Đối với hụi không có lãi

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 35 - 37)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấ uc ủa đề t ài

2.4.1.1. Đối với hụi không có lãi

 Quyền của chủ hụi không có lãi

Điều 16 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi không có lãi sẽ có quyền yêu cầu các thành viên trong hụi phải góp phần hụi; yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi; yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó; các quyền khác theo thoả thuận.

Luật đã quy định cho chủ hụi các quyền trên với mục đích giúp chủ hụi thực hiện tốt quyền của mình để quy trì hoạt động của một dây hụi, từ kì mở hụi đầu tiên cho đến khi kết thúc một dây hụi theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ nhất, luật trao cho chủ hụi quyền được yêu cầu các thành viên trong hụi phải góp phần hụi. Quan hệ hụi phần lớn hoạt động của nó đều thông qua vai trò của chủ hụi kể cả việc góp hụi. Nếu chủ hụi không có quyền này thì coi như dây hụi nó không thể đảm bảo hiệu quả, hơn nữa nếu chủ hụi không có quyền này thì các thành viên sẽ phải góp hụi cho thành viên nào. Điều đó sẽ dễ dẫn đến vấn đề tranh cãi.

Thứ hai, chủ hụi có quyền được yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kì mở hụi. Quy định này giúp chủ hụi không gặp rắc rối nếu không may thành viên được lĩnh hụi nhưng không nhận phần hụi của mình.

Thứ ba, chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó. Nếu chẳng may thành viên nào đó rơi vào hoàn cảnh tạm thời túng thiếu không thể góp hụi cho chủ hụi đúng như thời hạn đã quy định, khi đó chủ hụi sẽ là người góp thay phần hụi mà lẽ ra thành viên đó phải góp. Chủ hụi đã góp thay xem như đó là một khoản tiền mà thành viên đó đã nợ chủ hụi, do đó thành viên đó phải trả lại cho chủ hụi.

Ngoài ba quyền cơ bản mà luật đã quy định cụ thể như trên thì giữa chủ hụi và các thành viên tham gia có thể thỏa thuận giao cho chủ hụi một số quyền khác nữa nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 29 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

Đã có quyền thì chắc chắn phải có nghĩa vụ, bởi hụi được xem là một hợp đồng song vụ thì cả chủ hụi và thành viên đều phải có nghĩa vụ với nhau trong suốt quá trình hợp đồng diễn ra.

 Nghĩa vụ của chủ hụi không có lãi

Điều 15 Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định chủ hụi không có lãi có nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi; thu phần hụi của các thành viên; giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi; nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thỏa thuận nếu đến kì mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi; cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu; Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Trên thực tế nhiều vụ “vỡ hụi” xảy ra phần lớn là do chủ hụi không thực hiện nghĩa vụ của mình, luật quy định nghĩa vụ của chủ hụi với mục đích nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp “vỡ hụi” xảy ra. Ràng buộc cho chủ hụi nhiều nghĩa vụ để hạn chế đến mức thấp nhất mặc trái, tiêu cực của việc tham gia hụi, giúp cho việc tham gia hụi diễn ra đúng theo tinh thần chung của nó. Cũng như giúp cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn khi luật có quy định cụ thể.

Luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ lập và giữ sổ hụi và các giấy tờ liên quan đến hụi. Như đã đề cập thì chỉ có chủ hụi là người được lập và giữ sổ hụi, những nội dung phải có trong sổ hụi là rất quan trọng giúp duy trì hoạt động của cả một dây hụi, hơn nữa nó cũng là căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Luật quy định việc lập và giữ sổ hụi của chủ hụi là nghĩa vụ chứ không phải quyền, mặc dù chỉ có chủ hụi là người lập sổ hụi. Luật quy định như vậy với mục đích bắt buộc bất cứ dây hụi nào chủ hụi cũng phải lập sổ hụi, để cho việc tham gia hụi diễn ra một cách an toàn, thuận lợi, đúng pháp luật và góp phần vào việc giải quyết tranh chấp cũng dễ dàng và có căn cứ.

Chủ hụi có nghĩa vụ thu phần hụi của các thành viên. Việc tham gia hụi phần lớn diễn ra đều thông qua vai trò của chủ hụi do đó luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ này cũng là hợp lý. Chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên góp hụi thì phải có nghĩa vụ thu phần hụi đó, chứ không thể quy định cho chủ hụi quyền đó mà không quy định nghĩa vụ thì sẽ không có người đứng ra để thu các phần hụi từ các thành viên.

Chủ hụi phải có nghĩa vụ giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi. Đây có thể xem là một nghĩa vụ bị các chủ hụi vi phạm nhiều nhất. Bởi trên thực tế nhiều vụ tranh chấp thường xuất phát từ nguyên nhân chủ hụi không giao các phần hụi cho thành viên đã lĩnh hụi. Luật quy định chủ hụi có quyền yêu cầu thành viên lĩnh hụi nhận các

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 30 SVTH: Phan Thị Ngọc Trinh

phần hụi, song song đó luật cũng quy định cho chủ hụi nghĩa vụ phải giao cho thành viên đã lĩnh hụi các phần hụi. Sỡ dĩ luật quy định như vậy là vì muốn ràng buộc chủ hụi, hạn chế tình trạng chủ hụi giữ các phần hụi đó mà không giao cho thành viên lĩnh hụi. Nhưng thực tế thì có rất nhiều vụ tranh chấp đều do chủ hụi cố tình không giao cho thành viên các phần hụi mà họ được lĩnh.

Luật quy định chủ hụi có nghĩa vụ nộp thay phần hụi của thành viên trong trường hợp có thỏa thuận nếu đến kì mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi. Dân gian người ta thường có từ khác cũng đồng nghĩa với nội dung của nghĩa vụ trên đó là “choàng hụi”. Một thành viên trong dây hụi khi đến thời hạn góp hụi nhưng vì một lý do nào đó không góp đúng hạn được, nếu các bên có thỏa thuận chủ hụi có nghĩa vụ góp thay thì chủ hụi bắt buộc phải góp thay cho thành viên đó. Luật quy định là chỉ trong trường hợp có thỏa thuận thì chủ hụi mới phải góp thay cho thành viên.

Chủ hụi có nghĩa vụ cho các thành viên xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi khi có yêu cầu. Đây có thể xem là một nghĩa vụ rất quan trọng góp phần bảo vệ được quyền lợi của các thành viên tham gia hụi. Bởi luật quy định chỉ có chủ hụi mới có quyền lập và giữ sổ hụi, nếu luật không quy định nghĩa vụ này của chủ hụi thì đó sẽ là một thiệt thòi và không công bằng cho các thành viên. Một khi có vấn đề hoặc có tranh chấp các thành viên có thể dựa vào nghĩa vụ này của chủ hụi buộc chủ hụi phải cho xem sổ hụi, vì sổ hụi chứa đựng nhiều nội dung rất quan trọng và cần thiết trong quá trình tham gia một dây hụi, và cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.

Một phần của tài liệu những quy định của pháp luật về hụi – thực tiễn tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)