Bản ghi âm, ghi hình phải được thu thập theo trình tự thủ tục luật định

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31)

5. Bố cục đề tài

2.1.3 Bản ghi âm, ghi hình phải được thu thập theo trình tự thủ tục luật định

Chứng cứ là một trong những chế định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, để giải quyết các vụ án đúng đắn thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, đánh giá chứng cứ. Theo Khoản 1 Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.” Theo đó, chứng cứ phải là những gì có thật và phải đƣợc thu thập theo một trình tự luật định. Vậy nếu bản ghi âm, ghi hình là một chứng cứ trong vụ án hình sự thì nó cũng phải thu thập theo một trình tự luật định chứ không phải ngẫu nhiên mà một bản ghi âm, ghi hình nào cũng trở thành chứng cứ trong một vụ án nhƣ vậy sẽ đảm bảo sự khách quan của bản ghi âm, ghi hình đó. Nên có thể nói những tài liệu, đồ vật nói chung hay những bản ghi âm, ghi hình nói riêng phải đƣợc thu thập theo một trình tự luật định thì nó mới có thể trở thành một chứng cứ hữu hiệu.

Theo Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định:

1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.”

Từ quy định trên có thể thấy khi vụ án xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu đồ vật hay các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tự cung cấp các tài liệu đồ vật liên quan hoặc những vấn đề khác có liên quan đến vụ án. Nhƣ vậy, những bản ghi âm, ghi hình sẽ đƣợc thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu hoặc không theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhƣng những bản ghi âm, ghi hình khi đƣợc thu thập phải có những tình tiết liên quan đến vụ án. Và khi thu thập các tài liệu, đồ vật nhƣ bản ghi âm, ghi hình cơ quan tiếp nhận phải xác định việc giao nhận các bản ghi âm, ghi hình đó vì các bản ghi âm, ghi hình đó có thể là những bằng chứng cột tội hay cởi tội cho những ngƣời liên quan đến vụ án và thể hiện tính khách quan khi thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thu thập chứng cứ nói chung hay bản ghi âm, ghi hình nói riêng là một hoạt động rất

quan trọng trong các bƣớc tiến hành tố tụng nó đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo sự khách quan, đúng pháp luật mà còn phải có lƣơng tâm nghề nghiệp vì với những đặc điểm riêng của bản ghi âm, ghi hình đó có thể bị thay đổi nhƣ chỉnh sửa, xóa bỏ,… gây ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết vụ án. Nếu không thu thập đúng trình tự thủ tục luật định có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu nhƣ oan sai cho ngƣời vô tội hay bỏ lọt tội phạm.

Sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập đƣợc các tài liệu nhƣ bản ghi âm, ghi hình thì nó không mặc nhiên trở thành một chứng cứ đƣợc, nó phải đƣợc xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án.9 Vì những bản ghi âm, ghi hình muốn trở thành một chứng cứ phải đáp ứng những tính này thì mới đƣợc coi là một chứng cứ hợp pháp, còn nếu thiếu một trong những tính đó thì nó không thể coi là một chứng cứ đƣợc.

Thứ nhất, tính hợp pháp của chứng cứ tức là chứng cứ phải đƣợc thu thập trong những nguồn chứng cứ và đƣợc thu thập theo một trình tự luật định. Nguồn của chứng cứ theo Khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự hình sự gồm: “Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.Vậy nhƣ đã phân tích trên bản ghi âm, ghi hình thuộc vào các tài liệu đồ vật khác. Nói tóm lại, bản ghi âm, ghi hình phải đƣợc xác định bằng nguồn nhất định theo quy định pháp luật và phải thu thập theo trình tự, thủ tục quy định.

Thứ hai, tính xác thực ở đây có nghĩa là chứng cứ phải có thật và nó tồn tại khách quan. Nhƣ vậy, bản ghi âm ghi hình phải là những âm thanh, hình ảnh có thật, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án, nó phải không bị chỉnh sửa, cắt ghép,… làm sai lệch đi những gì vốn có mà những bản ghi âm, ghi hình trƣớc đó đã thu lại đƣợc.

Thứ ba, Khi thu thập chứng cứ cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc nhiều thông tin, tƣ liệu nên cần phải xem xét tính liên quan của các thông tin, tài liệu đó có liên quan đến vụ án hay không thì mới đƣa vào hồ sơ vụ án. Vậy, tính liên quan là những bản ghi âm, ghi hình đƣợc thu thập phải có những tình tiết liên quan đến vụ án, nó là cơ sở để xác định những điều cần phải làm rõ trong vụ án hay những vấn đề cần phải chứng minh của các đối tƣợng trong vụ án.

Nên chứng cứ nói chung hay những bản ghi âm, ghi hình nói riêng phải đáp ứng đủ các tính trên thì mới có thể xem là một chứng cứ trong vụ án, dù là thiếu bất kì một

tính nào thì cũng không đƣợc coi là chứng cứ hợp pháp. Việc đánh giá chứng cứ ghi âm, ghi hình là tiền đề, điều kiện để những bản ghi âm, ghi hình đó đƣợc sử dụng thành một chứng cứ nên cần đánh giá bản ghi âm, ghi hình phải thật sự chính xác tránh đánh giá sai lầm dẫn đến việc bản ghi âm, ghi hình không có giá trị chứng minh nhƣ chứng cứ trong các vụ án.

Ví dụ: Theo lời kể của chị Chu Thị Hậu (42 tuổi, trú xã Chƣ Pơng), vào ngày 9- 10-2013, phát hiện con mình là bé S. (Sinh năm 2003) có nhiều biểu hiện lạ nên bà thắc mắc. Cháu S. khóc lóc khai rằng, bị ông hàng xóm Nguyễn Văn Thảo làm "chuyện ngƣời lớn" 3 lần. Theo đó, mỗi khi bà Hậu và con trai rời nhà là ông Thảo lại gọi S. qua nhà mình với lý do lấy bánh về ăn. Hai lần đầu, sau khi thực hiện xong hành vi, ông Thảo cho bé S. bánh và trái cây, lần thứ ba thì cho 50.000 đồng. Bàng hoàng sau khi nghe con thuật lại, bà Hậu lập tức đƣa con đến bệnh viện khám. Kết quả xác định, cháu S. đã bị xâm hại. Bà Hậu liền gửi đơn tố cáo hành vi đồi bại của ông Thảo đến cơ quan chức năng. Qua điều tra đƣợc biết, ông Thảo trƣớc đây là cán bộ bƣu điện tỉnh Gia Lai, nhà rất khá giả. Ông Thảo đã tự khai trƣớc hàng chục ngƣời làm chứng (có biên bản và ghi âm kèm theo) rằng ông có ép bé S. quan hệ ba lần, đúng nhƣ những gì cháu S. đã kể. Mẹ nạn nhân bức xúc: "Dù thừa nhận hành vi là vậy, song sau đó, trong lúc cơ quan điều tra đang củng cố chứng cứ (giám định chữ ký, chữ viết trong biên bản nhận tội và âm thanh trong băng ghi âm do gia đình bị hại cung cấp), ông Thảo nói trƣớc mặt mọi ngƣời rằng mẹ con tôi vu khống, ông sẽ kiện đòi phải bồi thƣờng danh dự 300 triệu đồng".10

Qua ví dụ này có thể thấy sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã thu thập đƣợc đoạn băng ghi âm của ngƣời bị hại cung cấp để tố cáo ông Thảo và cơ quan điều tra đã tiến hành củng cố chứng cứ bao gồm: giám định chữ ký, chữ viết trong biên bản nhận tội và âm thanh trong băng ghi âm do gia đình bị hại cung cấp. Từ đó có thể thấy cơ quan điều tra đã tiến hành theo một trình tự thủ tục để tìm ra chứng cứ từ việc thu thập chứng cứ rồi đến việc đánh giá chứng cứ để xem nó có giá trị pháp lý hay không.

Một phần của tài liệu giá trị pháp lý của bản ghi âm, ghi hình trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)