Hình thức tranh chấp trong hụi

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 44 - 45)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấ uc ủa đề t ài

2.6.1. Hình thức tranh chấp trong hụi

Thứ nhất, tranh chấp giữa chủ hụi với thành viên trong dây hụi. Tranh chấp do một số thành viên sau khi đã lĩnh hụi xong nhưng không đóng lại tiền hụi chết hoặc đóng không đầy đủ cho chủ hụi nên chủ hụi khởi kiện đòi tiền thành viên này. Hoặc trường hợp thành viên đóng hụi sống nhưng vì một lí do nào đó không đóng cho chủ hụi đúng thời gian đã quy định để chủ hụi giao cho thành viên được lĩnh hụi, chủ hụi đã đóng thay cho thành viên này để giao cho thành viên được lĩnh hụi. Sau đó, chủ hụi yêu cầu thành viên mà chủ hụi đã đóng thay hoàn trả lại số tiền mà chủ hụi đã đóng thay cho thành viên đó. Nhưng thành viên này không hoàn trả nên chủ hụi khởi kiện thành viên này.

Thứ hai, tranh chấp giữa thành viên với chủ hụi. Tranh chấp do chủ hụi không giao tiền, hoặc giao không đầy đủ cho thành viên khi đến lượt được lĩnh tiền hụi. Tức là đến thời hạn giao tiền hụi mà chủ hụi không giao hoặc giao không đầy đủ nên thành viên đó khởi kiện chủ hụi để đòi tiền lĩnh hụi mà thành viên phải được nhận. Hoặc trường hợp tranh chấp do chủ hụi tự ghi khống tên nhiều thành viên tham gia dây hụi, đến kì lĩnh hụi chủ hụi thông báo với những thành viên có thật là tiền hụi đã được những thành viên do chủ hụi tự ghi khống lĩnh hụi. Với cách này, chủ hụi thu tiền đóng hụi của các thành viên

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 38 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

để tiêu dùng cho đến khi hết thành viên do mình tự ghi khống thì chủ hụi tuyên vỡ hụi, không trả hoặc rời khỏi nơi cư trú. Đây là trường hợp thường xảy ra trong thực tế, bởi về bản chất hụi hoạt động chủ yếu thông qua vai trò của chủ hụi, thậm chí các thành viên trong dây hụi còn không biết mặt nhau. Nên vì thế đây là cơ hội thuận lợi để cho chủ hụi lợi dụng lừa đảo để chiếm đọat tài sản bằng cách tự ghi khống các thành viên tham gia hụi không có thật. Đây thuộc về tội phạm hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không còn là mối quan hệ dân sự.

Thứ ba, tranh chấp giữa các thành viên trong dây hụi với nhau phát sinh từ quan hệ bán hụi, mượn hụi,…Có nghĩa là từ một người là thành viên của dây hụi nhưng vì một lí do nào đó mà thành viên này không thể tiếp tục tham gia được nữa nên đã bán lại cho người khác nếu được các thành viên trong dây hụi đồng ý. Khi đó thành viên được bán lại sẽ trở thành thành viên của dây hụi thay cho thành viên đã bán phần hụi đó, nhưng việc bán phần hụi xảy ra tranh chấp nhất là đối với hụi có lãi khó khăn trong quá trình xem xét phần lãi mà thành viên bán hụi đã nhận. Trường hợp mượn hụi, tức là một thành viên trong dây hụi được lĩnh hụi, nhưng một thành viên khác trong dây hụi lại cần lĩnh hụi nhưng không được lĩnh hụi nên thành viên này mượn hụi của thành viên được lĩnh hụi, vào kì mở hụi sau thì thành viên này sẽ trả lại cho thành viên đã cho mượn. Đối với hụi không có lãi thì có lẽ sẽ ít xảy ra tranh chấp nhưng đối với hụi có lãi thì có thể xảy ra tranh chấp. Bởi tiền lĩnh hụi trước và sau có sự khác nhau đều này rất dễ xảy ra tranh chấp25.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 44 - 45)