L ỜI NÓI ĐẦU
5. Kết cấ uc ủa đề t ài
3.3.1. Nguyên nhân từ các chủ thể tham gia hụi
Thứ nhất, thành phần tham gia hụi đông đảo nhất hiện nay là nông dân, tiểu thương, công nhân. Nên vì thế việc tiếp cận và tìm hiểu pháp luật của những đối tượng này còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy nhiều người tham gia hụi nhất là tham gia hụi có lãi thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, bởi ai cũng biết hụi ngoài mục đích tiết kiệm còn có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Nhưng hiện nay, hoạt động này đã có nhiều biến tướng tiêu cực nhiều người đã lợi dụng để trục lợi cho bản thân gây ra nhiều tranh chấp và rủi ro khi tham gia. Chính vì việc không biết và không quan tâm đến quy định của pháp luật về vấn đề này hay không, quy định như thế nào. Do đó, khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm họ mới tìm đến cơ quan chức năng để nhờ can thiệt giải quyết với mong muốn có thể nhận lại lợi ích mà mình đã mất, thì có thể là hết thời hiệu khởi kiện hoặc là vụ việc không có đầy đủ chứng cứ để giải quyết. Bởi thực tế từ chủ hụi đến thành viên khi giao tiền hụi cho đối phương rất ít trường hợp có kí tên xác nhận hay biên lai chứng minh việc giao nhận tiền giữa họ mà chỉ dùng những kí hiệu riêng của bản thân để nhận biết. Nếu như vậy thì lợi ích của bản thân họ sẽ không được bảo đảm. Hơn nữa, việc xảy ra các tranh chấp này làm cho an ninh trật tự địa phương không được ổn định và mất nhiều công sức của các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết hậu quả từ những tranh chấp đó mang đến.
Thứ hai, một số người có điều kiện tìm hiểu quy định của pháp luật thì lại lợi dụng sơ hở của luật từ vấn đề lãi suất để trục lợi. Đó là trường hợp các thành viên thường bỏ lãi rất cao để được lĩnh hụi, sau đó không đóng hụi chết hoặc đóng không đầy đủ cho chủ hụi nên chủ hụi khởi kiện thì Tòa án lại tính lãi lại theo quy định của luật, nếu là như vậy thì dù thực tế chủ hụi hoàn toàn không có lỗi trong việc thành viên bỏ lãi cao để được lĩnh hụi nhưng lại bị thiệt hại về việc tính lãi lại theo quy định từ quyết định của Tòa án. Do đó họ sẽ có lợi từ sơ hở của luật, bởi BLDS 2005 và Nghị định 144/2006/NĐ-CP hiện tại chỉ quy định cấm cho vay nặng lãi trong hụi nhưng không cấm vay nặng lãi. Nhưng thực
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 54 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
tế khi tham gia hụi thì người đi vay lại là người tự đặt ra lãi suất cho mình, người cho vay không đặt ra lãi suất như các hợp đồng vay tài sản thông thường khác.
Thứ ba, do nhiều người tham gia quá tin tưởng vào chủ hụi và các thành viên còn lại. Bởi những người đó thường là những người mà bản thân mình quen biết, đồng nghiệp thậm chí là dòng họ, anh em với nhau36. Nhưng một khi lòng tham trỗi dậy thì họ sẽ không từ bỏ một ai dù họ là ai và có quan hệ như thế nào với mình. Nên đây là nguyên nhân rất hay gặp trong các vụ vỡ nợ. Bởi việc tham gia hụi về cơ bản là dựa trên lòng tin lẫn nhau, giao tiền nhưng hoàn toàn không có thế chấp hay cầm cố tài sản, và có trường hợp thành viên tham gia chỉ biết chủ hụi mà không quan tâm đến các thành viên còn lại là ai. Hoặc thậm chí đến chu kì mở hụi thành viên cũng không đi tham gia bỏ lãi, việc xác định người lĩnh hụi và đóng tiền hụi sống đều thông qua chủ hụi, chỉ khi thành viên thực sự muốn lĩnh hụi thì lúc đó mới trực tiếp tự mình đi tham gia bỏ lãi. Nên vì thế đây là cơ hội rất lớn cho các chủ hụi có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tự họ bỏ lãi rồi tự lĩnh tiền hụi tiêu xài cá nhân từ các thành viên họ ghi tên khống37.
Thứ tư, do tư tưởng của một số người, mỗi khi bị giật hụi đều tố cáo rằng người đó đã lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Nhưng thực tế khi cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra, xác minh thì không đủ cơ sở để kết luận có hành vi lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm nên vụ việc sẽ được xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự. Nhưng người dân lại cứ khăng khăng khiếu nại nhiều lần vì họ không đồng ý với việc xử lý về dân sự vì họ cho rằng số tiền họ bị mất là rất lớn phải xử lý hình sự thì mới thỏa đáng. Trường hợp này dẫn đến mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.