Điểm khác nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất

Một phần của tài liệu pháp luật về trƣng dụng đất và thu hồi đất lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.7. Điểm khác nhau giữa trƣng dụng đất và thu hồi đất

Sau khi tìm hiểu và phân tích ở các tiểu mục trên, cho thấy quy định về trưng dụng đất và thu hồi đất có nhiều điểm khác nhau cơ bản như: Trường hợp áp dụng, chủ thể áp dụng, trình tự thủ tục áp dụng, cũng như cách bồi thường cho người sử dụng đất,... Để làm rõ sự khác nhau của trưng dụng đất và thu hồi đất, người viết trình bày tóm lượt qua bảng sau đây để hiểu rõ hơn. Từ đó, phân biệt được trường hợp nào là trưng dụng đất? Trường hợp nào là thu hồi đất? Cho chủ thể áp dụng quyết định đúng pháp luật:

Cơ sở pháp lý

Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như:

- Hiến pháp năm 2013 (Khoản 3 Điều 54)

- Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 1 Điều 16, Điều 61, Điều 62)

Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như:

- Hiến pháp năm 2013 (Khoản 4 Điều 54)

- Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 2 Điều 16, Điều 72)

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (Điều 67)

Khái niệm

- Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

- Là việc Nhà nước điều chuyển quyền sử dụng một diện tích đất trong một giai đoạn tạm thời từ người sử dụng đất hợp pháp sang Nhà nước một cách bắt buộc theo thủ tục hành chính không do lỗi của người sử dụng đất.

Trƣờng hợp áp dụng

- Vì mục đích quốc phòng, an ninh Nhà nước thu hồi trong các trường hợp như: Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh...

- Để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp như:

+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

+ Thực hiện các dự án do

- Trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất như dự án xây dựng khu công nghiệp, dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước,...

+ Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất như dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư, dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới,...

Chủ thể áp dụng

- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp Huyện

- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp Huyện thu hồi

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện

- Người có thẩm quyền trưng dụng không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Căn cứ

- Dựa vào dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2013

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Khi có tình hình khẩn cấp như sắp có chiến tranh, thiên tai

phê duyệt - Tiền độ sử dụng đất thực hiện dự án Đối tƣợng áp dụng và quản lý quỹ đất - Đối tượng áp dụng là đất - Chủ thể quản lý quỹ đất là tổ chức dịch vụ công về đất đai - Đối tượng áp dụng là đất - Chủ thể quản lý quỹ đất: Luật không quy định cụ thể là chủ thể nào, tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thể quyết định trưng dụng sẽ giao cho một chủ thể để quản lý.

Thời hạn Không có thời hạn Có thời hạn

Hình thức Bằng văn bản Bằng văn bản hoặc lời nói

Hiệu lực quyết định

Quyết định có hiệu lực sau một thời gian nhất định

Quyết định có hiệu lực tại thời điểm ban hành

Trình tự, thủ tục tiến hành

- Trình tự, thủ tục quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013

- Thực hiện qua nhiều bước, nhiều thủ tục

- Trình tự, thủ tục quy định tại Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 và được hướng dẫn tại Điều 67 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

- Tiến hành nhanh gọn, có thể thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói (có giấy xác nhận) và có hiệu lực ngay

Đối tƣợng đƣợc bồi

thƣờng

- Bồi thường về đất

- Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh

- Bồi thường về đất khi bị hủy hoại

- Bồi thường về thu nhập khi bị thiệt hại về thu nhập

Cách thức tính toán bồi

thƣờng

- Bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền.

- Bồi thường bằng tiền khi đất bị hủy hoại, thu nhập bị mất do trưng dụng đất trực tiếp gây ra

Bảng 1.1. Điểm khác nhau của trưng dụng đất và thu hồi đất

Như vậy, khi nói đến "Trưng dụng đất" hay "Thu hồi đất" thì nghĩ ngay đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Từ bảng trên cho thấy 2 quyết định này có nhiều điểm khác nhau, từ lý do quyết định, trình tự thực hiện đến việc bồi thường cho người sử dụng đất. Bởi thu hồi đất là vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, còn trưng dụng đất là để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1987 không phân định rõ hai chế định này, theo Khoản 2 Điều 15 Luật Đất đai năm 1987 thì "Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai thì việc thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định theo đề nghị của cơ quan chỉ huy quân sự hoặc cơ quan chỉ huy chống bão lụt"50, cho thấy Luật không phân định đây là trường hợp "Trưng dụng đất" Hay "Thu hồi đất"? Trưng dụng đất là trong trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai, nhưng Luật lại quy định do Ủy ban nhân dân quyết định thu hồi đất. Vì vậy, theo người viết đây là trường hợp thu hồi đất đặc biệt. Bên cạnh đó, trường hợp Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và trưng dụng đất gần giống nhau, nhưng đây là 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau. Thu hồi

50

Xem: Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr52

Giá bồi thƣờng

- Theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

- Theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

Hậu quả

- Chấm dứt quyền sử dụng đất vĩnh viễn

- Chấm dứt quyền sử dụng đất trong thời hạn quy định trong quyết định trưng dụng đất

Đặc điểm

- Tiến hành theo quy hoạch xây dựng. Có trình tự lập, trình, thẩm định, xét duyệt và thực hiện quy hoạch

- Do sự cần thiết, nhu cầu phát triển đất nước

- Tiến hành trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất. Không theo kế hoạch, quy hoạch nào cả

- Trong tình hình sắp có chiến tranh, thiên tai. Cần thực hiện ngay

đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là trường hợp đất nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún đe dọa tính mạng con người, đất này không thể tiếp tục ở được nên Nhà nước quyết định thu hồi. Còn trưng dụng đất thì để thực hiện công việc cụ thể, sau khi trưng dụng xong người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng bình thường.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN TRONG TRƢNG DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT

  

Trong chương này, người viết trình bày về thực tiễn tiến hành trưng dụng đất và thu hồi đất, bên cạnh đó phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn và nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác trưng dụng đất, thu hồi đất. Sau đó là đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan về trưng dụng đất và thu hồi đất để thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu pháp luật về trƣng dụng đất và thu hồi đất lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)