Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
1,33 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA HỌC 2011-2015
Đề Tài:
PHÁP LUẬT VỀ TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phan Trung Hiền
Bộ môn Luật Hành chính
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mỵ
MSSV: 5115998
Lớp: Luật Hành chính khóa 37
Cần Thơ, tháng 12 năm 2014
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là kết quả của những năm tháng trao dồi kiến thức, học hỏi
kinh nghiệm quý báu từ Thầy Cô, bạn bè nơi giảng đường Đại học.
Nhân đây, người viết xin dành những dòng đầu tiên của luận văn này để bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phan Trung Hiền đã tận tình hướng dẫn người viết trong
suốt thời gian qua để người viết hoàn thành tốt luận văn này.
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, đã
dìu dắt người viết trong suốt thời gian qua để người viết có được những hành trang vững
chắc sau này. Cuối cùng là lời cảm ơn của người viết đến gia đình và bạn bè, những
người luôn động viên giúp người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Mỵ
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 1
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
NHẬN XÉT CỦA QUÝ THẦY CÔ
............................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ ./.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 2
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
NHẬN XÉT CỦA QUÝ THẦY CÔ
.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ ./.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 3
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ
THU HỒI ĐẤT ............................................................................................... 6
1.1. Khái niệm trƣng dụng đất và thu hồi đất ................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về trưng dụng đất .............................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm về thu hồi đất..................................................................................... 8
1.2. Khái niệm về Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc trƣng dụng đất và Bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất .................................................................................
1.2.1. Khái niệm về Bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất .................................... 9
1.2.2. Khái niệm về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ............ 7
1.3. Lƣợc sử về trƣng dụng đất và thu hồi đất ................................................................ 9
1.3.1. Lược sử về trưng dụng đất .............................................................................. 16
1.3.1.1. Giai đoạn trước Hiến pháp năm 1946 có hiệu lực ..................................... 16
1.3.1.2. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1946 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
1959 ......................................................................................................................... 16
1.3.1.3. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
1980 ......................................................................................................................... 18
1.3.1.4. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
1992 ........................................................................................................................ 18
1.3.1.5. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
2013 ........................................................................................................................ 19
1.3.1.6. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đến nay............................. 20
1.3.2. Lược sử về thu hồi đất ....................................................................................... 9
1.3.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực.................................... 9
1.3.2.2. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003 ............. 11
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 4
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
1.3.2.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013 ............. 12
1.3.2.4. Giai đoạn từ Luật Luật Đất đai năm 2013 đến nay.................................... 14
1.4. Ý nghĩa của trƣng dụng đất và thu hồi đất ............................................................ 20
1.4.1. Ý nghĩa của việc trưng dụng đất và Bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất21
1.4.2. Ý nghĩa của việc thu hồi đất và Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất ................................................................................................................... 20
1.5. Ảnh hƣởng của trƣng dụng đất và thu hồi đất ...................................................... 22
1.5.1. Ảnh hưởng của trưng dụng đất ..................................................................... 24
1.5.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất............................................................................ 22
CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÀ
TRƢNG DỤNG ĐẤT.................................................................................... 26
2.1. Trƣờng hợp áp dụng trƣng dụng đất và thu hồi đất.............................................. 26
2.1.1. Trường hợp áp dụng trưng dụng đất ................................................................. 28
2.1.2. Trường hợp áp dụng thu hồi đất ....................................................................... 26
2.2. Chủ thể áp dụng trƣng dụng đất và thu hồi đất .................................................... 29
2.2.1. Chủ thể áp dụng trưng dụng đất ....................................................................... 30
2.2.2. Chủ thể áp dụng thu hồi đất .............................................................................. 29
2.3. Đối tƣợng áp dụng trƣng dụng đất thu hồi đất ...................................................... 30
2.3.1. Đối tượng áp dụng trưng dụng đất ................................................................... 31
2.3.2. Đối tương áp dụng thu hồi đất .......................................................................... 30
2.4. Trình tự, thủ tục áp dụng trƣng dụng đất thu hồi đất ........................................... 31
2.4.1. Trình tự, thủ tục áp dụng trưng dụng đất .......................................................... 33
2.4.2. Trình tự, thủ tục áp dụng thu hồi đất ................................................................ 31
2.5. Cách thức tính toán bồi thƣờng trong trƣng dụng đất và thu hồi đất................. 34
2.5.1. Cách tính toán bồi thường trong trưng dụng đất .............................................. 35
2.5.2. Cách tính toán bồi thường trong thu hồi đất ..................................................... 34
2.6. Điểm giống nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất ........................................... 36
2.7. Điểm khác nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất ............................................ 37
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG
TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT ................................................. 42
3.1. Tình hình thực hiện công tác trƣng dụng đất và thu hồi đất ở nƣớc ta .............. 42
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 5
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
3.1.1. Thực tiễn trưng dụng đất .................................................................................. 44
3.1.2. Thực tiễn thu hồi đất ......................................................................................... 42
3.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác trƣng dụng đất và thu hồi đất ................ 44
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác trưng dụng đất.................................. 49
3.2.1.1. Thuận lợi trong công tác trưng dụng đất.................................................... 49
3.2.1.2. Khó khăn trong công tác trưng dụng đất ................................................... 49
3.2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn ................................................................. 50
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu hồi đất ........................................ 44
3.2.2.1. Thuận lợi trong công tác thu hồi đất .......................................................... 44
3.2.2.2. Khó khăn trong công tác thu hồi đất .......................................................... 45
3.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn ................................................................. 48
3.3. Hướng hoàn thiện trong công tác trưng dụng đất và thu hồi đất ........................... 50
3.3.1. Hướng hoàn thiện trong công tác trưng dụng đất ............................................. 51
3.3.2. Hướng hoàn thiện trong công tác thu hồi đất ................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 6
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá nhất của mọi quốc gia, là cơ sở quan trọng để sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội loài người. Do mang tính chất đặc thù là loại hàng hóa
đặc biệt, với đặc điểm có vị trí cố định, số lượng không đổi nên việc bảo vệ, quản lý và
sử dụng đất có hiệu quả đã và đang được đánh giá cao tầm quan trọng. Trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu phát triển bền
vững, ổn định về mặt chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được mục tiêu trên
cùng với nhịp độ phát triển, nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Vì thế, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ mục đích an ninh quốc phòng,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng.
Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng,
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu đô thị mới,... Và các công trình
phục vụ quốc phòng, an ninh, kể cả trưng dụng đất để phòng, chống chiến tranh, thiên tai
đều cần sử dụng đất. Chính vì thế, có nhiều trường hợp khó phân biệt được thu hồi đất
hay trưng dụng đất, để hiểu rõ hơn hai chế định này, các cơ quan chức năng đã ban hành
nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề này. Các văn bản có thể kể đến như: Nghị định 151/TTg
của Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1959 quy định tạm thời về trưng dụng
ruộng đất (sau đây viết tắt là Nghị định 151/TTg), Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
1980, Luật Đất đai năm 1987, Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993, Nghị định số
90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng (sau đây viết tắt là Nghị định 90/CP), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng
4 năm 1998 của Chính phủ quy định thay thế Nghị định 90/CP (sau đây viết tắt là Nghị
định 22/1998/NĐ-CP), Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây viết tắt là Nghị định 69/2009/NĐ-CP), Hiến
pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013. Nhìn chung, các văn bản được ban hành trong
lĩnh vực trưng dụng và thu hồi đất đất ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn và sự cân
bằng lợi ích giữa Nhà nước và người dân cũng được quan tâm điều chỉnh nhiều hơn.
Tuy nhiên các quy định cho dù có phù hợp, tiến bộ đến đâu nhưng cơ quan thực thi,
áp dụng những quy định đó vào thực tế không phù hợp thì các quy định đó cũng khó có
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 7
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thể phát huy được hiệu quả. Vì vậy, song song với việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật thì các chính sách về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất và trưng dụng đất cũng cần
phải được quy định một cách rõ ràng, phù hợp, có như vậy mới phát huy được tác dụng
của chúng.
Hiện nay trên thực tế thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển
kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng cũng rất phổ biến. Song có một số trường hợp về
bản chất là trưng dụng đất nhưng cơ quan chức năng lại áp dụng thu hồi đất của người
dân, thực tế cho thấy khó có thể xác định được trường hợp nào là thu hồi đất? Trường
hợp nào áp dụng trưng dụng đất? Luật Đất đai năm 2013 ra đời góp phần hiểu rõ hơn về
hai chế định. Tuy nhiên, có một số điểm còn đang bất cập, chưa được rõ ràng, cụ thể, gây
khó khăn trong quá trình áp dụng và thực thi. Từ tình hình đó và được sự góp ý, hướng
dẫn của Thầy Phan Trung Hiền cùng với niềm say mê của bản thân đối với lĩnh vực đất
đai nên người viết chọn đề tài "Pháp luật về thu hồi đất và trưng dụng đất - Lý luận và
thực tiễn" để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu là nghiên cứu những quy định của pháp luật để hiểu rõ hơn về hai
chế định "Trưng dụng đất" và "Thu hồi đất". Qua đó, thấy rõ những điểm đồng nhất của
hai chế định tưởng như chỉ là một, cũng như biết được điểm khác nhau đặc trưng của
từng chế định. Để từ đó, chúng ta dễ dàng phân biệt được trường hợp nào là thu hồi đất?
Trường hợp nào là trưng dụng đất? Để thuận lợi hơn cho chủ thể quyết định cũng như
cho người sử dụng đất. Đồng thời phân tích, đánh giá những điểm hợp lý cũng như chưa
hợp lý của quy định pháp luật. Trong phạm vi khả năng của mình người viết đưa ra đề
xuất và hướng giải quyết nhằm từng bước khắc phục những hạn chế của pháp luật về
trưng dụng đất và thu hồi đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu so sánh những quy định của pháp luật về thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng để phát triển kinh tế và
trưng dụng đất trong các quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Đồng thời có sự phân tích
các quy định của pháp luật có liên quan và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình tiến hành thu hồi đất và trưng dụng đất trên phương diện lý luận và thực tiễn trong
pháp luật đất đai.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 8
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bằng kiến thức đã học cùng với việc thu thập
tổng hợp các văn bản luật có liên quan đến quá trình trưng dụng đất và thu hồi đất nói
chung và tìm những văn bản dưới luật có liên quan đến trưng dụng đất và thu hồi đất
trong hoạt động đất đai nói riêng. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn,
người viết đã vận dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng
hợp,... Và đặc biệt là phương pháp phân tích luật viết để tiến hành phân tích những quy
định của pháp luật trong hoạt động trưng dụng đất và thu hồi đất.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời cảm ơn, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
đề tài được chia thành 03 và được trình bày theo trình tự từ cơ sở lý luận đến các quy
định của pháp luật có liên quan, cuối cùng là thực tiễn và hướng hoàn thiện. Cụ thể:
- Chương 1: Khái quát chung về trưng dụng đất và thu hồi đất
Chương này giới thiệu về các cơ sở lý luận chung nhất từ các khái niệm cơ bản
đến quá trình phát triển của hoạt động trưng dụng đất và thu hồi đất. Sau đó là trình bày ý
nghĩa của trưng dụng đất và bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất cũng như ý nghĩa
của thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cuối cùng,
trên cơ sở các quy định có liên quan và kiến thức thực tiễn về tiến hành hoạt động trưng
dụng đất và thu hồi đất, người viết trình bày sự ảnh hưởng của hai chế định.
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất
Nội dung chủ yếu của chương này là phân tích các quy định của pháp luật liên
quan đến hoạt động trưng dụng đất và thu hồi đất. Bên cạnh đó, có sự phân tích, đánh giá
những điểm hợp lý và chưa hợp lý của quy định pháp luật, sau đó trình bày những điểm
giống nhau và khác nhau của hai chế định trưng dụng đất và thu hồi đất. Từ đó, làm cơ sở
để chương 3 so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra hướng hoàn thiện pháp
luật cho vấn đề.
- Chương 3: Thực tiễn và hướng hoàn thiện trưng dụng đất và thu hồi đất
Chương này tập trung phân tích thực tiễn tiến hành trưng dụng đất và thu hồi đất.
Sau đó, hệ thống lại những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trưng dụng đất và thu
hồi đất ở 2 khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Sau cùng, đưa ra một số đề xuất nhằm góp
phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong trưng dụng đất và thu hồi đất.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và có phần hạn chế về kiến thức chuyên
môn, nên trong quá trình nghiên cứu đề tài có phần thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 9
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
nhận xét, đóng góp tận tình từ quý Thầy, Cô và các bạn để người viết củng cố, bổ sung
thêm kiến thức và điều chỉnh đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 10
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
Với tốc độ phát triển của đất nước như hiện nay, khi có nhu cầu sử dụng đất để
phục vụ quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế, phòng chống chiến tranh, thiên tai,
Nhà nước sẽ ra quyết định trưng dụng đất, thu hồi đất. Thực tiễn cho thấy, khi chủ thể có
thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất hay thu hồi đất chúng ta khó có thể phân biệt
được, chính chủ thể có thẩm quyền cúng khó khi đưa ra quyết định nên trưng dụng đất
hay thu hồi đất. Vậy cần hiểu rõ thế nào là trưng dụng đất? Thế nào là thu hồi đất? Để
giải đáp những vấn đề này, trong chương này người viết lần lượt trình bày: (i) Một số
khái niệm về trưng dụng đất, bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất và khái niệm về
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (ii) Lược sử của
trưng dụng đất và thu hồi đất, cũng như ý nghĩa và ảnh hưởng của trưng dụng đất, thu
hồi đất.
1.1. Khái niệm về trƣng dụng đất và thu hồi đất
Trong khoa học pháp lý, xây dựng khái niệm là yếu tố tiên quyết để tạo lập cơ sở lý
luận. Trong quá trình ban hành và thực thi pháp luật, xác định khái niệm và nội hàm khái
niệm là những yếu tố gốc gễ, nền tảng đảm bảo pháp luật được hiểu và vận dụng thống
nhất. Hệ quả của việc quy định các khái niệm chưa được thống nhất, chưa xác định rõ nội
hàm là không phản ánh được bản chất của vấn đề, gây nhầm lẫn cho người áp dụng lẫn
người bị thu hồi đất.1 Từ đó, người viết trình bày các khái niệm liên quan đến trưng dụng
đất và thu hồi đất nhằm làm rõ nội hàm của các khái niệm hơn.
1.1.1. Khái niệm về trưng dụng đất
Trưng dụng là việc cơ quan Nhà nước tạm lấy đi (vật hoặc người thuộc quyền sở hữu
hay quyền quản lý của tư nhân, tập thể hay cơ quan, xí nghiệp cấp dưới) để sử dụng trong
một thời gian nào, một công việc nào đó do yêu cầu đặc biệt. Trưng dụng là biện pháp
hành chính cho phép một cơ quan Nhà nước với điều kiện có bồi thường, buộc tư nhân
phải cho Nhà nước sử dụng một động sản hay bất động sản trong một thời gian nhất
định.2
1
Xem tại: Phan Trung Hiền, Về nội hàm của một số khái niệm trong pháp luật đất đai,
http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1169%3Av-ni-ham-ca-mt-s-khai-nim-trong-phap-lut-t-ai
&catid=2%3Ax-phuc-thm-v-tan-hoang-phat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=vi [Truy cập ngày 12-6-2014]
2
Xem tại: Phan Trung Lý, Trưng mua, trưng dụng khái niệm và điều kiện,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/24/4741/, [Truy cập ngày 18-6-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 11
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
Trưng dụng đất là việc Nhà nước điều chuyển quyền sử dụng một diện tích đất trong
một giai đoạn tạm thời từ người sử dụng đất hợp pháp sang Nhà nước một cách bắt buộc
theo thủ tục hành chính không do lỗi của người sử dụng đất.3 Nhà nước trưng dụng đất
trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong
tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.4
Vì vậy, vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia hoặc khi trong tình thế
cấp thiết, khẩn cấp, có nguy cơ chiến tranh, nhằm phòng, chống thiên tai,... Thì Nhà nước
trưng dụng đất của người sử dụng đất trong một thời gian để phòng, chống thiên tai, khi
hết thời hạn trưng dụng thì Nhà nước trả lại đất cho người dân và bồi thường khi có thiệt
hại.
1.1.2. Khái niệm về thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được
Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp
luật về đất đai.5
Việc Nhà nước thu hồi đất làm chấm dứt (vĩnh viễn) quyền sử dụng đất của cá người
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, người sử dụng đất bị mất quyền sử dụng đất của
mình khi chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.
Cho thấy việc thu hồi đất phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Đất
đai năm 2013 thì mới có thể quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất phải
được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định để tránh gây thiệt hại cho người có
đất bị thu hồi, người bị ảnh hưởng do thu hồi đất và cho cả Nhà nước. Thu hồi đất được
tiến hành khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt. Khi Nhà nước thu hồi đất tùy từng trường hợp nếu đủ điều kiện thì người sử
dụng đất được Nhà nước bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại khi thu hồi
đất (Điều 75) do ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và quyền lợi chính đáng của họ.
Như vậy, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất,
đất đã thu hồi để xây dựng công trình thực hiện dự án ổn định lâu dài. Cần lưu ý, trường
hợp Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là trường hợp: Đất
ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; Đất ở có
3
Xem tại: Phan Trung Hiền (2008), Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiên quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật
Việt Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03, tr18.
4
Xem Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013
5
Xem Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 12
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con
người. Nếu người sử dụng đất tiếp tục ở sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Nên chủ thể có
thẩm quyền căn cứ vào văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm
môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác để quyết định thu
hồi đất đó để tránh ảnh hưởng đến tính mạng nguời sử dụng đất, mục đích thu hồi không
vì thực hiện dự án hay công việc cụ thể nào cả mà vì bảo vệ tính mạng người sử dụng
đất.6
1.2. Khái niệm về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc trƣng dụng đất và bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
1.2.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất
Theo Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 thì Bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất là
việc Nhà nước trả cho người sử dụng đất giá trị thiệt hại do trưng dụng đất gây ra. Việc
trưng dụng đất làm tổn hại trực tiếp đến quyền lợi của người bị trưng dụng nên Nhà nước
trả lại khoảng tổn hại đó bằng cách bồi thường tiền khi bị hư hại về đất và khoảng thu
nhập bị mất do trưng dụng gây ra. Người bị trưng dụng đất được bồi thường khi đất bị hư
hại, có thiệt hại về thu nhập và thiệt hại đó do trưng dụng đất trực tiếp gây ra.
1.2.2. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
+ Bồi thường theo tiếng Việt là đền bù những tổn hại đã gây ra cho người khác7,
khi người nào đó gây ra thiệt hại cho người khác thì họ sẽ đền bù thiệt hại về vật chất (Có
thể là tinh thần) cho người bị thiệt hại để bù đắp tổn hại do mình đã gây ra.
+ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.8 Khi thu hồi đất Nhà nước trả lại giá trị tương
ứng với giá trị mà người sử dụng đất bị thiệt hại sau khi có quyết định thu hồi của chủ thể
có thẩm quyền. Do thu hồi đất làm cho người có đất bị thu hồi đầu tiên là bị mất đất, sau
đó là bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi chính đáng của họ, vì vậy cần
phải bù đắp những tổn hại cho họ do thu hồi đất gây ra.
+ Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi thu hồi là chi phí san lấp mặt bằng
và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời
điểm Nhà nước thu hồi còn chưa thu hồi được.9 Do không đủ điều kiện để được bồi
thường về đất, nên người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi
6
7
8
9
Xem Điều 65 Luật Đất đai năm 2013
Xem Từ điển Tiếng Việt
Xem Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
Xem Khoản 13 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 13
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thu hồi. Tuy nhiên, để được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại thì phải thỏa các
điều kiện như: (i) Có hồ sơ chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, trường hợp chi phí
đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất
còn lại; (ii) Chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.10
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và
phát triển.11 Trong đó các khoản hỗ trợ như ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm,...12
Song song với việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì người bị thu hồi dù được
bồi thường thỏa đáng thì vẫn phải có chính sách hỗ trợ. Hỗ trợ không phải là quy định bắt
buộc đối với mọi trường hợp thu hồi đất, đây là chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ người bị
thu hồi đất ổn định lại đời sống, việc làm, khắc phục những khó khăn trước mắt,... Mà thu
hồi đất đã mang lại một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua những hình thức khác
nhau.
- Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Là việc di chuyển từ chỗ ở này đến chỗ ở khác do bị ảnh hưởng khi Nhà nước tiến
hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.13 Khi Nhà nước thu hồi đất thì
một số trường hợp người bị thu hồi không còn chỗ ở nào khác, vì vậy, chính sách tái định
cư giúp họ có chỗ ở ổn định, ổn định đời sống, an cư lạc nghiệp. Người bị thu hồi đất có
thể chọn hình thức tái định cư như nhà, đất hoặc tiền, khi chọn hình thức tiền thì họ tự
tìm chỗ ở mới để ổn định đời sống cho mình. Từ đó cho thấy, chính sách tái định cư
nhằm mục đích giúp cho người bị thu hồi có cuộc sống ổn định do thu hồi gây ra.
Tóm lại, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp cho người bị thu hồi đất, khắc
phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và
chủ đầu tư, đồng thời nhằm giảm khiếu kiện trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Luật
Đất đai năm 2013 quy định cụ thể điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng
thời, việc bồi thường phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời
và đúng quy định của pháp luật.14
10
Xem: Đào Trung Chính (6-2014), Điểm mới của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Tài
nguyên và Môi trường, Số 11 (193), tr14-17
11
Xem Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013
12
Xem khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013
13
Xem tại: DiaOcOnline.vn, Quyền mua đất tái định cư là một quyền mua tài sản,
http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/tranh-chap-c66/quyen-mua-dat-tai-dinh-cu-la-mot-quyen-tai-san-i25749, [Truy cập ngày
18-6-2014]
14
Xem: Bùi Ngọc Tuân(7-2014), Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 14
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
1.3. Lƣợc sử về trƣng dụng đất và thu hồi đất
1.3.1. Lược sử về trưng dụng đất
Lịch sử phát triển đất nước trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn để lại một thành
quả đáng kể. Đất nước muốn phát triển thì quốc phòng, an ninh phải vững mạnh,... Khi
cần thiết Nhà nước cần sử dụng đất trong một thời gian nhất định để thực hiện một công
việc cụ thể. Vì vậy, Nhà nước đã trưng dụng đất của người sử dụng đất để phục vụ cho
quốc phòng, an ninh cũng như để phòng chống chiến tranh, thiên tai. Về lược sử trưng
dụng đất người viết tạm chia làm 06 giai đoạn: (i) Giai đoạn trước Hiến pháp năm 1946
có hiệu lực; (ii) Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1946 có hiệu đến trước Hiến pháp năm 1959;
(iii) Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm 1980; (iv)
Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm năm 1992; (v)
Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đến Hiến pháp năm 2013; (vi) Giai đoạn từ
Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đến nay.
1.3.1.1. Giai đoạn trước Hiến pháp năm 1946 có hiệu lực
Ở giai đoạn này, đất nước đang trong thời kỳ cải cách. Về cơ bản chưa xuất hiện
chế định trưng dụng đất, mà chủ yếu là người dân tự khai hoang đất được bao nhiêu thì
sử dụng bấy nhiêu, khai hoang thêm nhiều đất nữa để sử dụng, đưa đất nước thoát cảnh
nghèo nàn.
1.3.1.2. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1946 có hiệu đến trước Hiến pháp năm 1959
Từ khi Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời, quyền lợi của người dân bắt đầu
được Nhà nước đảm bảo quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam15. Tuy nhiên, khi
cần thiết để đáp ứng nhu cầu xây dựng của Nhà nước, đồng thời chiếu cố đúng quyền lợi
của người có ruộng đất Nhà nước trưng dụng ruộng đất để xây dựng công trình và có bồi
thường. Từ đó, chế định trưng dụng đất bắt đầu xuất hiện và được Hội đồng Chính phủ
quy định và hướng dẫn thực hiện về trưng dụng đất. Việc trưng dụng phải đảm bảo
nguyên tắc: (i) Kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng, những người
có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải
quyết công việc làm ăn; (ii) Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được
trưng dụng thừa...; (iii) Hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà
thờ, chùa, đền. Trường hợp đặc biệt phải làm vào những nơi đó, thì phải bàn bạc với nhân
địa phương...16. Việc trưng dụng ruộng đất cần được báo trước một thời gian là hai tháng
Số 13 (195), tr16 - 18
15
Xem Điều 12 Hiến pháp năm 1946
16
Xem Điều 2 Nghị định 151/TTg của Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1959 quy định tạm thời về trưng dụng ruộng
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 15
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
để kịp di chuyển, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc có nhu cầu cấp thiết xây dựng công trình
và được Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, hoặc khu công nhận, thời gian báo trước có
thể rút ngắn hơn. Khi trưng dụng đất xong thì ruộng đất đã trưng dụng thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước, đất đã trưng dụng được sử dụng để xây dựng công trình. Vì vậy,
người bị trưng dụng ruộng đất được bồi thường, cách tốt nhất để bồi thường là vận động
nông dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất khác cho người có ruộng đất bị trưng dụng
để họ có thể tiếp tục sản xuất, trường hợp không làm được thì sẽ bồi thường số tiền bằng
từ 01 đến 04 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng17. Để quy định chi
tiết về bồi thường khi trưng dụng đất để xây dựng công trình thì Thông tư số 1424/TT-LB
của Liên bộ Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Nội vụ ngày 06 tháng 7 năm 1959 thi hành
Nghị định 151/TTg quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây
dựng các công trình kiến thiết cơ bản đã hướng dẫn rõ về thủ tục trưng dụng ruộng đất,
cũng như việc bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng. Để thực hiện tốt những
nguyên tắc trưng dụng đất nhằm đảm bảo quyền lợi và đời sống cho người có ruộng đất
bị trưng dụng, Ủy ban hành chính tỉnh, đại diện ban chấp hành nông hội, đại diện cơ quan
trưng dụng và những người có ruộng đất, mở hội nghị dân chủ bàn bạc việc bồi thường,
nghiên cứu cách giải quyết để bồi thường và đề ra những tiêu chuẩn để bồi thường. Có
hai cách bồi thường là bồi thường bằng ruộng đất và bằng tiền. Nhưng bồi thường bằng
ruộng đất là tốt nhất và chủ yếu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bồi thường,
việc bồi thường chủ yếu nhằm những ruộng đất có sản lượng và hoa lợi. Nếu người chủ
có ruộng đất tự nguyện không đòi bồi thường thì có thể không bồi thường. Sau khi đã
thực hiện xong việc bồi thường, cơ quan địa chính cùng với cơ quan trưng dụng ruộng
đất tiến hành việc cắm mốc phân rõ địa giới ruộng đất đã trưng dụng và tiến hành giao
nhận địa giới theo thủ tục hiện hành.
1.3.1.3. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
1980
Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, việc trưng dụng cũng được quy định tại Điều 20
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp quy đinh chung là trưng dụng tư liệu sản suất và có bồi
thường. Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng dụng có bồi thường
thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn trong phạm quy và điều kiện do
pháp luật quy định18. Vì thế, khi thật sự cần thiết để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng,
của đất nước, Nhà nước mới quyết định trưng dụng đất và có bồi thường cho người sử
đất
17
Xem Điều 6 Nghị định 151/TTg của Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1959 quy định tạm thời về trưng dụng ruộng
đất
18
Xem Điều 20 Hiến pháp năm 1959
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 16
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
dụng đất. Người sử dụng đất bị trưng dụng đất thì được bồi thường trong phạm vi và điều
kiện pháp luật quy định.
1.3.1.4. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
1992
Trong giai đoạn này, Nhà nước tiếp tục đảm bảo quyền lợi của người dân. Hiến
pháp năm 1980 có hiệu lực, bắt đầu quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân19. Cá nhân
đang sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng và được hưởng kết quả lao động do mình làm
ra theo quy định pháp luật, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
thì đất làm nông nghiệp, lâm nghiệp không được dùng vào việc khác. Có nghĩa là, người
sử dụng đất không được tự ý chuyển mục đích sử dụng và ngoại lệ là cơ quan Nhà nước
có quyền quyết định được dùng vào mục đích khác.20 Từ đó, khi cần thiết vì lợi ích
chung Nhà nước trưng dụng tài sản có bồi thường cho cá nhân hoặc tập thể, thể thức do
pháp luật quy định.21 Vì vậy, khi thật cần thiết vì lợi ích chung Nhà nước quyết định
trưng dụng đất của người của người sử dụng đất và có bồi thường cho họ.
1.3.1.5. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đến trước Hiến pháp năm
2013
Hiến pháp năm 1992 ra đời, quy định nền kinh tế nước ta pháp triển "nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa"22, một lần nữa khẳng định tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức
không bị quốc hữu hóa, chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ
chức theo thời giá thị trường.23 Tuy là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhưng khi
Nhà nước cần đến thì người dân có trách nhiệm giúp ích cho đất nước, góp phần phát
triển đất nước. Vì vậy, vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia Nhà nước
quyết định trưng dụng đất của người sử dụng đất và có bồi thường theo thời giá thị
trường.
Đến Luật Đất đai năm 1993 ra đời, lần đầu tiên trưng dụng đất được quy định
trong Luật Đất đai và được quy định rõ ràng cụ thể hơn. Trong trường hợp có nhu cầu
khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp thì Nhà nước
quyết định trưng dụng đất của người sử dụng đất, việc trưng dụng đất do Ủy ban nhân
dân cấp huyện trở lên quyết định. Khi hết thời hạn trưng dụng đất người sử dụng đất
19
20
21
22
23
Xem Điều 19 Hiến pháp năm 1980
Xem Điều 20 Hiến pháp năm 1980
Xem Điều 28 Hiến pháp năm 1980
Xem Điều 15 Hiến pháp năm 1992
Xem Điều 23 Hiến pháp năm 1992
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 17
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
được trả lại đất và được đền bù thiệt hại do việc trưng dụng gây ra24. Như vậy, trong tình
hình khẩn cấp của chiến tranh, nhằm chống thiên tai thì Nhà nước quyết định trưng dụng
đất của người sử dụng đất có thời hạn, khi hết hạn Nhà nước trả lại đất cho người bị trưng
dụng đất tiếp tục sử dụng và đền bù thiệt hại cho họ. Kế thừa Luật Đất đai năm 1993,
Luật Đất đai năm 2003 quy định về trưng dụng dụng rõ ràng và cụ thể hơn, Nhà nước
trưng dụng đất có thời hạn trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, thiên
tai hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định trưng
dụng đất hoặc khi thực hiện xong nhu cầu công việc thì Nhà nước trả lại đất và bồi
thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất25. Việc trưng dụng đất trong thời gian nhất
định được ghi trong quyết định trưng dụng đất, thời gian cụ thể tùy từng trường hợp của
nhu cầu, trong thời gian trưng dụng đất người có đất bị trưng dụng không những mất đất
mà còn mất thu nhập. Vì vậy, khi Nhà nước trả lại đất đồng thời bồi thường cho người bị
trưng dụng về đất và một khoản tiền mất thu nhập do trưng dụng đất gây ra. Để hiểu rõ
chế định "Trưng dụng", Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 quy định thật cụ
thể về trưng dụng: (i) nguyên tắc trưng dụng, điều kiện trưng dụng, cũng như hình thức
và hiệu lực của quyết định trưng dụng tài sản; (ii) Các trường hợp hủy bỏ quyết định
trưng dụng tài sản, những hành vi nghiêm cấm trong trưng dụng tài sản; (iii) Thẩm quyền
quyết định, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện, đồng thời quy định thời hạn trưng dụng,
hoàn trả tài sản và bồi thường thiệt hại,... Từ đó, hiểu rõ hơn khi Nhà nước trưng dụng tài
sản cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật.
1.3.1.6. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đến nay
Hiến pháp năm 2013 ra đời, quy định rõ tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu
tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa26. Đồng thời
quyền sử dụng đất hợp pháp cũng được pháp luật bảo hộ, tuy nhiên khi đất nước có nguy
cơ chiến tranh hay sắp có thiên tai thì Nhà nước trưng dụng đất của người dân. Việc trưng
dụng đất trong trường hợp thật cần thiết theo luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai27.
Để bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi Nhà nước trưng dụng đất
sẽ bồi thường cho người bị trưng dụng. Để quy định rõ hơn về trưng dụng đất, Luật Đất
đai năm 2013 dành 01 điều riêng để quy định về trưng dụng đất, Nhà nước trưng dụng
đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong
tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Chính vì việc trưng
24
25
26
27
Xem Điều 28 Luật Đất đai năm 1993
Xem Điều 45 Luật Đát đai năm 2003
Xem Điều 51 Hiến pháp năm 2013
Xem Điều 54 Hiến pháp năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 18
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
dụng đất trong tình trạng chiến tranh, chống thiên tai nên người có đất phải chấp hành
quyết định trưng dụng, nếu việc trưng dụng gây ra thiệt hại thì người bị trưng dụng đất
được bồi thường, chẳng hạn bồi thường khi đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc thiệt hại về
thu nhập28. Như vậy, việc trưng dụng đất được thực hiện trong một thời gian nhất định để
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng
khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, khi hết thời hạn trưng dụng thì Nhà nước trả lại đất cho
người sử dụng đất để tiếp tục sử dụng, nếu đất có bị huỷ hoại hay người bị trưng dụng có
bị thiệt hại về thu nhập thì được bồi thường.
Tóm lại, lược sử trưng dụng đất trải qua nhiều giai đoạn, đến nay quy định của
pháp luật về trưng dụng đất cũng hoàn thiện hơn, các quy định cũng ngày càng đi vào
thực tế hơn, chế định trưng dụng đất cũng được nhiều người biết đến và hiểu rõ hơn.
1.3.2. Lược sử về thu hồi đất
Luật Đất đai phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi một giai đoạn đánh dấu được sự
phát triển của quy định trong luật, cũng như vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư ngày càng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Vì vậy, về lược sử thu hồi đất
người viết tạm chia thành 04 giai đoạn: (i) trước Luật Đất đai năm 1993; (ii) từ Luật Đất
đai năm 1993 có hiệu lực đến trước Luật Đất đai năm 2003; (iii) từ Luật Đất đai năm
2003 có hiệu lực đến trước Luật Đất đai năm 2013; (iv) từ Luật Đất đai năm 2013 có hiệu
lực đến nay.
1.3.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993
Ở giai đoạn này có thể nói "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống
nhất quản lý" được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 1987, luật quy định người sử dụng
đất có quyền hạn rất hạn chế, người sử dụng đất không được chuyển nhượng đất, chỉ
được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp:
+ Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp;
+ Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thỏa thuận đổi đất
cho nhau để tổ chức lại sản xuất;
+ Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong
hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó.
Đất được sử dụng chủ yếu để làm nông nghiệp, Nhà nước khuyến khích sản xuất
nông nghiệp. Vấn đề thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 1987 được quy định rõ ràng,
28
Xem Điều 72 Luật Đất đai năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 19
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
nhưng chủ yếu là do nhu cầu của người sử dụng không còn, đất đai không được xem
trọng. Nếu Nhà nước có thu hồi đất thì cũng giao lại cho người sử dụng đất một mảnh đất
khác để sử dụng hoặc là đền bù tiền. Cụ thể, Nhà nước thu hồi đất đã giao cho người sử
dụng trong 08 trường hợp, trong đó không có trường hợp nào là thu hồi đất để phát triển
kinh tế.
- Thứ nhất: Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, chuyển đi nơi khác hoặc bị thu hẹp mà
giảm nhu cầu sản xuất;
- Thứ hai: Tất cả số người trong hộ sử dụng đất đã chuyển đi nơi khác hoặc đã
chết;
- Thứ ba: Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
- Thứ tư: Thời hạn sử dụng đất đã hết;
- Thứ năm: Người sử dụng đất không sử dụng đất trong 06 tháng liền mà không
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
- Thứ sáu: Người sử dụng đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng
đất;
- Thứ bảy: Đất giao không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 13 của Luật này;
- Thứ tám: Cần sử dụng đất cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội.29
Luật Đất đai năm 1987 quy định trường hợp thu hồi đất trong tình hình khẩn cấp,
có thể nói đây là trường hợp thu hồi đất đặc biệt, là trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của
chiến tranh hoặc chống thiên tai thì chủ thể có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo đề
nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt.30 Song song với
quy định Luật Đất đai năm 1987 thì Nghị định 30-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày
23 tháng 3 năm 1989 về việc thi hành Luật Đất đai quy định nguyên tắc khi thu hồi đất
phải đảm bảo chuyển nhanh vào sản xuất nông nghiệp, hạn chế việc chuyển đất vào các
mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, Nhà nước luôn khuyến khích người dân sử
dụng đất để sản xuất nông nghiệp, chưa ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng. Đến năm 1990,
Hội đồng bộ trưởng cũng quy định thu hồi đất trong tình hình khẩn cấp, cụ thể trong
trường hợp đặc biệt phải sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng cho nhu cầu khẩn cấp của
chiến tranh hoặc chống thiên tai thì cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi.31
1.3.2.2. Từ Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực đến trước Luật Đất đai năm 2003
Có thể nói, Đất nước ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu
29
Xem Điều 14 Luật Đất đai năm 1987
Xem Điều 28 Hiến pháp năm 1980
31
Xem Điều 6 Quyết định số 186-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 31 tháng 5 năm 1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp,
đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác
30
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 20
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
phát triển hơn, phát sinh nhiều vấn đề mà cần đến đất để sử dụng hơn. Từ đó, đất đai
ngày càng được xem trọng, có giá trị hơn. Luật Đất đai năm 1993 quy định về những
trường hợp thu hồi đất rõ ràng, cụ thể hơn (ví dụ: Luật Đất đai năm 1987 quy định trường
hợp thu hồi đất khi "người sử dụng đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng
đất" chúng ta không hiểu vi phạm như thế nào là nghiêm trọng về sử dụng đất, còn Luật
Đất đai năm 1993 quy định rõ là "đất sử dụng không đúng mục đích được giao" và
trường hợp người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 06 tháng liền Luật Đất
đai năm 1993 quy định được thời gian dài hơn là 12 tháng liền). Luật Đất đai năm 1993
còn quy định "Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của
người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại32, luật bắt đầu quy định về đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng. Cụ thể được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 90/CP, về
nguyên tắc đền bù thì người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì được
đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng để thay thế hoặc đền bù bằng tiền
theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Nếu Nhà nước không thể đền bù bằng cách giao đất
thay thế hoặc người bị thu hồi đất không yêu cầu đền bù bằng đất thì đền bù bằng tiền
theo giá đất cùng hạng hoặc cùng loại của đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, giá đất để tính đền
bù thiệt hại do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là
Ủy ban nhân cấp tỉnh) ban hành theo khung giá đất do Chính phủ quy định.33 Nghị định
này chỉ quy định về đền bù thiệt hại về đất và tài sản mà không quy định về mức hỗ trợ
cho người bị thu hồi đất để di chuyển chỗ ở, tái định cư, cũng như đào tạo nghề nghiệp,
việc làm,... Để khắc phục lỗ hỏng đó, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (ban hành để thay thế
cho Nghị định số 90/CP) Nghị định này quy định có lợi hơn cho người bị thu hồi đất, và
phạm vi đền bù thiệt hại nhiều hơn quy định trước đây, cụ thể:
- Thứ nhất: Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quy định
tại Chương II của Nghị định này;
- Thứ hai: Đền bù thiệt hại về tài sản hiện có bao gồm cả các công trình kết cấu hạ
tầng kỹ thuật gắn liền với đất thu hồi;
- Thứ ba: Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di
chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh;
- Thứ tư: Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải
chuyển nghề nghiệp;
32
33
Xem Điều 27 Luật Đất đai năm 1993
Xem Điều 6 quy định ban hành kèm theo Nghị định số 90/CP
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 21
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
- Thứ năm: Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù, di
chuyển, giải phóng mặt bằng.34
Trong đó, Nghị định cũng quy định rõ về đền bù thiệt hại cho từng loại đất (đất
nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất ở tại đô
thị, đất ở thuộc nông thôn, đất chuyên dùng35), mỗi loại đất đền bù thiệt hại theo cơ chế
riêng. Nghị định hướng dẫn chi tiết về việc đền bù thiệt hại về đất, tài sản và chính sách
hỗ trợ, hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất, những người phải di chuyển chỗ ở được
tính trong thời gian là 06 tháng thì được hỗ trợ, với mức trợ cấp tính bằng tiền cho 01
nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo theo thời giá trung bình ở thị trường địa
phương tại thời điểm đền bù36. Tuy được hỗ trợ tiền nhưng cuộc sống người dân vẫn bị
ảnh hưởng về sau, vừa bị mất đất vừa bị mất việc làm cuộc sống khó có thể được như
trước.
1.3.2.3. Từ Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đến trước Luật Đất đai năm 2013
Nói đến thu hồi đất thì Luật Đất đai năm 2003 quy định về các trường hợp thu hồi
đất rõ ràng nhất so với các văn bản trước đây và mục đích thu hồi đất để phát triển kinh tế
bắt đầu được quy định, cụ thể là Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định 12 trường hợp
thu hồi đất, ngoài Khoản 1 Điều 38 thì các khoản còn lại cũng quy định rõ lý do của việc
thu hồi đất (ví dụ: Khoản 8 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định "người sử dụng đất
tự nguyện trả lại đất"), đối với Khoản 1 Điều 38 được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi
hành Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong trường hợp:
- Sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh;
- Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất;
- Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
- Sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh;
- Sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn;
- Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
- Sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;
34
35
36
Xem Điều 4 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
Xem Điều 9, 10, 11, 13 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
Xem Điều 25 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 22
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
- Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.37
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và tình hình nước ta trong giai đoạn này cũng
đang trên đà phát triển, con người cần đến những cơ sở vật chất hiện đại hơn, công trình
quy mô hơn. Vì vậy mà vấn đề thu hồi đất cũng được nhiều người quan tâm hơn. Nói đến
thu hồi thì có bồi thường, nhưng không phải trường hợp nào cũng được bồi thường, quan
trọng hơn là chính sách của Nhà nước đối với người bị thu hồi đất như thế nào? Việc bồi
thường được thực hiện ra sao? Để giải quyết thắc mắc của nhiều người, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định quy định rõ nguyên tắc
bồi thường; điều kiện được bồi thường; những trường hợp được bồi thường về đất và tài
sản gắn liền trên đất; hỗ trợ thêm cho đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn
ao liền kề với đất ở trong khu dân cư (giá tính hỗ trợ từ 20% - 50% giá đất ở liền kề, mức
hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa
phương38); các chính sách hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất và người bị thiệt
hại do thu hồi đất gây ra; trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất. Để cụ thể hóa thêm
những quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn về thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Nghị định này quy định
chủ yếu là giá đất khi Nhà nước thu hồi đất, lấy ý kiến bồi thường và trình tự, thủ tục khi
thu hồi đất. Hướng dẫn chi tiết vấn đề này, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01-10-2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Các quy định hướng dẫn về
thu hồi đất ra đời ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình thu hồi đất, giải quyết được
vướng mắc gặp phải khi tiến hành thu hồi đất.
1.3.2.4. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay
Nhìn chung, từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời vấn đề thu hồi đất được cải tiến
hơn, khắc phục được một số vướng mắc từ việc quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đến trình tự, thủ tục thực hiện nhằm đảm bảo một cách công khai, minh
bạch và quyền lợi của người có đất bị thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp
thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc
phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây
lãng phí, tạo nên dư luận xấu trong xã hội. Đặc biệt, Luật cũng quy định chế tài mạnh để
xử lý những trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm
37
Xem Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành Luật Đất
đai
38
Xem Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 23
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
đưa đất vào sử dụng. Quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà
Nhà nước phải thu hồi, quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà
áp dụng giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại
thời điểm quyết định thu hồi đất39. Luật quy định cụ thể, đầy đủ các trường hợp bị thu hồi
đất, đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế, thì được quy định trường hợp ít
hơn. Để cụ thể hóa trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển
kinh tế -xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Chính phủ ban hành Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, cụ thể Nghị định quy định bồi thường cho các loại
đất (ví dụ: Đối với trường hợp bồi thường khi thu hồi đất ở thì "Hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất, người Việt nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất tại Việt nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được bồi
thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền40), bên cạnh đó Nghị định cũng quy
định rõ về bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền
với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ,
bồi thường đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1-7-2014, đối với
trường hợp diện tích đo đạc khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất,
người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, về di chuyển mồ
mả,...41 từ đó giải đáp được thắc mắc của người bị thu hồi đất. Song song đó, Nghị định
cũng quy định về hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm, cũng như hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi và trình tự, thủ tục thực
hiện.
Có thể nói, trong những năm qua lĩnh vực đất đai ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên,
trên thực tế còn nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo, tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh
vực đất đai diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp hết sức căn cơ, đồng bộ
với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành. Thực hiện chủ trương của Đảng và trên cơ
sở pháp luật hiện hành, thời gian qua các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và các
cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tập trung giải quyết để
giảm số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Kết quả là, Bộ Tài nguyên và môi
39
Xem tại: Minh Minh, Những đổi mới quan trọng về chính sách đất đai trong Luật Đất đai năm 2013,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6011 , [truy cập ngày 04-7-2014]
40
Xem điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất
41
Xem Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 24
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
trường đẫ tiếp nhận 10.137 đơn thư vào năm 2005, đến năm 2011 giảm xuống còn 5.298
đơn thư. Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 307.912 vụ việc, trong
đó số vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai là 69.806 vụ việc, chiếm 22,70%. Các cấp
chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng và giải quyết được phần lớn các vụ việc,
khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở, được nhân dân đồng tình ủng hộ, từng bước hạn chế
khiếu kiện vượt cấp, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Một số địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai.42
Tóm lại, lược sử thu hồi đất trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ, cũng gặp
không ít khó khăn, vướng mắc đến nay cơ bản đã hoàn thiện, đã đánh dấu được sự phát
triển trong công trình nghiên cứu của nhà làm luật, cũng như trong phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật.
1.4. Ý nghĩa của trƣng dụng đất và thu hồi đất
Để đất nước phát triển bền vững thì cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện tiên quyết.
Bên cạnh đó, quốc phòng, an ninh vững mạnh là rất cần thiết, bảo vệ tính mạng, sức khỏe
con người là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì thế, trưng dụng đất và thu hồi đất có ý nghĩa
rất to lớn.
1.4.1. Ý nghĩa của việc trưng dụng đất và bồi thường khi Nhà nước trưng dụng
đất
Cùng với ý nghĩa của thu hồi đất vì mục đích công cộng và lợi ích quốc gia thì Nhà
nước có thể trưng dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp trong trường hợp thật cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia. Các trường hợp thật cần thiết này
như chiến tranh, thiên tai hoặc trường hợp khác. Qua đó, có thể rút được ý nghĩa về tầm
quan trọng của trưng dụng đất:
- Thứ nhất, Nhà nước trưng dụng đất để đảm bảo lợi ích công cộng, ưu tiên hàng đầu
để duy trì hoạt động ổn định của quốc gia. Chẳng hạn, bão lũ làm sập một cây cầu huyết
mạch nối liền hai tỉnh với nhau, nếu sửa chữa và phục hồi lại cây cầu thì rất tốn kém và
mất thời gian mà lại không có chất lượng nên đã trưng dụng đất của các hộ xung quanh
có địa hình thuận lợi để xây dựng cây cầu tạm.
- Thứ hai, thể hiện vai trò chủ đạo của cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước của
mình. Chẳng hạn, cơ quan quản lý nhà nước như các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân
42
Xem tại: Nguyễn Thanh Hải- Thảo Trang, Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất
đai,
http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201404/mot-so-van-de-ve-khieu-nai-to-cao-va-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-trong-linh-vuc
-dat-dai-294276/, [Truy cập ngày 01-8-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 25
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
dân cấp tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất khi thật cần thiết trong phạm vi mình quản lý.
- Thứ ba, sau khi trưng dụng đất xong thì người dân được trả lại đất, được bồi
thường về đất, thu nhập theo giá thị trường. Qua đó, tạo niềm tin, sự động viên cho người
dân yên tâm khi nhà nước trưng dụng đất để phòng, chống chiến tranh, thiên tai.
1.4.2. Ý nghĩa của việc thu hồi đất và Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
Việc thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình,
tổ chức đang sử dụng đất mà còn ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên
quan: đầu tiên là lợi ích người bị thu hồi đất, lợi ích người hưởng lợi từ việc thu hồi đất
(các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức,...). Trên thực tế việc giải quyết ổn thỏa
hậu quả mang lại từ việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, hơn nửa rất phức tạp. Giải
quyết tốt vấn đề thu hồi đất mang lại ý nghĩa to lớn. Quyền sử dụng đất của các tổ chức,
cá nhân là một quyền nhất định khi Nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài, ông bà ta
từ xa xưa đã nói "Có an cư mới lạc nghiệp", thế nhưng nhà nước có quyền thu hồi đất khi
cần sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, từ đó làm cho cuộc sống người dân đang yên lành lại bị xáo trộn, có
thể di chuyển chỗ ở, tạo dựng cuộc sống mới với muôn ngàn khó khăn, nếu công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư không hợp lý thì gây bất đồng trong dư luận. Tuy nhiên, bên
cạnh những khó khăn thì việc thu hồi đất đã mang lại những ý nghĩa to lớn hơn cho đất
nước mai sau như:
- Thứ nhất, thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý góp
phần phát triển cơ sở hạ tầng, tránh lãng phí đất đai khi dân số nước ta ngày càng tăng,
trong khi đó diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt gần đây là quá trình công nghiệp
hóa đất nước.
- Thứ hai, ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng,
phục vụ trước hết cho người dân như đường xá, cầu cống, điện nước tới vùng sâu vùng
xa, trường học, bệnh viện, công viên,... Các công trình này có thể sử dụng trong thời gian
lâu dài.
- Thứ ba, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện thì thu hút đầu tư của nước ngoài
vào Việt nam ngày càng nhiều, qua đó tạo điều kiện cho người lao động của nước ta học
hỏi những kinh nghiệm về khoa học - kỹ thuật của các nước tiên tiến khi đầu tư tại Việt
nam.
- Thứ tư, khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam thì các khu công nghiệp
mọc lên nhiều hơn, tạo việc làm cho đội ngũ lao động cũng như giải quyết tình trạng thất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 26
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
nghiệp cho đất nước, mức sống người dân được cải thiện và nâng cao.
- Thứ năm, thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thì công trình xây
dựng phục vụ đời sống người dân, nhà cửa được bố trí hợp lý tạo vẻ mỹ quan đô thị,
tránh sự phân tán dân cư, gây lãng phí đất đai.
1.5. Ảnh hƣởng của trƣng dụng đất và thu hồi đất
1.5.1. Ảnh hưởng của trưng dụng đất
Do tính khẩn cấp của trưng dụng đất nên đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của
người trưng dụng từ vật chất đến tinh thần.
- Ảnh hưởng đối với người bị trưng dụng:
+ Tạm thời bị mất việc làm: Vì lý do quốc phòng, an ninh hay chiến tranh, thiên
tai khi Nhà nước trưng dụng đất thì đều làm cho người dân tạm thời mất việc làm trong
thời gian trưng dụng. Một phần cũng do người dân nghĩ rằng trưng dụng trong thời gian
ngắn nên không cần phải đi xin việc làm ổn định mà làm việc tạm thời qua ngày tại nơi ở.
+ Tạm thời di chuyển đến chỗ ở khác: Do trưng dụng đất có thời hạn nên đa phần
người bị trưng dụng sống "tạm bợ" chứ không xây dựng nhà ở cố định.
- Ảnh hưởng đối với xã hội: Vì trưng dụng đất khi sắp có chiến tranh, thiên tai để
phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng góp phần đảm bảo cho đất nước ổn định.
Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng xảy ra tệ nạn xã hội, mất việc làm sinh ra cờ bạc, rượu
chè,...
- Ảnh hưởng đối với những người liên quan:
+ Về cơ quan Nhà nước: Nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước,
khi có nhu cầu thì trưng dụng đất để phục vụ lợi ích chung.
+ Những người xung quanh: Cuộc sống đang yên ổn, nay bị xáo trộn. Thêm nữa,
khi trưng dụng đất có thể làm tổn hại đến lợi ích về vật chất và tinh thần của họ, hư hại
cây cối, hạn chế trong việc buôn bán, sản xuất, kinh doanh,...
1.5.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất
* Ảnh đối với người bị thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật thì người bị thu hồi đất nếu đủ điều kiện thì được bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư để mang lại cuộc sống bằng hoặc tốt hơn cuộc sống trước khi
thu hồi. Nhưng như thế không có nghĩa là cuộc sống của họ không bị ảnh hưởng.
- Thu hồi hết đất ở làm cho người dân phải chuyển đến chỗ ở mới, gặp không ít khó
khăn trong quá trình di chuyển đến chỗ ở mới, sau đó thì làm quen với môi trường sống,
sinh hoạt tại nơi mới đến; công việc mới và một số có thể bị thất nghiệp do mất việc làm;
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 27
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
hàng xóm mới, một số người chuyển đi nơi khác sống trở nên sống khép kính hơn,... Tất
cả đều phải bắt đầu lại từ đầu. Cuộc sống đang êm ấm, gia đình hạnh phúc vậy mà bị xáo
trộn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần do thu hồi đất gây ra.
- Phải di chuyển đến chỗ ở khác làm cho người bị thu hồi đất mất việc làm, ảnh
hưởng đến thu nhập của họ, không còn nơi để sản xuất, kinh doanh.
- Đối với những người chọn phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bằng tiền thì
phải tự tìm kiếm chỗ ở mới. Một số người không lo làm ăn, không tìm nơi để an cư mà
lấy số tiền đó để ăn chơi, mua sắm, hưởng thụ đến khi hết tiền mà vẫn chưa có chỗ ở mới,
cuộc sống nghèo lại càng thêm nghèo, gia đình đổ vỡ.
Tuy nhiên, Nhà nước có chính sách hỗ trợ bố trí việc làm mới, tạo điều kiện để có
việc làm, đào tạo học nghề. Nhưng người bị thu hồi đất chọn hình thức này không nhiều,
có thể họ nghĩ rằng cho dù có đi học thì cũng không xin được việc làm. Vì vậy, họ chọn
hình thức hỗ trợ bằng tiền để tự tìm kiếm việc làm cho mình.
* Ảnh hưởng đối với xã hội
Khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hay để phát triển kinh tế vì lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng thì lợi ích trước mắt là cho đất nước, sau đó mới là cho công
cộng, người dân. Nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng không ít cho xã hội trong quá trình
thu hồi.
- Thứ nhất: Ảnh hưởng đầu tiên có thể nói là tạo ra các tệ nạn xã hội. Bởi khi Nhà
nước thu hồi đất, người dân không còn đất để làm nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, từ
đó người dân mất việc làm, số người mất việc tăng lên. Thời gian rảnh rổi không có gì
làm sinh ra rượu chè, bài bạc, lô đề,... Gây mất an ninh trật tự xã hội, quan trọng hơn là
cuộc sống gia đình tan vở.
- Thứ hai: Trình độ học vấn ngày càng thấp. Khi chuyển đến nơi ở mới, "lạ bạn, lạ
trường", một phần cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con cái dẫn đến xa rời việc học,
tụ tập bạn bè,.... Một số thanh niên chủ yếu đi làm công ty để kiếm tiền phục vụ cuộc
sống.
- Thứ ba: Mất cân bằng dân số, dân cư tập trung lên thành phố. Để duy trì cuộc sống
"kiếm kế sinh nhai" người dân phải di cư lên thành phố để tìm việc làm từ các công ty, xí
nghiệp, khu công nghiệp,... Từ đó mà dân cư ở nông thôn thưa dần, ở thành phố thì đông
đúc, "quá tải".
- Khoảng cách giữa người giàu với người nghèo rõ rệt, khi người nghèo bị mất đất
và công việc thì nghèo lại càng nghèo, còn người giàu thì có cơ hội để kinh doanh, cơ hội
đầu tư phát triển, giàu càng thêm giàu.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 28
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
* Ảnh hưởng đối với những người liên quan
Ngoài người bị thu hồi đất và xã hôi bị ảnh hưởng thì những người sống xung quanh
khu vực thu hồi đất cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy không bị Nhà nước thu hồi đất,
nhưng trong quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng thì không thể tránh khỏi ảnh hưởng:
- Để xây dựng công trình thì cần phải bơm cát, trong quá trình bơm cát thì không thể
tránh được cát tràn qua khu vực bên cạnh, có thể làm gảy cây cối, chết cây, làm vơ đồ
đạc,... Làm cuộc sống riêng tư của họ bị ảnh hưởng.
- Trong quá trình xây dựng công trình không thể thiếu các công cụ, phương tiện để
phục vụ công trình như xe tải chở vật liệu, các máy khoan, máy trộn bê tông,... Những
người ở gần công trình phải chịu tiếng ồn, khói bụi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm
đến sức khỏe con người.
- Bên cạnh đó, có một số công trình xây dựng như xây dựng cầu, cống, điện, nước,...
Cần phải nối liền với công trình và sự hỗ trợ của các khu vực lân cận.
Qua những gì tìm hiểu về ảnh hưởng của thu hồi đất, có thể nói thu hồi đất là một
vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Vì vậy, xã hội
rất quan tâm đến chủ thể thu hồi và chủ thể bị thu hồi.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 29
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
Trong chương này, tập trung làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về
công tác trưng dụng đất và thu hồi đất như: Những trường hợp nào được áp dụng? Chủ
thể nào được áp dụng? Đối tượng nào được áp dụng? Trình tự, thủ tục tiến hành ra
sao?... Cũng như các chủ thể thực thi không đúng quy định pháp luật chịu trách nhiệm gì?
Và các khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định, hành vi... Bên cạnh đó, so sánh quy định
của pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất.
2.1. Trƣờng hợp áp dụng trƣng dụng đất và thu hồi đất
2.1.1. Trường hợp áp dụng trưng dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai,...43. Cho thấy Nhà nước trưng dụng đất không
nhằm để xây dựng các công trình ổn định lâu dài, đặc biệt là không nhằm mục đích để
phát triển kinh tế mà Nhà nước trưng dụng đất khi có nhu cầu cấp thiết để thực hiện một
công việc giới hạn trong một thời hạn được ghi trong quyết định trưng dụng đất nhằm
phòng, chống thiên tai, chiến tranh,... Luật không quy định cụ thể, rõ ràng trường hợp
nào sẽ trưng dụng đất, bởi tình trạng chiến tranh hay thiên tai không thể định trước được
khi nào và việc gì sẽ xảy ra? Vì vậy, theo người viết Nhà nước trưng dụng đất không dựa
vào bất kỳ dự án nào trước? Quy hoạch nào trước cả? Mà khi trong tình trạng khẩn cấp,
có nguy cơ chiến tranh, thiên tai,... thì chủ thể có thẩm quyền mới quyết định trưng dụng.
Ví dụ: Theo kết quả dự báo thời tiết thì biết được Tỉnh Cà Mau sắp có bão lớn, nên Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Cà Mau quyết định trưng dụng đất của những người dân sống
gần biển để phòng tránh bảo quét, lóc xoáy, nhằm hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra.
2.1.2. Trường hợp áp dụng thu hồi đất
Luật Đất đai hiện hành quy định đầy đủ, cụ thể các trường hợp thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng. Vì vậy, khi có nhu cầu cần thiết dựa vào dự án hay quy hoạch có sẵn Nhà nước
quyết định thu hồi:
43
Xem Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 30
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
* Đối với thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 61
Luật Đất đai năm 2013, thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc
phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao
phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bênh viện, nhà an dưỡng của lực
lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản
lý.
Từ các trường hợp trên cho thấy, Nhà nước thu hồi đất chủ yếu để xây dựng các
công trình hoạt động quân sự, phục vụ cho quốc phòng. Các công trình được xây dựng ổn
định lâu dài nhằm giữ vững an ninh, chính trị của đất nước, góp phần cho đất nước ngày
càng vững mạnh.
* Đối với thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Đất đai
năm 2013 như sau:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà
phải thu hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường,
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 31
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy
lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí
đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi
đất bao gồm:
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công
viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa
phương;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông,
thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình
thu gom, xử lý chất thải;
+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đòng dân cư; dự
án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của
cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa
trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị,
khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy
sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường
hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu
vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.
Nhìn chung, các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các
dự án đầu tư lớn, quan trọng theo quy hoạch xây dựng, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật. Ngày càng xây dựng thêm các công trình hiện đại, các công trình hiện hữu thì được
mở rộng hơn, đưa nước ta ngày một phát triển bền vững, giàu mạnh.
2.2. Chủ thể áp dụng trƣng dụng đất và thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể chủ thể có thẩm quyền áp dụng trưng dụng
đất và thu hồi đất. Từ đó, dễ dàng cho chủ thể ra quyết định, cũng như chủ thể thi hành
quyết định. Các chủ thể có thẩm quyền quyết định được quy định như sau:
2.2.1. Chủ thể áp dụng trưng dụng đất
Khác với thẩm quyền thu hồi đất, thẩm quyền trưng dụng đất đa dạng, có nhiều chủ
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 32
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thể quyết định hơn. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm
quyền quyết định trưng dụng đất được quy định như sau:
- Chủ thể có thẩm quyền chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Chủ thể có thẩm quyền chuyên môn: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Nhìn chung, chủ thể có thẩm quyền trưng dụng đất là cá nhân. Luật không quy định
trước khi chủ thể có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất thì phải có sự chấp thuận hay
quyết định của chủ thể khác (Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh) mà dựa vào tình hình thực tế để ra quyết định ngay. Bên cạnh đó, Luật quy định chủ
thể có thẩm quyền không được phân cấp thẩm quyền cho người khác, bởi tính cấp thiết,
khẩn cấp của vụ việc không cho phép chậm trễ, mỗi lĩnh vực có một chủ thể đảm nhiệm.
2.2.2. Chủ thể áp dụng thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 thì gồm 02 chủ thể có thẩm quyền
thu hồi đất là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, việc phân chia
thẩm quyền dựa vào chủ thể sử dụng đất, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu
hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường
hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam); Thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thi trấn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồi đất ở của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cho thấy, chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là tập thể. Tuy nhiên, trước khi Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, huyện quyết định thu hồi thì tùy từng dự án mà được: Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ quyết định; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Vì vậy, tránh được
tình trạng lạm dụng khi thu hồi đất, ít xảy ra trường hợp thu hồi đất "lang mang". Bên
cạnh đó, Luật giải quyết triệt để tình trạng khu vực thu hồi đất thuộc thẩm quyền của cả 2
chủ thể: "Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 33
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi"44,
trong trường hợp này Luật cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
2.3. Đối tƣợng áp dụng và quản lý quỹ đất
2.3.1. Đối tượng áp dụng và quản lý quỹ đất trưng dụng
Đối tượng trưng dụng đất là đất. Luật không quy định các tài sản gắn liền trên đất là
đối tượng bị ảnh hưởng, mà Luật chỉ quy định trường hợp người bị trưng dụng bị thiệt
hại về thu nhập thì được bồi thường. Vì vậy, theo người viết thu nhập của người bị trưng
dụng có thể là đối tượng bị ảnh hưởng khi trưng dụng đất.
Khi có nguy cơ chiến tranh hay thiên tai ở khu vực nào đó thì chủ thể có thẩm quyền
phải ra quyết định trưng dụng đất đó, chứ không thể chọn vị trí khác được. Bên cạnh đó,
do việc trưng dụng đất làm chấm dứt tạm thời quyền sử dụng đất của người bị trưng dụng
trong thời gian được ghi trong quyết định trưng dụng, khi hết thời hạn hoặc thực hiện
xong công việc thì Nhà nước trả lại đất cho người sử dụng đất tiếp tục sử dụng. Như vậy,
việc trưng dụng đất không làm mất đất của người sử dụng mà họ chỉ tạm thời không sử
đất trong trong thời gian trưng dụng. Về quỹ đất sau khi trưng dụng thì theo Khoản 6
Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách
nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả đất đã
trưng dụng. Luật không quy định cụ thể là chủ thể nào quản lý quỹ đất, theo người viết
thì tùy trường hợp cụ thể mà người có thẩm quyền sẽ giao cho tổ chức, cá nhân có liên
quan đến việc cần thực hiện trong trường hợp trưng dụng. Ví dụ: Có 03 quả đạn phát nổ
trong bãi cát vật liệu xây dựng ở Vũng Tàu, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trưng
dụng đất vùng cát đó, sau đó phân công cho Phó chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự thành
phố Vũng Tàu để quản lý quỹ đất đó. Khi công binh rà soát thấy không còn nguy hiểm
nữa thì trả lại đất cho người sử dụng đất.45
2.3.2. Đối tượng áp dụng và quản lý quỹ đất thu hồi
Đối tượng thu hồi là đất. Và đối tượng bị ảnh hưởng khi thu hồi đất là các tài sản gắn
liền trên đất (như cây cối, nhà ở, công trình,...). Cần có đất để xây dựng các công trình,
khi cần thiết để thực hiện các dự án thì cơ quan chức năng chọn khu đất thích hợp để xây
dựng (như khu công nghiệp, khu đô thị mới,...), chọn vị trí đất thuận lợi cho việc hoạt
động quân sự, phù hợp để phục vụ quốc phòng,... Vì vậy, Nhà nước đã ra quyết định thu
hồi đất của người sử dụng đất.
44
Xem Khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013
Xem tại: Xaluan, 03 quả đạn trong bãi cát phát nổ, http://citinews.net/xa-hoi/3-qua-dan-trong-bai-cat-phat-no-LQLRFSQ/ ,
[Truy cập ngày 03-11-2014]
45
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 34
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
Sau khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực, người bị thu hồi đất chấm dứt quyền sử
dụng đất của mình và di cư đến chổ khác để ở, trao lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước.
Đồng thời, quỹ đất đã thu hồi được giao cho chủ thể có thẩm quyền để quản lý, theo Điều
68 Luật Đất đai năm 2013 thì Tổ chức dịch vụ công về đất đai (Tổ chức phát triển quỹ
đất) quản lý quỹ đất đó hoặc giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư. Tùy từng dự án
mà Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ quản lý quỹ đất đã thu hồi hoặc khi thu hồi đất xong thì
chủ đầu tư nhận đất để thực hiện dự án ngay.
2.4. Trình tự, thủ tục áp dụng trƣng dụng đất và thu hồi đất
2.4.1. Trình tự, thủ tục áp dụng trưng dụng đất
Dựa vào Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 67 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành của Luật Đất đai,
người viết chia trình tự, thủ tục tiến hành trưng dụng đất thành các bước như sau:
Bước 1: Khi có nguy cơ sắp có chiến tranh, thiên tai hay tình hình khẩn cấp khác thì
chủ thể có thẩm quyền trưng dụng ra quyết định trưng dụng đất. Văn bản xác nhận trưng
dụng gồm các nội dung:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
- Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng, hoặc người đang quản lý, sử dụng đất
trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng
dụng;
- Mục đích, thời hạn trưng dụng;
- Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với loại đất trưng dụng;
- Thời gian bàn giao đất.46
Bước 2: Khi quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành thì người có đất trưng
dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng ngay (nếu không chấp hành thì người quyết
định trưng dụng sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành, với điều kiện quyết định thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật). Đồng thời tổ chức, người được giao quản lý đất, quản
lý và sử dụng đúng mục đích quỹ đất đó.
Bước 3: Hết hạn trưng dụng hay mục đích trưng dụng đã thực hiện xong, người có
thẩm quyền quyết định trưng dụng ban hành quyết định hoàn trả đất và gửi cho người có
đất bị trưng dụng (nếu người có đất trưng dụng tự nguyện tặng đất cho Nhà nước thì làm
46
Xem Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 35
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật)47. Sau khi nhận lại đất
thì người bị trưng dụng đất được tiếp tục sử dụng đất của mình, nếu đất bị thiệt hại thì
được bồi thường về đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời
điểm thanh toán, nếu bị thiệt hại về thu nhập thì được bồi thường về thu nhập từ ngày
giao đất đến ngày hoàn trả đất được ghi trong quyết định trưng dụng đất.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với trường hợp khu đất
thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện) nơi có đất trưng dụng
thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây
ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, huyện quyết định mức bồi thương dựa vào mức bồi thường do Hội
đồng xác định.
Bước 5: Chi trả tiền bồi thường cho người có đất trưng dụng. Tiền bồi thường được
chi trả một lần từ ngân sách Nhà nước và trực tiếp cho người có đất trưng dụng.
Tóm lại, trình tự tiến hành trưng dụng đất đơn giản, thực hiện ít giai đoạn, không
mất nhiều thời gian. Luật chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục trưng dụng đất và trên
thực tế ít có trường hợp trưng dụng đất xảy ra nên quy định về trình tự, thủ tục tiến hành
trưng dụng đất cơ bản chưa được áp dụng nhiều.
2.4.2. Trình tự, thủ tục áp dụng thu hồi đất
Do các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thu hồi đất từ Điều 67 đến Điều 71
Luật Đất đai năm 2013 chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, cũng như chưa có
văn bản hướng dẫn thi hành về trình tự thu hồi đất. Vì vậy, người viết tóm tắt trình tự, thủ
tục tiến hành thu hồi đất và có tổng hợp một số quy định liên quan, trình tự tiến hành thu
hồi đất như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng công trình có
nhu cầu sử dụng đất lập dự án đầu tư. Sau đó, nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ địa
phương nơi sẽ thực hiện dự án (thường là Sở kế hoạch và Đầu tư).
Bước 2: Nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét: (i) Nếu đủ điều kiện
theo Khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 (Phải có đủ năng lực tài chính, ký quỹ theo
quy định của pháp luật về đất đai, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối
với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu
tư khác; Đồng thời, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) thì tiến hành tổ chức
lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm theo
47
Xem Khoản 2 Điều 67 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 36
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thẩm quyền; (ii) Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện hay chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trả hồ sơ lại cho chủ đầu tư để bổ sung hoặc từ
chối dự án đầu tư. Dự án vì mục đích để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, vì
lợi ích công cộng của chủ đầu tư thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét có thuộc các
trường hợp thu hồi đất được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 không? Để
tránh lạm dụng thu hồi đất. Giai đoạn này rất quan trọng, nếu đã tiếp nhận hồ sơ mà mục
đích không thuộc các trường hợp theo quy định thì ảnh hưởng lớn đến những người liên
quan (trước mắt là người sử dụng đất, sau đó là chủ thể quyết định thu hồi đất, chủ đầu
tư,...)
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi
đất, nội dung thông báo gồm: Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
điếm.48 Thông báo được gửi đến từng người có đất thu hồi và hợp phổ biến đến người
dân trong khu vực có đất thu hồi.
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng (Tổ chức dịch vụ công về đất đai hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư) triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Cụ thể là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cùng với người dân thực hiện việc điều tra,
khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan đến việc điều tra, khảo sát, đo đạc. Giai đoạn này rất phức tạp, mất nhiều thời gian
do người dân không đồng tình với kết quả đo đạc, kiểm đếm dẫn đến khiếu nại, khiếu
kiện kéo dài.
Bước 5: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Sau khi lập xong, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ
chức lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và niêm yết công
khai phương án bồi thường đó.
Bước 6: Trên cơ sở đóng góp ý kiến của người bị thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường hoàn chỉnh phương án bồi thường, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
thu hồi đất phê duyệt.
Bước 7: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, đồng thời
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau đó, tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định
48
Xem Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 37
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, gửi quyết định bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi (Trong đó ghi về mức bồi
thường; thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường; thời gian bàn giao đất,...).
Bước 8: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong đó, tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường sẽ chi trả tiền bồi thường cho từng hộ dân bị thu hồi. Sau khi
trả tiền bồi thường xong, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận đất từ
người dân và thực hiện quản lý quỹ đất đó. Trong bước này, có thể sẽ thực hiện việc
cưỡng chế thu hồi đất đối với những hộ dân không bàn giao đất.
Tóm lại, mỗi quyết định thu hồi đất được thực hiện qua nhiều công việc, nhiều thủ
tục, có sự phối hợp của nhiều cơ quan, cá nhân, trải qua nhiều giai đoạn, tiến hành theo
trình tự thủ tục luật định, trong đó cần sự hợp tác từ phía người dân. Do Luật chưa quy
định rõ ràng và chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể nên mỗi
địa phương tiến hành trình tự, thủ tục khác nhau (Tuy nhiên vẫn đúng theo quy định của
pháp luật), vì vậy người sử dụng đất có sự so sánh lợi ích, nhiều người không đồng tình
về giá bồi thường, có sự phân biệt khi bồi thường đất .
2.5. Cách thức tính toán bồi thƣờng
2.5.1. Cách thức tính toán bồi thường trong trưng dụng đất
Theo quy định tại Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 thì cách tính toán bồi thường khi
Nhà nước trưng dụng đất của người sử dụng đất như sau:
- Trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện
bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh
toán. Có nghĩa là, nếu đất bị hủy hoại do trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì người bị
trưng dụng được bồi thường bằng tiền, việc bồi thường được bồi thường theo giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, tại thời điểm thanh toán tiền bồi thường giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường bao nhiêu thì áp dụng bồi thường, việc
áp dụng giá đất trên thị trường như vậy phù hợp với thực tế và ít có trường hợp khiếu nại
của người dân. Tuy nhiên, tùy theo địa phương và thời điểm mà giá đất sẽ khác nhau, có
thể giá đất ở địa phương này cao hơn địa phương khác.
- Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất
trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực
tế. Trong thời gian trưng dụng đất nếu người bị trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do
trưng dụng đất gây ra thì được bồi thường số tiền thu nhập bị thiệt hại đó, mức thiệt hại
được tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất ghi trong quyết định hoàn trả
đất.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 38
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
Tóm lại, Nhà nước bồi thường do trưng dụng đất gây ra khi có thiệt hại thực tế xảy
ra về đất và thu nhập được bồi thường bằng tiền chứ không giao đất khác cho họ và
không có sự lựa chọn cách bồi thường khác cho người bị trưng dụng đất, bởi đất bị hủy
hoại chứ họ không bị mất đất. Bên cạnh đó, người bị trưng dụng đất bị thiệt hại bao nhiêu
thì được bồi thường bấy nhiêu, ít bị thiệt hại về sau so với thu hồi đất, đặc biệt là sau khi
trưng dụng đất xong người bị trưng dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng đất của mình. Vì
vậy, Nhà nước không có chính sách hỗ trợ hay tái định cư cho người bị trưng dụng đất.
2.5.2. Cách thức tính toán bồi thường trong thu hồi đất
Cách thức tính toán bồi thường trong thu hồi đất là việc Nhà nước lấy đất hoặc tiền
để chi trả cho người sử dụng đất khi Nhà nước quyết định thu hồi đất của người sử dụng
đất hợp pháp làm cho họ bị mất đất (kể cả tài sản gắn liền trên đất). Việc bồi thường phải
đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp
luật. Vì vậy, Nhà nước bồi thường cho người bị thu hồi đất bằng cách giao cho họ đất
khác có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã thu hồi. Bên cạnh đó, nếu không có đất để
bồi thường thì Nhà nước thực hiện bồi thường bằng tiền. Từ đó, cho thấy Nhà nước ưu
tiên chọn cách bồi thường bằng đất, bởi khi làm thiệt hại cái gì thì bồi thường cái đó cho
người bị thiệt hại. Về giá đất để bồi thường thì dựa vào giá đất cụ thể của loại đất thu hồi
do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi.
Trên thực tế, khi Nhà nước thu hồi đất thường chọn cách bồi thường bằng tiền, vì
vậy cơ quan quản lý Nhà nước thường định giá đất thấp (càng thấp càng tốt) hơn giá thị
trường (vì những lý do khách quan và chủ quan) để khi thu hồi đất số tiền bồi thường
không cao. Nếu dự án do Nhà nước thực hiện thì có lợi cho Nhà nước, nếu dự án của chủ
đầu tư thì có lợi cho chủ đầu tư. Từ đó, khuyến khích và thu hút nhiều chủ đầu tư hơn49,
vì vậy đã gây bức xúc trong người dân, xảy ra nhiều trường hợp khiếu nại do giá đất thấp
hơn giá thị trường. Có thể nói, khi tính toán bồi thường cho người sử dụng đất chưa tính
được mức thiệt hại (về vật chất và tinh thần) có thể xảy ra cho người bị thu hồi nên bên
cạnh bồi thường (về đất và tài sản), Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ và tái định cư cho
người bị thu hồi đất nhằm ổn định đời sống sau này. Song, trên thực tế có một số người
chưa được bồi thường đúng với mức thiệt hại xảy ra cho họ, từ đó cuộc sống ngày càng
nghèo hơn.
2.6. Điểm giống nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất
Từ những quy định của pháp luật về trưng dụng và thu hồi đất đất cho thấy tầm quan
49
Xem tại: Phan Trung Hiền, Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt
Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03, tr18 - tr26.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 39
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
trọng của hai chế định này (đối với nhà nước và người sử dụng đất). Nhìn chung, trưng
dụng đất và thu hồi đất có một số điểm chung cơ bản, có thể gây nhầm lẫn cho người áp
dụng cũng như người thi hành quyết định. Một số điểm giống nhau giữa trưng dụng đất
và thu hồi đất như:
- Thu hồi đất (vĩnh viễn) và trưng dụng đất (có thời hạn) đều làm chấm dứt quyền sử
dụng đất của người sử dụng đất bởi một quyết định hành chính của chủ thể có thẩm
quyền. Đặc biệt là không do lỗi của người sử dụng đất, vì vậy mà khi Nhà nước thu hồi
hay trưng dụng đất đều có chính sách bồi thường cho người sử dụng đất.
- Theo quy định tại Điều 206, 207 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của
các chủ thể khi thực thi không đúng quy định như:
+ Đối với người sử dụng đất: Nếu không chấp hành quyết định (đúng quy định
pháp luật) của chủ thể có thẩm quyền thì bị cưỡng chế thi hành; Nếu có hành vi vi phạm
pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất mức độ mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người
khác.
+ Đối với chủ thể có thẩm quyền (người thi hành công vụ): Nếu có hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Nếu có
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì
phải bồi thường thiệt hại.
- Khi chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất hay thu hồi đất, nếu người
sử dụng đất không chấp hành quyết định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Đồng thời, nếu
người sử dụng đất không đồng tình với quyết định thì sẽ gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện
đến chủ thể có thẩm quyền để giải quyết.
2.7. Điểm khác nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất
Sau khi tìm hiểu và phân tích ở các tiểu mục trên, cho thấy quy định về trưng dụng
đất và thu hồi đất có nhiều điểm khác nhau cơ bản như: Trường hợp áp dụng, chủ thể áp
dụng, trình tự thủ tục áp dụng, cũng như cách bồi thường cho người sử dụng đất,... Để
làm rõ sự khác nhau của trưng dụng đất và thu hồi đất, người viết trình bày tóm lượt qua
bảng sau đây để hiểu rõ hơn. Từ đó, phân biệt được trường hợp nào là trưng dụng đất?
Trường hợp nào là thu hồi đất? Cho chủ thể áp dụng quyết định đúng pháp luật:
Thu hồi đất
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 40
Trƣng dụng đất
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
Được quy định trong các văn
Được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật như:
bản quy phạm pháp luật như:
Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm
(Khoản 3 Điều 54)
2013
- Hiến pháp năm 2013 (Khoản
4 Điều 54)
- Luật Đất đai năm 2013
- Luật Đất đai năm 2013
(Khoản 1 Điều 16, Điều 61, (Khoản 2 Điều 16, Điều 72)
Điều 62)
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
(Điều 67)
- Là việc Nhà nước quyết
- Là việc Nhà nước điều
định thu lại quyền sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một diện
Khái niệm
của người được Nhà nước trao tích đất trong một giai đoạn tạm
quyền sử dụng đất hoặc thu lại thời từ người sử dụng đất hợp
đất của người sử dụng đất vi pháp sang Nhà nước một cách bắt
phạm pháp luật về đất đai.
buộc theo thủ tục hành chính
không do lỗi của người sử dụng
đất.
- Vì mục đích quốc phòng, an
- Trường hợp thật cần thiết để
ninh Nhà nước thu hồi trong các thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
Trƣờng hợp
áp dụng
trường hợp như: Làm nơi đóng an ninh hoặc trong tình trạng
quân, trụ sở làm việc; Xây dựng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
căn cứ quân sự; Xây dựng công phòng, chống thiên tai.
trình phòng thủ quốc gia, trận
địa và công trình đặc biệt về
quốc phòng, an ninh...
- Để phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng Nhà nước thu hồi đất
trong các trường hợp như:
+ Thực hiện các dự án quan
trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư
mà phải thu hồi đất;
+ Thực hiện các dự án do
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 41
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận, quyết định đầu tư mà
phải thu hồi đất như dự án xây
dựng khu công nghiệp, dự án
xây dựng trụ sở cơ quan nhà
nước,...
+ Thực hiện các dự án do
Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh
chấp thuận mà phải thu hồi đất
như dự án xây dựng công trình
phục vụ sinh hoạt của cộng
đồng dân cư, dự án xây dựng
khu đô thị mới, khu dân cư
nông thôn mới,...
- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh,
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Ủy ban nhân dân cấp Huyện
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ
- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Chủ thể áp
dụng
được ủy quyền cho Ủy ban trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y
nhân dân cấp Huyện thu hồi
tế, Bộ trưởng Bộ Công thương,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp Huyện
- Người có thẩm quyền trưng
dụng không được phân cấp thẩm
quyền cho người khác.
Căn cứ
- Dựa vào dự án thuộc các
- Khi có tình hình khẩn cấp như
trường hợp thu hồi đất quy định sắp có chiến tranh, thiên tai
tại Điều 61, 62 Luật Đất đai
năm 2013
- Kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của cấp huyện đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 42
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
phê duyệt
- Tiền độ sử dụng đất thực
hiện dự án
- Đối tượng áp dụng là đất
- Đối tượng áp dụng là đất
- Chủ thể quản lý quỹ đất là
- Chủ thể quản lý quỹ đất: Luật
Đối tƣợng áp tổ chức dịch vụ công về đất đai
dụng và quản
lý quỹ đất
không quy định cụ thể là chủ thể
nào, tùy từng trường hợp cụ thể
mà chủ thể quyết định trưng dụng
sẽ giao cho một chủ thể để quản
lý.
Thời hạn
Không có thời hạn
Có thời hạn
Hình thức
Bằng văn bản
Bằng văn bản hoặc lời nói
Hiệu lực
quyết định
Trình tự, thủ
tục tiến hành
Quyết định có hiệu lực sau
Quyết định có hiệu lực tại thời
một thời gian nhất định
điểm ban hành
- Trình tự, thủ tục quy định
tại Điều 69 Luật Đất đai năm Điều 72 Luật Đất đai năm 2013
2013
và được hướng dẫn tại Điều 67
- Thực hiện qua nhiều bước, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
nhiều thủ tục
Đối tƣợng
đƣợc bồi
thƣờng
Cách thức
tính toán bồi
thƣờng
- Trình tự, thủ tục quy định tại
- Tiến hành nhanh gọn, có thể
thể hiện bằng văn bản hoặc lời
nói (có giấy xác nhận) và có hiệu
lực ngay
- Bồi thường về đất
- Bồi thường về đất khi bị hủy
- Bồi thường thiệt hại về tài hoại
sản, về sản xuất, kinh doanh
- Bồi thường về thu nhập khi bị
thiệt hại về thu nhập
- Bồi thường bằng việc giao
- Bồi thường bằng tiền khi đất
đất có cùng mục đích sử dụng bị hủy hoại, thu nhập bị mất do
với loại đất thu hồi, nếu không trưng dụng đất trực tiếp gây ra
có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng tiền.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 43
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
- Theo giá đất cụ thể của loại
- Theo giá chuyển nhượng
đất thu hồi do Ủy ban nhân dân quyền sử dụng đất trên thị trường
Giá bồi
thƣờng
cấp tỉnh quyết định tại thời tại thời điểm thanh toán.
điểm quyết định thu hồi đất.
- Chấm dứt quyền sử dụng
Hậu quả
đất vĩnh viễn
trong thời hạn quy định trong
quyết định trưng dụng đất
- Tiến hành theo quy hoạch
Đặc điểm
- Chấm dứt quyền sử dụng đất
- Tiến hành trong trường hợp
xây dựng. Có trình tự lập, trình, khẩn cấp, đột xuất. Không theo kế
thẩm định, xét duyệt và thực hoạch, quy hoạch nào cả
hiện quy hoạch
- Trong tình hình sắp có chiến
- Do sự cần thiết, nhu cầu tranh, thiên tai. Cần thực hiện
phát triển đất nước
ngay
Bảng 1.1. Điểm khác nhau của trưng dụng đất và thu hồi đất
Như vậy, khi nói đến "Trưng dụng đất" hay "Thu hồi đất" thì nghĩ ngay đến việc
chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Từ bảng trên cho thấy 2 quyết định
này có nhiều điểm khác nhau, từ lý do quyết định, trình tự thực hiện đến việc bồi thường
cho người sử dụng đất. Bởi thu hồi đất là vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, còn trưng dụng đất là để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng,
chống thiên tai. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1987 không phân định rõ hai chế định này,
theo Khoản 2 Điều 15 Luật Đất đai năm 1987 thì "Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp
của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy
quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt"50, cho thấy Luật không phân định đây là
trường hợp "Trưng dụng đất" Hay "Thu hồi đất"? Trưng dụng đất là trong trường hợp
khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai, nhưng Luật lại quy định do Ủy ban nhân dân
quyết định thu hồi đất. Vì vậy, theo người viết đây là trường hợp thu hồi đất đặc biệt. Bên
cạnh đó, trường hợp Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và
trưng dụng đất gần giống nhau, nhưng đây là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Thu hồi
50
Xem: Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính
trị Quốc gia, tr52
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 44
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là trường hợp đất nằm trong khu vực bị ô
nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún đe dọa tính mạng con người, đất này không
thể tiếp tục ở được nên Nhà nước quyết định thu hồi. Còn trưng dụng đất thì để thực hiện
công việc cụ thể, sau khi trưng dụng xong người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng bình
thường.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 45
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG
TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT
Trong chương này, người viết trình bày về thực tiễn tiến hành trưng dụng đất và
thu hồi đất, bên cạnh đó phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn và nguyên nhân
dẫn đến khó khăn trong công tác trưng dụng đất, thu hồi đất. Sau đó là đề xuất hướng
hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan về trưng dụng đất và thu hồi đất để
thực hiện tốt hơn.
3.1. Tình hình thực hiện công tác trƣng dụng đất và thu hồi đất ở nƣớc ta
3.1.1. Thực tiễn trƣng dụng đất
Do trưng dụng đất xảy ra trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai nên thực tế ít có trường hợp trưng dụng đất. Vì vậy, theo người viết nếu có tình trạng
khẩn cấp xảy ra thì chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất để thực hiện
nhiệm vụ, khi hết thời hạn thì trả lại đất cho người sử dụng đất, quá trình trưng dụng đất
ít phức tạp hơn so với thu hồi đất. Ví dụ: Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương
thì siêu bão Haiyan đang tiến vào biển đông và dự báo có thể đổ bộ vào các tỉnh miền
Trung vào ngày 10-11-2013 nên người dân miền Trung hối hả phòng chống bão. Tại các
tỉnh như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quãng Ngãi,... Đội phòng chống lụt bão, các chiến sỹ và
huy động lực lượng người dân để ứng phó với siêu bão, di dời người dân ra khỏi vùng
nguy hiểm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng quyết định
trưng dụng đất một số hộ dân sống gần biển để làm nơi cứu hộ, dự trữ các phương tiện
cứu hộ, y tế,... Để sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn khi cần, đến khi hết bão thì bàn giao đất lại
cho người dân và bồi thường thiệt nếu đất có bị thiệt hại.51
3.1.2. Thực tiễn thu hồi đất
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta diễn ra không ngừng, phát triển
cơ sở hạ tầng là điều cần thiết. Vì vậy, Nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích quốc phòng,
an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ngày càng nhiều để
thực hiện dự án, quy hoạch xây dựng. Để công bằng, minh bạch thì khi Nhà nước thu hồi
51
Xem tại: Nhóm PV, Hối hã phòng chống siêu bão Haiyan,
http://news.zing.vn/Hoi-ha-phong-chong-sieu-bao-Haiyan-post367076.html , [Truy cập ngày 18-10-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 46
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
đất cần phải lấy ý kiến người dân trong việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trên thực tế, việc lấy ý kiến người bị thu hồi đất chỉ mang tính hình thức, thậm chí không
thông qua với người dân, như trường hợp: "17 hộ dân tại tổ 13, phường Cư Khối, huyện
Long Biên (Hà Nội) bị thu hồi đất nhằm phục vụ cho việc xây dựng khu tái định cư cho
quận, các hộ dân ở đây rất bức xúc do sự thiếu công khai minh bạch và trong việc lấy ý
kiến người dân. Ông Đào Thế Dư là một trong 17 hộ dân cho biết "quyết định thu hồi đất
cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ do Ủy ban nhân dân phường chuyển đến đều
không được thông qua họp công khai với toàn bộ các hộ dân" họ không biết gì về phương
án bồi thường, nhưng phương án vẫn được phê duyệt với nhiều nội dung không đúng"52.
Song mỗi địa phương lại có chính sách bồi thường, hỗ trợ khác nhau, các địa phương
thực hiện chính sách không đồng bộ, từ đó khi bồi thường giá đất thường rất thấp, nhiều
hộ dân không bàn giao đất cũng vì lý do giá bồi thường quá thấp dẫn đến chậm tiến độ
thực hiện dự án. Thực tế là "Ông Lê Minh Ngân, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường
cho biết hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 52 công trình, dự án thuê đất nhưng
chưa đầu tư thực hiện dự án hoặc chỉ đầu tư một phần với tổng diện tích được giao là
257,11 ha. Trong đó, có 23 công trình, dự án được giao 46,97 ha nhưng đến nay sau 03
năm trở lên vẫn chưa thực hiện đầu tư xây dựng, ngoài ra có 29 công trình, dự án đã thuê
210,14 ha đất nhưng sau 03 năm mới chỉ thực hiện một phần diện tích đất đã thuê"53, cho
thấy có rất nhiều dự án thu hồi đất của người dân nhưng chưa đưa vào thực hiện, việc thu
hồi đất làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nên khó tránh khỏi người dân khiếu
nại, khiếu kiện. Người dân không đồng tình nhất là việc quyết định thu hồi đất nhằm thực
hiện dự án này mà lại thực hiện dự án khác, cũng như: "nhiều hộ dân tại phường Cái Khế,
quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ bức xúc trước việc Ủy ban nhân dân quận Ninh
Kiều thu hồi đất xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị thành phố nhưng lại giao cho tư
nhân làm khách sạn 5 sao, nhiều người dân bị thu hồi đất tại cồn Cái Khế cho biết quyết
định của Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều ghi là để xây dựng Trung tâm Hội nghị thành
phố Cần Thơ nhưng thực tế nơi đây đang xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao Mường Thanh
Cần Thơ do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 làm chủ đầu tư"54. Từ đó cho thấy hiện
nay người dân gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện nhiều chủ yếu xung quanh vấn đề bồi
thường đất với giá thấp, chưa được sự đồng thuận từ phía người dân trước phương án bồi
52
Xem tại: Thu Trang, Thu hồi đất phải đồng thuận với dân,
http://baotintuc.vn/xa-hoi/thu-hoi-dat-phai-dong-thuan-voi-dan-20140414092022927.htm, [Truy cập ngày 19-9-2014]
53
Xem tại: Tr.T, Đề nghị thu hồi đất 52 công trình, dự án,
http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201409/de-nghi-thu-hoi-dat-52-cong-trinh-du-an-2118772/, [Truy cập ngày 19-9-2014]
54
Xem tại: Ca Linh, Thu hồi đất cho... Tư nhân, http://nld.com.vn/ban-doc/thu-hoi-dat-cho-tu-nhan-20140914211204511.htm,
[Truy cập ngày 19-9-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 47
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
thường. Qua cuộc khảo sát, kết quả có 92,5% người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất,
con số này được đưa ra tại hội thảo "Xác định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi
đất thực hiện đầu tư xây dựng" do Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở
Khoa học - công nghệ Cần Thơ tổ chức, theo đó cuộc khảo sát 376 hộ dân bị giải tỏa bởi
các dự án trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với kết quả: 69,48% người dân cho rằng bản
giá đất thành phố ban hành hàng năm để áp giá bồi thường không sát với giá thị trường.
Cũng vì vậy mà có 92,5% số người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất với lý do liên
quan đến việc tính giá tiền bồi thường không hợp lý.55
3.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác trƣng dụng đất và thu hồi đất
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác trưng dụng đất
3.2.1.1. Thuận lợi trong công tác trưng dụng đất
Trong công tác trưng dụng đất có một số thuận lợi như sau:
- Người dân đồng tình với chính sách bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất,
bởi việc trưng dụng đất là cần thiết và trong tình thế cấp thiết cần phải thực hiện và được
bồi thường thỏa đáng nên người dân không thấy thiệt thòi khi bị trưng dụng đất. Ví dụ:
Do sắp có bão lớn ở Cái Răng - Cần Thơ nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cái Răng
quyết định trưng dụng đất của người dân ven sông để chống bão, đề phòng thiệt hại xảy
ra cho người dân. Sau khi trưng dụng xong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cái Răng ký
quyết định hoàn trả đất lại cho các hộ dân để tiếp tục sử dụng. Người dân ở đây đồng tình
với việc làm của chính quyền và bàn giao đất để thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão.
- Người dân bàn giao đất nhanh chống cho chủ thể có thẩm quyền để thực hiện
công việc được ghi trong quyết định trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất xảy ra trong tình
trạng khẩn cấp cần phải thực hiện ngay, khi người dân bàn giao đất ngay cũng dễ dàng
cho chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Ở Hà Giang mỗi năm đến mùa lũ
thường có lũ quét, sạt lở đất. Nên chủ thể có thẩm quyền chủ động trưng dụng đất của
người dân để di dời họ ra khỏi vùng bị thiên tai, chủ động đối phó với lũ quét và sạt lở
đất. Vì vậy, người dân tích cực cùng với chủ thể có thẩm quyền nhanh chống di cư đến
vùng an toàn để tránh lũ quét, chung tay đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng, chống
và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.56
- Nhà nước bồi thường thiệt hại cho người bị trưng dụng đất theo giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, nên ít có trường hợp
55
Xem tại: Chí Quốc, 92,5% người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1156, [Truy cập ngày 19-9-2014]
56
Xem: Đức Chính (9-2014), Chủ động phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 18 (200),
tr43
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 48
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
khiếu nại khiếu kiện hơn là thu hồi đất.
- Giải quyết được hậu quả sau khi trưng dụng đất xong, người dân được tiếp tục sử
dụng đất, Nhà nước không phải lo đến chính sách hỗ trợ, tái định cư cho người bị trưng
dụng đất.
3.2.1.2. Khó khăn trong công tác trưng dụng đất
Do ít có trường hợp trưng dụng đất xảy ra nên chủ thể có thẩm quyền chưa có kinh
nghiệm trong công tác trưng dụng đất, còn gặp khó khăn trong quá trình trưng dụng về
việc quản lý quỹ đất, trong bàn giao lại đất cho người dân cũng như trong việc xác định
mức thiệt hại để bồi thường cho người bị trưng dụng đất. Ví dụ: Do có nguy cơ bão lụt ở
Lào Cai, nên Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bát Xát ra quyết định trưng dụng đất của
người sử dụng đất trong khu vực nguy hiểm để chống thiên tai, nhưng Chủ tịch huyện
không giao quỹ đất đã trưng dụng cho một chủ thể để quản lý ngay.
3.2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn
Thực tế ít có trường hợp trưng dụng đất xảy ra nên theo người viết, do chủ thể có
thẩm quyền thiếu kinh nghiệm trong công tác trưng dụng đất, hơn nữa lại xảy ra trong
tình thế cấp thiết chủ thể có thẩm quyền chưa kịp thời tìm hiểu quy định có liên quan để
thực hiện đúng. Từ đó gây khó khăn trong công tác trưng dụng đất.
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu hồi đất
3.2.2.1. Thuận lợi trong công tác thu hồi đất
Qua nhiều năm đổi mới, pháp luật về đất đai nói chung và những quy định pháp
luật về thu hồi đất nói riêng ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu của
các quy luật kinh tế. Quan tâm đến lợi ích của những người bị thu hồi đất nên quy định
ngày càng có lợi hơn cho người bị thu hồi, người viết dựa vào những bất cập trong Luật
Đất đai năm 2003 và điểm tiến bộ của Luật Đất đai năm 2013 từ đó trình bày thuận lợi
của thu hồi đất như sau:
- Mục đích thu hồi đất được quy định cụ thể các trường hợp hơn, thẩm quyền được
quy định rõ ràng hơn. Từ đó, ít có trường hợp lạm dụng trong thu hồi đất, giảm bớt
trường hợp thu hồi đất bỏ hoang không thực hiện dự án, tránh lãng phí đất đai. Từ thực
tiễn trước đây cho thấy có rất nhiều trường hợp thu hồi đất hàng loạt nhưng chưa đưa vào
thực hiện (do chủ đầu tư không đủ tiền thực hiện,...) nay đã hạn chế được trường hợp lạm
dụng thu hồi đất.
- Người được bồi thường cảm thấy thỏa đáng khi đối tượng được bồi thường được
xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như trường hợp thu hồi
đất ở huyện Cần Giuộc, trên cơ sở các chủ trương được Chính phủ và Ủy ban nhân dân
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 49
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
tỉnh phê duyệt, huyện đã chỉ đạo các ngành và địa phương triển khai thực hiện và hoàn
chỉnh công tác kiểm kê, công tác xây dựng đơn giá bồi thường do đơn vị tư vấn thẩm
định giá độc lập thực hiện, kết quả là đạt 100% về hộ dân và diện tích. Trung tâm phát
triển quỹ đất phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương và chủ đầu tư tổ
chức họp dân công bố, niêm yết phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
trụ sở Ủy ban nhân dân xã Long Thượng, có 204/227 hộ gia đình, cá nhân tham dự họp,
đạt 90%.57 Từ đó cho thấy, công tác giả phóng mặt bằng ngày càng nhận được sự đồng
tình từ phía người bị thu hồi đất nhờ chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà
nước.
- Người bị thu hồi đất đồng tình bàn giao đất sớm khi giá bồi thường, hỗ trợ ngày
càng cao, các biện pháp hỗ trợ được bổ sung và được quy định rõ ràng hơn. Khi mức bồi
thường phù hợp, bù đắp được tổn thất của người sử dụng đất thì họ sẽ thuận tình bàn giao
đất. Vì khi thu hồi đất đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, họ không
thể dễ dàng giao đất cho chủ đầu tư khi họ bị thiệt hại còn chủ đầu tư thì được lợi ích quá
lớn.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên giảm bớt tình trạng
khiếu nại khiếu kiện, việc thu hồi đất tiến hành nhanh hơn. Theo báo cáo của Thanh tra
Chính phủ cho biết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2014 có xu hướng giảm so
với năm 2013, nội dung khiếu nại về đất đai chiếm 68,2%.58 Bởi chính sách bồi thường
hợp tình, hợp lý thì người dân không có lý do gì để khiếu nại khiếu kiện.
3.2.2.2. Khó khăn trong công tác thu hồi đất
Do Luật Đất đai năm 2013 mới có hiệu lực vào ngày 01/7/2014 nên người viết dựa
vào những bất cập của Luật Đất đai năm 2003 để nêu khó khăn của trong công tác thu hồi
đất. Một số khó khăn của thu hồi đất như sau:
- Giá bồi thường quá thấp, thêm vào đó là thời gian trả tiền bồi thường kéo dài.
Người dân được bồi thường theo phương án do cơ quan Nhà nước phê duyệt khi có quyết
định thu hồi. Từ lúc có quyết định thu hồi đất cho đến khi cơ quan chức năng hoàn thành
thủ tục để người dân nhận tiền bồi thường có khi đến 3 năm hoặc 5 năm. Khi đó giá đất
tại thời điểm nhận tiền bồi thường đã khác so với giá đất tại thời điểm có quyết định thu
hồi đất, giá đất và cả chính sách bồi thường về đất đã thay đổi. Vì vậy, người bị thu hồi
57
Xem tại: Trần Kim Hoàng, Tiến độ dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành,
http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/hcgiuoc/Pages/Tien-do-du-an-duong-cao-toc-Ben-Luc---Long-Thanh.aspx , [Truy cập
ngày 18-10-2014]
58
Xem tại: Monre, Gần 70% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai,
http://stnmt.binhthuan.gov.vn/wps/portal/home/tintuc/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hfRxMDTyNnA3f3AH8
3A8-wYI9AbzNzI4MQM_2CbEdFAEkZyv8!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbn_tnmt_vi/sbn_tnmt/kho_n
oi_dung/tin_tuc/sa_tintainguyendat/7f744d80458f4c6bb770ffdbba84c699 , [Truy cập ngày 18-10-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 50
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
đất luôn chịu thiệt thòi.59 Cụ thể là trường hợp thu hồi đất ở Bạc Liêu, hàng chục hộ dân
bị thu hồi đất thuộc khu tái định cư Bến xe - Bộ đội biên phòng (Thành phố Bạc Liêu) bất
bình về chủ đầu tư áp giá bồi thường quá thấp. Nhiều hộ dân bị thu hồi đất 100% diện
tích đất nhưng số tiền bồi thường chỉ đủ cắt chòi lá để ở vì giá quá ít ỏi, để có mặt bằng
giao cho chủ đầu tư xây dựng khu dân cư giáp khu tái định cư Bến xe - Bộ đội biên
phòng, tỉnh Bạc Liêu đã thu hồi đất của hàng trăm hộ dân nhưng lại áp giá bồi thường
quá thấp. Ông Tô Việt Kháng, một hộ bị thu hồi đất bức xúc, cho biết: "Năm 2005 gia
đình đã gom góp tiền bạc dành dụm mua lô đất gần 180 m2, trị giá là 20 cây vàng 24k.
Nhưng hiện nay, tỉnh quyết định thu hồi, bồi thường chỉ hơn 31 triệu đồng, kể cả số tiền
chính sách hỗ trợ. Hiện tại, giá đất tại vị trí đất của ông Kháng có giá khoảng 2,5 triệu
đồng/m2, nhưng tỉnh áp giá bồi thường theo đất nông nghiệp chỉ 170 ngàn đồng/m2. Điều
bất hợp lý nữa là phần đất của ông Kháng và cả trăm hộ dân khác là đất mặt tiền, tiếp
giáp và nằm dọc hai bên tuyến đường tránh quốc lộ 1A nhưng phương án bồi thường giải
tỏa lại cho rằng thửa đất không tiếp giáp với bất cứ tuyến đường nhánh, đường hẻm nào
của dự án". Cùng cảnh ngộ như ông Kháng, bà Mai Thị Thu Nga khi cầm thông báo số
tiền bồi thường phần đất "vàng" của mình như chết lặng. Bà Nga có diện tích đất mặt tiền
bị thu hồi là 288 m2, nhưng số tiền bồi thường chỉ 49 triệu đồng. Theo bà Nga với số tiền
trên thì không thể làm được gì, nếu cầm số tiền này mà mua lại đất ngay chính mảnh đất
mình đang bị thu hồi thì mua được khoảng 15m2.60 Từ đó cho thấy việc áp giá đất thấp
làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bị thu hồi, không chỉ ảnh hưởng một
người mà cả hộ gia đình, họ phải bắt đầu lại cuộc sống mới từ việc tìm chỗ ở đến tìm
kiếm việc làm để ổn định cuộc sống.
- Người dân khiếu nại, khiếu kiện quá nhiều, gây trì truệ tiến độ thực hiện dự án.
Nếu giải quyết đơn không thỏa đáng thì người dân tiếp tục gởi đơn lên cấp trên, có khi
người dân còn gởi đơn khiếu nại vượt cấp để được giải quyết lợi ích chính đáng của mình.
Để đòi lại lợi ích chính đáng của mình, người dân không ngại khó khăn, có thể bỏ bê
công việc để gởi đơn khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan Nhà nước. Như trường hợp chậm
thực hiện dự án tại Thành phố Cao Lãnh, hiện có 07 dự án chậm triển khai thực hiện.
Nguyên nhân chậm triển khai các dự án là do vướng mắc về công tác giải phóng mặt
bằng, giải quyết các khiếu nại của người dân kéo dài61. Bởi không phải tự nhiên mà
59
Xem tại: Nguyễn Quang Tuyến, Bình luận các quy định về thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất
đai, http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&viewParent=301&id=867, [Truy cập ngày 01-10-2014]
60
Xem tại: Monre, Cần xem xét lại giá đất đền bù thu hồi đất khu tái định cư Bến xe - Bộ đội biên phòng,
http://gdla.gov.vn/vi/news/Do-dac-Dang-ky/Bac-Lieu-Can-xem-xet-lai-gia-dat-den-bu-thu-hoi-dat-khu-tai-dinh-cu-Ben-xe-Bo-do
i-bien-phong-129.html , [Truy cập ngày 12-10-2014]
61
Xem tại: Minh Thuận, Giám sát việc chậm thực hiện dự án tại Thành phố Cao Lãnh,
http://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodientu/sitatintucsukien/sitakinhte/giam+sat+cham+thuc+hien+d
u+an+o+tpcl , [Truy cập ngày 12-10-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 51
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
người dân viết đơn khiếu nại, cũng do việc bồi thường giá đất quá thấp người dân không
đồng tình nên đi khiếu nại, khiếu kiện.
- Người dân gây khó khăn, cản trở không cho chủ đầu tư xây dựng công trình, do
không đồng ý với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, không đồng tình với kết
quả kiểm đếm, đo đạc,... Cuộc sống đang yên ổn tự nhiên lại bị mất đất để làm giàu cho
người khác, người dân không thể chấp nhận được thiệt thòi quá lớn này nên quyết không
cho chủ thể có thẩm quyền tiến hành thực thực hiện dự án. Trường hợp cụ thể là Nhà
nước thu hồi đất ở Ninh Bình để thực hiện tiểu dự án (D.A) cầu vượt đường sắt Bắc Nam nằm trên địa bàn thị xã Tam Điệp. Ngày 9-1-2014, trên cơ sở đo đạc, kiểm đếm tài
sản trên đất, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thị xã Tam Điệp đã gửi dự thảo dự
toán lần 1 để lấy ý kiến của các hộ bị ảnh hưởng (141 hộ thuộc phường Nam Sơn và 46
hộ phường Tây Sơn) với tổng giá trị là trên 9,7 tỷ đồng. Sau khi nhận được bản dự thảo,
đa số các hộ dân bị ảnh hưởng đều không nhất trí. Do đó, sáng ngày 10-1-2014, các hộ
dân đã tập trung tại trụ sở làm việc của Tiểu ban Quản lý D.A để kiến nghị và ngăn cản
không cho nhà thầu triển khai thi công. Các ý kiến kiến nghị của các hộ dân chủ yếu tập
trung vào một số nội dung chính như: Kiểm tra lại khối lượng và diện tích đất; đơn giá
bồi thường thấp, chưa thỏa đáng; Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống cho các
hộ dân bị ảnh hưởng trong thời gian thi công cầu vượt... Sau khi nghiên cứu và sàng lọc,
phân loại các ý kiến của nhân dân đối chiếu với các quy định, chế độ, chính sách Ủy ban
nhân dân thị xã xét thấy những nội dung kiến nghị không có cơ sở. Riêng đối với nội
dung kiến nghị liên quan đến đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc thấp và kiến nghị áp dụng
chính sách đặc thù của D.A, Ủy ban nhân dân thị xã đã ghi nhận. Hội đồng Bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư thị xã đã xây dựng dự thảo dự toán lần 2 và gửi tới các hộ dân với tổng
số tiền là trên 18,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn không đồng ý và tiếp tục đến trụ
sở Uỷ ban nhân dân thị xã Tam Điệp và Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh để kiến nghị, khiếu
nại; đồng thời ngăn cản, phong tỏa mặt bằng không cho nhà thầu thi công.62 Người dân
tiếp tục cản trở, không cho thi công thì không thể hoàn thành dự án đúng tiến độ được, vì
vậy cần phải có chính sách bồi thường thỏa đáng để người dân thuận tình bàn giao đất
cho chủ đầu tư.
3.2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn
Từ những khó khăn nêu trên, có thể nói nguyên nhân dẫn đến khó khăn là do:
- Chính sách đất đai của Nhà nước luôn thay đổi qua các thời kỳ, cũng như mỗi địa
62
Xem tại: Nguyễn Trường, Vì sao người dân cản trở thi công,
http://thanhtra.com.vn/phap-luat/dieu-tra-qua-don-thu/vi-sao-nguoi-dan-can-tro-thi-cong_t114c39n72704 , [Truy cập ngày
12-10-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 52
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
phương thực hiện chính sách bồi thường khác nhau. Những quy định của pháp luật về đất
đai thường xuyên thay đổi, các chủ thể áp dụng không bắt kịp được quy định cũng như
mỗi địa phương hiểu quy định theo hướng khác nhau, từ đó áp dụng khác nhau, không
đồng nhất giữa các chính sách, có khi 2 địa phương giáp ranh mà có 2 chính sách bồi
thường khác nhau làm cho người dân không đồng tình dẫn đến nhiều trường hợp khiếu
nại, khiếu kiện.
- Khiếu nại, khiếu kiện trong người dân kéo dài. Trong cơ chế cũng như trình tự
giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa cụ thể, chưa giải quyết được khuất mắc của người
dân, đồng thời đơn khiếu nại, khiếu kiện gởi đến quá nhiều cơ quan Nhà nước giải quyết
không kịp. Chỉ khi giải quyết xong, quyền lợi của người dân được đảm bảo thì họ mới
giao đất cho Nhà nước để thực hiện dự án.
- Giá đất quá thấp, không sát với giá thị trường, giải quyết chính sách bồi thường
về giá đất không nhất quán. Khi bồi thường cho người sử dụng đất, giá bồi thường đối
với đất trong thu hồi nhằm thực hiện quy hoạch là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định và giá này được quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Thời điểm
quyết định thu hồi đất đến khi trả tiền bồi thường rất lâu, giá lúc đó không còn phù hợp
nữa, người dân không đồng tình với giá bồi thường đã đưa ra dẫn đến khiếu nại khiếu
kiện để được giải quyết. Bên cạnh đó, do Luật Đất đai năm 2013 mới có hiệu lực quy
định về định giá đất (quy định khác so với Luật cũ), gây mất thời gian và các dự án dở
dang chưa kịp phê duyệt phương án bồi thường phải làm lại từ đầu tiến độ triển khai bị
chậm lại. Như trường hợp bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ở Bắc Ninh, do các phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được phê duyệt nên gây không ít khó khăn cho
chủ thể có thẩm quyền. Để bảo đảm giữ ổn định, không gây biến động về mức bồi thường
khi thu hồi đất, các dự án đang triển khai dang dở trên toàn phạm vi tỉnh Bắc Ninh đã tiếp
tục cho phép áp dụng mức giá bồi thường, hỗ trợ như đã quy định đối với đất nông
nghiệp đến hết năm 2014.63
3.3. Hƣớng hoàn thiện trong công tác trƣng dụng đất và thu hồi đất
3.3.1. Hướng hoàn thiện trong công tác trưng dụng đất
Để người đọc cũng như chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy định hiểu rõ hơn về
công tác trưng dụng đất, người viết xin trình bày một số ý sau:
- Các quy định về trưng dụng đất trong các văn bản phải phù hợp với các điều kiện
trưng dụng đất quy định trong Hiến pháp năm 2013.
63
Xem: Đăng Tuyên (9-2014), Bắc Ninh ghi nhận qua 2 tháng tổ chức triển khai Luật Đất đai năm 2013, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, Số 17 (199), tr22 - 23
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 53
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp áp dụng trưng dụng đất, trình tự
thực hiện, cũng như cách tính toán bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất gây ra.
- Hướng dẫn cụ thể sau khi trưng dụng đất chủ thể có quyền quản lý quỹ đất.
3.3.2. Hướng hoàn thiện trong công tác thu hồi đất
Để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước cần
đổi mới một số quy định cũng như điều chỉnh lại cách làm việc trong quá trình thu hồi đất,
nhằm góp phần cho quy định về thu hồi đất được tốt hơn người viết xin kiến nghị một số
điểm sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong
giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, khắc phục tình trạng chuyển đơn thư của công dân lòng
vòng hoặc chậm giải quyết, né tránh trách nhiệm.
- Quy định giá đất sát với giá thị trường, xây dựng bảng giá đất, giá cả bồi thường
đảm bảo lợi ích thỏa đáng của người bị thu hồi đất. Trong đó người dân cần được bồi
thường theo giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nếu làm được như vậy sẽ hạn
chế và giải quyết được những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến công tác giải phóng
mặt bằng, tranh chấp đất đai. Bởi xây dựng bảng giá các loại đất sát với giá thị trường là
tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hạn chế rất nhiều
các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp bồi thường, bồi thường đất
đồng thời tránh được thất thu cho ngân sách Nhà nước.64
- Quy định về chính sách bồi thường của Nhà nước tốt hơn nhằm khắc phục những
vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, bồi
thường thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích
giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Có như vậy mới hy vọng tạo thêm
nhiều sự đồng thuận và giảm các khiếu kiện liên quan đến việc bồi thường đất.
64
Xem tại: Đường Hải Vũ, Giá đất bồi thường cho người dân, một trong những nguyên nhân gây khó khăn, vướng mắc cho cơ
quan Tòa án trong việc giải quyết các vụ án về tranh chấp đất đai,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=1213
1668 , [Truy cập ngày 01-10-2014]
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 54
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan đến trình tự,
thủ tục tiến hành thu hồi đất và trưng dụng đất, cho thấy: Đây là 2 quyết định hành chính
làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, nhưng về bản chất, 2 chế định
hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Thu hồi đất làm chấm dứt quyền sử dụng đất vĩnh viễn, còn
trưng dụng đất làm chấm dứt quyền sử dụng đất trong một thời hạn nhất định được ghi
trong quyết định trưng dụng.
Để phân biệt rõ và có quyết định thu hồi đất hay trưng dụng đất. Nhằm giúp cho
chủ thể có thẩm quyền, chủ thể nghiên cứu pháp luật hiểu rõ hơn về 2 chế định, người
viết có một số đề xuất như sau:
- Thứ nhất, quy định rõ trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh của trưng
dụng đất và có văn bản hướng dẫn cụ thể.
- Thứ hai, có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính
mạng con người do thiên tai, để tránh nhằm lẫn giữa thu hồi đất và trưng dụng đất.
- Thứ ba, quy định rõ trường hợp "cần thiết" và "cấp thiết" để có quyết định thu
hồi đất hay trưng dụng đất.65
Tóm lại, khi cơ quan chức năng quy định cụ thể các giải pháp vừa nêu trên thì
những người nghiên cứu quy định về đất đai nói chung, chủ thể ra quyết định nói riêng dễ
dàng phân biệt được trường hợp nào thu hồi đất? Trường hợp nào quyết định trưng dụng
đất?
65
Xem: Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính
trị Quốc gia, tr52
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 55
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản hiện hành:
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Đất đai năm 2013.
3. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành của Luật Đất đai.
4. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các văn bản hết hiệu lực:
1. Hiến pháp năm 1946.
2. Hiến pháp năm 1959.
3. Hiến pháp năm 1980.
4. Hiến pháp năm 1992.
5. Luật Đất đai năm 1987.
6. Luật Đất đai năm 1993.
7. Luật Đất đai năm 2003.
8. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008.
9. Nghị định số 151-TTg ngày 14-4-1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm
thời về trưng dụng ruộng đất.
10. Nghị định số 30-HĐBT ngày 23-3-1989 của Hội đồng bộ trưởng về việc thi hành
Luật Đất đai.
11. Nghị định số 90-CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
12. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24-4-1998 của Chính phủ về việc đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng.
13. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 56
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
14. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
15. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
16. Quyết định số 186-HĐBT ngày 31-5-1990 của Hội đồng bộ trưởng về đền bù
thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
17. Thông tư số 1424-TT-LB ngày 06-7-1959 của Liên bộ Ủy ban kế hoạch nhà
nước - nội vụ thi hành Nghị định số 151/TTg ngày 14-4-1959 của Thủ tướng Chính
phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các
công trình kiến thiết cơ bản.
18. Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01-10-2009 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi
đất, giao đất,cho thuê đất.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Bùi Ngọc Tuân (2014), Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 13, tr16 - 18.
2. Đức Chính (2014), Chủ động phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất, Tạp chí Tài
nguyên và Môi trường, Số 18, tr43.
3. Đăng Tuyên (2014), Bắc Ninh ghi nhận qua 2 tháng tổ chức triển khai Luật Đất
đai năm 2013, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 17, tr22-23.
4. Đào Trung Chính (2014), Điểm mới của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai năm 2013, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 11, tr14-17.
5. Phan Trung Hiền(2011), Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế
định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 03, tr.18-26.
6. Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr52.
7. Từ điển tiếng việt
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Ca
Linh:
Thu
hồi
đất
cho...
Tư
nhân,
http://nld.com.vn/ban-doc/thu-hoi-dat-cho-tu-nhan-20140914211204511.htm, [Truy
cập ngày 19-9-2014].
2. Chí Quốc: 92,5% người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 57
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
ItemID=1156, [Truy cập ngày 19-9-2014].
3. Đặng Thị Minh Loan, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố: Một số
điểm
mới
của
Luật
Đất
đai
năm
2013,
http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=tttgpl&MenuID=8036&Con
tentID=53802, [Truy cập ngày 04-7-2014].
4. DiaOcOnline.vn: Quyền mua đất tái định cư là một quyền mua tài sản,
http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/tranh-chap-c66/quyen-mua-dat-tai-dinh-cu-la-mot
-quyen-tai-san-i25749, [Truy cập ngày 18-6-2014].
5. Đường Hải Vũ: Giá đất bồi thường cho người dân, một trong những nguyên nhân
gây khó khăn, vướng mắc cho cơ quan Tòa án trong việc giải quyết các vụ án về
tranh
chấp
đất
đai,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid
=1751909&article_details=1&item_id=12131668 , [Truy cập ngày 01-10-2014].
6. Minh Minh: Những đổi mới quan trọng về chính sách đất đai trong Luật Đất đai
năm
2013,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6011, [truy
cập ngày 04-7-2014].
7. Minh Thuận: Giám sát việc chậm thực hiện dự án tại Thành phố Cao Lãnh,
http://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodientu/sitatintucsuk
ien/sitakinhte/giam+sat+cham+thuc+hien+du+an+o+tpcl,
[Truy
cập
ngày
12-10-2014].
8. Monre: Cần xem xét lại giá đất đền bù thu hồi đất khu tái định cư Bến xe - Bộ đội
biên
phòng,
http://gdla.gov.vn/vi/news/Do-dac-Dang-ky/Bac-Lieu-Can-xem-xet-lai-gia-dat-den-b
u-thu-hoi-dat-khu-tai-dinh-cu-Ben-xe-Bo-doi-bien-phong-129.html, [Truy cập ngày
12-10-2014].
9. Monre: Gần 70% khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai,
http://stnmt.binhthuan.gov.vn/wps/portal/home/tintuc/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MS
SzPy8xBz9CP0os3hfRxMDTyNnA3f3AH83A8-wYI9AbzNzI4MQM_2CbEdFAEk
Zyv8!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbn_tnmt_vi/sbn_tnmt/kh
o_noi_dung/tin_tuc/sa_tintainguyendat/7f744d80458f4c6bb770ffdbba84c699, [Truy
cập ngày 18-10-2014].
10. Nguyễn Quang Tuyến: Bình luận các quy định về thu hồi đất và bồi thường khi
thu
hồi
đất
trong
dự
thảo
Luật
Đất
đai,
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 58
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn
http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&viewParent=301&id=867,
[Truy cập ngày 01-10-2014].
11. Nguyễn Thanh Hải- Thảo Trang: Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu
nại,
cáo
tố
trong
lĩnh
vực
đất
đai,
http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201404/mot-so-van-de-ve-khieu-nai-to-cao-v
a-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-trong-linh-vuc-dat-dai-294276/, [Truy cập ngày
01-8-2014].
12. Nguyễn
Trường:
Vì
sao
người
dân
cản
trở
thi
công,
http://thanhtra.com.vn/phap-luat/dieu-tra-qua-don-thu/vi-sao-nguoi-dan-can-tro-thi-c
ong_t114c39n72704, [Truy cập ngày 12-10-2014].
13. Nhóm
PV:
Hối
hã
phòng
chốn
siêu
bão
http://news.zing.vn/Hoi-ha-phong-chong-sieu-bao-Haiyan-post367076.html,
cập ngày 18-10-2014].
Haiyan,
[Truy
14. Phan Trung Hiền: Về nội hàm của một số khái niệm trong pháp luật đất đai,
http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1169%3Av-n
i-ham-ca-mt-s-khai-nim-trong-phap-lut-t-ai&catid=2%3Ax-phuc-thm-v-tan-hoang-p
hat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=vi, [Truy cập ngày 12-6-2014].
15. Phan Trung Lý: Trưng mua, trưng dụng khái niệm và điều kiện,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/24/4741/, [Truy cập ngày 18-6-2014].
16. Thu
Trang:
Thu
hồi
đất
phải
đồng
thuận
với
dân,
http://baotintuc.vn/xa-hoi/thu-hoi-dat-phai-dong-thuan-voi-dan-20140414092022927
.htm, [Truy cập ngày 19-9-2014].
17. Trần Kim Hoàng: Tiến độ dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành,
http://www.longan.gov.vn/chinhquyen/hcgiuoc/Pages/Tien-do-du-an-duong-cao-tocBen-Luc---Long-Thanh.aspx, [Truy cập ngày 18-10-2014].
18. Tr.T:
Đề
nghị
thu
hồi
đất
52
công
trình,
dự
án,
http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201409/de-nghi-thu-hoi-dat-52-cong-trinh-du-a
n-2118772/, [Truy cập ngày 19-9-2014].
19. Xaluan:
03
quả
đạn
trong
bãi
cát
phát
nổ,
http://citinews.net/xa-hoi/3-qua-dan-trong-bai-cat-phat-no-LQLRFSQ/, [Truy cập
ngày 03-11-2014].
GVHD: TS. Phan Trung Hiền
Trang 59
SVTH: Nguyễn Thị Mỵ
[...]... tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn nhận xét, đóng góp tận tình từ quý Thầy, Cô và các bạn để người viết củng cố, bổ sung thêm kiến thức và điều chỉnh đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn GVHD: TS Phan Trung Hiền Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI... Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn Sau khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực, người bị thu hồi đất chấm dứt quyền sử dụng đất của mình và di cư đến chổ khác để ở, trao lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước Đồng thời, quỹ đất đã thu hồi được giao cho chủ thể có thẩm quyền để quản lý, theo Điều 68 Luật Đất đai năm 2013 thì Tổ chức dịch vụ công về đất đai (Tổ chức... Nguyễn Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn đưa đất vào sử dụng Quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi, quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất3 9 Luật quy định cụ thể,... Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi" 44, trong trường hợp này Luật cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện 2.3 Đối tƣợng áp dụng và quản lý quỹ đất 2.3.1 Đối tượng áp dụng và quản lý quỹ đất trưng dụng Đối tượng trưng dụng đất là đất Luật không quy... thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, GVHD: TS Phan Trung Hiền Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn 1.3 Lƣợc sử về trƣng dụng đất và thu hồi đất 1.3.1 Lược sử về trưng dụng đất Lịch sử phát triển đất nước trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn để lại một thành quả đáng kể Đất nước muốn... trưng dụng thì Nhà nước trả lại đất cho người dân và bồi thường khi có thiệt hại 1.1.2 Khái niệm về thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.5 Việc Nhà nước thu hồi đất làm chấm dứt (vĩnh viễn) quyền sử dụng đất của cá người được Nhà nước giao đất, cho thu ... người; Đất ở có 3 Xem tại: Phan Trung Hiền (2008), Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiên quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03, tr18 4 Xem Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 5 Xem Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS Phan Trung Hiền Trang 12 SVTH: Nguyễn Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý. .. công trình và sự hỗ trợ của các khu vực lân cận Qua những gì tìm hiểu về ảnh hưởng của thu hồi đất, có thể nói thu hồi đất là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất Vì vậy, xã hội rất quan tâm đến chủ thể thu hồi và chủ thể bị thu hồi GVHD: TS Phan Trung Hiền Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Mỵ Đề tài: Pháp luật về trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn CHƢƠNG... định nên trưng dụng đất hay thu hồi đất Vậy cần hiểu rõ thế nào là trưng dụng đất? Thế nào là thu hồi đất? Để giải đáp những vấn đề này, trong chương này người viết lần lượt trình bày: (i) Một số khái niệm về trưng dụng đất, bồi thường khi Nhà nước trưng dụng đất và khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (ii) Lược sử của trưng dụng đất và thu hồi đất, cũng như... trưng dụng đất và thu hồi đất - Lý luận và thực tiễn phát triển hơn, phát sinh nhiều vấn đề mà cần đến đất để sử dụng hơn Từ đó, đất đai ngày càng được xem trọng, có giá trị hơn Luật Đất đai năm 1993 quy định về những trường hợp thu hồi đất rõ ràng, cụ thể hơn (ví dụ: Luật Đất đai năm 1987 quy định trường hợp thu hồi đất khi "người sử dụng đất vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng đất" chúng ... tài: Pháp luật trưng dụng đất thu hồi đất - Lý luận thực tiễn 3.1.1 Thực tiễn trưng dụng đất 44 3.1.2 Thực tiễn thu hồi đất 42 3.2 Thu n lợi khó khăn công tác trƣng dụng đất. .. Điểm khác trƣng dụng đất thu hồi đất 37 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT 42 3.1 Tình hình thực công tác trƣng dụng đất thu hồi đất nƣớc ta... Đề tài: Pháp luật trưng dụng đất thu hồi đất - Lý luận thực tiễn CHƢƠNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT Trong chương này, tập trung làm rõ quy định pháp luật Việt