L ỜI NÓI ĐẦU
5. Kết cấ uc ủa đề t ài
3.1.1. Tình hình chung về hoạt động tham gia hụi
3.1.1.1. Vài nét sơ lược về huyện Tiểu Cần
Huyện Tiểu Cần nằm ở phía Tây của tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lụy 24 km theo Quốc lộ 60, thuộc tả ngạn sông Hậu. Phía Đông giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp với huyện Cầu Kè, phía Nam giáp với huyện Trà Cú và sông Hậu, cuối cùng phía Bắc giáp với huyện Càng Long. Toàn huyện có 9 xã, 2 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hòa, Hùng Hòa, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và thị trấn Cầu Quan. Với 114.918 dân và 24,118 hộ, trong đó có 8.228 hộ đồng bào dân tộc Khmer, chiếm gần 34,12% so với hộ dân trong toàn huyện.Tổng diện tích tự nhiên huyện là 22.178,23 ha. Các xã, thị trấn của huyện phần lớn đều nằm trên tuyến Quốc lộ 60, 54, Tỉnh lộ 912 cùng các hương lộ và đường trung tâm vào xã. Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Là một huyện nằm ở khu vực vùng nông thôn nên về việc các nhà đầu tư về địa bàn huyện để xây dựng các công ty còn khá hạn chế. Toàn huyện hiện có 2 công ty lớn là công ty cổ phần Trà Bắc chi nhánh tại xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần chuyên sản xuất tơ xơ dừa và công ty trách nhiệm hữu hạn giày da Mỹ Phong chi nhánh tại xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần chuyên sản xuất giày da các loại. Nhờ vào sự thành lập và đi vào hoạt động của hai công ty này mà đã giải quyết vấn đề việc làm cho người dân trên địa bàn huyện và cả các huyện lân cận26.
Do đó phần lớn người dân trong toàn huyện làm nghề trồng lúa nước và làm vườn là chủ yếu. Đặc biệt là tại địa phương người viết trực tiếp tìm hiểu thì 100% người dân đều làm nghề trồng lúa. Thu nhập của người dân cũng còn lắm bấp bênh nên nhiều hộ gia đình đã có người đi làm tại các công ty trong và ngoài tỉnh. Nên vì thế, nhiều người đã
26
Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh,
http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jHQHdHEzcPIw MDiwA3AyMvXyc_42AnjwB_I_2CbEdFAP9CIIM!/?WCM_PORTLET=PC_7_AQGA4FH2008PF02J MBN3SBHP42_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravin h/chinhquyentinh/huyenthithanhpho/huyen+tieu+can, [truy cập ngày 5-9-2014].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 41 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
tìm đến hình thức góp hụi coi như là cách để tiết kiệm mà không cần thế chấp hay các thủ tục phức tạp khác và các chủ hụi cũng lựa chọn chu kì mở hụi theo mùa vụ để các thành viên của mình dễ dàng trong việc lĩnh hụi và góp hụi. Tuy nhiên do là một địa phương nằm khá xa trung tâm hành chính nên vấn đề tiếp cận pháp luật của người dân còn rất hạn chế, do đó việc tham gia hụi của người dân được thực hiện tương đối chưa đúng theo quy định hiện nay. Chỉ khi xảy ra tranh chấp họ đệ đơn khởi kiện ra tòa thì mới được giải thích rõ ràng và chi tiết. Việc tham gia hụi của người dân là một nhu cầu thực tế nhưng tham gia mà không biết rõ luật thì quyền lợi của họ rất dễ bị xâm phạm. Nhu cầu tham gia hụi tại địa phương người viết tìm hiểu là khá lớn nhưng tình trạng thực hiện không đúng luật còn khá nhiều và tình trạng xảy ra tranh chấp cũng tương đối cao.
3.1.1.2. Hụi không có lãi
Việc tham gia hụi trong nhân gian là một tập quán đã có từ rất lâu trong đời sống của người dân và giờ đây nó đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mục đích của việc pháp luật thừa nhận và bảo vệ hình thức tham gia hụi là vì mục đích cốt lõi của việc tham gia hụi là hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa một nhóm người đang có nguồn vốn rãnh và một nhóm người đang khó khăn cần có vốn.
Trước đây nền kinh tế còn chậm phát triển, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, túng thiếu nhờ vào việc tham gia hụi mà nhiều hộ gia đình có thể trả nợ, xây nhà hay làm vốn chăn nuôi cuộc sống người dân nhờ thế mà thoải mái hơn, đở khó khăn hơn. Hình thức tham gia hụi lúc đó phổ biến là hụi không có lãi. Khi thực hiện đề tài này, người viết đã thâm nhập thực tế tại ấp Ngãi Thuận, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và được biết trước đây người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông là chính, cuộc sống cũng chẳng mấy ổn định mà còn khó khăn. Không có vốn chăn nuôi hay trồng cây ăn quả mà chỉ quanh quẩn với cái nghề trồng lúa nước. Thời tiết thuận lợi, trúng mùa được giá thì người dân còn có lãi nhưng một khi thời tiết xấu dẫn đến mất mùa thương lái ép giá thì coi như người dân trắng tay mà còn nợ nần chồng chất. Vào lúc đó họ đã lựa chọn hình thức tham gia hụi là một cách để vay mượn tài sản lẫn nhau mà không cần thủ tục phức tạp. Hình thức tham gia hụi của họ lúc đó cũng rất đơn giản và không có lãi. Một dây hụi có khoảng từ 20 đến 30 người, trong số họ sẽ cử ra một thành viên làm chủ hụi. Người này có nhiệm vụ lập danh sách các thành viên tham gia và nhận tiền của các thành viên khác giao cho thành viên được lĩnh hụi. Giá trị của mỗi phần hụi lúc bấy giờ chỉ khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Họ thường lựa chọn hình thức bốc thăm để chọn ra người được lĩnh hụi, nhưng có một điểm khác bây giờ là có tới 2 người được lĩnh
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 42 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
hụi trong một lần mở hụi người nào bốc thăm được lĩnh hụi nhưng không muốn lĩnh hụi có thể thỏa thuận nhường lại cho người cần lĩnh hụi. Số tiền mà 2 người được lĩnh là bằng nhau bằng cách nhân trực tiếp số người tham gia với giá trị của phần hụi và chia đôi. Chu kì lĩnh hụi và mở hụi thường là 6 tháng. Chu kì mở hụi cứ diễn ra cho đến người cuối cùng được lĩnh hụi.
Đây là hình thức hụi không có lãi và mục đích chính là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn do đó không có tình trạng tranh chấp hụi diễn ra. Phần lớn những người tham gia đều biết mặt nhau và tham gia mở hụi, lĩnh hụi đúng như đã thỏa thuận ban đầu. Vì thế không có tình trạng lừa đảo hay vỡ hụi xảy ra. Với số tiền có được từ việc lĩnh hụi tuy không lớn nhưng đủ để họ có thể chăn nuôi, trồng cây ăn quả thậm chí là có thể trả nợ. Nhiều hộ gia đình tham gia để tiết kiệm tiền cho con khi đến hạn đóng tiền học phí hay mua sách vở, quần áo cho con khi bước vào năm học mới. Nhờ vào việc tham gia hụi mà đã giải quyết được rất nhiều khó khăn cho người dân. Cuộc sống cũng nhờ vậy mà hạn chế vất vả hơn.
3.1.1.3. Hụi có lãi
Khi đất nước ngày càng có nhiều đổi mới, nền kinh tế ngày càng phát triển để phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. Kéo theo đời sống của người dân cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều. Cùng với đó xu hướng của người dân trong việc tham gia hụi cũng có sự thay đổi đáng kể. Họ nhận thấy việc tham gia hụi không có lãi không có lợi nhiều như hụi có lãi, ngoài việc họ có thể tiết kiệm, giúp đỡ nhau khi khó khăn họ còn có một khoản lãi kèm theo. Do đó phần lớn người dân đã chuyển từ hình thức hụi không có lãi sang tham gia hụi có lãi. Và cũng từ đây việc tham gia hụi trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều lần, một chủ hụi có thể nắm trong tay hàng chục dây hụi với hàng trăm người tham gia. Một người cũng bắt đầu tham gia nhiều dây hụi với giá trị của các phần hụi rất khác nhau. Quan hệ hụi trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chủ hụi huy động vốn từ dây hụi này để nuôi dây hụi khác, hay thành viên lĩnh hụi có giá trị phần hụi nhỏ để nuôi dây hụi có giá trị phần hụi lớn hơn. Với mục đích nuôi dây hụi lớn thì sau khi lĩnh hụi cuối sẽ có nhiều lãi hơn dây hụi nhỏ. Các dây hụi gắn kết với nhau như một dây xích, liên quan chồng chéo với nhau. Một khi có một mắc xích bị phá vỡ thì kéo theo cả một dây chuyền bị ảnh hưởng, mà thường là hậu quả vô cùng lớn và khó giải quyết. Hụi có lãi có hai loại là hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng, nhưng trong thực tế tìm hiểu thì người dân chỉ lựa chọn hụi hưởng hoa hồng là chủ yếu.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 43 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
Qua thực tế người viết được tìm hiểu tại ấp Ngãi Thuận, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh như sau toàn ấp có 247 hộ gia đình với 1.100 dân trong đó 477 nam và 623 nữ. Trong ấp qua tìm hiểu có 5 chủ hụi trong đó có 2 chủ hụi lớn và 3 chủ hụi nhỏ. Chủ hụi lớn thứ nhất do cô Trần Thị Chi sinh năm 1970 làm chủ hụi trong tay cô nắm giữ đến 12 dây hụi với các giá trị của các phần hụi từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng, với các chu kì mở hụi và lĩnh hụi khác nhau. Các dây hụi có giá trị phần hụi lớn thường có chu kì mở hụi theo mùa vụ, bởi phần lớn những người tham gia làm nông là chủ yếu. Do đó khi đến mùa thu hoạch lúa thì họ mới có điều kiện để góp hụi. Các dây hụi còn lại thường là chu kì theo tháng. Có tháng người dân đi mở hụi thì thấy có 2 đến 3 dây cùng mở hụi một lúc. Với 12 dây hụi Cô đã huy động thành viên tham gia khoảng 77 người trong ấp và khoảng 26 người ở các ấp lận cận tham gia. Mỗi dây hụi trung bình có khoảng 15 thành viên, mỗi thành viên tham gia trung bình từ 2 đến 3 dây hụi. Loại hụi mà cô Chi lựa chọn là hụi có lãi và là hụi hưởng hoa hồng. Tuy nhiên với mỗi dây hụi cô đều tham gia là thành viên trong dây hụi đó. Dù pháp luật quy định chủ hụi hưởng hoa hồng không đồng thời là thành viên trong dây hụi nhưng thực tế cô Chi vẫn vừa là chủ hụi vừa là thành viên trong dây hụi mà cô làm chủ hụi. Số tiền hoa hồng mà thành viên lĩnh hụi trả cho cô thường là 50% giá trị của phần hụi trong dây hụi, chẳng hạn giá trị phần hụi là 200.000 đồng thì khi lĩnh hụi thành viên được lĩnh hụi phải trả cho cô 100.000 đồng tiền hoa hồng27.
27
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 44 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh 3.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hụi
Qua tìm hiểu thực tế tại tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần người viết nắm được tình hình giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện trong những năm gần đây như sau:
Hình thức giải quyết Tổng thụ lý Giải quyết Hòa giải Nhập vụ án Đình chỉ Xét xử Tạm đình chỉ 2012 490 490 338 126 24 2 0 2013 202 202 27 63 108 4 0 6 tháng đầu năm 2014 105 80 20 20 15 0 25
Bảng 3.1.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hụi tại huyện Tiểu Cần từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 201428
Từ bảng thống kê số liệu tình hình giải quyết tranh chấp hụi trên địa bàn huyện Tiểu Cần từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 có thể thấy số lượng tranh chấp chấp hụi có xu hướng giảm đáng kể từ 490 vụ năm 2012 xuống còn 105 vụ 6 tháng đầu năm 2014. Hầu hết các vụ án đã thụ lý đều được giải quyết, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2014 còn 25 vụ đang chờ giải quyết.
Năm 2012 tổng số vụ án tòa án thụ lý là 490 vụ tất cả các vụ án đều được tòa án thụ lý giải quyết với các hình thức giải quyết như sau trong 490 vụ có 338 vụ án tòa án đã thực hiện hòa giải thành, 126 vụ án tòa án ra quyết định nhập vụ án do các nguyên đơn cùng khởi kiện 1 bị đơn và vấn đề nhập vụ án giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng hơn nên vì vậy số lượng nhập vụ án là khá lớn. Trong 490 vụ án có 24 vụ án tòa án ra quyết định đình chỉ và mở phiên tòa xét xử 2 vụ án và không có vụ án nào tạm đình chỉ. Năm 2013 số lượng vụ án mà tòa án thụ lý đã giảm so với năm 2012 là 288 vụ án với 59,8% trong đó có 27 vụ án hòa giải thành, 63 vụ án nhập, 108 vụ án đình chỉ và xét xử 4 vụ án và không có vụ án nào tạm đình chỉ. 6 tháng đầu năm 2014 số lượng vụ án toà án thụ lý là 105 giảm 385 vụ so với năm 2012, trong đó tòa án đã giải quyết 80 vụ với 20 vụ hòa giải thành, 20 vụ nhập vụ án, 15 vụ đình chỉ, không có trường hợp nào đưa ra xét xử
28
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 45 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
và tạm đình chỉ 25 vụ. Với số lượng các vụ án được tòa án thụ lý giải quyết về vấn đề tranh chấp hụi ta có thể thấy được tình hình tham gia hụi của địa phương diễn ra rất phức tạp, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại số lượng vụ án đã có xu hướng giảm. Số lượng vụ án tòa án thụ lý có xu hướng giảm nhưng không vì thế mà đánh giá số người tham gia hụi hay tranh chấp về hụi giảm theo được. Bởi lẻ trên thực tế có rất nhiều trừơng hợp tuy bị chủ hụi không giao tiền hụi hay hụi viên không góp hụi nhưng họ không khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Họ tự thỏa thuận với nhau hoặc nhờ vào tổ hòa giải cơ sở hòa giải.
Nhìn chung, các vụ án tranh chấp hụi đều được giải quyết với hình thức hòa giải. Như đã đề cặp huyện Tiểu Cần phần lớn đồng bào sống bằng nghề nông là chủ yếu, kiến thức pháp luật cũng còn rất hạn chế. Nên vì thế có rất nhiều trường hợp mặc dù quyền lợi của mình bị xâm phạm khởi kiện ra tòa đi nữa nhưng quyền lợi nguyên đơn vẫn có thể không được đảm bảo. Bởi trong quá trình tham gia vấn đề góp hụi, lĩnh hụi không có kí tên hay biên lai xác nhận, vấn đề sổ hụi thực hiện không đúng theo quy định. Do đó thành viên khi muốn khởi kiện chủ hụi, một khi chủ hụi không thừa nhận và không có giấy tờ chứng minh thì coi như họ sẽ bị thua kiện. Nên vì thế có nhiều trường hợp khi khởi kiện ra tòa các nguyên đơn nếu không có đầy đủ chứng cứ, họ thường được tư vấn nên hòa giải. Vì khi hòa giải các bên có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề có liên quan. Bản thân chủ hụi cũng là người có hiểu biết về kiến thức pháp luật hạn chế và họ luôn mang tâm trạng là người có lỗi nhưng vì hòan cảnh kinh tế nhất thời không thanh toán đúng hạn cho các thành viên nên hình thức hòa giải rất được họ mong muốn lựa chọn. Cũng có nhiều trường hợp khi tòa án mở phiên hòa giải nhưng hòa giải không thành nhưng đến khi mở phiên tòa trong quá trình xét xử họ thống nhất với nhau vế các điều kiện của hai bên tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho số vụ án bị đình chỉ lại nhiều như vậy.
Nghị định 144/2006/NĐ-CP cho phép một chủ hụi có thể có nhiều dây hụi và một thành viên cũng có thể tham gia nhiều dây hụi, đây chính là nguyên nhân khiến cho số