Lãi suất trong hụi

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 33 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấ uc ủa đề t ài

2.3.2. Lãi suất trong hụi

Trong trường hợp hụi có lãi thì lãi suất đối với phần hụi được thực hiện theo quy định tại Điều 476 của BLDS 2005 (Điều 10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP). Theo đó Điều 476 BLDS 2005 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt

quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định

rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà

nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Ví dụ: Một dây hụi 3.000.000 đồng mỗi tháng mở hụi một lần, vào lúc mở hụi lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố là 8%/năm, như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ được bỏ lãi không quá 150% của lãi suất là 8% theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Tức là thành viên đó chỉ được bỏ lãi không quá 12% giá trị của phần hụi. Nhưng thực tế qua tìm hiểu đối với dây hụi 3.000.000 đồng thì thành viên thường bỏ lãi từ 1.200.000 đồng trở lên tức là khoảng 40% so với giá trị của phần hụi. Như vậy thì đã vượt mức so với quy định của pháp luật. Nếu đúng theo quy định của pháp luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 360000 đồng (12% x 3.000.000 đồng).

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 27 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

Đối với đối tượng giao dịch là tiền thì vấn đề lãi suất tính toán có lẻ đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng đối tượng được phép giao dịch trong hụi không chỉ có tiền mà còn có thể là vàng, lúa,…, vậy thì vấn đề về lãi suất sẽ được tính như thế nào nếu chỉ áp dụng duy nhất Điều 476 như trên thì thật sự khó khăn. Bởi giá vàng, giá lúa sẽ áp dụng như thế nào để tính về vấn đề lãi suất. Do đó thiết nghĩ cần có một hướng dẫn về vấn đề xác định lãi suất đối với các đối tượng khác được phép giao dịch trong hụi23.

Khi xảy ra tranh chấp có liên quan về vấn đề lãi suất trong hụi, Tòa án thường tính lại mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Nếu là như vậy thì sẽ gây bất lợi cho thành viên khác vì người lĩnh hụi bỏ lãi là tự nguyện nhưng lại được Tòa án tính lãi lại theo quy định của pháp luật dẫn đến thành viên đó sẽ có lợi. Vì lãi suất theo quy định sẽ thấp hơn lãi suất theo tập quán tham gia hụi của người dân. Về vấn đề xét xem có tình trạng lợi dụng hụi để cho vay nặng lãi hay không lại là một vấn đề khó khăn. Bởi lẽ, luật quy định cấm lợi dụng tham gia hụi để cho vay nặng lãi, nhưng trong hụi người cho vay không phải là người đưa ra mức lãi suất mà là người vay tự đặt ra mức lãi suất cho mình. Như vậy chỉ có thể là vay nặng lãi chứ không thể nào có trường hợp cho vay nặng lãi.

Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 vấn đề lãi suất được quy định tại Điều 462 như sau: lãi suất vay do các bên thỏa thuận hoặc do luật định. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định theo lãi suất luật định, nếu không có lãi suất luật định thì coi như hợp đồng vay không có lãi, trừ trường hợp luật có quy định khác.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng, trừ trường hợp luật có quy định khác.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Ví dụ: Một dây hụi 2.000.000 đồng mỗi tháng mở hụi một lần, vào lúc mở hụi lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố là 8%/năm, như vậy theo quy định của dự thảo sửa đổi BLDS 2005 thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ được bỏ lãi không quá 200% của lãi suất 8% theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Tức là thành viên đó chỉ được bỏ lãi không quá 16% giá trị của phần hụi. Nhưng thực tế qua tìm hiểu đối với dây hụi 2.000.000 đồng thì thành viên thường bỏ lãi từ 800.000 đồng trở lên tức là khoảng 40% so với giá trị của phần hụi. Như vậy thì đã vượt mức so với quy định của pháp luật. Nếu đúng theo quy định của pháp

23

Trần Văn Biên: Chế định hợp đồng vay tài sản,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/11/12/v%E1%BB%80-ch%E1%BA%BE-d%E1%BB%8Anh- h%E1%BB%A2p-d%E1%BB%92ng-vay-ti-s%E1%BA%A2n/, [truy cập ngày 27-7-2014].

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 28 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

luật thì thành viên muốn lĩnh hụi chỉ có thể được bỏ lãi tối đa là 320000 đồng (16% x 2.000.000 đồng).

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)