Bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 41)

5. Bố cục đề tài

2.2.2.2 Bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung

cung bị can và thực hiện công tác điều tra

Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một ngƣời đã bị khởi tố hình sự, nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những ngƣời đồng phạm. Theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. Thông thƣờng thì thẩm quyền hỏi cung bị can sẽ thuộc về Điều tra viên, nhƣng trong một số trƣờng hợp cần thiết thì Kiểm sát viên cũng có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung do Kiểm sát viên tiến hành cũng phải theo đúng thủ tục đƣợc quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Việc hỏi cung bị can đƣợc tiến hành tại trụ sở của Cơ quan điều tra, ngoài ra Điều tra viên cũng có thể hỏi cung bị can tại nơi đang tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngƣời đó. Nếu cuộc hỏi cung đƣợc ghi âm và muốn đƣa băng ghi âm vào hồ sơ vụ án thì khi bắt đầu hỏi cung, Điều tra viên phải thông báo cho bị can biết việc đó và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm nội dung hỏi cung để Điều tra viên và bị can cùng nghe.15 Điều tra viên vẫn phải lập biên bản hỏi cung mặc dù có ghi âm. Sau khi kết thúc hỏi cung, Điều tra viên vẫn phải đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can nghe và ký xác nhận vào biên bản hỏi cung. Trong biên bản hỏi cung ghi rõ là bị can đã đƣợc nghe băng ghi âm việc hỏi cung và xác nhận là đúng.

Bản ghi âm ghi lại quá trình hỏi cung bị can là những bản ghi âm đã ghi lại đƣợc giọng nói của điều tra viên thực hiện việc hỏi cung, giọng nói của bị can; đồng thời ghi lại đƣợc toàn bộ những câu hỏi và câu trả lời của những ngƣời trong phòng hỏi cung.

Việc ghi âm bị can trong quá trình hỏi cung nhằm giúp cho Cơ quan điều tra có thể ghi biên bản đƣợc đầy đủ, chính xác hơn. Bởi vì nhiều khi trong lúc hỏi cung, điều tra viên ghi chép không kịp lời trình bày của bị can, làm bỏ sót một số chi tiết nào đó ảnh hƣởng đến vụ án, dẫn đến việc giải quyết sai lầm thì không đáng, vì vậy máy ghi âm có tác dụng hỗ trợ cho điều tra viên ghi biên bản một cách thuận tiện và rõ ràng, rành mạch hơn. Ngoài ra, ngày 7/11/2013, tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York, Đại sứ, Trƣởng phái đoàn đại diện thƣờng trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Công ƣớc chống tra tấn (CAT).16 Nếu ở trong phòng hỏi cung, cảnh sát treo ngƣời đó lên rồi đánh đập để bắt họ thú tội hoặc lấy thông tin, hăm dọa thì đó là hành vi tra tấn. Công ƣớc CAT ra đời nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn và các hành vi đối xử, trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hạ thấp phẩm giá. Cho nên việc ghi âm lại quá trình hỏi cung cũng là một biện pháp chứng minh điều tra viên không tra tấn, dùng nhục hình để lấy khẩu cung của bị can hoặc buộc bị can thú tội.

15 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, điều 132, khoản 2.

16 Tuấn Nguyễn, Cần minh bạch hóa quá trình lấy lời khai, Báo điện tử Tiền Phong, 2014,

http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-minh-bach-hoa-qua-trinh-lay-loi-khai-713868.tpo, [truy cập ngày 26-10- 2014].

Đối với những vật chứng mà Cơ quan điều tra tìm đƣợc tại hiện trƣờng vụ án mà những vật chứng này không thể đƣa vào hồ sơ vụ án thì các điều tra viên sẽ thực hiện việc chụp ảnh, ghi hình các vật chứng đó lại để đƣa vào hồ sơ vụ án, khi ra tòa sẽ trình các hình ảnh đó để mô tả vật chứng. Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án”. Mà vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự đó là “vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự thì vật chứng đƣợc coi là một nguồn chứng cứ, có nghĩa rằng, vật chứng là một trong những hình thức tồn tại của chứng cứ; một phần chứng cứ chứng minh cho các tình tiết của vụ án đƣợc rút ra từ vật chứng. Vật chứng là vật mà thông qua nó chúng ta có thể chứng minh đƣợc tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; trong một số trƣờng hợp nó có ý nghĩa quyết định cho việc điều tra, khám phá, xử lý tội phạm và ngƣời phạm tội. Nhƣng nếu các vật chứng nêu trên là những vật chứng có kích cỡ lớn, cồng kềnh, không thể di chuyển đem ra tòa án để chứng minh sự thật thì những vật chứng đó cần phải đƣợc chụp ảnh, ghi hình lại để khi ra tòa, những hình ảnh này có thể giúp mô tả đƣợc vật chứng một cách rõ ràng. Khi chụp ảnh vật chứng lại thì không phải mỗi một vật chứng là một ảnh mà một vật chứng có thể đƣợc chụp nhiều ảnh, ở nhiều góc độ khác nhau để có thể mô phỏng đƣợc vật chứng đó một cách toàn diện.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng những bản ghi âm, ghi hình đƣợc sử dụng để giải quyết vụ án hình sự bao gồm những bản ghi âm ghi hình ghi lại quá trình vụ án đã xảy ra; và những bản ghi âm, ghi hình do cơ quan điều tra ghi lại trong quá trình hỏi cung bị can và thực hiện công tác điều tra. Tất cả những bản ghi âm, ghi hình này nếu đáp ứng đủ các điều kiện để có giá trị pháp lý thì chúng sẽ rất hữu ích cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án đƣợc thuận lợi hơn. Đồng thời thể hiện tính công khai, minh bạch và hợp pháp của các cơ quan trong công tác điều tra.

Những bản ghi âm, ghi hình không có giá trị pháp lý

Thứ nhất, những bản ghi âm, ghi hình lén không có giá trị pháp lý: bên cạnh những bản ghi âm, ghi hình lén vẫn có giá trị pháp lý bao gồm những bản ghi âm, ghi hình của nhà báo, công an thực hiện công tác nghiệp vụ hay những bản ghi âm, ghi hình lén vì mục đích công cộng nhƣ phát hiện tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật,… thì những bản ghi âm, ghi hình này muốn có giá trị pháp lý vẫn phải do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, xác định giá trị của nó. Nhƣ đã phân tích ở trên ghi âm, ghi hình là hoạt động thu lại những âm thanh, hình ảnh đã đƣợc diễn ra trên thực tế, còn “lén” có thể hiểu là một cách bí mật sao cho ngƣời khác không thấy, không biết. Vậy có thể nói ghi âm, ghi hình lén là một hoạt động ghi lại những âm thanh, hình ảnh diễn ra trên thực

tế một cách lén lút, không cho ngƣời khác biết. Ta có thể thấy, đa số những bản ghi âm, ghi hình lén đa phần là vì mục đích không tốt, cố ý dấu giếm, gian dối trong việc ghi âm, ghi hình nên những bản ghi âm, ghi hình lén thì đều có mức độ tin cậy không cao. Việc ghi âm, ghi hình lén nếu vì mục đích dụng lợi hay làm ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm ngƣời khác,… sẽ là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị vào tội làm nhục ngƣời khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành hay vi phạm về việc sử dụng hình ảnh, âm thanh của ngƣời khác khi chƣa có sự đồng ý của họ. Nhƣ vậy, có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình lén với những mục đích làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời khác hay cụ thể là ảnh hƣởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, làm nhục ngƣời khác không những vi phạm pháp luật dân sự (chẳng hạn nhƣ vi phạm đến Điều 31 Bộ luật dân sự quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, Điều 37 quy định quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, Điều 38 quy định về quyền bí mật đời tƣ) mà còn có thể vi phạm pháp luật hình sự (nhƣ đăng ảnh làm nhục ngƣời khác sẽ vi phạm Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành). Về cơ bản những bản ghi âm, ghi hình đó xét về mặt nội dung của pháp luật là đã trái pháp luật nên những bản ghi âm, ghi hình đó mặc nhiên sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, những bản ghi âm, ghi hình lén đó tuy không có giá trị về mặt pháp lý nhƣng nó có thể đƣợc coi là một tài liệu có giá trị tham khảo hay manh mối để giải quyết vụ án hình sự vì từ bản ghi âm, ghi hình lén đó nếu nó có liên quan đến vụ án thì sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra những cơ sở của vụ án để chứng minh tội phạm chứ nó không đƣợc coi là chứng cứ. Nhƣ một ngƣời nào đó lén đặt máy ghi âm, ghi hình một đối tƣợng khác vì mục đích muốn biết những sinh hoạt hoặc là những cuộc nói chuyện của đối tƣợng đó, mà máy ghi âm, ghi hình đó vô tình ghi lại cuộc nói chuyện hay hình ảnh có liên quan đến vụ án hình sự, thì khi chủ nhân của máy ghi âm, ghi hình đem trình báo với cơ quan điều tra thì bản ghi âm, ghi hình cũng không thể có giá trị pháp lý đƣợc. Nếu nhƣ đánh giá bản ghi âm, ghi hình đó thấy rằng không có qua chỉnh sửa, cắt ghép thì cơ quan điều tra cũng chỉ dựa vào đó để tìm ra các chứng cứ khác chứ bản ghi âm, ghi hình đó không đƣợc xem là chứng cứ.

Thứ hai, những bản ghi âm, ghi hình đã bị chỉnh sửa, cắt ghép: có thể nói với sự phát triển của công nghệ ngày nay việc chỉnh sửa, cắt ghép làm thay đổi bản ghi âm, ghi hình theo mục đích của từng ngƣời sử dụng là khá dễ dàng và phổ biến. Có thể hiểu quá trình chỉnh sửa, cắt ghép bản ghi âm, ghi hình là quá trình sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại để làm thay đổi về âm thanh, hình ảnh, ánh sáng,… trong các bản ghi âm, ghi hình có thể nếu chỉ muốn sử dụng một đoạn hay từng đoạn khác nhau trong một bản ghi âm, ghi hình thì chỉ việc sử dụng các phần mềm cắt bỏ những đoạn không cần thiết hay ghép lại những đoạn mà mình muốn sử dụng thì sẽ có một bản ghi âm, ghi hình tùy theo mục đích ngƣời sử dụng muốn. Việc cắt hay ghép bản ghi âm, ghi hình là việc làm cho nội dung bên trong của bản ghi âm, ghi hình đó ít hơn hoặc nhiều hơn nội dung của bản

gốc. Chẳng hạn nhƣ muốn cắt một đoạn dạo đầu của một bài nhạc đã đƣợc ghi âm lại thì ngƣời ta sẽ dùng phần mềm để cắt bỏ phần mở đầu đó, kết quả sẽ cho ra bản ghi âm không có đoạn dạo đầu. Hoặc là đối với hình ảnh, nhiều ngƣời, nhiều vật khác nhau đƣợc ghi lại trên các bức ảnh khác nhau, mà ngƣời ta có thể ghép tất cả hình ảnh của những ngƣời, những vật đó lại, làm cho chúng cùng nằm trên một bức ảnh, giống nhƣ là tất cả những ngƣời đó đã cùng nhau xuất hiện tại một địa điểm, nếu nhƣ không có kiến thức chuyên môn thì nhìn vào bản ghi hình đó đa phần sẽ hiểu lầm rằng những ngƣời đó đã đƣợc ghi hình tại cùng một thời điểm. Tóm lại, trong quá trình chỉnh sửa, cắt ghép là quá trình làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của các bản ghi âm, ghi hình.

Qua việc chỉnh sửa cắt, ghép nhƣ vậy sẽ có những hậu quả khác nhau tùy theo mục đích của ngƣời chỉnh sửa, cắt ghép có thể tốt hay xấu. Nếu việc chỉnh sửa các bản ghi âm, ghi hình có thể là một chứng cứ trong vụ án sẽ gây ra hậu quả là làm sai lệch nội dung vụ án và có thể dẫn đến án oan cho ngƣời vô tội. Và với việc cố tình chỉnh sửa các bản ghi âm, ghi hình để vu oan cho ngƣời khác có thể sẽ bị tội vu khống cho ngƣời khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo Khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.”. Từ đây có thể thấy những bản ghi âm, ghi hình để trở thành chứng cứ trong các vụ án phải là những gì có thật để làm căn cứ xác minh tội phạm mà những bản ghi âm, ghi hình đã bị chỉnh sửa, cắt ghép cơ bản đã bị làm thay đổi những tình tiết bên trong bản ghi âm, ghi hình đó dù là ít hay nhiều nên không thể phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án nên nó không có giá trị pháp lý trong vụ án hình sự. Việc đã bị chỉnh sửa, cắt ghép nhƣ vậy không phải là toàn bộ những gì trong bản ghi âm, ghi hình là không đúng sự thật nhƣng việc chỉnh sửa, cắt ghép đã làm cho những hình ảnh, âm thanh trong các bản ghi âm, ghi hình bị bỏ bớt hay cắt một phần làm cho tính khách quan giảm đi nên nhƣ vậy sẽ không là một chứng cứ thuyết phục trong các vụ án. Và từ việc chỉnh sửa nhƣ vậy sẽ cho ra không đúng với sự thật vốn có của nó dẫn đến việc chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội sẽ không chính xác nên nó không có giá trị pháp lý đƣợc, nên cơ quan tiến hành tố tụng khi thu thập chứng cứ là các bản ghi âm, ghi hình cần phải giám định một cách chính xác, điều đó là vô cùng quan trọng, cần phải xem các bản ghi âm, ghi hình đó có bị chỉnh sửa, cắt ghép hay không, nếu có bị chỉnh sửa, cắt ghép thì nó sẽ không có giá trị tố cáo tội phạm.

Ví dụ: Bà Xuân (thị trấn Hƣơng Cam, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) đã gửi một số hình ảnh kèm theo đơn nặc danh tố cáo quan hệ bất chính của ông K. và bà P. đến các ban ngành trong huyện thông qua đƣờng bƣu điện. Không lâu sau Công an huyện Cao Phong tiến hành điều tra, rà soát các đối tƣợng, các mối quan hệ của nạn nhân và

Trịnh Thị Thanh Xuân đã bị khởi tố. Ngày 01/7/2013 Viện khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận giám định số 1965: “Tấm ảnh cơ quan điều tra gửi giám định là ảnh ghép”. Mới đây Tòa án nhân dân huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trịnh Thị Thanh Xuân mức án 30 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo về tội “Vu khống”.17 Qua ví dụ này có thể thấy rằng bản ghi hình do bà Xuân cung cấp là bản ghi hình ghép, chính vì vậy nó không đƣợc công nhận giá trị pháp lý, do đó lời tố cáo của bà Xuân không những không có hiệu lực mà còn phạm phải tội vu khống.

Thứ ba, những bản ghi âm, ghi hình không nói lên mấu chốt của vụ án. Mấu chốt vụ án là những tình tiết quan trọng, chủ yếu nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong toàn bộ vấn đề, mà nếu tìm ra đƣợc mấu chốt vụ án thì cũng có ý nghĩa vấn đề sẽ đƣợc xác

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)