5. Kết cấu của đề tài
2.6. Điểm giống nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất
Từ những quy định của pháp luật về trưng dụng và thu hồi đất đất cho thấy tầm quan
49
Xem tại: Phan Trung Hiền, Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 03, tr18 - tr26.
trọng của hai chế định này (đối với nhà nước và người sử dụng đất). Nhìn chung, trưng dụng đất và thu hồi đất có một số điểm chung cơ bản, có thể gây nhầm lẫn cho người áp dụng cũng như người thi hành quyết định. Một số điểm giống nhau giữa trưng dụng đất và thu hồi đất như:
- Thu hồi đất (vĩnh viễn) và trưng dụng đất (có thời hạn) đều làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất bởi một quyết định hành chính của chủ thể có thẩm quyền. Đặc biệt là không do lỗi của người sử dụng đất, vì vậy mà khi Nhà nước thu hồi hay trưng dụng đất đều có chính sách bồi thường cho người sử dụng đất.
- Theo quy định tại Điều 206, 207 Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của các chủ thể khi thực thi không đúng quy định như:
+ Đối với người sử dụng đất: Nếu không chấp hành quyết định (đúng quy định pháp luật) của chủ thể có thẩm quyền thì bị cưỡng chế thi hành; Nếu có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất mức độ mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác.
+ Đối với chủ thể có thẩm quyền (người thi hành công vụ): Nếu có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Nếu có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại.
- Khi chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất hay thu hồi đất, nếu người sử dụng đất không chấp hành quyết định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Đồng thời, nếu người sử dụng đất không đồng tình với quyết định thì sẽ gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện đến chủ thể có thẩm quyền để giải quyết.