăn trong cuốc sống khi lĩnh hụi. Tham gia hụi ngoài việc mọi người có thể vừa giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn mang tính chất tương thân, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày. Nó còn giúp cho mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm càng trở nên khắng khít, đoàn kết hơn. Qua thực tế tìm hiểu thì nhiều phụ huynh có con đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,… thì việc tham gia hụi dường như đã trở nên rất quen thuộc đối với họ. Mục đích của họ tham gia hụi là để tích lũy tiền mỗi khi đến tháng con cần tiền trang trãi việc học hoặc đến học kì mới con cần phải đóng tiền học phí hoặc nhiều người lớn tuổi tham gia hụi có thể dành dụm được khoản tiền tiết kiệm khi có ốm bất ngờ thì số tiền đó sẽ có tác dụng mà không phải nhờ đến con cháu. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 18 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Tuy nhiên, những lợi ích liệt kê ở trên của việc tham gia hụi chỉ xảy ra nếu hụi được công nhận là một giao dịch hợp pháp và được bảo vệ như các hình thức giao dịch khác. Bởi trong thực tế thì việc tham gia hụi gặp rất nhiều rủi ro. Nhất là đối với hụi có lãi, một khi rủi ro xảy ra thì kéo theo đó rất nhiều hệ lụy đối với bản thân người tham gia. “Vỡ hụi” không còn là chuyện mới và như cơn lốc kéo theo bao nhiêu tiêu cực, làm ly tán tình thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình, nợ nần chồng chất, thậm chí đã xảy ra cả án mạng. Có nhiều người vì ham lãi hụi cao họ sẵn sàng vay tiền nơi khác về để đầu tư vào hụi. Một khi “vỡ hụi” họ không chỉ mất tiền hụi mà họ còn nợ một khoản tiền vay nơi khác nữa. Một số người phải bán tài sản mình hiện có để bù vào khoản nợ đó. Một số người trở nên điêu đứng vì không có tiền trả nợ đành phải chịu ngồi chờ hi vọng sẽ lấy lại được tiền hụi từ dây hụi đã bị vỡ đó và chấp nhận mang nợ. Bà Huỳnh Thị Hoa Ngân – tiểu thương chợ Bà Rịa, tỉnh Bà Kịa-Vũng Tàu là một người bị “giật hụi” điển hình, cả đời bà làm việc cực khổ nhưng do ham tham gia hụi nên bà tiết kiệm và tham gia nhưng không may dây hụi của bà đã bị chủ hụi tuyên “vỡ hụi”, nên giờ bà chỉ còn cách ngồi chờ với hi vọng mong manh rằng chủ hụi sẽ quay về và trả lại bà khoản tiền đã mất16. Có nhiều gia đình tan nát, vợ chồng li hôn cũng vì hụi. Nhiều vụ “vỡ hụi” còn kéo theo những hậu quả khôn lường. Các thành viên khi không kềm chế được cơn tức giận vô tình có thể đẩy họ vào vòng lao lý. Một khi xảy ra những cuộc đánh nhau gây thương tích, lấy tài sản của chủ hụi để trừ nợ nhưng họ đâu biết hành động đó là quy phạm pháp luật. Có trường hợp chủ hụi không thể xoay sở được nữa với số nợ quá nhiều nên đã tự tử để giải thoát. Vụ vỡ hụi với số tiền lên tới 30 tỷ đồng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Chủ hụi Lò Thị Ngọc đã tự tử bằng 24 lọ thuốc diệt cỏ. Chủ hụi chết để lại tài sản không đủ trừ nợ khiến cho các thành viên rơi vào khốn cùng, nhà tan cửa nát.17 1.5.2. Đối với xã hội Việc tham gia hụi một phần giúp cho đời sống nhân dân nâng lên và ổn định nếu việc tham gia hụi diễn ra suôn sẻ, pháp luật bảo vệ và tất cả thành viên đều có trách nhiệm với nhau trong việc góp hụi. Hạn chế áp lực cho cán bộ địa phương về việc hỗ trợ vốn làm ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tự bản thân họ có thể cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Hơn nữa, việc tham gia hụi của người dân góp phần giảm sức ép 16 Lam Phương: Vỡ hụi-bài học về lòng tham, http://baobariavungtau.com.vn/phap-luat/201407/vo-huibai-hoc-ve-long-tham-503806/, [truy cập ngày 7-7-2014]. 17 Kim Dung: Những hệ lụy đau thương khi tham gia hụi, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vivn/61/43/phong-su/nhung-he-luy-dau-thuong-do-choi-hui/252189.html), [truy cập ngày 7-7-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 19 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho các ngân hàng trong việc giải quyết vốn vay cho nhân dân. Người dân tham gia hụi họ sẽ ít tìm đến vay tại các ngân hàng với thủ tục phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, tham gia hụi lại mang tính rủi ro rất cao. Bởi việc tham gia vào một dây hụi hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các hụi viên và chủ hụi, không có tài sản thế chấp bảo đảm, nên hầu như ít có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Điều này dễ dẫn đến tình trạng “vỡ hụi” khi một mắt xích trong dây hụi bị đứt và không có khả năng góp hụi tiếp, khiến vòng tròn hụi không thu đủ như đã thỏa thuận ban đầu, dẫn đến dây hụi bị đứt gánh giữa đường, hoặc khi các hụi viên đã đóng hụi gần đến hạn kỳ mà chủ hụi bỗng dưng biến mất.18 Một khi việc tham gia hụi gặp rủi ro các thành viên khi không kiềm chế được có thể dẫn đến cãi nhau, thậm chí xảy ra xô sát cần đến sự can ngăn của chính quyền địa phương. Điều đó làm mất trật tự địa phương, mất tình làng nghĩa xóm. Khi hợp đồng xảy ra rủi ro các thành viên cùng nhau nộp đơn khởi kiện người đã vi phạm hợp đồng, dẫn đến sức ép cho tòa án. Bởi lẻ, hụi là một vấn đề rất khó xử lý nếu không được pháp luật thừa nhận và có những quy định hướng dẫn giải quyết những tranh chấp từ hụi. Một số người lợi dụng tham gia hụi để phạm tội cho vay nặng lãi. Nhưng việc phát hiện cũng như điều tra, xử lý về tội phạm này thực sự là chuyện không dễ dàng. Từ những lí do trên dẫn đến sự cần thiết ghi nhận pháp lý về hụi, bởi khi được công nhận là một giao dịch hợp pháp và được pháp luật bảo vệ sẽ hạn chế tình trạng tiêu cực và phát huy được lợi ích của loại hình giao dịch này. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định cụ thể và khách quan phù hợp với thực tiễn, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người tham gia và giúp các cơ quan có thẫm quyền có căn cứ để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra. 18 Nguyễn Đức Hoàng: Hụi – Con dao hai lưỡi, http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2013/7/322600/, [truy cập ngày 18-7-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 20 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỤI 2.1. Chủ thể và đối tượng trong thỏa thuận về hụi 2.1.1. Chủ thể trong thỏa thuận về hụi Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện và tham gia quan hệ pháp luật, xác định quyền và nghĩa vụ trong các mối quan hệ đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể nêu trên mặc nhiên trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật.19 Cụ thể, trong hụi thì chủ thể tham gia chỉ có cá nhân. Điều kiện để một chủ thể tham gia một quan hệ pháp luật là phải có năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có được quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể thông qua hành vi của mình để xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý một cách độc lập20. Cụ thể, tại Điều 122 BLDS 2005 về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì một trong các điều kiện được liệt kê có trường hợp người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự (điểm a, khoản 1, Điều 122 BLDS 2005). Luật nói rằng các giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi xác lập, thì mới có giá trị. Đương nhiên đối với hụi cũng tương tự, người tham gia vẫn phải là người có năng lực hành vi dân sự. Luật chỉ quy định người có năng lực hành vi dân sự thì có thể xác lập giao dịch về hụi chứ không quy định là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do đó có thể suy luận người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền tham gia hụi. Và giao dịch này được xác lập thông qua vai trò của người đại diện. Tuy nhiên trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì họ có quyền xác lập giao dịch này mà không cần thông qua người đại diện. Ngay cả đối với người không có năng lực hành vi nhưng họ có năng lực pháp luật thì vẫn có quyền xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình được phép có thông qua người đại diện.21 Dự thảo sửa đổi BLDS 2005 không sử dụng giao dịch dân sự mà gọi là hành vi pháp lý, cụ thể tại Điều 117 Dự thảo sửa đổi BLDS 2005 quy định chủ thể xác lập hành vi pháp lý có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hành vi pháp 19 Phan Trung Hiền: Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, q.2. Phan Trung Hiền: Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, q.2. 21 Tăng Thanh Phương: Tập bài giảng Luật Dân sự Việt Nam-phần Nghĩa vụ, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2012, tr.11-12. 20 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 21 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh lý được xác lập. Ở đây ta có thể thấy được sự điều chỉnh trong dự thảo so với luật hiện hành. Luật hiện hành chỉ quy định người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự như đã phân tích ở trên thì có phần không hợp lý bởi có nhiều trường hợp mặc dù chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi nhưng vẫn không thể thực hiện vì không có năng lực pháp luật. Do đó dự thảo quy định như vậy góp phần điều chỉnh được quy định của luật hiện hành. Trong quan hệ hụi thì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân, và họ chỉ thể hiện dưới hai vai trò là chủ hụi và thành viên tham gia hụi hay còn gọi là hụi viên. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì chủ hụi là người tổ chức, quản lý hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tùy theo từng loại hụi mà có các loại chủ hụi sau: chủ hụi cũng đồng thời là thành niên tham gia trong dây hụi đó (đối với hụi không có lãi và hụi đầu thảo) và chủ hụi không đồng thời là thành viên tham gia trong dây hụi (đối với hụi hưởng hoa hồng). Thành viên tham gia hụi (hụi viên) là người tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một dây hụi. Để có thể phân biệt được giữa chủ hụi đồng thời là thành viên tham gia hụi với chủ hụi không đồng thời là thành viên tham gia hụi sẽ dựa vào quyền được lĩnh hụi và nghĩa vụ góp hụi của người đó. Nếu chủ hụi cũng có quyền lĩnh hụi và có nghĩa vụ góp hụi thì chủ hụi đó cũng đồng thời là thành viên tham gia hụi. Ngược lại nếu người đó không có quyền và nghĩa vụ trên thì chủ hụi không đồng thời là thành viên tham gia hụi. 2.1.2. Đối tượng trong thỏa thuận về hụi Hụi là một hình thức giao dịch về tài sản trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể tham gia, do đó có thể khẳng định đối tượng của thỏa thuận về hụi là tài sản. Hụi là một hình thức đặc biệt của hợp đồng vay tài sản, do đó có thể khẳng định đối tượng của thỏa thuận về hụi là vật cùng loại và tiêu hao. Vật tiêu hao có nghĩa là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu, vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Về chế định tài sản giữa quy định hiện hành và dự thảo có sự khác nhau. Luật hiện hành quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản trong khi đó dự thảo đã có khái niệm tài sản tại Điều 106 Dự thảo như sau: “Tài sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng sở GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 22 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản”. Ta có thể thấy dự thảo đã khẳng định tài sản bao gồm động sản và bất động sản, quy định như thế là rất đầy đủ và mang tính bao quát. Bởi thực tế tài sản chỉ tồn tại dưới hai hình thức động sản và bất động sản và được thể hiện ra bên ngoài có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hay là quyền tài sản. Thực tế các thành viên tham gia thường lựa chọn đối tượng là tiền. 2.2. Điều kiện chung để thỏa thuận về hụi có hiệu lực 2.2.1. Hình thức thỏa thuận về hụi Điều 7 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định thoả thuận về hụi được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia hụi có yêu cầu. Quy định trên phù hợp với quy định của BLDS 2005 về hình thức của giao dịch dân sự. Như đã trình bày thì thỏa thuận về hụi có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản, luật không bắt buộc các bên phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực. Nhưng thiết nghĩ các bên nên lập thành văn bản, bởi khi lập thành văn bản thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn, ít tranh cãi hơn, thậm chí khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết sẽ thuận tiện hơn, có cơ sở hơn. Do đó quyền, lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo hơn, các bên có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn về vấn đề công chứng, chứng thực thiết nghĩ luật nên quy định cụ thể trường hợp nào thì cần công chứng, chứng thực thì việc áp dụng và thực hiện pháp luật sẽ được thuận tiện hơn. Về hình thức giao dịch dân sự, hình thức của giao dịch cũng là điều kiện để giao dịch có hiệu lực trong trường hợp luật có quy định (khoản 2 Điều 122 BLDS 2005). Tức là khi luật quy định giao dịch phải thực hiện dưới hình thức nào thì giao dịch phải thực hiện dưới hình thức đó. Nếu không đó cũng là một lý do để có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Điều 124 BLDS 2005 quy định hình thức giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch dân sự bằng văn bản. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo các quy định đó. Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách bộc lộ ý chí của mình. Điều 401 BLDS 2005 quy định hình thức hợp đồng dân sự có thể được giao kết GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 23 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hình vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.2.2. Nội dung thỏa thuận về hụi Khi tham gia vào một hợp đồng dân sự nói chung hay quan hệ hụi nói riêng các bên cần thỏa thuận với nhau về các nội dung trong thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải dựa trên cơ sở tự nguyện, nhất trí của các bên. Điều đó góp phần vào việc thực hiện cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên được tốt hơn. Cụ thể nội dung trong thỏa thuận về hụi các bên cần thỏa mãn các nội dung sau đây: Chủ hụi, số người tham gia, phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp hụi và lĩnh hụi, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia hụi, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, việc chuyển giao phần hụi, việc ra khỏi hụi, chấm dứt hụi và các nội dung khác.22 Trên thực tế khi tham gia các thành viên thường chú ý quan tâm đến các vấn đề như chủ hụi, số người tham gia, phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp hụi và lĩnh hụi. Đây là những vấn đề được các thành viên quan tâm nhất, họ dường như bỏ lửng và thậm chí không quan tâm đến các vấn đề còn lại. Nhưng vấn đề về quyền, nghĩa vụ của những người tham gia hụi hay trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ là những vấn đề theo người viết nghĩ là quan trọng hơn hết. Bởi nếu không đề cập hoặc thỏa thuận với nhau ngay từ đầu, một khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Thậm chí có thể sẽ bị thiệt thòi và mất trắng. Bởi họ lấy lý do không có thỏa thuận nên không thực hiện. Do đó các bên khi tham gia tốt nhất nên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể cần thực hiện đúng thỏa thuận đầy đủ các nội dung như theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2006/NĐ-CP, để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Cũng như giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, có hiệu quả không gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng dân sự nói chung hay thỏa thuận về hụi nói riêng các bên cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về điều kiện để giao dịch có hiệu lực. Nếu không tìm hiểu kĩ khi xảy ra tranh chấp quyền và lợi ích của chính bản thân sẽ bị xâm 22 Điều 8 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 24 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh phạm. Các cơ quan Nhà nước khi giải quyết tranh chấp cũng cần phải xét đến các quy định trên để áp dụng cho đúng. 2.3. Sổ hụi và lãi suất trong hụi 2.3.1. Sổ hụi Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định về sổ hụi theo đó chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi. Trong trường hợp hụi không có chủ hụi thì những người tham gia hụi uỷ quyền cho một thành viên lập và giữ sổ hụi. Tuỳ theo từng loại hụi, sổ hụi có thể bao gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của chủ hụi và các thành viên trong hụi; phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp hụi và lĩnh hụi; số tiền, tài sản khác đã góp hụi hoặc đã lĩnh hụi; việc chuyển giao phần hụi; việc ra khỏi hụi và chấm dứt hụi; chữ ký hoặc điểm chỉ của các thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của hụi. Từ quy định trên cho ta thấy, pháp luật bắt buộc khi tham gia hụi thì chủ hụi cần phải lập sổ hụi theo các nội dung trên. Đây được xem là một căn cứ để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp. Bởi từ các nội dung sổ hụi cần có, ta có thể thấy nó có đầy đủ các vấn đề có liên quan đến một dây hụi. Một khi các nội dung trên không được đảm bảo thì việc giải quyết tranh chấp sẽ gặp khó khăn. Người giải quyết tranh chấp sẽ không thể biết được những ai đã tham gia vào dây hụi này, phần hụi, thể thức góp,… Vì vậy, có thể yêu cầu của người bị thiệt hại sẽ không được chấp nhận vì không có căn cứ, cơ sở pháp lý nào để giải quyết. Về thỏa thuận các bên có thể thỏa thuận bằng lời nói nhưng về sổ hụi bắt buộc phải được chủ hụi thực hiện. Trên tinh thần của luật là muốn bảo vệ lợi ích của những người tham gia hụi. Trên thực tế thường thì các chủ hụi ai cũng thực hiện việc lập sổ hụi, nhưng về nội dung thì hầu như không chủ hụi nào thực hiện đầy đủ. Sổ hụi của chủ hụi thường thì chỉ có tên các thành viên trong một dây hụi, phần hụi, thể thức góp, lĩnh hụi. Còn các vấn đề khác hầu như không được nhắc đến. Khi một thành viên nào đó lĩnh hụi, chủ hụi thường đánh dấu theo quy ước của bản thân thì được hiểu là người đó đã lĩnh hụi. Còn khi thành viên nào góp hụi thì chủ hụi chỉ có việc là đánh dấu vào danh sách thành viên tham gia, chứ không có việc kí tên hoặc điểm chỉ vào sổ hụi, chủ hụi cũng không có biên lai cho thành viên đã góp hụi. Điều này sẽ rất bất lợi khi có tranh chấp xảy ra, thành viên góp hụi thậm chí có nhiều người không rõ là mình đã góp bao nhiêu, khi nào, nếu không kí tên vào sổ hụi, bởi chủ hụi dường như đã tạo cho thành viên lòng tin tuyệt đối về bản thân. Do đó quyền lợi của thành viên có thể sẽ bị xâm phạm một khi chủ hụi có ý chiếm đoạt tài sản của thành viên thì thực hiện rất dễ dàng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 25 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Nhưng từ quy định trên người viết cho rằng luật nên chăng cần có sự thay đổi về vấn đề lập sổ hụi. Bởi tại Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP luật quy định chỉ có chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi, nếu không có chủ hụi thì các thành viên khác ủy quyền cho một người lập và giữ sổ hụi (đối với hụi không có lãi). Luật chỉ quy định cho chủ hụi là người có quyền trong việc lập sổ hụi và giữ sổ hụi mà không quy định cho các thành viên xem ra chưa hợp lý, thành viên có quyền được xem sổ hụi và yêu cầu chủ hụi giao sổ hụi khi có tranh chấp mà không cho thành viên quyền được giữ sổ hụi. Bởi khi phát sinh tranh chấp thì có rất nhiều loại, có tranh chấp có lợi cho chủ hụi nhưng cũng có tranh chấp gây bất lợi cho chủ hụi. Một khi tranh chấp có lợi cho chủ hụi thì không có vấn đề nhưng nếu tranh chấp gây bất lợi cho chủ hụi thì rất có thể họ sẽ hủy bỏ sổ hụi hoặc không giao sổ hụi để bảo vệ lợi ích cho họ. Nếu như vậy thì quyền lợi của thành viên khác không được đảm bảo, mà trên thực tế tranh chấp bất lợi cho chủ hụi là phổ biến. Nên người viết cho rằng pháp luật cần quy định cho các thành viên tham gia ai cũng đều được giữ sổ hụi, có thể chủ hụi giữ bản chính và các thành viên giữ bản sao. Điều đó là để bảo vệ quyền lợi của họ nếu chẳng may xảy ra rủi ro và ngăn chặn trường hợp chủ hụi vì muốn bảo vệ lợi ích của bản thân mà hủy hoại sổ hụi. 2.3.2. Lãi suất trong hụi Trong trường hợp hụi có lãi thì lãi suất đối với phần hụi được thực hiện theo quy định tại Điều 476 của BLDS 2005 (Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP). Theo đó Điều 476 BLDS 2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Ví dụ: Một dây hụi 3.000.000 đồng mỗi tháng mở hụi một lần, vào lúc mở hụi lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố là 8%/năm, như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ được bỏ lãi không quá 150% của lãi suất là 8% theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Tức là thành viên đó chỉ được bỏ lãi không quá 12% giá trị của phần hụi. Nhưng thực tế qua tìm hiểu đối với dây hụi 3.000.000 đồng thì thành viên thường bỏ lãi từ 1.200.000 đồng trở lên tức là khoảng 40% so với giá trị của phần hụi. Như vậy thì đã vượt mức so với quy định của pháp luật. Nếu đúng theo quy định của pháp luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 360000 đồng (12% x 3.000.000 đồng). GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 26 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Đối với đối tượng giao dịch là tiền thì vấn đề lãi suất tính toán có lẻ đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng đối tượng được phép giao dịch trong hụi không chỉ có tiền mà còn có thể là vàng, lúa,…, vậy thì vấn đề về lãi suất sẽ được tính như thế nào nếu chỉ áp dụng duy nhất Điều 476 như trên thì thật sự khó khăn. Bởi giá vàng, giá lúa sẽ áp dụng như thế nào để tính về vấn đề lãi suất. Do đó thiết nghĩ cần có một hướng dẫn về vấn đề xác định lãi suất đối với các đối tượng khác được phép giao dịch trong hụi23. Khi xảy ra tranh chấp có liên quan về vấn đề lãi suất trong hụi, Tòa án thường tính lại mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Nếu là như vậy thì sẽ gây bất lợi cho thành viên khác vì người lĩnh hụi bỏ lãi là tự nguyện nhưng lại được Tòa án tính lãi lại theo quy định của pháp luật dẫn đến thành viên đó sẽ có lợi. Vì lãi suất theo quy định sẽ thấp hơn lãi suất theo tập quán tham gia hụi của người dân. Về vấn đề xét xem có tình trạng lợi dụng hụi để cho vay nặng lãi hay không lại là một vấn đề khó khăn. Bởi lẽ, luật quy định cấm lợi dụng tham gia hụi để cho vay nặng lãi, nhưng trong hụi người cho vay không phải là người đưa ra mức lãi suất mà là người vay tự đặt ra mức lãi suất cho mình. Như vậy chỉ có thể là vay nặng lãi chứ không thể nào có trường hợp cho vay nặng lãi. Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 vấn đề lãi suất được quy định tại Điều 462 như sau: lãi suất vay do các bên thỏa thuận hoặc do luật định. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định theo lãi suất luật định, nếu không có lãi suất luật định thì coi như hợp đồng vay không có lãi, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Ví dụ: Một dây hụi 2.000.000 đồng mỗi tháng mở hụi một lần, vào lúc mở hụi lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố là 8%/năm, như vậy theo quy định của dự thảo sửa đổi BLDS 2005 thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ được bỏ lãi không quá 200% của lãi suất 8% theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Tức là thành viên đó chỉ được bỏ lãi không quá 16% giá trị của phần hụi. Nhưng thực tế qua tìm hiểu đối với dây hụi 2.000.000 đồng thì thành viên thường bỏ lãi từ 800.000 đồng trở lên tức là khoảng 40% so với giá trị của phần hụi. Như vậy thì đã vượt mức so với quy định của pháp luật. Nếu đúng theo quy định của pháp 23 Trần Văn Biên: Chế định hợp đồng vay tài sản, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/11/12/v%E1%BB%80-ch%E1%BA%BE-d%E1%BB%8Anhh%E1%BB%A2p-d%E1%BB%92ng-vay-ti-s%E1%BA%A2n/, [truy cập ngày 27-7-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 27 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 320000 đồng (16% x 2.000.000 đồng). 2.4. Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia hụi 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi 2.4.1.1. Đối với hụi không có lãi  Quyền của chủ hụi không có lãi Điều 16 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi không có lãi sẽ có quyền yêu cầu các thành viên trong hụi phải góp phần hụi; yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi; yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó; các quyền khác theo thoả thuận. Luật đã quy định cho chủ hụi các quyền trên với mục đích giúp chủ hụi thực hiện tốt quyền của mình để quy trì hoạt động của một dây hụi, từ kì mở hụi đầu tiên cho đến khi kết thúc một dây hụi theo đúng quy định của pháp luật. Thứ nhất, luật trao cho chủ hụi quyền được yêu cầu các thành viên trong hụi phải góp phần hụi. Quan hệ hụi phần lớn hoạt động của nó đều thông qua vai trò của chủ hụi kể cả việc góp hụi. Nếu chủ hụi không có quyền này thì coi như dây hụi nó không thể đảm bảo hiệu quả, hơn nữa nếu chủ hụi không có quyền này thì các thành viên sẽ phải góp hụi cho thành viên nào. Điều đó sẽ dễ dẫn đến vấn đề tranh cãi. Thứ hai, chủ hụi có quyền được yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kì mở hụi. Quy định này giúp chủ hụi không gặp rắc rối nếu không may thành viên được lĩnh hụi nhưng không nhận phần hụi của mình. Thứ ba, chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó. Nếu chẳng may thành viên nào đó rơi vào hoàn cảnh tạm thời túng thiếu không thể góp hụi cho chủ hụi đúng như thời hạn đã quy định, khi đó chủ hụi sẽ là người góp thay phần hụi mà lẽ ra thành viên đó phải góp. Chủ hụi đã góp thay xem như đó là một khoản tiền mà thành viên đó đã nợ chủ hụi, do đó thành viên đó phải trả lại cho chủ hụi. Ngoài ba quyền cơ bản mà luật đã quy định cụ thể như trên thì giữa chủ hụi và các thành viên tham gia có thể thỏa thuận giao cho chủ hụi một số quyền khác nữa nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 28 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Đã có quyền thì chắc chắn phải có nghĩa vụ, bởi hụi được xem là một hợp đồng song vụ thì cả chủ hụi và thành viên đều phải có nghĩa vụ với nhau trong suốt quá trình hợp đồng diễn ra.  Nghĩa vụ của chủ hụi không có lãi Điều 15 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi không có lãi có nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi; thu phần hụi của các thành viên; giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi; nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thỏa thuận nếu đến kì mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi; cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu; Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận. Trên thực tế nhiều vụ “vỡ hụi” xảy ra phần lớn là do chủ hụi không thực hiện nghĩa vụ của mình, luật quy định nghĩa vụ của chủ hụi với mục đích nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp “vỡ hụi” xảy ra. Ràng buộc cho chủ hụi nhiều nghĩa vụ để hạn chế đến mức thấp nhất mặc trái, tiêu cực của việc tham gia hụi, giúp cho việc tham gia hụi diễn ra đúng theo tinh thần chung của nó. Cũng như giúp cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn khi luật có quy định cụ thể. Luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi. Như đã đề cập thì chỉ có chủ hụi là người được lập và giữ sổ hụi, những nội dung phải có trong sổ hụi là rất quan trọng giúp duy trì hoạt động của cả một dây hụi, hơn nữa nó cũng là căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Luật quy định việc lập và giữ sổ hụi của chủ hụi là nghĩa vụ chứ không phải quyền, mặc dù chỉ có chủ hụi là người lập sổ hụi. Luật quy định như vậy với mục đích bắt buộc bất cứ dây hụi nào chủ hụi cũng phải lập sổ hụi, để cho việc tham gia hụi diễn ra một cách an toàn, thuận lợi, đúng pháp luật và góp phần vào việc giải quyết tranh chấp cũng dễ dàng và có căn cứ. Chủ hụi có nghĩa vụ thu phần hụi của các thành viên. Việc tham gia hụi phần lớn diễn ra đều thông qua vai trò của chủ hụi do đó luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ này cũng là hợp lý. Chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên góp hụi thì phải có nghĩa vụ thu phần hụi đó, chứ không thể quy định cho chủ hụi quyền đó mà không quy định nghĩa vụ thì sẽ không có người đứng ra để thu các phần hụi từ các thành viên. Chủ hụi phải có nghĩa vụ giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi. Đây có thể xem là một nghĩa vụ bị các chủ hụi vi phạm nhiều nhất. Bởi trên thực tế nhiều vụ tranh chấp thường xuất phát từ nguyên nhân chủ hụi không giao các phần hụi cho thành viên đã lĩnh hụi. Luật quy định chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên lĩnh hụi nhận các GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 29 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh phần hụi, song song đó luật cũng quy định cho chủ hụi nghĩa vụ phải giao cho thành viên đã lĩnh hụi các phần hụi. Sỡ dĩ luật quy định như vậy là vì muốn ràng buộc chủ hụi, hạn chế tình trạng chủ hụi giữ các phần hụi đó mà không giao cho thành viên lĩnh hụi. Nhưng thực tế thì có rất nhiều vụ tranh chấp đều do chủ hụi cố tình không giao cho thành viên các phần hụi mà họ được lĩnh. Luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thỏa thuận nếu đến kì mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi. Dân gian người ta thường có từ khác cũng đồng nghĩa với nội dung của nghĩa vụ trên đó là “choàng hụi”. Một thành viên trong dây hụi khi đến thời hạn góp hụi nhưng vì một lý do nào đó không góp đúng hạn được, nếu các bên có thỏa thuận chủ hụi có nghĩa vụ góp thay thì chủ hụi bắt buộc phải góp thay cho thành viên đó. Luật quy định là chỉ trong trường hợp có thỏa thuận thì chủ hụi mới phải góp thay cho thành viên. Chủ hụi có nghĩa vụ cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu. Đây có thể xem là một nghĩa vụ rất quan trọng góp phần bảo vệ được quyền lợi của các thành viên tham gia hụi. Bởi luật quy định chỉ có chủ hụi mới có quyền lập và giữ sổ hụi, nếu luật không quy định nghĩa vụ này của chủ hụi thì đó sẽ là một thiệt thòi và không công bằng cho các thành viên. Một khi có vấn đề hoặc có tranh chấp các thành viên có thể dựa vào nghĩa vụ này của chủ hụi buộc chủ hụi phải cho xem sổ hụi, vì sổ hụi chứa đựng nhiều nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quá trình tham gia một dây hụi, và cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. 2.4.1.2. Đối với hụi có lãi  Hụi đầu thảo  Quyền của chủ hụi Điều 23 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi trong hụi đầu thảo có quyền được lĩnh các phần hụi trong một kỳ mở hụi; yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó, không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong hụi đầu thảo thì chủ hụi là người được ưu tiên lĩnh hụi đầu tiên mà không cần phải trả lãi cho các thành viên còn lại. Do đó ta có thể thấy luật quy định chủ hụi được lĩnh các phần hụi trong một kì mở hụi, theo định nghĩa về hụi đầu thảo thì chủ hụi sẽ là người lĩnh hụi đầu tiên. Tại khoản 3 quy định chủ hụi có quyền không phải trả lãi cho các thành viên khác, bởi từ định nghĩa luật đã quy định về vấn đề này, theo đó chủ hụi sẽ được lĩnh các phần hụi mà không cần phải trả lãi. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 30 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Ở đây luật cũng có quy định chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên mà mình đã góp hụi thay phải hoàn trả lại cho chủ hụi phần hụi đó. Nhưng luật lại không quy định các quyền khác như là chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên phải góp hụi hay yêu cầu thành viên lĩnh hụi phải nhận các phần hụi mà họ được lĩnh như đối với vai trò của chủ hụi trong hụi không có lãi. Thiết nghĩ luật cần nên xem xét về vấn đề này, cũng nên quy định thêm điều khoản các quyền khác do các bên thỏa thuận như đối với quyền của chủ hụi trong hụi không có lãi.  Nghĩa vụ của chủ hụi Điều 22 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của chủ hụi đầu thảo tương tự như các nghĩa vụ của chủ hụi trong hụi không có lãi đã được phân tích ở nghĩa vụ của chủ hụi không có lãi. Các nghĩa vụ đó bao gồm: Lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi, thu phần hụi của các thành viên, giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi, nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thoả thuận nếu đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi, cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận.  Hụi hưởng hoa hồng  Quyền của chủ hụi Điều 28 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi hưởng hoa hồng có quyền được hưởng hoa hồng từ các thành viên được lĩnh hụi; yêu cầu các thành viên góp phần hụi; yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó. Cũng tương tự như các loại hụi khác, chủ hụi hưởng hoa hồng cũng có quyền yêu cầu các thành viên góp phần hụi cũng như có quyền yêu cầu thành viên đã được chủ hụi góp hụi thay hoàn trả lại phần hụi đó cho chủ hụi. Trong loại hụi này thì chủ hụi không đồng thời là thành viên của dây hụi nên luật không quy định cho chủ hụi quyền được lĩnh hụi như các trường hợp khác. Mà thay vào đó luật lại quy định cho chủ hụi có quyền được hưởng hoa hồng từ các thành viên được lĩnh hụi và đây là một quyền chỉ dành riêng cho chủ hụi hưởng hoa hồng. Luật quy định chủ hụi hưởng hoa hồng không đồng thời được là thành viên của dây hụi, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp thì chủ hụi vừa là thành viên của dây hụi nhưng cũng đồng thời được hưởng hoa hồng từ thành viên được lĩnh hụi. Theo người viết cho rằng luật nên quy định trường hợp hụi hưởng hoa hồng chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây hụi nếu được các thành viên trong dây hụi đồng ý. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 31 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh  Nghĩa vụ của chủ hụi Điều 27 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Tức chủ hụi hưởng hoa hồng cũng có các nghĩa vụ tương tự như chủ hụi không có lãi và hụi đầu thảo. Do đó chủ hụi hưởng hoa hồng có nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi; thu phần hụi của các thành viên; giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi, nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thoả thuận nếu đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi; cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu; các nghĩa vụ khác theo thoả thuận. Thực tế cho thấy, tranh chấp về hụi có lãi là phổ biến, mà đặc biệt là do chủ hụi vi phạm nghĩa vụ của mình. Chủ hụi lập ra nhiều dây hụi kêu gọi nhiều thành viên tham gia dẫn đến tình trạng chồng chéo hụi diễn ra rất phức tạp. Một thành viên tham gia nhiều dây hụi, vấn đề lĩnh hụi và góp hụi có thể sẽ rất phức tạp và dễ xảy ra sai sót nếu chủ hụi không cẩn thận và thành viên không kiểm tra. Trường hợp thành viên lĩnh hụi từ dây hụi này trừ cấn qua hụi sống của các dây hụi khác diễn ra thường xuyên rất khó kiểm soát. Đặc biệt là trường hợp chủ hụi lập ra nhiều dây hụi nhưng phần lớn số người trong dây hụi đó là do chủ hụi tự ghi khống với mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của các thành viên. Với thủ thuật ban đầu là chủ hụi sẽ tạo ra nhiều dây hụi việc góp hụi, lĩnh hụi và việc giao hụi diễn ra rất quy định tạo uy tín và lòng tin cho các thành viên. Chủ hụi cũng phô trương cho các thành viên thấy được khả năng tài chính của bản thân có thể đảm bảo một khi rủi ro xảy ra để thành viên có thể yên tâm tham gia hụi. Các thành viên trong dây hụi có thể không biết mặt nhau, mọi hoạt động đều thông qua chủ hụi, với sự tin tưởng gần như tuyệt đối các thành viên góp hụi cho chủ hụi mà không hay biết rằng họ đang bị lừa. Do họ bỏ lãi nhiều lần mà vẫn không được lĩnh hụi mà là một thành viên mà chủ hụi tự ghi khống được lĩnh hụi. Cho đến khi các thành viên mà do chủ hụi ghi khống đã hết thì chủ hụi tuyên bố vỡ hụi và rời khỏi nơi cư trú để tránh các thành viên khác. Các tài sản mà chủ hụi để lại toàn là những tài sản không có giá trị mà chỉ là chủ hụi tự phóng đại24. Một trường hợp khác nữa là chủ hụi mở ra nhiều dây hụi và cũng đồng thời là thành viên trong tất cả các dây hụi đó. Thực tế thường là hụi hưởng hoa hồng. Mặc dù pháp luật quy định chủ hụi hưởng hoa hồng không đồng thời là thành viên của dây hụi 24 Báo mới: Miền Trung tiểu thương lao đao vì vỡ hụi, http://www.baomoi.com/Mien-Trung-Tieu-thuonglao-dao-vi-vo-hui/58/14281269.epi, [truy cập ngày 26-7-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 32 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh nhưng thực tế thì chủ hụi cũng có thể là thành viên. Chủ hụi luôn tìm cách bỏ lãi cao để là người lĩnh hụi đầu tiên, số tiền lĩnh hụi chủ hụi thường dùng vào việc tiêu dùng cá nhân. Sau đó đến kì mở hụi tiếp theo chủ hụi phải là người đóng hụi chết, do nhiều dây hụi đều là người đóng hụi chết nên chủ hụi lập dây hụi mới tiếp tục lĩnh hụi để đóng tiền hụi chết cho các dây hụi trước đó chủ hụi đã lĩnh. Cứ lĩnh hụi, rồi lập dây hụi mới đến một lúc nào đó không lập dây hụi mới được nữa mà hụi chết thì chồng chất. Chủ hụi tuyên vỡ hụi và rời khỏi nơi cư trú đi một thời gian sau đó quay về. Chủ hụi thì vẫn ung dung nhưng thành viên thì lâm vào bế tắc. Vấn đề này thực tế giải quyết rất nhiều nhưng vấn đề thi hành án diễn ra vô cùng khó khăn. 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi 2.4.2.1. Đối với hụi không có lãi  Quyền của thành viên tham gia hụi không có lãi Điều 14 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định thành viên tham gia hụi không có lãi có quyền khi đến kỳ mở hụi, thành viên được lĩnh hụi có quyền nhận các phần hụi từ chủ hụi hoặc các thành viên khác trong hụi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm. Chuyển giao phần hụi theo quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 317 của Bộ Luật Dân sự. Ra khỏi hụi theo thoả thuận. Yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi. Các quyền khác theo thoả thuận. Luật quy định thành viên được lĩnh hụi có quyền nhận các phần hụi từ chủ hụi hoặc các thành viên khác trong hụi khi đến kì mở hụi. Đây là một quyền cơ bản nhất mà thành viên phải được quy định. Vì đây là mục đích cuối cùng mà thành viên tham gia muốn đạt được. Không một thành viên nào tham gia hụi mà không muốn được lĩnh hụi và nhận được đầy đủ tiền hụi. Nhưng đây là quyền mà thành viên tham gia hụi bị vi phạm nhiều nhất. Bởi chủ hụi hoặc thành viên khác được lĩnh hụi trước nhưng không thực hiện nghĩa vụ góp tiền hụi chết nên thành viên được lĩnh hụi sau không được nhận đầy đủ tiền lĩnh hụi thậm chí không nhận được gì. Thành viên tham gia hụi có quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm. Quyền này luật quy định nhưng thực tế không áp dụng và phát huy được giá trị của nó. Bởi có rất nhiều thành viên bị xâm hại quyền lợi của mình nhưng không làm gì được, bất lực và chịu mất quyền lợi. Luật quy định thành viên tham gia hụi có quyền chuyển giao phần hụi của mình cũng như có quyền ra khỏi hụi. Đây là một quyền rất có lợi cho thành viên tham gia hụi. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 33 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Bởi trong quá trình tham gia hụi sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra mà bản thân người tham gia hụi không thể lường trước được. Do đó luật quy định thành viên tham gia hụi có quyền chuyển giao phần hụi của mình cho người khác. Quy định về việc chuyển giao hụi sẽ áp dụng các quy định tại các điều quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự. Cũng như thành viên tham gia hụi có quyền ra khỏi hụi khi không thể tiếp tục tham gia được nữa. Đây là một quyền rất quan trọng cho các thành viên. Ngoài ra, tùy theo sự thỏa thuận của các thành viên và chủ hụi với nhau họ có thể quy định thêm các quyền khác dành cho thành viên tham gia hụi để bảo vệ quyền lợi của họ.  Nghĩa vụ thành viên tham gia hụi không có lãi Điều 13 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định thành viên tham gia hụi không có lãi phải thực hiện các nghĩa vụ góp phần hụi theo thoả thuận cho chủ hụi trong trường hợp có chủ hụi hoặc cho thành viên được lĩnh hụi; Bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi, nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại; Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận; Trong trường hợp không có chủ hụi thì thành viên được uỷ quyền lập và giữ sổ hụi có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 15 Nghị định này. Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi góp phần bảo vệ quyền lợi cho các thành viên còn lại trong dây hụi. Hạn chế đến mức có thể tình trạng tranh chấp hụi do thành viên vi phạm nghĩa vụ của mình. 2.4.2.2 Đối với hụi có lãi  Hụi đầu thảo  Quyền của thành viên tham gia hụi đầu thảo Thành viên trong hụi đầu thảo có các quyền được pháp luật quy định đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở hụi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này; hưởng lãi từ thành viên được lĩnh hụi; các quyền theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (Điều 21 Nghị định 144/2006/NĐ-CP). Do đây là hụi có lãi nên các thành viên phải bỏ lãi để có thể lĩnh hụi. Nhưng chỉ có thành viên là người được bỏ lãi, bởi chủ hụi đầu thảo được lĩnh hụi đầu tiên mà không cần phải bỏ lãi. Do đó khoản 2 luật quy định thành viên có quyền được hưởng lãi từ các thành viên khác khi các thành viên đó lĩnh hụi mà không quy định quyền hưởng lãi từ chủ hụi đầu thảo. Thành viên được bỏ lãi là người chưa lĩnh hụi, nếu tham gia nhiều phần hụi thì có quyền bỏ lãi cho đến khi lĩnh hụi hết tất cả các phần hụi đó. Ngoài ra, luật cũng quy GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 34 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh định cho các thành viên có các quyền như thành viên trong hụi không có lãi được quy định tại Điều 14 Nghị định 144/2006/NĐ-CP.  Nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi đầu thảo Điều 20 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định thành viên trong hụi đầu thảo có nghĩa vụ góp phần hụi; trả lãi cho các thành viên khác khi được lĩnh hụi; bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại; các nghĩa vụ khác theo thoả thuận. Đối với hụi có lãi thì thành viên phải bỏ lãi, ai bỏ lãi cao nhất mới được lĩnh hụi. Do đó khi lĩnh hụi thành viên đó phải trả lãi lại cho các thành viên còn lại. Các thành viên không được lĩnh hụi phải đóng phần hụi sống sau khi trừ đi tiền lãi mà thành viên được lĩnh hụi phải trả. Vì vậy, luật quy định thành viên được lĩnh hụi phải trả lãi cho thành viên khác khi được lĩnh hụi. Mặc dù đây là loại hụi mà chủ hụi vừa là thành viên của dây hụi nhưng không được thành viên lĩnh hụi trả lãi vì chủ hụi là người được lĩnh hụi đầu tiên nên sẽ là người đóng hụi chết.  Hụi hưởng hoa hồng  Quyền của thành viên tham gia hụi hưởng hoa hồng Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền theo quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Tức thành viên hưởng hoa hồng sẽ có các quyền như thành viên trong hụi đầu thảo là đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở hụi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2006/NĐ-CP; hưởng lãi từ thành viên được lĩnh hụi; các quyền theo quy định tại Điều 14 Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Thành viên trong hụi hưởng hoa hồng sẽ có các quyền tương tự như thành viên trong hụi đầu thảo và cũng có các quyền như thành viên trong hụi không có lãi được quy định tại Điều 14 của Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Vì đây cũng là loại hụi có lãi nên các thành viên có quyền bỏ lãi để được lĩnh hụi và hưởng lãi từ các thành viên được lĩnh hụi khác trong cùng dây hụi.  Nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi hưởng hoa hồng Điều 25 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định thành viên tham gia hụi hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ trả khoản hoa hồng cho chủ hụi; các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Do đây là hụi hưởng hoa hồng nên ngoài các nghĩa vụ như thành viên trong hụi đầu thảo thì thành viên trong hụi hưởng hoa hồng còn có nghĩa vụ trả hoa hồng cho chủ hụi. Vì đây là loại hụi mà chủ hụi không đồng thời là thành viên trong dây hụi, nên chủ GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 35 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hụi không được lĩnh hụi cũng như không có nghĩa vụ phải góp hụi. Các thành viên lĩnh hụi không có nghĩa vụ phải trả lãi cho chủ hụi mà chỉ trả tiền hoa hồng cho chủ hụi. Số tiền hoa hồng được xác định theo tỉ lệ tùy vào giá trị của các phần hụi và do các bên thỏa thuận. Vì vậy, điểm khác nhau giữa hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng là thành viên được lĩnh hụi vừa phải trả lãi cho các thành viên chưa được lĩnh hụi khác mà còn phải trả hoa hồng cho chủ hụi. Và chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng không đồng thời là thành viên trong dây hụi. 2.5. Thời hiệu giải quyết tranh chấp hụi Theo quy định tại Điều 427 BLDS 2005 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại. Còn đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì Điều 136 BLDS 2005 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế”. Theo quy định trên thì trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và vô hiệu do giả tạo thì sẽ không giới hạn thời gian yêu cầu. Hay còn gọi đây là trường hợp vô hiệu tuyệt đối còn các trường hợp còn lại là vô hiệu tương đối. Tuy nhiên dự thảo đã có quy định khác về vấn đề thời hiệu trong trường hợp hành vi pháp lý vô hiệu được quy định tại Điều 159 dự thảo như sau: Thời hiệu yêu cầu hành vi pháp lý vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 124 đến Điều 127 của Bộ luật này là ba năm kể từ ngày: Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện hành vi; Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết hành vi được xác lập do nhầm lẫn, do bị lừa dối; Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép. Đối với các hành vi được quy định tại Điều 122 và Điều 123 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu hành vi vô hiệu là hai mươi năm kể từ thời điểm hành vi được xác lập. Hết thời hạn được quy định như trên mà người có quyền không yêu cầu tuyên hành vi pháp lý vô hiệu thì hành vi pháp lý đó có hiệu lực. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 36 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Theo dự thảo ta có thể thấy trường hợp luật hiện hành quy định thời hiệu yêu cầu giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm thì dự thảo quy định là ba năm còn đối với trường hợp luật không quy định thời hiệu yêu cầu thì nay luật lại quy định thời hiệu là hai mươi năm. Trong toàn văn nội dung của Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì không có điều luật nào quy định về thời hiệu khởi kiện về vấn đề hụi do đó để phù hợp với BLDS 2005 thì ngày 06/4/2007 Tòa án nhân dân tối cao có công văn số 40/KHXX quy định về hướng dẫn “Thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi” (sau đây gọi là Công văn 40/KHXX) có quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hụi tại mục 1 như sau: Đối với hụi được xác lập trước ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 427 của BLDS 2005, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là 02 năm, kể từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành. Đối với hụi được xác lập từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. 2.6. Hình thức tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hụi 2.6.1. Hình thức tranh chấp trong hụi Thứ nhất, tranh chấp giữa chủ hụi với thành viên trong dây hụi. Tranh chấp do một số thành viên sau khi đã lĩnh hụi xong nhưng không đóng lại tiền hụi chết hoặc đóng không đầy đủ cho chủ hụi nên chủ hụi khởi kiện đòi tiền thành viên này. Hoặc trường hợp thành viên đóng hụi sống nhưng vì một lí do nào đó không đóng cho chủ hụi đúng thời gian đã quy định để chủ hụi giao cho thành viên được lĩnh hụi, chủ hụi đã đóng thay cho thành viên này để giao cho thành viên được lĩnh hụi. Sau đó, chủ hụi yêu cầu thành viên mà chủ hụi đã đóng thay hoàn trả lại số tiền mà chủ hụi đã đóng thay cho thành viên đó. Nhưng thành viên này không hoàn trả nên chủ hụi khởi kiện thành viên này. Thứ hai, tranh chấp giữa thành viên với chủ hụi. Tranh chấp do chủ hụi không giao tiền, hoặc giao không đầy đủ cho thành viên khi đến lượt được lĩnh tiền hụi. Tức là đến thời hạn giao tiền hụi mà chủ hụi không giao hoặc giao không đầy đủ nên thành viên đó khởi kiện chủ hụi để đòi tiền lĩnh hụi mà thành viên phải được nhận. Hoặc trường hợp tranh chấp do chủ hụi tự ghi khống tên nhiều thành viên tham gia dây hụi, đến kì lĩnh hụi chủ hụi thông báo với những thành viên có thật là tiền hụi đã được những thành viên do chủ hụi tự ghi khống lĩnh hụi. Với cách này, chủ hụi thu tiền đóng hụi của các thành viên GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 37 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh để tiêu dùng cho đến khi hết thành viên do mình tự ghi khống thì chủ hụi tuyên vỡ hụi, không trả hoặc rời khỏi nơi cư trú. Đây là trường hợp thường xảy ra trong thực tế, bởi về bản chất hụi hoạt động chủ yếu thông qua vai trò của chủ hụi, thậm chí các thành viên trong dây hụi còn không biết mặt nhau. Nên vì thế đây là cơ hội thuận lợi để cho chủ hụi lợi dụng lừa đảo để chiếm đọat tài sản bằng cách tự ghi khống các thành viên tham gia hụi không có thật. Đây thuộc về tội phạm hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không còn là mối quan hệ dân sự. Thứ ba, tranh chấp giữa các thành viên trong dây hụi với nhau phát sinh từ quan hệ bán hụi, mượn hụi,…Có nghĩa là từ một người là thành viên của dây hụi nhưng vì một lí do nào đó mà thành viên này không thể tiếp tục tham gia được nữa nên đã bán lại cho người khác nếu được các thành viên trong dây hụi đồng ý. Khi đó thành viên được bán lại sẽ trở thành thành viên của dây hụi thay cho thành viên đã bán phần hụi đó, nhưng việc bán phần hụi xảy ra tranh chấp nhất là đối với hụi có lãi khó khăn trong quá trình xem xét phần lãi mà thành viên bán hụi đã nhận. Trường hợp mượn hụi, tức là một thành viên trong dây hụi được lĩnh hụi, nhưng một thành viên khác trong dây hụi lại cần lĩnh hụi nhưng không được lĩnh hụi nên thành viên này mượn hụi của thành viên được lĩnh hụi, vào kì mở hụi sau thì thành viên này sẽ trả lại cho thành viên đã cho mượn. Đối với hụi không có lãi thì có lẽ sẽ ít xảy ra tranh chấp nhưng đối với hụi có lãi thì có thể xảy ra tranh chấp. Bởi tiền lĩnh hụi trước và sau có sự khác nhau đều này rất dễ xảy ra tranh chấp25. 2.6.2. Hình thức giải quyết tranh chấp trong hụi Theo Điều 31 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì trong trường hợp có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 31 như trên thì ta có thể thấy việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hụi hoặc phát sinh từ hụi có thể được thực hiện bằng các hình thức là thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trong quá trình tham gia hụi nếu xảy ra tranh chấp các thành viên và chủ hụi có thể cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận với nhau về các vấn đề có liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi người. Việc tham gia hụi không ai mong muốn vấn đề rủi ro xảy ra dẫn đến tranh chấp nhưng một khi tranh chấp xảy ra 25 Vũ Việt Phương: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 38 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh thì vấn đề thỏa thuận giải quyết luôn được mọi người lựa chọn đầu tiên, bởi họ rất ngại các thủ tục kiện tụng có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền. Nhưng không phải cuộc thương lượng nào cũng đi đến được ý kiến thống nhất, bởi quan hệ hụi là một quan hệ trong phạm vi nhiều người, phức tạp nên việc thỏa thuận để đi đến thống nhất, đảm bảo quyền lợi của tất cả của các thành viên là một việc làm cực kì khó khăn. Khi việc thỏa thuận của các thành viên không đi đến thống nhất hướng giải quyết họ thường nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương giải quyết. Cơ quan chính quyền địa phương sẽ cử tổ hòa giải cơ sở trực tiếp làm vai trò trung gian đứng ra hòa giải cho các thành viên. Tổ hòa giải ở địa phương chỉ là người trung gian điều khiển và đưa ra hướng giải quyết cho các bên thỏa thuận với nhau chứ không ra quyết định bắt buộc các thành viên phải thực hiện do đó việc hòa giải ở địa phương thường cũng không đi đến thống nhất. Bởi như trình bày thì quan hệ hụi là mối quan hệ trong phạm vi nhiều người rất phức tạp, đảm bảo lợi ích của người này thì người khác lại không được đảm bảo nên vì thế vấn đến hòa giải địa phương rất khó thực hiện. Khi việc thỏa thuận, hòa giải của các thành viên không có kết quả thì theo yêu cầu của một thành viên nào đó tham gia, thu thập chứng cứ và khởi kiện tại Tòa án giải quyết. Không phải tranh chấp liên quan đến hụi hoặc phát sinh từ hụi nào cũng phải trải qua thỏa thuận, hòa giải rồi mới đến khởi kiện tại Tòa án. Vì đây là tranh chấp không bắt buộc phải qua hòa giải địa phương nên các thành viên có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải địa phương. Đây là các hình thức các thành viên tham gia có thể lựa chọn chứ không phải là các giai đoạn bắt buộc phải thông qua từng hình thức một. Khi khởi kiện ra Tòa, nếu đầy đủ chứng cứ, cơ sở chứng minh Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết. Trong quá trình giải quyết Tòa án cũng sẽ mở phiên hòa giải, tại phiên hòa giải này thường lại có kết quả hơn. Bởi tại đây các bên được tư vấn về các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề hụi, họ mà tại địa phương họ không được tư vấn. Hơn nữa do tâm lý của người tham gia, khi ra Tòa có người trung gian điều khiển phiên hòa giải là người có kiến thức về chuyên môn nên các hướng giải quyết được đưa ra để thỏa thuận thường được các bên đồng ý thống nhất ý kiến. Do đó thực tế hình thức giải quyết các tranh chấp về hụi ở Tòa án bằng hòa giải rất nhiều. Nhưng cũng có trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử, và tại đây quyết định trong bản án bắt buộc các bên phải thực hiện. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 39 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỤI TẠI HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn về hoạt động tham gia hụi và giải quyết tranh chấp hụi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 3.1.1. Tình hình chung về hoạt động tham gia hụi 3.1.1.1. Vài nét sơ lược về huyện Tiểu Cần Huyện Tiểu Cần nằm ở phía Tây của tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lụy 24 km theo Quốc lộ 60, thuộc tả ngạn sông Hậu. Phía Đông giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp với huyện Cầu Kè, phía Nam giáp với huyện Trà Cú và sông Hậu, cuối cùng phía Bắc giáp với huyện Càng Long. Toàn huyện có 9 xã, 2 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hòa, Hùng Hòa, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và thị trấn Cầu Quan. Với 114.918 dân và 24,118 hộ, trong đó có 8.228 hộ đồng bào dân tộc Khmer, chiếm gần 34,12% so với hộ dân trong toàn huyện.Tổng diện tích tự nhiên huyện là 22.178,23 ha. Các xã, thị trấn của huyện phần lớn đều nằm trên tuyến Quốc lộ 60, 54, Tỉnh lộ 912 cùng các hương lộ và đường trung tâm vào xã. Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Là một huyện nằm ở khu vực vùng nông thôn nên về việc các nhà đầu tư về địa bàn huyện để xây dựng các công ty còn khá hạn chế. Toàn huyện hiện có 2 công ty lớn là công ty cổ phần Trà Bắc chi nhánh tại xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần chuyên sản xuất tơ xơ dừa và công ty trách nhiệm hữu hạn giày da Mỹ Phong chi nhánh tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần chuyên sản xuất giày da các loại. Nhờ vào sự thành lập và đi vào hoạt động của hai công ty này mà đã giải quyết vấn đề việc làm cho người dân trên địa bàn huyện và cả các huyện lân cận26. Do đó phần lớn người dân trong toàn huyện làm nghề trồng lúa nước và làm vườn là chủ yếu. Đặc biệt là tại địa phương người viết trực tiếp tìm hiểu thì 100% người dân đều làm nghề trồng lúa. Thu nhập của người dân cũng còn lắm bấp bênh nên nhiều hộ gia đình đã có người đi làm tại các công ty trong và ngoài tỉnh. Nên vì thế, nhiều người đã 26 Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jHQHdHEzcPIw MDiwA3AyMvXyc_42AnjwB_I_2CbEdFAP9CIIM!/?WCM_PORTLET=PC_7_AQGA4FH2008PF02J MBN3SBHP42_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravin h/chinhquyentinh/huyenthithanhpho/huyen+tieu+can, [truy cập ngày 5-9-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 40 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh tìm đến hình thức góp hụi coi như là cách để tiết kiệm mà không cần thế chấp hay các thủ tục phức tạp khác và các chủ hụi cũng lựa chọn chu kì mở hụi theo mùa vụ để các thành viên của mình dễ dàng trong việc lĩnh hụi và góp hụi. Tuy nhiên do là một địa phương nằm khá xa trung tâm hành chính nên vấn đề tiếp cận pháp luật của người dân còn rất hạn chế, do đó việc tham gia hụi của người dân được thực hiện tương đối chưa đúng theo quy định hiện nay. Chỉ khi xảy ra tranh chấp họ đệ đơn khởi kiện ra tòa thì mới được giải thích rõ ràng và chi tiết. Việc tham gia hụi của người dân là một nhu cầu thực tế nhưng tham gia mà không biết rõ luật thì quyền lợi của họ rất dễ bị xâm phạm. Nhu cầu tham gia hụi tại địa phương người viết tìm hiểu là khá lớn nhưng tình trạng thực hiện không đúng luật còn khá nhiều và tình trạng xảy ra tranh chấp cũng tương đối cao. 3.1.1.2. Hụi không có lãi Việc tham gia hụi trong nhân gian là một tập quán đã có từ rất lâu trong đời sống của người dân và giờ đây nó đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mục đích của việc pháp luật thừa nhận và bảo vệ hình thức tham gia hụi là vì mục đích cốt lõi của việc tham gia hụi là hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa một nhóm người đang có nguồn vốn rãnh và một nhóm người đang khó khăn cần có vốn. Trước đây nền kinh tế còn chậm phát triển, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, túng thiếu nhờ vào việc tham gia hụi mà nhiều hộ gia đình có thể trả nợ, xây nhà hay làm vốn chăn nuôi cuộc sống người dân nhờ thế mà thoải mái hơn, đở khó khăn hơn. Hình thức tham gia hụi lúc đó phổ biến là hụi không có lãi. Khi thực hiện đề tài này, người viết đã thâm nhập thực tế tại ấp Ngãi Thuận, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và được biết trước đây người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông là chính, cuộc sống cũng chẳng mấy ổn định mà còn khó khăn. Không có vốn chăn nuôi hay trồng cây ăn quả mà chỉ quanh quẩn với cái nghề trồng lúa nước. Thời tiết thuận lợi, trúng mùa được giá thì người dân còn có lãi nhưng một khi thời tiết xấu dẫn đến mất mùa thương lái ép giá thì coi như người dân trắng tay mà còn nợ nần chồng chất. Vào lúc đó họ đã lựa chọn hình thức tham gia hụi là một cách để vay mượn tài sản lẫn nhau mà không cần thủ tục phức tạp. Hình thức tham gia hụi của họ lúc đó cũng rất đơn giản và không có lãi. Một dây hụi có khoảng từ 20 đến 30 người, trong số họ sẽ cử ra một thành viên làm chủ hụi. Người này có nhiệm vụ lập danh sách các thành viên tham gia và nhận tiền của các thành viên khác giao cho thành viên được lĩnh hụi. Giá trị của mỗi phần hụi lúc bấy giờ chỉ khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Họ thường lựa chọn hình thức bốc thăm để chọn ra người được lĩnh hụi, nhưng có một điểm khác bây giờ là có tới 2 người được lĩnh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 41 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh hụi trong một lần mở hụi người nào bốc thăm được lĩnh hụi nhưng không muốn lĩnh hụi có thể thỏa thuận nhường lại cho người cần lĩnh hụi. Số tiền mà 2 người được lĩnh là bằng nhau bằng cách nhân trực tiếp số người tham gia với giá trị của phần hụi và chia đôi. Chu kì lĩnh hụi và mở hụi thường là 6 tháng. Chu kì mở hụi cứ diễn ra cho đến người cuối cùng được lĩnh hụi. Đây là hình thức hụi không có lãi và mục đích chính là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn do đó không có tình trạng tranh chấp hụi diễn ra. Phần lớn những người tham gia đều biết mặt nhau và tham gia mở hụi, lĩnh hụi đúng như đã thỏa thuận ban đầu. Vì thế không có tình trạng lừa đảo hay vỡ hụi xảy ra. Với số tiền có được từ việc lĩnh hụi tuy không lớn nhưng đủ để họ có thể chăn nuôi, trồng cây ăn quả thậm chí là có thể trả nợ. Nhiều hộ gia đình tham gia để tiết kiệm tiền cho con khi đến hạn đóng tiền học phí hay mua sách vở, quần áo cho con khi bước vào năm học mới. Nhờ vào việc tham gia hụi mà đã giải quyết được rất nhiều khó khăn cho người dân. Cuộc sống cũng nhờ vậy mà hạn chế vất vả hơn. 3.1.1.3. Hụi có lãi Khi đất nước ngày càng có nhiều đổi mới, nền kinh tế ngày càng phát triển để phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. Kéo theo đời sống của người dân cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều. Cùng với đó xu hướng của người dân trong việc tham gia hụi cũng có sự thay đổi đáng kể. Họ nhận thấy việc tham gia hụi không có lãi không có lợi nhiều như hụi có lãi, ngoài việc họ có thể tiết kiệm, giúp đỡ nhau khi khó khăn họ còn có một khoản lãi kèm theo. Do đó phần lớn người dân đã chuyển từ hình thức hụi không có lãi sang tham gia hụi có lãi. Và cũng từ đây việc tham gia hụi trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều lần, một chủ hụi có thể nắm trong tay hàng chục dây hụi với hàng trăm người tham gia. Một người cũng bắt đầu tham gia nhiều dây hụi với giá trị của các phần hụi rất khác nhau. Quan hệ hụi trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chủ hụi huy động vốn từ dây hụi này để nuôi dây hụi khác, hay thành viên lĩnh hụi có giá trị phần hụi nhỏ để nuôi dây hụi có giá trị phần hụi lớn hơn. Với mục đích nuôi dây hụi lớn thì sau khi lĩnh hụi cuối sẽ có nhiều lãi hơn dây hụi nhỏ. Các dây hụi gắn kết với nhau như một dây xích, liên quan chồng chéo với nhau. Một khi có một mắc xích bị phá vỡ thì kéo theo cả một dây chuyền bị ảnh hưởng, mà thường là hậu quả vô cùng lớn và khó giải quyết. Hụi có lãi có hai loại là hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng, nhưng trong thực tế tìm hiểu thì người dân chỉ lựa chọn hụi hưởng hoa hồng là chủ yếu. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 42 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Qua thực tế người viết được tìm hiểu tại ấp Ngãi Thuận, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh như sau toàn ấp có 247 hộ gia đình với 1.100 dân trong đó 477 nam và 623 nữ. Trong ấp qua tìm hiểu có 5 chủ hụi trong đó có 2 chủ hụi lớn và 3 chủ hụi nhỏ. Chủ hụi lớn thứ nhất do cô Trần Thị Chi sinh năm 1970 làm chủ hụi trong tay cô nắm giữ đến 12 dây hụi với các giá trị của các phần hụi từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng, với các chu kì mở hụi và lĩnh hụi khác nhau. Các dây hụi có giá trị phần hụi lớn thường có chu kì mở hụi theo mùa vụ, bởi phần lớn những người tham gia làm nông là chủ yếu. Do đó khi đến mùa thu hoạch lúa thì họ mới có điều kiện để góp hụi. Các dây hụi còn lại thường là chu kì theo tháng. Có tháng người dân đi mở hụi thì thấy có 2 đến 3 dây cùng mở hụi một lúc. Với 12 dây hụi Cô đã huy động thành viên tham gia khoảng 77 người trong ấp và khoảng 26 người ở các ấp lận cận tham gia. Mỗi dây hụi trung bình có khoảng 15 thành viên, mỗi thành viên tham gia trung bình từ 2 đến 3 dây hụi. Loại hụi mà cô Chi lựa chọn là hụi có lãi và là hụi hưởng hoa hồng. Tuy nhiên với mỗi dây hụi cô đều tham gia là thành viên trong dây hụi đó. Dù pháp luật quy định chủ hụi hưởng hoa hồng không đồng thời là thành viên trong dây hụi nhưng thực tế cô Chi vẫn vừa là chủ hụi vừa là thành viên trong dây hụi mà cô làm chủ hụi. Số tiền hoa hồng mà thành viên lĩnh hụi trả cho cô thường là 50% giá trị của phần hụi trong dây hụi, chẳng hạn giá trị phần hụi là 200.000 đồng thì khi lĩnh hụi thành viên được lĩnh hụi phải trả cho cô 100.000 đồng tiền hoa hồng27. 27 Số liệu phỏng vấn tại địa phương. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 43 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 3.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hụi Qua tìm hiểu thực tế tại tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần người viết nắm được tình hình giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện trong những năm gần đây như sau: Hình thức giải quyết Tổng thụ Giải lý quyết 2012 490 490 338 2013 202 202 6 tháng đầu năm 105 80 Tạm Đình chỉ Xét xử đình chỉ 126 24 2 0 27 63 108 4 0 20 20 15 0 25 Nhập vụ Hòa giải án 2014 Bảng 3.1.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hụi tại huyện Tiểu Cần từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 201428 Từ bảng thống kê số liệu tình hình giải quyết tranh chấp hụi trên địa bàn huyện Tiểu Cần từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 có thể thấy số lượng tranh chấp chấp hụi có xu hướng giảm đáng kể từ 490 vụ năm 2012 xuống còn 105 vụ 6 tháng đầu năm 2014. Hầu hết các vụ án đã thụ lý đều được giải quyết, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2014 còn 25 vụ đang chờ giải quyết. Năm 2012 tổng số vụ án tòa án thụ lý là 490 vụ tất cả các vụ án đều được tòa án thụ lý giải quyết với các hình thức giải quyết như sau trong 490 vụ có 338 vụ án tòa án đã thực hiện hòa giải thành, 126 vụ án tòa án ra quyết định nhập vụ án do các nguyên đơn cùng khởi kiện 1 bị đơn và vấn đề nhập vụ án giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng hơn nên vì vậy số lượng nhập vụ án là khá lớn. Trong 490 vụ án có 24 vụ án tòa án ra quyết định đình chỉ và mở phiên tòa xét xử 2 vụ án và không có vụ án nào tạm đình chỉ. Năm 2013 số lượng vụ án mà tòa án thụ lý đã giảm so với năm 2012 là 288 vụ án với 59,8% trong đó có 27 vụ án hòa giải thành, 63 vụ án nhập, 108 vụ án đình chỉ và xét xử 4 vụ án và không có vụ án nào tạm đình chỉ. 6 tháng đầu năm 2014 số lượng vụ án toà án thụ lý là 105 giảm 385 vụ so với năm 2012, trong đó tòa án đã giải quyết 80 vụ với 20 vụ hòa giải thành, 20 vụ nhập vụ án, 15 vụ đình chỉ, không có trường hợp nào đưa ra xét xử 28 Kết quả thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 44 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và tạm đình chỉ 25 vụ. Với số lượng các vụ án được tòa án thụ lý giải quyết về vấn đề tranh chấp hụi ta có thể thấy được tình hình tham gia hụi của địa phương diễn ra rất phức tạp, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại số lượng vụ án đã có xu hướng giảm. Số lượng vụ án tòa án thụ lý có xu hướng giảm nhưng không vì thế mà đánh giá số người tham gia hụi hay tranh chấp về hụi giảm theo được. Bởi lẻ trên thực tế có rất nhiều trừơng hợp tuy bị chủ hụi không giao tiền hụi hay hụi viên không góp hụi nhưng họ không khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Họ tự thỏa thuận với nhau hoặc nhờ vào tổ hòa giải cơ sở hòa giải. Nhìn chung, các vụ án tranh chấp hụi đều được giải quyết với hình thức hòa giải. Như đã đề cặp huyện Tiểu Cần phần lớn đồng bào sống bằng nghề nông là chủ yếu, kiến thức pháp luật cũng còn rất hạn chế. Nên vì thế có rất nhiều trường hợp mặc dù quyền lợi của mình bị xâm phạm khởi kiện ra tòa đi nữa nhưng quyền lợi nguyên đơn vẫn có thể không được đảm bảo. Bởi trong quá trình tham gia vấn đề góp hụi, lĩnh hụi không có kí tên hay biên lai xác nhận, vấn đề sổ hụi thực hiện không đúng theo quy định. Do đó thành viên khi muốn khởi kiện chủ hụi, một khi chủ hụi không thừa nhận và không có giấy tờ chứng minh thì coi như họ sẽ bị thua kiện. Nên vì thế có nhiều trường hợp khi khởi kiện ra tòa các nguyên đơn nếu không có đầy đủ chứng cứ, họ thường được tư vấn nên hòa giải. Vì khi hòa giải các bên có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề có liên quan. Bản thân chủ hụi cũng là người có hiểu biết về kiến thức pháp luật hạn chế và họ luôn mang tâm trạng là người có lỗi nhưng vì hòan cảnh kinh tế nhất thời không thanh toán đúng hạn cho các thành viên nên hình thức hòa giải rất được họ mong muốn lựa chọn. Cũng có nhiều trường hợp khi tòa án mở phiên hòa giải nhưng hòa giải không thành nhưng đến khi mở phiên tòa trong quá trình xét xử họ thống nhất với nhau vế các điều kiện của hai bên tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho số vụ án bị đình chỉ lại nhiều như vậy. Nghị định 144/2006/NĐ-CP cho phép một chủ hụi có thể có nhiều dây hụi và một thành viên cũng có thể tham gia nhiều dây hụi, đây chính là nguyên nhân khiến cho số lượng nhập vụ án khá nhiều. Bởi lẽ nhiều thành viên trong cùng dây hụi cùng khởi kiện một chủ hụi hoặc chủ hụi khởi kiện thành viên nhưng vấn đề giải quyết các vụ án có liên quan với nhau và việc giải quyết các vụ án trở nên nhanh chóng theo quy định tại Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 tòa án sau khi thụ lý có quyền ra quyết định nhập vụ án để giải quyết được nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian. Trong 2 năm 2012 và 2013 tòa án không có ra quyết định tạm đình chỉ đối với 1 vụ án nào nhưng 6 tháng đầu năm 2014 đã có tới 25 vụ tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, do trong quá GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 45 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh trình thụ lý tìm hiểu hồ sơ tòa án ngi ngờ đã xảy ra hiện tượng lừa đảo trong quá trình tham gia hụi nên đã tiến hành hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền điều tra làm rõ và hiện tại tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ. 3.2. Một số vướng mắc qua việc giải quyết các vụ tranh chấp hụi và khó khăn trong việc giải quyết hậu quả 3.2.1. Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp hụi Hụi được xem là hình thức tiết kiệm, tích luỹ vốn của một bộ phận người dân. Thế nhưng, hụi cũng luôn tìm ẩn sự may rủi, bởi khi chủ hụi tuyên bố “vỡ hụi” thì coi như các hụi viên gần như mất trắng cả vốn, lãi. Do chuyện tham gia hụi thường nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nên trước đây một thời gian dài Nhà nước không khuyến khích việc người dân tham gia hụi, thậm chí pháp luật không thừa nhận việc tham gia hụi. Mãi đến BLDS 2005 và ngày 27/11/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ người tham gia hụi, cũng như đưa hoạt động tham gia hụi vào nề nếp, minh bạch. Thế nhưng, từ đó đến nay, không phải ai tổ chức tham gia hụi, tham gia hụi đều thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 29. Chính vì lẽ đó dẫn đến việc giải quyết tranh chấp hụi trong cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do một bộ phận rất đông người tham gia chưa tìm hiểu quy định của pháp luật về hụi. Thứ nhất, người bị vi phạm về quyền lợi không có đủ cơ sở để chứng minh người vi phạm đã không thực đúng dẫn đến quyền lợi của mình không được đảm bảo. Với người tham gia hụi không ít giao dịch chỉ được thực hiện bằng lời nói hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không hội đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có rời khỏi nơi cư trú hay không, việc các hụi viên khởi kiện để đòi lại tài sản đã mất là cả một quá trình hết sức khó khăn30. Về vấn đề sổ hụi cũng được các chủ hụi thực hiện nhưng thực tế rất ít chủ hụi thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Sổ hụi nhưng thực tế có nhiều trường hợp chỉ là một tờ giấy sơ sài ghi tên chủ hụi, giá trị phần hụi, chu kì mở hụi và tên các thành viên, các nội dung còn lại không được chủ hụi thực hiện theo đúng quy định. Hơn nữa, trong quá trình tham gia hụi vấn đề lĩnh tiền hụi, góp hụi của các thành viên không có thực hiện việc kí tên giao nhận hay điểm chỉ để chứng minh 29 Tấn Phát: Hụi – “trò chơi” may rủi, http://www.baotayninh.vn/xa-hoi/hui-tro-choi-may-rui-!49610.html, [truy cập ngày 6-9-2014]. 30 Bùi Minh Tuấn: Kẻ hở pháp luật và trái đắng của người chơi phường, hụi, http://baohatinh.vn/news/tim-hieu-phap-luat/ke-ho-phap-luat-va-trai-dang-cua-nguoi-choi-phuonghui/73597, [truy cập ngày 6-9-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 46 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh mình đã giao tiền cho chủ hụi hay nhận tiền lĩnh hụi. Tất cả các hoạt động giao nhận đều được thực hiện bằng lời nói, để xác định thành viên nào đã góp hụi hoặc đã lĩnh hụi, chủ hụi chỉ có một thao tác là đánh dấu kí hiệu vào danh sách mà không có thực hiện việc kí tên. Nên vì thế một khi có tranh chấp xảy ra việc không có chứng cứ để chứng minh thành viên đã góp hụi cho chủ hụi hay chủ hụi đã giao tiền lĩnh hụi cho thành viên hay chưa là điều hiển nhiên có thể xảy ra, và quá trình đi chứng minh dường như là không có kết quả. Vì giữa chủ hụi và hụi viên không có một cơ sở nào để chứng minh. Bên cạnh đó, việc quy định về sổ hụi thực tế đã có sơ hở và vì thế dẫn đến việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn. Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi, từ quy định này đã dẫn đến có nhiều vụ án tranh chấp không có cơ sở giải quyết. Bởi thực tế tranh chấp hụi có rất nhiều dạng, có tranh chấp do lỗi từ chủ hụi nhưng có tranh chấp lại do thành viên tham gia. Chính vì lẽ đó nếu tranh chấp do lỗi từ các thành viên và chủ hụi thực hiện việc lập sổ hụi, kí tên giao nhận theo đúng quy định thì đã có đủ cơ sở để chứng minh và việc giải quyết cũng rất dễ dàng. Nhưng một khi người có lỗi là chủ hụi thì vấn đề lập tức phát sinh, vì khi thực hiện đúng quy định về việc lập sổ hụi thì đây là chứng cứ rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Nên vì thế khả năng chủ hụi hủy sổ hụi là rất có thể sẽ xảy ra. Một khi sổ hụi bị hủy việc giao nhận không có biên lai thì coi như vụ án mất cơ sở để chứng minh. Do đó, tinh thần của luật là quy định vấn đề lập sổ hụi với mong muốn chủ hụi thực hiện đúng để có cơ sở giải quyết một khi có phát sinh tranh chấp. Nhưng từ quy định đã có sơ hở nên việc chỉ có chủ hụi giữ sổ hụi là xem ra chưa hợp lý. Nếu cả chủ hụi và thành viên tham gia đều có thể giữ sổ hụi trong tay thì dù là ai có lỗi, ai vi phạm cũng có cơ sở để giải quyết nếu việc thực hiện sổ hụi đúng theo quy định của pháp luật. Thứ hai, từ mục đích ban đầu của tập quán tham gia hụi trong nhân dân là tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, nhưng hiện nay hình thức tham gia hụi đã có nhiều biến tướng tiêu cực. Nhiều người đã lợi dụng lòng tin và tâm lý thích lãi cao mà đã thực hiện các thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người dân từ hình thức tham gia hụi này. Để có thể thực hiện thủ đoạn lừa đảo của mình các chủ hụi thường có thời gian làm chủ hụi khá lâu để nhận được sự tin tưởng của mọi người. Ban đầu người chủ hụi sẽ lập ra các dây hụi và kêu gọi mọi người tham gia, và vấn đề mở hụi, góp hụi và giao nhận tiền hụi thì chủ hụi thực hiện rất đúng và đầy đủ, hoàn toàn không có sai sót và trể hẹn. Sau đó chủ hụi sẽ nhân rộng lên bằng cách lập ra nhiều dây hụi và kêu gọi nhiều GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 47 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh người tham gia hơn với giá trị các phần hụi ngày càng lớn hơn. Hụi có lãi được các chủ hụi ưu tiên lựa chọn bởi loại hụi này tham gia sẽ có lãi cao hơn. Để tránh sự nghi ngờ của các thành viên các chủ hụi này thường tạo cho mình hình thức bên ngoài với giá trị tài sản hiện có của gia đình khá lớn đủ có thể đảm bảo việc tham gia hụi sẽ không xảy ra rủi ro. Để có thể chiếm đoạt tài sản của thành viên chủ hụi thực hiện bằng cách trong một dây hụi chủ hụi sẽ ghi khống tên của một số thành viên. Vào các chu kì mở hụi chủ hụi sẽ là người thực hiện việc bỏ lãi cho các thành viên ảo này. Chủ hụi thường có gắng bỏ lãi cao để được lĩnh hụi, các thành viên còn lại được nhận lãi cao như vậy họ càng hài lòng với việc tham gia hụi và góp hụi rất đầy đủ. Khi lĩnh hụi hết các phần hụi mà chủ hụi đã dựng lên, để có tiền đóng hụi chết vào các phần hụi đó chủ hụi tiếp tục lập nên các dây hụi khác và vẫn với cách thức ban đầu. Thời gian lâu ngày như vậy, cứ lĩnh hụi rồi lại lập dây hụi mới cho đến một thời điểm nhất định chủ hụi không đủ khả năng để đóng hụi nữa, thế là họ sẽ ra quyết định tuyên bố vỡ hụi. Khi chủ hụi tuyên vỡ hụi thì các thành viên mới ngỡ ra từ lúc tham gia đến lúc chủ hụi tuyên vỡ hụi hình như họ chưa gặp các thành viên đã lĩnh hụi bao giờ và họ cũng chưa được lĩnh hụi, bởi chủ hụi bỏ lãi rất cao. Luật quy định cho phép chủ hụi có thể lập nhiều dây hụi nên chủ hụi cứ lĩnh hụi rồi lại lập dây hụi mới nên một khi chủ hụi tuyên vỡ hụi thì kéo theo dây chuyền hàng loạt các dây hụi khác bị kéo theo, với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trường hợp của bị cáo Phạm Thị Huỳnh Nhi sinh năm 1984 ngụ xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản cáo trạng, từ năm 2004, lúc Nhi mới tròn 20 tuổi đứng ra làm đầu thảo hụi tại chợ An Trường huyện Càng Long và vận động một số người mua bán nhỏ cùng tham gia. Trong vòng 5 năm Nhi đã mở 132 dây hụi, mỗi dây hụi từ 120 đến 175 phần, mỗi phần 10.000 đồng. Trong quá trình làm đầu thảo hụi, Nhi hoàn toàn không có vốn mà chỉ lấy của người này đấp cho người khác hưởng hoa hồng. Đến cuối năm 2008, Nhi mất cân đối tài chính, không còn khả năng chi trả tiền cho các hụi viên với số tiền 840.000.000 đồng. Ngày 25/02/2009, Nhi mở tiếp 12 dây hụi mới và tạo tên khống có 6 người bán hụi để chiếm đoạt tiền của các hụi viên và 27 người mua hụi rồi tuyên bố vỡ hụi. Nhi tiếp tục lập nhiều dây hụi, chiếm đoạt của 27 người, với tổng số tiền 585.201.000 đồng. Với hành vi chiếm đoạt tài sản, ngày 14/11/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 48 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh xử bị cáo Phạm Thị Huỳnh Nhi 14 năm tù giam, trả toàn bộ 585.201.000 đồng cho 27 người bị hại31. Trường hợp của bị cáo Mai Thị Giàu 44 tuổi, ngụ ấp Cà Tum A, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát huyện Cầu Ngang: Đầu năm 2005, Mai Thị Giàu vận động nhiều hộ mua bán nhỏ tại chợ Vinh Kim tham gia tham gia hụi do Giàu làm đầu thảo; lúc đầu, Giàu thành lập nhiều dây hụi tháng, bốc thăm mở hụi tại nhà. Đến năm 2008, Giàu tiếp tục thành lập nhiều dây hụi tháng lọai hụi 1 triệu, 2 triệu, 5 triệu. Đến ngày 30/12/2011, chủ hụi Mai Thị Giàu hoàn toàn mất khả năng cân đối, lẽ ra tuyên bố vỡ hụi và trả tiền cho các hụi viên nhưng Giàu nghĩ ra cách lập các dây hụi mới với mưu đồ chiếm dụng tiền hụi viên. Để thực hiện được mưu đồ, Giàu đưa ra nhiều thông tin gian dối nhằm lừa đảo chiếm đọat tài sản của các hụi viên. Đến ngày 18/9/2013, Giàu tuyên bố bể hụi. Bằng nhiều thủ đoạn dối trá, xảo quyệt Mai Thị Giàu đã lừa 86 hụi viên, với tổng số tiền hơn 8,329 tỷ đồng. Căn cứ điểm e khoản 2, điều 139; điểm b, khoản 1, 2 điều 46, điều 33 Bộ luật hình sự, Hội đồng Xét xử tuyên phạt Mai Thị Giàu 3 năm tù giam vì tội “lừa đảo chiếm đọat tài sản công dân”. Tuy nhiên, tham dự phiên tòa đông đảo nhân dân và các hụi viên bị hại cho rằng bản án 3 năm tù đối với bà Giàu so với số tiền lừa đảo hơn 8,3 tỷ đồng là chưa thỏa đáng, chưa thu phục được lòng dân32. Nhìn chung, vấn đề tranh chấp hụi trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tiểu Cần nói riêng còn diễn biến rất phức tạp và tình trạng lợi dụng hụi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hụi viên diễn ra thường xuyên. Do đó người viết mong rằng mọi người nên tìm hiểu kĩ quy định của pháp luật và lựa chọn người đáng tin cậy để tham gia, tránh tình trạng mất tiền mà nợ nần chồng chất, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình và mất trật tự xã hội. Thứ ba, về vấn đề lãi suất và thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP và Điều 476 BLDS 2005 thì lãi suất trong hụi do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước. Nhưng thực tế rõ ràng là việc bỏ lãi trong hoạt động hụi của các thành viên luôn vượt quá mức lãi suất quy định. Tức là luôn vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố. Nhưng khi có tranh chấp khởi kiện ra tòa án thì tòa án lại tính lãi suất theo quy định, 31 Cổng thông tin điện tử Trà Vinh, http://travinh.radiovietnam.vn/2013/12/tra-vinh-lua-dao-chiem-doattai-san-14-nam-tu-giam, [truy cập ngày 7-9-2014]. 32 Đình Cảnh: Trà Vinh chủ hụi lừa đảo lĩnh án 3 năm tù, http://www.sggp.org.vn/phapluat/2014/4/346483/, [truy cập ngày 7-9-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 49 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh tức là thành viên bỏ lãi để được lĩnh hụi sẽ có lợi. Việc bỏ lãi cao để được lĩnh hụi là do thành viên hoàn toàn tự nguyện không có sự ép buộc từ chủ hụi hay bất cứ thành viên nào trong dây hụi và được sự thống nhất của các thành viên còn lại. Khi vỡ hụi, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để tính lại lãi theo mức lãi suất theo quy định. Quyết định của Tòa án là không sai, nhưng lại mâu thuẫn với nguyên tắc tự do ý chí, thỏa thuận và tự định đoạt theo tinh thần chung của BLDS 2005. Chủ hụi sẽ là người chịu thiệt hại khi tòa án tính lại lãi suất trong khi đó chủ hụi hoàn toàn không có lỗi. Thành viên lĩnh hụi đặt lãi suất cao để lĩnh hụi thì lại có lợi khi phát sinh tranh chấp. Nhưng thực tế người viết tìm hiểu thì Tòa án lại không tính lại mức lãi suất theo quy định cụ thể tại hai bản án số 03/2013/DSST ngày 21/01/201333 và bản án số 04/2013/DSST ngày 21/01/201334. Việc không tính lại mức lãi suất theo quy định thì đảm bảo được nguyên tắc tự do, thỏa thuận của các thành viên nhưng lại không hợp lý với quy định hiện hành. Vậy Tòa án nên áp dụng quy định hiện hành để tính lại mức lãi suất theo quy định hay tôn trọng nguyên tắc tự do, thỏa thuận của các thành viên mà không tính lại lãi suất. Người viết cho rằng vấn đề này cần có quy định thống nhất trong cả nước. Một vấn đề nữa về lãi suất mà thực tiễn cũng còn nhiều vướng mắc đó là vấn đề quy định cấm cho vay nặng lãi. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP và khoản 3 Điều 479 BLDS 2005 thì Nhà nước nghiêm cấm tổ chức hụi để cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng người cho vay trong hụi không đặt ra lãi suất mà lại chính người đi vay tự đặt ra lãi suất cho mình, vì vậy khi giải quyết Tòa án gặp phải vướng mắc là luật chỉ quy định cấm cho vay nặng lãi chứ không cấm vay nặng lãi. Do đó, khi thành viên bỏ lãi cao để lĩnh hụi có tranh chấp Tòa án tính lại vấn đề lãi suất thì thành viên đó vừa có lợi mà lại không bị xử lý về vấn đề lãi cao. Vì thực tế luật không quy định cấm người đi vay mà chỉ cấm người cho vay nên vì lẽ đó sẽ không có cơ sở để xử lý. Vấn đề về thời hiệu khởi kiện được quy định tại Công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 hướng dẫn “thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi” đã tồn tại bất cập, quy định tại mục 1 của Công văn thì thời hiệu khởi kiện giao dịch hụi sẽ được quy định dựa theo thời gian có hiệu lực của Nghị định 144/2006/NĐ-CP (Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực ngày 22/12/2006, tức 15 ngày kể từ ngày 7/12/2006) chứ không phải dựa theo thời gian Công văn được ban hành. Mà thực tế Công văn ra đời sau ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực ( tức từ ngày 22/12/2006 đến ngày 06/4/2007) mà lại quy 33 34 Phụ lục 1. Phụ lục 2. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 50 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh định nếu hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Công văn lấy căn cứ là kể từ khi hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP làm mốc để tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Nhưng thực tế có nhiều dây hụi xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực nhưng sau đó, hoặc lâu hơn nữa đối với những dây hụi lớn mới phát sinh tranh chấp họ mới nộp đơn khởi kiện thì sẽ giải quyết về vấn đề thời hiệu khởi kiện ra sao. Người viết cho rằng luật quy định hụi phát sinh tranh chấp trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực hoặc từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thì sẽ hợp lý hơn và việc giải quyết cũng được thuận lợi hơn. Nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia. Ví dụ: Một dây hụi có giá trị mỗi phần hụi là 2.000.000 đồng được xác lập vào ngày 15/10/2006 với 20 người tham gia, đây là hụi hưởng hoa hồng và mức hoa hồng các thành viên thỏa thuận là 1.000.000 đồng, thành viên được lĩnh hụi phải trả cho chủ hụi. Chu kì mở hụi, lĩnh hụi của dây hụi này là 3 tháng/1lần. Tức là đến ngày 01/10/2011 thành viên cuối cùng của dây hụi sẽ được lĩnh hụi. Tuy nhiên vào lần mở hụi cuối này chủ hụi đã không giao số tiền lĩnh hụi cho thành viên được lĩnh hụi. Do đó thành viên này đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chủ hụi phải hoàn trả lại số tiền mà mình được nhận sau khi trừ tiền hoa hồng là 37.000.000 đồng (19 thành viên x 2.000.000 đồng – 1.000.000 đồng). Nhưng trong quá trình xem xét hồ sơ thì vụ kiện này đã hết thời hiệu khởi kiện. Theo Công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 thì giao dịch hụi này xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực do đó thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là hai năm kể từ ngày 22/12/2006, tức vào ngày 23/12/2008 thì đã hết thời hiệu khởi kiện. Nhưng vào thời điểm này dây hụi vẫn đang hoạt động và không có tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện đã hết. 3.2.2. Vấn đề khó khăn trong việc giải quyết hậu quả Thực tế theo một số thẩm phán tại Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần thì khi giải quyết tranh chấp hụi, vấn đề giải quyết hậu quả là rất nan giải. Chẳng hạn như vụ án được giải quyết tại bản án số 04/2013/DSST ngày 21/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần về việc tranh chấp hụi giữa nguyên đơn bà Lâm Thị Mậu sinh năm 1955 ngụ tại ấp Ngãi Trung, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và bị đơn bà Lâm Mỹ Ngọc sinh năm 1957 và ông Hà Phước Dân sinh năm 1957 cùng ngụ tại ấp Giồng Tranh, xã Tập GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 51 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh35. Theo đơn khởi kiện số 04 ngày 08/10/2012 và tại phiên tòa nguyên đơn bà Lâm Thị Mậu khởi kiện yêu cầu bà Lâm Mỹ Ngọc và ông Hà Phước Dân thanh toán tiền hụi chết mà bà Ngọc và ông Dân chưa đóng trong 04 dây hụi. Trong quá trình thi hành án nhiều người than phiền về việc họ chậm được cơ quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu thi hành án của họ. Nhưng nếu nhìn về thực tế thì không thể trách được bởi thứ nhất là do cơ quan thi hành án có rất nhiều yêu cầu thi hành án từ các đương sự gửi đến, nhưng lực lượng cán bộ còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Nên tình trạng chậm thi hành án là vấn đề thường xuyên xảy ra và gây nhiều bức xúc cho người dân. Thứ hai là vần đề từ người phải thi hành án mặc dù Tòa án tuyên buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhưng khi có đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan có thẫm quyền đã thực hiện nhưng họ không thực hiện đúng. Có người thì không còn tài sản để thi hành án, có ngừơi thì không chịu thực hiện. Trường hợp từ bản án trên là một điển hình cho tình trạng này. Tòa án đã tuyên buộc bị đơn là bà Ngọc và ông Mậu phải thực hiện trách nhiệm hoàn thành khoản tiền cho bà Mậu. Nhưng khi bản án có hiệu lực bà Mậu tiến hành nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện thì cho đến thời điểm hiện tại bà Ngọc và ông Mậu cũng chưa hoàn thành khoản tiền trên cho bà Mậu. Với lý do bà không còn đủ khả năng để thanh toán. Nên bà Ngọc đã thỏa thuận với bà Mậu sẽ thực hiện việc thanh toán khoản tiền trên hàng tháng vì thực tế bà không có khả năng trả một lần. Đây là trường hợp chậm thi hành án nhưng bà vẫn thực hiện. Còn đối với trường hợp lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, thực tế những người đó đã có sự tính toán và chuẩn bị trước. Họ sẽ luôn tìm cách để tẩu tán tài sản nên vì dù Tòa án có tuyên buộc kê biên tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì những người này cũng không còn gì để kê biên. Do đó, dù nguyên đơn được xử thắng kiện đi nữa nhưng vấn đề nhận lại khoản tiền của mình là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. 35 Phụ lục 2. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 52 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hụi trên địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Những vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp về hụi cũng như những rủi ro mà người tham gia gặp phải trong quá trình tham gia hụi là do rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ các chủ thể tham gia hụi và nguyên nhân từ những kẻ hở của pháp luật. Người viết xin nêu ra vài nguyên nhân mà bản thân đã tìm hiểu trong quá trình thực hiện đề tài. 3.3.1. Nguyên nhân từ các chủ thể tham gia hụi Thứ nhất, thành phần tham gia hụi đông đảo nhất hiện nay là nông dân, tiểu thương, công nhân. Nên vì thế việc tiếp cận và tìm hiểu pháp luật của những đối tượng này còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy nhiều người tham gia hụi nhất là tham gia hụi có lãi thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, bởi ai cũng biết hụi ngoài mục đích tiết kiệm còn có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Nhưng hiện nay, hoạt động này đã có nhiều biến tướng tiêu cực nhiều người đã lợi dụng để trục lợi cho bản thân gây ra nhiều tranh chấp và rủi ro khi tham gia. Chính vì việc không biết và không quan tâm đến quy định của pháp luật về vấn đề này hay không, quy định như thế nào. Do đó, khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm họ mới tìm đến cơ quan chức năng để nhờ can thiệt giải quyết với mong muốn có thể nhận lại lợi ích mà mình đã mất, thì có thể là hết thời hiệu khởi kiện hoặc là vụ việc không có đầy đủ chứng cứ để giải quyết. Bởi thực tế từ chủ hụi đến thành viên khi giao tiền hụi cho đối phương rất ít trường hợp có kí tên xác nhận hay biên lai chứng minh việc giao nhận tiền giữa họ mà chỉ dùng những kí hiệu riêng của bản thân để nhận biết. Nếu như vậy thì lợi ích của bản thân họ sẽ không được bảo đảm. Hơn nữa, việc xảy ra các tranh chấp này làm cho an ninh trật tự địa phương không được ổn định và mất nhiều công sức của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết hậu quả từ những tranh chấp đó mang đến. Thứ hai, một số người có điều kiện tìm hiểu quy định của pháp luật thì lại lợi dụng sơ hở của luật từ vấn đề lãi suất để trục lợi. Đó là trường hợp các thành viên thường bỏ lãi rất cao để được lĩnh hụi, sau đó không đóng hụi chết hoặc đóng không đầy đủ cho chủ hụi nên chủ hụi khởi kiện thì Tòa án lại tính lãi lại theo quy định của luật, nếu là như vậy thì dù thực tế chủ hụi hoàn toàn không có lỗi trong việc thành viên bỏ lãi cao để được lĩnh hụi nhưng lại bị thiệt hại về việc tính lãi lại theo quy định từ quyết định của Tòa án. Do đó họ sẽ có lợi từ sơ hở của luật, bởi BLDS 2005 và Nghị định 144/2006/NĐ-CP hiện tại chỉ quy định cấm cho vay nặng lãi trong hụi nhưng không cấm vay nặng lãi. Nhưng thực GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 53 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh tế khi tham gia hụi thì người đi vay lại là người tự đặt ra lãi suất cho mình, người cho vay không đặt ra lãi suất như các hợp đồng vay tài sản thông thường khác. Thứ ba, do nhiều người tham gia quá tin tưởng vào chủ hụi và các thành viên còn lại. Bởi những người đó thường là những người mà bản thân mình quen biết, đồng nghiệp thậm chí là dòng họ, anh em với nhau36. Nhưng một khi lòng tham trỗi dậy thì họ sẽ không từ bỏ một ai dù họ là ai và có quan hệ như thế nào với mình. Nên đây là nguyên nhân rất hay gặp trong các vụ vỡ nợ. Bởi việc tham gia hụi về cơ bản là dựa trên lòng tin lẫn nhau, giao tiền nhưng hoàn toàn không có thế chấp hay cầm cố tài sản, và có trường hợp thành viên tham gia chỉ biết chủ hụi mà không quan tâm đến các thành viên còn lại là ai. Hoặc thậm chí đến chu kì mở hụi thành viên cũng không đi tham gia bỏ lãi, việc xác định người lĩnh hụi và đóng tiền hụi sống đều thông qua chủ hụi, chỉ khi thành viên thực sự muốn lĩnh hụi thì lúc đó mới trực tiếp tự mình đi tham gia bỏ lãi. Nên vì thế đây là cơ hội rất lớn cho các chủ hụi có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tự họ bỏ lãi rồi tự lĩnh tiền hụi tiêu xài cá nhân từ các thành viên họ ghi tên khống37. Thứ tư, do tư tưởng của một số người, mỗi khi bị giật hụi đều tố cáo rằng người đó đã lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Nhưng thực tế khi cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra, xác minh thì không đủ cơ sở để kết luận có hành vi lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm nên vụ việc sẽ được xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự. Nhưng người dân lại cứ khăng khăng khiếu nại nhiều lần vì họ không đồng ý với việc xử lý về dân sự vì họ cho rằng số tiền họ bị mất là rất lớn phải xử lý hình sự thì mới thỏa đáng. Trường hợp này dẫn đến mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. 3.3.2. Nguyên nhân về mặt pháp luật Nguyên nhân dẫn đến những bất cập về mặt pháp luật bắt nguồn từ những quy định của pháp luật về hụi trong BLDS 2005 cũng như Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Từ những quy định người viết phân tích ta có thể kết luận quy định của pháp luật còn khá nhiều sơ hở, khiến nhiều người đã bị mất quyền lợi trong khi hoàn toàn không có lỗi, người có lỗi thì lại được lợi. Phần này người viết xin tổng hợp lại những bất cập của pháp luật là nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc việc giải quyết các tranh chấp về hụi. Thứ nhất, về vấn đề lãi suất và vấn đề cấm cho vay nặng lãi trong hụi. Quy định của pháp luật hiện hành về lãi suất được quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP 36 Những điều cần biết về hoạt động tham gia hụi, http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tt-pb-gd/bt-pl/347nhung-dieu-can-biet-ve-hoat-dong-choi-hui.html, [truy cập ngày 7-9-2014]. 37 Phúc lập: Những chiêu trò của chủ hụi, http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/125723/xahoi/nhung-chieu-tro-cua-chu-hui.html, [truy cập ngày 7-9-2014]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 54 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và Điều 476 BLDS 2005. Luật quy định các bên có quyền thỏa thuận với nhau về vấn đề lãi suất nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà Nước. Quy định trên không có xảy ra bất cập đối với các hợp đồng vay tài sản thông thường. Bởi hợp đồng vay tài sản thông thường thì vấn đề lãi suất do người cho vay định ra nên việc quy định như vậy là tránh tình trạng cho vay nặng lãi. Nếu trong quá trình điều tra phát hiện tình trạng cho vay nặng lãi thì hiện tại vẫn có chế tài để xử lý. Trong khi đó áp dụng quy định này vào hoạt động tham gia hụi thì lại xảy ra vấn đề bất cập. Trong hụi người vay lại là người thực hiện việc tự định lãi cho mình nên việc Tòa án định lại mức lãi suất cho các thành viên khi có tranh chấp giải quyết tại Tòa thì lại mang lại lợi ích cho người thực hiện việc bỏ lãi. Bởi trong hụi thành viên thường bỏ lãi cao hơn quy định hiện hành. Khi định lại mức lãi suất thì chủ hụi phải trả thêm tiền cho thành viên đó. Vì vậy việc cho vay nặng lãi trong hụi là hoàn toàn không thể xảy ra. Không những không có chế tài xử lý mà còn được lợi từ việc Tòa án tính lại lãi suất. Do đó, nhiều người đã lợi dụng trục lợi cho bản thân. Nhưng nếu Tòa án không tính lại mức lãi suất theo quy định thì có phù hợp với quy định của luật hiện hành không, vấn đề này cần có sự quy định thống nhất trong cả nước. Thứ hai, vấn đề quy định về sổ hụi. Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi. Từ quy định này đã dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp nhưng không có căn cứ để giải quyết. Bởi nếu chủ hụi là người bị khởi kiện thì rất có thể chủ hụi sẽ hủy đi sổ hụi này. Vì sổ hụi là chứng cứ rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về hụi. Nó thể hiện đầy đủ tất cả các thông tin và các vấn đề liên quan, tuy nhiên thực tế việc lập sổ hụi thường không đúng quy định. Nhưng nó vẫn là chứng cứ rất quan trọng. Nên vì thế luật chỉ quy định cho chủ hụi là người được giữ sổ hụi là chưa hợp lý. Chủ hụi có thể là người đứng ra lập sổ hụi nhưng việc giữ sổ hụi thì ngoài chủ hụi thì nên quy định các thành viên còn lại cũng được giữ sổ hụi để theo dõi và bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Thứ ba, thiếu các quy định về quản lý Nhà nước đối với hụi. Luật quy định cho phép một người có thể lập nhiều dây hụi hoặc tham gia nhiều dây hụi dẫn đến mạng lưới các dây hụi chồng chéo lẫn nhau và có tính liên kết với nhau. Các dây hụi hình thành như các mắc xích nên vì thế một mắc xích bị đứt thì sẽ gây hậu quả dây chuyền đối với các dây hụi còn lại. Việc tham gia và lập các dây hụi dày đặt và chồng chéo lên nhau nhưng họ không có một sự ràng buộc nào với cơ quan có thẩm quyền. Nên vì thế việc theo dõi và quản lý việc tham gia hụi của người dân từ cơ quan nhà nước rất hạn chế. Các cơ quan GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 55 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh địa phương cũng không nắm được tình hình tham gia hụi trên địa bàn của mình quản lý như thế nào, chỉ khi có tranh chấp, khởi kiện thì các cơ quan này mới biết được. 3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hụi Từ những bất cập về mặt pháp luật cũng như những nguyên nhân xuất phát từ các chủ thể tham gia hụi dẫn đến những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp hụi. Người viết xin đề ra một số kiến nghị của bản thân nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hụi cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hụi, hạn chế rủi ro và giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia được tốt hơn. 3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hụi Thứ nhất, quy định tại khoản 2 Điều 479 BLDS 2005 nghiêm cấm việc tổ chức hụi với hình thức cho vay nặng lãi. Hụi là một hình thức đặc biệt của hợp đồng vay tài sản bởi trong quan hệ hụi ngoài những đặc điểm giống với hợp đồng vay tài sản thì bản thân quan hệ hụi lại có những đặc điểm riêng của nó. Một trong những đặc điểm khác biệt đó là trong hụi thì người đặt ra vấn đề lãi suất không phải là người cho vay mà lại là người đi vay. Do đó việc khoản 2 quy định nghiêm cấm việc tổ chức hụi với hình thức cho vay nặng lãi xem ra không hợp lý. Bởi trong hụi chỉ có việc vay nặng lãi chứ không có trường hợp cho vay nặng lãi. Thứ hai, về vấn đề sổ hụi, nên quy định các thành viên tham gia hụi cũng được giữ sổ hụi. Chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi chính và các thanh viên tham gia giữ sổ hụi là bản sao của sổ chính. Không nên chỉ quy định cho mỗi chủ hụi có quyền giữ sổ hụi. Có như vậy sẽ hạn chế được phần nào việc chủ hụi ghi tên khống các thành viên tham gia để lạm dụng hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng nên quy định việc giao hụi và đóng hụi giữa hụi viên và chủ hụi cần thực hiện việc kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận, và với số tiền bao nhiêu thì cần có biên lai chứng nhận. Nếu quá trình giao dịch mà trái với các quy định này tức là từ bỏ sự bảo vệ quyền lợi của mình, các cơ quan có thẩm quyền có thể bác đơn yêu cầu do không có căn cứ để giải quyết, như vậy sẽ làm cho công tác giải quyết vụ án đỡ phức tạp hơn. Còn nếu các bên thực hiện đúng quy định thì việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và dễ dàng hơn vì có chứng cứ chứng minh giao dịch giữa họ38. Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện người viết kiến nghị sửa đổi tại mục 1.1 công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 như sau: Đối với hụi phát sinh tranh chấp (thay vì xác lập như 38 Kim dung: Những hệ kụy đau thương do tham gia hụi, http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phongsu/nhung-he-luy-dau-thuong-do-choi-hui/252189.html, [truy cập ngày 8-9-2014] GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 56 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh quy định hiện nay) trước ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 427 của BLDS 2005, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là 02 năm, kể từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành. Vì nếu quy định như hiện nay thì khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra vướng mắc, vì đối với dây hụi có nhiều thành viên tham gia và thời gian kết thúc dây hụi thường kéo dài nhiều năm. Nếu quy định như hiện nay thì có thể khi kết thúc dây hụi mà xảy ra tranh chấp thì cũng không thể khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện đã hết. Nên việc xác định mốc thời gian để tính thời hiệu là từ khi hụi phát sinh tranh chấp người viết nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn việc xác định mốc thời gian như hiện nay. Mục đích việc sửa đổi quy định như vậy góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia được tốt hơn. Thứ tư, Điều 7 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định hình thức thỏa thuận về hụi, theo đó thỏa thuận về hụi được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia hụi có yêu cầu. Người viết cho rằng cần nên quy định thỏa thuận về hụi phải lập thành văn bản, bởi vì nếu thỏa thuận về hụi chỉ được thực hiện bằng lời nói thì vấn đề khi có tranh chấp xảy ra việc giải quyết bằng con đường Tòa án rất có thể sẽ dẫn đến việc xét xử gặp khó khăn khi không có chứng cứ đầy đủ. Hơn nữa, luật cũng nên quy định cụ thể đối với trường hợp nào thì thỏa thuận cần công chứng, chứng thực. Chẳng hạn đối với các dây hụi có số lượng thành viên tham gia đông và giá trị của mỗi phần hụi lớn thì thỏa thuận cần được công chứng hoặc chứng thực. Bởi nếu chỉ quy định như hiện nay thì có lẽ sẽ không có trường hợp thỏa thuận nào được công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực góp phần tạo mối quan hệ giữa những người tham gia hụi với cơ quan Nhà nước. Bởi đối với những dây hụi lớn, giá trị tài sản từ hàng trăm đến hàng tỉ đồng thì cần có sự tham gia giám sát của các cơ quan quản lý tại địa phương góp phần giảm thiểu tình trạng rủi ro cho người tham gia. Ngoài ra, để các quy định của pháp luật nói chung và các quy định về hụi nói riêng được đảm bảo thực thi nghiêm túc, các nhà làm luật ngoài việc nghiên cứu các quy định phù hợp với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với quy luật khách quan thì cần có các quy định về chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe. Có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 57 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 3.4.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng về hụi Để hạn chế một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp về hụi trên thực tế như hiện nay. Người viết xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về hụi như sau: Thứ nhất, những thỏa thuận giữa các thành viên với chủ hụi và những thỏa thuận giữa các thành viên với nhau về vấn đề góp hụi, mở hụi, lĩnh hụi,…, cần phải được lưu giữ cẩn thận, tốt nhất nên lập văn bản để sử dụng khi có tranh chấp xảy ra, bởi vì những văn bản thỏa thuận này và các văn bản xác nhận số tiền góp hụi là những chứng cứ hết sức quan trọng khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Thực tế, người dân vẫn thường trọng chữ “tín” và rất tin cậy nhau vì hầu như những người tham gia đều có sự quen biết qua lại nên ít khi các chủ hụi lập sổ hụi. Khi bể hụi hay vỡ hụi, họ xảy ra cãi nhau, thậm chí thưa kiện, trừ nợ qua lại với nhau rất phức tạp nhưng đều không có gì làm bằng chứng và rất khó có thể đòi lại quyền lợi. Thứ hai, người tham gia cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về hụi trước khi tham gia. Bởi thật tế, hoạt động hụi diễn ra ngày càng nhiều và cũng đã không ít trường hợp xảy ra rủi ro, nên vì thế việc trang bị cho bản thân những kiến thức pháp luật là thật sự rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân cũng như những thành viên khác. Tránh tình trạng khi xảy ra tranh chấp và có nguy cơ quyền lợi bị xâm phạm mới tìm hiểu thì đã muộn vì như thế rất có thể quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng và không thể đòi lại lợi ích mình thật sự có. Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về hụi nói riêng trong nhân dân, đặc biệt là đối với nhân dân sống trong các khu vực có điều kiện tiếp cận kiến thức pháp luật bị hạn chế. Việc cung cấp cho người dân những kiến thức pháp luật cần thiết góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia, hạn chế những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra. Thứ tư, cần thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trong tòa án, viện kiểm sát, công an góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hụi. Cần có quy định thống nhất trong việc xem xét về vấn đề lãi suất trong hụi, có tòa án khi xét xử tính lại mức lãi suất theo quy định nhưng có trường hợp thì không tính lại mức lãi suất. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Cũng như cần quy định thống nhất về mức chế tài đối với các trường hợp liên quan về mặt hình sự. Cần quy định cụ thể mức hình phạt tương ứng với số tiền đã lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm. Tránh tình trạng mức hình phạt không tương xướng với hành vi phạm tội cụ thể trường hợp của Mai Thị GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 58 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Giàu mức hình phạt tòa án đã tuyên đã không nhận được sự đồng tình từ người dân. Họ cho rằng mức hình phạt như vậy là không phù hợp, chưa tương xứng với hành vi mà bị cáo đã gây ra. Việc ban hành các quy định thống nhất trong các cơ quan góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các đương sự, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 59 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh KẾT LUẬN  Do nhu cầu thực tế về việc tham gia hụi trong xã hội ngày càng cao và những tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nên cho dù đã xảy ra những tranh luận khá gay gắt và kéo dài về vấn đề nên chăng khi quy định hình thức hụi là một giao dịch hợp pháp. Nhưng những tranh chấp đã xảy ra khiến cho quyền lợi của người tham gia bị xâm phạm do pháp luật không thừa nhận hình thức giao dịch này. Do đó, BLDS 2005 đã chính thức quy định hình thức hụi là một giao dịch hợp pháp góp phần bảo vệ quyền lợi người tham gia được tốt hơn. Cụ thể, hụi được quy định tại Điều 479 BLDS 2005. Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề lý luận cũng như những quy định của pháp luật về hụi người viết thấy rằng, hình thức giao dịch này thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của giao dịch dân sự nói chung được quy định tại BLDS 2005, và các điều kiện cơ bản của một hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, bản thân hình thức này cũng có những đặc điểm riêng của nó. Bên cạnh đó, để hướng dẫn thi hành quy định này Chính Phủ đã ban hành Nghị định 144/2006/NĐCP, và Công văn 40/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao. Việc quy định hụi trong BLDS 2005 và Nghị định 144/2006/NĐ-CP và Công văn 40/KHXX là một chủ trương đúng đắn, cho thấy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội khi được quy định phù hợp với quy luật khách quan sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo được trật tự, an toàn xã hội. Dù vậy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hụi còn một số vướng mắc gây khó khăn cho quá trình áp dụng và giải quyết tranh chấp. Cụ thể, khoản 3 Điều 479 BLDS 2005 quy định nghiêm cấm việc tổ chức hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi. Nhưng thực tế áp dụng lại không bao giờ xảy ra trường hợp cho vay nặng lãi với hình thức hụi, bởi người vay là người tự đặt ra vấn đề lãi suất cho mình. Do đó chỉ có việc vay nặng lãi chứ không có trường hợp cho vay nặng lãi. Hơn nữa, về vấn đề lãi suất lại được giải quyết theo quy định tại Điều 476 BLDS 2005 là chưa hợp lý. Bởi thực tế người đi vay là người bỏ lãi nhưng việc bỏ lãi vượt mức quy định, khi tính lại theo lãi như quy định tại Điều 476 thì người bỏ lãi lại có lợi, còn chủ hụi lại bị ảnh hưởng quyền lợi trong khi việc bỏ lãi của thành viên là tự nguyện. Bên cạnh đó, quy định về sổ hụi tại Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP khi chỉ quy định cho chủ hụi là người có quyền lập và giữ sổ hụi là chưa hợp lý. Bởi sổ hụi là cơ sở pháp lý rất quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của cả chủ hụi và thành viên nên do đó việc quy định chỉ chủ hụi có quyền được giữ sổ hụi là không đảm bảo công bằng. Cuối cùng, là vấn đề về thời hiệu khởi kiện tại mục 1.1 Công văn 40/KHXX quy định đối với hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 60 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày Nghị định 144/2006/NĐCP có hiệu lực. Quy định như trên sẽ không hợp lý đối với những dây hụi xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực nhưng thời gian kết thúc dây hụi kéo dài trong nhiều năm, có thể thời hiệu khởi kiện đã hết khi dây hụi vẫn còn đang hoạt động. Tóm lại, những quy định điều chỉnh về vấn đề hụi còn tồn tại một số vướng mắc. Do đó, các quy định này cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia và giải quyết tranh chấp được nhanh chóng và hiệu quả. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 61 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh [...]... Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Ví dụ: Bản án số 03/2013/DSST ngày 21/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh thì nguyên đơn là bà Lâm Thị Mậu đã làm một dây hụi 3.000.000 đồng với chu kì mở hụi là 3 tháng mở hụi một lần2 Hoặc tại bản án số: 04/2013/DSST ngày 21/01/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh tại dây hụi. .. Tuyền 20 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỤI 2.1 Chủ thể và đối tượng trong thỏa thuận về hụi 2.1.1 Chủ thể trong thỏa thuận về hụi Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện và tham gia quan hệ pháp luật, xác định quy n và nghĩa vụ trong các mối... Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Nhưng từ quy định trên người viết cho rằng luật nên chăng cần có sự thay đổi về vấn đề lập sổ hụi Bởi tại Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP luật quy định chỉ có chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi, nếu không có chủ hụi thì các thành viên khác ủy quy n cho một người lập và giữ sổ hụi (đối với hụi không có lãi) Luật chỉ quy. .. Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 320000 đồng (16% x 2.000.000 đồng) 2.4 Quy n và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia hụi 2.4.1 Quy n và nghĩa vụ của chủ hụi 2.4.1.1 Đối với hụi không có lãi  Quy n của chủ hụi không có lãi Điều 16 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi không... Phương: Giải quy t tranh chấp phát sinh từ họ, hụi trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 16 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Hụi, họ là hình thức nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên Bộ luật Dân sự... định 144/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về hụi, họ, biêu, phường GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 1.2.2.2 Hụi hưởng hoa hồng Hụi hưởng hoa hồng là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia hụi, chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thành viên góp hụi để giao cho thành viên được lĩnh hụi. .. chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2007, tr.58 – 64 7 Điều 6 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường 3 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Dây hụi gọi chung cho tất cả các phần hụi của các thành viên tham gia trong một kì mở hụi Ví dụ: Một hụi tháng có mỗi phần hụi phải đóng mỗi... mức so với quy định của pháp luật Nếu đúng theo quy định của pháp luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 360000 đồng (12% x 3.000.000 đồng) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 26 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Đối với đối tượng giao dịch là tiền thì vấn đề lãi suất tính toán có lẻ đơn giản và dễ thực hiện... quy định của pháp luật về điều kiện để giao dịch có hiệu lực Nếu không tìm hiểu kĩ khi xảy ra tranh chấp quy n và lợi ích của chính bản thân sẽ bị xâm 22 Điều 8 Nghị định 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hụi, họ, biêu, phường GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 24 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh phạm Các cơ quan Nhà nước khi giải quy t.. .Những quy định của pháp luật về hụi – Thực tiễn tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỤI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm chung về hụi 1.1.1 Khái niệm về hụi Hụi hay còn được gọi là họ, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo hình thức tập quán được hình thành từ rất lâu đời trong đời sống của nhân dân trên mọi miền

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w