Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp hụi

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 53 - 58)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấ uc ủa đề t ài

3.2.1. Vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp hụi

Hụi được xem là hình thức tiết kiệm, tích luỹ vốn của một bộ phận người dân. Thế nhưng, hụi cũng luôn tìm ẩn sự may rủi, bởi khi chủ hụi tuyên bố “vỡ hụi” thì coi như các hụi viên gần như mất trắng cả vốn, lãi. Do chuyện tham gia hụi thường nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nên trước đây một thời gian dài Nhà nước không khuyến khích việc người dân tham gia hụi, thậm chí pháp luật không thừa nhận việc tham gia hụi. Mãi đến BLDS 2005 và ngày 27/11/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ người tham gia hụi, cũng như đưa hoạt động tham gia hụi vào nề nếp, minh bạch. Thế nhưng, từ đó đến nay, không phải ai tổ chức tham gia hụi, tham gia hụi đều thực hiện đúng theo quy định của Nghị định29. Chính vì lẽ đó dẫn đến việc giải quyết tranh chấp hụi trong cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do một bộ phận rất đông người tham gia chưa tìm hiểu quy định của pháp luật về hụi.

Thứ nhất, người bị vi phạm về quyền lợi không có đủ cơ sở để chứng minh người vi phạm đã không thực đúng dẫn đến quyền lợi của mình không được đảm bảo. Với người tham gia hụi không ít giao dịch chỉ được thực hiện bằng lời nói hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không hội đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có rời khỏi nơi cư trú hay không, việc các hụi viên khởi kiện để đòi lại tài sản đã mất là cả một quá trình hết sức khó khăn30

. Về vấn đề sổ hụi cũng được các chủ hụi thực hiện nhưng thực tế rất ít chủ hụi thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Sổ hụi nhưng thực tế có nhiều trường hợp chỉ là một tờ giấy sơ sài ghi tên chủ hụi, giá trị phần hụi, chu kì mở hụi và tên các thành viên, các nội dung còn lại không được chủ hụi thực hiện theo đúng quy định. Hơn nữa, trong quá trình tham gia hụi vấn đề lĩnh tiền hụi, góp hụi của các thành viên không có thực hiện việc kí tên giao nhận hay điểm chỉ để chứng minh

29

Tấn Phát: Hụi – “trò chơi” may rủi, http://www.baotayninh.vn/xa-hoi/hui-tro-choi-may-rui-!- 49610.html, [truy cập ngày 6-9-2014].

30

Bùi Minh Tuấn: Kẻ hở pháp luật và trái đắng của người chơi phường, hụi, http://baohatinh.vn/news/tim-hieu-phap-luat/ke-ho-phap-luat-va-trai-dang-cua-nguoi-choi-phuong-

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 47 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

mình đã giao tiền cho chủ hụi hay nhận tiền lĩnh hụi. Tất cả các hoạt động giao nhận đều được thực hiện bằng lời nói, để xác định thành viên nào đã góp hụi hoặc đã lĩnh hụi, chủ hụi chỉ có một thao tác là đánh dấu kí hiệu vào danh sách mà không có thực hiện việc kí tên. Nên vì thế một khi có tranh chấp xảy ra việc không có chứng cứ để chứng minh thành viên đã góp hụi cho chủ hụi hay chủ hụi đã giao tiền lĩnh hụi cho thành viên hay chưa là điều hiển nhiên có thể xảy ra, và quá trình đi chứng minh dường như là không có kết quả. Vì giữa chủ hụi và hụi viên không có một cơ sở nào để chứng minh. Bên cạnh đó, việc quy định về sổ hụi thực tế đã có sơ hở và vì thế dẫn đến việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn.

Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi, từ quy định này đã dẫn đến có nhiều vụ án tranh chấp không có cơ sở giải quyết. Bởi thực tế tranh chấp hụi có rất nhiều dạng, có tranh chấp do lỗi từ chủ hụi nhưng có tranh chấp lại do thành viên tham gia. Chính vì lẽ đó nếu tranh chấp do lỗi từ các thành viên và chủ hụi thực hiện việc lập sổ hụi, kí tên giao nhận theo đúng quy định thì đã có đủ cơ sở để chứng minh và việc giải quyết cũng rất dễ dàng. Nhưng một khi người có lỗi là chủ hụi thì vấn đề lập tức phát sinh, vì khi thực hiện đúng quy định về việc lập sổ hụi thì đây là chứng cứ rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Nên vì thế khả năng chủ hụi hủy sổ hụi là rất có thể sẽ xảy ra. Một khi sổ hụi bị hủy việc giao nhận không có biên lai thì coi như vụ án mất cơ sở để chứng minh. Do đó, tinh thần của luật là quy định vấn đề lập sổ hụi với mong muốn chủ hụi thực hiện đúng để có cơ sở giải quyết một khi có phát sinh tranh chấp. Nhưng từ quy định đã có sơ hở nên việc chỉ có chủ hụi giữ sổ hụi là xem ra chưa hợp lý. Nếu cả chủ hụi và thành viên tham gia đều có thể giữ sổ hụi trong tay thì dù là ai có lỗi, ai vi phạm cũng có cơ sở để giải quyết nếu việc thực hiện sổ hụi đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, từ mục đích ban đầu của tập quán tham gia hụi trong nhân dân là tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, nhưng hiện nay hình thức tham gia hụi đã có nhiều biến tướng tiêu cực. Nhiều người đã lợi dụng lòng tin và tâm lý thích lãi cao mà đã thực hiện các thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người dân từ hình thức tham gia hụi này. Để có thể thực hiện thủ đoạn lừa đảo của mình các chủ hụi thường có thời gian làm chủ hụi khá lâu để nhận được sự tin tưởng của mọi người. Ban đầu người chủ hụi sẽ lập ra các dây hụi và kêu gọi mọi người tham gia, và vấn đề mở hụi, góp hụi và giao nhận tiền hụi thì chủ hụi thực hiện rất đúng và đầy đủ, hoàn toàn không có sai sót và trể hẹn. Sau đó chủ hụi sẽ nhân rộng lên bằng cách lập ra nhiều dây hụi và kêu gọi nhiều

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 48 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

người tham gia hơn với giá trị các phần hụi ngày càng lớn hơn. Hụi có lãi được các chủ hụi ưu tiên lựa chọn bởi loại hụi này tham gia sẽ có lãi cao hơn. Để tránh sự nghi ngờ của các thành viên các chủ hụi này thường tạo cho mình hình thức bên ngoài với giá trị tài sản hiện có của gia đình khá lớn đủ có thể đảm bảo việc tham gia hụi sẽ không xảy ra rủi ro. Để có thể chiếm đoạt tài sản của thành viên chủ hụi thực hiện bằng cách trong một dây hụi chủ hụi sẽ ghi khống tên của một số thành viên. Vào các chu kì mở hụi chủ hụi sẽ là người thực hiện việc bỏ lãi cho các thành viên ảo này. Chủ hụi thường có gắng bỏ lãi cao để được lĩnh hụi, các thành viên còn lại được nhận lãi cao như vậy họ càng hài lòng với việc tham gia hụi và góp hụi rất đầy đủ. Khi lĩnh hụi hết các phần hụi mà chủ hụi đã dựng lên, để có tiền đóng hụi chết vào các phần hụi đó chủ hụi tiếp tục lập nên các dây hụi khác và vẫn với cách thức ban đầu. Thời gian lâu ngày như vậy, cứ lĩnh hụi rồi lại lập dây hụi mới cho đến một thời điểm nhất định chủ hụi không đủ khả năng để đóng hụi nữa, thế là họ sẽ ra quyết định tuyên bố vỡ hụi. Khi chủ hụi tuyên vỡ hụi thì các thành viên mới ngỡ ra từ lúc tham gia đến lúc chủ hụi tuyên vỡ hụi hình như họ chưa gặp các thành viên đã lĩnh hụi bao giờ và họ cũng chưa được lĩnh hụi, bởi chủ hụi bỏ lãi rất cao. Luật quy định cho phép chủ hụi có thể lập nhiều dây hụi nên chủ hụi cứ lĩnh hụi rồi lại lập dây hụi mới nên một khi chủ hụi tuyên vỡ hụi thì kéo theo dây chuyền hàng loạt các dây hụi khác bị kéo theo, với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trường hợp của bị cáo Phạm Thị Huỳnh Nhi sinh năm 1984 ngụ xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản cáo trạng, từ năm 2004, lúc Nhi mới tròn 20 tuổi đứng ra làm đầu thảo hụi tại chợ An Trường huyện Càng Long và vận động một số người mua bán nhỏ cùng tham gia. Trong vòng 5 năm Nhi đã mở 132 dây hụi, mỗi dây hụi từ 120 đến 175 phần, mỗi phần 10.000 đồng. Trong quá trình làm đầu thảo hụi, Nhi hoàn toàn không có vốn mà chỉ lấy của người này đấp cho người khác hưởng hoa hồng. Đến cuối năm 2008, Nhi mất cân đối tài chính, không còn khả năng chi trả tiền cho các hụi viên với số tiền 840.000.000 đồng. Ngày 25/02/2009, Nhi mở tiếp 12 dây hụi mới và tạo tên khống có 6 người bán hụi để chiếm đoạt tiền của các hụi viên và 27 người mua hụi rồi tuyên bố vỡ hụi. Nhi tiếp tục lập nhiều dây hụi, chiếm đoạt của 27 người, với tổng số tiền 585.201.000 đồng. Với hành vi chiếm đoạt tài sản, ngày 14/11/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 49 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

xử bị cáo Phạm Thị Huỳnh Nhi 14 năm tù giam, trả toàn bộ 585.201.000 đồng cho 27 người bị hại31.

Trường hợp của bị cáo Mai Thị Giàu 44 tuổi, ngụ ấp Cà Tum A, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát huyện Cầu Ngang: Đầu năm 2005, Mai Thị Giàu vận động nhiều hộ mua bán nhỏ tại chợ Vinh Kim tham gia tham gia hụi do Giàu làm đầu thảo; lúc đầu, Giàu thành lập nhiều dây hụi tháng, bốc thăm mở hụi tại nhà. Đến năm 2008, Giàu tiếp tục thành lập nhiều dây hụi tháng lọai hụi 1 triệu, 2 triệu, 5 triệu. Đến ngày 30/12/2011, chủ hụi Mai Thị Giàu hoàn toàn mất khả năng cân đối, lẽ ra tuyên bố vỡ hụi và trả tiền cho các hụi viên nhưng Giàu nghĩ ra cách lập các dây hụi mới với mưu đồ chiếm dụng tiền hụi viên. Để thực hiện được mưu đồ, Giàu đưa ra nhiều thông tin gian dối nhằm lừa đảo chiếm đọat tài sản của các hụi viên. Đến ngày 18/9/2013, Giàu tuyên bố bể hụi. Bằng nhiều thủđoạn dối trá, xảo quyệt Mai Thị Giàu đã lừa 86 hụi viên, với tổng số tiền hơn 8,329 tỷ đồng.Căn cứ điểm e khoản 2, điều 139; điểm b, khoản 1, 2 điều 46, điều 33 Bộ luật hình sự, Hội đồng Xét xử tuyên phạt Mai Thị Giàu 3 năm tù giam vì tội “lừa đảo chiếm đọat tài sản công dân”. Tuy nhiên, tham dự phiên tòa đông đảo nhân dân và các hụi viên bị hại cho rằng bản án 3 năm tù đối với bà Giàu so với số tiền lừa đảo hơn 8,3 tỷ đồng là chưa thỏa đáng, chưa thu phục được lòng dân32.

Nhìn chung, vấn đề tranh chấp hụi trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tiểu Cần nói riêng còn diễn biến rất phức tạp và tình trạng lợi dụng hụi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hụi viên diễn ra thường xuyên. Do đó người viết mong rằng mọi người nên tìm hiểu kĩ quy định của pháp luật và lựa chọn người đáng tin cậy để tham gia, tránh tình trạng mất tiền mà nợ nần chồng chất, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình và mất trật tự xã hội.

Thứ ba, về vấn đề lãi suất và thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP và Điều 476 BLDS 2005 thì lãi suất trong hụi do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước. Nhưng thực tế rõ ràng là việc bỏ lãi trong hoạt động hụi của các thành viên luôn vượt quá mức lãi suất quy định. Tức là luôn vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố. Nhưng khi có tranh chấp khởi kiện ra tòa án thì tòa án lại tính lãi suất theo quy định,

31

Cổng thông tin điện tử Trà Vinh, http://travinh.radiovietnam.vn/2013/12/tra-vinh-lua-dao-chiem-doat- tai-san-14-nam-tu-giam, [truy cập ngày 7-9-2014].

32

Đình Cảnh: Trà Vinh chủ hụi lừa đảo lĩnh án 3 năm tù, http://www.sggp.org.vn/phapluat/2014/4/346483/, [truy cập ngày 7-9-2014].

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 50 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

tức là thành viên bỏ lãi để được lĩnh hụi sẽ có lợi. Việc bỏ lãi cao để được lĩnh hụi là do thành viên hoàn toàn tự nguyện không có sự ép buộc từ chủ hụi hay bất cứ thành viên nào trong dây hụi và được sự thống nhất của các thành viên còn lại. Khi vỡ hụi, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để tính lại lãi theo mức lãi suất theo quy định. Quyết định của Tòa án là không sai, nhưng lại mâu thuẫn với nguyên tắc tự do ý chí, thỏa thuận và tự định đoạt theo tinh thần chung của BLDS 2005. Chủ hụi sẽ là người chịu thiệt hại khi tòa án tính lại lãi suất trong khi đó chủ hụi hoàn toàn không có lỗi. Thành viên lĩnh hụi đặt lãi suất cao để lĩnh hụi thì lại có lợi khi phát sinh tranh chấp. Nhưng thực tế người viết tìm hiểu thì Tòa án lại không tính lại mức lãi suất theo quy định cụ thể tại hai bản án số 03/2013/DSST ngày 21/01/201333 và bản án số 04/2013/DSST ngày 21/01/201334. Việc không tính lại mức lãi suất theo quy định thì đảm bảo được nguyên tắc tự do, thỏa thuận của các thành viên nhưng lại không hợp lý với quy định hiện hành. Vậy Tòa án nên áp dụng quy định hiện hành để tính lại mức lãi suất theo quy định hay tôn trọng nguyên tắc tự do, thỏa thuận của các thành viên mà không tính lại lãi suất. Người viết cho rằng vấn đề này cần có quy định thống nhất trong cả nước.

Một vấn đề nữa về lãi suất mà thực tiễn cũng còn nhiều vướng mắc đó là vấn đề quy định cấm cho vay nặng lãi. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP và khoản 3 Điều 479 BLDS 2005 thì Nhà nước nghiêm cấm tổ chức hụi để cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng người cho vay trong hụi không đặt ra lãi suất mà lại chính người đi vay tự đặt ra lãi suất cho mình, vì vậy khi giải quyết Tòa án gặp phải vướng mắc là luật chỉ quy định cấm cho vay nặng lãi chứ không cấm vay nặng lãi. Do đó, khi thành viên bỏ lãi cao để lĩnh hụi có tranh chấp Tòa án tính lại vấn đề lãi suất thì thành viên đó vừa có lợi mà lại không bị xử lý về vấn đề lãi cao. Vì thực tế luật không quy định cấm người đi vay mà chỉ cấm người cho vay nên vì lẽ đó sẽ không có cơ sở để xử lý.

Vấn đề về thời hiệu khởi kiện được quy định tại Công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 hướng dẫn “thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi” đã tồn tại bất cập, quy định tại mục 1 của Công văn thì thời hiệu khởi kiện giao dịch hụi sẽ được quy định dựa theo thời gian có hiệu lực của Nghị định 144/2006/NĐ-CP (Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực ngày 22/12/2006, tức 15 ngày kể từ ngày 7/12/2006) chứ không phải dựa theo thời gian Công văn được ban hành. Mà thực tế Công văn ra đời sau ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực ( tức từ ngày 22/12/2006 đến ngày 06/4/2007) mà lại quy

33

Phụ lục 1. 34

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 51 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

định nếu hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thì thời

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)