L ỜI NÓI ĐẦU
5. Kết cấ uc ủa đề t ài
3.4.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hụi
Thứ nhất, quy định tại khoản 2 Điều 479 BLDS 2005 nghiêm cấm việc tổ chức hụi với hình thức cho vay nặng lãi. Hụi là một hình thức đặc biệt của hợp đồng vay tài sản bởi trong quan hệ hụi ngoài những đặc điểm giống với hợp đồng vay tài sản thì bản thân quan hệ hụi lại có những đặc điểm riêng của nó. Một trong những đặc điểm khác biệt đó là trong hụi thì người đặt ra vấn đề lãi suất không phải là người cho vay mà lại là người đi vay. Do đó việc khoản 2 quy định nghiêm cấm việc tổ chức hụi với hình thức cho vay nặng lãi xem ra không hợp lý. Bởi trong hụi chỉ có việc vay nặng lãi chứ không có trường hợp cho vay nặng lãi.
Thứ hai, về vấn đề sổ hụi, nên quy định các thành viên tham gia hụi cũng được giữ sổ hụi. Chủ hụi là người lập và giữ sổ hụi chính và các thanh viên tham gia giữ sổ hụi là bản sao của sổ chính. Không nên chỉ quy định cho mỗi chủ hụi có quyền giữ sổ hụi. Có như vậy sẽ hạn chế được phần nào việc chủ hụi ghi tên khống các thành viên tham gia để lạm dụng hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng nên quy định việc giao hụi và đóng hụi giữa hụi viên và chủ hụi cần thực hiện việc kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận, và với số tiền bao nhiêu thì cần có biên lai chứng nhận. Nếu quá trình giao dịch mà trái với các quy định này tức là từ bỏ sự bảo vệ quyền lợi của mình, các cơ quan có thẩm quyền có thể bác đơn yêu cầu do không có căn cứ để giải quyết, như vậy sẽ làm cho công tác giải quyết vụ án đỡ phức tạp hơn. Còn nếu các bên thực hiện đúng quy định thì việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và dễ dàng hơn vì có chứng cứ chứng minh giao dịch giữa họ38.
Thứ ba, về thời hiệu khởi kiện người viết kiến nghị sửa đổi tại mục 1.1 công văn 40/KHXX ngày 06/4/2007 như sau: Đối với hụi phát sinh tranh chấp (thay vì xác lập như
38
Kim dung: Những hệ kụy đau thương do tham gia hụi, http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phong- su/nhung-he-luy-dau-thuong-do-choi-hui/252189.html, [truy cập ngày 8-9-2014]
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 57 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
quy định hiện nay) trước ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 427 của BLDS 2005, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với các tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là 02 năm, kể từ ngày Nghị định số 144 có hiệu lực thi hành.
Vì nếu quy định như hiện nay thì khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra vướng mắc, vì đối với dây hụi có nhiều thành viên tham gia và thời gian kết thúc dây hụi thường kéo dài nhiều năm. Nếu quy định như hiện nay thì có thể khi kết thúc dây hụi mà xảy ra tranh chấp thì cũng không thể khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện đã hết. Nên việc xác định mốc thời gian để tính thời hiệu là từ khi hụi phát sinh tranh chấp người viết nghĩ rằng sẽ hợp lý hơn việc xác định mốc thời gian như hiện nay. Mục đích việc sửa đổi quy định như vậy góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia được tốt hơn.
Thứ tư, Điều 7 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định hình thức thỏa thuận về hụi, theo đó thỏa thuận về hụi được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia hụi có yêu cầu. Người viết cho rằng cần nên quy định thỏa thuận về hụi phải lập thành văn bản, bởi vì nếu thỏa thuận về hụi chỉ được thực hiện bằng lời nói thì vấn đề khi có tranh chấp xảy ra việc giải quyết bằng con đường Tòa án rất có thể sẽ dẫn đến việc xét xử gặp khó khăn khi không có chứng cứ đầy đủ. Hơn nữa, luật cũng nên quy định cụ thể đối với trường hợp nào thì thỏa thuận cần công chứng, chứng thực. Chẳng hạn đối với các dây hụi có số lượng thành viên tham gia đông và giá trị của mỗi phần hụi lớn thì thỏa thuận cần được công chứng hoặc chứng thực. Bởi nếu chỉ quy định như hiện nay thì có lẽ sẽ không có trường hợp thỏa thuận nào được công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực góp phần tạo mối quan hệ giữa những người tham gia hụi với cơ quan Nhà nước. Bởi đối với những dây hụi lớn, giá trị tài sản từ hàng trăm đến hàng tỉ đồng thì cần có sự tham gia giám sát của các cơ quan quản lý tại địa phương góp phần giảm thiểu tình trạng rủi ro cho người tham gia.
Ngoài ra, để các quy định của pháp luật nói chung và các quy định về hụi nói riêng được đảm bảo thực thi nghiêm túc, các nhà làm luật ngoài việc nghiên cứu các quy định phù hợp với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với quy luật khách quan thì cần có các quy định về chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe. Có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 58 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh 3.4.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng về hụi
Để hạn chế một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp về hụi trên thực tế như hiện nay. Người viết xin đưa ra một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về hụi như sau:
Thứ nhất, những thỏa thuận giữa các thành viên với chủ hụi và những thỏa thuận giữa các thành viên với nhau về vấn đề góp hụi, mở hụi, lĩnh hụi,…, cần phải được lưu giữ cẩn thận, tốt nhất nên lập văn bản để sử dụng khi có tranh chấp xảy ra, bởi vì những văn bản thỏa thuận này và các văn bản xác nhận số tiền góp hụi là những chứng cứ hết sức quan trọng khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Thực tế, người dân vẫn thường trọng chữ “tín” và rất tin cậy nhau vì hầu như những người tham gia đều có sự quen biết qua lại nên ít khi các chủ hụi lập sổ hụi. Khi bể hụi hay vỡ hụi, họ xảy ra cãi nhau, thậm chí thưa kiện, trừ nợ qua lại với nhau rất phức tạp nhưng đều không có gì làm bằng chứng và rất khó có thể đòi lại quyền lợi.
Thứ hai, người tham gia cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về hụi trước khi tham gia. Bởi thật tế, hoạt động hụi diễn ra ngày càng nhiều và cũng đã không ít trường hợp xảy ra rủi ro, nên vì thế việc trang bị cho bản thân những kiến thức pháp luật là thật sự rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bản thân cũng như những thành viên khác. Tránh tình trạng khi xảy ra tranh chấp và có nguy cơ quyền lợi bị xâm phạm mới tìm hiểu thì đã muộn vì như thế rất có thể quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng và không thể đòi lại lợi ích mình thật sự có.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về hụi nói riêng trong nhân dân, đặc biệt là đối với nhân dân sống trong các khu vực có điều kiện tiếp cận kiến thức pháp luật bị hạn chế. Việc cung cấp cho người dân những kiến thức pháp luật cần thiết góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia, hạn chế những tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra.
Thứ tư, cần thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trong tòa án, viện kiểm sát, công an góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hụi. Cần có quy định thống nhất trong việc xem xét về vấn đề lãi suất trong hụi, có tòa án khi xét xử tính lại mức lãi suất theo quy định nhưng có trường hợp thì không tính lại mức lãi suất. Vì vậy cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Cũng như cần quy định thống nhất về mức chế tài đối với các trường hợp liên quan về mặt hình sự. Cần quy định cụ thể mức hình phạt tương ứng với số tiền đã lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm. Tránh tình trạng mức hình phạt không tương xướng với hành vi phạm tội cụ thể trường hợp của Mai Thị
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 59 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
Giàu mức hình phạt tòa án đã tuyên đã không nhận được sự đồng tình từ người dân. Họ cho rằng mức hình phạt như vậy là không phù hợp, chưa tương xứng với hành vi mà bị cáo đã gây ra. Việc ban hành các quy định thống nhất trong các cơ quan góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các đương sự, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 60 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
KẾT LUẬN
Do nhu cầu thực tế về việc tham gia hụi trong xã hội ngày càng cao và những tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nên cho dù đã xảy ra những tranh luận khá gay gắt và kéo dài về vấn đề nên chăng khi quy định hình thức hụi là một giao dịch hợp pháp. Nhưng những tranh chấp đã xảy ra khiến cho quyền lợi của người tham gia bị xâm phạm do pháp luật không thừa nhận hình thức giao dịch này. Do đó, BLDS 2005 đã chính thức quy định hình thức hụi là một giao dịch hợp pháp góp phần bảo vệ quyền lợi người tham gia được tốt hơn. Cụ thể, hụi được quy định tại Điều 479 BLDS 2005. Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề lý luận cũng như những quy định của pháp luật về hụi người viết thấy rằng, hình thức giao dịch này thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của giao dịch dân sự nói chung được quy định tại BLDS 2005, và các điều kiện cơ bản của một hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, bản thân hình thức này cũng có những đặc điểm riêng của nó. Bên cạnh đó, để hướng dẫn thi hành quy định này Chính Phủ đã ban hành Nghị định 144/2006/NĐ- CP, và Công văn 40/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao. Việc quy định hụi trong BLDS 2005 và Nghị định 144/2006/NĐ-CP và Công văn 40/KHXX là một chủ trương đúng đắn, cho thấy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội khi được quy định phù hợp với quy luật khách quan sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo được trật tự, an toàn xã hội.
Dù vậy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hụi còn một số vướng mắc gây khó khăn cho quá trình áp dụng và giải quyết tranh chấp. Cụ thể, khoản 3 Điều 479 BLDS 2005 quy định nghiêm cấm việc tổ chức hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi. Nhưng thực tế áp dụng lại không bao giờ xảy ra trường hợp cho vay nặng lãi với hình thức hụi, bởi người vay là người tự đặt ra vấn đề lãi suất cho mình. Do đó chỉ có việc vay nặng lãi chứ không có trường hợp cho vay nặng lãi. Hơn nữa, về vấn đề lãi suất lại được giải quyết theo quy định tại Điều 476 BLDS 2005 là chưa hợp lý. Bởi thực tế người đi vay là người bỏ lãi nhưng việc bỏ lãi vượt mức quy định, khi tính lại theo lãi như quy định tại Điều 476 thì người bỏ lãi lại có lợi, còn chủ hụi lại bị ảnh hưởng quyền lợi trong khi việc bỏ lãi của thành viên là tự nguyện. Bên cạnh đó, quy định về sổ hụi tại Điều 9 Nghị định 144/2006/NĐ-CP khi chỉ quy định cho chủ hụi là người có quyền lập và giữ sổ hụi là chưa hợp lý. Bởi sổ hụi là cơ sở pháp lý rất quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của cả chủ hụi và thành viên nên do đó việc quy định chỉ chủ hụi có quyền được giữ sổ hụi là không đảm bảo công bằng. Cuối cùng, là vấn đề về thời hiệu khởi kiện tại mục 1.1 Công văn 40/KHXX quy định đối với hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 61 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh
có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ- CP có hiệu lực. Quy định như trên sẽ không hợp lý đối với những dây hụi xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực nhưng thời gian kết thúc dây hụi kéo dài trong nhiều năm, có thể thời hiệu khởi kiện đã hết khi dây hụi vẫn còn đang hoạt động.
Tóm lại, những quy định điều chỉnh về vấn đề hụi còn tồn tại một số vướng mắc. Do đó, các quy định này cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia và giải quyết tranh chấp được nhanh chóng và hiệu quả.