Bản ghi âm, ghi hình phải được giám định

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 35)

5. Bố cục đề tài

2.2.1.2 Bản ghi âm, ghi hình phải được giám định

Ta có thể hiểu việc giám định bản ghi âm, ghi hình là công việc kiểm tra, đánh giá đối với bản ghi âm, ghi hình. Giám định những thông số kỹ thuật về âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm, ghi hình để xem chúng có bị các thiết bị kỹ thuật chỉnh sửa, cắt ghép hay đúng với những âm thanh, hình ảnh của ngƣời bị ghi âm, ghi hình hay không. Những bản ghi âm, ghi hình đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng không thể mặc nhiên có giá trị pháp lý đƣợc, nó phải đƣợc thông qua một quá trình giám định. Nếu bản ghi âm, ghi hình đó đi kèm với văn bản kết luận giám định là nó hợp pháp thì bản ghi âm, ghi hình đó mới đƣợc xem là có giá trị pháp lý. Việc giám định âm thanh, hình ảnh trong bản ghi âm là một trong những cơ sở xem xét tính đúng đắn của bản ghi âm, ghi hình. Bản ghi âm, ghi hình có thể là một chứng cứ để cột tội hay cởi tội cho một ngƣời nào đó vì vậy việc giám định là vô cùng cần thiết. Từ việc giám định sẽ cho ra kết quả giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án, nếu kết luận giám định chính xác sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Vì vậy, kết quả giám định bản ghi âm, ghi hình nhƣ thế nào có ảnh hƣởng lớn đến vụ án. Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành “Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.

Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.” Từ quy định này ta có thể thấy việc giám định những bản ghi âm, ghi hình do Tòa án trƣng cầu hay có sự yêu cầu giám định về bản ghi âm, ghi hình đó nhằm xác định sự thật trong các bản ghi âm, ghi hình. Từ việc giám định thì có thể có một hay nhiều ngƣời giám định, họ phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định đó và phải đƣợc thể hiện bằng các văn bản. Các bản ghi âm, ghi hình có thể nói là những chứng cứ nhạy cảm, dễ dàng bị thay đổi chỉnh sửa vì thế khi giám định đòi hỏi những ngƣời giám định phải có trình độ chuyên môn tốt và phải công tâm khi giám định. Theo Khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy dịnh về chủ thể giám định “Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật.” Nhƣ vậy, ngƣời giám định là ngƣời đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa vào kiến thức, năng lực của ngƣời đó trong phạm vi lĩnh vực cần giám định để quyết định cho ngƣời đó giám

định. Nên việc giám định bản ghi âm, ghi hình phải là những ngƣời hiểu biết về các phƣơng tiện kĩ thuật xác định các bản ghi âm, ghi hình đó.

Qua việc giám định các bản ghi âm, ghi hình sẽ xác định đƣợc giọng nói, hình ảnh trong các bản ghi âm, ghi hình từ đó nó sẽ là điều kiện để xem bản ghi âm, ghi hình có giá trị pháp lý hay không vì qua kết quả giám định của ngƣời giám định do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định sẽ cho ra kết quả về tính khách quan trong các bản ghi âm, ghi hình đó. Xem xét xem bản ghi âm ghi hình đó có bị chỉnh sửa, cắt ghép hay không và xác định giọng nói, hình ảnh của những ngƣời trong bản ghi âm, ghi hình đó, nếu từ kết quả giám định cho kết luận bản ghi âm, ghi hình không bị làm thay đổi, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án thì bản ghi âm, ghi hình đó sẽ có giá trị chứng minh trong các vụ án hình sự vì thế kết quả giám định có ảnh hƣởng rất lớn đến việc tìm ra tội phạm hay tránh trƣờng hợp vu oan cho ngƣời vô tội.

Ví dụ: Trong vụ án cƣỡng đoạt tài sản huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ngày 18- 02-2011, Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng nợ tiền mua cá của bà Phạm Thị Mai (ngụ huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ). Sau nhiều lần đòi không đƣợc, bà Mai đã đập phá nhà máy, gỡ máy móc của Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng để trừ nợ. Theo tố cáo từ chủ Doanh nghiệp tƣ nhân Vạn Hƣng, việc làm trên có sự tiếp sức của trƣởng Công an huyện Vĩnh Châu lúc bấy giờ là Thƣợng tá Nguyễn Quốc Văn. Ngày 3-2, tin từ Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết cơ quan này vừa nhận đƣợc kết quả giám định giọng nói của “chú Hai” trong các băng ghi âm liên quan vụ án cƣỡng đoạt tại sản tại Nhà máy Vạn Hƣng (huyện Vĩnh Châu) do Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện là của Thƣợng tá Nguyễn Quốc Văn, nguyên Trƣởng Công an huyện Vĩnh Châu. Từ kết quả giám định này, Công an tỉnh Sóc Trăng đã có đủ cơ sở xem xét hành vi can thiệp của ông Văn là đúng hay sai so với quy định của ngành và pháp luật.12

Từ ví dụ này có thể thấy từ kết quả giám định giọng nói của ông Nguyễn Quốc Văn cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có cơ sở rõ ràng để xác minh vụ án, tìm ra đƣợc ngƣời có tội thật sự và tránh án oan cho những ngƣời vô tội. Kết quả từ bản ghi âm đó cũng sẽ là cơ sở xem ông Nguyễn Quốc Văn có phạm tội hay không, nó sẽ là một chứng cứ để cột tội hay cởi tội ông Nguyễn Quốc Văn nên kết quả giám định giọng nói đóng một vai trò quyết định đến công bằng pháp luật.

* Tuy nhiên, bên cạnh những bản ghi âm, ghi hình phải có nguồn gốc rõ ràng hay cần phải qua giám định để có giá trị pháp lý thì những bản ghi âm lén vẫn có giá trị pháp lý. Nhƣ chúng ta đã biết các nhà báo, thám tử trong các nghiệp vụ điều tra một số trƣờng hợp có thể ghi âm, ghi hình mà không cần thông báo cho ngƣời bị ghi âm, ghi hình biết

12 Trần Vũ, Giọng nói trong băng ghi âm là của trưởng công an huyện, http://www.phamnghiem.com.vn/vn/Tin- Tuc/XSCULZ023221/Giong-Noi-Trong-Bang-Ghi-Am-La-Cua-Truong-Cong-An-Huyen/?pageNo=2, [truy cập ngày 25-10-2014].

hay cơ quan công an có thể đặt máy ghi âm, ghi hình để bắt tội phạm. Những bản ghi âm, ghi hình đó mặc dù là những bản ghi âm, ghi hình lén nhƣng nó phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Trong những trƣờng hợp đó thì do buộc các nhà báo hay công an phải tiến hành ghi âm, ghi hình tức thời để có thể thu lại những hình ảnh, âm thanh cấp thiết lúc đó. Đối với nhà báo việc ghi âm, ghi hình lén chỉ trong một số trƣờng hợp phục vụ lợi ích cộng đồng chứ việc sử dụng những âm thanh, hình ảnh của ngƣời khác để viết báo phải đƣợc sự cho phép của ngƣời đó để tránh trƣờng hợp vi phạm về sử dụng về thông tin, tƣ liệu của cá nhân mọi ngƣời và trong những trƣờng hợp ghi âm, ghi hình lén nhà báo phải phản ánh đƣa tin đúng sự thật, hiện tƣợng vốn có của nó nên nếu những bản ghi âm, ghi hình đó là một bằng chứng để chứng minh tội phạm là điều dễ hiểu. Do trong những tình huống đó là những tình huống cấp thiết và để phục vụ lợi ích đất nƣớc nhà báo hay phóng viên phải ghi lại sự việc lúc đó mà không thông báo cho ngƣời bị ghi âm, ghi hình, chẳng lẻ lúc đó ghi âm, ghi hình tội phạm phải thông báo cho họ sao? Bởi vậy, việc ghi âm nhƣ vậy là hợp lí trong những hoàn cảnh đó. Còn nếu việc ghi âm, ghi hình lén nhằm mục đích để xâm phạm đời sống riêng tƣ của ngƣời khác đó là một hành vi trái pháp luật. Về các bản ghi âm, ghi hình của cơ quan điều tra dùng để điều tra tội phạm hay cơ quan công an lắp đặt ở những nơi công cộng để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đây cũng là những bản ghi âm, ghi hình có thể ngƣời bị ghi âm, ghi hình không biết nhƣng mục đích của nó là để tìm ra các hành vi vi phạm pháp luật và đó cũng là những căn cứ để buộc tội họ, họ không thể chối bỏ những hành vi đã đƣợc những bản ghi âm, ghi hình mà các cơ quan đã tiến hành thu lại đƣợc. Đây là những hoạt động nghiệp vụ có thể nói để bảo vệ quyền và lợi ích mọi ngƣời của các cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Chúng ta đều đã biết, các đƣờng dây ma túy hoạt động nhức nhối tại “xóm Liều” Thanh Nhàn và ngõ Mai Hƣơng (quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội) bị bóc gỡ là nhờ vai trò rất quan trọng của những băng hình Bộ Công an đã bí mật đặt máy ghi hình ở vị trí thích hợp ghi lại đƣợc.13

Qua ví dụ này ta có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng mau chóng tìm ra tội phạm để giải quyết vụ án. Ngoài ra,các nguồn chứng cứ ghi âm, ghi hình nhƣ vậy sẽ là một công cụ đắt lực cho việc hỗ trợ cho việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)