giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam

65 651 3
giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011 – 2015) Đề tài: GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Mạc Giáng Châu Bộ môn Luật Tƣ pháp Sinh viên thực hiện: Phan Tấn Khánh Nguyên MSSV: 5117332 Lớp: Luật Tƣ Pháp Cần Thơ, tháng 12/2014  Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................  Nhận xét của giảng viên phản biện ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ MỤC LỤC ---LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 1 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Bố cục đề tài ................................................................................................................2 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................................................3 1.1 Khái niệm chung về bản ghi âm, ghi hình ............................................................. 3 1.1.1 Khái niệm bản ghi âm ........................................................................................ 3 1.1.1.1 Định nghĩa ....................................................................................................3 1.1.1.2 Đặc điểm .......................................................................................................4 1.1.2 Khái niệm bản ghi hình...................................................................................... 9 1.1.2.1 Định nghĩa ....................................................................................................9 1.1.2.2 Đặc điểm .....................................................................................................11 1.2 Vai trò của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam .................... 14 1.2.1 Bản ghi âm ghi hình có thể mang giá trị như những chứng cứ trong các vụ án hình sự ..................................................................................................................14 1.2.2 Bản ghi âm, ghi hình hỗ trợ thông tin về tội phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng ............................................................................................................................. 17 CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM......................................................................................... 21 2.1 Giá trị pháp lý của bản ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam........21 2.1.1 Bản ghi âm ghi hình có thể coi là chứng cứ được xác định như các tài liệu đồ vật trong thu thập chứng cứ .................................................................................21 2.1.2 Bản ghi âm ghi hình có khả năng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự ....................................................................................................................... 22 2.1.2.1 Bản ghi âm, ghi hình luôn phát huy tối đa công dụng hỗ trợ cho quá trình thu thập chứng cứ và quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự ................... 22 2.1.2.2 Ảnh hưởng đến tâm lý lấy lời khai của bị can, làm cho bị can phải khai đúng sự thật, tránh trường hợp cho khẩu cung giả ................................................23 2.1.2.3 Không bỏ qua những tình tiết quan trọng trong vụ án ............................... 25 2.1.3 Bản ghi âm, ghi hình phải được thu thập theo trình tự thủ tục luật định ....26 2.2 Những bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý .................................................... 28 2.2.1 Điều kiện để bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý .....................................28 2.2.1.1 Bản ghi âm, ghi hình phải có nguồn gốc rõ ràng .......................................28 2.2.1.2 Bản ghi âm, ghi hình phải được giám định ................................................30 2.2.2 Những bản ghi âm, ghi hình được sử dụng để giải quyết vụ án hình sự ......32 2.2.2.1 Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra.............................. 32 2.2.2.2 Bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung bị can và thực hiện công tác điều tra .....................................................................36 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..........................................42 3.1 Tồn tại pháp luật và một số kiến nghị ..................................................................42 3.1.1 Một số tồn tại pháp luật .................................................................................... 42 3.1.2 Kiến nghị ...........................................................................................................46 3.2 Về mặt thực tiễn sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ........................................................................................................................................48 3.2.1 Thực tiễn và một số bất cập..............................................................................48 3.2.2 Hướng giải quyết .............................................................................................. 55 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 57 Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Hiện nay, xã hội cùng với sự phát triển của phƣơng tiện khoa học kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng cao, cho nên tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp gây khó khăn cho việc điều tra nhƣ các tội phạm sử dụng công nghệ cao. Vì vậy, trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nƣớc hiện nay là điều vô cùng cần thiết và quan trọng nhằm đem đến một xã hội công bằng. Tuy nhiên, việc tìm ra chứng cứ trong các vụ án hình sự không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Và có những chứng cứ có thể chứng minh đƣợc tội phạm nhƣng vẫn chƣa đƣợc pháp luật ghi nhận cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn khác, dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cụ thể là bản ghi âm, ghi hình. Từ đó, một yêu cầu cấp thiết cần đặt ra đó là làm thế nào để biết đƣợc bản ghi âm, ghi hình nào đƣợc sử dụng để giải quyết vụ án hình sự, hay nói cách khác là làm thế nào để xác định đƣợc giá trị pháp lý của các bản ghi âm, ghi hình. Đây là một vấn đề còn tồn tại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ vấn đề này đã dẫn đến nhiều khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng vào thực tiễn và đã đƣa đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể đó là khi cơ quan tiến hành tố tụng không xác định đƣợc bản ghi âm, ghi hình đó có giá trị pháp lý hay không, nên không biết phải giải quyết thế nào cho hợp lý, hợp pháp. Nguyên nhân của vấn đề này là do pháp luật tố tụng hình sự chƣa quy định rõ ràng về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình. Do đó để công tác điều tra và xét xử đƣợc thực hiện thỏa đáng thì việc hoàn thiện pháp luật là điều hết sức cần thiết. Chính vì điều đó nên ngƣời viết đã chọn đề tài “Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối với đề tài “Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, ngƣời viết tập trung nghiên cứu về giá trị của các bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam có những trƣờng hợp nào đƣợc coi là có giá trị nhƣ chứng cứ, những trƣờng hợp nào không có giá trị nhƣ chứng cứ, mà không nghiên cứu về giá trị pháp lý của những tài liệu, đồ vật khác có thể là chứng cứ mà trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không có quy định. Trƣớc tiên, ngƣời viết nghiên cứu về các khái niệm, đặc điểm của bản ghi âm, ghi hình. Sau đó, từ những quy định của pháp luật về nguồn của chứng cứ để làm rõ giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam. Và từ những quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tế, ngƣời viết thấy vẫn còn một số bất cập trong việc áp dụng nên đã đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hƣớng giải quyết, khắc phục những hạn chế đó. GVHD: Mạc Giáng Châu 1 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 3. Mục đích nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu đề tài “Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” là để tìm hiểu và phân tích về các bản ghi âm, ghi hình có giá trị nhƣ chứng cứ để chứng minh tội phạm hay không, đồng thời tìm hiểu các quy định của pháp luật và thực tiễn khi áp dụng các bản ghi âm, ghi hình vào các vụ án hình sự vẫn còn những bất cập. Từ đó, ngƣời viết đƣa ra những hƣớng giải quyết để khắc phục, nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật để pháp luật Việt Nam đƣợc chặt chẽ hơn, giúp cho ngƣời dân cũng nhƣ các cơ quan tiến hành tố tụng nắm đƣợc quy định của pháp luật một cách rõ ràng hơn và áp dụng vào thực tiễn đƣợc thuận lợi, nhanh chóng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài viết này, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nhƣ các văn bản quy phạm pháp luật, báo mạng và các tài liệu khác. Và từ những tài liệu đó, ngƣời viết đã chọn ra những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình để sử dụng trong bài viết. Trong quá trình viết, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích luật viết, giải thích và cho ví dụ minh họa để làm rõ vấn đề trong bài viết của mình. 5. Bố cục đề tài Đề tài “Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chƣơng 2. Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chƣơng 3. Thực trạng sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị GVHD: Mạc Giáng Châu 2 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm chung về bản ghi âm, ghi hình 1.1.1 Khái niệm bản ghi âm 1.1.1.1 Định nghĩa Nhu cầu của con ngƣời ngày một phát triển, một trong những xu hƣớng hiện nay là con ngƣời muốn lƣu lại những gì chúng ta đã nói, những âm thanh để sau này có thể nghe lại để gợi nhớ lại, do đó sự phát triển của công nghệ thông tin là rất cần thiết, các thiết bị máy móc ra đời càng ngày càng phong phú, đa dạng, đặc biệt là xuất hiện tính năng ghi lại âm thanh trong các thiết bị máy móc đó. Về luật học, hiện nay chƣa có một định nghĩa cụ thể về bản ghi âm là gì, ta chỉ có thể dựa vào chức năng của bản ghi âm để đƣa ra định nghĩa. Trƣớc tiên ta sẽ tìm hiểu hai từ ngữ quan trọng đó là “ghi” và “âm”. “Ghi” là một động từ, đó là việc thu lại, ghi chép, ghi nhớ, lƣu giữ lại một sự vật, sự việc nào đó đã từng xảy ra vào một bộ nhớ nào đó. Việc làm này để nhằm lƣu trữ, bảo quản để sau này có cần dùng đến thì có thể lấy ra để dùng. Còn “âm” là một danh từ, đó là những âm thanh, tiếng động đƣợc phát ra trong đời sống hằng ngày. Âm thanh là một hiện tƣợng vật lý do kết quả dao động của vật thể đàn hồi trong môi trƣờng không khí. Hiện tƣợng này gọi là sóng âm, chúng kích thích vào cơ quan não bộ của con ngƣời làm cho chúng ta có cảm giác về âm thanh.1 Âm thanh đƣợc phát ra từ con ngƣời, sinh vật. Chẳng hạn nhƣ tiếng nói chuyện của con ngƣời, tiếng gáy của con gà, tiếng lá cây bị gió thổi xào xạc, tiếng xe chạy,... Âm thanh mà con ngƣời có thể nghe đƣợc chỉ giới hạn trong một phạm vi và cƣờng độ nhất định, chẳng hạn nhƣ tần số âm thanh con ngƣời có thể nghe đƣợc là trong khoảng từ 20 Hz đến 20 kHz. Từ những phân tích trên có thể hiểu ghi âm là hoạt động thu lại những âm thanh đã đƣợc phát ra trên thực tế trong phạm vi, cƣờng độ nhất định. Vậy bản ghi âm là kết quả của hoạt động ghi âm, đã thu lại những âm thanh đã được phát ra trên thực tế, sau đó sẽ được tái hiện lại một cách tương đối với cường độ của âm thanh thu được. Bản ghi âm thƣờng đƣợc lƣu trong các thiết bị đĩa, băng từ gắn trong máy ghi âm, điện thoại, máy tính… Sau khi ghi âm thì có thể dùng chức năng “phát lại” của các thiết bị này để nghe lại những gì đã đƣợc thu trƣớc đó. Nhƣng cũng có thể là bản ghi âm đó đã bị chỉnh sửa về giọng nói, hoặc bị cắt, ghép, hoặc là ghi âm không đầy đủ nội dung làm phản ánh sai 1 Đặng Đăng Phƣớc, Âm thanh và các thuộc tính cơ bản, http://dangdangphuoc.violet.vn/present/show/entry_id/4272642, [truy cập ngày 09-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 3 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam sự thật. Do đó để biết bản ghi âm có đáng tin cậy hay không thì phải thực hiện công tác giám định. Từ đó có thể thấy, hoạt động ghi âm là một hoạt động do một chủ thể nào đó ghi lại những âm thanh có mục đích đƣợc thể hiện qua bản ghi âm, bản ghi âm đó ghi lại những âm thanh trên thực tế lúc hoàn cảnh xảy ra nên bản ghi âm sẽ tái hiện lại đƣợc những âm thanh thu đƣợc trên thực tế lúc đó. Tuy nhiên, việc ghi âm chỉ đƣợc thực hiện trên một phạm vi nhất định và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: cƣờng độ âm thanh lúc đó, sự tác động của các âm thanh khác,… nên không phải bản ghi âm nào cũng thể hiện đầy đủ những âm thanh lúc thực hiện việc ghi âm đó. Và bên cạnh đó, việc bản ghi âm thƣờng đƣợc lƣu trữ trong nhiều thiết bị khác nhau nhƣ máy ghi âm, điện thoại, laptop,… nên do tính năng của các thiết bị trên những bản ghi âm sẽ dễ dàng đƣợc chỉnh sửa, cắt ghép,… tùy theo mục đích của ngƣời sử dụng bản ghi âm muốn nên không phải bản ghi âm nào cũng phản ánh đúng sự thật khi âm thanh đƣợc phát ra trên thực tế nên để bản ghi âm phản ánh đúng sự thật cần có những công tác giám định do ngƣời có chuyên môn, thẩm quyền thực hiện. Vậy có thể nói những bản ghi âm tái hiện lại những âm thanh đã xảy ra trong quá khứ do nó đã đƣợc thu lại lúc những âm thanh đó phát ra trên thực tế. Tuy nhiên, với việc có thể làm thay đổi nó do tính năng của các thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay thì đa số những bản ghi âm đó không thể hiện đƣợc đúng những âm thanh lúc nó đƣợc thu lại trƣớc đó. Bên cạnh đó thì những bản ghi âm dù không bị thay đổi do con ngƣời thì nó cũng bị ảnh hƣởng từ điều kiện ngoại cảnh nhƣ tiếng gió, tiếng xe chạy,… Nên khi ghi âm lại muốn có một bản ghi âm thật rõ ràng các âm thanh là điều rất khó, trừ khi việc thực hiện ghi âm đƣợc xảy ra ở những nơi yên tĩnh nhƣ phòng kín, trong nhà mà xung quanh không có tiếng ồn,…Vậy nên, việc xác định chính xác những âm thanh trong bản ghi âm cũng là một điều rất khó khăn. Tóm lại, bản ghi âm phản ánh những âm thanh thực đã đƣợc thu lại trong quá khứ sau đó có thể tái hiện lại bằng các thiết bị có thể phát lại đƣợc âm thanh. 1.1.1.2 Đặc điểm Thứ nhất, bản ghi âm có thể nghe lại đƣợc nhiều lần, sau khi ghi lại thì bản ghi âm đó đã đƣợc lƣu lại trong bộ nhớ của thiết bị, nên nếu ta không xóa thì muốn mở lại để nghe khi nào cũng đƣợc. Với sự phát triển của các thiết bị ngày nay về ghi âm, bản ghi âm lại các âm thanh đƣợc phát lại là khá dễ dàng. Việc này có ý nghĩa giúp ta nghe thật kĩ những vấn đề mấu chốt trong đoạn ghi âm, không bỏ qua những âm thanh quan trọng và giúp cho việc giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền đƣợc dễ dàng hơn khi phát lại nhiều lần thì các cơ quan điều tra sẽ dễ dàng nghe kĩ hay lúc nghe đoạn nào không rõ thì GVHD: Mạc Giáng Châu 4 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam cơ quan điều tra có thể bấm dừng lại ngay đoạn ghi âm đó để nghe rõ ràng hơn, nắm bắt đƣợc những tình tiết quan trọng nhất của vụ án. Có những đoạn ghi âm trong những hoàn cảnh bên ngoài không thuận lợi tác động vào bản ghi âm hay do tác động của những âm thanh phụ khác trong lúc ghi âm đó khiến cho những âm thanh ta nghe đƣợc không đƣợc rõ ràng hay có thể dẫn đến nhầm lẫn trong việc tiếp nhận những âm thanh đó có thể làm ngƣời nghe hiểu sai lệch về nội dung của những âm thanh đó. Cho nên, các thiết bị ghi âm hiện nay ngoài việc thu âm thì còn có chức năng cho ta nghe lại nhiều lần những âm thanh đó, với chức năng của các thiết bị ghi âm hiện nay giúp cho ta nghe lại nhiều lần là vô cùng quan trọng nó giải quyết đƣợc những sai lầm, nhầm lẫn khi ta nghe các đoạn ghi âm mang đến tính chính xác cao cho các chủ thể trong bản ghi âm hay cho ngƣời nghe những bản ghi âm không hiểu nhằm những âm thanh đó. Với việc bản ghi âm có thể nghe lại nhiều lần còn có thể giúp cho các chủ thể trong đoạn ghi âm có thể xác định lại những âm thanh lúc đó đã quên hay nhầm lẫn trong cuộc nói chuyện lúc đó, một ngƣời khi đã từng phát ra những âm thanh trong các cuộc nói chuyện sẽ không nhớ đƣợc tất cả những gì mà mình đã nói trong quá khứ nên việc nghe lại nhiều lần sẽ giúp họ gợi nhớ lại những gì mình đã nói và đƣợc thu lại trong quá khứ. Hay khi nghe lại nhiều lần mọi chuyện sẽ đƣợc rõ ràng hơn các chủ thể trong đoạn ghi âm sẽ không thể chối bỏ hay phủ nhận những âm thanh đã phát ra lúc ghi âm bản ghi âm đó, một đoạn ghi âm không phải lúc nào những âm thanh trong nó cũng đƣợc rõ ràng nên những chủ thể trong đoạn ghi âm đó có thể lợi dụng tình tiết để chối bỏ những gì mà mình đã nói trong bản ghi âm đó hay phủ nhận mình có trong đoạn ghi âm đó, vậy nên việc nghe lại nhiều lần sẽ góp phần cho việc xác định rõ ràng những âm thanh trong đoạn ghi âm. Thứ hai, bản ghi âm chỉ ghi lại đƣợc những âm thanh trong phạm vi nhất định, ở cƣờng độ nhất định mà nó cho phép. Chẳng hạn nhƣ trong một phạm vi gần, khoảng mƣời mét, nhƣng cƣờng độ âm thanh lúc đó quá nhỏ, không đủ để máy ghi âm nghe đƣợc, nên không thể ghi lại âm thanh đó. Cũng nhƣ những loại máy móc khác, máy ghi âm cũng chỉ là một loại thiết bị kỹ thuật do con ngƣời chế tạo ra, do đó tính năng của nó đƣơng nhiên sẽ phụ thuộc vào con ngƣời. Trên thực tế, một ngƣời có thể nghe đƣợc một âm thanh nào đó là do âm thanh đó phát ra ở phạm vi gần với ngƣời đó hoặc giả khoảng cách âm thanh phát ra với ngƣời nghe đƣợc âm thanh không gần lắm nhƣng vì cƣờng độ âm thanh quá lớn đủ để ngƣời ở xa có thể nghe đƣợc. Từ đó, con ngƣời chế tạo ra thiết bị ghi lại âm thanh giống nhƣ khả năng nghe đƣợc của con ngƣời. Mặt khác, việc chế tạo ra thiết bị ghi âm chỉ ghi lại những âm thanh trong một phạm vi, cƣờng độ nhất định cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là thu hẹp lại những âm thanh nghe đƣợc giúp cho những âm thanh quan trọng mình cần nghe sẽ rõ ràng hơn, ít bị những tạp âm làm ảnh hƣởng. Nhƣ nếu một ngƣời muốn thu lại GVHD: Mạc Giáng Châu 5 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam cuộc nói chuyện đùa giỡn với con họ để giữ làm kỉ niệm sau này nhƣng bản ghi âm mà ngƣời đó thu lại lại nghe không đƣợc rõ ràng vì hoàn cảnh xung quanh là khá ồn ào, lẫn nhiều tạp tiếng khác nhau. Do đó, mà ngƣời này không thu đƣợc những âm thanh mà mình mong muốn ghi lại đƣợc. Nhƣng nếu ngƣời này để máy ghi âm gần với mình hơn thì khả năng nghe rõ sẽ cao hơn. Vậy nên phạm vi và cƣờng độ âm thanh quyết định một phần không nhỏ chất lƣợng âm thanh thu đƣợc. Nếu lúc ghi âm để máy ghi âm càng gần, nói chuyện càng lớn thì âm thanh thu đƣợc sẽ càng rõ ràng và dễ nghe hơn. Tuy nhiên, chỉ ghi lại trong một phạm vi nhất định thì sẽ gây khó khăn trong việc xác định hoàn cảnh thực tế xung quanh bản ghi âm. Chẳng hạn nhƣ cơ quan điều tra muốn điều tra chỗ con tin bị bắt giữ, nhƣng kẻ phạm tội chỉ gửi bản ghi âm giọng nói của con tin trong phòng kín, do đó không thể nghe đƣợc hoặc là nghe đƣợc rất nhỏ những tạp âm bên ngoài, nên rất khó xác định nơi giam giữ con tin gần với nơi nào. Vậy nên, tùy vào các thiết bị ghi âm sẽ quyết định đến việc thu âm khác nhau. Nhƣ có những máy ghi âm có tính năng hiện đại hơn có thể thu lại những âm thanh ở những khoảng cách xa hơn hay có khả năng lọc âm tốt hơn, nên trong việc ghi âm thì các thiết bị ghi âm nhƣ thế nào cũng là một phần quan trọng. Nhƣng dù là thiết bị nào thì phạm vi ghi âm và cƣờng độ âm thanh lúc ghi âm cũng là một trong những yếu tố quan trong nhất, nó còn quyết định chất lƣợng âm thanh ta thu đƣợc. Nhƣ đã nói ở trên máy ghi âm không thể ghi lại những âm thanh ở phạm vi quá xa đối với thiết bị ghi âm đó hay nếu cƣờng độ âm thanh quá nhỏ thì dù ta để gần cũng chƣa chắc thu lại đƣợc rõ ràng những âm thanh mà mình muốn lƣu lại. Phạm vi ghi âm của các thiết bị ghi âm trong một phạm vi ghi âm không phải lúc nào cũng giống nhau còn tùy theo điều kiện bên ngoài. Nhƣ nếu một máy ghi âm có thể thu lại những âm thanh đƣợc con ngƣời phát ra bình thƣờng trong phạm vi mƣời mét chẳng hạn nhƣng nếu trong phạm vi đó có sự ngăn cách của một bức tƣờng thì những âm thanh thu đƣợc không nhƣ dự tính nếu so với việc thu âm mà trong phạm vi đó không có vật cản, chẳng hạn nhƣ hai phòng nằm sát nhau đƣợc ngăn cách bởi một bức tƣờng cách âm thì việc ghi âm sẽ thu đƣợc những âm thanh nhỏ hơn hay thậm chí không thể thu đƣợc những âm thanh đó. Cƣờng độ âm thanh cũng giống nhƣ phạm vi nếu có sự ngăn cách thì việc thu âm sẽ không nhƣ mình mong muốn, còn tùy thuộc vào những vật cản âm đó. Thứ ba, bản ghi âm có thể đƣợc lƣu lại, chỉnh sửa, cắt ghép hoặc xóa bỏ tùy theo nhu cầu của ngƣời sử dụng. Hiện nay nhu cầu sử dụng của con ngƣời ngày càng lớn đối với các thiết bị máy móc. Đối với các thiết bị có thể lƣu lại bản ghi âm có nhiều tính năng khác nhau giúp cho ngƣời sử dụng có thể lƣu lại, xóa bỏ, chỉnh sửa hay cắt ghép một phần hay toàn bộ bản ghi âm mà họ mong muốn vì mục đích của bản thân hay vì một mục đích nào khác. Với những đặc điểm này bản ghi âm có thể thay đổi theo nhiều chiều hƣớng khác nhau nhằm GVHD: Mạc Giáng Châu 6 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam phục vụ lợi ích của ngƣời sử dụng. Ngƣời có bản ghi âm có thể làm thay đổi âm thanh không đúng với sự thật của bản ghi âm, làm dƣ hay thiếu những âm thanh vốn có của bản ghi âm đó hay có thể xóa bỏ tất cả những âm thanh trong bản ghi âm đó,... Do đó, ngƣời phạm tội có thể lợi dụng các chức năng trên để trốn tránh, đánh lạc hƣớng cơ quan tiến hành điều tra trong quá trình điều tra các vụ án dựa vào bản ghi âm bằng cách họ có thể xóa bỏ một phần hoặc toàn bộ những bản ghi âm có thể là chứng cứ trong các vụ án để buộc tội họ hay họ có thể chỉnh sửa, cắt ghép làm thay đổi sự thật trong các đoạn ghi âm gây ra khó khăn trong quá trình điều tra vụ án. Chẳng hạn nhƣ nếu một bản ghi âm có đoạn nghe rõ thì ta có thể chỉnh sửa để âm thanh khó nghe hơn hay giọng nói trong bản ghi âm hơi trầm ta có thể chọn chế độ điều chỉnh giọng nói để sửa lại thành giọng cao hơn. Với những đặc điểm này ngƣời có đƣợc bản ghi âm có thể làm biến đổi những âm thanh vốn có để đƣợc những âm thanh theo họ mong muốn có đƣợc, có thể có những ngƣời chỉ muốn chỉnh sửa, cắt ghép, lƣu lại hay xóa bỏ không vì mục đích nào khác hay không làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác nhƣng đây là những đặc điểm có thể tạo cơ hội cho những ngƣời có mục đích xấu, họ có thể chỉnh sửa bản ghi âm không đúng với sự thật, cắt ghép âm thanh vu khống ngƣời khác, xóa những bản ghi âm quan trọng của ngƣời khác,… nên những việc làm nhƣ vậy sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra tội phạm của các cơ quan pháp luật, vì vậy việc xác định rõ ràng những bản ghi âm là vô cùng quan trọng. Một bản ghi âm khi bị chỉnh sửa, cắt ghép thì không phải toàn bộ những âm thanh trong đó điều không chính xác, có thể chính xác một phần hay gần toàn bộ bản ghi âm chỉ thay đổi một số chi tiết nhỏ nhƣ bản ghi âm không có đƣợc âm thanh trong, dễ nghe thì ngƣời chỉnh sửa có thể làm cho những âm thanh trong hay dễ nghe hơn nhƣng vẫn không làm thay đổi nội dung của bản ghi âm đó. Tuy nhiên việc chỉnh sửa nhƣ vậy thì ích nhiều cũng không đảm bảo đƣợc sự chính xác của những bản ghi âm đó. Ví dụ: Khi gọi điện đặt số đề, tên Giàu và đồng bọn đã chuyển file vào máy tính và dùng phần mềm công nghệ cao sửa giọng nói khớp với giọng mà bọn chúng đặt gọi điện trƣớc đó. Nếu “đối tác” không chung chi thì tên giàu và đồng bọn sẽ dùng hung khí có sẵn trên xe thanh toán. Ngày 27/5, Viện Kiểm sát Nhân dân Thị xã Thủ Dầu Một cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam 11 đối tƣợng trong vụ “lừa đề” bằng công nghệ cao, gây náo loạn thị xã Bình Dƣơng vào ngày 9/5 vừa qua để điều tra làm rõ hành vi “cƣỡng đoạt tài sản”.2 Từ ví dụ này có thể thấy rằng việc chỉnh sửa giọng nói là không có gì khó khăn đối với Giàu, chỉ cần có phần mềm công nghệ cao là có thể làm đƣợc. Qua những đặc điểm này có thể thấy đây là một trong những đặc điểm khá quan trọng của các bản ghi âm, nó có thể tạo điều kiện cho tội phạm làm sai sự thật của các vụ 2 Quỳnh Mai, Khởi tố băng “lừa đề” gây náo loạn Bình Dương, Báo điện tử Việt Báo,http://vietbao.vn/An-ninhPhap-luat/Khoi-to-bang-lua-de-gay-nao-loan-Binh-Duong/75289584/218/, [truy cập ngày 15-9-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 7 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam án nên khi có đƣợc những bản ghi âm cần phải đƣợc giám định chặt chẽ nhằm tránh những sai sót hay bỏ loạt tội phạm do những bản ghi âm đó cung cấp. Thứ tƣ, bản ghi âm có thể đƣợc sao chép, nhân bản trong nhiều thiết bị khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tình hình kinh tế, xã hội ngày một phát triển nhu cầu con ngƣời ngày một tăng lên mọi ngƣời muốn lƣu giữ lại những âm thanh đã phát ra trong cuộc sống, không những một bản mà là nhiều bản ghi âm đối với nội dung âm thanh giống nhau để gửi cho bạn bè, ngƣời thân cùng nghe đƣợc hoặc là với nhu cầu của những ngƣời kinh doanh, ngƣời làm việc muốn đảm bảo tính an toàn của những bản ghi âm đã thu đƣợc ngƣời ta đã sao chép ra làm nhiều bản để lƣu ở nhiều bộ nhớ khác nhau trên cùng một thiết bị hoặc trên nhiều thiết bị khác nhau. Việc sao chép, nhân bản nhƣ vậy để yên tâm rằng dù làm mất bản ghi âm đó trên một trong những bộ nhớ thì dù sao cũng còn lƣu lại ở những bộ nhớ khác hay còn những bản khác do nhân bản mà có. Với chức năng sao chép, nhân bản đã giúp cho công việc của con ngƣời trở nên thuận tiện hơn. Nhƣ bản thân mình muốn lƣu lại kỉ niệm hát một bài hát với một ngƣời bạn thì khi thu âm lại có thể nhân thành hai bản ghi âm có nội dung giống nhau và mỗi ngƣời sẽ có một bản. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sao chép, nhân bản bản ghi âm cũng vì mục đích tích cực. Có những trƣờng hợp việc sao chép, nhân bản những bản ghi âm với những nội dung ghi âm về quyền riêng tƣ, bí mật đời tƣ của những ngƣời bị ghi âm thì có thể ngƣời sao chép, nhân bản muốn dùng những bản ghi âm đó để đƣa lên mạng internet để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của ngƣời khác, làm ảnh hƣởng xấu đến ngƣời khác. Hay hơn thế nửa, khi một ngƣời có đƣợc những bản ghi ghi lại cuộc nói chuyện của những ngƣời khác với nội dung trong bản ghi âm là trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc là những bí mật không thể để ngƣời khác biết. Thì ngƣời có đƣợc bản ghi âm đó sẽ dùng bản ghi âm đó để tống tiền những ngƣời bị ghi âm một hoặc nhiều lần do họ có thể sao chép, nhân bản những bản ghi âm đó. Nhƣ một ngƣời khi có đƣợc một bản ghi âm về bí mật đời tƣ của một ngƣời khác họ có thể tống tiền ngƣời đó nhiều lần bằng cách nhân bản ghi âm đó ra làm nhiều bản. Nhƣ vậy, ngƣời bị tống tiền sẽ bị phụ thuộc vào ngƣời tống tiền và chịu thiệt hại về bản thân nhiều lần. Do đó việc sao chép, nhân bản là hết sức nguy hiểm trong nhiều trƣờng hợp có những ngƣời vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời khác. Việc sao chép, nhân bản là không có hại nó chỉ tùy vào mục đích của ngƣời sao chép, nhân bản đó. Việc sao chép những bản ghi âm thƣờng là do những ngƣời không phải là ngƣời ghi lại bản ghi âm đó mà thƣờng là những ngƣời muốn có những bản ghi âm đó nên họ muốn sao chép lại để lƣu trữ nhƣng cũng có những ngƣời vì lợi ích bản thân mà sao chép lại để đem lại lợi ích cho bản thân mà làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác, nhƣ sao chép bí mật đời tƣ của ngƣời khác do vô tình phát hiện đƣợc bản ghi âm bí mật của ngƣời khác. Còn nhân bản những bản ghi âm thƣờng do những ngƣời thu GVHD: Mạc Giáng Châu 8 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam lại đƣợc bản ghi âm muốn nhân lên thành nhiều bản có thể để lƣu lại hay đem cho ngƣời khác nghe hay cũng có thể vì một mục đích xấu nào đó. Nói tóm lại, bản ghi âm có thể sao chép hay nhân bản là một đặc điểm có lợi cho ngƣời sử dụng, nó đem đến sự an toàn cho việc giữ gìn những bản ghi âm nhƣng việc sao chép, nhân bản cần phải cẩn trọng vì nó có thể là cơ hội cho những ngƣời có ý đồ xấu có thể lợi dụng để gây hại cho những ngƣời có liên quan đến bản ghi âm đó. 1.1.2 Khái niệm bản ghi hình 1.1.2.1 Định nghĩa Sự phát triển hơn nữa trong nhu cầu ngày càng hiện đại của con ngƣời đó là không những ghi lại những âm thanh đã phát ra mà còn ghi lại cả những hình ảnh, hoạt động đã diễn ra. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời những dụng cụ với tính năng ghi lại hình ảnh đã diễn ra xung quanh. Về luật học, tƣơng tự nhƣ bản ghi âm, thì bản ghi hình cũng chƣa có một khái niệm cụ thể nào, nó chỉ đƣợc xây dựng dựa vào tính năng và mục đích sử dụng. Theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học 2000 giải thích hình ảnh là “hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt”. Theo triết học, hình ảnh đƣợc coi “là kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan; về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình kí hiệu khác nhau”. Dƣới góc độ pháp lý, hình ảnh đƣợc hiểu là các hình thức nghệ thuật đã ghi lại hình dáng của con ngƣời hay các vật thể khác, chẳng hạn nhƣ chụp lại, quay lại. Con ngƣời chỉ có thể nhìn thấy đƣợc hình ảnh trong phạm vi tầm mắt của ngƣời đó, và tốc độ ánh sáng cho phép của những hình ảnh đó. Nhƣ vậy, bản ghi hình là tác phẩm của hoạt động chụp, quay lại những hình ảnh của cả động vật và thực vật đã diễn ra trong thế giới vật chất trong một phạm vi, ánh sáng nhất định mà ta có thể nhìn thấy đƣợc, bao gồm hình ảnh tĩnh và hình ảnh động. Chẳng hạn nhƣ máy chụp ảnh có thể ghi lại những hình ảnh tĩnh, máy quay có thể ghi lại hình ảnh con ngƣời đang làm việc, hình ảnh con vật đang đi,… Sau khi ghi lại những hình ảnh đó thì bản ghi hình sẽ đƣợc lƣu vào bộ nhớ của thiết bị ghi hình đó và đƣợc phát lại để xem bất cứ lúc nào. Ngoài ra sự vƣợt trội về tính năng của bản ghi hình so với bản ghi âm GVHD: Mạc Giáng Châu 9 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam là bản ghi hình chẳng những lƣu lại hình ảnh mà đồng thời còn có thể lƣu lại đƣợc những âm thanh. Vậy gần giống nhƣ hoạt động ghi âm, ghi hình là hoạt động lƣu lại những hình ảnh của thế giới vật chất trong một phạm vi ánh sáng nhất định mà các thiết bị ghi hình có thể lƣu lại đƣợc. Những bản ghi hình có thể là những bức ảnh, đoạn video ghi lại những hình ảnh nào đó phản ánh đúng những hình ảnh lúc nó đƣợc ghi lại. Với những bản ghi hình có thể chia làm hai loại là những bản ghi hình tĩnh nhƣ những bức ảnh đƣợc chụp từ máy chụp ảnh và những bản ghi hình động nhƣ là một đoạn video ca nhạc của một ca sĩ nào đó. Những bản ghi hình động khác với những bản ghi hình tĩnh là đối với những bản ghi hình tĩnh ta chỉ thấy những hình ảnh đứng yên cố định còn đối với những hình ảnh động ta có thể thấy sự chuyển động của các hình ảnh thu đƣợc. Và quan trọng hơn những bản ghi hình động còn có thể nghe đƣợc những âm thanh, tiếng động bên trong bản ghi hình đó lúc ghi lại những hình ảnh hoạt động đó. Với bản ghi hình những hình ảnh đƣợc tái hiện lại là những hình ảnh trong quá khứ lúc ghi hình, những hình ảnh này muốn đƣợc ghi lại cần có một phạm vi nhất định mà thiết bị ghi hình có thể ghi lại đƣợc hay lƣợng ánh sáng cho phép ta ghi lại những hình ảnh đó. Bất cứ hình ảnh nào ở xung quanh ta đều có thể ghi lại nếu phạm vi và ánh sáng cho phép nên việc lƣu lại những hình ảnh là khá dễ dàng vì vậy việc ghi hình hiện nay là khá phổ biến, ta có thể ghi lại hình ảnh, hoạt động con ngƣời, động vật,… với những hình ảnh tĩnh và hình ảnh động. Hình ảnh động thể hiện chi tiết các hoạt động hình ảnh đƣợc lƣu lại hơn so với hình ảnh tĩnh vì hình ảnh tĩnh chỉ ghi lại đƣợc những hình ảnh đứng yên và quan trọng hơn những bản ghi hình tĩnh thì không ghi lại đƣợc những âm thanh so với những bản ghi hình động. Vì vậy, bản ghi hình động có thể nói thể hiện tính chính xác cao hơn so với bản ghi hình tĩnh. Nhƣ một bức ảnh bình thƣờng ta chỉ thấy đƣợc một hình ảnh cụ thể đứng yên không thể biết đƣợc những sự vật, sự việc xảy ra lúc đó. Còn đối với một đoạn video ghi lại hoạt động của một ngƣời nào đó ta sẽ biết rõ hơn ngƣời đó đang làm gì, cụ thể có những sự việc nào xảy ra lúc đó chứ không nhƣ bức ảnh không nói lên đƣợc nhiều điều. Từ đó, có thể thấy với một đoạn video thu lại hình ảnh nào đó sẽ cho ta có cái nhìn đúng đắn hơn đối với một sự vật, sự việc cụ thể, còn khi ta nhìn vào một bức ảnh đơn thuần thì nó chỉ là một khoảnh khắc nhất định chỉ không nói lên toàn bộ sự vật, sự việc cụ thể. Ngoài ra, việc các thiết bị ghi hình động còn có thể lƣu đƣợc những âm thanh còn làm cho những bản ghi hình càng thể hiện sinh động rõ ràng hơn khi ta xem lại, từ đó ta còn có thể đánh giá tính đúng đắn trong bản ghi hình đó. Tuy nhiên các bản ghi hình tái hiện lại những hình ảnh trong quá khứ không phải lúc nào cũng chính xác, qua các tính năng của các thiết bị ghi hình hiện nay có thể nói ngày càng hiện đại nên việc làm thay đổi những bản ghi hình là khá dễ dàng nhƣ ta có thể chỉnh sửa, cắt ghép,… những hình ảnh thu đƣợc thành những hình ảnh khác không đúng GVHD: Mạc Giáng Châu 10 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam với thực tế lúc ghi hình. Do những tính năng này mà việc những bản ghi hình thƣờng có sự chỉnh sửa trong đó nên có thể với những bản ghi hình là bằng chứng trong việc phạm tội của tội phạm sẽ gây ra những khó khăn cho việc điều tra tội phạm. 1.1.2.2 Đặc điểm Thứ nhất, có thể lƣu lại những hình ảnh, hoạt động hay diễn biến sự vật sự việc đã xảy ra trong thực tế. Với các thiết bị ngày nay, con ngƣời có thể dễ dàng lƣu lại những hình ảnh, hoạt động đã diễn ra trên thực tế bằng các thiết bị ghi lại hình ảnh. Các thiết bị ghi hình hiện nay có thể đƣợc lắp đặt trong các loại máy nhƣ máy quay phim, máy điện thoại,… để mọi ngƣời có thể thuận tiện ghi lại những hình ảnh, hoạt động bất ngờ mà họ nhìn thấy đƣợc từ đó lƣu lại những khoảnh khắc đó vào các thiết bị ghi hình. Ngoài ra, các thiết bị ghi lại hình ảnh còn có chức năng ghi lại những âm thanh phát ra đồng thời với những hình ảnh ta thu đƣợc lúc đó. Do đó rất dễ dàng cho việc xem lại để biết đầy đủ những thông tin về hoàn cảnh xảy ra sự việc lúc đó. Ví dụ: Ông K.L., ở tỉnh Đắk Lắk tự bỏ tiền sắm thiết bị ghi lại hình ảnh phá rừng, khai thác gỗ lậu để gửi đến cơ quan chức năng và báo chí. Và từ những chứng cứ ông K.L. thu đƣợc, nhiều vụ phá rừng, khai thác gỗ lậu đã bị phanh phui. Từ những chứng cứ của ông K.L. cung cấp đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã xử lý hình sự hành vi nhận 10 triệu đồng hối lộ của đối tƣợng chở gỗ trái phép đối với một xã đội phó. Trong những vụ này ông K.L. đã quay cảnh gỗ lậu.3 Từ ví dụ này có thể thấy các thiết bị ghi hình có thể dể dàng ghi lại những hình ảnh quan trọng xảy ra trên thực tế lúc sự việc xảy ra, qua những bản ghi hình đó ta có thể nắm bắt đƣợc tình tiết của vụ án xem những ai có liên quan và mau chóng tìm ra đƣợc tội phạm. Với việc lƣu lại đƣợc những hình ảnh, hoạt động hay diễn biến những sự vật sự việc đã xảy ra sẽ giúp cho mọi ngƣời không mất đi những hình ảnh cần nhớ, lƣu lại đƣợc những hình ảnh đó trong các thiết bị an toàn mà họ sẽ không bị mất đi. Khi cần xem lại thì chỉ việc mở các thiết bị lƣu hình ảnh thì sẽ xem lại đƣợc một cách dễ dàng, những sự vật, sự việc thì xảy ra muôn màu muôn vẻ, chúng ta không thể nào nhớ hết tất cả các hình ảnh của sự vật sự việc đƣợc vì thế việc các thiết bị ghi hình lƣu lại đƣợc những hình ảnh sẽ giảm tải những hình ảnh cần nhớ của con ngƣời, mà chúng ta còn có thể xem lại đầy đủ những chi tiết về những hình ảnh, âm thanh mà ta thu đƣợc trong các bản ghi hình. Hay đối với các vụ án vật chứng là vô cùng quan trọng nhƣng không phải vật chứng nào ta cũng có thể thu thập để đem vào hồ sơ vụ án đƣợc, theo Khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì “Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm 3 Trung Dũng, Bí mật ghi hình lâm tặc phá rừng, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xahoi/20141006/bi-mat-ghi-hinh-lam-tac-pha-rung/654577.html, [truy cập ngày 1-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 11 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam phong, bảo quản.” Từ đó việc có thể thấy các bản ghi hình là vô cùng quan trọng trong việc lƣu giữ những hình ảnh quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thứ hai, bản ghi hình có thể ghi lại cả những hình ảnh động và cả những hình ảnh tĩnh Về đặc điểm này, có thể nói những thiết bị ghi hình có thể ghi lại những hình ảnh đứng yên, hay còn đƣợc gọi là hình ảnh tĩnh; thứ hai là ghi lại những hình ảnh lẫn sự chuyển động của hình ảnh hay còn gọi là hình ảnh động. Nói về hình ảnh tĩnh, ta nghĩ đến ngay đó là những hình ảnh đứng yên, không di chuyển, chẳng hạn nhƣ bức ảnh. Tuy nhiên không phải nhƣng hình ảnh trong thực tế lúc nào cũng đứng yên để ta chụp lại, mà có thể là những hình ảnh đó đang chuyển động nhƣng do tính năng của máy ảnh chỉ cho phép ta lƣu lại những khoảnh khắc mà ta bấm nút chụp lại và nó có thể gọi là những hình ảnh tĩnh. Nhƣ một ngƣời đi chơi phát hiện hai ngƣời đang có hành động chặt phá rừng bừa bãi và đã nhanh chóng dùng máy ảnh chụp lại khoảnh khắc đó, chứ không thể lƣu lại đƣợc toàn bộ diễn biến, hành động chặt phá rừng cụ thể nhƣ thế nào. Do đó, khi xem lại hình ảnh ngƣời khác sẽ không nắm bắt đƣợc sự việc diễn biến nhƣ thế nào. Cho nên có thể nói, máy ảnh chỉ ghi lại những hình ảnh vào một thời điểm nhất định, nhƣ vậy không thể phản ánh đầy đủ và chính xác sự thật đã xảy ra, mà nhìn hình trong máy ảnh nhƣ thế nào thì ta sẽ nghĩ thực tế nhƣ thế ấy, điều đó hoàn toàn làm sai lệch suy nghĩ của ngƣời xem. Nên những bản ghi hình tĩnh ta không thể chỉ nhìn những hình ảnh đó mà kết luận cả một vấn đề nào đó, mà từ những hình ảnh đó ta cần phải kết hợp với sự vật sự việc trƣớc, trong và sau đó để có thể kết luận về một vấn đề nào đó chứ ta không nên vội vàng kết luận chỉ qua một tấm ảnh đƣợc. Những bản ghi hình tĩnh có thể nói chỉ phản ánh một phần sự vật, sự việc lúc xảy ra chứ nó không thể hiện hết toàn bộ sự vật, sự việc lúc ghi lại hình ảnh đó. Còn về bản ghi hình động, có thể nói đó là những hình ảnh cùng với cả sự chuyển động của chính những hình ảnh đó, có khi còn kèm theo những âm thanh. Tức là khi dùng máy ghi hình có chức năng quay (còn đƣợc gọi là máy quay) ghi lại hình ảnh trong một khoảng thời gian xác định (thời gian quay tùy theo ý muốn của con ngƣời và tùy theo bộ nhớ của máy cho phép). Sau đó, khi mở lại xem thì toàn bộ quá trình mà những hình ảnh ghi đƣợc cử động nhƣ thế nào, di chuyển nhƣ thế nào hay diễn biến của các sự vật, sự việc nhƣ thế nào đều đƣợc tái hiện một cách đầy đủ và chính xác. Cho nên, khi ta xem lại những hình ảnh động này sẽ giúp ta nhìn nhận đúng sự vật, sự việc lúc đƣợc ghi lại, độ chính xác sẽ cao hơn. Nhƣ ở đặc điểm thứ nhất đã nói, nếu máy ảnh chỉ chụp lại đƣợc một hình ảnh cụ thể nhƣ hình ảnh chặt phá rừng thì ngƣời xem không thể nào nhận định một cách chính xác đƣợc tình hình lúc đó nhƣ thế nào. Nhƣng nếu là máy quay thì có thể quay lại tất cả quá trình hai ngƣời đó đã chặt phá rừng. Nhƣ vậy thì nhận định sẽ ít bị sai lệch hơn. Với những bản ghi hình động ta có thể xem lại cả quá trình sự vật sự việc lúc ta GVHD: Mạc Giáng Châu 12 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ghi hình sẽ làm cho ta nắm bắt đƣợc đầy đủ những tình tiết, hình ảnh, âm thanh lúc ghi hình lại tránh những sai lầm nhận định khách quan về một vấn đề nào đó. Những bản ghi hình động giống nhƣ ta đang tái hiện lại toàn bộ những gì đã xảy ra lúc ta ghi hình không giống nhƣ hình ảnh tĩnh chỉ biết đƣợc một tình tiết nào đó lúc xảy ra những sự vật, sự việc đó. Thứ ba, bản ghi hình cũng có những đặc điểm cơ bản nhƣ bản ghi âm có thể xem lại nhiều lần, chỉ có thể ghi lại trong phạm vi nhất định, bản ghi hình có thể đƣợc chỉnh sửa, cắt ghép, lƣu lại, xóa bỏ, nhân bản sao chép tùy theo mục đích ngƣời sử dụng,… Giống nhƣ bản ghi âm bản ghi hình trên các thiết bị máy móc ngày nay việc chỉnh sửa, sao chép hay nhân bản,... là khá dễ dàng để thực hiện và hầu nhƣ các bản ghi hình ngƣời lƣu đều muốn chỉnh sửa cho chất lƣợng các bản ghi hình đƣợc tốt hơn, hình ảnh âm thanh rõ nét hơn. Vì vậy, các bản ghi hình thƣờng bị làm thay đổi các hình ảnh, âm thanh trong bản ghi hình đó khiến cho bản ghi hình không còn thể hiện chính xác những hình ảnh lúc đƣợc ghi lại. Nếu các bản ghi hình có liên quan đến các vụ án hình sự thì vấn đề xem xét, kiểm tra là rất quan trọng để tránh sự không chính xác trong các bản ghi hình đó. Ngoài ra với những đặc điểm đó còn là một cơ hội để tội phạm lợi dụng để đem đến lợi ích cho bản thân nhƣ chỉnh sửa những bản ghi hình để đổ oan cho ngƣời khác. Một ngƣời có thể dễ dàng chỉnh sửa hình ảnh của ngƣời khác để phục vụ cho lợi ích của mình nếu có đƣợc hình ảnh mà mình mong muốn nhƣ có thể chỉnh sửa hình ảnh của ngƣời khác để tung lên mạng internet nhằm mục đích bôi nhọ ngƣời khác. Với những đặc điểm trên còn rất thuận tiện để giữ đƣợc những bản ghi hình lâu dài mà bản thân ngƣời ghi lại những hình ảnh đó muốn, họ có thể lƣu trong nhiều thiết bị khác nhau nhƣ điện thoại, máy tính,… hay họ có thể nhân bản thành nhiều bản khác nhau làm sao để giúp họ giữ đƣợc những bản ghi hình đó. Nên những bản ghi hình thƣờng có nhiều bản, có bản gốc và có thể sao chép ra làm nhiều bản phụ cho nên sẽ rất khó để xác định bản nào là bản gốc, bản phụ thực sự. Hay một số ngƣời có thể lợi dụng những đặc điểm đó để đem lại lợi ích cho mình. Nhƣ một ngƣời chụp đƣợc một bức ảnh đẹp bán cho một ngƣời khác và nói rằng đây là bản gốc và chỉ có một bản nhƣng thực chất là đã photo ra nhiều bản phụ khác. Do vậy nhờ có những đặc điểm trên mà bản ghi hình dễ dàng trở thành công cụ cho những tội phạm, những ngƣời vì lợi ích bản thân mà lừa gạt ngƣời khác. Với những đặc điểm trên việc những bản ghi hình hiện nay bị chỉnh sửa, cắt ghép,… là điều không tránh khỏi, nên nếu những bản ghi hình bình thƣờng nhƣ một bức ảnh thì không có gì đáng nói, nếu nó là một bằng chứng quan trọng trong các vụ án thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơ qua điều tra tội phạm hiện nay. Việc xem xét kĩ, đánh giá đúng những bản ghi hình là vô cùng quan trọng, để không có những trƣờng hợp bỏ lọt tội phạm hay oan sai. Vấn đề giám định hình ảnh cũng là rất quan trọng, mà bản thân bản GVHD: Mạc Giáng Châu 13 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ghi hình việc chỉnh sửa, cắt ghép, sao chép,… là điều dễ dàng thì việc xác định tính đúng đắn của các hình ảnh trong các bản ghi hình là rất cần thiết. Kết luận chung về bản ghi âm, ghi hình: Bản ghi âm, ghi hình là kết quả của các hoạt động ghi âm, ghi hình từ các thiết bị có thể thu lại những âm thanh hình ảnh trong quá khứ, sau đó tái hiện lại những gì đã được ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, thì không phải những bản ghi âm, ghi hình lúc nào những thể hiện chính xác những âm thanh hình ảnh đã đƣợc thu lại trong quá khứ lúc đƣợc ghi lại. Có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ là do bản thân các thiết bị ghi âm, ghi hình nhƣng quan trọng hơn là do sự chỉnh sửa, cắt ghép,… của con ngƣời. Những bản ghi âm, ghi hình có nhiều đặc điểm nên có thể dể dàng làm thay đổi nó để phù hợp với mục đích của ngƣời sử dụng. Những bản ghi âm, ghi hình có thể đƣợc chỉnh sửa, cắt ghép, sao chép,… nên việc xác định tính đúng đắn, khách quan của nó là rất khó khăn. Vậy nên, nếu những bản ghi âm, ghi hình là cơ sở để giải quyết vụ án hình sự cần đƣợc xem xét, đánh giá một cách rõ ràng và chính xác để tránh những sai lầm trong giải quyết vụ án dẫn đến án oan cho những ngƣời vô tội và không bỏ lọt tội phạm đảm bảo tính công bằng, khách quan trong xã hội. Vì vậy, bản ghi âm, ghi hình trong vụ án có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam. 1.2 Vai trò của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 1.2.1 Bản ghi âm ghi hình có thể mang giá trị như những chứng cứ trong các vụ án hình sự Do sự phát triển của xã hội hiện nay, các vụ án hình sự cũng ngày một diễn ra phức tạp hơn, tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn và quan trọng hơn là các tội phạm ngày càng thực hiện việc phạm tội tinh vi hơn gây nhiều khó khăn cho việc tìm ra ngƣời phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, việc xác định chứng cứ trong các vụ án hình sự là vô cùng quan trọng nhƣng không phải chứng cứ nào cũng đƣợc ghi nhận cụ thể trong pháp luật hình sự hiện nay nhƣ nguồn chứng cứ từ ghi âm, ghi hình. Chứng cứ là những gì có thật,4 hay là những thông tin, tài liệu mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ án hình sự hay hỗ trợ việc điều tra tìm ra tội phạm. Vậy liệu những bản ghi âm ghi hình có phải là chứng cứ? Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chƣa có một quy định cụ thể nào về chứng cứ ghi âm, ghi hình nhƣng có thể hiểu những bản ghi âm, ghi hình có thể xác định là chứng cứ thuộc các tài liệu, đồ vật khác đƣợc quy định cụ thể trong Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Việc không quy định cụ thể về chứng cứ ghi âm, ghi hình trong Bộ luật tố tụng hình sự sẽ làm giảm đi một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết các vụ án hình sự. Chứng cứ là căn cứ để tìm ra tội phạm nên nếu trong một vụ án không có nguồn chứng cứ nào khác ngoài bản ghi âm, ghi hình nhƣng bản ghi âm ghi hình lại 4 Bộ luật Tố tụng hình sự của nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, điều 64, khoản 1. GVHD: Mạc Giáng Châu 14 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam không đƣợc quy định cụ thể vào trong Bộ luật tố tụng hình sự thì sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án đó. Mà chứng cứ là để chứng minh tội phạm, tìm ra ngƣời phạm tội giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan còn những bản ghi âm, ghi hình thu lại đƣợc những âm thanh, hình ảnh trong quá khứ lúc diễn ra các vụ án hình sự nên nó có thể là cơ sở để chứng minh tội phạm hữu hiệu nhất, nếu những hình ảnh, âm thanh trong các bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc những tình tiết có liên quan đến vụ án thì đó có thể là một chứng cứ quan trọng, vì chứng cứ phải là những gì có thật, khách quan nhằm mục đích chứng minh tội phạm, hỗ trợ quá trình tìm ra tội phạm. Nhƣng để bản ghi âm, ghi hình có thể coi là một chứng cứ trọng vụ án thì phải đáp ứng những yêu cầu để trở thành một chứng cứ có giá trị, nó phải đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự. Xét về bản chất của bản ghi âm, ghi hình là ghi lại những âm thanh, hình ảnh đã đƣợc diễn ra trong quá khứ còn quá trình thực hiện các vụ án hình sự là quá trình cũng xảy ra trong quá khứ, để tái hiện lại những hình ảnh, âm thanh của vụ án xảy ra thì bản ghi âm, ghi hình là những công cụ hữu hiệu nhất để chứng minh tội phạm, tìm ra hƣớng giải quyết vụ án. Theo điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết phạm tội , vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”, vậy bản ghi âm, ghi hình là có thể mang dấu vết tội phạm, chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội nên việc coi bản ghi âm, ghi hình là một vật chứng để tìm ra tội phạm nhƣng nhƣ đã nói ở trên nó phải đƣợc thu thập theo một trình tự, thủ tục mà luật định. Bên cạnh đó, có thể những bản ghi âm, ghi hình không cụ thể chứng minh tội phạm hay ngƣời phạm tội nhƣng nó có thể là một tài liệu liên quan đến quá trình vụ án từ đó mà cơ quan điều tra có thể lần theo dấu vết để tìm ra tội phạm. Ví dụ: anh Nguyễn Đỗ Thọ, chủ khu trọ sinh viên Đăng Khoa (phƣờng Hiệp Thành), cung cấp cho các “hiệp sĩ” Bình Dƣơng đoạn video đặc biệt. Theo đó, để có thể theo dõi khu trọ từ xa, anh Thọ cho gắn 4 camera quanh khu trọ. Ngày 29-1, cửa 3 phòng trọ bị mở, ổ khóa biến mất, đồ đạc trong phòng bị lục tung. Anh Thọ xem lại camera, phát hiện buổi trƣa hôm đó có một gã to cao, ăn mặc sang trọng, đội mũ bảo hiểm nâu sọc trắng, đi xe SH màu đen vào khu trọ. Những hình ảnh trong camera cho thấy lúc gã chạy xe vào, khu trọ vắng ngƣời, hầu hết các phòng đều đóng cửa. Ban đầu, gã đứng trƣớc một phòng trọ, có một sinh viên nam chạy xe máy ngang qua, gã liền lấy điện thoại ra giả vờ nghe. Nhận đƣợc thông tin, “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải, Đội trƣởng Đội Phòng chống tội phạm phƣờng Phú Hòa và hàng chục “hiệp sĩ” trong Thành phố chia nhau truy tìm. Sau nhiều tháng lùng sục, khoảng 8 giờ ngày 14-5, “hiệp sĩ” Huỳnh Thanh Hải, Đội Phòng chống tội phạm phƣờng Phú Lợi, đang đi trên đƣờng Trịnh Hoài Đức (Thành phố Thủ Dầu Một) thì phát hiện một thanh niên chạy xe SH màu đen giống với tấm hình mà GVHD: Mạc Giáng Châu 15 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải đã đƣa cho anh xem nên cùng các “hiệp sĩ” kết hợp công an áp giải đối tƣợng về đồn.5 Từ ví dụ trên có thể thấy cơ quan điều tra đã dựa vào máy camera để tìm ngƣời trong đoạn camera chống trộm của nhà trọ lúc xảy ra vụ án, từ đó có thể tìm ra thủ phạm, nên mặc dù những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy không thể chứng minh đƣợc cụ thể đƣợc tội phạm nhƣng nó vẫn có thể là cơ sở để cơ quan điều tra có thể tìm ra đƣợc tội phạm. Tuy không phải lúc nào những bản ghi âm, ghi hình cũng là chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hình sự nhƣng nếu đƣợc xem là bằng chứng trong các vụ án thì nó có thể cột tội hay cởi tội một ai đó bằng những âm thanh, hình ảnh khách quan trong những bản ghi âm đó. Qua đó có thể thấy tuy là một nguồn chứng cứ quan trọng trong các vụ án nhƣng chƣa đƣợc ghi nhận cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự là có thể bởi sự phức tạp trong các bản ghi âm, ghi hình nhƣ việc những bản ghi, âm ghi hình có thể bị chỉnh sửa, cắt ghép, bị cày bẫy khi ghi âm ghi hình,… là điều khiến bản ghi âm ghi hình không đƣợc xem trọng trong các vụ án hiện nay và việc xác định những âm thanh, hình ảnh là tƣơng đối phức tạp nên để đƣơc coi là chứng cứ trong các vụ án bản ghi âm, ghi hình phải trải qua nhiều quá trình xem xét, giám định để có thể coi là một chứng cứ hợp pháp. Có thể thấy rằng âm thanh và hình ảnh là những chứng cứ phi vật thể. Để làm rõ vấn đề này, trƣớc tiên ta cần tìm hiểu khái niệm “phi vật thể”. Phi có nghĩa là không phải, không có cái gì đó, nó mang nghĩa phủ định lại các sự vật, sự việc nào đó. Từ “phi” thƣờng đi kèm với các từ ngữ chỉ sự vật, sự việc nào đó, chẳng hạn nhƣ: phi lý, có nghĩa là không có lý lẽ; hoặc là phi nghĩa, tức là không có ý nghĩa, v.v… Ở đây ta sẽ tìm hiểu về từ “phi vật thể”. Nhƣ vậy, phi vật thể có nghĩa là không phải là vật thể. Vậy vật thể là gì? Theo vật lý học định nghĩa về vật thể nhƣ sau: “vật thể là vật có thuộc tính vật lý nhất định”. Vật với ý nghĩa vật lý tồn tại với mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí), đồng thời vật phải là vật hữu hình, có thể cảm nhận đƣợc thông qua việc con ngƣời có thể cầm, nắm đƣợc và chiếm một phần trong không gian. Các thuộc tính vật lý nhất định của vật nhƣ là hình dạng, kích thƣớc, khối lƣợng và tính năng sử dụng. Nhƣ vậy, vật thể là những vật hữu hình mà con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc, tồn tại ở mọi trạng thái với hình dạng, kích thƣớc, khối lƣợng và tính năng sử dụng riêng biệt. Từ những phân tích trên ta có thể hiểu “phi vật thể” là những gì không phải là vật thể, hay nói cách khác, đó không phải là những vật hữu hình, con ngƣời không thể cầm, 5 Bắt “trùm trộm” nhờ camera, Báo điện tử Người lao động, 2013, http://tuyensinh.nld.com.vn/thoi-su-trongnuoc/bat-trum-trom-nho-camera-20130517103018916.htm, [truy cập ngày 1-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 16 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam nắm đƣợc, chúng không có hình dạng, kích thƣớc, khối lƣợng và tính năng sử dụng riêng biệt. Rõ ràng, âm thanh, hình ảnh không hề có hình dạng, kích thƣớc hay khối lƣợng nào cả, nó không hề chiếm một phần nào trong không gian, và con ngƣời chúng ta cũng không thể cầm, nắm nó đƣợc, mà âm thanh, hình ảnh chỉ đƣợc lƣu trữ trong các vật thể khác thông qua thao tác “ghi”. Có nghĩa là khi âm thanh nào đó phát ra, hay hình ảnh nào đó xuất hiện thì sẽ đƣợc một số thiết bị lƣu trữ lại. Nếu có thể cầm, nắm đƣợc thì chỉ có thể cầm, nắm đƣợc những vật thể chứa đựng các âm thanh, hình ảnh đó thôi. Và kích thƣớc, hình dạng, khối lƣợng cũng là của các vật thể ấy chứ không phải của âm thanh, hình ảnh. Các vật thể chứa đựng âm thanh, hình ảnh có thể là máy vi tính, điện thoại, băng, đĩa,… Ðặc trƣng dễ nhận biết của phi vật thể là nó không tồn tại dƣới dạng vật chất, vật thể cụ thể mà tiềm ẩn trong trí nhớ, tâm thức của con ngƣời và chỉ bộc lộ thông qua hành vi và hoạt động của con ngƣời. Cụ thể ở đây là nội dung bản ghi âm, ghi hình (tức là âm thanh, hình ảnh) chỉ đƣợc thể hiện khi con ngƣời thực hiện thao tác mở lại thiết bị ghi âm, ghi hình đó thôi. Chứ nếu nhƣ con ngƣời không làm gì hết thì không thể nào nghe hoặc xem đƣợc nội dung của bản ghi âm, ghi hình đó. Bản ghi âm, ghi hình có một đặc điểm đó là có thể nhân bản, lƣu truyền trong cộng đồng. Đặc điểm này giống với đặc điểm của các phi vật thể khác. Cho nên có thể nói, các thiết bị lƣu trữ âm thanh, hình ảnh là rất quan trọng, chúng mã hóa những âm thanh, hình ảnh có thực trong thực tế thành những âm thanh, hình ảnh đƣợc lƣu trong chính bộ nhớ của các thiết bị đó. Do đó, dù ta đi đâu thì cũng có thể đem những âm thanh, hình ảnh đó theo đƣợc. Việc này rất có ích trong việc giải quyết vụ án hình sự. Vì khi những âm thanh, hình ảnh có thực trong thực tế phản ánh đƣợc tội phạm và ngƣời phạm tội thì việc “ghi” lại âm thanh, hình ảnh đó là việc làm hết sức cần thiết. Vậy, các thiết bị lƣu trữ âm thanh, hình ảnh chính là vật có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội. Mà theo Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những vật có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội là vật chứng. Nhƣ vậy cũng có nghĩa là nếu âm thanh, hình ảnh trong thực tế thì chỉ là những chứng cứ phi vật thể, nhƣng nếu đƣợc “ghi” vào trong một phƣơng tiện nhất định (băng, đĩa, điên thoại,…) thì khi đó nó sẽ trở thành vật chứng. 1.2.2 Bản ghi âm, ghi hình hỗ trợ thông tin về tội phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng Thứ nhất, đối với bản ghi âm, ghi hình ghi lại những cuộc đối thoại, những hình ảnh, hoạt động của những ngƣời liên quan giúp cho cơ quan điều tra, cơ quan xét xử nắm bắt đầy đủ và chính xác hơn các tình tiết trong vụ án một cách rõ ràng và hợp lý. GVHD: Mạc Giáng Châu 17 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam Khi nghe lại đoạn ghi âm thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng biết đƣợc nội dung cuộc nói chuyện; đồng thời những âm thanh đi kèm ở xung quanh sẽ có thể phỏng đoán đƣợc địa điểm ghi âm là ở nơi nhƣ thế nào, để từ đó cơ quan tiến hành tố tụng có thể suy đoán đƣợc sự việc đã xảy ra nhƣ thế nào và ở đâu. Chẳng hạn nhƣ có một đám ngƣời bắt cóc trẻ em để tống tiền, khi họ ghi âm lại giọng nói của con tin hoặc là khi họ gọi điện thoại để tống tiền đến gia đình của con tin, nếu ngƣời nhà đã báo công an thì khi nghe đƣợc đoạn ghi âm đó thì cơ quan điều tra có thể dùng bản ghi âm đó để kiểm tra về giọng nói, để từ đó xác định đƣợc các đối tƣợng tình nghi, đồng thời những âm thanh nghe đƣợc trong bản ghi âm đó, bất kể là âm thanh lớn nhỏ gì thì cơ quan điều tra cũng không bỏ sót, vì từ những âm thanh đó, cơ quan điều tra sẽ xử lý số liệu về âm thanh để biết đƣợc đó là những âm thanh đƣợc phát ra từ cái gì, rồi sau đó rà soát các địa điểm nào có thể phát ra những âm thanh đó. Nhƣ vậy sẽ rất dễ dàng cho việc tìm ra nơi giam giữ con tin của bọn bắt cóc. Tuy nhiên, với bản ghi âm thì vẫn chƣa thể nào giúp cơ quan điều tra nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin mà nó chỉ làm cơ sở để những ngƣời điều tra có thể phỏng đoán đƣợc các tình huống đã xảy ra. Vì bản ghi âm chỉ có thể cung cấp đƣợc âm thanh đã xảy ra chứ chƣa cung cấp đƣợc hoàn cảnh thực tế, diễn biến sự việc xảy ra nhƣ thế nào, chƣa biết đƣợc hình dạng của những ngƣời đƣợc ghi âm lại. Nhƣng nếu là bản ghi hình thì có thể biết đƣợc các đối tƣợng đó là ai, sự việc, diễn biến hành động của các đối tƣợng trong bản ghi hình đó nhƣ thế nào, biết đƣợc rằng lời nói có thật sự khớp với hành vi mà họ đã làm hay không. Hoặc cũng có thể biết đƣợc lý do tại sao họ lại làm nhƣ vậy. Ví dụ: Lợi là một sĩ quan trẻ công tác tại một đơn vị quân đội ở Nghệ An, một hôm Lợi vào Hà Tĩnh thăm bạn, họ rủ nhau ra nhà hàng nhậu. Ở bàn bên cạnh bàn của Lợi có một cô gái tên Trinh thỉnh thoảng lại nhìn sang bàn của Lợi. Thấy vậy Lợi chủ động đi lại bàn cô gái để bắt chuyện làm quen và xin số điện thoại, sau đó Lợi quay về bàn của mình và cô gái cũng rời khỏi nhà hàng. Chừng 45 phút sau, khi cuộc nhậu đã ngà ngà, bắt ngờ điện thoại Lợi báo tin nhắn “Anh đã nhậu xong chƣa, thật sự em buồn. em muốn tâm sự với anh ngay bây giờ…” nên hai ngƣời đã hẹn gặp nhau ở khách sạn TA, phƣờng Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh. Lợi đẩy cửa bƣớc vào, thấy Trinh đã nằm lặng lẽ trên giƣờng kê sát tƣờng. Anh cẩn thận đóng cửa, uống ngụm nƣớc xả bia và tiến lại phía ngƣời đẹp. Trinh nằm vắt tay lên đầu, rất tƣ lự, chiếc chăn bông mỏng mảnh kéo ngang ngƣời. Lợi mạnh dạn lật nhẹ mảnh chăn. Chiếc áo quá nhỏ không đủ che phần thân ngƣời gợi cảm của nàng. Lợi thực hiện hành động nhƣ nhiều ngƣời đàn ông trong hoàn cảnh đó, làm theo tình cảm, theo bản năng. “Đừng anh, em không đồng ý” – câu nói của nàng trong hoàn cảnh đó, không mấy ai để ý. Giống nhƣ đẩy cửa thì gió phải vào. Lợi cũng vậy. Nhƣng đó chính là một trong những câu nói quan trọng để buộc Lợi thành thủ phạm vụ hiếp dâm không thể tin đƣợc. Chiếc máy điện thoại đầu giƣờng đã chuyển sang GVHD: Mạc Giáng Châu 18 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam chế độ ghi âm để làm căn cứ buộc tội chàng sĩ quan trẻ, mà mãi sau này khi tới cơ quan điều tra, chàng mới hay biết. Trinh dƣờng nhƣ chỉ yên lặng khi Lợi “tấn công”. Nhƣng khi cuộc “đánh chiếm” sắp hạ màn, bấy giờ hành động của Trinh mới rõ ràng. Trinh giẫy nảy, phản đối, yêu cầu Lợi phải chấm dứt ngay lập tức. Nghĩ rằng nàng giận nên có lời lẽ không hay, Lợi tiếp tục dỗ. Nhƣng động tác của Trinh càng quyết liệt. Cô la hét, và bất ngờ kêu cứu.6 Xét ở ví dụ trên, nếu hoàn cảnh lúc đó mà bị cô gái ghi âm lại và trình báo với công an là bị anh thanh niên đó hiếp dâm mình thì cơ quan điều tra và cả những ngƣời khác sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn là anh Lợi đó đã thực sự hiếp dâm cô gái đó. Vì trong bản ghi âm sẽ ghi lại đƣợc tiếng của cô gái không đồng ý, mà anh Lợi vẫn làm. Thế nhƣng, nếu hoàn cảnh lúc đó mà bị ghi hình lại thì sự việc sẽ đƣợc rõ ràng hơn, anh thanh niên sẽ không bị oan. Bên cạnh đó, những cuộc đối thoại, những hình ảnh hay những hoạt động trong bản ghi âm, ghi hình có thể giúp cơ quan điều tra biết đƣợc lời khai của bị can có đúng sự thật không hay cũng biết đƣợc những ai có liên quan đến vụ án và những tình tiết quan trọng trong các vụ án. Khi lấy lời khai của bị can, những ngƣời có liên quan, họ có thể cho lời khai đúng sự thật hoặc không đúng sự thật tùy thuộc vào lợi ích của họ hoặc tinh thần hợp tác giải quyết vụ án. Do đó, khi xem xét lại những lời khai mà cơ quan điều tra đã ghi nhận lại so sánh với bản ghi âm, ghi hình thu thập đƣợc để xem ngƣời cho lời khai có khai đúng sự thật hay không. Hoặc là khi đang lấy lời khai, cơ quan điều tra có thể mở bản ghi âm, ghi hình đã thu thập đƣợc cho những ngƣời bị lấy lời khai nghe, rồi sau đó hỏi họ, vừa nghe xong rồi hỏi ngay, trong thời gian ngắn nhƣ vậy họ không thể nào kịp suy nghĩ để trả lời gian dối đƣợc, do đó có thể hạn chế đƣợc trƣờng hợp cho lời khai giả. Không những vậy, nếu nhƣ bản ghi âm chỉ có thể cho ta biết đƣợc những đối tƣợng bị ghi âm, thì bản ghi hình còn có thể chỉ ra đƣợc những đối tƣợng ở xung quanh đó mà họ không lên tiếng, giúp ta biết đƣợc những ngƣời có liên quan đến vụ án đó. Và có thể từ những ngƣời có liên quan đó mà cơ quan điều tra có thể tìm ra đƣợc manh mối vụ án. Thứ hai, đối với bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình điều tra và lấy lời khai thì có tác dụng giúp cho đội điều tra ghi lại biên bản một cách thuận lợi và chi tiết, làm tƣ liệu để điều tra. Có thể trong lúc lấy lời khai, cán bộ điều tra không kịp ghi chép lại lời khai thì họ sẽ sử dụng máy ghi âm hoặc máy ghi hình để ghi lại lời khai của bị can. Khi ghi âm hoặc ghi hình trong lúc lấy lời khai thì cán bộ điều tra phải cho ngƣời bị lấy lời khai biết là mình đang bị ghi âm, ghi hình. Sau khi lấy lời khai xong, cán bộ điều tra sẽ nghe lại hoặc xem lại bản ghi âm, ghi hình mà mình đã ghi đƣợc để ghi vào hồ sơ, biên bản một cách đầy đủ nhất, đồng thời có thể xem lại thái độ, cử chỉ, 6 Phan Đăng, Giải mã những vụ án tình kỳ quặc, Báo điện tử Công an nhân dân, 2011, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=148605, [truy cập ngày 1-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 19 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam khuôn mặt, ánh mắt của ngƣời cho lời khai để nhận xét, đánh giá xem ngƣời đó có khai thật hay không. Chẳng hạn nhƣ khi hỏi đến câu hỏi mà ngƣời cho lời khai không muốn trả lời thật thì ngƣời đó có thể gãy đầu để suy nghĩ, hoặc do phải suy nghĩ lời khai giả nên cơ thể ngƣời sẽ dễ bị mất nƣớc, và ngƣời đó sẽ xin đƣợc uống nƣớc, hoặc là mắt ngƣời đó liếc qua liếc lại không dám nhìn thẳng vào ngƣời hỏi,… Đồng thời, việc ghi âm, ghi hình lại quá trình lấy lời khai còn giúp cho cơ quan điều tra chứng minh đƣợc ngƣời cho lời khai đã thật sự khai giống với những gì mà cán bộ điều tra đã ghi chép lại. Ghi âm, ghi hình lại quá trình lấy lời khai có vai trò rất quan trọng. Việc làm này nhằm tránh đƣợc một số trƣờng hợp bất ngờ, chẳng hạn nhƣ ngƣời cho lời khai tại cơ quan điều tra đã cho những lời khai nhƣ thế, nhƣng khi đứng trƣớc cơ quan xét xử thì lại nói khác, đảo ngƣợc lời khai hoặc sửa đổi một số lời khai,… làm cho vụ án trở nên phức tạp hơn. Có thể là ngƣời cho lời khai nói rằng trong lúc lấy lời khai, cán bộ điều tra đã dùng biện pháp tra tấn, nhục hình buộc họ phải cho lời khai giả. Lúc này trách nhiệm sẽ thuộc về cơ quan điều tra. Hoặc là tự bản thân ngƣời cho lời khai thay đổi lời khai trƣớc Tòa án, trong trƣờng hợp này cơ quan điều tra sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Do đó, ghi âm, ghi hình trong quá trình lấy lời khai là rất cần thiết, bởi vì nó thể hiện đƣợc tính trung thực, khách quan, sự minh bạch của quá trình lấy lời khai, đồng thời hạn chế đƣợc trƣờng hợp thay đổi lời khai tại Tòa án. Cho nên có thể nói, dù là bản ghi âm, ghi hình ghi lại những cuộc đối thoại, những hình ảnh, hoạt động của những ngƣời liên quan hay là những bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình lấy lời khai thì đều có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam, nó hỗ trợ thông tin về tội phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng, giúp cho cơ quan điều tra, cơ quan xét xử có thể suy xét tình tiết kỹ lƣỡng hơn, giải quyết đúng đắn hơn, nhanh chóng tìm ra đƣợc sự thật. GVHD: Mạc Giáng Châu 20 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2 GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Giá trị pháp lý của bản ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.1.1 Bản ghi âm ghi hình có thể coi là chứng cứ được xác định như các tài liệu đồ vật trong thu thập chứng cứ Mỗi một vụ án hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập chứng cứ bằng cách yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án. Theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chứng cứ đƣợc xác định bằng: “2. Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng; b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định; d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.” Theo quy định trên có thể thấy, chứng cứ đƣợc xác định cụ thể tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự nhƣng ở điểm d thì các tài liệu, đồ vật khác chƣa đƣợc liệt kê cụ thể là bao gồm những tài liệu đồ vật nào. Nhƣng theo điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự thì ta có thể hiểu rằng các tài liệu, đồ vật khác là những tài liệu đồ vật nào bởi vì trong điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định “Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu cũng như đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ ”. Nhƣ bản ghi âm âm, ghi hình,… Theo quy định trên những tình tiết liên quan đến vụ án là những sự vật, sự việc đã diễn ra tại thời điểm xảy ra vụ án, nó giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra đƣợc những manh mối để giải quyết vụ án một cách chính xác. Mà những tình tiết đó có thể sẽ đƣợc ghi nhớ lại bằng cách chép lại hoặc lƣu trong các thiết bị lƣu trữ và sau đó ta có thể xem lại những tình tiết đó lúc vụ án đã xảy ra hay nói cách khác những tình tiết liên quan đến vụ án là những thông tin, tài liệu để giải quyết vụ án một cách chính xác hoặc có thể hỗ trợ giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, ta có thể thấy bản ghi âm ghi hình cũng mang những tính chất là tái hiện lại những hình ảnh hay âm thanh trong quá khứ lúc sự vật, sự việc xảy ra, từ đó những tình tiết trong vụ án sẽ đƣợc tái hiện một cách rõ ràng cho nên bản ghi âm ghi hình có thể đƣợc coi là chứng cứ và đƣợc xếp vào loại các tài liệu đồ vật khác trong vụ án. Nếu một bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc những tình tiết liên quan đến vụ án hay có thể GVHD: Mạc Giáng Châu 21 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam là một công cụ hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra đƣợc tội phạm thì bản thân những bản ghi âm, ghi hình đó sẽ là một chứng cứ hữu hiệu cho các vụ án hình sự. Và có thể thấy tuy không quy định cụ thể những tài liệu đồ vật khác là những tài liệu đồ vật nào nhƣng ta có thể hiểu đây là một quy định mở của pháp luật vì ta không thể biết hết đƣợc những gì có thể chứng minh đƣợc tội phạm nên không thể quy định cụ thể những gì đƣợc coi là chứng cứ, vậy ta có thể coi bản ghi âm, ghi hình thuộc tài liệu đồ vật khác có thể coi là chứng cứ mà pháp luật không có quy định cụ thể trong tố tụng hình sự Việt Nam. Theo quy định tại đoạn 2 Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Trong trường hợp những tài liệu, đồ vật này có những dấu hiệu quy định tại Điều 74 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng”. Mà vật chứng đƣợc quy định tại Điều 74 bao gồm những vật dùng làm công cụ, phƣơng tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tƣợng của tội phạm cũng nhƣ tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội. Rõ ràng, trong các dấu hiệu trên thì bản ghi âm, ghi hình chỉ có thể có dấu hiệu là vật có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội (nếu có). Bởi vì, vật chứng minh cho tội phạm là vật mà thông qua đó chúng ta có thể rút ra đƣợc chứng cứ chứng minh tình tiết này hay tình tiết khác thuộc bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn nhƣ thông qua các thiết bị ghi âm, ghi hình mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc, những thiết bị đó sẽ phản ánh các tình tiết lúc vụ án xảy ra, từ đó có thể biết đƣợc những tình tiết đó có cấu thành tội phạm hay không. Đồng thời, vật có giá trị chứng minh ngƣời phạm tội là những vật chứng minh cho tƣ cách chủ thể của ngƣời phạm tội. Hay nói cách khác, những vật có giá trị xác định đúng một ngƣời nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể nhƣ là giọng nói, hình ảnh của ngƣời phạm tội, hoặc là những hành vi phạm tội của một ngƣời đã đƣợc ghi vào trong máy ghi âm, ghi hình. Vì vậy trong trƣờng hợp này bản ghi âm, ghi hình sẽ trở thành vật chứng để giải quyết vụ án hình sự. 2.1.2 Bản ghi âm ghi hình có khả năng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự 2.1.2.1 Bản ghi âm, ghi hình luôn phát huy tối đa công dụng hỗ trợ cho quá trình thu thập chứng cứ và quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự Nhƣ những gì đã phân tích ở các phần trên thì có thể thấy rằng bản ghi âm, ghi hình có chức năng lƣu giữ những âm thanh, hình ảnh lúc sự vật, sự việc xảy ra và đã đƣợc máy ghi âm, ghi hình ghi lại. Sau đó với tính năng phát lại mà những sự vật, sự việc đã từng xảy ra sẽ đƣợc tái hiện lại. Từ đó giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng nắm bắt đầy đủ và kịp thời những thông tin cần thiết có liên quan đến vụ án. Có thể những âm thanh, hình ảnh đó không nói lên đƣợc mấu chốt của vụ án, nhƣng rất có thể từ những âm thanh, hình ảnh đó mà cơ quan điều tra sẽ tìm ra đƣợc những chứng cứ làm sáng tỏ vụ án. GVHD: Mạc Giáng Châu 22 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam Chẳng hạn nhƣ trong một căn nhà có một ngƣời bị giết chết. Căn nhà này là một trong số những căn nhà trong khu chung cƣ. Ngoài hành lang của khu chung cƣ thƣờng có lắp đặt máy camera để chống trộm. Do đó cơ quan điều tra đã yêu cầu quản lý chung cƣ cho xem lại máy ghi hình đã đặt ở chung cƣ đó. Vì lúc hung thủ ra tay giết ngƣời là ở trong nhà nên máy quay không thể quay lại đƣợc. Tuy nhiên, máy quay có thể đã quay lại đƣợc những ngƣời đáng tình nghi đã ra vào nơi gần hiện trƣờng xảy ra vụ án. Từ đó cơ quan điều tra sẽ khoanh vùng những đối tƣợng tình nghi, tiến hành điều tra những ngƣời này xem ai có mâu thuẫn với nạn nhân hay không, hay nói cách khác cơ quan điều tra sẽ điều tra những ai có động cơ giết chết nạn nhân. Trên cơ sở đó có thể tìm ra đƣợc ngƣời phạm tội, nhanh chóng kết thúc vụ án. Do đó, tuy bản ghi âm, ghi hình không thể chỉ ra đƣợc ngƣời phạm tội nhƣng chúng cũng có tác dụng hỗ trợ cho Cơ quan Điều tra điều tra làm rõ những tình tiết, những ngƣời đáng nghi ngờ, làm cơ sở để tìm ra chứng cứ giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, bản ghi âm, ghi hình còn đƣợc dùng làm cơ sở để quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đƣợc thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. Vậy, chỉ đƣợc khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. 7 Mà dấu hiệu của tội phạm là những hành vi chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Do đó, nếu bản ghi âm, ghi hình do Cơ quan Điều tra thu thập đƣợc khi có ngƣời tố giác tội phạm thì những âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm, ghi hình đó sẽ đƣợc xem xét xem chúng có phải là những hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, những hành vi đó có lỗi hay không, có trái pháp luật hình sự hay không và có cần phải chịu trách nhiệm hình sự không, nếu có các dấu hiệu trên thì cơ quan có thẩm quyển sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, còn sau khi xem xét những âm thanh, hình ảnh đó mà không xác định đƣợc dấu hiệu phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không khởi tố vụ án hình sự. 2.1.2.2 Ảnh hưởng đến tâm lý lấy lời khai của bị can, làm cho bị can phải khai đúng sự thật, tránh trường hợp cho khẩu cung giả Thông thƣờng, những ngƣời bị lấy lời khai sẽ có tâm lý lo sợ, hoang mang. Tuy nhiên, không phải nhƣ vậy là họ sẽ trình bày đúng với sự thật. Vì một lợi ích cá nhân nào đó, hoặc bị đối tƣợng khác ép buộc khiến họ phải cho lời khai giả nhằm buộc tội hoặc gỡ tội cho mình hay cho ngƣời khác. Cho nên, nếu nhƣ trƣớc khi lấy lời khai mà cơ quan 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 100. GVHD: Mạc Giáng Châu 23 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam điều tra đã thu thập đƣợc những bản ghi âm, ghi hình có liên quan đến vụ án, liên quan đến những gì cần hỏi bị can thì khi lấy lời khai, điều tra viên có thể lấy bản ghi âm, ghi hình đó mở lại cho bị can xem, nhằm phản biện lại lời khai của bị can, làm cho bị can phải khai đúng với sự thật, nhƣng nếu lời khai trƣớc đó đã trùng khớp với nội dung của bản ghi âm, ghi hình thì xem nhƣ lời khai đó đáng tin cậy. Bởi vì khi một ngƣời muốn cho lời khai giả, muốn nói dối thì bộ não cần phải hoạt động nhiều để suy nghĩ ra những nội dung giả, lôi kéo ngƣời khác tin vào những gì mình nói, đồng thời khi nói thì phải dùng những từ ngữ diễn tả có sức thuyết phục cao. Nếu đối phƣơng là những ngƣời chƣa biết chính xác sự việc là nhƣ thế nào thì ngƣời nói có thể phát huy tối đa tính nói dối của mình, vì khi đối phƣơng chƣa biết gì thì việc lôi kéo sự tin tƣởng của họ đối với mình là không có gì khó. Nhƣng, nếu cơ quan điều tra đƣa ra bản ghi âm, ghi hình chứng tỏ rằng phía cơ quan điều tra đã biết đƣợc một số sự thật thì khi đó tâm lý của ngƣời nói dối sẽ trở nên hoang mang, không bình tĩnh nhƣ lúc đầu đƣợc, có thể sẽ ảnh hƣởng đến khả năng nói dối của họ, cho nên cho dù họ có muốn tiếp tục nói dối thì cũng sẽ dễ dàng để lộ ra những sơ hở, hoặc là trong những câu nói của họ sẽ có mâu thuẫn. Khi đối tƣợng khai báo không đúng sự thật, ở trƣờng hợp này trong đầu óc của họ đồng thời tồn tại hai mô hình tƣ duy của vụ án, một mô hình về diễn biến của vụ án do họ “sáng tạo” ra và một mô hình phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án. Để lời khai có sức thuyết phục, đối tƣợng cố gắng hòa nhập hai mô hình này làm cho mô hình giả giống nhƣ thật. Do vậy, quá trình tƣ duy của đối tƣợng diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Dƣới tác động của hàng loạt vấn đề, họ càng có trạng thái căng thẳng và càng khó kiểm soát nội dung câu hỏi cũng nhƣ nội dung câu trả lời của bản thân. Chỉ cần điều tra viên đƣa ra bản ghi âm, ghi hình phản biện lại với một vài tình tiết trong lời khai của họ là tự động ngƣời cho lời khai sẽ bị rối. Từ đó điều tra viên có thể nhắm vào những điểm sơ hở, điểm mâu thuẫn đó để làm rõ vấn đề. Chẳng hạn nhƣ khi điều tra viên hỏi vào khoảng thời gian xảy ra vụ án thì bị can đi đâu, nếu nhƣ bị can có ý nói dối thì lúc này trong đầu bị can sẽ nghĩ là mình phải khai ở đâu mà xa với hiện trƣờng xảy ra vụ án, khi đó nếu điều tra viên đem bản ghi âm, ghi hình đã ghi lại đƣợc bị can đang ở gần hiện trƣờng vụ án trong khoảng thời gian đó, thì sẽ làm cho bị can lúng túng, và sẽ đƣa ra những câu giải thích ngay sau đó, trong tâm lý lúng túng nhƣ vậy thì bị can dù muốn tiếp tục khai man cũng sẽ có rất nhiều mâu thuẫn. Nhƣ vậy, điều tra viên là ngƣời điều khiển hành vi và giao tiếp của các thành viên tham gia hoạt động lấy lời khai. Để thu nhận đƣợc thông tin cần thiết, điều tra viên phải áp dụng các tác động tâm lý đúng thời điểm, phù hợp tình huống, đúng đối tƣợng để từ đó có thể kiểm soát đƣợc lời nói, hành vi của ngƣời cho lời khai. Một trong những phƣơng thức tác động tâm lý đó là việc sử dụng những chứng cứ (chẳng hạn nhƣ bản ghi âm, ghi hình) để bị can nhìn vào sự thật và khó có thể khai man đƣợc. GVHD: Mạc Giáng Châu 24 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.1.2.3 Không bỏ qua những tình tiết quan trọng trong vụ án Theo Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Từ quy định trên có thể thấy rằng pháp luật nƣớc ta xem trọng việc xác định sự thật của vụ án, cho nên bằng mọi biện pháp hợp pháp đều phải tìm ra đƣợc sự thật. Mà việc xem xét nội dung trong bản ghi âm, ghi hình đã qua đánh giá, giám định thì không phải là bất hợp pháp, nên việc tìm hiểu những tình tiết trong đó cũng là một biện pháp hợp pháp để tìm ra sự thật. Bản ghi âm, ghi hình có thể đã ghi lại đƣợc một số tình tiết quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ án, chẳng hạn nhƣ nó ghi lại đƣợc hình dáng của kẻ phạm tội, hay cuộc nói chuyện của những ngƣời thực hiện việc phạm tội. Hoặc có thể ghi lại thời gian xảy ra vụ án, hoặc những ngƣời có liên quan có mặt tại hiện trƣờng,… Nếu bản ghi âm, ghi hình đó đƣợc sử dụng làm căn cứ để điều tra vụ án thì vụ án sẽ đƣợc tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, những tình tiết dù là nhỏ nhất cũng sẽ đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng những tình tiết quan trọng bị bỏ sót. Vì vậy, bản ghi âm, ghi hình mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc có sức ảnh hƣởng mạnh đến việc tìm ra ngƣời phạm tội. Bởi vì, giả sử bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc những tình tiết quan trọng có thể cột tội hoặc gỡ tội cho một ngƣời nào đó mà lại không đƣợc xem xét sử dụng làm căn cứ để điều tra vụ án thì đƣơng nhiên khả năng cột tội hay gỡ tội cho ngƣời đó là rất thấp. Ví dụ: Trƣa 29/9, chị Phạm Khánh Huyền (29 tuổi, ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu) đi làm về vào phỏng ngủ rót nƣớc trong ấm nƣớc đun sôi để nguội ra uống thì phát hiện nƣớc có màu vàng và mùi lạ nên nói với chồng. Anh Ngô Sỹ Hòa (35 tuổi, chồng chị Huyền) xem lại camera đặt trong nhà thì phát hiện Thủy, ngƣời giúp việc bỏ vật lạ vào ấm nƣớc. Anh Hòa, chị Huyền nghi Thủy bỏ thuốc độc vào nƣớc nên gặng hỏi thì Thủy nói “không biết”, do đó vợ chồng anh Hòa, chị Huyền đã báo công an. Viện khoa học hình sự giám định ấm nƣớc cho thấy có thuốc thuốc an thần gây ngủ Rotundin. Thủy khai, ngày 26/9, Thủy đến làm ô-sin cho gia đình vợ chồng anh Hòa, chị Huyền, thấy anh chị để ví tiền và tƣ trang “hớ hênh” nên đã đi mua thuốc ngủ để “chuốc” cho vợ chồng anh anh Hòa, chị Huyền ngủ li bì rồi cƣớp tài sản trốn vào Nam.8 Ta thấy trong ví dụ trên, một tình tiết quan trọng mà cũng đồng thời là mấu chốt của vụ án đó là tình tiết ngƣời giúp việc bỏ vật lại vào ấm nƣớc. Nhờ có camera ghi hình 8 Hoàng Lâm, Ô-sin đánh thuốc gia chủ, bị camera ghi hình, Báo điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/o-sin-danh-thuoc-gia-chu-bi-camera-ghi-hinh/a129885.html, [truy cập ngày 20-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 25 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam lại thì mới biết đƣợc là ngƣời giúp việc đã có hành vi gây án, từ đó giúp cho chị Huyền, anh Hòa cùng với cán bộ công an nhanh chóng bắt đƣợc chị Thủy. 2.1.3 Bản ghi âm, ghi hình phải được thu thập theo trình tự thủ tục luật định Chứng cứ là một trong những chế định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, để giải quyết các vụ án đúng đắn thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, đánh giá chứng cứ. Theo Khoản 1 Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.” Theo đó, chứng cứ phải là những gì có thật và phải đƣợc thu thập theo một trình tự luật định. Vậy nếu bản ghi âm, ghi hình là một chứng cứ trong vụ án hình sự thì nó cũng phải thu thập theo một trình tự luật định chứ không phải ngẫu nhiên mà một bản ghi âm, ghi hình nào cũng trở thành chứng cứ trong một vụ án nhƣ vậy sẽ đảm bảo sự khách quan của bản ghi âm, ghi hình đó. Nên có thể nói những tài liệu, đồ vật nói chung hay những bản ghi âm, ghi hình nói riêng phải đƣợc thu thập theo một trình tự luật định thì nó mới có thể trở thành một chứng cứ hữu hiệu. Theo Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định: “1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. 2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.” Từ quy định trên có thể thấy khi vụ án xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu đồ vật hay các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tự cung cấp các tài liệu đồ vật liên quan hoặc những vấn đề khác có liên quan đến vụ án. Nhƣ vậy, những bản ghi âm, ghi hình sẽ đƣợc thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu hoặc không theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng những bản ghi âm, ghi hình khi đƣợc thu thập phải có những tình tiết liên quan đến vụ án. Và khi thu thập các tài liệu, đồ vật nhƣ bản ghi âm, ghi hình cơ quan tiếp nhận phải xác định việc giao nhận các bản ghi âm, ghi hình đó vì các bản ghi âm, ghi hình đó có thể là những bằng chứng cột tội hay cởi tội cho những ngƣời liên quan đến vụ án và thể hiện tính khách quan khi thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thu thập chứng cứ nói chung hay bản ghi âm, ghi hình nói riêng là một hoạt động rất GVHD: Mạc Giáng Châu 26 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam quan trọng trong các bƣớc tiến hành tố tụng nó đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo sự khách quan, đúng pháp luật mà còn phải có lƣơng tâm nghề nghiệp vì với những đặc điểm riêng của bản ghi âm, ghi hình đó có thể bị thay đổi nhƣ chỉnh sửa, xóa bỏ,… gây ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết vụ án. Nếu không thu thập đúng trình tự thủ tục luật định có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu nhƣ oan sai cho ngƣời vô tội hay bỏ lọt tội phạm. Sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập đƣợc các tài liệu nhƣ bản ghi âm, ghi hình thì nó không mặc nhiên trở thành một chứng cứ đƣợc, nó phải đƣợc xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án.9 Vì những bản ghi âm, ghi hình muốn trở thành một chứng cứ phải đáp ứng những tính này thì mới đƣợc coi là một chứng cứ hợp pháp, còn nếu thiếu một trong những tính đó thì nó không thể coi là một chứng cứ đƣợc. Thứ nhất, tính hợp pháp của chứng cứ tức là chứng cứ phải đƣợc thu thập trong những nguồn chứng cứ và đƣợc thu thập theo một trình tự luật định. Nguồn của chứng cứ theo Khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự hình sự gồm: “Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng; b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định; d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.Vậy nhƣ đã phân tích trên bản ghi âm, ghi hình thuộc vào các tài liệu đồ vật khác. Nói tóm lại, bản ghi âm, ghi hình phải đƣợc xác định bằng nguồn nhất định theo quy định pháp luật và phải thu thập theo trình tự, thủ tục quy định. Thứ hai, tính xác thực ở đây có nghĩa là chứng cứ phải có thật và nó tồn tại khách quan. Nhƣ vậy, bản ghi âm ghi hình phải là những âm thanh, hình ảnh có thật, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án, nó phải không bị chỉnh sửa, cắt ghép,… làm sai lệch đi những gì vốn có mà những bản ghi âm, ghi hình trƣớc đó đã thu lại đƣợc. Thứ ba, Khi thu thập chứng cứ cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc nhiều thông tin, tƣ liệu nên cần phải xem xét tính liên quan của các thông tin, tài liệu đó có liên quan đến vụ án hay không thì mới đƣa vào hồ sơ vụ án. Vậy, tính liên quan là những bản ghi âm, ghi hình đƣợc thu thập phải có những tình tiết liên quan đến vụ án, nó là cơ sở để xác định những điều cần phải làm rõ trong vụ án hay những vấn đề cần phải chứng minh của các đối tƣợng trong vụ án. Nên chứng cứ nói chung hay những bản ghi âm, ghi hình nói riêng phải đáp ứng đủ các tính trên thì mới có thể xem là một chứng cứ trong vụ án, dù là thiếu bất kì một 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 66, khoản 1. GVHD: Mạc Giáng Châu 27 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam tính nào thì cũng không đƣợc coi là chứng cứ hợp pháp. Việc đánh giá chứng cứ ghi âm, ghi hình là tiền đề, điều kiện để những bản ghi âm, ghi hình đó đƣợc sử dụng thành một chứng cứ nên cần đánh giá bản ghi âm, ghi hình phải thật sự chính xác tránh đánh giá sai lầm dẫn đến việc bản ghi âm, ghi hình không có giá trị chứng minh nhƣ chứng cứ trong các vụ án. Ví dụ: Theo lời kể của chị Chu Thị Hậu (42 tuổi, trú xã Chƣ Pơng), vào ngày 910-2013, phát hiện con mình là bé S. (Sinh năm 2003) có nhiều biểu hiện lạ nên bà thắc mắc. Cháu S. khóc lóc khai rằng, bị ông hàng xóm Nguyễn Văn Thảo làm "chuyện ngƣời lớn" 3 lần. Theo đó, mỗi khi bà Hậu và con trai rời nhà là ông Thảo lại gọi S. qua nhà mình với lý do lấy bánh về ăn. Hai lần đầu, sau khi thực hiện xong hành vi, ông Thảo cho bé S. bánh và trái cây, lần thứ ba thì cho 50.000 đồng. Bàng hoàng sau khi nghe con thuật lại, bà Hậu lập tức đƣa con đến bệnh viện khám. Kết quả xác định, cháu S. đã bị xâm hại. Bà Hậu liền gửi đơn tố cáo hành vi đồi bại của ông Thảo đến cơ quan chức năng. Qua điều tra đƣợc biết, ông Thảo trƣớc đây là cán bộ bƣu điện tỉnh Gia Lai, nhà rất khá giả. Ông Thảo đã tự khai trƣớc hàng chục ngƣời làm chứng (có biên bản và ghi âm kèm theo) rằng ông có ép bé S. quan hệ ba lần, đúng nhƣ những gì cháu S. đã kể. Mẹ nạn nhân bức xúc: "Dù thừa nhận hành vi là vậy, song sau đó, trong lúc cơ quan điều tra đang củng cố chứng cứ (giám định chữ ký, chữ viết trong biên bản nhận tội và âm thanh trong băng ghi âm do gia đình bị hại cung cấp), ông Thảo nói trƣớc mặt mọi ngƣời rằng mẹ con tôi vu khống, ông sẽ kiện đòi phải bồi thƣờng danh dự 300 triệu đồng".10 Qua ví dụ này có thể thấy sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã thu thập đƣợc đoạn băng ghi âm của ngƣời bị hại cung cấp để tố cáo ông Thảo và cơ quan điều tra đã tiến hành củng cố chứng cứ bao gồm: giám định chữ ký, chữ viết trong biên bản nhận tội và âm thanh trong băng ghi âm do gia đình bị hại cung cấp. Từ đó có thể thấy cơ quan điều tra đã tiến hành theo một trình tự thủ tục để tìm ra chứng cứ từ việc thu thập chứng cứ rồi đến việc đánh giá chứng cứ để xem nó có giá trị pháp lý hay không. 2.2 Những bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý 2.2.1 Điều kiện để bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý 2.2.1.1 Bản ghi âm, ghi hình phải có nguồn gốc rõ ràng Hiện nay với sự phát triển của công nghệ việc các bản ghi âm, ghi hình xuất hiện ngày càng nhiều, có thể đó là những bản ghi âm, ghi hình ở các nơi công cộng để đảm bảo lợi ích của mọi ngƣời hay thậm chí có những bản ghi âm, ghi hình lén mà ta không hề biết đƣợc. Việc các bản ghi âm, ghi hình để có giá trị luật pháp thì nó cũng cần có nguồn gốc rõ ràng, vì những bản ghi âm, ghi hình có thể coi là những tài liệu, đồ vật để 10 H.Anh, Cựu cán bộ bưu điện hiếp dâm bé gái 11 tuổi, Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&id=526080, [truy cập ngày 20-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 28 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam làm chứng cứ trong vụ án nó phải có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Bởi vậy, nó phải có nguồn gốc rõ ràng để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách chính xác. Do Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chƣa có một quy định cụ thể về chứng cứ ghi âm, ghi hình nên luật tố tụng hình sự không có quy định về nguồn gốc của bản ghi âm, ghi hình là nhƣ thế nào nhƣng ta có thể thấy bản ghi âm, ghi hình có nguồn gốc rõ ràng là những bản ghi âm, ghi hình đƣợc lắp đặt công khai ở những nơi công cộng (nhƣ siêu thị, công ty, nhà sách,…) hoặc tại nhà của các ngƣời dân nhằm mục đích chống trộm để bảo vệ lợi ích của họ,… Những bản ghi âm, ghi hình này có thể cho mọi ngƣời biết rằng bản thân họ đang bị ghi âm, ghi hình hay có thể không biết (nhƣ các nhà báo ở một số trƣờng hợp không cần phải công khai việc mình ghi âm, ghi hình, cơ quan điều tra đặt máy ghi âm, ghi hình để tìm ra tội phạm), có thể nói những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy nó sẽ đảm bảo tính khách quan đối với ngƣời bị ghi âm, ghi hình và giúp cho các cơ quan tố tụng dễ dàng tìm ra tội phạm nhờ những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy. Bên cạnh đó thì những bản ghi âm, ghi hình nhƣ không xác định đƣợc xuất xứ, không biết ai là ngƣời ghi âm lại để đem nộp cho cơ quan điều tra thì ta có thể nói những bản ghi âm, ghi hình đó không có nguồn gốc rõ ràng. Vì những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ không biết rõ mục đích của những ngƣời ghi lại những bản ghi âm, ghi hình đó hay nhƣ vậy sẽ không biết rõ tính khách quan trong các bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy. Có thể những bản ghi âm, ghi hình đó là do những ngƣời có mục đích xấu ghi lại để vu oan ngƣời khác hay những bản ghi âm, ghi hình đó họ đã cày bẩy ngƣời bị ghi âm để đánh lạc hƣớng cơ quan tiến hành tố tụng vì lẻ nhƣ vậy mà những bản ghi âm, ghi hình đó không thể làm bằng chứng chứng minh tội phạm trong các vụ án. Ví dụ: Nhờ có hệ thống camera tại các khu phố, lực lƣợng công an đã kịp thời ngăn chặn, bắt giữ những tên cƣớp manh động, nên tình hình tội phạm đƣợc kéo giảm một cách rõ rệt. Khu phố 3 thuộc Phƣờng 13 (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) với những hẻm lớn và thông ra các con đƣờng nhƣ Lê Văn Sỹ, Trƣờng Sa trƣớc đây thƣờng xuyên xảy ra các vụ cƣớp giật, trộm cắp. Sau khi Công an Phƣờng 13 vận động ngƣời dân lắp đặt hệ thống camera an ninh trên các con hẻm, tình hình an ninh trật tự đã chuyển biến tích cực.11 Theo ví dụ trên thì camera lắp đặt tại các khu phố là đƣợc lắp đặt một cách công khai, mọi ngƣời đều có thể biết đƣợc ở đó có máy camera, khi máy camera này ghi lại đƣợc các vụ cƣớp giập, trộm cắp thì cơ quan công an có thể sử dụng camera này để nhanh chóng bắt giữ đƣợc ngƣời phạm tội. Tóm lại bản ghi âm, ghi hình có nguồn gốc rõ ràng hay không sẽ ảnh hƣởng đến tính khách quan của bản ghi âm, ghi hình đó trong các vụ án. Do đó mà việc xác định nguồn gốc của các bản ghi âm, ghi hình là cần thiết trong việc có đƣợc coi bản ghi âm, 11 Công Nguyên, Phá án từ camera khu phố, Báo điện tử Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140810/pha-an-tu-camera-khu-pho.aspx, [truy cập ngày 25-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 29 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ghi hình có khách quan hay không từ đó mới có thể xem bản ghi âm, ghi hình có là một chứng cứ trong vụ án vì tính khách quan là một trong những yếu tố để nó có thể trở thành một chứng cứ chứng minh tội phạm và để xác định tính khách quan của các bản ghi âm, ghi hình thì công tác giám định là rất quan trọng. 2.2.1.2 Bản ghi âm, ghi hình phải được giám định Ta có thể hiểu việc giám định bản ghi âm, ghi hình là công việc kiểm tra, đánh giá đối với bản ghi âm, ghi hình. Giám định những thông số kỹ thuật về âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm, ghi hình để xem chúng có bị các thiết bị kỹ thuật chỉnh sửa, cắt ghép hay đúng với những âm thanh, hình ảnh của ngƣời bị ghi âm, ghi hình hay không. Những bản ghi âm, ghi hình đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng không thể mặc nhiên có giá trị pháp lý đƣợc, nó phải đƣợc thông qua một quá trình giám định. Nếu bản ghi âm, ghi hình đó đi kèm với văn bản kết luận giám định là nó hợp pháp thì bản ghi âm, ghi hình đó mới đƣợc xem là có giá trị pháp lý. Việc giám định âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm là một trong những cơ sở xem xét tính đúng đắn của bản ghi âm, ghi hình. Bản ghi âm, ghi hình có thể là một chứng cứ để cột tội hay cởi tội cho một ngƣời nào đó vì vậy việc giám định là vô cùng cần thiết. Từ việc giám định sẽ cho ra kết quả giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án, nếu kết luận giám định chính xác sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Vì vậy, kết quả giám định bản ghi âm, ghi hình nhƣ thế nào có ảnh hƣởng lớn đến vụ án. Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành “Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.” Từ quy định này ta có thể thấy việc giám định những bản ghi âm, ghi hình do Tòa án trƣng cầu hay có sự yêu cầu giám định về bản ghi âm, ghi hình đó nhằm xác định sự thật trong các bản ghi âm, ghi hình. Từ việc giám định thì có thể có một hay nhiều ngƣời giám định, họ phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định đó và phải đƣợc thể hiện bằng các văn bản. Các bản ghi âm, ghi hình có thể nói là những chứng cứ nhạy cảm, dễ dàng bị thay đổi chỉnh sửa vì thế khi giám định đòi hỏi những ngƣời giám định phải có trình độ chuyên môn tốt và phải công tâm khi giám định. Theo Khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy dịnh về chủ thể giám định “Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.” Nhƣ vậy, ngƣời giám định là ngƣời đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa vào kiến thức, năng lực của ngƣời đó trong phạm vi lĩnh vực cần giám định để quyết định cho ngƣời đó giám GVHD: Mạc Giáng Châu 30 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam định. Nên việc giám định bản ghi âm, ghi hình phải là những ngƣời hiểu biết về các phƣơng tiện kĩ thuật xác định các bản ghi âm, ghi hình đó. Qua việc giám định các bản ghi âm, ghi hình sẽ xác định đƣợc giọng nói, hình ảnh trong các bản ghi âm, ghi hình từ đó nó sẽ là điều kiện để xem bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý hay không vì qua kết quả giám định của ngƣời giám định do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định sẽ cho ra kết quả về tính khách quan trong các bản ghi âm, ghi hình đó. Xem xét xem bản ghi âm ghi hình đó có bị chỉnh sửa, cắt ghép hay không và xác định giọng nói, hình ảnh của những ngƣời trong bản ghi âm, ghi hình đó, nếu từ kết quả giám định cho kết luận bản ghi âm, ghi hình không bị làm thay đổi, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án thì bản ghi âm, ghi hình đó sẽ có giá trị chứng minh trong các vụ án hình sự vì thế kết quả giám định có ảnh hƣởng rất lớn đến việc tìm ra tội phạm hay tránh trƣờng hợp vu oan cho ngƣời vô tội. Ví dụ: Trong vụ án cƣỡng đoạt tài sản huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ngày 1802-2011, Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng nợ tiền mua cá của bà Phạm Thị Mai (ngụ huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ). Sau nhiều lần đòi không đƣợc, bà Mai đã đập phá nhà máy, gỡ máy móc của Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng để trừ nợ. Theo tố cáo từ chủ Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng, việc làm trên có sự tiếp sức của trƣởng Công an huyện Vĩnh Châu lúc bấy giờ là Thƣợng tá Nguyễn Quốc Văn. Ngày 3-2, tin từ Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết cơ quan này vừa nhận đƣợc kết quả giám định giọng nói của “chú Hai” trong các băng ghi âm liên quan vụ án cƣỡng đoạt tại sản tại Nhà máy Vạn Hƣng (huyện Vĩnh Châu) do Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện là của Thƣợng tá Nguyễn Quốc Văn, nguyên Trƣởng Công an huyện Vĩnh Châu. Từ kết quả giám định này, Công an tỉnh Sóc Trăng đã có đủ cơ sở xem xét hành vi can thiệp của ông Văn là đúng hay sai so với quy định của ngành và pháp luật. 12 Từ ví dụ này có thể thấy từ kết quả giám định giọng nói của ông Nguyễn Quốc Văn cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có cơ sở rõ ràng để xác minh vụ án, tìm ra đƣợc ngƣời có tội thật sự và tránh án oan cho những ngƣời vô tội. Kết quả từ bản ghi âm đó cũng sẽ là cơ sở xem ông Nguyễn Quốc Văn có phạm tội hay không, nó sẽ là một chứng cứ để cột tội hay cởi tội ông Nguyễn Quốc Văn nên kết quả giám định giọng nói đóng một vai trò quyết định đến công bằng pháp luật. * Tuy nhiên, bên cạnh những bản ghi âm, ghi hình phải có nguồn gốc rõ ràng hay cần phải qua giám định để có giá trị pháp lý thì những bản ghi âm lén vẫn có giá trị pháp lý. Nhƣ chúng ta đã biết các nhà báo, thám tử trong các nghiệp vụ điều tra một số trƣờng hợp có thể ghi âm, ghi hình mà không cần thông báo cho ngƣời bị ghi âm, ghi hình biết 12 Trần Vũ, Giọng nói trong băng ghi âm là của trưởng công an huyện, http://www.phamnghiem.com.vn/vn/TinTuc/XSCULZ023221/Giong-Noi-Trong-Bang-Ghi-Am-La-Cua-Truong-Cong-An-Huyen/?pageNo=2, [truy cập ngày 25-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 31 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam hay cơ quan công an có thể đặt máy ghi âm, ghi hình để bắt tội phạm. Những bản ghi âm, ghi hình đó mặc dù là những bản ghi âm, ghi hình lén nhƣng nó phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Trong những trƣờng hợp đó thì do buộc các nhà báo hay công an phải tiến hành ghi âm, ghi hình tức thời để có thể thu lại những hình ảnh, âm thanh cấp thiết lúc đó. Đối với nhà báo việc ghi âm, ghi hình lén chỉ trong một số trƣờng hợp phục vụ lợi ích cộng đồng chứ việc sử dụng những âm thanh, hình ảnh của ngƣời khác để viết báo phải đƣợc sự cho phép của ngƣời đó để tránh trƣờng hợp vi phạm về sử dụng về thông tin, tƣ liệu của cá nhân mọi ngƣời và trong những trƣờng hợp ghi âm, ghi hình lén nhà báo phải phản ánh đƣa tin đúng sự thật, hiện tƣợng vốn có của nó nên nếu những bản ghi âm, ghi hình đó là một bằng chứng để chứng minh tội phạm là điều dễ hiểu. Do trong những tình huống đó là những tình huống cấp thiết và để phục vụ lợi ích đất nƣớc nhà báo hay phóng viên phải ghi lại sự việc lúc đó mà không thông báo cho ngƣời bị ghi âm, ghi hình, chẳng lẻ lúc đó ghi âm, ghi hình tội phạm phải thông báo cho họ sao? Bởi vậy, việc ghi âm nhƣ vậy là hợp lí trong những hoàn cảnh đó. Còn nếu việc ghi âm, ghi hình lén nhằm mục đích để xâm phạm đời sống riêng tƣ của ngƣời khác đó là một hành vi trái pháp luật. Về các bản ghi âm, ghi hình của cơ quan điều tra dùng để điều tra tội phạm hay cơ quan công an lắp đặt ở những nơi công cộng để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đây cũng là những bản ghi âm, ghi hình có thể ngƣời bị ghi âm, ghi hình không biết nhƣng mục đích của nó là để tìm ra các hành vi vi phạm pháp luật và đó cũng là những căn cứ để buộc tội họ, họ không thể chối bỏ những hành vi đã đƣợc những bản ghi âm, ghi hình mà các cơ quan đã tiến hành thu lại đƣợc. Đây là những hoạt động nghiệp vụ có thể nói để bảo vệ quyền và lợi ích mọi ngƣời của các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: Chúng ta đều đã biết, các đƣờng dây ma túy hoạt động nhức nhối tại “xóm Liều” Thanh Nhàn và ngõ Mai Hƣơng (quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội) bị bóc gỡ là nhờ vai trò rất quan trọng của những băng hình Bộ Công an đã bí mật đặt máy ghi hình ở vị trí thích hợp ghi lại đƣợc.13 Qua ví dụ này ta có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng mau chóng tìm ra tội phạm để giải quyết vụ án. Ngoài ra,các nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ là một công cụ đắt lực cho việc hỗ trợ cho việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. 2.2.2 Những bản ghi âm, ghi hình được sử dụng để giải quyết vụ án hình sự 2.2.2.1 Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra là những bản ghi âm, ghi hình đƣợc lƣu trong các thiết bị do các cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi lại đƣợc thông qua 13 Lê Anh, Vụ „quan‟ đánh bạc: Băng ghi hình có thể là chứng cứ, Báo điện tử Tiền Phong, 2010, http://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-quan-danh-bac-bang-ghi-hinh-co-the-la-chung-cu-512869.tpo, [truy cập ngày 30-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 32 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam việc lắp đặt các thiết bị ghi âm, ghi hình ở những địa điểm công cộng nhƣ siêu thị, nhà sách, cơ quan, văn phòng làm việc,… Mỗi nơi có thể đƣợc lắp đặt nhiều hơn một máy, đƣợc đặt ở nhiều góc độ khác nhau, thuận tiện cho việc quan sát toàn bộ diễn biến ở những địa điểm đó. Cơ quan là một đơn vị trong bộ máy nhà nƣớc hoặc đoàn thể, làm những nhiệm vụ hành chính, bao gồm cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nƣớc và cơ quan. Tổ chức là một nhóm ngƣời làm việc, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung. Cho nên đối với cơ quan, tổ chức thì việc lắp đặt máy ghi âm, ghi hình cũng là vì mục đích chung của cơ quan, tổ chức đó. Nhƣng thực hiện việc lắp đặt sẽ do một con ngƣời cụ thể lắp đặt, ngƣời này phải đƣợc ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý của cơ quan, tổ chức cho phép thì mới đƣợc quyền lắp đặt máy ghi âm, ghi hình trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức đó. Những thiết bị ghi âm, ghi hình này thông thƣờng sẽ đƣợc lắp đặt tại những vị trí cố định, không dịch chuyển. Còn chủ thể ghi âm, ghi hình là cá nhân, đó là ngƣời ghi âm, ghi hình vì mục đích riêng của họ và không cần sự cho phép của bất kì ai. Thiết bị ghi âm, ghi hình do cá nhân sử dụng để ghi âm, ghi hình có thể đƣợc đặt tại một vị trí cố định nào đó hoặc đƣợc mang theo trong ngƣời của cá nhân đó, ngƣời đó đi đến đâu thì sẽ ghi lại âm thanh, hình ảnh đến đó. Việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp đặt máy ghi âm, ghi hình nhƣ vậy là vì nhiều mục đích khác nhau. Trong thực tế thì mục đích của việc lắp đặt là rất đa dạng. Đối với các cơ quan, tổ chức lắp đặt máy ghi âm, ghi hình là vì mục đích quản lý bộ máy làm việc, xem khả năng làm việc của các nhân viên một cách tổng quát; hỗ trợ cho việc quản lý, điều hành hệ thống; và đặc biệt nhất là các cơ quan, tổ chức đều muốn lắp đặt máy ghi âm, ghi hình để chống trộm, phòng chống tội phạm. Đối với cá nhân ghi âm, ghi hình có thể là vì mục đích cá nhân nào đó, phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày, hoặc là do hiếu kì nên muốn ghi lại những âm thanh, hình ảnh trong đời sống thực; cũng có thể ngƣời này đặt máy ghi âm, ghi hình ở nhà mình để chống trộm; hay là vì một mục đích xấu nào đó mà đã đặt máy ghi âm, ghi hình để nghe lén, quan sát lén một số đối tƣợng nào đó. Ngoài ra còn một trƣờng hợp cũng thƣờng xảy ra đó là một ngƣời vô tình chứng kiến đƣợc diễn biến vụ án nên muốn ngay lập tức ghi âm, ghi hình lại để trình báo với cơ quan điều tra, với mục đích muốn trả lại sự công bằng cho ngƣời bị hại và muốn kẻ phạm tội phải chịu sự trừng trị đúng pháp luật. Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra sẽ ghi lại đƣợc giọng nói, hình ảnh của những chủ thể đã từng nói chuyện hoặc đi đến nơi xảy ra vụ án và đã bị ghi âm, ghi hình lại. Khi vụ án xảy ra trong phạm vi ghi âm, ghi hình thì những tiếng động, giọng nói hay hình dáng của những ngƣời đã xuất hiện ở đó đều đƣợc thiết bị ghi âm, ghi hình lƣu giữ lại. Và những ngƣời này có thể biết hoặc không biết mình đang bị ghi âm, ghi hình. Bởi vì, đối với bản ghi âm, ghi hình đƣợc đặt ở những nơi công cộng, và những GVHD: Mạc Giáng Châu 33 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ngƣời bị ghi âm, ghi hình lại thƣờng đến nơi này thì có thể biết đƣợc là ở đó có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, với một số ngƣời ít đến những nơi đó và cũng không đƣợc biết là ở đó có đặt máy ghi âm, ghi hình, mà khi vụ án xảy ra, ngƣời đó có mặt ở hiện trƣờng thì ngƣời đó cũng sẽ không biết mình đang bị ghi âm, ghi hình lại. Hoặc trong trƣờng hợp các thiết bị ghi âm, ghi hình đƣợc đặt quá kín, những ngƣời thƣờng xuyên đi qua đi lại cũng không thể nhìn thấy đƣợc thiết bị thì đƣơng nhiên họ cũng sẽ không biết là ở đó đang bị ghi âm, ghi hình. Còn đối với bản ghi âm, ghi hình do một số cá nhân vì mục đích riêng ghi lại thì nếu nhƣ họ không nói cho những ngƣời ở hiện trƣờng vụ án biết là họ đang ghi âm, ghi hình lại; đồng thời họ để những thiết bị đó ở trong túi xách, túi quần áo, hoặc là sử dụng những vật thể khác ngụy trang, không để ngƣời khác biết đó là máy ghi âm, ghi hình thì những ngƣời này sẽ không thể nào biết đƣợc mình bị ghi âm, ghi hình. Ngƣợc lại, nếu ngƣời ghi âm, ghi hình công khai hành vi ghi âm, ghi hình của mình hoặc nói ngƣời khác biết mình đang ghi âm, ghi hình thì mọi ngƣời sẽ biết mình đang bị ghi âm, ghi hình. Việc này sẽ rất nguy hiểm cho chủ thể ghi âm, ghi hình, bởi vì nếu kẻ thực hiện hành vi phạm tội biết đƣợc mình bị ngƣời khác ghi âm, ghi hình thì thế nào cũng sẽ tìm cách hủy bản ghi âm, ghi hình đó và gây bất lợi cho ngƣời đã ghi âm, ghi hình. Ví dụ: Trong vụ án vƣờn mít xảy ra vào ngày 11/12/2004 tại xã An Khƣơng, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phƣớc, nhân chứng Nguyễn Thị Hảo cho rằng Lê Bá Mai không phải là hung thủ giết ngƣời và hiếp dâm Thị Út, mà hung thủ là Điểu Ngôi. Để giải đáp cho việc vì sao cho rằng ông Điểu Ngôi là hung thủ giết cháu Thị Út, bà Hảo nói: “Tôi có ghi âm Điểu Ngôi. Mấy lần nó đi xuống rẫy tôi, hồi đó rẫy tôi ở trên đó mà. Chúng tôi đang ngồi uống, nó cũng túm vô uống, mấy thằng đó mà, khỏi mời. Nó uống ngà ngà rồi tôi hỏi: “Ngôi, tao hỏi thiệt mày, sao mày giết con Út? Mắc mớ gì mày giết nó?”. Nó nói: “Sao mợ biết?”. “Làm sao tao biết không thành vấn đề, nhƣng có không?”. Nó nói: “Cái này hỏi công an Sinh á”. Lần thứ hai, bà Hảo lại ghi âm cuộc nói chuyện với Điểu Ngôi. Bà Hảo nói: “Tôi hỏi: “Vì sao mày giết con Út mà đổ tội cho thằng Mai?”. Điểu Ngôi trả lời: “Sao mợ biết?”. Tôi nói với Điểu Ngôi là: “Mày làm gì mà tao không biết”, rồi Ngôi lại trả lời tôi: “Con đâu có đổ tội cho thằng Mai, mợ hỏi công an Sinh chứ con đâu có đổ tội cho thằng Mai đâu”. “Cuộc nói chuyện tôi đã ghi âm hết. Lần cuối cùng tôi nói với Điểu Ngôi là: “Mày không ra công an khai báo thì tao báo công an bắt mày đó”. Ngôi nói với tôi là: “Con lạy mợ đừng báo công an biết, chuyện này lộ ra công an Sinh nói sẽ giết cả nhà con đó mợ ơi”, lời bà Hảo. Càng kỳ lạ hơn khi sau đó nhà bà Hảo bị một vụ trộm hy hữu. Bà kể: “Tôi hỏi thằng Ngôi ba lần, tôi ghi âm ba lần. Băng ghi âm cũng bị ăn cắp luôn. Tôi đâu có nghĩ dân ở đó lấy băng ghi âm làm cái gì. Không bắt đƣợc tay đâu có dám nói ra. Thời điểm đó tôi mất máy luôn, chứ còn máy là GVHD: Mạc Giáng Châu 34 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam có nhiều thứ. Tôi để 3 triệu đồng trong valy, 3 triệu không mất mà chỉ mất cái máy thôi, mới bán bắp mà. Tôi mà còn cuộn băng đó là thằng Mai trắng án, vô tƣ rồi”.14 Xét ví dụ trên, rõ ràng bà Hảo đã ba lần ghi âm cuộc nói chuyện của mình với Điểu Ngôi lại rồi sau đó cuộn băng ghi âm bị mất. Trong khi các tài sản khác trong nhà bà Hảo không bị mất gì cả mà chỉ mất mỗi cuộn băng ghi âm. Nhƣ vậy, có thể khẳng định đƣợc một chuyện đó là cuộn băng ghi âm đó đang gây bất lợi cho một ngƣời nào đó, có thể là ngƣời bị ghi âm hoặc ngƣời đƣợc nhắc tới trong đoạn ghi âm đó cho nên họ mới tìm cách làm cho cuộn băng ghi âm đó không còn nữa. Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra là những bản ghi âm, ghi hình lƣu giữ lại hành vi tội phạm và ngƣời phạm tội. Ngoài ra, thông qua bản ghi âm, ghi hình ta còn có thể biết đƣợc địa điểm nơi xảy ra vụ án, những ngƣời liên quan đến vụ án, diễn biến hoàn cảnh lúc vụ án xảy ra và những tình tiết quan trọng trong vụ án giúp cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra đƣợc manh mối sự thật. Nếu bản ghi âm, ghi hình đáp ứng đầy đủ những điều kiện để có giá trị pháp lý nhƣ đã trình bày ở mục trên thì đó là những bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc tất cả các âm thanh, hình ảnh đã xuất hiện ở hiện trƣờng vụ án, nếu nhƣ những âm thanh, hình ảnh đó nằm trong phạm vi bị ghi âm, ghi hình. Có khi máy ghi hình chỉ có thể quay lại một góc độ nào đó, nên những hình ảnh trong phạm vi của nó thì mới đƣợc ghi lại, nhƣng còn âm thanh ở gần đó tuy không nằm trong phạm vi ghi hình nhƣng vẫn sẽ đƣợc lƣu vào trong máy ghi hình, tức là máy ghi hình có thể sẽ không quay lại đƣợc nguồn phát ra âm thanh (ngƣời hoặc vật) nhƣng khi xem lại bản ghi hình đó thì vẫn nghe đƣợc âm thanh đã phát ra đó. Hoặc có khi máy ghi hình ghi lại đƣợc tất cả hình ảnh, diễn biến xảy ra tại hiện trƣờng vụ án nhƣng do cƣờng độ âm thanh phát ra quá nhỏ, hay bị nhiễu sóng khiến cho chúng ta không thể nghe đƣợc những âm thanh khi vụ án xảy ra. Bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra là nó ghi lại tất cả các tình tiết tại hiện trƣờng, chẳng hạn nhƣ hung thủ tại sao lại gây án, dùng hung khí, dụng cụ, phƣơng tiện gì để gây án, có ý định gây án trƣớc khi đến hiện trƣờng hay không hay khi đến hiện trƣờng mới có mâu thuẫn phát sinh rồi mới gây án. Hoặc là có thể nhìn ra đƣợc kẻ gây án là vì mục đích gì, có phải là do tự vệ mà gây án hay không. Do đó, nội dung của bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và hợp lý. 14 Lê Đình, Kỳ án vườn mít: Bí mật trong cuộn băng ghi âm bị mất cắp của nhân chứng, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, 2014, http://baophapluat.vn/tranh-luan/ky-an-vuon-mit-bi-mat-trong-cuon-bang-ghi-am-bi-mat-cap-cua-nhanchung-196054.html, [truy cập ngày 24-10-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 35 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 2.2.2.2 Bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung bị can và thực hiện công tác điều tra Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một ngƣời đã bị khởi tố hình sự, nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những ngƣời đồng phạm. Theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. Thông thƣờng thì thẩm quyền hỏi cung bị can sẽ thuộc về Điều tra viên, nhƣng trong một số trƣờng hợp cần thiết thì Kiểm sát viên cũng có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung do Kiểm sát viên tiến hành cũng phải theo đúng thủ tục đƣợc quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Việc hỏi cung bị can đƣợc tiến hành tại trụ sở của Cơ quan điều tra, ngoài ra Điều tra viên cũng có thể hỏi cung bị can tại nơi đang tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngƣời đó. Nếu cuộc hỏi cung đƣợc ghi âm và muốn đƣa băng ghi âm vào hồ sơ vụ án thì khi bắt đầu hỏi cung, Điều tra viên phải thông báo cho bị can biết việc đó và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm nội dung hỏi cung để Điều tra viên và bị can cùng nghe.15 Điều tra viên vẫn phải lập biên bản hỏi cung mặc dù có ghi âm. Sau khi kết thúc hỏi cung, Điều tra viên vẫn phải đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can nghe và ký xác nhận vào biên bản hỏi cung. Trong biên bản hỏi cung ghi rõ là bị can đã đƣợc nghe băng ghi âm việc hỏi cung và xác nhận là đúng. Bản ghi âm ghi lại quá trình hỏi cung bị can là những bản ghi âm đã ghi lại đƣợc giọng nói của điều tra viên thực hiện việc hỏi cung, giọng nói của bị can; đồng thời ghi lại đƣợc toàn bộ những câu hỏi và câu trả lời của những ngƣời trong phòng hỏi cung. Việc ghi âm bị can trong quá trình hỏi cung nhằm giúp cho Cơ quan điều tra có thể ghi biên bản đƣợc đầy đủ, chính xác hơn. Bởi vì nhiều khi trong lúc hỏi cung, điều tra viên ghi chép không kịp lời trình bày của bị can, làm bỏ sót một số chi tiết nào đó ảnh hƣởng đến vụ án, dẫn đến việc giải quyết sai lầm thì không đáng, vì vậy máy ghi âm có tác dụng hỗ trợ cho điều tra viên ghi biên bản một cách thuận tiện và rõ ràng, rành mạch hơn. Ngoài ra, ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York, Đại sứ, Trƣởng phái đoàn đại diện thƣờng trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Công ƣớc chống tra tấn (CAT).16 Nếu ở trong phòng hỏi cung, cảnh sát treo ngƣời đó lên rồi đánh đập để bắt họ thú tội hoặc lấy thông tin, hăm dọa thì đó là hành vi tra tấn. Công ƣớc CAT ra đời nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn và các hành vi đối xử, trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá. Cho nên việc ghi âm lại quá trình hỏi cung cũng là một biện pháp chứng minh điều tra viên không tra tấn, dùng nhục hình để lấy khẩu cung của bị can hoặc buộc bị can thú tội. 15 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, điều 132, khoản 2. Tuấn Nguyễn, Cần minh bạch hóa quá trình lấy lời khai, Báo điện tử Tiền Phong, 2014, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-minh-bach-hoa-qua-trinh-lay-loi-khai-713868.tpo, [truy cập ngày 26-102014]. 16 GVHD: Mạc Giáng Châu 36 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam Đối với những vật chứng mà Cơ quan điều tra tìm đƣợc tại hiện trƣờng vụ án mà những vật chứng này không thể đƣa vào hồ sơ vụ án thì các điều tra viên sẽ thực hiện việc chụp ảnh, ghi hình các vật chứng đó lại để đƣa vào hồ sơ vụ án, khi ra tòa sẽ trình các hình ảnh đó để mô tả vật chứng. Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án”. Mà vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự đó là “vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng đƣợc coi là một nguồn chứng cứ, có nghĩa rằng, vật chứng là một trong những hình thức tồn tại của chứng cứ; một phần chứng cứ chứng minh cho các tình tiết của vụ án đƣợc rút ra từ vật chứng. Vật chứng là vật mà thông qua nó chúng ta có thể chứng minh đƣợc tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; trong một số trƣờng hợp nó có ý nghĩa quyết định cho việc điều tra, khám phá, xử lý tội phạm và ngƣời phạm tội. Nhƣng nếu các vật chứng nêu trên là những vật chứng có kích cỡ lớn, cồng kềnh, không thể di chuyển đem ra tòa án để chứng minh sự thật thì những vật chứng đó cần phải đƣợc chụp ảnh, ghi hình lại để khi ra tòa, những hình ảnh này có thể giúp mô tả đƣợc vật chứng một cách rõ ràng. Khi chụp ảnh vật chứng lại thì không phải mỗi một vật chứng là một ảnh mà một vật chứng có thể đƣợc chụp nhiều ảnh, ở nhiều góc độ khác nhau để có thể mô phỏng đƣợc vật chứng đó một cách toàn diện. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng những bản ghi âm, ghi hình đƣợc sử dụng để giải quyết vụ án hình sự bao gồm những bản ghi âm ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra; và những bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung bị can và thực hiện công tác điều tra. Tất cả những bản ghi âm, ghi hình này nếu đáp ứng đủ các điều kiện để có giá trị pháp lý thì chúng sẽ rất hữu ích cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đƣợc thuận lợi hơn. Đồng thời thể hiện tính công khai, minh bạch và hợp pháp của các cơ quan trong công tác điều tra.  Những bản ghi âm, ghi hình không có giá trị pháp lý Thứ nhất, những bản ghi âm, ghi hình lén không có giá trị pháp lý: bên cạnh những bản ghi âm, ghi hình lén vẫn có giá trị pháp lý bao gồm những bản ghi âm, ghi hình của nhà báo, công an thực hiện công tác nghiệp vụ hay những bản ghi âm, ghi hình lén vì mục đích công cộng nhƣ phát hiện tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật,… thì những bản ghi âm, ghi hình này muốn có giá trị pháp lý vẫn phải do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, xác định giá trị của nó. Nhƣ đã phân tích ở trên ghi âm, ghi hình là hoạt động thu lại những âm thanh, hình ảnh đã đƣợc diễn ra trên thực tế, còn “lén” có thể hiểu là một cách bí mật sao cho ngƣời khác không thấy, không biết. Vậy có thể nói ghi âm, ghi hình lén là một hoạt động ghi lại những âm thanh, hình ảnh diễn ra trên thực GVHD: Mạc Giáng Châu 37 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam tế một cách lén lút, không cho ngƣời khác biết. Ta có thể thấy, đa số những bản ghi âm, ghi hình lén đa phần là vì mục đích không tốt, cố ý dấu giếm, gian dối trong việc ghi âm, ghi hình nên những bản ghi âm, ghi hình lén thì đều có mức độ tin cậy không cao. Việc ghi âm, ghi hình lén nếu vì mục đích dụng lợi hay làm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm ngƣời khác,… sẽ là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị vào tội làm nhục ngƣời khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành hay vi phạm về việc sử dụng hình ảnh, âm thanh của ngƣời khác khi chƣa có sự đồng ý của họ. Nhƣ vậy, có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình lén với những mục đích làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời khác hay cụ thể là ảnh hƣởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, làm nhục ngƣời khác không những vi phạm pháp luật dân sự (chẳng hạn nhƣ vi phạm đến Điều 31 Bộ luật dân sự quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, Điều 37 quy định quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, Điều 38 quy định về quyền bí mật đời tƣ) mà còn có thể vi phạm pháp luật hình sự (nhƣ đăng ảnh làm nhục ngƣời khác sẽ vi phạm Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành). Về cơ bản những bản ghi âm, ghi hình đó xét về mặt nội dung của pháp luật là đã trái pháp luật nên những bản ghi âm, ghi hình đó mặc nhiên sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, những bản ghi âm, ghi hình lén đó tuy không có giá trị về mặt pháp lý nhƣng nó có thể đƣợc coi là một tài liệu có giá trị tham khảo hay manh mối để giải quyết vụ án hình sự vì từ bản ghi âm, ghi hình lén đó nếu nó có liên quan đến vụ án thì sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra những cơ sở của vụ án để chứng minh tội phạm chứ nó không đƣợc coi là chứng cứ. Nhƣ một ngƣời nào đó lén đặt máy ghi âm, ghi hình một đối tƣợng khác vì mục đích muốn biết những sinh hoạt hoặc là những cuộc nói chuyện của đối tƣợng đó, mà máy ghi âm, ghi hình đó vô tình ghi lại cuộc nói chuyện hay hình ảnh có liên quan đến vụ án hình sự, thì khi chủ nhân của máy ghi âm, ghi hình đem trình báo với cơ quan điều tra thì bản ghi âm, ghi hình cũng không thể có giá trị pháp lý đƣợc. Nếu nhƣ đánh giá bản ghi âm, ghi hình đó thấy rằng không có qua chỉnh sửa, cắt ghép thì cơ quan điều tra cũng chỉ dựa vào đó để tìm ra các chứng cứ khác chứ bản ghi âm, ghi hình đó không đƣợc xem là chứng cứ. Thứ hai, những bản ghi âm, ghi hình đã bị chỉnh sửa, cắt ghép: có thể nói với sự phát triển của công nghệ ngày nay việc chỉnh sửa, cắt ghép làm thay đổi bản ghi âm, ghi hình theo mục đích của từng ngƣời sử dụng là khá dễ dàng và phổ biến. Có thể hiểu quá trình chỉnh sửa, cắt ghép bản ghi âm, ghi hình là quá trình sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại để làm thay đổi về âm thanh, hình ảnh, ánh sáng,… trong các bản ghi âm, ghi hình có thể nếu chỉ muốn sử dụng một đoạn hay từng đoạn khác nhau trong một bản ghi âm, ghi hình thì chỉ việc sử dụng các phần mềm cắt bỏ những đoạn không cần thiết hay ghép lại những đoạn mà mình muốn sử dụng thì sẽ có một bản ghi âm, ghi hình tùy theo mục đích ngƣời sử dụng muốn. Việc cắt hay ghép bản ghi âm, ghi hình là việc làm cho nội dung bên trong của bản ghi âm, ghi hình đó ít hơn hoặc nhiều hơn nội dung của bản GVHD: Mạc Giáng Châu 38 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam gốc. Chẳng hạn nhƣ muốn cắt một đoạn dạo đầu của một bài nhạc đã đƣợc ghi âm lại thì ngƣời ta sẽ dùng phần mềm để cắt bỏ phần mở đầu đó, kết quả sẽ cho ra bản ghi âm không có đoạn dạo đầu. Hoặc là đối với hình ảnh, nhiều ngƣời, nhiều vật khác nhau đƣợc ghi lại trên các bức ảnh khác nhau, mà ngƣời ta có thể ghép tất cả hình ảnh của những ngƣời, những vật đó lại, làm cho chúng cùng nằm trên một bức ảnh, giống nhƣ là tất cả những ngƣời đó đã cùng nhau xuất hiện tại một địa điểm, nếu nhƣ không có kiến thức chuyên môn thì nhìn vào bản ghi hình đó đa phần sẽ hiểu lầm rằng những ngƣời đó đã đƣợc ghi hình tại cùng một thời điểm. Tóm lại, trong quá trình chỉnh sửa, cắt ghép là quá trình làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của các bản ghi âm, ghi hình. Qua việc chỉnh sửa cắt, ghép nhƣ vậy sẽ có những hậu quả khác nhau tùy theo mục đích của ngƣời chỉnh sửa, cắt ghép có thể tốt hay xấu. Nếu việc chỉnh sửa các bản ghi âm, ghi hình có thể là một chứng cứ trong vụ án sẽ gây ra hậu quả là làm sai lệch nội dung vụ án và có thể dẫn đến án oan cho ngƣời vô tội. Và với việc cố tình chỉnh sửa các bản ghi âm, ghi hình để vu oan cho ngƣời khác có thể sẽ bị tội vu khống cho ngƣời khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo Khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.”. Từ đây có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình để trở thành chứng cứ trong các vụ án phải là những gì có thật để làm căn cứ xác minh tội phạm mà những bản ghi âm, ghi hình đã bị chỉnh sửa, cắt ghép cơ bản đã bị làm thay đổi những tình tiết bên trong bản ghi âm, ghi hình đó dù là ít hay nhiều nên không thể phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án nên nó không có giá trị pháp lý trong vụ án hình sự. Việc đã bị chỉnh sửa, cắt ghép nhƣ vậy không phải là toàn bộ những gì trong bản ghi âm, ghi hình là không đúng sự thật nhƣng việc chỉnh sửa, cắt ghép đã làm cho những hình ảnh, âm thanh trong các bản ghi âm, ghi hình bị bỏ bớt hay cắt một phần làm cho tính khách quan giảm đi nên nhƣ vậy sẽ không là một chứng cứ thuyết phục trong các vụ án. Và từ việc chỉnh sửa nhƣ vậy sẽ cho ra không đúng với sự thật vốn có của nó dẫn đến việc chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội sẽ không chính xác nên nó không có giá trị pháp lý đƣợc, nên cơ quan tiến hành tố tụng khi thu thập chứng cứ là các bản ghi âm, ghi hình cần phải giám định một cách chính xác, điều đó là vô cùng quan trọng, cần phải xem các bản ghi âm, ghi hình đó có bị chỉnh sửa, cắt ghép hay không, nếu có bị chỉnh sửa, cắt ghép thì nó sẽ không có giá trị tố cáo tội phạm. Ví dụ: Bà Xuân (thị trấn Hƣơng Cam, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) đã gửi một số hình ảnh kèm theo đơn nặc danh tố cáo quan hệ bất chính của ông K. và bà P. đến các ban ngành trong huyện thông qua đƣờng bƣu điện. Không lâu sau Công an huyện Cao Phong tiến hành điều tra, rà soát các đối tƣợng, các mối quan hệ của nạn nhân và GVHD: Mạc Giáng Châu 39 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam Trịnh Thị Thanh Xuân đã bị khởi tố. Ngày 01/7/2013 Viện khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận giám định số 1965: “Tấm ảnh cơ quan điều tra gửi giám định là ảnh ghép”. Mới đây Tòa án nhân dân huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trịnh Thị Thanh Xuân mức án 30 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo về tội “Vu khống”.17 Qua ví dụ này có thể thấy rằng bản ghi hình do bà Xuân cung cấp là bản ghi hình ghép, chính vì vậy nó không đƣợc công nhận giá trị pháp lý, do đó lời tố cáo của bà Xuân không những không có hiệu lực mà còn phạm phải tội vu khống. Thứ ba, những bản ghi âm, ghi hình không nói lên mấu chốt của vụ án. Mấu chốt vụ án là những tình tiết quan trọng, chủ yếu nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong toàn bộ vấn đề, mà nếu tìm ra đƣợc mấu chốt vụ án thì cũng có ý nghĩa vấn đề sẽ đƣợc xác định và có thể đƣa ra hƣớng giải quyết. Các điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay bất cứ một ngƣời nào muốn chứng minh sự thật, muốn tìm ra công lý thì bƣớc đầu tiên họ phải tìm ra đƣợc đâu là mấu chốt của vấn đề, hay nói cách khác, cái mà họ quan tâm đó chính là cốt lỗi của vụ án. Chẳng hạn nhƣ để tìm ra sự thật của một vụ án nào đó, đầu tiên phải xem xét ai có động cơ gây án, đối tƣợng chính của vụ án là gì, đâu là công cụ, phƣơng tiện gây án,… Ngoài ra, một mấu chốt quan trọng đó là kẻ gây án đã thực hiện nhƣ thế nào. Việc xác định đâu là mấu chốt của một vụ án không phải là dễ, đó là cả một quá trình tìm kiếm, thu thập, đánh giá những chứng cứ có liên quan. Vậy mà nhiều khi còn bị nhầm lẫn, những vật, những tình tiết không phải là manh mối để phá án mà cứ nghĩ đó là những manh mối rất quan trọng, và ngƣợc lại. Làm cho quá trình điều tra vụ án đi lệch sang hƣớng khác, tạo điều kiện cho kẻ gây án “nhởn nhơ” ngoài vòng pháp luật. Do đó, cơ quan điều tra phải thật sự cẩn thận đánh giá từng chứng cứ, từng tình tiết để xác định cho đúng. Những bản ghi âm, ghi hình sau khi đƣợc cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng thì phải đƣợc xem xét, đánh giá ba điều kiện về tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của bản ghi âm ghi hình đó.18 Tính liên quan ở đây đƣợc hiểu là nội dung mà bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc phải liên quan đến vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng đang muốn làm rõ. Vì vậy, nếu nhƣ một bản ghi âm, ghi hình mà không nói lên một vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng cần thiết phải làm rõ thì bản ghi âm, ghi hình đó sẽ không có ý nghĩa gì, không thể hỗ trợ cho cơ quan điều tra đƣợc. Vì vậy, khi cơ quan điều tra thu thập đƣợc một bản ghi âm, ghi hình nào đó thì trƣớc tiên là phải đánh giá xem bản ghi âm, ghi hình đó có đáp ứng đủ ba điều kiện trên hay không. Cho dù bản ghi âm, ghi hình đó có nguồn gốc rõ ràng, không bị chỉnh sửa, cắt ghép gì và hoàn toàn hợp pháp nhƣng khi xem xét về mức độ liên quan đến vụ án mà nó không thể cho biết đƣợc 17 Bà hiệu trưởng tung ảnh nóng ông Phó phòng giáo dục giữa chợ, Báo điện tử VTC News, 2014, http://vtc.vn/bahieu-truong-tung-anh-nong-ong-pho-phong-giao-duc-giua-cho.7.494650.htm, [truy cập ngày 4-11-2014]. 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 66. GVHD: Mạc Giáng Châu 40 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam những tình tiết hay manh mối để giúp cơ quan điều tra tìm ra đƣợc sự thật thì xem nhƣ những bản ghi âm, ghi hình đó có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc, nó hoàn toàn không ảnh hƣởng gì đến quá trình điều tra vụ án. Do đó những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy thì sẽ không có giá trị pháp lý. Hoặc là đối với những bản ghi âm, ghi hình tƣởng chừng nhƣ là đã ghi lại đƣợc mấu chốt vụ án, cho nên cơ quan điều tra đã lần theo những manh mối đƣợc ghi trong đó để điều tra, nhƣng đi một vòng lớn mới biết đã đi sai hƣớng, và sau quá trình phân tích lại thì thấy rằng những gì trong bản ghi âm, ghi hình thu thập đƣợc không phải là manh mối mà cơ quan điều tra cần điều tra. Nhƣ vậy, bản ghi âm, ghi hình đó cũng không có giá trị pháp lý. Bởi vì cái mà cơ quan điều tra cần đó là một bằng chứng có thể giúp mình tìm ra đƣợc sự thật và giúp cơ quan xét xử giải quyết đúng ngƣời, đúng tội. Nếu một bản ghi âm, ghi hình không thể thực hiện đƣợc vai trò đó thì không thể làm chứng cứ để buộc tội hay gỡ tội cho một ai cả, do đó nó sẽ không có giá trị pháp lý. GVHD: Mạc Giáng Châu 41 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Tồn tại pháp luật và một số kiến nghị 3.1.1 Một số tồn tại pháp luật Thứ nhất, đối với những bản ghi âm, ghi hình liên quan đến tình tiết vụ án. Theo pháp luật tố tụng Dân sự Việt Nam thì một trong những nguồn của chứng cứ đó là các tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc,19 từ đó có thể hiểu là các bản ghi âm, ghi hình đã đƣợc quy định là chứng cứ trong tố tụng Dân sự. Nhƣng còn đối với pháp luật tố tụng hình sự thì không có quy định nhƣ vậy, trong Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không nói đến việc chứng cứ là các tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc mà trong pháp luật tố tụng hình sự thì ngoài những chứng cứ đƣợc quy định cụ thể nhƣ vật chứng, lời khai, kết luận giám định, biên bản hoạt động điều tra, xét xử thì việc quy định về các tài liệu đồ vật khác không đƣợc rõ ràng, từ đó khiến cho một số cơ quan không xác định đƣợc là các tài liệu khác có bao gồm cả bản ghi âm, ghi hình hay không. Do đó có thể nói pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chƣa có quy định cụ thể, rõ ràng về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình. Việc không quy định rõ ràng về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình là một thiếu sót của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vì bản ghi âm, ghi hình là kết quả của việc ghi lại các tình tiết, sự vật liên quan đến vụ án một cách hiện đại vào các thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Khi cơ quan điều tra tìm thấy những chứng cứ liên quan tại hiện trƣờng vụ án và ở những địa điểm liên quan thì sẽ suy đoán tình huống lúc vụ án xảy ra. Nhƣng bản ghi âm, ghi hình thì có thể ghi lại đƣợc một số tình tiết, một số vật có thể khiến cơ quan điều tra suy đoán tình huống đúng hƣớng hơn, hoặc không cần suy đoán mà biết đƣợc luôn tình huống đã xảy ra nhƣ thế nào. Từ những phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng 2 có thể thấy bản ghi âm, ghi hình có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, vậy mà trong các quy định của pháp luật thì giá trị của bản ghi âm, ghi hình không đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng. Một số nguyên nhân dẫn đến việc pháp luật tố tụng hình sự không có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình đó là: + Do pháp luật nƣớc ta chƣa ghi nhận và đề cao vai trò tầm quan trọng của nguồn chứng cứ bằng hình thức ghi âm, ghi hình dùng để áp dụng giải quyết vụ án hình sự. Bởi vì các chứng cứ đƣợc liệt kê tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là những gì có thật, chúng ta có thể quan sát trực tiếp đƣợc, có thể chạm vào những vật đó đƣợc. Nhƣng 19 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004, điều 82. GVHD: Mạc Giáng Châu 42 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam đối với bản ghi âm, ghi hình thì chúng ta chỉ có thể quan sát nội dung của nó thông qua màn hình điện thoại, màn hình máy vi tính, hoặc các thiết bị kỹ thuật khác,… nên khó có thể xác định đƣợc những hình ảnh trong bản ghi hình đó chính xác là cái gì, chẳng hạn nhƣ bản ghi hình chụp lại đƣợc một vết đỏ trên nền nhà, thì chúng ta không biết đƣợc đó có phải là vết máu hay không hay đó chỉ là vết sơn đỏ,… Có thể vì lý do này mà pháp luật nƣớc ta nghĩ rằng bản ghi âm, ghi hình chƣa thể phản ánh đƣợc sự thật khách quan về nội dung mà nó cung cấp, nên vai trò của bản ghi âm, ghi hình không đƣợc đề cao. + Đồng thời do sự phức tạp của việc xác định làm rõ đƣợc nguồn gốc của các bản ghi âm, ghi hình; khó khăn trong việc giám định, đánh giá những bản ghi âm, ghi hình. Do giọng nói, âm thanh trong quá trình ghi âm không giống nhƣ giọng nói, của bị can, bị cáo, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế, do có sự tác động của môi trƣờng bên ngoài trong quá trình “ghi âm”; hay cũng có thể ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị cáo, nhân chứng,… lợi dụng sự phức tạp của nhiều âm điệu, giọng nói,… để “ghi âm” qua đó cung cấp đánh lạc hƣớng cơ quan điều tra, và các cơ quan tiến hành tố tụng; hoặc cũng có thể một ngƣời thực hiện hành vi phạm tội có thể nói đƣợc rất nhiều chất giọng khác nhau nên việc nên nguồn chứng cứ bằng ghi âm nhiều khi rất khó giám định, và chứng minh làm rõ. Để thu thập một chứng cứ thì phải xác định nguồn gốc của chứng cứ đó, mà việc xác định nguồn gốc của bản ghi âm, ghi hình không phải là đơn giản. Bởi vì có rất nhiều cách để gửi bản ghi âm, ghi hình đến cơ quan điều tra. Nếu ngƣời gửi nặc danh thì cơ quan điều tra không thể biết đƣợc bản ghi âm, ghi hình đó từ đâu mà có đƣợc, có phải là đƣợc ghi công khai hay không, hay là do ghi lén mà có. Nếu muốn điều tra làm rõ thì trƣớc tiên phải tìm ra ngƣời đã gửi bản ghi âm, ghi hình đó. Do đó, để sử dụng bản ghi âm, ghi hình vào giải quyết vụ án hình sự là phải trải qua rất nhiều giai đoạn, mà biết đâu đến cuối cùng bản ghi âm, ghi hình đó lại không thể giúp đƣợc gì, nhƣ vậy sẽ làm lãng phí thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng. Nghĩ đến điều này nên pháp luật mới không quy định cụ thể về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình. Ngoài ra, do khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, hiện đại, nên việc tạo ra các phần mềm với các tính năng chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh, âm thanh ngày càng tinh vi hơn, mà những thiết bị giám định của bộ phận giám định đôi khi cũng không thể tìm ra đƣợc sơ hở của bản ghi âm, ghi hình đó, sợ rằng có một vài lỗi kỹ thuật mà không đƣa ra đƣợc kết quả chính xác thì sẽ ảnh hƣởng đến cả vụ án cho nên pháp luật ngại đƣa quy định về bản ghi âm, ghi hình vào chứng cứ. Việc pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam không quy định cụ thể về việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình để giải quyết vụ án sẽ dẫn đến một số hậu quả nhƣ sau: + Thứ nhất, có thể những bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc vụ án đã xảy ra nhƣ thế nào, hoặc ghi lại đƣợc những ai đã xuất hiện tại hiện trƣờng vụ án, thời gian và địa điểm gây án, những vật nào có thể là hung khí,… Đó toàn bộ là những manh mối mấu GVHD: Mạc Giáng Châu 43 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam chốt để phá án, có thể cột tội hoặc gỡ tội cho một ai đó, trả lại sự trong sạch cho ngƣời khác cũng nhƣ xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Mà do pháp luật không quy định cụ thể sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhƣ thế nào nên các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng. Do vậy trên thực tế nhiều trƣờng hợp cơ quan điều tra không sử dụng bản ghi âm, ghi hình để giải quyết vụ án, nên xem nhƣ pháp luật đã bỏ qua một nguồn chứng cứ quan trọng trong các vụ án, bỏ qua cơ hội tìm ra sự thật, từ đó có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Việc bỏ lọt tội phạm sẽ trở nên càng nghiêm trọng hơn khi ngƣời phạm tội đang ở ngoài vòng pháp luật sẽ lại tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật của mình, dẫn đến những hậu quả xấu cho xã hội. + Thứ hai, việc không quy định một cách cụ thể về sử dụng bản ghi âm, ghi hình để giải quyết vụ án hình sự làm cho quá trình giải quyết vụ án không đƣợc thực hiện nhanh chóng. Bởi vì khi thu thập một bản ghi âm, ghi hình nào đó có liên quan đến một vụ án hình sự thì để việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đó hỗ trợ giải quyết vụ án đƣợc đúng pháp luật thì phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Chẳng hạn nhƣ trình tự thủ tục thu thập nhƣ thế nào, đƣợc giám định ra sao, bản ghi âm, ghi hình muốn đƣợc sử dụng để giải quyết vụ án thì phải thỏa mãn những điều kiện nào, hoặc bản ghi âm, ghi hình đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp nào,… những vấn đề này cần đƣợc pháp luật quy định một cách rõ ràng, chi tiết, bởi vì nội dung bản ghi âm, ghi hình đƣợc ghi lại thông qua những phƣơng tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại. Cho nên khi pháp luật không có văn bản hƣớng dẫn cụ thể thì việc áp dụng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, làm chậm tiến trình giải quyết vụ án. Thứ hai, đối với bản ghi âm, ghi hình ghi lại quá trình tố tụng. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các điều tra viên có thể ghi âm lại quá trình lấy lời khai hoặc ghi hình lại những vật chứng để đƣa vào hồ sơ vụ án. Pháp luật quy định nhƣ vậy nhằm đảm bảo sự minh bạch, tính công bằng trong hoạt động tố tụng. Đối với việc ghi hình lại những vật chứng để đƣa vào hồ sơ vụ án thì pháp luật tố tụng hình sự quy định đã ổn. Tuy nhiên việc ghi âm trong quá trình lấy lời khai thì pháp luật chƣa quy định chặt chẽ. Trong quá trình lấy lời khai thì pháp luật chỉ quy định điều tra viên có thể đƣợc ghi âm lại chứ pháp luật không quy định là đƣợc phép ghi hình. Nhƣ vậy thì chỉ có thể biết đƣợc trong lúc lấy lời khai mọi ngƣời đã nói gì với nhau, điều tra viên đã đặt câu hỏi gì và ngƣời cho lời khai đã trả lời ra sao chứ không thể biết đƣợc những hành động của họ trong lúc đó là nhƣ thế nào, các điều tra viên có dùng những hành động đe dọa hoặc gây bất lợi đối với ngƣời cho lời khai hay không thì chúng ta không thể nào biết đƣợc. Bởi vì nếu muốn đe dọa hay dùng nhục hình thì chỉ cần dùng hành động là có thể thực hiện đƣợc chứ không cần phải thông qua lời nói, âm thanh. Chẳng hạn nhƣ dùng dao đe dọa, hay cũng có thể đƣa câu trả lời đã soạn sẵn cho ngƣời cho lời khai và khi điều tra viên hỏi xong rồi chỉ câu trả lời cho ngƣời cho lời khai trả lời giống nhƣ vậy,… Cho nên GVHD: Mạc Giáng Châu 44 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam việc ghi âm quá trình lấy lời khai cũng không thể phát huy tối đa tính minh bạch của hoạt động tố tụng đƣợc, giống nhƣ dân gian có câu “tai nghe không bằng mắt thấy”. Do đó chỉ ghi âm lại lời nói, âm thanh trong lúc lấy lời khai cũng không chứng minh đƣợc là điều tra viên không dùng nhục hình hay ép ngƣời cho lời khai cho lời khai giả. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận”. Theo quy định này thì có thể thấy rằng việc ghi âm lại quá trình lấy lời khai là không bắt buộc phải thực hiện, nên các điều tra viên muốn ghi âm hay không ghi âm đều đƣợc, từ đó tạo nên một lỗ hỏng pháp lý đó là do hoạt động ghi âm trong quá trình lấy lời khai là không bắt buộc, cho nên nếu điều tra viên muốn đe dọa hoặc dùng vũ lực ép cung ngƣời cho lời khai thì họ sẽ không ghi âm lại, khi đó thì cũng chẳng ai biết những hành vi trái pháp luật của các điều tra viên này. Do đó tính minh bạch của hoạt động tố tụng không thể đảm bảo đƣợc. Việc pháp luật chỉ quy định là có thể đƣợc ghi âm trong quá trình lấy lời khai có thể là do nguyên nhân sau: Do nếu sử dụng máy ghi hình để ghi hình lại hoạt động lấy lời khai sẽ vi phạm bí mật điều tra. Bởi vì nghiệp vụ điều tra của các điều tra viên dùng để lấy lời khai nếu bị tiết lộ thì ngƣời khác sẽ biết đƣợc, nếu sau này dùng lại nữa thì sẽ không còn hiệu quả bởi vì ngƣời cho lời khai đã biết và tự có cách luồng lách, làm cho các điều tra viên không thể kiểm soát đƣợc tính trung thực từ lời khai của ngƣời cho lời khai. Do đó, để đảm bảo bí mật điều tra cho cơ quan điều tra nên pháp luật tố tụng hình sự không quy định là đƣợc ghi hình lại quá trình lấy lời khai. Tuy nhiên, việc pháp luật không quy định là buộc phải ghi âm, ghi hình lại quá trình lấy lời khai đã dẫn đến hậu quả là các điều tra viên ép cung, nhục hình đối với ngƣời cho lời khai, buộc họ phải khai theo những gì các điều tra viên đã soạn sẵn. Từ đó làm cho cơ quan xét xử đã xét xử oan cho ngƣời vô tội, và đã bỏ lọt tội phạm thật sự. Ngoài ra việc không ghi hình lại quá trình lấy lời khai mà thật sự buổi lấy lời khai đó điều tra viên đã ép cung hoặc dùng nhục hình thì cũng không có bằng chứng để kiện họ. Ví dụ: Trong vụ án “quan tài diễu phố” ở Vĩnh Phúc đã đƣợc xét xử phúc thẩm ngày 6/3/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Trong phần xét hỏi và thẩm vấn các bị cáo vào sáng nay 6/3, các bị cáo bị truy tố về tội Giết ngƣời đều trả lời quanh co, chối tội và cho rằng, lời khai tại cơ quan điều tra không đúng vì cán bộ điều tra “mớm cung”. Bị cáo Nguyễn Văn Bính (tức Bình Cong) cho rằng: “Toàn bộ lời khai của bị cáo đều do cán bộ điều tra đọc để bị cáo ghi. Khi bị cáo khai tại các bản tự khai khác với bản khai mà cán bộ điều tra mớm cung, liền bị cán bộ điều tra lao vào đánh hội đồng”. Bị cáo này cũng mong muốn Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để bị cáo nhanh chóng trở về với gia đình, xã hội và làm lại cuộc đời. Tƣơng tự, bị cáo Nguyễn Văn Tình khẳng định GVHD: Mạc Giáng Châu 45 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam mình không phạm tội Giết ngƣời. Về bản khai nhận tội tại cơ quan điều tra, bị cáo cho rằng: “Cán bộ điều tra đánh đập, bắt ghi vào bản tự khai là có tham gia vào việc đánh anh Nguyễn Tuấn Anh”. Tuy nhiên, bị cáo Tình cũng thừa nhận mình có tham gia vào quá trình truy đuổi nạn nhân, nhƣng tuyệt đối không ra tay đánh đập. Suốt quá trình lấy lời khai, bị cáo không thấy kiểm sát viên xuất hiện lấy lời khai. Bị cáo Đặng Quốc Tú khẳng định mình cũng không phạm tội. Bản khai của bị cáo do điều tra viên ép viết. Khi bị cáo đến Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh Vĩnh Phúc) đầu thú có 2 kiểm sát viên ở đó và bị cáo khai không có tội. Thế nhƣng, khi hai kiểm soát viên về thì cán bộ điều tra đánh đập và ép cung.20 Qua vụ án trên có thể thấy rằng việc lấy lời khai mà không đƣợc ghi âm, ghi hình lại nên mới dẫn đến tình trạng các bị cáo (Bính, Tình, Tú) lần lƣợt nói là mình đã bị ép cung, nhục hình. Rõ ràng sự việc nhƣ thế nào thì không ai biết đƣợc ngoại trừ chính những điều tra viên và các bị cáo đó. Bởi vì không ghi hình lại quá trình lấy lời khai thì cũng chẳng ai biết là các điều tra viên đó có thực sự ép cung, nhục hình nhƣ những gì các bị cáo đã khai tại phiên tòa phúc thẩm hay không. 3.1.2 Kiến nghị Từ những phân tích trên có thể thấy việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự có sự mập mờ, không rõ ràng, dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi trong quá trình giải quyết vụ án. Nếu băng ghi âm, ghi hình của ngƣời dân, của cơ quan báo chí cung cấp cho cơ quan bảo vệ pháp luật tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, những tiêu cực trong xã hội mà không đƣợc đảm bảo chắc chắn rằng đó là chứng cứ trong tố tụng hình sự thì công tác phòng chống tội phạm chỉ tồn tại trên giấy. Lúc đó ngƣời dân sẽ không tin tƣởng để thực hiện việc tố cáo và cung cấp các tài liệu chứng cứ chống lại các hành vi đó. Do đó, các nhà làm luật cần phải đề cao tầm quan trọng của chứng cứ bằng bản ghi âm, ghi hình, nhìn thấy đƣợc những lợi ích mà bản ghi âm, ghi hình đem đến. Để cho việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đƣợc thuận tiện và dễ dàng thực hiện, đồng thời để tránh tình trạng bỏ qua một nguồn chứng cứ quan trọng thì pháp luật tố tụng hình sự cần bổ sung thêm một số quy định và văn bản hƣớng dẫn chi tiết về giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình. Cụ thể là pháp luật tố tụng hình sự cần quy định về chứng cứ ghi âm, ghi hình là các tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc vào điểm d khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự nhƣ sau: “2. Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng; 20 Nguyễn Quyết, Vụ “quan tài diễu phố”: Hủy án sơ thẩm, điều tra từ đầu, Báo tin tức 24h, 2014, http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vu-quan-tai-dieu-pho-huy-an-so-tham-dieu-tra-tu-dau-c46a614275.html, [truy cập ngày 9-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 46 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam b) Lời khai của người là chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định; d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử; các tài liệu nghe được, nhìn được và các tài liệu đồ vật khác.” Đồng thời bổ sung quy định về việc thu thập các tài liệu nghe đƣợc, nhìn đƣợc (cụ thể là bản ghi âm, ghi hình) vào quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể là bổ sung vào Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự nhƣ sau: “1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triều tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, các bản ghi âm, ghi hình có liên quan đến vụ án, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. 2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật, bản ghi âm, ghi hình và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.” Ngoài ra, cần bổ sung thêm các quy định về việc bảo quản, xử lý chứng cứ là bản ghi âm, ghi hình vào Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có thể ban hành văn bản hƣớng dẫn chi tiết về vấn đề này để làm hiểu rõ hơn cách thức, trình tự để thực hiện cho đúng. Chẳng hạn nhƣ đối với việc bảo quản bản ghi âm, ghi hình đƣợc lƣu trong các thiết bị nhƣ băng, đĩa từ,… có thể đƣợc bảo quản theo một số nguyên tắc nhƣ: không để băng đĩa nơi ẩm ƣớt, phải để nơi khô thoáng để băng đĩa khỏi bị ẩm mốc; không để băng từ ở nơi có nhiệt độ cao, vì nó làm tính từ của băng bị giảm, ảnh hƣởng tới chất lƣợng tiếng nói trong băng; không để băng nơi có từ trƣờng mạnh; không để vật nặng lên băng, đĩa; cần đóng gói băng, đĩa trong hộp bìa cứng, ngoài hộp có kí hiệu;… Bên cạnh đó, để cho công tác điều tra cũng nhƣ tiến hành tố tụng đƣợc minh bạch, trung thực thì pháp luật nên quy định về vấn đề cài đặt máy ghi âm, ghi hình trong quá trình lấy lời khai bị can, ngƣời làm chứng để đảm bảo rằng khi lấy lời khai, bị can và ngƣời làm chứng không bị các điều tra viên ép cung, dùng nhục hình buộc khai không đúng sự thật. Cụ thể nhƣ tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung thêm một vài ý nhƣ sau: “Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trong quá trình hỏi cung bị can cần phải được ghi âm, ghi hình lại. GVHD: Mạc Giáng Châu 47 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Đồng thời Điều tra viên phải cho bị can biết là buổi hỏi cung của họ đang được ghi âm, ghi hình lại. Việc này phải được ghi vào biên bản.” Thêm vào đó nên sửa đổi một đoạn ở khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự. Ở khoản 2 Điều 132 quy định: “Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận.” Tuy nhiên để phù hợp với phần quy định tại Điều 131 vừa mới kiến nghị trên thì khoản 2 Điều 132 cần phải sửa đổi lại nhƣ sau: “Sau khi hỏi cung phải phát lại đoạn ghi âm, ghi hình ghi lại buổi hỏi cung cho bị can và Điều tra viên cùng nghe hoặc xem lại. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận”. Với những kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng hình sự nhƣ vậy sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn về quy trình thủ tục thu thập nguồn chứng cứ là bản ghi âm, ghi hình cũng nhƣ cách bảo quản và xử lý các bản ghi âm, ghi hình đó, từ đó có thể áp dụng giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn, hạn chế tối đa tình trạng xử oan cho ngƣời vô tội mà bỏ lọt tội phạm. Đồng thời với kiến nghị trên sẽ phần nào hạn chế đƣợc tình trạng bức cung, nhục hình diễn ra ngày càng nhiều trên thực tế, đảm bảo sự minh bạch của Nhà nƣớc ta trong quá trình điều tra vụ án. 3.2 Về mặt thực tiễn sử dụng bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 3.2.1 Thực tiễn và một số bất cập Từ những tồn tại trong pháp luật tố tụng hình sự về việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình còn chƣa rõ ràng, từ đó thực tiễn áp dụng vẫn còn những vƣớng mắc. Việc áp dụng các bản ghi âm, ghi hình để làm chứng cứ trong các vụ án hay trong hoạt động hỏi cung bị can vẫn chƣa đƣợc áp dụng nhiều vào thực tế, đặc biệt là việc áp dụng trong hoạt động hỏi cung bị can, trong các trại tạm giam, tạm giữ. Thứ nhất, đối với những bản ghi âm, ghi hình ghi lại các hoạt động hỏi cung bị can, trong các nơi tạm giam, tạm giữ bị can thì trên thực tiễn áp dụng là còn nhiều hạn chế. Hiện nay, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi quy định pháp luật không hề có bắt buộc phải ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can, chính từ việc không sử dụng ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can đã dẫn đến nhiều hậu quả to lớn trong hoạt động tố tụng nhƣ điều tra viên dùng nhục hình, bức cung,… dẫn đến bị can phải chịu tội oan do không chịu đƣợc nhục hình. Theo thông kê: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thụ lý, giải quyết 36 tố giác, tin báo về tội phạm về tội phạm bức cung, dùng nhục hình; trong đó, quyết định khởi tố vụ án đối với 13 tố giác, tin báo. Cục Điều GVHD: Mạc Giáng Châu 48 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố 26 vụ/40 bị can về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp, trong đó có 19 bị can nguyên là cán bộ, Điều tra viên bị Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố điều tra về tội dùng nhục hình; có 2 bị can bị khởi tố về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án; không có trƣờng hợp nào bị khởi tố về tội bức cung; đã thụ lý điều tra 13 vụ/19 bị can về tội “Dùng nhục hình”. Từ 1/1/2012 đến 31/12/2013, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã thụ lý 602 vụ với 828 bị cáo về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp (trong đó có 10 vụ với 23 bị cáo phạm tội “dùng nhục hình”, không thụ lý vụ án nào về tội bức cung). Trong số các vụ án xâm phạm hoạt động tƣ pháp mà Tòa án đã thụ lý sơ thẩm thì tội dụng nhục hình có xu hƣớng ngày càng gia tăng: Năm 2011 có 1 vụ/2 bị cáo; năm 2012 thụ lý 4 vụ/7 bị cáo; năm 2013 thụ lý 5 vụ/14 bị cáo. Các Tòa án đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 5 vụ với 10 bị cáo về Tội dùng nhục hình, phúc thẩm 03 vụ với 03 bị cáo.21 Qua thống kê ta có thể thấy số vụ dùng nhục hình là khá nhiều trong những năm gần đây và những việc làm đó đã dẫn có thể dẫn đến những hậu quả nhƣ án oan, thậm chí dẫn đến chết ngƣời. Ví dụ: Vụ án ở tỉnh Phú Yên là Theo nội dung vụ án, rạng sáng 12/5/2012, Trần Minh C. lái ôtô chở Ngô Thanh S. và Ngô Thanh K. đến thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) để trộm cắp. C. vào nhà một ngƣời dân lấy trộm 14 triệu đồng và 5 điện thoại thì bị công an phát hiện. S. và C. bị bắt. Tại cơ quan điều tra, hai ngƣời khai đã cùng K. gây ra 7 vụ trộm, giá trị tài sản trị gần 1,3 tỷ đồng. Để phục vụ điều tra, ông Hoàn với tƣ cách là Trƣởng ban chuyên án chỉ đạo cấp dƣới mời anh K. lên trụ sở công an thành phố làm việc. Tuy nhiên, ông Hoàn bị cho là thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, để 5 cấp dƣới bắt anh K. khi chƣa có lệnh, dùng dùi cui cao su đánh nhiều lần khiến nghi phạm mất mạng vì chấn thƣơng sọ não.22 Từ những việc dùng nhục hình của điều tra viên thấy đƣợc thực tế việc sử dụng ghi âm, ghi hình trong việc hỏi cung là rất ít dẫn đến hậu quả to lớn nếu có việc ghi âm, ghi hình thì những hậu quả nhƣ vậy sẽ không thể xảy ra. Có thể hiểu trong hoạt động hỏi cung bị can chỉ có điều tra viên và bị can trong một căn phòng nên việc dùng nhục hình với bị can thì cũng không ai biết mà bản thân bị can muốn chứng minh mình bị dùng nhục hình thì cũng gần nhƣ bất khả thi nên nếu có sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can thì việc dùng nhục hình bức cung sẽ khó mà xảy ra với bị can và đảm bảo đƣợc tính khách quan trong hoạt động hỏi cung bị can. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị can bị bức cung, dùng nhục hình nhƣ cán bộ điều tra, công an không nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, đặt nặng về thành tích, áp lực công việc lớn,… Vì vậy, họ luôn muốn mau 21 Thu Hằng, Số vụ việc bức cung, nhục hình có thể nhiều hơn các vụ án đã khởi tố, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340784&cn_id=673973, [truy cập ngày 7-11-2017]. 22 Tuệ Lâm, Chuyển khung hình phạt vụ 5 công an dùng nhục hình, Báo điện tử Người đưa tin, 2014, http://www.nguoiduatin.vn/chuyen-khung-hinh-phat-vu-5-cong-an-dung-nhuc-hinh-a159352.html, [truy cập ngày 711-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 49 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam chóng thu thập đƣợc chứng cứ để giải quyết vụ án dẫn đến vội vã dùng nhục hình và cũng có thể do tâm lý coi bị can là tội phạm của điều tra viên. Chính từ những nguyên nhân này mà việc lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình là vô cùng cần thiết, từ những bản ghi âm trong việc hỏi cung đó có thể sẽ là một chứng cứ ghi lại lời khai của bị can vừa có thể là chứng cứ để tố giác tội bức cung, dùng nhục hình đảm bảo tính khách quan trong các hoạt động tƣ pháp. Thực tế việc sử dụng ghi âm, ghi hình trong việc hỏi cung là rất ít nhƣ vậy sẽ bỏ qua một nguồn chứng cứ trong các vụ án nhƣ lời khai của bị can, chứng cứ cho tội dùng nhục hình. Việc pháp luật không bắt buộc phải có ghi âm, ghi hình khi lấy lời khai bị can thì những cơ quan điều tra muốn ghi âm, ghi hình không là quyền của họ không có một quy định nào về việc không ghi âm, ghi hình dẫn đến việc hỏi cung bị can có ghi âm, ghi hình là rất ít vì bản thân điều tra viên muốn mau chóng phá án mà dùng nhục hình thì không dại gì mà họ lại sử dụng ghi âm, ghi hình mình để tự làm bằng chứng buộc tội họ nhƣ vậy việc không có ghi âm, ghi hình sẽ không công bằng đối với bị can trong quá trình hỏi cung và nhƣ thế sẽ không có chứng cứ để chứng minh tội dùng nhục hình, bỏ qua một nguồn chứng cứ quan trọng của các vụ án. Từ đó, việc bức cung, nhục hình sẽ tăng lên mà không có một biện pháp để hạn chế việc dùng nhục hình, bức cung vì nguồn chứng cứ đƣợc coi là quan trọng là bản ghi âm, ghi hình lại không đƣợc dùng nhiều trong các hoạt động hỏi cung. Qua thực trạng sử dụng các bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung, trong các trại tạm giam, tạm giữ thấy đƣợc bất cập trong các hoạt động đó là sơ hở trong việc quản lí các điều tra viên khi lấy lời khai mà không có sử dụng các phƣơng tiện ghi âm, ghi hình dẫn đến gây nhiều hậu quả to lớn trong công tác phòng chống bức cung, nhục hình đối với bị can. Để làm rõ hậu quả to lớn mà nó gây ra có thể thấy qua vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang làm chấn động cả nƣớc do oan sai, theo đó nhớ lại ký ức của 10 năm về trƣớc, ông Chấn không kìm nén đƣợc nƣớc mắt: “Tôi nhớ nhƣ in, thời điểm tòa tuyên án tôi về tội giết ngƣời là ngày 27/7, nếu không nhờ tình tiết giảm nhẹ do bố tôi là liệt sĩ, có lẽ tôi có đã không thể thoát khỏi án tử hình trong gang tấc”. Nói đến đây, ông Chấn nhƣ mắc nghẹn ở cổ họng, toàn thân ngƣời tù oan sai này cứng đơ, tựa lƣng vào bức tƣờng đã cũ kỹ mà không nói thêm đƣợc điều gì. Nhận định về bản án này, ông Chấn khẳng định, tất cả chỉ là dàn dựng, bản thân bị ép cung, nhục hình, bị đánh đập nên phải nhận tội.23 Qua vụ án ông Chấn có thể thấy việc ông Chấn đã bị bức cung, dùng nhục hình lá khá rõ ràng mặc dù không hề có chứng cứ cụ thể nào lúc đó, nếu không thì tại sao ông Chấn lại bị oan, bị buộc phải nhận tội giết ngƣời về bản thân mình, có lẽ là ông Chấn đã không thể chịu nổi nhục hình của điều tra viên. Hậu quả của việc ông Chấn bị án oan không chỉ gây đau thƣơng cho mình ông mà cho cả một gia đình ông Chấn về 23 Ông Chấn run người nhớ lại lúc chủ tọa tuyên án chung thân, Báo điện tử Đất Việt, 2014, http://tinnhanh.baodatviet.vn/ReadNew.aspx?id=516899, [truy cập ngày 11-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 50 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam vật chất, tinh thần, sức khỏe,… Còn làm cho ngƣời dân mất lòng tin vào cơ quan tiến hành tố tụng vì họ bổng dƣng biến một ngƣời vô tội phải lao vào vòng pháp lý, rồi bị đánh đập, đe dọa, buộc nhận tội giết một ngƣời để phải ngồi tù oan mƣời năm trong tù tội. Từ hậu quả to lớn mà gia đình ông Chấn phải chịu trong suốt hơn mƣời năm qua thấy đƣợc pháp luật tố tụng đã không xem trọng việc sử dụng ghi âm, ghi hình trong các hoạt động tố tụng để có thể có nguồn chứng cứ quan trọng trong các hoạt động đó vì bản thân những bản ghi âm, ghi hình có lẽ là những chứng cứ hữu hiệu để chứng minh các tội về bức cung, nhục hình, mà nếu có các thiết bị ghi âm, ghi hình thì sẽ hạn chế đƣợc tối đa việc lạm dụng nhục hình, bức cung của các điều tra viên, tránh việc áp đặt của điều tra viên đối với bị can. Không những với cơ quan điều tra mà các cơ quan khác cũng có những sai sót dẫn đến án oan của ông Chấn nhƣ Viện Kiểm Sát cũng có một phần trách nhiệm khi hoạt động kiểm sát đã không phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra dẫn đến án oan. Từ đó cho thấy nếu không có ghi âm, ghi hình thì thật khó để bảo vệ quyền bình đẳng của công dân trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là việc hỏi cung bị can đã xảy ra nhiều bất cập mà trong đó việc không có ghi âm, ghi hình đã dẫn đến việc lạm dụng quyền của các điều tra viên vốn coi bị can nhƣ là ngƣời phạm tội. Thứ hai, hiện nay trên thực tế bên cạnh các bản ghi âm, ghi hình đƣợc coi là một nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự thì bên cạnh đó vẫn có những vụ án mà các bản ghi âm, ghi hình mặc dù liên quan đến các vụ án nhƣng vẫn chƣa đƣợc xem trọng. Có thể là do việc nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình còn chƣa đƣợc ghi nhận là một nguồn chính thức trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay nên việc áp dụng cụ thể vào trong các vụ án còn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm hay bỏ lọt một nguồn chứng cứ có thể cột tội hay cởi tội cho một ngƣời. Ví dụ: Đơn cử, vụ ông P.T.D ở Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đang là sự kiện luận bàn của giới luật gia và báo chí. Ngƣời dân đã cung cấp giấy cho thấy ông D. nhận tiền 70 triệu đồng và hàng chục file ghi âm thể hiện ông đã nhận tiền của, hứa lo trọn gói cho bị cáo đƣợc tại ngoại và hƣởng án treo. Theo ngƣời dân, trƣớc và trong quá trình nhận tiền, ông D. liên tục khoe khoang đã gặp ông này, ông kia là những ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tiến hành tố tụng để lo cho bị cáo đƣợc tại ngoại và hƣởng án treo theo cam kết. Rồi khi phát hiện bị lừa dối, đƣơng sự cung cấp các file ghi âm cho cơ quan pháp luật, ông D. cũng không thừa nhận giọng nói trong file ghi âm là của mình. Điều khó hiểu là kết quả giám định đã chứng minh sự thật khách quan, vụ án đã đƣợc khởi tố, nhƣng sau đó ông D. vẫn thoát vòng tố tụng một cách khó hiểu vì cơ quan chức năng đình chỉ điều tra với ông D. Vấn đề pháp lý đặt ra là băng ghi âm, ghi hình do đƣơng sự, luật sƣ cung cấp cho cơ quan bảo vệ pháp luật có đƣợc coi là chứng cứ hữu hiệu để chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự hay GVHD: Mạc Giáng Châu 51 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam không?24 Qua ví dụ này có thể thấy mặc dù đã có băng ghi âm lời nói của ông D và qua giám định bản ghi âm đó đã cho ra sự thật khách quan những ông D vẫn thoát vòng tố tụng vì cơ quan chức năng đình chỉ điều tra với ông D. Qua đó thấy đƣợc cho dù băng ghi âm đã chứng minh đƣợc sự việc là có thật nhƣng vẫn không thể buộc tội đƣợc tội phạm. Từ đó thấy đƣợc việc áp dụng nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình vẫn còn là một vấn đề chƣa rõ ràng. Tại sao có những bản ghi âm, ghi hình có thể làm chứng cứ, còn có những bản ghi âm, ghi hình vẫn chứng minh đƣợc sự thật khách quan nhƣng lại bị bỏ qua một cách khó hiểu. Do nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình này chƣa đƣợc ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nên việc xem xét để định tội một ngƣời còn phải xem băng ghi âm, ghi hình có đƣợc thu thập theo đúng trình tự thủ tục hay không mà bản thân bản ghi âm, ghi hình chƣa có một quy định cụ thể chi tiết nào để trở thành nguồn của chứng cứ buộc tội hay gỡ tội cho bị can, bị cáo. Và vì vậy, để trở thành chứng cứ trong một vụ án, băng ghi âm, ghi hình đó phải đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, giám định để xác định đủ các điều kiện tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trên thực tế khi thu thập đƣợc các tài liệu là bản ghi âm, ghi hình cơ quan tiến hành tố tụng phải trải qua một quá trình nhƣ đánh giá, giám định,… để xem nó có khách quan trong vụ án hay không, nên do đặc tính của nó có độ tin cậy không cao bằng các nguồn chứng cứ khác đƣợc quy định cụ thể tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ ngày càng cao từ đó các bản ghi âm, ghi hình càng bị cắt ghép, chỉnh sửa một cách tinh vi không đảm bảo tính khách quan và đa phần các bản ghi âm, ghi hình là đƣợc ghi âm lén nên giá trị thu thập không cao dẫn đến việc cơ quan tiến hành tố tụng không coi trọng nguồn chứng cứ là các bản ghi âm, ghi hình. Trong các vụ án hình sự tội phạm ngày càng hoạt động tinh vi, nguy hiểm dƣới nhiều hình thức khác nhau, có những trƣờng hợp cơ quan điều tra khó thể tiếp cận hoặc công khai việc thu thập chứng cứ đối với những ngƣời bị tình nghi phạm tội nên việc ghi âm, ghi hình để có thể chứng minh tội phạm là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên băng ghi âm, ghi hình lại không đƣợc xem trọng vì nó có nhiều hình thức khác nhau để làm thay đổi nguyên trạng vốn có của nó. Dù vậy, có thể có những băng ghi âm, ghi hình đƣợc thu thập một cách lén lút nhƣng nó có thể là một tài liệu để chứng minh đƣợc tội phạm. Vậy tại sao băng ghi âm, ghi hình lại không đƣợc ghi nhận cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành trong khi trên thực tế nó có thể giúp tìm ra đƣợc tội phạm. Nhƣng thực tiễn vẫn chƣa coi băng ghi âm, ghi hình là một nguồn chứng cứ quan trọng trong các vụ án có thể do bất cập trong việc xem xét, đánh giá, giám định các băng ghi âm, ghi hình đó để cho sự thật khách quan. Thứ ba, từ việc các băng ghi âm, ghi hình không đƣợc quy định cụ thể là nguồn chứng cứ trong các vụ án từ đó dẫn đến việc nó không đƣợc coi trọng thì từ thực tiễn khi 24 Trọng Mạnh, Băng ghi âm việc “chạy án” còn không tin thì chống tiêu cực kiểu gi?, Báo điện tử Một thế giới, 2013, http://motthegioi.vn/xa-hoi/phap-luat/bang-ghi-am-viec-chay-an-con-khong-tin-thi-chong-tieu-cuc-kieu-gi27825.html, [truy cập ngày 12-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 52 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam thu thập chứng cứ là các bản ghi âm, ghi hình công tác giám định sự khách quan cũng là một vấn đề khó khăn và còn có sự bất cập. Để bản ghi âm, ghi hình có thể trở thành một chứng cứ trong các vụ án hình sự thì việc giám định là một yếu tố quyết định. Kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ trong các vụ án hình sự theo Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, nếu kết quả giám định cho kết quả chính xác, khách quan sẽ giúp cho vụ án đƣợc giải quyết một cách đúng đắn. Việc giám định các bản ghi âm cũng vậy là rất quan trọng trong việc mang đến tính đúng đắn của vụ án. Tuy nhiên do các bản ghi âm, ghi hình là các đƣợc thu từ các thiết bị kĩ thuật hiện đại nên việc giám định còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh sự thật trong các bản ghi âm, ghi hình đó. Muốn giám định các bản ghi âm, ghi hình thì cũng cần các phƣơng tiện kĩ thuật cao và những giám định viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó. Nhƣng với sự phát triển ngày càng cao của các thiết bị hiện đại ngày nay thì cơ quan giám định chƣa chắc đã kịp thời bắt kịp. Nếu một vụ án mà chỉ có bản ghi âm, ghi hình là manh mối duy nhất nhƣng bản ghi âm, ghi hình lại phức tạp không đủ để dữ liệu để giám định hay thiết bị kĩ thuật của cơ quan giám định không đủ hiện đại để giám định thì vụ án sẽ không thể giải quyết. Từ đó dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm hay có thể gây án oan cho ngƣời vô tội. Ví dụ: Theo hồ sơ vụ án, khoảng 16 giờ 35 ngày 25/9/2012, Công an huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) đã bắt quả tang tại phòng 202, Nhà nghỉ Thùy Linh có đôi nam nữ đang hoạt động mua bán dâm. Danh tính ngƣời mua dâm là Nguyễn Văn Dũng, nhân chứng là Nguyễn Văn Cƣờng, còn ngƣời bán dâm đƣợc xác định là Nguyễn Thị S., cùng với tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Các đối tƣợng khai họ đến nhà nghỉ, đặt vấn đề mua dâm với Bùi Thị Tình. Khi Dũng và S. đang chuẩn bị mua bán dâm thì công an ập vào bắt quả tang. Từ những lời khai trên, chủ nhà nghỉ Bùi Thị Tình bị bắt giam, khởi tố về hành vi “Chứa mại dâm”. Sau đó, Công an huyện Phổ Yên thừa nhận đã “bé cái nhầm” và xin xác định danh tính ngƣời mua dâm là Đặng Ngọc Duy (Sinh năm 1995, trú tại Phố Cò, Thị xã Sông Công) trƣớc đây khai là Dũng; và nhân chứng là Dƣơng Văn Trƣờng (Sinh năm 1989, trú tại Đắc Sơn, Phổ Yên), trƣớc đây khai là Cƣờng. Tại phiên tòa sơ thẩm bị hoãn vào ngày 29/3/2013, Đặng Ngọc Duy và Dƣơng Văn Trƣờng bỗng khai nhận: Họ đƣợc điều tra viên Nguyễn Văn Ng. trả tiền thuê họ giả vờ mua dâm để công an bắt chủ nhà nghỉ, chứ họ không mua dâm, mà bà Tình cũng không chứa mại dâm. Hai ngƣời này cũng giao nộp một băng ghi âm với nội dung cuộc thỏa thuận của Điều tra viên về việc “diễn kịch” dẫn đến án oan. Trong băng ghi âm có đoạn bị tố là lời của điều tra viên Nguyễn Văn Ng. Luật sƣ của bị cáo Tình yêu cầu giám định xem giọng nói có phải của Điều tra viên Nguyễn Văn Ng. nhƣ tố cáo hay không, nhƣng tòa không làm rõ đƣợc nội dung này. Tuy nhiên, dù chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn nhƣng ngày 30/9/2013, bị cáo Bùi Thị Tình vẫn bị kết án 3 năm tù giam về tội “Chứa mại dâm”. Bị cáo và gia đình đã GVHD: Mạc Giáng Châu 53 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam kháng cáo kêu oan, hy vọng những uẩn khúc sẽ đƣợc làm sáng tỏ trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.25 Qua ví dụ trên cho thấy không phải băng ghi âm, ghi hình nào cũng có thể giám định đƣợc rõ ràng những gì trong đó. Từ đó có sẽ gây hậu quả to lớn là không thể cột tội hay cởi tội cho một ngƣời nào đó. Từ vụ án trên băng ghi âm là một tình tiết liên quan đến vụ án có thể chứng minh sự vô tội của chủ nhà trọ nhƣng khi đƣợc yêu cầu giám định Tòa án lại không thể làm rõ đƣợc nội dung này. Từ đó, Tòa án có thể đã bỏ qua một nguồn chứng cứ trong vụ án trên. Việc thực tiễn giám định bản ghi âm, ghi hình vẫn còn những điểm yếu nhƣ vậy sẽ dẫn đến những vụ án bị bỏ qua vì không có cơ sở để chứng minh sự thật dẫn đến mất lòng tin của ngƣời dân vào việc chứng minh sự khách quan trong các vụ án nên công tác giám định mà cụ thể là của bản ghi âm, ghi hình cần đƣợc xem trọng hơn. Thứ tƣ, áp dụng việc thu thập chứng cứ bản ghi âm, ghi hình vào thực tiễn gặp một số khó khăn do cơ quan điều tra không thực hiện nghiêm chỉnh công tác điều tra của mình. Đối với công tác điều tra thì việc thu thập, bảo quản chứng cứ nói chung và bản ghi âm, ghi hình nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng giúp chứng minh sự trong sạch của một ngƣời hoặc tìm ra ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra không làm theo trình tự thủ tục luật định nên đã dẫn đến tình trạng làm oan ngƣời vô tội. Ví dụ: Trong một lần đi công tác, ngày 7/10/2013, nhà báo Phạm Đình Huy thấy các thanh tra giao thông huyện Phúc Thọ kiểm tra bất thƣờng một xe ô tô tải. Huy đã nhờ Long gặp gỡ trực tiếp ngƣời lái xe phỏng vấn và đƣợc trả lời vào băng ghi âm: “Chúng nó không lập biên bản, đòi em nộp ba trăm ngàn. Em đƣa một trăm chúng không chịu, cuối cùng em phải đƣa hai trăm ngàn và chúng cho đi”. Để cẩn thận xác minh lực lƣợng thanh tra giao thông này là thật hay giả, Huy gọi điện cho ông Vƣơng Văn Bá (đội trƣởng đội thanh tra) để xác minh những ngƣời trong băng ghi hình. Ông Bá đã xin Huy không đƣa vấn đề này lên công luận. Huy từ chối và nói việc này là thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Ban biên tập. Ông Bá làm công văn sang cơ quan công an huyện Phúc Thọ báo cáo rằng có phóng viên cƣỡng bức đòi tiền hối lộ. Các công an viên cùng Bá chuẩn bị 10 triệu cho vào phong bì dán kín. Ông Bá chủ động mời Huy về Văn phòng của Đội tại huyện Phúc Thọ để làm việc. Ba ngày sau, Huy đã ghé vào Đội thanh tra giao thông Phúc Thọ theo lời mời. Để đề phòng bất trắc, Huy đã cho máy ghi âm hoạt động khi tiếp xúc với những ngƣời ở đây. Cùng đi có Long là lái xe. Ông Bá trao cho Huy chiếc phong bì đã chuẩn bị sẵn. Tại phiên tòa, Huy khai: “Ông Bá nói có một ít quà nhờ anh cầm về cho Ban biên tập, còn chuyện anh em mình sẽ tính sau. Tôi nhất định không nhận, Ông Bá cứ 25 Trần Nguyên, Sự thật phía sau một vụ án mại dâm bị bắt quả tang?, Báo điện tử Pháp luật & Xã hội, 2013, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/su-that-phia-sau-mot-vu-an-mai-dam-bi-bat-qua-tang-9519, [truy cập ngày 14-112014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 54 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam nài nỉ và nhét chiếc phong bì vào cặp của tôi. Vì chỉ giây phút nể tình nên tôi đành chấp nhận dù không biết chắc chắn trong phong bì có gì”. Ra đến cửa, các công an viên của huyện Phúc Thọ lập tức bắt giữ Huy và Long, còng tay tại chỗ, thu gữ tang vật trong đó có các máy ghi âm, ghi hình và… không niêm phong theo quy định của pháp luật. Long khai rằng khi bị còng tay, ông Bá đi ngay đằng sau nói: “Trong túi nó có băng ghi âm” và bị công an viên lập tức tịch thu, sau đó yêu cầu cung cấp mật khẩu mở băng. Tại phiên Tòa, Luật sƣ Trần Đình Triển khẳng định, khi cơ quan công an “giăng bẫy bắt mồi” chắc chắn sẽ có quay phim và ghi âm, ngoài ra còn có máy ghi âm của phóng viên. Thế nhƣng tại phiên tòa, không một băng ghi hình, ghi âm nào đƣợc đƣa ra, không một biên bản giám định chứng cứ nào đƣợc công bố. Theo đối thoại tại phiên tòa, các file ghi âm đƣợc thu giữ tại cơ quan công an huyện Phúc Thọ đều đã bị xóa.26 Xét ở tình huống trên, các công an viên đã thu giữ tang vật trong đó có máy ghi âm, ghi hình nhƣng họ lại không niêm phong theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi xét xử tại phiên tòa thì cũng không có bản ghi âm, ghi hình nào đƣợc trình lên hay là kết quả giám định nào cả. Đáng lẽ ra khi thu thập đƣợc máy ghi âm, ghi hình đó thì phải niêm phong, bảo quản và phải đƣợc giám định kỹ càng. Đồng thời nếu cơ quan công an “giăng bẫy bắt mồi” thì phải có quay phim hay ghi âm lại giống nhƣ luật sƣ Trần Đình Triển nói, nhƣng trong tình huống trên thì các công an viên không hề làm nhƣ vậy. Từ đó cho thấy các công an viên này làm việc không đúng theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, làm cho sự thật không đƣợc làm sáng tỏ. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do các công an không nắm rõ về kiến thức chuyên môn, hoặc cũng có thể là do họ cố ý làm nhƣ vậy,… Dù là nguyên nhân gì thì cũng không nên để tình trạng này kéo dài, nhƣ vậy sẽ làm cho dân không còn tin vào pháp luật nƣớc ta nữa. 3.2.2 Hướng giải quyết Với thực tế hiện nay thì số vụ bức cung ngày càng nhiều dẫn đến nhiều án oan cho ngƣời vô tội nên việc cần có những biện pháp để hạn chế tội bức cung, nhục hình là vô cùng cần thiết. Đối với việc hiện nay bức cung, nhục hình trong các hoạt động hỏi cung, trong các trại tạm giam, tạm giữ thì cơ quan tiến hành tố tụng cần chú trọng đến việc lắp đặt các thiết bị ghi âm, ghi hình trong các phòng hỏi cung, trại tạm giam tạm giữ. Từ đó, sẽ hạn chế đƣợc các vụ dùng nhục hình, bức cung đối với bị can và từ ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ có một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết các tội phạm về bức cung, nhục hình. Nhƣng để đảm bảo sự khách quan trong việc ghi âm, ghi hình thì việc cần có một cơ quan khác biệt với cơ quan điều tra trong việc quản lí thu âm, thu hình hay khi ghi 26 Nguyễn Hoàng Linh, Ai là người bị hại, Báo điện tử Xây dựng, 2014, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/ai-la-nguoi-bi-hai.html, [truy cập ngày 15-11-2014]. GVHD: Mạc Giáng Châu 55 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam âm, ghi hình cần có giám sát của kiểm sát viên hoặc luật sƣ. Làm nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc tình trạng bao che trong nội bộ một cơ quan đảm bảo khách quan về hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, cơ quan giám định tƣ pháp cần phải thận trọng trong việc giám định các bản ghi âm, ghi hình cho chính xác, hạn chế tối đa những sai sót có thể gặp phải. Cần phải nâng cao, cải tiến những thiết bị công nghệ giám định hiện đại, phù hợp với những tiến bộ của xã hội. Mặt khác, cần phải thu hút nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao, tích cực, có đạo đức nghề nghiệp,… bằng cách mở các lớp đào tạo nâng cao kiến thức về việc giám định bản ghi âm, ghi hình, tạo điều kiện hỗ trợ các phƣơng tiện giám định để việc giám định đƣợc thực hiện dễ dàng và chính xác. Ngoài ra, các điều tra viên cũng cần phải nâng cao kiến thức pháp luật về vấn đề thu thập, bảo quản, xử lý nguồn chứng cứ là bản ghi âm, ghi hình để đảm bảo không bỏ qua một nguồn chứng cứ quan trọng, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm. Đồng thời pháp luật cần xử lý nghiêm các hành vi không thực hiện theo trình tự thủ tục luật định về việc thu thập chứng cứ. Với những hƣớng giải quyết trên thì công tác điều tra và giám định những vụ án có nguồn chứng cứ là bản ghi âm, ghi hình sẽ đƣợc thực hiện một cách đúng pháp luật, đảm bảo sự minh bạch trong quá trình điều tra cũng nhƣ giúp cho mọi ngƣời tin tƣởng vào công tác giám định của cơ quan giám định. Từ đó nguồn chứng cứ là các bản ghi âm, ghi hình sẽ đƣợc đảm bảo đánh giá đúng pháp luật. GVHD: Mạc Giáng Châu 56 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Qua việc phân tích, đánh giá về các bản ghi âm, ghi hình thấy đƣợc không phải bản ghi âm, ghi hình nào khi đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc cũng có thể có giá trị pháp lý. Vì những bản ghi âm, ghi hình có nhiều đặc điểm có thể làm thay đổi bản chất vốn có khi thu lại những bản ghi âm, ghi hình đó nên các bản ghi âm, ghi hình để trở thành chứng cứ trong các vụ án phải trải qua một quá trình thu thập, xem xét, đánh giá mới có giá trị về mặt pháp lý đƣợc. Bên cạnh những bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý vẫn có nhiều bản ghi âm, ghi hình không có giá trị pháp lý do không đảm bảo tính khách quan, bị chỉnh sửa, cắt ghép,… Có thể thấy các bản ghi âm, ghi hình liên quan đến vụ án là một nguồn tài liệu quan trọng để giải quyết vụ án hình sự nhƣng vẫn còn những bất cập về pháp luật và thực tiễn là chƣa coi bản ghi âm, ghi hình là những chứng cứ hợp pháp. Nhƣ việc bản ghi âm, ghi hình không đƣợc quy định cụ thể là một nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự hay việc ghi âm, ghi hình để chống oan sai, nhục hình. Từ đó cần có những giải pháp nhƣ: nên quy định về nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình hay việc lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình trong quá trình lấy lời khai. Với những giải pháp đƣa ra, mong rằng sẽ có phần nào giúp cho pháp luật tố tụng hình sự đƣợc hoàn thiện hơn và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đƣợc nhanh chóng và dễ dàng. GVHD: Mạc Giáng Châu 57 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 3. Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004. 4. Bộ luật Dân sự năm 2005.  Danh mục sách, báo, tạp chí 5. Bà hiệu trưởng tung ảnh nóng ông Phó phòng giáo dục giữa chợ, Báo điện tử VTC News, 2014, http://vtc.vn/ba-hieu-truong-tung-anh-nong-ong-pho-phong-giao-ducgiua-cho.7.494650.htm, [truy cập ngày 4-11-2014]. 6. Bắt “trùm trộm” nhờ camera, Báo điện tử Người lao động, 2013, http://tuyensinh.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bat-trum-trom-nho-camera20130517103018916.htm, [truy cập ngày 1-11-2014]. 7. Công Nguyên, Phá án từ camera khu phố, Báo điện tử Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140810/pha-an-tu-camera-khu-pho.aspx, [truy cập ngày 25-10-2014]. 8. Danh Trung Dũng, Bí mật ghi hình lâm tặc phá rừng, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2014, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141006/bi-mat-ghi-hinh-lam-tac-pharung/654577.html, [truy cập ngày 1-11-2014]. 9. H.Anh, Cựu cán bộ bưu điện hiếp dâm bé gái 11 tuổi, Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&id=526080, [truy cập ngày 2010-2014]. 10. Hoàng Lâm, Ô-sin đánh thuốc gia chủ, bị camera ghi hình, Báo điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/o-sindanh-thuoc-gia-chu-bi-camera-ghi-hinh/a129885.html, [truy cập ngày 20-10-2014]. 11. Lê Anh, Vụ „quan‟ đánh bạc: Băng ghi hình có thể là chứng cứ, Báo điện tử Tiền Phong, 2010, http://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-quan-danh-bac-bang-ghi-hinhco-the-la-chung-cu-512869.tpo, [truy cập ngày 30-10-2014]. 12. Lê Đình, Kỳ án vườn mít: Bí mật trong cuộn băng ghi âm bị mất cắp của nhân chứng, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, 2014, http://baophapluat.vn/tranh-luan/kyan-vuon-mit-bi-mat-trong-cuon-bang-ghi-am-bi-mat-cap-cua-nhan-chung196054.html, [truy cập ngày 24-10-2014]. 13. Nguyễn Hoàng Linh, Ai là người bị hại, Báo điện tử Xây dựng, 2014, http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/ai-la-nguoi-bi-hai.html, [truy cập ngày 15-11-2014]. 14. Nguyễn Quyết, Vụ “quan tài diễu phố”: Hủy án sơ thẩm, điều tra từ đầu, Báo tin tức 24h, 2014, http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vu-quan-tai-dieu-phohuy-an-so-tham-dieu-tra-tu-dau-c46a614275.html, [truy cập ngày 9-11-2014]. 15. Ông Chấn run người nhớ lại lúc chủ tọa tuyên án chung thân, Báo điện tử Đất Việt, 2014, http://tinnhanh.baodatviet.vn/ReadNew.aspx?id=516899, [truy cập ngày 1111-2014]. 16. Phan Đăng, Giải mã những vụ án tình kỳ quặc, Báo điện tử Công an nhân dân, 2011, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=148605, [truy cập ngày 111-2014]. 17. Quỳnh Mai, Khởi tố băng “lừa đề” gây náo loạn Bình Dương, Báo điện tử Việt Báo, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Khoi-to-bang-lua-de-gay-nao-loan-BinhDuong/75289584/218/, [truy cập ngày 15-9-2014]. 18. Thu Hằng, Số vụ việc bức cung, nhục hình có thể nhiều hơn các vụ án đã khởi tố, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340784&cn_i d=673973, [truy cập ngày 7-11-2017]. 19. Trần Nguyên, Sự thật phía sau một vụ án mại dâm bị bắt quả tang?, Báo điện tử Pháp luật & Xã hội, 2013, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/su-that-phia-sau-motvu-an-mai-dam-bi-bat-qua-tang-9519, [truy cập ngày 14-11-2014]. 20. Trọng Mạnh, Băng ghi âm việc “chạy án” còn không tin thì chống tiêu cực kiểu gi?, Báo điện tử Một thế giới, 2013, http://motthegioi.vn/xa-hoi/phap-luat/bang-ghi-amviec-chay-an-con-khong-tin-thi-chong-tieu-cuc-kieu-gi-27825.html, [truy cập ngày 12-11-2014]. 21. Tuấn Nguyễn, Cần minh bạch hóa quá trình lấy lời khai, Báo điện tử Tiền Phong, 2014, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-minh-bach-hoa-qua-trinh-lay-loikhai-713868.tpo, [truy cập ngày 26-10-2014]. 22. Tuệ Lâm, Chuyển khung hình phạt vụ 5 công an dùng nhục hình, Báo điện tử Người đưa tin, 2014, http://www.nguoiduatin.vn/chuyen-khung-hinh-phat-vu-5-cong-andung-nhuc-hinh-a159352.html, [truy cập ngày 7-11-2014].  Danh mục các tài liệu khác 23. Đặng Đăng Phƣớc, Âm thanh và các thuộc tính cơ bản, http://dangdangphuoc.violet.vn/present/show/entry_id/4272642, [truy cập ngày 0910-2014]. 24. Trần Vũ, Giọng nói trong băng ghi âm là của trưởng công an huyện, http://www.phamnghiem.com.vn/vn/Tin-Tuc/XSCULZ023221/Giong-Noi-TrongBang-Ghi-Am-La-Cua-Truong-Cong-An-Huyen/?pageNo=2, [truy cập ngày 25-102014]. [...]... hành tố tụng, giúp cho cơ quan điều tra, cơ quan xét xử có thể suy xét tình tiết kỹ lƣỡng hơn, giải quyết đúng đắn hơn, nhanh chóng tìm ra đƣợc sự thật GVHD: Mạc Giáng Châu 20 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2 GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Giá trị pháp lý của bản ghi âm ghi hình trong. .. khách quan trong xã hội Vì vậy, bản ghi âm, ghi hình trong vụ án có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam 1.2 Vai trò của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam 1.2.1 Bản ghi âm ghi hình có thể mang giá trị như những chứng cứ trong các vụ án hình sự Do sự phát triển của xã hội hiện nay, các vụ án hình sự cũng ngày một diễn ra phức tạp hơn, tính chất ngày càng nghiêm trọng... 2.2 Những bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý 2.2.1 Điều kiện để bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý 2.2.1.1 Bản ghi âm, ghi hình phải có nguồn gốc rõ ràng Hiện nay với sự phát triển của công nghệ việc các bản ghi âm, ghi hình xuất hiện ngày càng nhiều, có thể đó là những bản ghi âm, ghi hình ở các nơi công cộng để đảm bảo lợi ích của mọi ngƣời hay thậm chí có những bản ghi âm, ghi hình lén... năng lực của ngƣời đó trong phạm vi lĩnh vực cần giám định để quyết định cho ngƣời đó giám GVHD: Mạc Giáng Châu 30 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam định Nên việc giám định bản ghi âm, ghi hình phải là những ngƣời hiểu biết về các phƣơng tiện kĩ thuật xác định các bản ghi âm, ghi hình đó Qua việc giám định các bản ghi âm, ghi hình sẽ... không thể mặc nhiên có giá trị pháp lý đƣợc, nó phải đƣợc thông qua một quá trình giám định Nếu bản ghi âm, ghi hình đó đi kèm với văn bản kết luận giám định là nó hợp pháp thì bản ghi âm, ghi hình đó mới đƣợc xem là có giá trị pháp lý Việc giám định âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm là một trong những cơ sở xem xét tính đúng đắn của bản ghi âm, ghi hình Bản ghi âm, ghi hình có thể là một chứng cứ... lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam làm chứng cứ trong vụ án nó phải có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án Bởi vậy, nó phải có nguồn gốc rõ ràng để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách chính xác Do Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chƣa có một quy định cụ thể về chứng cứ ghi âm, ghi hình nên luật tố tụng hình sự không có quy định về nguồn gốc của bản. .. thể nói những bản ghi âm, ghi hình đó không có nguồn gốc rõ ràng Vì những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ không biết rõ mục đích của những ngƣời ghi lại những bản ghi âm, ghi hình đó hay nhƣ vậy sẽ không biết rõ tính khách quan trong các bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy Có thể những bản ghi âm, ghi hình đó là do những ngƣời có mục đích xấu ghi lại để vu oan ngƣời khác hay những bản ghi âm, ghi hình đó họ... bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam ghi hình có khách quan hay không từ đó mới có thể xem bản ghi âm, ghi hình có là một chứng cứ trong vụ án vì tính khách quan là một trong những yếu tố để nó có thể trở thành một chứng cứ chứng minh tội phạm và để xác định tính khách quan của các bản ghi âm, ghi hình thì công tác giám định là rất quan trọng 2.2.1.2 Bản ghi âm, ghi hình phải được giám... việc giám định bản ghi âm, ghi hình là công việc kiểm tra, đánh giá đối với bản ghi âm, ghi hình Giám định những thông số kỹ thuật về âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm, ghi hình để xem chúng có bị các thiết bị kỹ thuật chỉnh sửa, cắt ghép hay đúng với những âm thanh, hình ảnh của ngƣời bị ghi âm, ghi hình hay không Những bản ghi âm, ghi hình đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng không thể mặc nhiên có giá. .. khi ghi lại những hình ảnh đó thì bản ghi hình sẽ đƣợc lƣu vào bộ nhớ của thiết bị ghi hình đó và đƣợc phát lại để xem bất cứ lúc nào Ngoài ra sự vƣợt trội về tính năng của bản ghi hình so với bản ghi âm GVHD: Mạc Giáng Châu 9 SVTH: Phan Tấn Khánh Nguyên Giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự Việt Nam là bản ghi hình chẳng những lƣu lại hình ảnh mà đồng thời còn có thể lƣu lại

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan