Nguyên nhân về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 61 - 63)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấ uc ủa đề t ài

3.3.2. Nguyên nhân về mặt pháp luật

Nguyên nhân dẫn đến những bất cập về mặt pháp luật bắt nguồn từ những quy định của pháp luật về hụi trong BLDS 2005 cũng như Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Từ những quy định người viết phân tích ta có thể kết luận quy định của pháp luật còn khá nhiều sơ hở, khiến nhiều người đã bị mất quyền lợi trong khi hoàn toàn không có lỗi, người có lỗi thì lại được lợi. Phần này người viết xin tổng hợp lại những bất cập của pháp luật là nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc việc giải quyết các tranh chấp về hụi.

Thứ nhất, về vấn đề lãi suất và vấn đề cấm cho vay nặng lãi trong hụi. Quy định của pháp luật hiện hành về lãi suất được quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP

36

Những điều cần biết về hoạt động tham gia hụi, http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tt-pb-gd/bt-pl/347- nhung-dieu-can-biet-ve-hoat-dong-choi-hui.html, [truy cập ngày 7-9-2014].

37

Phúc lập: Những chiêu trò của chủ hụi, http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/125723/xa- hoi/nhung-chieu-tro-cua-chu-hui.html, [truy cập ngày 7-9-2014].

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 55 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

và Điều 476 BLDS 2005. Luật quy định các bên có quyền thỏa thuận với nhau về vấn đề lãi suất nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà Nước. Quy định trên không có xảy ra bất cập đối với các hợp đồng vay tài sản thông thường. Bởi hợp đồng vay tài sản thông thường thì vấn đề lãi suất do người cho vay định ra nên việc quy định như vậy là tránh tình trạng cho vay nặng lãi. Nếu trong quá trình điều tra phát hiện tình trạng cho vay nặng lãi thì hiện tại vẫn có chế tài để xử lý. Trong khi đó áp dụng quy định này vào hoạt động tham gia hụi thì lại xảy ra vấn đề bất cập. Trong hụi người vay lại là người thực hiện việc tự định lãi cho mình nên việc Tòa án định lại mức lãi suất cho các thành viên khi có tranh chấp giải quyết tại Tòa thì lại mang lại lợi ích cho người thực hiện việc bỏ lãi. Bởi trong hụi thành viên thường bỏ lãi cao hơn quy định hiện hành. Khi định lại mức lãi suất thì chủ hụi phải trả thêm tiền cho thành viên đó. Vì vậy việc cho vay nặng lãi trong hụi là hoàn toàn không thể xảy ra. Không những không có chế tài xử lý mà còn được lợi từ việc Tòa án tính lại lãi suất. Do đó, nhiều người đã lợi dụng trục lợi cho bản thân. Nhưng nếu Tòa án không tính lại mức lãi suất theo quy định thì có phù hợp với quy định của luật hiện hành không, vấn đề này cần có sự quy định thống nhất trong cả nước.

Thứ hai, vấn đề quy định về sổ hụi. Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi. Từ quy định này đã dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp nhưng không có căn cứ để giải quyết. Bởi nếu chủ hụi là người bị khởi kiện thì rất có thể chủ hụi sẽ hủy đi sổ hụi này. Vì sổ hụi là chứng cứ rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về hụi. Nó thể hiện đầy đủ tất cả các thông tin và các vấn đề liên quan, tuy nhiên thực tế việc lập sổ hụi thường không đúng quy định. Nhưng nó vẫn là chứng cứ rất quan trọng. Nên vì thế luật chỉ quy định cho chủ hụi là người được giữ sổ hụi là chưa hợp lý. Chủ hụi có thể là người đứng ra lập sổ hụi nhưng việc giữ sổ hụi thì ngoài chủ hụi thì nên quy định các thành viên còn lại cũng được giữ sổ hụi để theo dõi và bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ ba, thiếu các quy định về quản lý Nhà nước đối với hụi. Luật quy định cho phép một người có thể lập nhiều dây hụi hoặc tham gia nhiều dây hụi dẫn đến mạng lưới các dây hụi chồng chéo lẫn nhau và có tính liên kết với nhau. Các dây hụi hình thành như các mắc xích nên vì thế một mắc xích bị đứt thì sẽ gây hậu quả dây chuyền đối với các dây hụi còn lại. Việc tham gia và lập các dây hụi dày đặt và chồng chéo lên nhau nhưng họ không có một sự ràng buộc nào với cơ quan có thẩm quyền. Nên vì thế việc theo dõi và quản lý việc tham gia hụi của người dân từ cơ quan nhà nước rất hạn chế. Các cơ quan

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 56 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

địa phương cũng không nắm được tình hình tham gia hụi trên địa bàn của mình quản lý như thế nào, chỉ khi có tranh chấp, khởi kiện thì các cơ quan này mới biết được.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 61 - 63)