1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Cty CPTM xây lắp công nghiệp Thăng Long

69 799 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 368,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Cty CPTM xây lắp công nghiệp Thăng Long

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Lời mở đầu 1

Chương I:Lý luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 6

I.Tổng quan về đấu thầu 6

1.Khái niệm chung 6

1.1.Đấu thầu 6

a.Sự cần thiết của việc ban hành luật đấu thầu 6

b.Khái niệm đấu thầu : Có rất nhiều những quan điểm 7

c Phân loại các hình thức đấu thầu 8

c.1Dựa vào hình thức lựa chọn nhà thầu 8

c.2Dựa vào phương thức áp dụng đấu thầu 10

c.3Dựa vào tính chất nội dụng của công việc gói thấu phân thành: 13

1.2.Đấu thầu xây lắp 15

2.Pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 15

II.Pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp 19

1.Các quy định cơ bản của pháp luật đấu thầu 19

2.Khái quát về quy trình đấu thầu 24

2.1 Chuẩn bị đấu thầu 24

2.2 Tổ chức đấu thầu 27

2.3 Đánh giá hồ sơ dự thầu 28

2.4 Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu 29

2.5 Thông báo kết quả đấu thầu 30

2.6 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 31

3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây 32

a Hình thức trọn gói 33

b Hình thức theo đơn giá 33

c Hình thức theo thời gian 33

Trang 2

d Hình thức theo tỷ lệ phần trăm 34

4.Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu 35

Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tron 36

I.Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệpThăng Long 36

1.Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triể 36

2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu 37

3 Hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 39

II.Khái quát chung hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty 39

1.Tư cách pháp lý, vai trò của Công ty Thăng Long trong các cuộcđấu thầu 39

2.Năng lực của Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệpThăng Long trong tổ chức và tham gia đấu thầu 41

a.Năng lực tài chính 41

b.Năng lực tổ chức 41

c.Nguồn lực con người 46

3 Thành tựu, kết quả tiêu biểu trong công tác đấu 46

III Quy trình thực tham gia dự thầu cung ứng thiết bị 52

1.1 Quy trình tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công 52

1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu 52

1.1.2 Khi dự thầu nhà thầu phải nộp 54

a Nộp Hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu 54

b Thương thảo và ký kết hợp đồng 56

c Triển khai thực hiện gói thầu 60

Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp 61

I Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu 61

1.Ưu điểm 61

Trang 4

Lời mở đầu

Cơ chế kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước trongnhững năm vừa qua Mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những nămvừa qua tương đối cao và có tính chất bền vững Nhà nước đang thực hiện chínhsách đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Để có thể thực hiện đượcđiều này thì Nhà nước đã không ngừng khuyến khích mọi ngành nghề thuộc nềnkinh tế quốc dân bằng những chính sách hợp lý.Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhậpWTO, chính sách Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước lại càng được nhà nướcđặt ưu tiên lên hang đầu.

Với những chính sách mới của Nhà nước thì các doanh nghiệp có “đất” để thểhiện mình khi mà đất nước đã hội nhập nền kinh tế thế giới và đặc là gia nhập tổchức kinh tế toàn cầu WTO Và cái mảnh “đất” ấy không hề dễ chịu cho các doanhnghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh mình để có thể thích nghi đượcvới mảnh đất đầy khó khăn trên Một phương thức mà Nhà nước góp phần giúp đởcác doanh nghiệp sống trên mảnh đất bé đấy là Luật Đấu thầu 2005 và các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành giúp cho các doanh nghiệp sống trên mảnh “đất ” đó có thểcạnh tranh lành mạnh và có thể phát triển một cách công bằng Do vậy ta có thểthấy được tầm quan trọng của công tác đấu thầu lớn như thế nào tới sự phát triểncủa đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Hiện nay, đấu thầu xây lắp đã trở thành một hoạt động phổ biến trong nền kinhtế quốc dân Nó không những giúp cho các chủ đầu tư chọn được cho mình nhà thầuđủ năng lực và đáp ứng được với yêu cầu của gói thầu Không những vậy việc đấuthầu giúp cho các nhà thầu ngày càng hoàn thiện mình và nâng cao năng lực củamình để có thể tham gia đấu thầu các gói thầu khác Một minh chứng đó là trongnhững năm qua, nhờ có hoạt động đấu thầu mà Công ty cổ phần thương mại xây lắpcông nghiệp Thăng Long đã và đang khẳng định vị thế của mình trong ngành xâylắp của đất nước Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ của các công nhân

Trang 5

viên và đầu tư trang thiết bị thuộc lại hiện đại nhất để có thể đáp ứng được các góithầu khó khăn nhất.

Qua những hiểu biết mà em được học tại trường và những kiến thức thực tế

được tiếp xúc tại công ty, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về

đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắpcông nghiệp Thăng Long”

Trang 6

Chương I:Lý luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp

I.Tổng quan về đấu thầu 1.Khái niệm chung

1.1.Đấu thầu

a.Sự cần thiết của việc ban hành luật đấu thầu

Việc ban hành Luật đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tăngcường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lại hiệu quảcao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước, đồng thờicũng xuất phát từ các lý do sau đây:

Một là, chủ trương ban hành văn bản pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu

đã được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây Dự án Pháp lệnh đấu thầu(PLĐT) đã được Quốc hội khóa X đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnhnăm 1999 và tiếp đó luôn được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật hàng năm.Đến tháng 6/2005, Dự án PLĐT đã qua 10 lần dự thảo, trong đó Dự thảo lần 10 đãđược Chính phủ thông qua và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Tuynhiên, do tầm quan trọng của công tác đấu thầu, phù hợp với xu hướng tăng cườngban hành luật của Quốc hội và yêu cầu hội nhập quốc tế, Uỷ ban thường vụ Quốchội đã yêu cầu Chính phủ nâng Pháp lệnh đấu thầu thành Luật đấu thầu.

Hai là, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối

với việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, từ đó khắc phục được những khó khăn phátsinh trong quá trình thực hiện do có các quy định khác nhau về đấu thầu tại nhiềuvăn bản pháp lý Vấn đề chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhà nước luôn phức tạp, tiềmẩn các hành vi gây thất thoát, tiêu cực nên mỗi nước đều ban hành các văn bản pháplý cao nhất để quản lý với tên gọi như Luật Mua sắm công,…

Ba là, để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội

của đất nước, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tăng cường tính pháp lý cao nhất của

Trang 7

các quy định về đấu thầu, phù hợp với xu hướng luật hóa của nước ta và các nướctrên thế giới.

Bốn là, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là Luật

gốc về đấu thầu đối với các hoạt động chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, đồng thời làkhung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi xét thấy phù hợp Hiện tại, khánhiều văn bản Luật chuyên ngành khi đề cập về đấu thầu thường quy định là phảithực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (được hiểu là Luật đấu thầu).Theo đó, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm căn cứ dẫn chiếu cho các luật khác,tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

Năm là, việc ban hành Luật đấu thầu chắc chắn sẽ là sự kiện có tính thuyết

phục cao trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vìđây sẽ là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng caođịa vị pháp lý, tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác đấu thầu tại ViệtNam Đồng thời, Quy chế Đấu thầu hiện hành cũng như Dự thảo Luật đấu thầuđược soạn thảo về cơ bản phù hợp với thông lệ đấu thầu mua sắm công trên thếgiới, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy định mua sắm công của các nước vàcủa các tổ chức quốc tế, như quy định của các nhà tài trợ WB, ADB, JBIC…, Luậtmẫu của UNCITRAL về đấu thầu (do Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liênhợp quốc ban hành), Luật Mua sắm công của một số nước trên thế giới….

b.Khái niệm đấu thầu : Có rất nhiều những quan điểm khác nhau vế đấuthầu, theo từ điển tiếng việt thì đấu thầu được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọcông khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận.Theo đó, thì đấu thầu là cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức kinh tế và tàichính

Theo quan điểm của nhà thầu thì, khái niệm đấu thầu được hiểu là một phươngthức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu với điều kiện và khả năng về năng lựctài chính, kỹ thuật, tiến độ đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của Bên mời thầu, cócơ hội dành được hợp đồng, thực hiện các công việc của gói thầu.

Trang 8

Theo quan điểm của Bên mời thầu đấu thầu là hính thức lựa chọn nhà thầu tốtnhất đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi côngvà chi phí xây dựng công trình Quan điểm này cũng như theo điều 4.2 của Luật đấuthầu năm 2005 quy định Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêucầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 củaLuật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quảkinh tế.

Quan niệm theo quan hệ hợp đồng hoạt động đấu thầu là quan hệ hợp đồnggiữa bên mua ( Bên mời thầu) và bên bán ( các nhà thầu) Tuy nhiên nó đặc biệt hơnvì đây là quan hệ trong đó chỉ có một người mua nhưng rất nhiều người bán

Xét về bản chất đấu thầu là phương thức lựa chọn đối tác Sau khi đấu thầu ,bên mời thầu xếp hạng được một danh sách ưu tiên giao kết hợp đồng Người trúngthầu là người đứng đầu danh sách ưu tiên giao kết hợp đồng Nguời trúng thầu làngười đứng đầu danh sách được ưu tiên thương thảo, ký kết đầu tiên, nếu khôngthành sẽ đến người tiếp theo Pháp luật về hợp đồng không điều chỉnh việc lựa chọnđối tác, mà đó là quyền tự do của các chủ thể giao kết hợp đồng Hình thức củ hợpđồng giao kết thông qua đấu thầu phải bằng văn bản Hợp đồng chỉ có hiệu lực khiđược người có thẩm quyền phê duyệt

Tóm lại các quan điểm trên được nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau,nhưng có thể rút lại chung khái niệm đấu thầu, đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đápứng cơ bản các yêu cầu của bên mời thầu nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng,minh bạch, và hiệu quả kinh tế cho gói thầu.

c Phân loại các hình thức đấu thầu

c.1Dựa vào hình thức lựa chọn nhà thầu

*Đấu thầu rộng rãi

Trang 9

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thấu không hạn chế số lượng nhà thầu thamdự Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các dự án sau đây phải áp dụng hình thứcđấu thầu rộng rãi bao gồm các dự án sau đây:

- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển,bao gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xâydựng;

+) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;+) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạchxây dựng đô thị, nông thôn;

+ Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;+ Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt độngthường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo,sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư củadoanh nghiệp nhà nước.

Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trướckhi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu để các nhàthầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhàthầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứđiều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho mộthoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

*Đấu thầu hạn chế

Trang 10

Trong trường hợp này truớc khi phát hành hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư sẽ phêduyệt danh sách nhà thầu được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm để mời thamgia đấu thầu Trên cơ sở Bên mời thầu sẽ gửi thư mời thầu tới các nhà trong danhsách đó, tuy nhiên phải mời tối thiểu 5 nhà thầu, trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhàthầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyển xem xét, quyết định cho phép tiếptục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc hạn chế hoặc được áp dụng hình thức lựa chọnkhác

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây( Điều 19 Luậtđấu thầu)

- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho góithầu;

- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầucó tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứngyêu cầu của gói thầu.

Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xácđịnh là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có íthơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết địnhcho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

c.2Dựa vào phương thức áp dụng đấu thầu

-Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầurộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần.

- Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ

được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầucung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chínhriêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần;

Trang 11

trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính củatất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mởsau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuấtvề tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét,thương thảo.

- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn

Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho góithầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phứctạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộpđề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở traođổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạnhai;

+ Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đãtham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuấtvề kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dựthầu.

- Chỉ định thầu

Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủđầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ địnhngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịutrách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiếnhành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngàykể từ ngày chỉ định thầu;

+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

Trang 12

+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, anninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng côngsuất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ mộtnhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảođảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầumua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tưphát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồngthuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổchức đấu thầu.

Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là cóđủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quytrình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1Điều này, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.

+ Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùngmột dự án hoặc thuộc dự án khác.

Trang 13

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sauđây:

+ Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;

+ Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường vớiđặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.

+ Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhàthầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc quađường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầukhác nhau.

-Tự thực hiện

+ Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư lànhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án domình quản lý và sử dụng.

+ Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải đượcphê duyệt theo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lậpvới chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.

c.3Dựa vào tính chất nội dụng của công việc gói thấu phân thành:

+ Đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế kiến trúc công trính xây dựngTư vấn đầu tư và xây dựng là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về trình độchuyên môn để giúp đỡ, tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình hình chuẩn bịđầu tư và thực hiện đầu tư

Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn được thực hiện theo quy định của luật xâydựng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2003 Tại Điều 55 của luật nàyquy định: các công trình sau đây trứoc khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thituyển thiết kế kiến trúc:

Trang 14

-Trụ sớ chính

- Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình, công cộng có quy môlớn.

- Các công trình có kiến trúc đặc thù+ Đấu thầu mua sắm hàng hóa

Khái niệm: đấu thầu mua sắm hàng hóa là quá trình lựa chọn nhà thầucung ứng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở sự cạnhtranh giữa các nhà thầucung cấp Hàng hóa ở đây là có thể là máy móc,phương tiện vận chuyển, thiết bị, bản quyền sở hữu công nghiệp, nguyên liệu,nhiên liệu, vât liệu, hàng tiêu dung,( thành phẩn, bán thành phẩn)

+Đấu thầu để lựa chọn đối tác thực hiện dự án

Đây là quá trình lựa chọn đối tác để thực hiện một phần hay toàn bộcông việc mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó Căn cứ vào danh mục đầu tư hàngnăm do Chính phủ công bố hoặc nhà đầu tư đề xuất nếu dự án có từ hai đốitác trở lên lien quan thực hiện thì phải tiến hành đấu thầu để người có thẩmquyền có cơ sỏ xem xét lựa chọn đối tác để thực hiện dự án dưới dạng sau

Trang 15

1.2.Đấu thầu xây lắp

-Khái niệm

Đấu thầu trong xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện nhữngcông việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các hạng mục côngtrình Là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để cạnh tranh giữa các nhà thầuxây dựng nhằm lựa chọn một đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêucầu của dự án đầu tư xây dựng công trình

2.Pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp

+ Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đấu thầu nói chungvà đấu thầu xây lắp nói riêng

- Sự ra đời của pháp luật đấu thầu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ tại cuộc họp ngày 29/6/2005

đã thống nhất nâng Dự án Pháp lệnh Đấu thầu lên thành Dự án Luật Đấu thầu.

Luật đấu thầu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tháng 11/2005 thay

thế cho Qui chế đấu thầu trước đây là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phầntăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lạihiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn vốn còn hạn hẹp của đất nước.Vấn đề chi tiêu và sử dụng các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân sáchluôn phức tạp và tiềm ẩn các hành vi gây thất thoát Việc ban hành Luật Đấuthầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong qui định đối với việc sử dụng các nguồnvốn, từ đó khắc phục được những khó khăn phát sinh trong quá trình thựchiện do có nhiều qui định khác nhau về đấu thầu tại nhiều văn bản pháp lýtrước đây.

Luật đấu thầu thực hiện từ 1/4/2006 và các Nghị định hướng dẫn được

ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc

Trang 16

tế và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng luật hóacủa Việt Nam và các nước trên thế giới Mặt khác, việc ban hành Luật Đấuthầu sẽ là thông tin có tính thuyết phục cao trong quá trình gia nhập WTO vìđây là một minh chứng thể hiện tính công khai, minh bạch của công tác đấuthầu, phù hợp với thông lệ đấu thầu mua sắm công trên thế giới.

Việt nam đang trong giai đoạn phát triển bước đầu, do vậy công việc vềxây dựng cơ sở hạ tầng là một vấn đề tất yếu , không thể thiếu để đáp ứngđược với những yêu cầu phát triển kinh tế Việc Nhà nước ban hành Luật đấuthầu nói chung và Đấu thầu xây lắp nói riêng là một hệ quả tất yếu Ở nước tapháp luật về đấu thầu nói chung và pháp luật về đấu thầu xây lắp nói riêng, làđang trong quá trình hoàn thiện, nên những quy định đang còn thiếu tính chặtchẽ và chưa đồng bộ Đấu thầu xây lắp được điểu chỉnh bởi nhiều văn bản cụthể như sau :

Luật Đấu thầu 2005

Quyết định 1626/2005/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tại về việcban hành một số quy định trong công tác Đấu thầu xây lắp đối với các dự ánđầu tư do Bộ giao thông vận tải quản lý.

Quyết định 60-BXD-VKT của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chếĐấu thầu xây lắp.

Trang 17

-Những bất cập của công tác đấu thầu tại thời điểm chưa ban hành luậtđấu thầu

Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế thuộc loại yếu trên thế giới Saumột khoảng thời gian dài đất nước bị khủng hoảng vì chiến tranh, tình hìnhkinh tế trong đất nước đã tụ hậu rất xa so với các nước trên thế giới Khôngnhững vậy, những chính sách chỉ đạo khắc phục nền kinh tế sau một thời giandài “ngủ quên” vì chiến tranh lại không hợp lý Đó là Nhà nước đã quá cứngnhắc trong quá trình dập khuôn chính sách phát triển kinh tế của Nga vàTrung Quốc Nền kinh tế thì theo cơ chế bao cấp, nên tính cạnh tranh khôngcó, và quá phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước Các doanh nghiệp lúcbấy giờ “ Sống cũng không được, chết cũng không xong” Nhưng sau khi cónhững thay đổi tích cực trong công tác xây dựng lại nền kinh tế và chuyểndần từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường Việc cạnh tranh trongcông tác đấu thầu đã có những chuyển biến mới tuy là chưa hoàn toàn theokịp với những nước phát triển Ngoài những tiến bộ đã đạt được thì (đê)

-Sự cần thiết có Luật đấu thầu mới.

Việc ban hành Luật đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phầntăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lạihiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước,đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây:

Một là, chủ trương ban hành văn bản pháp luật có tính pháp lý cao về

đấu thầu đã được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây Dự án Pháplệnh đấu thầu (PLĐT) đã được Quốc hội khóa X đưa vào Chương trình xâydựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 và tiếp đó luôn được đưa vào chương trìnhxây dựng pháp luật hàng năm Đến tháng 6/2005, Dự án PLĐT đã qua 10 lầndự thảo, trong đó Dự thảo lần 10 đã được Chính phủ thông qua và trình Uỷ

Trang 18

ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Tuy nhiên, do tầm quan trọng của côngtác đấu thầu, phù hợp với xu hướng tăng cường ban hành luật của Quốc hộivà yêu cầu hội nhập quốc tế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chínhphủ nâng Pháp lệnh đấu thầu thành Luật đấu thầu.

Hai là, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy

định đối với việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, từ đó khắc phục được nhữngkhó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện do có các quy định khác nhau vềđấu thầu tại nhiều văn bản pháp lý Vấn đề chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhànước luôn phức tạp, tiềm ẩn các hành vi gây thất thoát, tiêu cực nên mỗi nướcđều ban hành các văn bản pháp lý cao nhất để quản lý với tên gọi như LuậtMua sắm công,…

Ba là, để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã

hội của đất nước, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tăng cường tính pháp lý caonhất của các quy định về đấu thầu, phù hợp với xu hướng luật hóa của nước tavà các nước trên thế giới.

Bốn là, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là

Luật gốc về đấu thầu đối với các hoạt động chi tiêu sử dụng vốn nhà nước,đồng thời là khung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi xét thấy phùhợp Hiện tại, khá nhiều văn bản Luật chuyên ngành khi đề cập về đấu thầuthường quy định là phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu(được hiểu là Luật đấu thầu) Theo đó, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làmcăn cứ dẫn chiếu cho các luật khác, tạo sự thống nhất trong quá trình triểnkhai thực hiện.

Năm là, việc ban hành Luật đấu thầu chắc chắn sẽ là sự kiện có tính

thuyết phục cao trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thếgiới (WTO) vì đây sẽ là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam

Trang 19

trong việc nâng cao địa vị pháp lý, tăng cường tính công khai, minh bạch củacông tác đấu thầu tại Việt Nam Đồng thời, Quy chế Đấu thầu hiện hành cũngnhư Dự thảo Luật đấu thầu được soạn thảo về cơ bản phù hợp với thông lệđấu thầu mua sắm công trên thế giới, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quyđịnh mua sắm công của các nước và của các tổ chức quốc tế, như quy địnhcủa các nhà tài trợ WB, ADB, JBIC…, Luật mẫu của UNCITRAL về đấuthầu (do Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc ban hành), LuậtMua sắm công của một số nước trên thế giới….

II.Pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp1.Các quy định cơ bản của pháp luật đấu thầu

-.Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu là các tổ chứ , cá nhân trong nướcvà nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự an quyđịnh ở trên; các tổ chức, cá nhân lien quan đến hoạt động đấu thầu các góithầu thuộc các dự án đó Ngoài ra các đối tượng không thuộc phạm vi điềuchỉnh của Luật Đấu thầu cũng được lựa chọn áp dụng các quy định của LuậtĐấu thầu, bởi vì trên thực tế các tổ chức, cá nhân Đấu thầu các dự án khôngsử dụng vốn nhà nướ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế đấu thầuhiện hành.

- Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu

Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu là các dự án sử dụng vốn nhànước, cụ thể được tập trung ở 3 nhóm dự án căn cứ và tỷ lệ vốn nhà nước,lĩnh vực đầu tư, đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng vốn nhà nước, cụ thểlà :

Trang 20

Nhóm một, bao gồm các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho

mục tiêu đầu tư phát triển ; trong đó bao gồm các loại dự án đầu tư xây dựngmới, nâng cấp mở rộng các các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án đầu tư đểmua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án quy hoạchphát triển vùng , quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nôngthôn; dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ Hỗ trợ kỹ thuật và cácdự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

Nhóm hai, bao gồm các dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản

nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ ban nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội , tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp , tổ chức xãhội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

Nhóm ba, bao gồm các dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản

nhằm phục vụ việc cải tạo, sử chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, côngtrình, nhà xưởng đã đầu tư cảu doanh nghiệp nhà nước.

- Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp công nghiêp

Nguyên tắc cọi trọng tính hiệu quả

Gói thầu cung ứng và xây lắp phải được tiến hành trên cơ sở tính toán kĩvề hiệu quả kinh tế - xã hội mà nó mang lại Chỉ tổ chức đấu thầu khi bên mờithầu chứng minh được ưu thế và lợi ích của công tác đấu thầu so với các hìnhthức khác Không được lợi dụng công tác đấu thầu để thu lời bất chính chocác cơ quan tổ chức, cá nhân có lien quan Việc lựa chọn hình thức, phươngthức đấu thầu nào cũng phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu,sao cho nó đạt tính hiệu quả cao nhất

Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau

Trang 21

Mỗi gói thầu phải có sự tham gia dự của một sốlượng nhà thầu nhất địnhcó năng lực, đủ để bảo đảm sự cạnh tranh giữa các nhà thầu Những điều kiệnmà bên mời thầu đưa ra và những thông tin cung cấp cho các nhà thầu phảingang nhau, nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi nhà thầu Tronghồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng như yêucầu về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hơặc thương hiệu vụ thể nhằm ngăn cảnsự tham gia của các nhà thầu Bên mời thầu không đựoc phân biệt đối xử giữanhững người dự thầu hợp lệ trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu.

Nguyên tắc thông tin đầy đủ công khai

Bên mời thầu phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu, tài liệu liên quan đến góithầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêucầu chất lượng, giá cả và điệu kiện hợp đồng( kể cả những sửa đổi, bổ sungnếu có ) cho các nhà thầu Danh mục cụ thể các tài liệu cần có trong hồ sơ dựthầu Danh mục cụ thể các tại liệu cần có trong hồ sơ dự thầu cũng cần nõi rõđể các bên dự thầu chuẩn bị đáp ứng Thông báo mời thầu phải được đăng tảicông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định củaphápluật hoặc theo yêu cầu của quy chế đấu thầu do tổ chức có thẩm quyềnban hành Việc mở thầu cũng phải công khai các nhà thầu cũng phả được mờitới dự thầu Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu cũng phải côngkhai ngay khi mở thầu của từng hồ sơ dự thầu cũng phải được công bố côngkhai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu

Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng

Các hồ sơ dự thầu hợp lệ phải đuợc xem xét, đánh giá khách quan, côngbằng với một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ nănglực, kinh nghiệm và tư cách Các tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầuphải được công bố trước hồ sơ mời thầu và trong quá trình xét thầu bêm mời

Trang 22

thâu không đựoc tự ý thay đều phải đổi Mọi lí do của việc hồ sơ dự thầuđược chọn hay bị loại đều phải đựợc giải thích rõ ràng băng văn bản cho cácnhà thầu biết khi có yêu cầu của nhà thầu

Nguyên tắc bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu đựoc thực hiện dưới hình thức đặt cọc, kí quỹ bảo lãnhdự thầu Các bên dự thầu đều phải thực hiện việc bảo đảm dự thầu theo yêucầu của bên mời thầu và lợi ích của bên mời thầu trong những trường hợp cầnthiết

- Chủ thể trong đấu thầu cung ứng và xây lắp- Bên mời thầu

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực vàkinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy địnhcủa pháp luật về đấu thầu.

Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặtchủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tạikhoản 7 Điều này.

Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu

- Cá nhân tham gia bên mời thầu phải đầy đủ các điều kiện theo phápluật về đấu thầu quy định Pháp luật quy định rõ như sau :

- Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

- Có kiến thức về quản lý dự án;

- Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu theo cáclĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý;

Trang 23

- Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chứcđấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.

- Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổchuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính,thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan Thành viên tổchuyên gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu;- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;-Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

- Có tối thiểu 3 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinhtế, kỹ thuật của gói thầu

Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều này thì tự mình làm bên mời thầu Trường hợp chủ đầu tưkhông đủ nhân sự hoặc nhân sự không đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều này thì tiến hành lựa chọn theo quy định của Luật này một tổchức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinhnghiệm thay mình làm bên mời thầu Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phảichịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật nàyvà ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu sau khi thương thảo, hoàn thiệnhợp đồng.

Trang 24

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư đượccấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổchức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước;có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mangquốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;

+ Hạch toán kinh tế độc lập;

+ Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính khônglành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năngchi trả; đang trong quá trình giải thể.

-Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân

Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước màcá nhân đó là công dân;

+ Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp docơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Khái quát về quy trình đấu thầu

2.1 Chuẩn bị đấu thầu

+Sơ tuyển nhà thầu

Đối với gói thầu có giá trị lớn hoặc hàng hóa dịch vụ có yêu cầu phứctạp hoặc những trường hợp mà chi phí cao cho việc chuận bị hồ sơ dự thầu cóthể khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự hoặc thời gian và chi phí đánh giáhồ sơ dự thầu quá lớn nên bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu.

Trang 25

thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợpđồng.

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằmchọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầuđể mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, có giá góithầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên Việc xét tuyển phải căn cứ hoàn toàn vàonăng lực của những nhà thầu, về triển vọng của họ trong việc thực hiên yêucầu của gói thầu Các khía cạnh cần chú ý là kinh nghiệm của nhà thầu và kếtquả thực hiện những gói thầu tương tự trước đó, đội ngũ nhân sự, năng lựcsản xuất, …

Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báomời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơtuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơtuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêuchuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn vềkinh nghiệm.

+Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượngvà hiệu quả của gói thầu, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cần dược đặcbiệt coi trọng, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt coi trọng.Bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê các cơ quan tư vấn để giúplập hồ sơ mời thầu

Trang 26

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồmcác nội dung sau đây:

-Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoáđược xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ,tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầucần thiết khác;

-Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiệngói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức vàđiều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoảnnêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế,bảo hiểm và các yêu cầu khác.

+Mời thầu

Thông báo mời thầu nhằm đưa tới nhà thầu sự nắm bắt thông tin tới góithầu để chuận bị các điềukiện tham dự Nội dung thông báo phải chuyền tảiđầy đủ các thông tin cân thiết như: tên địa chỉ, của bên mời thầu , sự mô tả vềsô lượng , chất lượng, quy cách, công dụng của hàng hóa mua sắm, tiêuchuẩn, của dịch vụ cần cung ứngm điều kiện dự thầu, thời hạn, địa điểm, thủtục nhận hồ sơ mời thầu, thời hạn thời điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu, nhữngchỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ dự thầu….

Theo khoản 1 Điều 219 Luât thương mại năm 2005, thông báo mời thầuphải có đủ yếu tố:

-Tên, địa chỉ của bên mời thầu-Tóm tắt nội dung đấu thầu

Trang 27

-Thời hạn địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu-Thời hạn, địa điểm, thủ tục nhận hồ sơ dự thầu-Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãicó sơ tuyển.

Thông báo mời thầu nhằm đưa tới nhà thầu sự nắm bắt thông tin tới góithầu để chuận bị các điềukiện tham dự Nội dung thông báo phải chuyền tảiđầy đủ các thông tin cân thiết như: tên địa chỉ, của bên mời thầu, sự mô tảtóm tắt về số lượng hàng hóa mua sắm, tiêu chuẩn của dịch vụ cần cung ứng,điều kiện dự thầu, thời hạn địa điểm thủ tục nộp hồ sơ dự thầu…

2.2 Tổ chức đấu thầu

+Phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộngrãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chếhoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.

Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thôngbáo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thờiđiểm đóng thầu.

+Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bênmời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật".

+Mở thầu

Trang 28

Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn địnhtrước trong hồ sơ mời thầu để xem xét và đánh giá Nếu như không ấn địnhthời điểm mở thầu thì thời điểm mở thầu được khuyến khích là là càng sớmcàng tốt ngay sau khi đóng thầu Về nguyên tắc, sau khi đã mở thầu các bêndự thầu không được sửa đổ hồ sơ dự thầu Tuy nhiên, trong quá trình mởthầu, xét thấy, nếu thấy trong hồ sơ dự thầu chưa rõ rang bên mời thầu có thểyêu cầu nhà thầu giải trình về những nội dung cụ thể này

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóngthầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải đượccông bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ kýxác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liênquan tham dự.

2.3 Đánh giá hồ sơ dự thầu

Sau khi mở thầu tiếp theo là đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọnnhà thầu trúng thầu Khâu này có thể bo bên mời thầu tự làm nhưng thườngthì phải có sư giúp đõ của tô chuyên gia và phải hoàn tất trong thời gian tồntại của hiệu lực của hồ sơ dự thầu Các hồ sơ dự thầu sẽ được xem xét đánhgiá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết

+ Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợplệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:-Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bảnyêu cầu của hồ sơ mời thầu;

Trang 29

Xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thươngmại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.

Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá và so sánh hồ sơ về mặt kĩ thuậtbao gồm phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng, của hàng hóa, tiêu chuẩncủa dịch vụ, tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, tính năng kĩ thuật, nguồn gốcthiết bị, thời gian bảo hành, năng lực chuyên môn của nhà thầu; tiến độ thựchiện, yêu cầu bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo…

- đánh giá về tài chính thương mại

Trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, khi đánh giá vế tài chính thương mạicủa hồ sơ dự thầu thường được áp dụng phương pháp xác định giá đánh giá

- Xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;

+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;

+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệthống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";

+ Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;

+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

2.4 Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

-Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

+Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trìnhngười có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm thẩm định.

Trang 30

+ Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lậpbáo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trìnhngười có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Phê duyệt kết quả đấu thầu

+Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấuthầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấuthầu.

+Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấuthầu phải có các nội dung sau đây:

- Tên nhà thầu trúng thầu;- Giá trúng thầu;

2.5 Thông báo kết quả đấu thầu

Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu tiến hành công bố kếtquả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản và nhà thầu không trúng thầu.Đối với những gói thầu bắt buộc phải tổ chức đấu thầu phải trình lên người cóthẩm quyền phê duyệt trước khi công bố

+Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyếtđịnh phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.

Trang 31

+Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối vớinhà thầu không trúng thầu.

Đối với nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu phải gửi cho họ thông báotrúng thầu bằng văn bản kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cầntrao đổi khi thương thảo hợp đồng Đồng thời bên mời thầu cũng phải thôngbáo cho nhà thầu lịch biểu diễn về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng,nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và kí hợp đồng

2.6 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

+ Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhàthầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

+ Kết quả đấu thầu được duyệt;

+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dựthầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bênmời thầu và nhà thầu trúng thầu.

+ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư vànhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng.

+Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủđầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếphạng tiếp theo Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đápứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trang 32

3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây lắp côngnghiệp

Nội dung và hình thức của hợp đồng* Nội dung của hợp đồng :

+ Đối tượng của hợp đồng.+ Số lượng, khối lượng.

+ Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.+ Giá hợp đồng.

+Hình thức hợp đồng.

+ Thời gian và tiến độ thực hiện.

+ Điều kiện và phương thức thanh toán.

Trang 33

+ Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.

+ Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp.+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

+ Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng

b Hình thức theo đơn giá

+ Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưađủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.

+ Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tếthực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhậnđiều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

c Hình thức theo thời gian

+ Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việcnghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.

Trang 34

+ Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làmviệc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặcmức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luậtnày.

- Hồ sơ mời thầu.

+ Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;

- Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tạithời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Ngày đăng: 10/12/2012, 11:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w