5. Bố cục đề tài
2.1.2.2 Ảnh hưởng đến tâm lý lấy lời khai của bị can, làm cho bị can phải kha
đúng sự thật, tránh trường hợp cho khẩu cung giả
Thông thƣờng, những ngƣời bị lấy lời khai sẽ có tâm lý lo sợ, hoang mang. Tuy nhiên, không phải nhƣ vậy là họ sẽ trình bày đúng với sự thật. Vì một lợi ích cá nhân nào đó, hoặc bị đối tƣợng khác ép buộc khiến họ phải cho lời khai giả nhằm buộc tội hoặc gỡ tội cho mình hay cho ngƣời khác. Cho nên, nếu nhƣ trƣớc khi lấy lời khai mà cơ quan
điều tra đã thu thập đƣợc những bản ghi âm, ghi hình có liên quan đến vụ án, liên quan đến những gì cần hỏi bị can thì khi lấy lời khai, điều tra viên có thể lấy bản ghi âm, ghi hình đó mở lại cho bị can xem, nhằm phản biện lại lời khai của bị can, làm cho bị can phải khai đúng với sự thật, nhƣng nếu lời khai trƣớc đó đã trùng khớp với nội dung của bản ghi âm, ghi hình thì xem nhƣ lời khai đó đáng tin cậy. Bởi vì khi một ngƣời muốn cho lời khai giả, muốn nói dối thì bộ não cần phải hoạt động nhiều để suy nghĩ ra những nội dung giả, lôi kéo ngƣời khác tin vào những gì mình nói, đồng thời khi nói thì phải dùng những từ ngữ diễn tả có sức thuyết phục cao. Nếu đối phƣơng là những ngƣời chƣa biết chính xác sự việc là nhƣ thế nào thì ngƣời nói có thể phát huy tối đa tính nói dối của mình, vì khi đối phƣơng chƣa biết gì thì việc lôi kéo sự tin tƣởng của họ đối với mình là không có gì khó. Nhƣng, nếu cơ quan điều tra đƣa ra bản ghi âm, ghi hình chứng tỏ rằng phía cơ quan điều tra đã biết đƣợc một số sự thật thì khi đó tâm lý của ngƣời nói dối sẽ trở nên hoang mang, không bình tĩnh nhƣ lúc đầu đƣợc, có thể sẽ ảnh hƣởng đến khả năng nói dối của họ, cho nên cho dù họ có muốn tiếp tục nói dối thì cũng sẽ dễ dàng để lộ ra những sơ hở, hoặc là trong những câu nói của họ sẽ có mâu thuẫn. Khi đối tƣợng khai báo không đúng sự thật, ở trƣờng hợp này trong đầu óc của họ đồng thời tồn tại hai mô hình tƣ duy của vụ án, một mô hình về diễn biến của vụ án do họ “sáng tạo” ra và một mô hình phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án. Để lời khai có sức thuyết phục, đối tƣợng cố gắng hòa nhập hai mô hình này làm cho mô hình giả giống nhƣ thật. Do vậy, quá trình tƣ duy của đối tƣợng diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Dƣới tác động của hàng loạt vấn đề, họ càng có trạng thái căng thẳng và càng khó kiểm soát nội dung câu hỏi cũng nhƣ nội dung câu trả lời của bản thân. Chỉ cần điều tra viên đƣa ra bản ghi âm, ghi hình phản biện lại với một vài tình tiết trong lời khai của họ là tự động ngƣời cho lời khai sẽ bị rối. Từ đó điều tra viên có thể nhắm vào những điểm sơ hở, điểm mâu thuẫn đó để làm rõ vấn đề. Chẳng hạn nhƣ khi điều tra viên hỏi vào khoảng thời gian xảy ra vụ án thì bị can đi đâu, nếu nhƣ bị can có ý nói dối thì lúc này trong đầu bị can sẽ nghĩ là mình phải khai ở đâu mà xa với hiện trƣờng xảy ra vụ án, khi đó nếu điều tra viên đem bản ghi âm, ghi hình đã ghi lại đƣợc bị can đang ở gần hiện trƣờng vụ án trong khoảng thời gian đó, thì sẽ làm cho bị can lúng túng, và sẽ đƣa ra những câu giải thích ngay sau đó, trong tâm lý lúng túng nhƣ vậy thì bị can dù muốn tiếp tục khai man cũng sẽ có rất nhiều mâu thuẫn.
Nhƣ vậy, điều tra viên là ngƣời điều khiển hành vi và giao tiếp của các thành viên tham gia hoạt động lấy lời khai. Để thu nhận đƣợc thông tin cần thiết, điều tra viên phải áp dụng các tác động tâm lý đúng thời điểm, phù hợp tình huống, đúng đối tƣợng để từ đó có thể kiểm soát đƣợc lời nói, hành vi của ngƣời cho lời khai. Một trong những phƣơng thức tác động tâm lý đó là việc sử dụng những chứng cứ (chẳng hạn nhƣ bản ghi âm, ghi hình) để bị can nhìn vào sự thật và khó có thể khai man đƣợc.
2.1.2.3 Không bỏ qua những tình tiết quan trọng trong vụ án
Theo Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”. Từ quy định trên có thể thấy rằng pháp luật nƣớc ta xem trọng việc xác định sự thật của vụ án, cho nên bằng mọi biện pháp hợp pháp đều phải tìm ra đƣợc sự thật. Mà việc xem xét nội dung trong bản ghi âm, ghi hình đã qua đánh giá, giám định thì không phải là bất hợp pháp, nên việc tìm hiểu những tình tiết trong đó cũng là một biện pháp hợp pháp để tìm ra sự thật.
Bản ghi âm, ghi hình có thể đã ghi lại đƣợc một số tình tiết quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ án, chẳng hạn nhƣ nó ghi lại đƣợc hình dáng của kẻ phạm tội, hay cuộc nói chuyện của những ngƣời thực hiện việc phạm tội. Hoặc có thể ghi lại thời gian xảy ra vụ án, hoặc những ngƣời có liên quan có mặt tại hiện trƣờng,… Nếu bản ghi âm, ghi hình đó đƣợc sử dụng làm căn cứ để điều tra vụ án thì vụ án sẽ đƣợc tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, những tình tiết dù là nhỏ nhất cũng sẽ đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng những tình tiết quan trọng bị bỏ sót. Vì vậy, bản ghi âm, ghi hình mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc có sức ảnh hƣởng mạnh đến việc tìm ra ngƣời phạm tội. Bởi vì, giả sử bản ghi âm, ghi hình ghi lại đƣợc những tình tiết quan trọng có thể cột tội hoặc gỡ tội cho một ngƣời nào đó mà lại không đƣợc xem xét sử dụng làm căn cứ để điều tra vụ án thì đƣơng nhiên khả năng cột tội hay gỡ tội cho ngƣời đó là rất thấp.
Ví dụ: Trƣa 29/9, chị Phạm Khánh Huyền (29 tuổi, ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu) đi làm về vào phỏng ngủ rót nƣớc trong ấm nƣớc đun sôi để nguội ra uống thì phát hiện nƣớc có màu vàng và mùi lạ nên nói với chồng. Anh Ngô Sỹ Hòa (35 tuổi, chồng chị Huyền) xem lại camera đặt trong nhà thì phát hiện Thủy, ngƣời giúp việc bỏ vật lạ vào ấm nƣớc. Anh Hòa, chị Huyền nghi Thủy bỏ thuốc độc vào nƣớc nên gặng hỏi thì Thủy nói “không biết”, do đó vợ chồng anh Hòa, chị Huyền đã báo công an. Viện khoa học hình sự giám định ấm nƣớc cho thấy có thuốc thuốc an thần gây ngủ Rotundin. Thủy khai, ngày 26/9, Thủy đến làm ô-sin cho gia đình vợ chồng anh Hòa, chị Huyền, thấy anh chị để ví tiền và tƣ trang “hớ hênh” nên đã đi mua thuốc ngủ để “chuốc” cho vợ chồng anh anh Hòa, chị Huyền ngủ li bì rồi cƣớp tài sản trốn vào Nam.8
Ta thấy trong ví dụ trên, một tình tiết quan trọng mà cũng đồng thời là mấu chốt của vụ án đó là tình tiết ngƣời giúp việc bỏ vật lại vào ấm nƣớc. Nhờ có camera ghi hình
8 Hoàng Lâm, Ô-sin đánh thuốc gia chủ, bị camera ghi hình, Báo điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014,
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/o-sin-danh-thuoc-gia-chu-bi-camera-ghi-hinh/a129885.html, [truy cập ngày 20-10-2014].
lại thì mới biết đƣợc là ngƣời giúp việc đã có hành vi gây án, từ đó giúp cho chị Huyền, anh Hòa cùng với cán bộ công an nhanh chóng bắt đƣợc chị Thủy.