Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự

97 950 2
Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, chưa từng công bố trong một công trình khoa học của người khác. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách hợp pháp. Ngƣời viết Lê Thị Thanh Loan 2 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Khánh – Viện khoa học kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, người đã hướng dẫn khoa học và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giảng viên Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy, cô cộng tác viên giảng dạy tại Khoa, những người đã tận tình dìu dắt và truyền đạt lại những kiến thức khoa học pháp lý bổ ích cho tôi trong suốt khoá học. Xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn đồng môn, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và cổ vũ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Lê Thị Thanh Loan 3 MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ máy Nhà nước 1.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 1.2.2. Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Chương 2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Trang 1 2 3 4 6 7 12 12 15 15 17 22 26 TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1.Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nước ta về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 2.1.1. Giai đoạn từ 1945 – 1959 2.1.2. Giai đoạn từ 1959 – 1989 2.1.3. Giai đoạn từ 1989 – 2002 2.1.4. Giai đoạn từ 2002 - trước khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 2.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành 2.2.1. Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên toà của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong 4 26 26 27 29 39 40 42 46 tố tụng dân sự hiện hành 2.2.2.1. Thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự 2.2.2.2. Thẩm quyền kháng nghị các bản án, quyết định của toà án 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân 2.3.1. Những kết quả đã đạt được 2.3.2. Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự hiện hành Chương 3. HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT 48 50 54 54 58 66 NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 3.1.1. Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp 3.1.2. Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự trên cơ sở đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống 3.1.3. Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài 3.2. Những đề xuất cụ thể 3.2.1. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể tự bảo vệ mình 3.2.2. Về thẩm quyền của Viện kiếm sát khi tham gia tố tụng với vị trí là người bảo vệ luật pháp và lợi ích của luật 66 PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 93 5 66 68 72 84 85 87 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng số liệu về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình cấp sơ thẩm. Bảng 2.2 Bảng số liệu về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình ở cấp phúc thẩm. Bảng 2.3 Bảng số liệu về sự tham gia phiên toà của Viện kiểm sát trong các vụ án kinh doanh, thương mại và lao động ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Bảng 2.4 Bảng số liệu về sự tham gia phiên toà của Viện kiểm sát trong các vụ án kinh doanh, thương mại và lao động ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. 6 PhÇn më ®Çu 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài. Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt nam qua các thời kỳ, Bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật của nước ta cũng không ngừng phát triển và ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi giai đoạn cụ thể. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ, Viện công tố (tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân ngày nay) đã được thành lập nằm trong hệ thống Toà án nhân dân với những chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần bảo vệ thành quả và chính quyền cách mạng. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước và trong các hoạt động tố tụng đã có nhiều thay đổi lớn lao cùng với sự thay đổi của đất nước và đòi hỏi của xã hội. Nếu như quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự tương đối ổn định, dường như không có thay đổi gì nhiều thì trong tố tụng dân sự lại có những chuyển biến sâu sắc, tạo nên nét đặc sắc trong tổ chức và thực thi quyền lực của nước ta. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là một chế định có từ sớm trong lịch sử lập pháp nước ta nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiến tranh, lúc này nhiệm vụ trung tâm là giải quyết các vụ án hình sự, cho nên các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự được quy định chặt chẽ và đầy đủ hơn. Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế mà nước ta đang tiến hành hiện nay thì vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là một nội dung rất quan trọng, một mắt xích quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp. Do vậy, nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa. Việc xác định địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng, xét cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn, bởi điều đó 7 không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng mà còn góp phần vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về Viện kiểm sát, về tố tụng dân sự cũng như việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, chế định địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân không chỉ liên quan và ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân mà còn liên quan đến những chế định quan trọng khác như chế định Toà án nhân dân, chế định chứng cứ và chứng minh, trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà. Vì thế, có thể nói rằng thành công hay hiệu lực, hiệu quả của thủ tục tố tụng dân sự phụ thuộc một phần vào việc xác định đúng đắn chế định địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Trong khoa học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự vẫn chưa được xây dựng một cách thống nhất. Giữa các nhà khoa học vẫn diễn ra các cuộc tranh luận chưa dứt về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Một khi địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự vẫn chưa được nhận thức một cách đúng đắn, phù hợp với bản chất của quan hệ dân sự thì hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng sẽ khó đạt được. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là một trong những nội dung quan trọng nhưng không kém phần phức tạp của khoa học luật tố tụng dân sự song thực tế chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Trong sách báo pháp lý ở nước ta có một số ít bài viết có đề cập tới chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự ở những góc độ khác nhau nhưng chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Trong các giáo trình giảng dạy ở bậc cử nhân của các trường chuyên ngành Luật thì vấn đề địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự mới chỉ trình bày ở mức độ khái quát nhất về mặt lý luận mà chưa đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể : Trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản Pháp luật mới được ban hành có liên quan đến chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự như Hiến 8 pháp năm 1992 sủa đổi năm 2002, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/06/2004 có hiệu lực ngày 01/01/2005 theo đó, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có sự thay đổi cơ bản về chất và một số vấn đề pháp lý liên quan đến chế định này đã được làm rõ. Tuy nhiên, tính thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản Pháp luật với Bộ luật tố tụng dân sự vẫn chưa được đảm bảo, do vậy vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng các quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản Pháp luật. Mặt khác, trong thực tiễn hoạt động kiểm sát đã gặp phải không ít những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng các quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự ngay cả việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự cũng chưa giải quyết được triệt để. Bộ luật tố tụng dân sự đã có hiệu lực gần một năm với rất nhiều những thay đổi quan trọng về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân nhưng những văn bản hướng dẫn thực hiện những quy định này vẫn chưa đủ do vậy cũng gây khó khăn trong quá trình điều chỉnh Pháp luật và áp dụng Pháp luật nên cần nghiên cứu, hoàn thiện làm tiền đề cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn một cách đầy đủ, toàn diện và thống nhất. Các luận điểm nêu trên chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài "Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự" mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong thời gian qua, số lượng đề tài nghiên cứu về “Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự” rất ít, chỉ có thể kể đến đề tài khoa học cấp Bộ của Trường Cao đẳng Kiểm sát: “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự” (năm 2000). Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí trong nước xung quanh vấn đề vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Ở một góc độ nào đó, những bài viết, công trình nghiên cứu này đã đề 9 cập đến những khía cạnh nhất định về địa vị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, nhất là trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của trường Cao đẳng Kiểm sát được thực hiện đã lâu. Hiện tại, quan điểm lý luận cũng như quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự đã có nhiều thay đổi. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài này với mong muốn tiếp cận các quy định cụ thể về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, phân tích những tồn tại, vướng mắc của quy định pháp luật hiện hành nhằm góp phần hoàn thiện quan điểm lý luận là việc làm cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. - Phân tích các quy định của pháp luật nước ta từ năm 1945 đến nay về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự ở nước ta thời gian vừa qua. - Làm sáng tỏ về mặt lý luận, chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót về mặt xây dựng pháp luật tố tụng dân sự, từ đó đóng góp hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu; phương pháp đánh giá, khái quát hoá và hệ thống hóa vấn đề và một số phương pháp nghiên cứu khác. 10 5. Bố cục của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản Luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Chƣơng 2: Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng. Chƣơng 3: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. 11 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1.1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƢỚC. Có thể khẳng định rằng Viện kiểm sát hay Viện công tố mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ một cơ quan không thể thiếu trong bất kỳ Bộ máy Nhà nước của một quốc gia nào. Với mỗi mô hình tổ chức quyền lực, nhà cầm quyền quy định cho cơ quan này địa vị pháp lý không giống nhau. Tại các quốc gia như Anh, Mỹ, Phần Lan, Nhật Bản… Viện Công tố được đặt trong hệ thống hành pháp thuộc chính phủ, còn ở một số quốc gia khác như Cộng hòa Pháp, Argentina, Sri Lanka… cơ quan Công tố được tổ chức bên cạnh hệ thống tòa án; Riêng ở một số nước như Liên bang Nga, Hungari, Bồ Đào Nha, Estonia… thì Viện Công tố không thuộc các cơ quan hành pháp hay tư pháp mà có một vị trí độc lập, do cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội thành lập ra, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Vai trò của Viện Công tố các nước thể hiện cũng rất khác nhau, có nước Viện Công tố chỉ đạo hoạt động điều tra, trực tiếp điều tra, quyết định việc phân công điều tra viên, có nước vai trò của Viện Công tố hạn chế hơn, thể hiện chủ yếu ở giai đoạn xét xử, khi đó Công tố viên đóng vai trò như là một bên trong tranh tụng. Pháp luật một số nước như Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản… lại quy định Viện Công tố không chỉ thực hành quyền công tố, giám sát việc điều tra mà còn thực hiện nhiệm vụ khởi tố một số vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. Có thể nói, mô hình tổ chức và hoạt động của Viện Công tố trên thế giới rất đa dạng và không đồng nhất, bởi lẽ cũng như những chế định pháp luật khác, chế định Viện Công tố chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như truyền thống văn hoá, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, quyền lực Nhà nước được tổ chức và thực hiện theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa có sự phân công, phân nhiệm: theo đó 12 toàn bộ quyền lực Nhà nước tập trung trong tay Quốc hội và có sự phân công, phân nhiệm giữa Quốc hội và các cơ quan Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội (sau đây gọi tắt là Hiến pháp 1992 sửa đổi) thì bộ máy Nhà nước ta gồm 4 hệ thống cơ quan: các cơ quan quyền lực (Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phương), các cơ quan quản lý (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân địa phương), các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương) và các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương). Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước ta, là một trong 4 cơ quan cấu thành bộ máy Nhà nước. Theo quy định của Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dân có 2 chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi cho phép nhận thức rằng, so với Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Hiến pháp năm 1992 sửa đổi về cơ bản là không thay đổi, vẫn là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật1. Bởi lẽ đó, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi vẫn giữ nguyên tên gọi cũng như vị trí của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đáng lưu ý là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đều có Căn cứ vào nội dung Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) chúng ta thấy sự điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát chỉ có hệ quả là phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hệ thống cơ quan này bị thu hẹp lại chứ bản thân hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì. Cụ thể là: Theo Hiến pháp năm 1992 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực: hành chính, kinh tế, xã hội, điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ và cải tạo. Nay, theo Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dan chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp (điều tra, xét xử, thi hành án, giam, giữ và cải tạo), không kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội nữa. Như vậy, phạm vi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân được giới hạn trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp. 1 13 chung một cách thể hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Cách đảo ngược nội dung trình bày so với cách thể hiện cũ hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà có lý do rất cụ thể của nó. Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 đặt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trước chức năng thực hành quyền công tố là thể hiện theo cách truyền thống từ khi Viện kiểm sát nhân dân ra đời (năm 1960). Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật là chức năng chính diện, là cái hồn thể hiện ngay ở tên gọi của hệ thống cơ quan này. Có thể nói, trong suốt hơn 40 năm qua, từ khi Viện kiểm sát nhân dân ra đời, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã trở thành chức năng bao trùm, đến mức người ta coi Viện Kiểm sát duy nhất chỉ có một chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật, còn thực hành quyền công tố chỉ là một quyền năng nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nay, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định rõ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Sự “đảo” vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân cho thấy mặc dù Viện kiểm sát nhân dân vẫn có hai chức năng, nhưng chức năng công tố được đưa lên trước, được nhấn mạnh để Viện kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện cho hiệu quả. Đây là chức năng ưu tiên. Cùng với chức năng công tố, Viện kiểm sát nhân dân còn có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Mặc dù cho đến nay chưa có một tài liệu nào giải thích chính thức về các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp, nhưng căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và trên cơ sở các tài liệu mà chúng ta có được về hoạt động này thì có thể hiểu một cách khái quát nhất rằng các hoạt động tư pháp là các hoạt động tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động, tố tụng kinh tế). Và như vậy, kiểm sát các hoạt động tư pháp là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ trong hành vi của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng. Mục đích của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp là nhằm 14 bảo đảm cho các hành vi xử sự của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng được thực hiện trên cơ sở và theo quy định của pháp luật. Nội dung các quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp là tất cả các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định mà Viện kiểm sát nhân dân được sử dụng để phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. 1.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 1.2.1 Khái niệm địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Địa vị pháp lý nói chung theo Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng là “Tổng thể các điều kiện pháp lý mà pháp luật đòi hỏi để xác định cho một chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập"2 Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân và của cơ quan Nhà nước nói chung được xác định bởi vị trí, vai trò của nó trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tính chất quyền lực và chức năng nhà nước mà cơ quan đó được giao, mức độ phạm vi tham gia của nó vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước đó. Có thể khái quát rằng: địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là tổng thể các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Trong cuộc sống hàng ngày, khi phát sinh tranh chấp cá nhân hay tổ chức có thể phải yêu cầu Toà án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đề giải quyết tranh chấp đó, Toà án và những người tham gia sẽ phải tiến hành những hành vi nhất định gọi là tố tụng. Tố tụng để giải quyết một tranh chấp dân sự được gọi là tố tụng dân sự. Tương tự như vậy có tố tụng 2 Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng – NXB Đại học Quốc gia, Tr150. 15 hình sự, tố tụng hành chính…. Tố tụng dân sự được hiểu theo nghĩa rộng đó là toàn bộ trình tự được tiến hành để giải quyết một số tranh chấp dân sự, bao gồm cả trình tự hoà giải (ngoài Toà án) và trọng tài. Quan niệm này được nhiều nước trên thế giới công nhận và được thể hiện trong Bộ luật tố tụng dân sự của họ. Ở nước ta, tố tụng dân sự thường được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm trình tự giải quyết tranh chấp tại toà án (bao gồm cả trình tự hoà giải tại toà án và trình tự trọng tài có liên quan đến toà án). Và như vậy, với tư cách là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh là tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng dân sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục xem xét và giải quyết vụ án dân sự tại Toà án, hay nói khác đi, pháp luật tố tụng dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những hành vi tố tụng và quan hệ pháp luật tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự giữa Toà án, cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Từ đó có thể thấy nội hàm địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được phản ánh và thể hiện ở những phương diện: - Các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. - Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Cũng như nhiều chế định pháp lý khác ở nước ta, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói riêng được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trước hết phải nói đến là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”. 16 Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định một cách khái quát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (Điều 20 – 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được quy định rất cụ thể trong Bộ luật này và có nhiều nội dung mới mà các quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chưa thay đổi kịp cho phù hợp. Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự đánh dấu một bước pháp điển hoá cao trong kỹ thuật lập pháp của nước ta, phần nào đã tập trung được những nội dung cơ bản nhất , quan trọng nhất thể hiện cụ thể và rõ nét nhất địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự. 1.2.2. Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Việc xác định vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, bởi lẽ điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dung các văn bản pháp luật về Viện kiểm sát nhân dân, về tố tụng dân sự …cũng như việc hướng dẫn chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, nếu vị trí, vai trò của Toà án và các bên đương sự được xác định một cách rõ ràng và hiển nhiên thì vị trí, vai trò của Viện kiểm sát không phải lúc nào cũng rõ ràng và hiển nhiên như vậy. Sở dĩ có tình trạng này là do quan niệm quyền lực nhà nước, nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia khác nhau, từ đó có những quy định khác nhau về mô hình tổ chức, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Trong lĩnh vực hình sự, mặc dù quan niệm về vị trí, chức năng của Viện công tố cũng không hoàn toàn đồng nhất nhưng về cơ bản, các nước đều cho rằng cơ quan Công tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là bên nhân danh Nhà nước truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trước toà. Còn trong lĩnh vực dân sự, phần lớn các quốc gia đều quan niệm rằng vị trí, vai trò của Viện công tố hạn 17 chế hơn, do ảnh hưởng từ nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự. Viện công tố chỉ can thiệp vào quan hệ dân sự khi một bên bị mất năng lực hành vi (tâm thần), hạn chế năng lực hành vi (người chưa thành niên), không thể có mặt ( tuyên bố chết hoặc mất tích) hoặc khi mà quyền tự định đoạt của các bên xâm hại hoặc có khả năng xâm hại đến lợi ích công hay trật tự pháp luật nhằm bảo vệ những lợi ích và trật tự đó mà thôi. Đây là sự kết hợp vừa nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên, vừa đảm bảo sự can thiệp từ phía nhà nước trong trường hợp cần thiết. Các nước theo truyền thống luật án lệ (Common law) thì cho rằng trong quan hệ dân sự càng ít sự can thiệp của công quyền càng tốt và vì thế, Viện công tố những nước này hầu như không tham gia vào tố tụng dân sự. Đối với các nước theo truyền thống luật dân sự, khi tham gia vào tố tụng dân sự, thông thường, Viện công tố có ba vị trí khác nhau: là nguyên đơn, là người giám sát và là bị đơn. Tương ứng với mỗi vị trí đó, Viện công tố có những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Khi khởi kiện vì lợi ích công, Viện công tố là một bên trong tố tụng dân sự, có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn khác, trừ quyền hoà giải và nghĩa vụ nộp án phí và chi phí tố tụng. Khi tham gia tố tụng dân sự với vai trò giám sát (thường trong các vụ án mà một bên là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc các trường hợp tuyên bố chết, tuyên bố mất tích, tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự …), Viện công tố có trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật và có nghĩa vụ phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Sự tham gia của Viện công tố trong hai trường hợp này xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo công bằng xã hội. Viện công tố không có một lợi ích vật chất nào liên quan tới vụ án cũng như không bị ràng buộc chỉ vì lợi ích từ phía các đương sự. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp quyền của người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần bị xâm phạm thì việc Viện công tố tham gia tố tụng cũng không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân cho họ mà trước hết là bởi bản chất những vụ việc này có tính chất công và mang ý nghĩa xã hội. Còn khi là 18 bị đơn (pháp luật một số nước quy định: khi Nhà nước hoặc các pháp nhân công pháp bị kiện thì Viện công tố sẽ tham gia với tư cách bị đơn), Viện công tố có quyền và nghĩa vụ như bị đơn. Ở Việt Nam, là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (Điều 137 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân), Viện kiểm sát có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt trong tố tụng dân sự. Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát không chỉ là cơ quan bảo vệ lợi ích xã hội và trật tự công cộng mà còn là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vụ tố tụng dân sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự đã bị thu hẹp đi nhưng những quyền đặc thù như tham gia phiên toà (trong một số trường hợp luật định), kháng nghị bản án, quyết định dân sự của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm …vẫn tiếp tục được quy định. Mặc dù các quy định về vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự đã được xác định ngay từ khi thành lập ngành kiểm sát nhân dân (năm 1960) và hầu như không có những thay đổi lớn trong những lần sửa đổi Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sau này nhưng cho tới nay, xung quanh vấn đề này vẫn có nhiều quan điểm rất khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, Viện kiểm sát chỉ có một chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và toàn bộ thẩm quyền của Viện kiểm sát nói chung và trong tố tụng dân sự nói riêng đều xuất phát từ chức năng này. Quyền công tố mà trong tố tụng dân sự được thể hiện bằng việc khởi tố vụ án dân sự, vụ án lao động … chỉ là một quyền năng, một nội dung hay một bộ phận của chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát mà thôi. Quan điểm thứ hai cho rằng: trong tố tụng, bao gồm cả tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, kinh tế, lao động… Viện kiểm sát luôn có hai chức năng độc lập với nhau, đó là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Chức năng công tố trong tố tụng dân sự được thể hiện bằng thẩm quyền khởi tố, đó là việc nhân danh quyền lực 19 công đưa vụ kiện ra tòa. Còn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được thể hiện bằng thẩm quyền khởi tố, đó là việc nhân danh quyền lực công đưa vụ kiện ra toà. Còn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được thể hiện bằng các thẩm quyền còn lại. Mặc dù là hai chức năng riêng biệt trong tố tụng dân sự nhưng chúng có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, đan xen, không tách rời, chức năng này làm tiền đề, tạo điều kiện và hỗ trợ cho chức năng kia và đảo ngược lại. Theo quan điểm này, không thể tách bạch hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, và vì vậy nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự đều xuất phát từ hai chức năng này. Quan điểm thứ ba lại cho rằng: trong tố tụng dân sự Viện kiểm sát chỉ có một chức năng duy nhất là kiểm sát các hoạt động tư pháp. Chức năng thực hành quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự vì quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đã thực hiện hành vi tội phạm. Đối tượng của quyền công tố không có trong lĩnh vực dân sự mà chỉ có thể là tội phạm và người phạm tội. Vì vậy, mọi thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự đều xuất phát từ chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Các quan điểm trên, theo chúng tôi, phần lớn đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan điểm thứ nhất dựa trên các quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Quan điểm thứ hai dựa vào các quy định của Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. Quan điểm thứ ba dựa vào các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Chính vì dựa trên các quy định của pháp luật nên khi pháp luật thay đổi, các quan điểm về Viện kiểm sát nói chung và trong tố tụng dân sự nói riêng cũng thay đổi theo. Nhưng không lẽ vì vậy mà vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự cũng thay đổi, khi thì thuộc chức năng này, khi thì chuyển sang thuộc chức năng khác? Hơn nữa, thật khó khi phải tin rằng quyền công tố xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, là một nội dung của chức năng 20 kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Cũng là rất khó khi phải lý giải rằng thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự của Viện kiểm sát (theo quy định của pháp luật trước đây) xuất phát từ chức năng công tố hoặc chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Chúng tôi cho rằng, sẽ là không phù hợp nếu quy tất cả các lĩnh vực hoạt động, các nhiệm vụ và thẩm quyền mà pháp luật giao cho Viện kiểm sát vào chức năng của cơ quan này. Không phải mọi thẩm quyền, mọi lĩnh vực hoạt động của Viện kiểm sát nói riêng và của các cơ quan Nhà nước nói chung đều xuất phát từ chức năng với nghĩa là “hoạt động đặc trưng” (từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1989) của cơ quan đó. Ngoài lĩnh vực hoạt động chính, đặc trưng, các cơ quan còn có thể có những thẩm quyền khác, lĩnh vực hoạt động khác. Những thẩm quyền, lĩnh vực hoạt động này thường liên quan hoặc gần gũi với chức năng nhưng đôi khi chẳng có liên quan gì đến chức năng của cơ quan đó cả. Ở Pháp, Viện công tố được giao nhiệm vụ giám sát hộ tịch, một nhiệm vụ chẳng có liên quan gì đến chức năng công tố cả. Ở Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thẩm quyền, mọi lĩnh vực hoạt động của Viện kiểm sát đều xuất phát từ chức năng này, đều phục vụ chức năng này (ví dụ như thống kê tội phạm chẳng hạn). Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng không có nghĩa là thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự (nay theo BLTTDS năm 2004 thì Viện kiểm sát nhân dân không còn chức năng này, nhưng nếu có thì cũng không làm thay đổi chức năng của Viện kiểm sát) cũng thuộc chức năng này. Đây chỉ là một thẩm quyền mà pháp luật nước ta và một số nước khác giao cho Viện kiểm sát mà thôi, nó hoàn toàn không thuộc chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (bởi vì nếu coi thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự thuộc chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thì không giải thích được tại sao Viện kiểm sát – Viện Công tố một số nước có chức năng thực hành quyền công tố nhưng lại không có thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự hoặc cũng như tại 21 sao Viện kiểm sát – Viện công tố một số nước không có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng lại có thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự). Điều đó có nghĩa là ngoài nhiệm vụ chính (mà nếu không có nhiệm vụ này thì không còn là cơ quan công tố nữa) là truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trước toà, Viện kiểm sát hoặc Viện công tố còn có thể được giao những nhiệm vụ khác nữa mà ở mỗi quốc gia, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, những nhiệm vụ này là rất khác nhau. 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể xác định trên hai phương diện: Phương diện thứ nhất, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác mà Viện kiểm sát nhân dân phải thực hiện bằng những hình thức , biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Từ quy định của Điều 2 về nhiệm vụ chung của toàn ngành kiểm sát nhân dân (Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoả, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật) và quy định của Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về mục đích hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động… (Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án… nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời) có thể xác định nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là: 22 - Bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự ở Toà án các cấp nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời; - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Toà án có căn cứ và đúng pháp luật ; Trên phương diện thứ hai, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được hiểu là trách nhiệm, là nghĩa vụ pháp lý hay là một công việc mà pháp luật quy định Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nhiệm vụ luôn đi đôi cùng với quyền hạn (quyền năng pháp lý mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự). Về nguyên tắc, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân một mặt phải được xác định đầy đủ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, mặt khác chúng phải được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ. Có như vậy mới đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân hoàn thành có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời ngăn chặn sự tuỳ tiện hay lạm dụng chúng trong thực tiễn áp dụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được thực hiện thông qua hoạt động của các chức danh pháp lý cụ thể, đó là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau: Căn cứ vào các giai đoạn tố tụng dân sự có thể phân nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự thành: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, - Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, - Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, 23 - Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn tố tụng đặc biệt là công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án, trọng tài nước ngoài. Căn cứ vào tính chất, nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể phân loại thành: - Quyền tham gia một số phiên toà (theo quy định tại Điều 21 BLTTDS năm 2004), phiên họp việc dân sự sơ thẩm, một số phiên toà xét xử phúc thẩm (phiên toà Viện kiểm sát nhân dân tham gia ở phiên toà sơ thẩm hoặc phiên toà do Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị phúc thẩm), phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. - Quyền kháng nghị các bản án, quyết định dân sự của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. - Quyền yêu cầu, kiến nghị Toà án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác thực hiện hành vi nhất định. Căn cứ vào vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể phân loại thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thành: - Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể tự bảo vệ mình. - Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng với vị trí là người bảo vệ luật pháp và vì lợi ích của luật. Ngoài những tiêu chí phân loại nêu trên có thể còn những cách phân loại khác nữa nhưng do phạm vi có hạn nên trong nội dung Luận văn chỉ nêu hai cách phân loại phổ biến mà thôi. Mỗi cách phân loại thẩm quyền nêu trên có ý nghĩa nhất định nhưng dưới góc độ kỹ thuật lập pháp thì cách phân loại theo từng giai đoạn tố tụng dân sự là thuận tiện và hợp lý hơn. Mặc dù nội dung cũng như phạm vi áp dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự của Viện công tố các nước và Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam rất khác nhau tuỳ theo pháp luật của mỗi 24 quốc gia, nhưng dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nước ta hay Viện công tố các nước có đặc điểm chung là đều được quy định cả trong các văn bản pháp luật về hình thức và văn bản pháp luật về nội dung. Ví dụ: ở nước ta, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được ghi nhận chủ yếu trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (nhưng hiện nay những quy định này đã không còn phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Ở Cộng hoà Pháp, quyền khởi kiện của Viện công tố đối với những vụ án dân sự liên quan đến lợi ích công được quy định trong Bộ luật dân sự, còn những nhiệm vụ quyền hạn khác của Viện công tố trong tố tụng dân sự lại được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự… ở Liên bang Nga cũng vậy, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát Liên bang Nga trong tố tụng dân sự được ghi nhận trong Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên bang, trong Bộ luật dân sự, trong Bộ luật tố tụng dân sự, trong Luật về môi trường… Nói tóm lại, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định. Nhiệm vụ, quyền hạn này được xác định trên cơ sở vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác nhau, nhưng chủ yếu là trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 25 CHƢƠNG 2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT NƢỚC TA VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 2.1.1 Giai đoạn từ 1945 – 1959 Pháp luật của Nhà nước ta quy định về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của công tố viên trong tố tụng dân sự như sau: - Sắc lệnh số 13 về tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán quy định: “Mỗi tuần lễ ít ra cũng phải có hai phiên toà công khai, một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà, chánh án ngồi xử, biện lý ngồi ghế công tố viên”. Sau đó ít lâu Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 ấn định quyền của các toà án và sự phân công giữa các nhân viên tư pháp. Trong Sắc lệnh, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện công tố được quy định khá rõ ràng. Điều 26 quy định: ông biện lý cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo có quyền yêu cầu toà thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật. Về mặt hộ, ông biện lý có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị thành niên, của các người bị cấm quyền cùng các pháp nhân hành chính. Ông biện lý có nhiệm vụ phải can thiệp vào những việc quan hệ đến thân phận và căn cước cùng những việc mà pháp luật bắt buộc phải có ý kiến công tố viên (Điều 30). Ông chưởng lý và các thẩm phán trong công tố viện có quyền phát ngôn ở những phiên toà hộ và hình toà thượng thẩm (Điều 38). Về bên hộ, dưới quyền điều khiển của ông chưởng lý, các thẩm phán trong công tố viện có quyền đứng làm chánh tố trong những trường hợp do luật lệ định trước. Công văn số 1137/HCTP ngày 5/6/1958 của Bộ Tư pháp về việc đơn giản một số thủ tục ở phiên toà quy định rõ hơn về quyền khởi tố và tham gia tố tụng của công tố viện như sau: 26 “Về việc dân sự, công tố viện có nhiệm vụ khởi tố và tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi cíh của Nhà nước và của nhân dân. Còn đối với những vụ án dân sự thường thì công tố viện không cần phải tham dự phiên toà, công tố viện và toà án thể theo tinh thần nói trên mà trao đổi với nhau và quy định những vụ án hình sự và dân sự nào cần có mặt công tố viện tại phiên toà”. Về quyền chống án của công tố viện đối với bản án dân sự, Thông tư số 1828/VHC ngày 18/10/1955 của Bộ Tư pháp quy định: “Đối với án đương tịch xử việc hình cũng như việc hộ, người bị can, người dân sự nguyên cáo, người bị cáo, ông công tố uỷ viên Toà án nhân dân tỉnh đều có quyền chống án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Các quy định về vị trí, chức năng và thẩm quyền của Viện công tố trong tố tụng dân sự ở giai đoạn này xuất phát từ vị trí, chức năng của Viện công tố trong bộ máy cơ quan Nhà nước và mối quan hệ giữa Viện công tố với các cơ quan nhà nước khác trong cùng hệ thống. Theo các quy định đó, Viện công tố của nước ta trong giai đoạn trước năm 1960 chỉ là một bộ phận bên cạnh các Toà án và làm chức năng công tố Nhà nước (nói chính xác là từ năm 1959 Viện công tố đã được tách ra thành bộ phận độc lập với các Toà án nhưng chức năng, nhiệm vụ vẫn giữ nguyên). 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1989 Với Hiến pháp 1959, hệ thống các cơ quan Nhà nước đã có sự thay đổi căn bản, nhất là cơ quan công tố. Từ Viện công tố nay đã chuyển thành Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương xuống đến địa phương và không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính ở địa phương. Ngoài chức năng công tố, Viện kiểm sát nhân dân còn được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ các Bộ trở xuống, trong đó có cả hệ thống các Toà án nhân dân. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, cụ thể hoá Hiến pháp đã quy định: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án (Điều 3). 27 Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể tại các Điều 17, 18 và 19 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 1960. Đó là quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân; quyền kháng nghị những bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực pháp luật; quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cùng cấp bàn về việc xét xử và áp dụng pháp luật. Sau Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 1960, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân được tiếp tục khẳng định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. Căn cứ theo các Điều 12,13 và 14 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: Khởi tố những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân; tham gia tố tụng tại phiên toà của Toà án nhân dân cùng cấp; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự của Toà án; tham dự phiên họp của Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cùng cấp bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử. Nhìn chung, cho đến năm 1989 trở về trước chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự) không được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác ngoài Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, trong thời kỳ này hoạt động tố tụng dân sự nói chung và hoạt động xét xử của Toà án nói riêng đều do các văn bản dưới luật, pháp lệnh điều chỉnh và nằm rải rác trong các văn bản khác nhau như Thông tư, Công văn hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao, các Thông tư liên bộ, Thông tư liên ngành của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp… Có thể nói trong giai đoạn trước năm 1989 do pháp luật tố tụng dân sự chưa được hệ thống hoá, pháp điển 28 hoá một cách đầy đủ nên quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong các văn bản nói trên về thủ tục tố tụng dân sự còn nặng về hướng dẫn, thiếu tính hệ thống, chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến 2002 Sự ra đời của các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ dân sự (29-111989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ kinh tế (16-3-1994), và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (20-4-1996) đã đánh dấu một sự phát triển về chất trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy vẫn chỉ là các văn bản dưới luật nhưng cũng không thể phủ nhận việc ban hành một loạt pháp lệnh cho thấy chúng ta đã đi được bước quan trọng đầu tiên trên con đường hệ thống hoá và pháp điển hoá pháp luật tố tụng dân sự. Các pháp lệnh này đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động tố tụng, đồng thời chế định Viện kiểm sát nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự cũng được quy định rõ ràng và đầy đủ hơn. Cũng trong giai đoạn này, với việc ban hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, một văn bản luật cụ thể hoá những quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của giai đoạn đổi mới, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được tiếp tục khẳng định một cách rõ ràng hơn và phù hợp hơn. Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 quy định: “Khi thực hiện công tác việc giải quyết các vụ án dân sự và những việc khác do pháp luật quy định, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a. Kiểm sát việc hồ sơ vụ án, yêu cầu Toà án nhân dân hoặc tự mình điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; b. Khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật; tham gia phiên toà xét xử những vụ mà Viện kiểm sát nhân dân đã khởi tố hoặc kháng nghị, đối với những vụ án khác Viện kiểm sát nhâ dân có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào, nếu thấy cần thiết; c. Yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; 29 d. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.” Căn cứ theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động năm 1989, 1994 và 1996 chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được đặc trưng bởi những hoạt động sau: - Khởi tố các vụ án dân sự, lao động; - Kiểm sát việc lập hồ sơ các vụ án dân sự, kinh tế, lao động; - Tham gia tố tụng tại phiên toà; - Kháng nghị các bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động của Toà án nhân dân theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. * Khởi tố các vụ án dân sự, lao động Thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự, lao động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại các Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đây là một biện pháp, một phương tiện, một quyền năng pháp lý mà Nhà nước trao cho Viện kiểm sát nhân dân để đưa các vi phạm pháp luật ra trước Toà án nhân dân giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo quy định của Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Viện kiểm sát nhân dân được khởi tố các vụ án dân sự khi đương sự không khởi kiện trong các trường hợp gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa; xâm phạm quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động; kết hôn trái pháp luật; xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú; xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chư thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Thực ra, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân không phải là quy định mới (Sắc lệnh số 51- SL ngày 17/4/1946 đã quy định về thẩm quyền khởi tố của Công tố viên). 30 Thực hiện việc khởi tố vụ án, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm cung cấp chứng từ (khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh). Vì vậy, để việc khởi tố có căn cứ và đúng pháp luật, trước khi khởi tố vụ án Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng từ về vi phạm pháp luật thông qua các nguồn tin, các khâu công tác kiểm sát, đồng thời xác định mức độ thiệt hại, lỗi và trách nhiệm của công dân, tổ chức (nếu có). Sau khi có quyết định khởi tố Viện kiểm sát nhân dân chuyển quyết định có cùng toàn bộ tài liệu, chứng từ đã thu thập được đến cho Toà án có thẩm quyền. So sánh với các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự từ những năm 1960 cho thấy thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự, lao động của Viện kiểm sát nhân dân trong các pháp lệnh và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 đã được điều chỉnh ngày càng cụ thể hơn, rõ ràng hơn theo hướng quy định giới hạn những loại việc mà Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố. Nếu như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, 1981 quy định Viện kiểm sát nhân dân khởi tố đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công dân, thì Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 (Điều 17) đã quy định rõ Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố những vụ án dân sự, các tranh chấp lao động (Điều 28) cũng giới hạn những trường hợp Viện kiểm sát nhân dân được khởi tố. Những quy định này cho thấy Viện kiểm sát nhân dân không thể tự mình quyết định khởi tố đối với bất kỳ loại việc dân sự, lao động nào mà chỉ được phép khởi tố đối với những loại việc pháp luật đã quy định; mặt khác việc khởi tố những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự, lao động của Viện kiểm sát phải đáp ứng điều kiện là nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát nhân dân mới khởi tố, quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Cần lưu ý là mặc dù đối với những vụ án Viện kiểm sát nhân dân khởi tố thì việc tham gia tố tụng tại phiên toà của Viện kiểm sát nhân dân là bắt buộc nhưng trong mọi trường hợp, Viện kiểm sát không có quyền hoà giải, vì Viện kiểm sát không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung cần giải quyết; Với tư cách là chủ thể khởi tố 31 vụ án vì lợi ích chung, Viện kiểm sát nhân dân dân cũng không có quyền tham gia hoà giải, vì quyền hoà giải hay không hoà giải là quyền của các đương sự, họ có quyền tự định đoạt những quyền và lợi ích của mình, Viện kiểm sát nhân dân không thể và không có quyền định đoạt thay cho họ. Tương tự như quyền rút đơn khởi kiện của đương sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền rút quyết định khởi tố trong những trường hợp sau: - Quyết định khởi tố thiếu căn cứ pháp lý; - Loại việc mà Viện kiểm sát nhân dân khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; - Quyền , lợi ích của đương sự đã được thực hiện đầy đủ hoặc các bên đã thoả thuận được với nhau theo đúng quy định của pháp luật.; - Không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án. Khi rút quyết định khởi tố, Viện kiểm sát nhân dân cấp nào quyết định khởi tố thì Viện kiểm sát nhân dân cấp đó ra quyết định rút quyết định khởi tố, trường hợp cấp ra quyết định khởi tố không rút ra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền ra quyết định rút quyết định khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. * Kiểm sát việc lập hồ sơ của Toà án Theo quy định của Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự và những việc khác do pháp luật quy định. Thực hiện nhiệm vụ này, Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án để nghiên cứu; nếu thấy hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, thiếu những chứng cứ, tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án thì yêu cầu Toà án điều tra bổ sung hoặc tự mình điều tra, xác minh. Trong trường hợp Viện kiểm sát tự điều tra, xác minh, Viện kiểm sát có thể uỷ thác cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nơi có đương sự, người làm chứng cư trú hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp tiến hành một số hoạt động điều tra cụ thể; Yêu cầu Toà án hoặc tự mình trưng cầu giám định những vấn 32 đề cần làm sáng tỏ trong vụ án (Khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). Viện kiểm sát cũng có quyền yêu cầu Toà án thành lập Hội đồng định giá tài sản tranh chấp hoặc kiến nghị Toà án xem xét lại nếu thấy việc định giá chưa hợp lý; kiến nghị với Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục các vi phạm pháp luật trong quá trình lập hồ sơ vụ án. Để giúp Toà án khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án, bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, tránh sự phân tán, mất mát về tài sản có thể gây khó khăn cho việc thi hành án sau này, nếu thấy cần thiết Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Toà án các biện pháp khẩn cấp tạm thời như buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng, trả tiền lương hoặc tiền công lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán; cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến việc tranh chấp; cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định… (Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 41, 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Tùy từng trường hợp xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát nhân dân có thể kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án để thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 42 khoản 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 44 khoản 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 46 khoản 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). * Tham gia tố tụng tại phiên toà Tham gia tố tụng tại phiên toà xét xử dân sự, kinh tế , lao động theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm vừa là quyền hạn vừa là tránh nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và cũng là hình thức, biện pháp pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Theo quy định của pháp luật, việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân tại các phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm được thực hiện dưới hai hình 33 thức: Bắt buộc và không bắt buộc (căn cứ theo Điều 17 khoản 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tham gia phiên toà xét xử những vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân đã khởi tố hoặc kháng nghị; đối với những vụ án khác, Viện kiểm sát nhân dân có thể tham gia tố tụng vào bất cứ giai đoạn nào, nếu thấy cần thiết). Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia tố tụng mà đại diện Viện kiểm sát vắng mặt hoặc chưa có văn bản của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà. Tham gia tố tụng tại phiên toà là một trong những hoạt động dễ nhận thấy nhất của Viện kiểm sát nhân dân trong toàn bộ quá trình tố tụng. Thông thường các hoạt động kiểm sát của các giai đoạn khác của quá trình tố tụng chỉ tập trung vào các hoạt động tố tụng do Toà án tiến hành trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được Toà án cung cấp, do đó chúng chỉ tạo ra mỗi quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án, còn các chủ thể tham gia tố tụng khác thường không thấy được sự tham gia của Viện kiểm sát vào các hoạt động tố tụng này. Chỉ tại phiên toà xét xử sự tham gia của Viện kiểm sát mới thể hiện rõ sự giám sát việt tuân theo pháp luật trong qúa trình giải quyết vụ án dân sự. Đây chính là sự kiểm sát trực tiếp của các hoạt động của Toà án cũng như của các đương sự và các chủ thể tham gia tố tụng khác, đảm bảo cho tố tụng tại phiên toà diễn ra khách quan, đúng pháp luật. Do vậy, khi thực hiện công tác này, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát phải kiểm sát việc thực hiện các thủ tục tố tụng tại phiên toà; kiểm tra xem vụ án có thẩm quyền giải quyết của Toà án không, có đảm bảo thành phần hội đồng xét xử đúng quy định không… Viện kiểm sát phải kiến nghị ngay với Toà án nếu như phát hiện ra sự vi phạm. Kiểm sát viên tại phiên toà phải giám sát mọi thủ tục tố tụng do Toà án tiến hành, từ việc kiểm tra căn cước, giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người được triệu tập, cho tới việc điều khiển các bước tố tụng. Bằng hoạt động này, Viện kiểm sát giúp cho các đương sự và những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ các quyền của mình như quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định… Các quyền 34 tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên toà được quy định tại các Điều 49-51 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 46 – 48 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 48 – 52 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đại diện Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng; tham gia xét hỏi tại phiên toà nhằm làm sáng tỏ những tình tiết chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn. Kết thúc phần tranh luận Kiểm sát viên tham gia phiên toà phải trình bày bản kết luận của Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên toà, trong đó nêu ý kiến của Viện kiểm sát về hướng giải quyết vụ án dân sự, Điều 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 70 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đều quy định: “Phiên toà phúc thẩm được tiến hành tương tự phiên toà sơ thẩm”. Do đó các quyền và nghĩa vụ tố tụng của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng tại phiên toà phúc thẩm về cơ bản như đã nói ở trên. Đối với các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm, do tính chất đặc biệt phải xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên Viện kiểm sát phải được nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử tất cả các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên tham dự phiên toà đều phải đưa ra kết luận về kháng nghị giám đốc hay kháng nghị tái thẩm trước khi Hội đồng xét xử thảo luận và ra bản án, quyết định (Điều 76 khoản 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 79 khoản 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 77 khoản 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Sau phiên toà, Viện kiểm sát tiếp tục kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các bản án, quyết định của Toà án nhằm đảm bảo các bản án, quyết định của Toà án phải có căn cứ và hợp pháp về mặt nội dung cũng như về mặt hình thức thể hiện, kể cả đối với các vụ dân sự, kinh tế, lao động mà Viện kiểm sát nhân dân không tham gia phiên toà. * Kháng nghị các bản án, quyết định của Toà án nhân dân Theo cách hiểu chung nhất, kháng nghị là sự bầy tỏ ý kiến phản đối bằng văn bản chính thức. Trong khoa học luật tố tụng, kháng nghị bản án, 35 quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể hiểu là quyết định chính thức về việc chống án lên Toà án cấp có thẩm quyền, làm ngưng hiệu lực phán quyết của Toà án trong bản án, quyết định đã tuyên và đồng thời yêu cầu đưa vụ án ra xét xử lại. Dưới góc độ khoa học kiểm sát, kháng nghị là quyền năng, là biện pháp pháp lý quan trọng và cần thiết để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, góp phần đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Tuỳ thuộc vào đối tượng kháng nghị cũng như căn cứ vào thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Toà án nhân dân, pháp luật phân biệt các hình thức kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. * Kháng nghị bản án, quyết định của toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, kinh tế, lao động Viện kiểm sát đã tiến hành các hoạt động kiểm sát cần thiết theo quy định của pháp luật với mục đích đảm bảo cho quá trình tố tụng được tiến hành đúng pháp luật, nhưng vẫn có trường hợp trong quá trình xét xử không phát hiện kịp thời những sai phạm, thậm chí các biện pháp tác động của Viện kiểm sát tới Toà án nhằm yêu cầu cơ quan này sửa chữa kịp thời các vi phạm tố tụng không được đáp lại một cách thoả đáng dẫn đến bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án thiếu căn cứ hoặc không đảm bảo tính hợp pháp về pháp luật nội dung và hình thức. Chính bằng việc kháng nghị, Viện kiểm sát mới thực hiện được đầy đủ và hiệu quả chức năng của mình là đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh trong suốt quá trình tố tụng, bảo đảm tính pháp chế trong bản án, quyết định của Toà án. Kháng nghị của Viện kiểm sát là văn bản pháp lý làm phát sinh một thủ tục tố tụng mới, đòi hỏi Toà án phải xem xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị. Để tránh việc kháng nghị trùng lặp, không cần thiết, đồng thời để đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự, Viện kiểm sát thường chỉ trực tiếp 36 kháng nghị đối với nhưng trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xét xử sơ thẩm, hoặc Viện kiểm sát đã có ý kiến trước đó nhưng Toà án không có biện pháp khắc phục thích đáng, hoặc trường hợp những vi phạm đó không bị kháng cáo, hay chỉ bị kháng cáo một phần. Trên thực tế, Viện kiểm sát thường hướng dẫn để các đương sự tự thực hiện quyền kháng cáo của mình là chính và chỉ tham gia tố tụng ở giai đoạn phúc thẩm với tư cách cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 17 khoản 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và các Điều 58 – 70 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các Điều 59 – 68 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, các Điều 60 – 69 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp lao động. Đối tượng có thể bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là tất cả các bản án, quyết định trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động chưa có hiệu lực pháp luật do Toà án cấp huyện hoặc Toà án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là 15 ngày (đối với bản án, quyết định dân sự sơ thẩm), là 10 ngày (đối với bản án, quyết định kinh tế, lao động), của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, là 30 ngày (Đối với bản án, quyết định dân sự sơ thẩm), là 20 ngày (đối với bản án, quyết định kinh tế, lao động), kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao án, quyết định. Trước hoặc tại phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân đã kháng nghị có quyền sửa đổi nội dung đã kháng nghị hoặc rút một phần hay toàn bộ kháng nghị. Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân rút toàn bộ kháng nghị không có kháng cáo của đương sự thì việc xét xử phúc thẩm phải đình chỉ. Thực hiện việc kháng nghị, Viện kiểm sát có trách nhiệm gửi bản kháng nghị cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị, tổ chức xã hội khởi kiện vụ án vì lợi ích chung. Đối với những vụ án mà Viện kiểm sát đã kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ phải tham gia tố tụng tại phiên toà phúc thẩm như quy định tại Điều 37 67 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân dự, Điều 68 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 69 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tại phiên toà phúc thẩm, kiểm soát viên đại diện cho Viện kiểm sát có trách nhiệm trình bày nội dung kháng nghị và lập luận bảo vệ cho các yêu cầu của mình. *Kháng nghị bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối tượng của hoạt động xét xử các vụ án dân sự là những quan hệ xã hội rất phức tạp, và có lẽ vì thế, chưa có hệ thống toà án nào trên thế giới, kể cả những hệ thống toà án được coi là hoạt động tương đối hoàn hảo cũng khó tránh khỏi thiếu sót, sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án. ở nước ta, trong thực tiễn xét xử nói chung cũng như trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự nói riêng cũng có tình trạng một số bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn có thiếu sót hoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật tố tụng dân sự quy định những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện thiếu sót hoặc sai lầm nghiêm trọng được xem xét lại theo thủ tục tố tụng đặc biệt – thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tính chất đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở chỗ nó chỉ được áp dụng đối với những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền được pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một trong những chủ thể được tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và các Điều 71-72, 76, 78-80 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các Điều 74-77, 79, 81-83 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ kinh tế, các Điều 73-75 và 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Với ý nghĩa là thủ tục tố tụng đặc biệt, đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là các bản án, quyết định dân sự, 38 kinh tế, lao động đã có hiệu lực pháp luật. Đây là sự khác biệt cơ bản về đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với thủ tục phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật tố tụng, đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm: - Bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị; - Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; - Bản án, quyết định dân sự, kinh tế lao động của Toà án cấp phúc thẩm; - Quyết định dân sự, kinh tế, lao động của Toà án cấp giám đốc thẩm. Cũng như kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có thể tiến hành đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong toàn bộ quá trình tố tụng, bảo đảm việc ra bản án, quyết định của Toà án khách quan, đúng pháp luật, thì nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đó là sử dụng quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của mình. Hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát là một hình thức, một biện pháp để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật…nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ và thi hành thống nhất. Việc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân chính là một biện pháp pháp lý tác động đến hoạt động xét xử của Toà án nhân dân, phản ánh sự kiểm sát, giám sát từ bên ngoài đến các hoạt động của cơ quan này. Do hậu quả của việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ dẫn đến việc Toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, Viện kiểm sát nhân dân cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, ý kiến của người khiếu nại, người kiến nghị, để tránh việc kháng nghị không đúng hoặc không cần thiết. Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc kháng nghị. 39 2.1.4. Giai đoạn từ năm 2002 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Năm 2002, trong bối cảnh cải cách tư pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá X thông qua tại kỳ họp thứ 11, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/4/2002 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2002 theo Nghị quyết số 56/2002/QH10 ngày 12/4/2002 của Quốc hội. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được xây dựng trên cơ sở quán triệt những quan điểm, tư tưởng về cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) về Viện kiểm sát nhân dân, đặc biệt là quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kế thừa Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và các luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trước đó, các Điều 20,21,22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, đồng thời bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn (như kiểm sát việc thụ lý; Kiểm sát viên tham gia phiên toà có trách nhiệm phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án…) nhằm đề cao trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình tố tụng. Khác với quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 xác định Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết đối với tất cả các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật ở tất cả các giai đoạn tố tụng, tham gia 100% phiên toà xét xử các vụ án này ở Toà án các cấp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án. Quy định như vậy nhằm tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, theo đó Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. 40 2.2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sau đây viết tắt là BLTTDS 2004) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Đây là Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên được thông qua sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và phát triển nền tư pháp Việt Nam, kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến nay, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp nước nhà. BLTTDS 2004 ra đời trên cơ sở kế thừa các truyền thống về tư pháp dân sự đã được xác lập và pháp điển hoá các văn bản pháp quy đơn hành trước đây như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (năm 1989), Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án và quyết định của Toà án nước ngoài (năm 1993), Pháp lệnh Thi hành án dân sự (năm 1993), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (năm 1994), Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (năm 1995), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (năm 1996), các quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức Toà án nhân dân (năm 2002)… Nhìn chung, BLTTDS 2004 đã thể hiện những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp, thể hiện nhiều quan điểm mới trong tố tụng dân sự. Cụ thể có thể thấy một số nét mới của BLTTDS 2004 là: Thứ nhất: Bộ luật cho phép áp dụng chung một thủ tục cho các loại việc từ dân sự, kinh tế đến lao động mà trước đây có các thủ tục riêng lẻ đối với từng loại việc với sự khác biệt không nhỏ về trình tự, thẩm quyền, trách nhiệm và thời hạn. Thứ hai: Bộ luật đã quy định hai loại thủ tục để giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự, theo đó việc giải quyết việc dân sự được tiến hành nhanh gọn với thủ tục đơn giản hơn nhiều so với việc giải quyết các vụ án dân sự. Với quy định này Bộ luật đã mở ra khả năng các cơ quan tư pháp có một phương tiện hữu hiệu góp phần giải quyết tình trạng án quá tải, tồn đọng ở một số địa 41 bàn, cũng như rút ngắn được thời hạn giải quyết, thực hiện được nguyên tắc trong hoạt động tư pháp là nhanh chóng, chính xác, kịp thời và tiết kiệm. Thứ ba: BLTTDS 2004 cũng đã thể hiện đầy đủ hơn những đặc trưng cơ bản của ngành luật tố tụng dân sự mang tính phổ quát mà luật pháp hầu hết các nước đã ghi nhận như nguyên tắc quyền quyết định tự định đoạt của đương sự (Điều 5). Trên cơ sở nguyên tắc tự quyết định và tự định đoạt của đương sự, Bộ luật cũng đã bổ sung và đổi mới nguyên tắc cung cấp chứng cứ và tự chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự. "Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự". Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu Toà án, thì Thẩm phán chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp theo luật định để thu thập chứng cứ (Điều 6; điểm c, khoản 2 Điều 58, khoản 2 Điều 85). Thẩm phán khi xét xử thấy chứng cứ có trong hồ sơ chưa đủ cơ sở giải quyết thì Thẩm phán không được tự mình xác minh mà phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85). Tư tưởng đổi mới trong nguyên tắc tự định đoạt và tự chứng minh của BLTTDS 2004 còn được thể hiện ở nguyên tắc hoà giải theo đó hoà giải được quy định là biện pháp giải quyết trước tiên, trước khi xét xử và được kịp thời áp dụng ngay khi xuất hiện khả năng hòa giải được giữa các đương sự trong quá trình giải quyết vụ kiện, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Điều 10 và từ Điều 180 đến Điều 188); (Trừ một số trường hợp Bộ luật quy định không được hoà giải). Tư tưởng đổi mới lớn nhất lần này so với các thủ tục tố tụng dân sự trước đây là ở những vấn đề đó; Những vấn đề nói lên quan điểm hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp dân sự trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. 42 Ngoài những điểm mới nêu trên, BLTTDS 2004 cũng thể hiện sự thay đổi lớn trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. 2.2.1 Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên toà của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành. Nghiên cứu quy định của Điều 21 BLTTDS 2004 cho thấy, về mặt nguyên tắc, so với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 và các văn bản pháp luật tố tụng trước đây, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tiếp tục được khẳng định và không thay đổi, nhưng phạm vi tham gia phiên tòa và thẩm quyền cụ thể của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung khác trước: Thứ nhất, phạm vi tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát chỉ giới hạn đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại (về việc thu thập chứng cứ đó) của Tòa án, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (được quy định tại Phần thứ V và Phần thứ VI của Bộ luật tố tụng dân sự), các vụ án và các việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án (theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm). Cụ thể là đối với các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, Viện kiểm sát không tham gia 100% các phiên tòa như tinh thần quy định của Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 nữa. Đối với các phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, Viện kiểm sát cũng không tham gia 100% các phiên tòa mà chỉ tham gia phiên tòa trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm hoặc đã tham gia sơ thẩm vụ án đó (khoản 2 Điều 264); hoặc trong trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm đương sự có đơn khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm; Thứ hai, Viện kiểm sát không kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án; Thứ ba, Viện kiểm sát không thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự, lao động là thẩm quyền đã được quy định cho Viện Công tố và Viện kiểm sát trong 34 năm từ 1950 đến 2004; Thứ tư, Viện kiểm sát không tự mình đi xác minh thu thập chứng cứ thay cho đương sự (chỉ trong trường hợp cần thiết để thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, Viện 43 kiểm sát mới có quyền yêu cầu các bên đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng); Thứ năm, Viện kiểm sát không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; và Thứ sáu, Viện kiểm sát không làm văn bản phản đối biên bản hòa giải thành của các bên đương sự theo như quy định trong các Pháp lệnh trước đây. Từ việc quy định chức năng và phạm vi tham gia phiên toà như Điều 21, BLTTDS 2004 đã xác định rõ vị trí của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Theo quy định của Điều 39 Bộ luật, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng; Viện trưởng và Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng cũng giống như Toà án nhân dân, Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án; Điều 44 qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát, Điều 45 qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên xuất phát từ vị trí họ là những người tiến hành tố tụng. Xuất phát từ quan điểm Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, BLTTDS 2004 đã quy định: Tất cả các quyết định mang tính chất giải quyết, xử lý vụ việc dân sự của cơ quan xét xử phải được gửi cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát trong một thời hạn rất nghiêm ngặt, bao gồm các quyết định sau đây: + Khoản 3 Điều 38: Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát; + Điều 123: Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi ngay cho Viện kiểm sát sau khi ra quyết định; + Điều 174: Việc thụ lý vụ án của Toà án phải được thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án; + Điều 187: Quyết định công nhận sự thỏa thuận: Hết hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết định. Trong hạn 5 ngày làm việc phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát. Tuy Viện kiểm sát không có quyền ra văn bản phản đối như 44 trước đây qui định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vì quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát nếu phát hiện có vi phạm, thì thực hiện thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự; + Điều 194: Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp; + Điều 195: Quyết định vụ án ra xét xử phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định; + Điều 241: Trong hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp; + Điều 281: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong trường hợp toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì thời hạn này không quá 25 ngày; + Điều 303, 310: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp; + Điều 315: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp. + Điều 354, 355, 357, 368, 369, 371: Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài; quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định; + Điều 362, Điều 363: Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, mở phiên họp xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Quyết định không 45 công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc bác đơn yêu cầu không công nhận phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định. Với các quy định trên đây, BLTTDS 2004 khẳng định chức năng và vị trí pháp lý của cơ quan Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự mà một trong những phương thức hoạt động chủ yếu là phải tập trung kiểm sát các quyết định giải quyết và xử lý vụ việc dân sự của Toà án để góp phần đảm bảo các quyết định này có căn cứ và hợp pháp; trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát được thực hiện các quyền: quyền yêu cầu, quyền kiến nghị và quyền kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. 2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự có thể xác định trên hai phương diện: - Trên phương diện thứ nhất, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác mà Viện kiểm sát nhân dân phải thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Từ quy định của Điều 21 BLTTDS 2004 cũng như quy định của Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về nhiệm vụ chung của toàn ngành kiểm sát nhân dân và quy định của Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về mục đích hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự kinh tế, hành chính, lao động... có thể xác định nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là: - Bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự ở Toà án các cấp nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời; 46 - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Toà án có căn cứ và đúng pháp luật; - Bảo đảm mọi bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật, kịp thời. - Trên phương diện thứ hai, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được hiểu là trách nhiệm, là nghĩa vụ pháp lý hay là một công việc mà pháp luật quy định Viện kiểm sát phải tiến hành trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Là trách nhiệm, là nghĩa vụ, nhiệm vụ luôn đi đôi cùng với quyền hạn (quyền năng pháp lý mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự) và được gọi chung là thẩm quyền. Sau đây, khái niệm “nhiệm vụ, quyền hạn” của Viện kiểm sát sẽ được nghiên cứu, đề cập với ý nghĩa như hai bộ phận cấu thành của khái niệm “thẩm quyền” của Viện kiểm sát. Thẩm quyền hay nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được thực hiện thông qua hoạt động của các chức danh pháp lý cụ thể những người tiến hành tố tụng, đó là Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp (khoản 2 Điều 39, Điều 44, 45 BLTTDS 2004). Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào các giai đoạn của tố tụng dân sự có thể phân thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự thành: - Thẩm quyền của Viện kiểm sát ở giai đoạn trước và trong khi xét xử sơ thẩm (thẩm quyền yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát chuẩn bị tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, thẩm quyền tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án…); - Thẩm quyền của Viện kiểm sát ở giai đoạn phúc thẩm (thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tham gia phiên toà phúc thẩm...); - Thẩm quyền của Viện kiểm sát ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm (thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm...); 47 - Thẩm quyền của Viện kiểm sát ở giai đoạn thi hành án liên quan đến Tòa án (thẩm quyền kháng nghị với Toà án trong việc thi hành án, yêu cầu Toà án ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật...); - Thẩm quyền của Viện kiểm sát ở giai đoạn tố tụng đặc biệt là công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài nước ngoài. Căn cứ vào tính chất, nội dung thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự có thể phân loại thành: - Thẩm quyền tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự; - Thẩm quyền kháng nghị các bản án, quyết định dân sự của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm; - Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị Toà án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác thực hiện hành vi nhất định. Tất nhiên, ngoài những tiêu chí phân loại đã nêu có thể còn những cách phân loại khác nữa, nhưng trên đây là hai cách phân loại tương đối phổ biến hơn cả. Về lý luận, mỗi cách phân loại thẩm quyền nêu trên đều có ý nghĩa nhất định, chẳng hạn nếu phân loại thẩm quyền của Viện kiểm sát theo giai đoạn tố tụng sẽ cho phép liệt kê một cách dễ dàng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát tuỳ theo đặc điểm của mỗi giai đoạn tố tụng dân sự, hoặc nếu phân loại dựa theo tính chất, nội dung của thẩm quyền thì dễ thấy được biện pháp và cách thức tác động của Viện kiểm sát trong quá trình tố tụng. Kết hợp các cách phân loại cho thấy, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được thể hiện rõ nét bởi 2 thẩm quyền đặc trưng: thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp và thẩm quyền kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án. 2.2.2.1 Thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự Tham gia tố tụng tại phiên toà, phiên họp vừa là quyền hạn vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát và cũng là hình thức, biện pháp pháp lý quan trọng 48 để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Phần lớn quan niệm phổ biến hiện nay đều cho rằng, tham gia tố tụng tại phiên toà, phiên họp là một trong những hoạt động dễ nhận thấy nhất của Viện kiểm sát trong toàn bộ quá trình tố tụng. Thông thường các hoạt động kiểm sát của các giai đoạn khác của quá trình tố tụng chỉ tập trung vào các hoạt động tố tụng do Toà án tiến hành trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được Toà án cung cấp, do đó chúng chỉ tạo ra mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Toà án, còn các chủ thể tham gia tố tụng khác thường không thấy được sự tham gia của Viện kiểm sát vào các hoạt động tố tụng này. Chỉ tại phiên toà, phiên họp sự tham gia của Viện kiểm sát mới thể hiện rõ sự giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đây chính là sự kiểm sát trực tiếp các hoạt động của Toà án cũng như của các đương sự và các chủ thể tham gia tố tụng khác, đảm bảo cho tố tụng tại phiên toà, phiên họp diễn ra khách quan, đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2004, Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp trong các trường hợp sau đây: - Những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại. Trường hợp này có nghĩa là trong quá trình Toà án thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập đó thì Toà án thông báo cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền biết để Viện Kiểm sát tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự kháng cáo vì lý do Toà án cấp phúc thẩm thu thập chứng cứ không đầy đủ, không khách quan thì Toà án phải báo cho Viện Kiểm sát ngang cấp biết để chuẩn bị và tham gia phiên toà xét xử phúc thẩm… - Các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án được quy định tại các Chương 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29; tức là từ Điều 311 đến Điều 374 BLTTDS 2004 như thủ tục các việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự; hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; việc yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, việc dân sự liên quan 49 đến Trọng tài thương mại, việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài. Cần lưu ý là, khác với các tranh chấp dân sự có đủ sự tham gia của cả nguyên đơn và bị đơn, việc dân sự chỉ có sự tham gia tố tụng của một bên yêu cầu, do đó BLTTDS 2004 quy định Kiểm sát viên tham gia 100% các phiên toà xét xử các việc dân sự nhằm nhân danh chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nhân danh người đại diện cho lợi ích công của toàn xã hội để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự, nhất là bên vắng mặt và là đối tượng bị yêu cầu. So với các tranh chấp dân sự thụ lý từ nhiều năm trở lại đây, số việc dân sự Toà án các cấp thụ lý rất nhỏ, nhưng ý nghĩa của sự tham gia phiên toà của Viện kiểm sát lại rất lớn do tính chất của loại việc này. - Các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát đã kháng nghị các bản án, quyết định của Toà án theo các trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Đồng thời tham gia các phiên toà giám đốc thẩm và tái thẩm do Toà án kháng nghị theo thẩm quyền. - Viện kiểm sát còn tham gia các phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo. Khi tham gia phiên toà, đại diện Viện Kiểm sát có quyền hỏi các đương sự về những tình tiết liên quan đến vụ án. Về thứ tự hỏi tại phiên tòa, BLTTDS 2004 quy định các Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm phải chú ý thứ tự hỏi tại phiên toà lần lượt theo trình tự Chủ tọa đến Hội thẩm nhân dân đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đến đương sự và những người tham gia tố tụng khác đến Kiểm sát viên. Theo trình tự mới này của Điều 222, Điều 272 BLTTDS 2004 thì Kiểm sát viên là người hỏi cuối cùng, khác với các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động đều quy định Kiểm sát viên phải hỏi ngay sau khi Hội đồng xét xử hỏi. Sự thay đổi trình tự hỏi như vậy là nhằm đề cao nguyên tắc tự chứng minh của các đương sự, đảm bảo cho Kiểm sát viên có điều kiện thực 50 hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan. Đối với các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm, do tính chất đặc biệt phải xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên Viện kiểm sát phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 1 Điều 292 BLTTDS 2004). Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên tham dự phiên toà đều phải đưa ra kết luận về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của họ về việc giải quyết vụ án (khoản 1, 2 Điều 295; Điều 310 BLTTDS 2004); và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết (khoản 3, 4 Điều 295; Điều 310 BLTTDS 2004). 2.2.2.2 Thẩm quyền kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án Theo cách hiểu chung nhất, kháng nghị là sự bày tỏ ý kiến phản đối bằng văn bản chính thức. Trong khoa học luật tố tụng, kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể hiểu là quyết định chính thức về việc chống án lên Toà án cấp có thẩm quyền, làm ngưng hiệu lực phán quyết của Toà án trong bản án, quyết định đã tuyên và đồng thời yêu cầu đưa vụ án ra xét xử lại. Dưới góc độ khoa học kiểm sát, kháng nghị là quyền năng, là biện pháp pháp lý quan trọng và cần thiết để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, góp phần đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Nói cách khác, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát chính là một biện pháp pháp lý tác động đến hoạt động xét xử của Toà án nhân dân, phản ánh sự kiểm sát, giám sát từ bên ngoài đến các hoạt động của cơ quan Tòa án. Tuỳ thuộc vào đối tượng kháng nghị cũng như căn cứ vào thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Toà án, pháp luật phân biệt các hình thức kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 51 Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm Về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát, Điều 250, Điều 316 BLTTDS 2004 quy định rõ chức danh của người có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, theo đó chỉ Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, quyết định giải quyết việc dân sự của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đồng thời, để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị, tại khoản 3 Điều 251 bổ sung quy định: Kèm theo quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát là tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp. Những chứng cứ bổ sung này Viện kiểm sát có được trên nguyên tắc của Điều 21, khoản 3 Điều 85 là do Viện kiểm sát yêu cầu các bên đương sự, các tổ chức và cá nhân… cung cấp cho Viện kiểm sát. Về thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát theo BLTTDS cũng có những nội dung mới so với trước đây. Thứ nhất, đó là việc phân chia ra làm hai loại thời hạn kháng nghị bản án và thời hạn kháng nghị quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ trên nguyên tắc thời hạn kháng nghị bản án dài hơn thời hạn kháng nghị quyết định. Thời hạn kháng nghị bản án là 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kể từ ngày tuyên án, nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng nghị quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ ngắn hơn: 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 10 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định; và thứ hai, đó là quy định tại khoản 2 Điều 317 BLTTDS 2004 về thời hạn kháng nghị phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự, theo đó thời hạn kháng nghị quyết định là 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp và 15 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kể từ ngày Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự. 52 Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, BLTTDS 2004 (Điều 283) chỉ quy định 3 căn cứ để kháng nghị là: “1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Đối chiếu với quan niệm mới của BLTTDS 2004 (Điều 6) về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, theo đó: a/ Mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình. Nghĩa vụ này cũng được áp dụng trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b/ Vai trò của Toà án trong việc xác minh, thu thập chứng cứ được đổi mới theo hướng Toà án chỉ áp dụng một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ trong những trường hợp luật định và việc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do Bộ luật này quy định (từ Điều 85 đến Điều 94 Bộ luật); trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán không được tự mình xác minh, thu thập mà phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85 Bộ luật); c/ Đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên khi không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó (khoản 4 Điều 79 Bộ luật). Hậu quả đó có thể là yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu mà đương sự đưa ra sẽ không được Toà án chấp nhận hoặc chỉ được Toà án chấp nhận một phần…, có thể thấy việc Bộ luật loại bỏ căn cứ “Việc điều tra không đầy đủ” là hoàn toàn phù hợp. Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát, với lý do “nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo, đặc biệt là trong công tác kháng nghị những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, Điều 285, Điều 307 BLTTDS 2004 được quy 53 định theo hướng thu hẹp phạm vi những người có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể là bãi bỏ thẩm quyền kháng nghị của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thay vào đó chỉ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, Điều 288 BLTTDS 2004 quy định chung một loại thời hạn kháng nghị cho tất cả các bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, Điều 308 BLTTDS 2004 quy định thời điểm để xác định thời hạn lại khác căn bản với Điều 288 và các quy định trước đây, cụ thể là: thời hạn kháng nghị tái thẩm là 1 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị tái thẩm theo quy định tại Điều 305 BLTTDS 2004. 2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN. 2.3.1 Những kết quả đã đạt đƣợc: *Về sự tham gia tố tụng tại phiên toà, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm và kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát. Trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, việc thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát trên thực tế đã có những thay đổi căn bản. Từ ngày 01/ 01/ 2005, Viện kiểm sát không tham gia tất cả các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm dân sự như trước đây mà chỉ tham gia trong những trường hợp nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2004 (đã trình bày ở phần trên). Sự chuyển biến về số lượng các vụ án dân sự và hôn 54 nhân, gia đình có Viện kiểm sát tham gia phiên toà thể hiện qua các bảng số liệu sau đây: Bảng 2.1: Bảng số liệu về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình cấp sơ thẩm. Tổng số vụ Thụ lý Xét xử Tỷ lệ % KSV tham gia phiên toà 2005 126.014 30.187 23,95 1.511 5 2006 146.979 35.830 24,37 217 0,6 6 tháng đầu 2007 90.723 15.978 17,6 63 0,39 Năm Tỷ lệ % (Cục thống kê tội phạm - TANDTC) Bảng 2.2: Bảng số liệu về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình ở cấp phúc thẩm. Tổng số vụ Thụ lý Xét xử Tỷ lệ % KSV tham gia phiên toà 2005 14.872 11.144 84,93 3.689 33,10 2006 18.307 13.538 73,94 937 6,92 6 tháng đầu 2007 10.052 6.490 64,56 379 5,83 Năm Tỷ lệ % (Côc thèng kª téi ph¹m - TANDTC) §èi víi c¸c vô ¸n kinh doanh, th-¬ng m¹i vµ lao ®éng, theo b¸o c¸o thèng kª cña ngµnh toµ ¸n th× trong 2 n¨m (tõ 01/01/2005 ®Õn 31/10/2006), t×nh h×nh tham gia c¸c phiªn toµ xÐt xö s¬ thÈm vµ phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t cô thÓ nh- sau: B¶ng 2.3: B¶ng sè liÖu vÒ sù tham gia phiªn toµ cña ViÖn kiÓm s¸t trong c¸c vô ¸n kinh doanh, th-¬ng m¹i vµ lao ®éng ë cÊp s¬ thÈm vµ phóc thÈm. Tổng số vụ Cấp xét xử Tỷ lệ % KSV tham gia phiên toà Tỷ lệ % Thụ lý Xét xử Sơ thẩm 5.699 2.185 38,34 57 2,6 Phúc thẩm 957 546 57,05 30 5,49 (Côc thèng kª téi ph¹m - TANDTC) Nh- vËy, c¨n cø vµo tû lÖ (%) gi÷a sè l-îng vô ¸n KiÓm s¸t viªn tham gia phiªn toµ vµ tæng sè vô Toµ ¸n ®-a ra xÐt xö ë c¶ hai cÊp xÐt xö s¬ thÈm vµ phóc thÈm, ta nhËn thÊy qu¸ tr×nh sôt gi¶m diÔn ra theo hai b-íc: n¨m 2005 55 ®-îc coi lµ b-íc ®Öm gi÷a viÖc thùc thi luËt cò vµ luËt míi, tû lÖ tham gia phiªn toµ gi¶i quyÕt vô ¸n d©n sù cña ViÖn kiÓm s¸t ®· gi¶m ®i ®¸ng kÓ nh-ng ®©y ch-a ph¶i lµ con sè ph¶n ¸nh chÝnh x¸c viÖc thùc hiÖn thÈm quyÒn theo quy ®Þnh cña BLTTDS 2004 bëi trong n¨m 2005, Toµ ¸n xÐt xö rÊt nhiÒu vô ¸n ®-îc thô lý tõ n¨m 2004 bÞ ho·n vµ viÖc gi¶i quyÕt nh÷ng vô ¸n nµy dùa trªn c¬ së c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt tr-íc ®©y. N¨m 2006 ®¸nh dÊu b-íc sôt gi¶m thø hai m¹nh mÏ h¬n, thùc chÊt h¬n. Sè liÖu cña n¨m nµy vµ 6 th¸ng ®Çu n¨m 2007 cho thÊy viÖc tham gia phiªn toµ cña ViÖn kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña BLTTDS 2004 b-íc ®Çu ®· cã sù æn ®Þnh. C¸c con sè ®-a ra còng ph¶n ¸nh mét thùc tr¹ng rÊt ®¸ng l-u ý ®ã lµ sè l-îng vô ¸n ViÖn kiÓm s¸t tham gia phiªn toµ phóc thÈm cã tû lÖ cao h¬n kh¸ nhiÒu sè vô ¸n ViÖn kiÓm s¸t tham gia phiªn toµ s¬ thÈm. Nguyªn nh©n cña thùc tr¹ng nµy cã thÓ kÓ ®Õn: Thø nhÊt, ph¸p luËt quy ®Þnh ViÖn kiÓm s¸t tham gia phiªn toµ s¬ thÈm chØ trong mét tr-êng hîp duy nhÊt khi cã khiÕu n¹i cña ®-¬ng sù vÒ viÖc thu thËp chøng cø cña Toµ ¸n cÊp s¬ thÈm (khiÕu n¹i ®· ®-îc Toµ ¸n gi¶i quyÕt mµ ®-¬ng sù kh«ng ®ång ý), cßn ®èi víi phiªn toµ phóc thÈm, ViÖn kiÓm s¸t tham gia trong 3 tr-êng hîp: ViÖn kiÓm s¸t ®· tham gia phiªn toµ s¬ thÈm; ViÖn kiÓm s¸t kh¸ng nghÞ; §-¬ng sù khiÕu n¹i viÖc thu thËp chøng cø cña Toµ ¸n cÊp phóc thÈm. Thø hai, trªn thùc tÕ cã rÊt Ýt tr-êng hîp ®-¬ng sù khiÕu n¹i viÖc thu thËp chøng cø cña Toµ ¸n cÊp s¬ thÈm lµ bëi viÖc thu thËp chøng cø cña Toµ ¸n theo quy ®Þnh cña BLTTDS 2004 ®· bÞ h¹n chÕ rÊt nhiÒu bëi nghÜa vô cung cÊp chøng cø vµ chøng minh cña ®-¬ng sù ®-îc thõa nhËn lµ nguyªn t¾c chñ ®¹o cña Bé luËt. Thªm vµo ®ã, ®-¬ng sù th-êng kh«ng cã ®ñ c¨n cø ®Ó khiÕu n¹i do ph¸p luËt kh«ng quy ®Þnh nghÜa vô th«ng b¸o cña Toµ ¸n cho ®-¬ng sù biÕt kÕt qu¶ thu thËp chøng cø theo yªu cÇu cña hä. Sau khi nép ®¬n yªu cÇu Toµ ¸n thu thËp chøng cø, ®-¬ng sù kh«ng ®-îc biÕt yªu cÇu cã ®-îc Toµ ¸n chÊp nhËn vµ thùc hiÖn hay kh«ng, thùc hiÖn nh- thÕ nµo, kÕt qu¶ thu thËp ra sao ®Ó quyÕt ®Þnh viÖc khiÕu n¹i. QuyÒn khiÕu n¹i cña ®-¬ng sù bÞ h¹n chÕ dÉn ®Õn h¹n chÕ quyÒn tham gia phiªn toµ cña ViÖn kiÓm s¸t. Ngoµi ra, cßn cã lý do 56 xuÊt ph¸t tõ t©m lý cña c¸c ®-¬ng sù, khi ®-a vô viÖc ra tr-íc Toµ, hä tin t-ëng vµo sù c«ng minh cña Toµ ¸n hoÆc e ng¹i vÒ sù thiÕu c«ng b»ng cã thÓ x¶y ra sau khi hä khiÕu n¹i nªn viÖc khiÕu n¹i tr-íc khi Toµ ¸n ra ph¸n quyÕt lµ ®iÒu kh«ng mong muèn. ThËm chÝ, ngay c¶ trong tr­êng hîp ®­¬ng sù cã “dòng c¶m” khiÕu n¹i ®i ch¨ng n÷a, th× do BLTTDS 2004 kh«ng quy ®Þnh Tßa ¸n ph¶i göi cho ®-¬ng sù vµ ViÖn kiÓm s¸t c¸c quyÕt ®Þnh thu thËp chøng cø (nhquyÕt ®Þnh tr-ng cÇu gi¸m ®Þnh, quyÕt ®Þnh lÊy lêi khai cña ®-¬ng sù, ng-êi lµm chøng…) nªn ViÖn kiÓm s¸t cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n vµ khã n¾m b¾t ®­îc vi ph¹m cña Tßa ¸n trong qu¸ tr×nh thu thËp chøng cø ®Ó thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ “quyÒn yªu cÇu Tßa ¸n x¸c minh thu thËp chøng cø trªn c¬ së khiÕu n¹i cña ®­¬ng sù vµ xem xÐt viÖc tham gia phiªn tßa” (kho¶n 3 §iÒu 85). Ch­a hÕt, do BLTTDS 2004 quy ®Þnh vÒ tr¸ch nhiÖm th«ng b¸o thô lý cña Tßa ¸n cßn thiÕu cô thÓ, râ rµng nªn kh«ng ph¶i trong tr-êng hîp nµo ViÖn kiÓm s¸t còng cã ®ñ th«ng tin cÇn thiÕt cho viÖc chñ ®éng chuÈn bÞ tham dù phiªn tßa. T¹i §iÒu 174 quy ®Þnh Tßa ¸n ph¶i göi th«ng b¸o thô lý vô ¸n cho ViÖn kiÓm s¸t nh-ng l¹i bá sãt quy ®Þnh vÒ viÖc néi dung th«ng b¸o ph¶i ghi râ sè thô lý, ngµy, th¸ng, n¨m thô lý. §iÒu nµy g©y khã kh¨n cho ViÖn kiÓm s¸t trong ho¹t ®éng tham gia tè tông t¹i phiªn tßa v× khi nhËn ®-îc th«ng b¸o thô lý ViÖn kiÓm s¸t chØ biÕt ®-îc ngµy, th¸ng, n¨m Tßa ¸n ra v¨n b¶n th«ng b¸o mµ kh«ng biÕt sè, ngµy, th¸ng, n¨m thô lý vô ¸n. Bªn c¹nh ®ã, trong thùc tiÔn xÐt xö, rÊt nhiÒu vô ¸n d©n sù bÞ t¹m ®×nh chØ, khi lý do cña viÖc t¹m ®×nh chØ kh«ng cßn Tßa ¸n tiÕn hµnh thô lý l¹i vô ¸n ®ã nh-ng BLTTDS 2004 l¹i hoµn toµn bá ngá kh«ng quy ®Þnh rµng buéc tr¸ch nhiÖm cña Tßa ¸n ph¶i göi th«ng b¸o cho ViÖn kiÓm s¸t vÒ viÖc thô lý l¹i nµy. Sù thiÕu v¾ng c¬ së ph¸p lý khiÕn cho ViÖn kiÓm s¸t thô ®éng trong viÖc chuÈn bÞ tham gia phiªn tßa ®èi víi nh÷ng vô ¸n bÞ t¹m ®×nh chØ ®-îc thô lý l¹i khi lý do cña viÖc t¹m ®×nh chØ kh«ng cßn. Thø ba, do chØ tham gia rÊt Ýt c¸c phiªn toµ xÐt xö s¬ thÈm nªn ViÖn kiÓm s¸t chñ yÕu thùc hiÖn chøc n¨ng kiÓm s¸t viÖc gi¶i quyÕt c¸c vô ¸n d©n sù th«ng qua kiÓm s¸t c¸c b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh mang tÝnh chÊt gi¶i quyÕt vô viÖc cña Toµ ¸n. Trªn c¬ së ®ã, ph¸t hiÖn vi ph¹m vµ thùc hiÖn quyÒn kh¸ng nghÞ. 57 *VÒ thÈm quyÒn kh¸ng nghÞ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm vµ tham gia tè tông t¹i phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t. Theo B¸o c¸o s¬ kÕt hai n¨m c«ng t¸c kiÓm s¸t b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh gi¶i quyÕt c¸c vô, viÖc d©n sù cña Toµ ¸n theo Bé luËt tè tông d©n sù n¨m 2004 cña ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao th× ho¹t ®éng kh¸ng nghÞ vµ tham gia phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t cÊp tØnh trong n¨m 2005 vµ 2006 gÇn ®¹t 100% sè vô ¸n ViÖn kiÓm s¸t tham gia phiªn toµ. Sè vô ¸n Toµ ¸n chÊp nhËn quan ®iÓm cña cña ViÖn kiÓm s¸t chØ chiÕm kho¶ng 60% tæng sè vô ¸n ViÖn kiÓm s¸t kh¸ng nghÞ. Trong 6 th¸ng ®Çu n¨m 2007, t×nh h×nh ®· ®-îc c¶i thiÖn ®¸ng kÓ, 91,3% lµ tû lÖ Toµ ¸n chÊp nhËn kh¸ng nghÞ cña ViÖn kiÓm s¸t (158/173 kh¸ng nghÞ). T×nh h×nh kh¸ng nghÞ vµ tham gia phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm ë ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao tõ khi BLTTDS 2004 cã hiÖu lùc cho ®Õn nay lu«n ®¶m b¶o tû lÖ 100% c¸c phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm cã KiÓm s¸t viªn tham gia, quan ®iÓm cña KiÓm s¸t viªn ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao t¹i phiªn toµ ®-îc Héi ®ång xÐt xö cña Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao chÊp nhËn chiÕm tû lÖ rÊt cao (trªn 98%). ViÖc thùc thi nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña ViÖn kiÓm s¸t theo BLTTDS 2004 ®· ®¹t ®-îc nh÷ng kÕt qu¶ ®¸ng khÝch lÖ, thÓ hiÖn sù ®óng ®¾n trong chñ tr-¬ng, ®-êng lèi cña §¶ng vµ Nhµ n-íc ta trong chiÕn l-îc c¶i c¸c t- ph¸p phï hîp víi t×nh h×nh míi. Tuy nhiªn, qu¸ tr×nh thùc hiÖn còng kh«ng tr¸nh khái nh÷ng v-íng m¾c, h¹n chÕ ®ßi hái cÇn ph¶i tiÕp tôc nghiªn cøu söa ®æi vµ hoµn thiÖn trong t-¬ng lai. 2.3.2 Nh÷ng bÊt cËp trong viÖc ¸p dông ph¸p luËt vÒ ®Þa vÞ ph¸p lý cña ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n trong tè tông d©n sù hiÖn hµnh. BLTTDS n¨m 2004 ra ®êi lµ mét b-íc ngoÆt lín trong viÖc x¸c ®Þnh ®Þa vÞ ph¸p lý cña ViÖn kiÓm s¸t trong tè tông d©n sù. Tuy nhiªn, hÖ thèng v¨n b¶n cô thÓ vÒ lÜnh vùc nµy ch-a ®-îc söa ®æi bæ sung cho phï hîp. LuËt tæ chøc ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n n¨m 2002 vÉn quy ®Þnh quyÒn khëi tè vô ¸n d©n sù, quyÒn tham gia tÊt c¶ c¸c phiªn tßa xö xö s¬ thÈm 58 c¸c vô viÖc d©n sù, quyÒn yªu cÇu Toµ ¸n ¸p dông c¸c biÖn ph¸p khÈn cÊp t¹m thêi.... V× vËy, yªu cÇu söa ®æi bæ sung LuËt tæ chøc ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n n¨m 2002 cho phï hîp víi quy ®Þnh cña BLTTDS n¨m 2004 lµ cÇn thiÕt vµ cÊp b¸ch. Ngoµi ra, qu¸ tr×nh thùc hiÖn thÈm quyÒn cña ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n trong tè tông d©n sù cßn cã mét sè tån t¹i, v-íng m¾c cô thÓ. * VÒ thÈm quyÒn tham gia phiªn toµ, phiªn häp s¬ thÈm, phóc thÈm vµ kh¸ng nghÞ phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t trong tè tông d©n sù. Quy ®Þnh míi cña BLTTDS 2004 vÒ tham gia phiªn toµ s¬ thÈm còng mang l¹i cho ViÖn kiÓm s¸t khã kh¨n míi trong viÖc xö lý, gi¶i quyÕt ®¬n khiÕu n¹i cña ®-¬ng sù. HiÖn nay, phÇn lín sè l-îng ®¬n göi ®Õn kh«ng cã ®Çy ®ñ nh÷ng néi dung cÇn thiÕt theo yªu cÇu cña ph¸p luËt, nh- kh«ng chØ ra ®-îc nh÷ng quyÕt ®Þnh, hµnh vi cô thÓ nµo cña Toµ ¸n trong viÖc thu thËp chøng cø cÇn ph¶i khiÕu n¹i, kh«ng xuÊt tr×nh ®-îc tµi liÖu, chøng cø chøng minh cho yªu cÇu khiÕu n¹i, kh«ng ®-a ra yªu cÇu cô thÓ hoÆc chØ ®Ò nghÞ chung chung lµ ViÖn kiÓm s¸t tham gia phiªn toµ ®Ó b¶o ®¶m tÝnh kh¸ch quan (cßn viÖc ®Ò nghÞ ®ã cã lµ vÊn ®Ò thu thËp chøng cø hay kh«ng do Tßa ¸n vµ ViÖn kiÓm s¸t x¸c ®Þnh). Thùc tr¹ng nµy mét phÇn b¾t nguån tõ thiÕu sãt cña ph¸p luËt khi ®· kh«ng quy ®Þnh nghÜa vô th«ng b¸o cña Toµ ¸n cho ®-¬ng sù biÕt kÕt qu¶ thu thËp chøng cø do Toµ ¸n tiÕn hµnh, lý do kh¸c lµ Toµ ¸n còng ch-a thùc hiÖn nghiªm chØnh nghÜa vô göi v¨n b¶n th«ng b¸o cho ®-¬ng sù vµ cho ViÖn kiÓm s¸t vÒ kÕt qu¶ x¸c minh, thu thËp chøng cø theo yªu cÇu cña ViÖn kiÓm s¸t nhquy ®Þnh t¹i ®iÓm d môc 1.3 phÇn II Th«ng t- 03. Do vËy, khi ®-îc yªu cÇu söa ®æi, bæ sung ®¬n khiÕu n¹i, ®-¬ng sù còng kh«ng thÓ thùc hiÖn ®-îc mµ c¬ quan nhËn ®¬n l¹i kh«ng cã c¬ së ph¸p lý ®Ó tõ chèi. Thùc tÕ lµ ViÖn kiÓm s¸t ph¶i xem xÐt tÊt c¶ c¸c ®¬n nµy, ®ång thêi nghiªn cøu hå s¬ ®Ó x¸c ®Þnh cã thuéc tr-êng hîp ViÖn kiÓm s¸t ph¶i tham gia phiªn toµ hay kh«ng khiÕn cho c¸n bé, KiÓm s¸t viªn mÊt nhiÒu thêi gian, c«ng søc mµ hiÖu qu¶ c«ng viÖc kh«ng cao. 59 C«ng t¸c kiÓm s¸t b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh d©n sù s¬ thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t c¸c cÊp ë ®Þa ph-¬ng chÊt l-îng ch-a cao, rÊt nhiÒu sai ph¹m cña Toµ ¸n cÊp s¬ thÈm kh«ng ®-îc ph¸t hiÖn ®Ó tiÕn hµnh kh¸ng nghÞ phóc thÈm. §iÒu nµy thÓ hiÖn qua sè l-îng kh¸ng nghÞ phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t chiÕm tû lÖ rÊt thÊp so víi tæng sè c¸c vô ¸n s¬ thÈm bÞ söa, huû ë cÊp phóc thÈm. Ph©n tÝch sè liÖu thèng kª 02 n¨m s¬ kÕt c«ng t¸c kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña BLTTDS 2004 cã thÓ thÊy râ thùc tr¹ng trªn: B¶ng 2.4: B¶ng sè liÖu vÒ chÊt l-îng c«ng t¸c kiÓm s¸t b¶n ¸n d©n sù cña ViÖn kiÓm s¸t c¸c cÊp. Thời gian Số vụ án Số vụ án bị sửa, huỷ xét xử sơ ở cấp phúc thẩm thẩm 01/01/2005 31/12/2006 06 tháng đầu 2007 Sửa Huỷ Tỷ lệ Số vụ án VKS Tỷ lệ (%) kháng nghị PT (%) 934 22.882 8.273 2.171 45,6 (cả KN 8,9 GĐT,TT) 6.490 2.557 682 49,9 155 4,8 (B¸o c¸o s¬ kÕt 02 n¨m c«ng t¸c kiÓm s¸t theo quy ®Þnh cña BLTTDS n¨m 2004 - VKSNDTC) Nh÷ng con sè nªu trªn kh«ng chØ ph¶n ¸nh mét chiÒu vÒ chÊt l-îng c«ng t¸c kiÓm s¸t b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh d©n sù s¬ thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t mµ cßn cho thÊy tr¸ch nhiÖm nÆng nÒ cña nh÷ng ng-êi lµm c«ng t¸c kiÓm s¸t d©n sù trong t×nh h×nh míi, nã b¸c bá quan ®iÓm cho r»ng, BLTTDS 2004 t-íc bá quyÒn tham gia 100% c¸c phiªn toµ s¬ thÈm, phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t tøc lµ lo¹i bá dÇn vÞ trÝ, vai trß cña ViÖn kiÓm s¸t trong tè tông d©n sù. BLTTDS 2004 chØ thay ®æi ph-¬ng thøc tiÕn hµnh c«ng t¸c kiÓm s¸t d©n sù mµ th«i vµ ë mét gãc ®é nhÊt ®Þnh, nã cßn mang l¹i mét khèi l-îng c«ng viÖc lín h¬n, phøc t¹p h¬n, ®ßi hái sù nç lùc vµ tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cao h¬n so víi tr-íc ®©y bëi viÖc ph¸t hiÖn ®-îc toµn bé sai ph¹m cña Toµ ¸n qua kiÓm s¸t b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh kh«ng hÒ ®¬n gi¶n. Sau gÇn 3 n¨m thùc hiÖn quy ®Þnh cña Bé luËt, ho¹t ®éng kh¸ng nghÞ phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t ch-a thùc sù hiÖu qu¶. 60 Tuy nhiªn, nÕu nh×n nhËn d-íi gãc ®é lý luËn th× yªu cÇu ViÖn kiÓm s¸t ph¶i ph¸t hiÖn ®-îc toµn bé vµ kh¸ng nghÞ phóc thÈm tÊt c¶ c¸c sai ph¹m cña Toµ ¸n vÒ ¸p dông ph¸p luËt néi dung vµ thñ tôc nh- hiÖn nay cã thùc sù cÇn thiÕt hay kh«ng, cã ®¶m b¶o tÝnh khoa häc vµ kh¶ thi hay kh«ng? C©u tr¶ lêi lµ kh«ng h¼n nh- vËy. Víi c¨n cø kh¸ng nghÞ tuú nghi, trªn thùc tÕ ®· cã kh«ng Ýt kh¸ng nghÞ cña ViÖn kiÓm s¸t x©m ph¹m quyÒn tù ®Þnh ®o¹t cña ®-¬ng sù, tr¸i víi tinh thÇn míi cña BLTTDS 2004. Do vËy, vÊn ®Ò nµy cÇn ®-îc nghiªn cøu mét c¸ch nghiªm tóc ®Ó ®¶m b¶o tÝnh hîp lý, khoa häc trong ho¹t ®éng kh¸ng nghÞ phóc thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t. * VÒ thÈm quyÒn kh¸ng nghÞ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm vµ tham gia tè tông t¹i phiªn toµ gi¸m ®èc thÈm, t¸i thÈm cña ViÖn kiÓm s¸t. Nh×n chung, theo quy ®Þnh cña BLTTDS 2004 vÒ thÈm quyÒn kh¸ng nghÞ gi¸m ®èc thÈm nãi riªng vµ thñ tôc gi¸m ®èc thÈm nãi chung tuy cã nhiÒu ®iÓm míi, thÓ hiÖn ®-îc tÝnh chÊt ®Æc biÖt cña thñ tôc gi¸m ®èc thÈm nh-: quy ®Þnh gi¸m ®èc thÈm kh«ng ph¶i lµ cÊp xÐt xö thø ba vµ còng kh«ng ph¶i lµ thñ tôc th«ng th-êng mµ lµ thñ tôc ®Æc biÖt cña tè tông t- ph¸p; quy ®Þnh trong tr-êng hîp c¸c c¬ quan t- ph¸p kh¸ng nghÞ, nguyªn t¾c lµ chØ cã mét sè Ýt ng-êi cã thÈm quyÒn ®-îc kh¸ng nghÞ gi¸m ®èc thÈm; quy ®Þnh kh¸ng nghÞ chØ ®-îc tiÕn hµnh trong tr-êng hîp cã vi ph¹m ph¸p luËt ®Õn møc nghiªm träng ®-îc BLTTDS 2004 quy ®Þnh râ chø kh«ng ph¶i nh÷ng vi ph¹m th«ng th-êng nh»m b¶o ®¶m tÝnh æn ®Þnh cña b¶n ¸n, quyÕt ®Þnh cã hiÖu lùc ph¸p luËt; quy ®Þnh cã ba cÊp gi¸m ®èc thÈm, bao gåm c¶ cÊp gi¸m ®èc thÈm cña Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh nhằm tránh việc giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật sẽ dồn lên TANDTC, nơi mà hiện nay đã thực sự quá tải về án giám đốc thẩm; quy định trong trường hợp có “xung đột” về thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau, thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án; quy định trong những trường hợp nhất định, Hội đồng giám đốc thẩm có thể kiểm tra cả tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; quy định không đặt ra vấn đề giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, vì Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã là cấp giám đốc 61 thẩm cao nhất, và cần tôn trọng quyết định của cơ quan này như là quyết định cuối cùng cao nhất trong hệ thống quyền lực tư pháp, vẫn còn khá nhiều điểm bất hợp lý cần được xem xét lại dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn: Một là, về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm quy định 3 năm như hiện nay (Điều 288 BLTTDS 2004) là quá dài, nên quy định rút ngắn hơn, khoảng 2 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, là phù hợp. Khoảng thời gian 2 năm như vậy là vừa đủ, không quá ngắn và cũng không quá dài, một mặt, vừa phù hợp với năng lực cán bộ, điều kiện tổ chức thực hiện công tác kháng nghị, vừa bảo đảm được tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, hạn chế tình trạng thi hành án bị dây dưa, kéo dài, mặt khác vẫn thể hiện sự tôn trọng quyền khiếu nại giám đốc thẩm (hoặc kháng cáo giám đốc thẩm) của đương sự và đề cao trách nhiệm cá nhân của họ. Hai là, về việc BLTTDS 2004 bỏ thẩm quyền “sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Chúng tôi cho rằng, đây là một hướng đi chưa thực sự hợp lý, bởi lẽ: thẩm quyền sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là một phương thức quan trọng giúp Hội đồng giám đốc thẩm có thể tự mình và trực tiếp khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới, tránh tính trạng phải hủy án để xét xử lại dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài không cần thiết. Đó là chưa kể đến việc trên thực tế, đã xảy ra nhiều trường hợp khi có quyết định giám đốc thẩm, có những Tòa án cấp dưới đã không xét xử theo hướng giải quyết thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm, mà vẫn tiếp tục xử như cũ hoặc theo hướng khác. Khi đó lại phát sinh kháng nghị và mở lại phiên tòa giám đốc thẩm một lần nữa. Ba là, BLTTDS 2004 không quy định quyền kháng nghị giám đốc thẩm của các chức danh Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trưởng VKSNDTC trong tình hình hiện nay cũng mang lại những bất cập đáng kể. Hiện nay, nhu cầu giải quyết thực trạng khiếu nại giám đốc thẩm bức xúc nhưng với yêu cầu nâng cao chất lượng kháng nghị, đề cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên để mỗi 62 chức danh chủ động, độc lập trong việc thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định tố tụng của mình trước pháp luật. Mặt khác, xét trên phương diện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC trong hoạt động quản lý hành chính và trong hoạt động chỉ đạo nghiệp vụ, tổ chức công tác đối với toàn ngành tòa án, kiểm sát, thì việc quy định tập trung quyền kháng nghị giám đốc thẩm cho những người này là không mấy khả thi. Thực tế cho thấy, do khối lượng công việc quá lớn nên Chánh án và Viện trưởng vẫn phải thường xuyên ủy quyền cho cấp phó thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Do vậy, nếu không mạnh dạn khôi phục lại cơ chế phân quyền kháng nghị giám đốc thẩm giữa cấp trưởng và cấp phó như trước đây thì hiệu quả công tác kháng nghị chưa thể nói là nâng cao mà có thể vẫn bị ách tắc, trì trệ trước yêu cầu của thực tiễn. Bốn là, về quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của đương sự. Về vấn đề này chúng tôi có ý kiến như sau: Phiên tòa giám đốc thẩm vừa giống một phiên tòa xét xử thông thường vừa giống một phiên tòa xét xử rút gọn, là nơi diễn ra tranh luận và quyết định hướng giải quyết vụ án. Do đó, với tư cách là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đương sự cần được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm để đưa ra ý kiến từ phía họ. * Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thủ tục giải quyết việc dân sự. Thực tiễn áp dụng những quy định của BLTTDS 2004 liên quan đến thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thủ tục giải quyết việc dân sự cho thấy về cơ bản không gặp những vướng mắc lớn. Bên cạnh đó, vẫn còn một số điều luật của BLTTDS 2004 quy định về vấn đề này chưa thực sự rõ ràng, hợp lý, cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, cụ thể là: Thứ nhất, đó là quy định về các loại việc dân sự Viện kiểm sát cần phải tham gia. Theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 BLTTDS 2004, Viện kiểm sát phải tham gia cả phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Chúng tôi cho rằng, đây là loại việc có cả hai bên đương sự cùng tham 63 gia, không có tranh chấp mà có sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các bên đương sự. Do vậy, sẽ hợp lý hơn nếu không quy định Viện kiểm sát phải tham gia đối với những loại việc này; Viện kiểm sát chỉ phải tham gia đối với những loại việc dân sự khi có một bên yêu cầu mà thôi. Thứ hai, đó là quy định liên quan đến thủ tục phiên họp giải quyết việc dân sự. Tại Điều 314 BLTTDS 2004 không quy định trình tự để Thẩm phán, Kiểm sát viên hỏi những người tham gia phiên họp. Điều luật chỉ quy định: “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự”. Vì vậy, trong thực tế đang tồn tại hai cách nhận thức và thực hiện khác nhau về quy định này. Cách hiểu thứ nhất là: sau khi nghe người tham gia tố tụng trình bày ý kiến của họ thì Thẩm phán, Kiểm sát viên hỏi thêm người tham gia tố tụng về vấn đề trình bày chưa rõ hoặc có mâu thuẫn để bảo đảm cho việc Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết việc dân sự và việc Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự được đúng đắn. Cách hiểu thứ hai là: sau khi nghe người tham gia tố tụng trình bày ý kiến của họ thì Thẩm phán, Kiểm sát viên chỉ nhắc những người tham gia tố tụng có trình bày thêm hay không mà không cần hỏi về nội dung họ đã trình bày. Sở dĩ như vậy vì tại Điều 314 BLTTDS 2004 không quy định Thẩm phán, Kiểm sát viên hỏi người tham gia tố tụng rồi xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ để phát biểu ý kiến về việc giải quyết việc dân sự và để Tòa án ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự mà thôi. * Về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát Theo quy định của BLTTDS 2004, Viện kiểm sát thực hiện các quyền yêu cầu sau đây: - Yêu cầu Toà án xác minh thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự (khoản 3 Điều 85); - Yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 3 Điều 85); - Yêu cầu Hội đồng xét xử công bố tài liệu vụ án (khoản 1 Điều 227); 64 - Yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm (Điều 228); - Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị… (khoản 2 Điều 195, Điều 262, khoản 2 Điều 290); - Quyền yêu cầu trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 404). Tuy nhiên, BLTTDS 2004 lại không quy định rõ cơ chế thực hiện quyền này đặc biệt là vấn đề thủ tục và thời hạn, cũng như nghĩa vụ thông báo của các chủ thể được yêu cầu về việc đã thực hiện hay không thể thực hiện được yêu cầu và trách nhiệm ra sao. Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTCTANDTC ngày 01/09/2005 của VKSNDTC, TANDTC cũng không có hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện quyền yêu cầu trên thực tiễn có phần hạn chế. Qua công tác kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án, từ 01/01/2005 đến 30/5/2007, Viện kiểm sát hai cấp đã phát hiện, tập hợp các vi phạm của Toà án và ban hành 2002 văn bản kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục (trong đó Viện kiểm sát cấp tỉnh ban hành 608 kiến nghị, Viện kiểm sát cấp huyện ban hành 1394 kiến nghị). Các kiến nghị chủ yếu tập trung vào các vi phạm của Toà án trong quá trình thực hiện BLTTDS 2004 về thủ tục gồm có: Chậm gửi hoặc không gửi thông báo thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát; Nhiều bản án, quyết định còn nhầm lẫn về số, ngày, tháng, năm, sai sót về số liệu, viện dẫn chưa đầy đủ điều luật; Vi phạm các quy định về việc chuyển hồ sơ vụ án; Về thời hạn giải quyết, thời hạn xét xử vụ việc. Những vi phạm về nội dung tập trung ở việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật (về án phí, xác định tư cách những người tham gia tố tụng…). Tuy vậy, tỷ lệ kiến nghị của Viện kiểm sát được Toà án tiếp thu và trên cơ sở đó, khắc phục vi phạm là rất thấp. Nguyên nhân của thực trạng này một phần xuất phát từ trách nhiệm của ngành Toà án nhưng cơ bản do BLTTDS 2004 không quy định nghĩa vụ Toà án phải tiếp thu và trả lời bằng văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát dẫn đến một vi phạm có thể đã bị kiến nghị nhiều lần vẫn không được khắc phục. Thêm vào đó, trong một số trường hợp, BLTTDS 2004 còn thiếu căn cứ pháp lý để Viện kiểm sát có thể thực hiện 65 quyền kiến nghị của mình. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 117 về trường hợp khi không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán chỉ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết mà không quy định phải thông báo cho Viện kiểm sát. Vì vậy, trên thực tế, Viện kiểm sát không thể thực hiện quyền kiến nghị việc Toà án áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Điều 124 BLTTDS 2004. CHƢƠNG 3 66 HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. 3.1.1 Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp. Trước những yêu cầu cấp bách tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực, để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như bộ máy, thủ tục tư pháp nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế, ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tiếp đó, ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020. Cả hai Nghị quyết đã xác định nhiều định hướng quan trọng, toàn diện cho việc xây dựng hệ thống pháp luật và chương trình cải cách tư pháp đến năm 2020. Đối với Viện kiểm sát nhân dân, Nghị quyết số 48-NQ/TW nêu rõ: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố”. Nghị quyết số 49-NQ/TW xác định: “Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra”. Trong số 11 công việc chính phải làm từ nay đến năm 2010 được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, chưa có việc chuyển thành Viện công tố, Viện kiểm sát tiếp tục thực hành tốt hơn quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đồng thời, Viện kiểm sát có trách nhiệm chủ động nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước mô hình tổ chức và hoạt động của Viện công tố những năm sau 2010. 67 Như vậy, phương hướng hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, một mặt, cần phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với cải cách thủ tục tố tụng dân sự nói riêng và cải cách tư pháp nói chung được nêu trong các Nghị quyết của Đảng (như: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện…”; “bảo đảm Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh”; “bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa…; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”; “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình”; “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”; “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”), mặt khác, cần phải được đặt trong nội dung và yêu cầu chuyển đổi từ mô hình tổ chức Viện kiểm sát hiện có sang một mô hình tổ chức mới là Viện công tố với chức năng, nhiệm vụ thay đổi. Vấn đề đặt ra là mô hình Viện công tố đó có thực hiện chức năng, nhiệm vụ gì trong tố tụng dân sự hay không? Trước hết, dưới góc độ lịch sử và thực tiễn, cần phải thấy rằng chế định Viện công tố (Viện kiểm sát) với vai trò quan trọng của nó trong tố tụng dân sự không phải là vấn đề gì quá mới mẻ đối với chúng ta. Lịch sử Viện công tố Việt Nam cách đây gần 50 năm (giai đoạn 1945 - 1960) cũng như lịch sử Viện kiểm sát nhân dân từ 1960 đến nay đã chứng tỏ điều đó. Trên tinh thần đó, chúng ta có thể nhất trí với đa số ý kiến cho rằng không thể xem nhẹ 68 vai trò quan trọng của cơ quan Công tố trong tố tụng dân sự và cần phải coi đó như là một chức năng thuộc tính của mô hình Viện công tố chuyển đổi ở nước ta, ngay cả khi mà về lâu dài, chức năng của Viện công tố chuyển đổi những năm sau 2010 có thể sẽ có sự thay đổi rất cơ bản là sẽ thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháp nữa. Nói tóm lại, đứng trước bước chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố với nội dung mới và yêu cầu mới của cải cách tư pháp, rõ ràng vấn đề cốt yếu đặt ra ở đây không phải là việc Viện công tố chuyển đổi những năm sau 2010 liệu sẽ có vai trò gì trong lĩnh vực dân sự hay không mà là việc Viện công tố chuyển đổi đó sẽ thực hiện những chức năng, những thẩm quyền cụ thể gì trong tố tụng dân sự và mức độ tham gia sẽ được quy định đến đâu mà thôi. 3.1.2 Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự trên cơ sở đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống. Thực tế cho thấy, các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực thực tế khi chúng phù hợp với các yêu cầu phát sinh từ các quan hệ dân sự tương ứng. Chính vì vậy, phương hướng hoàn thiện vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự phải phù hợp với quy luật khách quan vốn có của nó, tức là phải dựa trên những đòi hỏi của thực tiễn sinh động. Lẽ dĩ nhiên là phải như vậy. Nhưng sự kiện xảy ra trong quá trình soạn thảo và ban hành BLTTDS năm 2004 đã phủ nhận chính điều này: đó là việc bãi bỏ thẩm quyền khởi tố (khởi kiện) vụ án dân sự của Viện kiểm sát; thay vào đó BLTTDS năm 2004 (Điều 162) và một số văn bản pháp luật khác quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của những người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần… Việc BLTTDS năm 2004 bỏ thẩm quyền khởi tố (khởi kiện) của Viện kiểm sát đã thực sự tạo ra khoảng trống pháp luật vì không một cá nhân nào, không một cơ quan, tổ chức Nhà nước nào được giao nhiệm vụ này có thể thay thế hoặc rất khó có thể thay thế cho hoạt động này của Viện kiểm sát. Vai trò yếu ớt của các cá nhân, cơ 69 quan, tổ chức Nhà nước trong việc khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chung trong thời gian qua là minh chứng rõ nét cho nhận định này. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian từ năm 1998 đến 30/06/2002 Viện kiểm sát nhân dân các địa phương đã khởi tố được 330 vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Cụ thể: năm 1998 khởi tố 101 vụ án, năm 1999 khởi tố 71 vụ án, năm 2000 khởi tố 74 vụ án, năm 2001 khởi tố 55 vụ án, sáu tháng đầu năm 2002 khởi tố 29 vụ án. Tuy nhiên, trong thời gian từ khi ban hành BLTTDS năm 2004 đến nay, vẫn chưa có một vụ án dân sự nào nhằm bảo vệ lợi ích chung được cơ quan, tổ chức Nhà nước khởi kiện, mặc dù đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ việc dân sự xâm hại lợi ích công đã và đang xảy ra cần phải được xử lý. Đây là một thực tế đáng báo động, nhất là khi hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, tình trạng vi phạm pháp luật dân sự xâm hại lợi ích công đang ngày càng gia tăng và đụng chạm đến cả những lĩnh vực quan trọng nhất của an sinh xã hội. Chẳng hạn như trong lĩnh vực môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng đã lên án mạnh mẽ việc chúng ta chưa thiết lập được cơ chế pháp luật dân sự hiệu quả để bảo vệ môi trường sống đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Trong khi đó, nguy cơ môi trường tác hại đến sức khỏe con người là rất lớn. Khí thải, nước thải, rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… chưa qua xử lý được đưa vào môi trường sống “hàng ngày, hàng giờ”, đáng sợ là có cả một số chất thải có nhiều nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người như ung thư, đường ruột, vô sinh, lao phổi, các hội chứng nhiễm độc3… Hoặc ví dụ như trong lĩnh vực tiêu dùng, quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng bị xâm hại hàng ngày với chiều hướng diễn biến phức tạp. Không kể các vụ ngộ độc thực phẩm tại đám cưới, trường học, các khu công nghiệp khiến hàng chục, thậm chí hàng trăm người phải cấp cứu, năm 2006 và năm 2007 đã xảy ra nhiều vụ xâm phạm quyền lợi của người tiêu Bên cạnh đó, tác hại của ô nhiễm môi trường đến nền kinh tế cũng rất lớn. Theo báo Dân trí mạng (ra ngày 26/10/2007), thì dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang ở mức khoảng 8%/ 1 năm, nhưng nếu tính những tổn thất môi trường do quá trình tăng trưởng đem lại, tăng trưởng thực tế còn rất thấp, không 3 70 dùng mà vẫn thiếu thủ tục khiếu kiện dân sự có hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng như: vụ xăng pha aceton làm hư hỏng động cơ; vụ sữa bột được ghi thành sữa tươi của một số nhà sản xuất sữa, nguy hại nhất là nước tương có chứa chất 3-MPCD có khả năng gây ung thư, nước mắm có chứa chất urê vượt quá nồng độ cho phép4… Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò quan trọng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, bằng việc xử lý hình sự, bằng việc áp dụng các biện pháp pháp luật hành chính (như việc định ra tiêu chuẩn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, cấp giấy phép, phạt tiền, cưỡng chế dỡ bỏ, buộc di dời…), trợ giúp pháp lý (như tư vấn pháp luật; tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật…), trợ giúp về mặt xã hội (như tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ; cử người giám hộ để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự…), đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật dân sự xâm hại lợi ích chung. Chỉ có điều, nếu chỉ giới hạn ở những biện pháp này như hiện nay thì rõ ràng chưa đủ, mà cần phải có cái nhìn bao quát, xa và rộng hơn theo hướng phát huy đồng bộ sức mạnh tổng thể các biện pháp, bao gồm cả biện pháp pháp luật dân sự. Song để thực hiện có hiệu quả biện pháp pháp luật dân sự vốn dĩ rất phức tạp, thì không phải cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có thể làm được. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách một cách chuyên sâu, các cơ quan, tổ chức Nhà nước không có điều kiện về thời gian cũng như nguồn lực trong việc khởi kiện bảo vệ lợi ích chung như những cơ quan, tổ chức chuyên về tố tụng. Trong lĩnh vực này, vai trò của cá nhân cũng rất hạn chế và thụ động. Chưa kể đến khó khăn về phương diện tâm lý5, những khó khăn về thủ tục tố tụng, về khả quan đến như vậy. Thậm chí, GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ còn ở mức 3-4%/ 1 năm nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được cải thiện. 4 Xem Hải Hà “Bảo vệ quyền lợi NTD: thiếu cơ chế pháp lý”, Báo Hà Nội Mới, số ra ngày 10-9-2007, tr. 3. 5 Theo ông Đỗ Viết Tịnh, Chánh văn phòng Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì “Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa quen và cũng ngại dính đến khiếu kiện. Do đó mà nhiều khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ cũng cho qua, cùng lắm là khiếu nại đòi bồi thường với chính doanh nghiệp đó thôi. Chính vì lẽ đó mà nhiều doanh nghiệp đã không tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Vụ “ghi nhầm” nhãn 71 khả năng tài chính khi khởi kiện… đã là những rào cản không dễ vượt qua đối với những cá nhân muốn khởi kiện để bảo vệ lợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình. Điều này ta có thể nghiệm thấy khi nghiên cứu vụ án anh Hà Hữu Tường, cán bộ thi hành án dân sự quận 8 TP. HCM khởi kiện doanh nghiệp đòi bồi thường cho hàng triệu người tiêu dùng ở Việt Nam vừa qua. Theo đơn khởi kiện, anh Tường yêu cầu ngành y tế và các nhà sản xuất phải bồi thường thiệt hại 30 tỷ đồng đối với tính mạng và sức khỏe hàng triệu người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nước tương chứa 3-MCPD vượt tiêu chuẩn trong nhiều năm qua. Tinh thần của anh Tường khi đứng ra làm đơn khởi kiện cho những người tiêu dùng khác là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét về góc độ pháp luật tố tụng, đơn khởi kiện này khó có thể được Tòa án chấp nhận. Thứ nhất, anh Tường chỉ là một cá nhân, theo BLTTDS năm 2004 thì cá nhân có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, nếu thay mặt cho những người khác phải được sự ủy quyền hợp pháp của những người đó; nếu không có ủy quyền thì việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của tập hợp người tiêu dùng chỉ do các cơ quan, tổ chức có chức năng trong lĩnh vực mình phụ trách mới có quyền. Thứ hai, đơn khởi kiện phải ghi rõ bị đơn là ai, chứ không thể ghi chung chung các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nước tương và ngành y tế được. Thứ ba, yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng cho “sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người tiêu dùng”, mà không rõ là bồi thường cho cụ thể những ai. Thứ tư, kèm theo đơn phải có chứng cứ cụ thể chứng minh cho yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng này. Thứ năm, tiền tạm ứng án phí sơ thẩm để Tòa án thụ lý là quá lớn, sơ sơ cũng phải trên 150 triệu đồng. Đây không phải là khoản tiền mà bất cứ cá nhân thiện chí nào cũng sẵn có khi tự đứng ra khởi kiện bảo vệ lợi ích công như anh Tường6. Nhưng đối với Viện kiểm sát thì khác. Với tính cách là cơ quan Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tố tụng, có tính chuyên nghiệp cao thông qua bộ sữa tươi vừa qua, trước đó là vụ xăng có chứa chất aceton, vụ các cây xăng vi phạm về đo lường và chất lượng xăng… là minh chứng rõ ràng nhất”, báo Bảo vệ Pháp luật, số ra ngày 31/10/2007, tr. 12. 6 Xem Tiền Phong Online, số ra ngày 20/06/2007, bài “Vụ nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư”. 72 máy và cán bộ chuyên môn trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát từ trung ương đến địa phương, mô hình Viện kiểm sát có điều kiện hơn và có ưu thế hơn các mô hình khác trong việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật các nước đều quy định dành cho Viện kiểm sát (Viện công tố) thực hiện thẩm quyền này. Tất nhiên, trong xã hội dân chủ cần đa dạng hóa các kênh, các hình thức bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng bằng con đường Tòa án. Nhưng các kênh, các hình thức bảo vệ khác bằng con đường Tòa án không loại trừ khả năng bảo vệ của Viện kiểm sát trong lĩnh vực này. Các kênh, các hình thức bảo vệ khác nhau cần phải được phát triển song song mà không phủ nhận lẫn nhau. Ở khía cạnh khác, việc Viện kiểm sát cần phải tham gia tố tụng với tư cách bị đơn đại diện cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam khi bị kiện là một vấn đề không thể không quan tâm. Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới, sự tham gia của Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại trong nước cũng như ngoài nước như quan hệ công trái, vay mượn, mua sắm Chính phủ, thừa kế di sản, đầu tư trong nước và ngoài nước… ngày càng thường xuyên và phát triển sâu rộng. Như một hệ quả tất yếu của sự phát triển, việc phát sinh và gia tăng những tranh chấp có tính chất dân sự trong đó Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam là chủ thể bị kiện là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là cơ quan, tổ chức Nhà nước nào có thể thay mặt Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam để tham gia tố tụng với tư cách bị đơn? Trước yêu cầu mới này, có lẽ chúng ta không có nhiều lựa chọn. Cũng có ý kiến cho rằng tổ chức “Luật sư công” có thể đảm trách được trách nhiệm đại diện cho quyền và lợi ích công, bảo vệ cho lợi ích của nhà nước và tham gia với tư cách là “bị đơn” trong trường hợp Chính phủ Việt Nam bị kiện. Nhưng hiện nay, quy chế pháp lý cho tổ chức này vẫn chưa có và vẫn còn nhiều nội dung phải tranh cãi. Suy cho cùng, với những ưu thế sẵn có của cơ quan Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tố tụng, Viện kiểm sát xứng đáng là một mô hình thích hợp nhất cho việc thực hiện thẩm quyền này. 73 3.1.3 Hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nƣớc ngoài. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài là con đường ngắn nhất góp phần hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự mà không phải trả bằng cái giá quá đắt là mò mẫm tích lũy kinh nghiệm hàng thế kỷ hoặc vài ba thế kỷ như các nước phát triển đi trước. Tầm quan trọng của việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực tư pháp đã được các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp khẳng định. Mới đây nhất, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã xác định một trong những quan điểm chỉ đạo của cải cách tư pháp phải quán triệt là: “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc…; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai”. Nhưng những kinh nghiệm nước ngoài cụ thể nào cần được nghiên cứu, tiếp thu? Và Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình hoạt động trong tố tụng dân sự của Viện kiểm sát (Viện công tố) nào là chính để nghiên cứu, tham khảo? Trước hết, có thể khẳng định, Viện kiểm sát hay Viện công tố các quốc gia, mặc dù với tên gọi khác nhau, hầu hết đều có vị trí, vai trò nhất định trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, ở mỗi nước, mô hình hoạt động Viện kiểm sát (Viện công tố) trong tố tụng dân sự được quy định rất khác nhau. *Vị trí, vai trò của Viện Công tố Pháp trong tố tụng dân sự. Theo pháp luật của nước Pháp, vị trí, vai trò Viện công tố trong tố tụng dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật tổ chức Tòa án Pháp năm 1958, Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật tố tụng dân sự Pháp (Bộ luật dân sự Pháp được ban hành lần đầu năm 1804, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp được ban hành lần đầu năm 1806. Cả hai Bộ luật này đang có hiệu lực thi hành và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho đến ngày hôm nay). Nhìn chung, theo quy định của Bộ 74 luật tổ chức Tòa án Pháp, Bộ luật dân sự Pháp và pháp luật tố tụng, Viện công tố Pháp có thể tham gia vào việc giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) với tư cách là đại diện cho lợi ích chung, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ trật tự công. Bộ luật tố tụng dân sự Pháp (sau đây viết tắt là BLTTDS Pháp) quy định: “Viện công tố có thể tham gia tố tụng như một bên đương sự chính hoặc tiến hành tố tụng để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật. Viện công tố đại diện cho người khác trong những trường hợp pháp luật quy định” (Điều 421). “Viện công tố chủ động tham gia tố tụng trong những trường hợp do pháp luật quy định” (Điều 422); và “Ngoài những trường hợp đó, Viện công tố có quyền can thiệp để bảo vệ trật tự công khi có những hành vi xâm phạm trật tự công” (Điều 423). Trong tố tụng thương mại, ví dụ như đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Viện công tố giữ vai trò bảo vệ trật tự kinh tế, bảo đảm sự chấp hành pháp luật và việc làm của những người làm công ăn lương. Trong tố tụng dân sự, theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp và BLTTDS Pháp, Viện công tố có thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc với hai tư cách: Thứ nhất, với vai trò đại diện cho lợi ích chung, bảo vệ trật tự công, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên chính tố (tức với tư cách như một bên đương sự chính, mà theo cách gọi của ta là với tư cách người tham gia tố tụng). Viện công tố có thể tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự hoặc tham gia tố tụng với tư cách bị đơn đại diện cho Nhà nước khi bị kiện. Trong trường hợp này, Viện công tố là một bên đương sự thông thường trong vụ án dân sự và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ như các bên khác (kể cả quyền kháng cáo tái thẩm, kháng cáo theo thủ tục phá án - giám đốc thẩm). Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, các trường hợp Viện công tố tự mình khởi kiện (khởi tố) vụ án dân sự là tương đối đa dạng. Ví dụ, Viện công tố có thể tự mình: khởi kiện (khởi tố) để yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 184, 191); khởi kiện để yêu cầu dỡ bỏ một công trình xây dựng không có giấy phép; 75 khởi kiện để yêu cầu Tòa án tước quyền của cha mẹ đối với con của họ (Điều 378-1)… Ngoài ra, với tư cách là bên chính tố (như một bên đương sự), Viện công tố cũng có thể tham gia vào các việc dân sự. Trong trường hợp này, Viện công tố là bên đưa yêu cầu giải quyết việc dân sự ra trước Tòa án. Ví dụ, theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, Viện công tố có thể tự mình đưa ra yêu cầu tuyên bố một người mất tích hay là đã chết (Điều 88, 122); đưa ra các yêu cầu có liên quan đến lợi ích của người bị suy đoán mất tích (Điều 117); đưa ra yêu cầu Tòa án giao đứa con cho người thứ ba chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 289, 373-3, 374-1); đưa ra yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục đối với vị thành niên chưa có quyền tự lập trong trường hợp nếu sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của vị thành niên đó trong tình trạng báo động hoặc trong trường hợp nếu các điều kiện giáo dục bị tổn hại nghiêm trọng (Điều 375); đưa ra yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý di sản thừa kế (Điều 812); đưa ra yêu cầu Tòa án quyết định việc mở giám hộ đối với người thành niên cần được giám hộ một cách liên tục trong đời sống dân sự (Điều 493)… Thứ hai, với vai trò bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, và vì lợi ích của luật, Viện công tố Pháp tham gia tố tụng với tư cách là bên phụ tố (mà theo cách gọi của ta là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng). Viện công tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) và tham gia tố tụng để cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong một vụ việc dân sự đang được giải quyết tại Tòa án, sau khi được Tòa án thông báo về vụ việc dân sự đó. Về các trường hợp Tòa án thông báo vụ việc dân sự cho Viện công tố, BLTTDS Pháp quy định ba trường hợp: - Thứ nhất, thông báo theo quy định của pháp luật: Pháp luật quy định cụ thể những loại vụ việc bắt buộc phải thông báo cho Viện công tố để Viện công tố cho ý kiến; nếu Tòa án xét xử mà không thông báo thì bản án sẽ bị vô hiệu. Những vụ việc pháp luật quy định bắt buộc phải thông báo là những vụ việc liên quan đến: quan hệ cha, mẹ và con; ủy quyền thực hiện quyền của cha mẹ 76 đối với con; tổ chức giám hộ đối với người chưa thành niên; mở thủ tục giám hộ hoặc thay đổi việc giám hộ đối với người thành niên; phá sản doanh nghiệp; thuê khoán sản nghiệp thương mại; yêu cầu thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng; đơn yêu cầu Tòa Phá án cho ý kiến; yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài… - Thứ hai, thông báo theo quyết định của Tòa án: đây là trường hợp Tòa án chủ động thông báo vụ việc cho Viện công tố để Viện công tố cho ý kiến (Điều 427 Bộ luật). - Thứ ba, thông báo theo yêu cầu của Viện công tố: Viện công tố có quyền yêu cầu Tòa án thông báo về những vụ việc mà Viện công tố xét thấy cần thiết phải tham gia ý kiến (Điều 426 Bộ luật). Đối với các trường hợp được thông báo, Viện công tố phải đưa ra ý kiến kết luận của mình về mặt pháp luật cũng như về mặt thực tế (về các tình tiết vụ việc). Tuy nhiên, Viện công tố không nhất thiết phải tham dự phiên tòa mà có thể gửi bản phát biểu kết luận viết cho Tòa án. Trong trường hợp tham dự phiên tòa, với tư cách là bên phụ tố (là cơ quan tiến hành tố tụng, là người tiến hành tố tụng), Viện công tố phát biểu cuối cùng. Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) của Viện công tố trong tố tụng dân sự, tại Điều 618-1 BLTTDS Pháp quy định: Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà Phá án có quyền kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) trước Toà Phá án vì lợi ích của luật và yêu cầu Viện công tố bên cạnh Toà án đã ra bản án tống đạt kháng nghị cho các bên. Thời hạn kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) theo quy định tại Điều 612 BLTTDS Pháp là hai tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với những bản án xét xử vắng mặt thì thời hạn kháng nghị phá án (giám đốc thẩm) tính từ ngày hết hạn kháng án vắng mặt. Về căn cứ kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm), BLTTDS Pháp không đưa ra một giới hạn chặt chẽ mà chỉ quy định một cách chung chung là “Tòa Phá án có thể giám đốc bản án chung thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì đã xét xử không đúng pháp luật” (Điều 604 Bộ luật). Do đó, 77 quyền tùy nghi của Tòa Phá án trong việc chấp nhận hoặc bác kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phá án (giám đốc thẩm) là rất lớn: Tòa Phá án có thể bác kháng cáo, kháng nghị vì đơn không có đầy đủ căn cứ pháp luật, có thể bác kháng cáo, kháng nghị vì căn cứ trong đơn đưa ra không thỏa đáng, hoặc thậm chí cũng có thể chấp nhận kháng cáo, kháng nghị căn cứ vào một lý lẽ pháp lý thuần túy do Tòa Phá án tự nêu ra (Điều 620 Bộ luật). * Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát Liên bang Nga trong tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát Liên bang Nga có vị trí, vai trò tương đối đặc trưng. Tính đặc trưng này thể hiện ở chỗ: Viện kiểm sát không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử vụ việc dân sự của Tòa án, Viện kiểm sát tham gia tố tụng để bảo đảm vị thế tối thượng của luật, củng cố và tăng cường tính thống nhất của pháp chế (tức vì lợi ích của luật), đồng thời Viện kiểm sát hướng tới Tòa án như một phương tiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng mà sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp ấy có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà tại khoản 3 Điều 1 và tại khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên bang Nga (Luật được ban hành lần đầu năm 1995 và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho đến ngày hôm nay) có quy định: “Theo quy định của pháp luật tố tụng Liên bang Nga, các Kiểm sát viên tham gia các phiên tòa xét xử của Toà án, có quyền kháng án đối với các bản án, các quyết định và các phán quyết khác của Toà án có vi phạm luật”; “Trong trường hợp việc vi phạm quyền tự do và các quyền khác của con người và của một công dân nói chung được bảo vệ theo trình tự tố tụng dân sự, khi người bị hại vì lý do sức khỏe hay vì tuổi tác đã cao hay do một số nguyên nhân khác không tự bảo vệ quyền lợi trước phiên tòa hoặc khi vi phạm quyền tự do và các quyền khác của (số lượng) nhiều công dân hoặc khi mà trong một số tình huống đặc biệt khác nếu việc vi phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng về phương diện xã hội, thì Kiểm sát viên khởi kiện vụ án dân sự đến Tòa án và trong các phiên tòa ấy, Kiểm sát viên sẽ bảo vệ lợi ích cho người bị hại”. 78 Cụ thể hóa quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên bang Nga, tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga (BLTTDS Liên bang Nga được Duma quốc gia) thông qua ngày 23 tháng 10 năm 2002 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2003) đã quy định: “1. Kiểm sát viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập hợp người không xác định, lợi ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương. Kiểm sát viên chỉ khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong trường hợp công dân đó không thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khoẻ, tuổi tác, không có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác. 2. Khi khởi kiện Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hoà giải và nghĩa vụ trả lệ phí. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút đơn khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì việc giải quyết vụ án vẫn tiếp tục nếu nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn không rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp nguyên đơn rút đơn kiện, Toà án đình chỉ vụ án nếu điều đó là không trái pháp luật hoặc không vi phạm đến quyền và lợi ích của những người khác. 3. Với mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Kiểm sát viên tham gia tố tụng và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ, hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định”. Theo quy định của Điều 45 BLTTDS Liên bang Nga, có hai hình thức tham gia của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự: - Thứ nhất, Kiểm sát viên tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người “châm ngòi”, người khởi động các thủ tục xét xử sơ thẩm, chống án, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bằng việc đệ đơn khởi kiện, đơn kháng kiện 79 (đơn đề nghị chống án, đơn đề nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) đối với bản án, quyết định không có căn cứ của Tòa án. Theo quy định tại Điều 45 nêu trên, có 3 loại việc dân sự mà Kiểm sát viên có thể khởi kiện, đó là: 1) Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga, các tổ chức tự quản địa phương. 2) Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân trong trường hợp công dân đó không thể tự mình khởi kiện vì lý do sức khoẻ, tuổi tác, không có năng lực hành vi hoặc vì những lý do chính đáng khác. Ví dụ, theo quy định của luật liên bang “Bộ Luật Hôn nhân và gia đình Liên bang Nga”, Kiểm sát viên có quyền khởi kiện: yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật (Điều 28); yêu cầu tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ (Điều 70, 73); yêu cầu tuyên bố thỏa thuận cấp dưỡng vi phạm quyền, lợi ích của người được cấp dưỡng (Điều 102); yêu cầu hủy bỏ việc nhận nuôi con nuôi (Điều 142). 3) Loại việc dân sự liên quan trực tiếp đến quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của tập hợp người không xác định. Chẳng hạn, Kiểm sát viên có quyền khởi kiện cơ sở công nghiệp nào đó do hoạt động của cơ sở này đã xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người hoặc làm ô nhiễm môi trường; hoặc Kiểm sát viên cũng có quyền khởi kiện văn bản pháp quy trái luật đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tập hợp một số người nào đó. - Thứ hai, Kiểm sát viên tham gia vào tiến trình tố tụng (do người khác khởi kiện) và phát biểu kết luận đối với những vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác, yêu cầu khôi phục việc làm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn tham gia và phát biểu kết luận về vụ án trong những trường hợp khác do Bộ luật này và luật liên bang quy định. Ví dụ, theo quy định của BLTTDS Liên bang Nga, Kiểm sát viên còn có quyền tham gia phiên tòa và phát biểu kết luận đối với những vụ án như: giải quyết đơn yêu cầu bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Điều 252); giải quyết đơn yêu cầu bảo vệ quyền bầu cử và quyền tham gia 80 trưng cầu dân ý của công dân Liên bang Nga (Điều 260); giải quyết đơn yêu cầu nhận nuôi con nuôi (Điều 273); giải quyết đơn yêu cầu công nhận công dân bị mất tích hoặc là đã chết (Điều 278); giải quyết đơn yêu cầu hạn chế năng lực hành vi của công dân, thừa nhận người không có năng lực hành vi, hạn chế hoặc tước quyền của người chưa thành niên từ 14 đến 18 tuổi trong việc tự định đoạt thu nhập của mình (Điều 284); giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố người chưa thành niên có năng lực hành vi đầy đủ (Điều 288); giải quyết đơn yêu cầu buộc công dân chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần hoặc gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh đối với công dân bị rối loạn thần kinh (Điều 304)… Về căn cứ đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo quy định tại Điều 387 BLTTDS Liên bang Nga, Viện kiểm sát có thể đề nghị giám đốc thẩm trong trường hợp có những vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung hoặc pháp luật tố tụng. Riêng đối với quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga, thì Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga, Phó Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga chỉ có thể đề nghị giám đốc thẩm lên Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga nếu quyết định giám đốc thẩm đó vi phạm tính thống nhất của thực tiễn xét xử (khoản 3 Điều 377). Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga là quyết định cuối cùng, không bị kháng cáo hoặc đề nghị giám đốc thẩm lại lần nữa (khoản 1 Điều 376). *Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát Trung Quốc trong tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, vị trí, vai trò Viện kiểm sát Trung Quốc được biểu hiện trên hai phương diện chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nhân danh lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng để khởi kiện vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 77, 78 Luật tố tụng hình sự Trung Quốc (được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua ngày 17 tháng 3 năm 1996 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1997) và theo hướng dẫn của Bản giải thích của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc “Về một số vấn đề chấp hành Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, 81 nếu tài sản quốc gia, tài sản tập thể bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên, mà cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không tự đề xuất khởi kiện dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có thể quyết định việc khởi kiện dân sự kèm theo cùng với việc đưa ra cáo trạng buộc tội. Việc khởi kiện dân sự sẽ được xét xử đồng thời với vụ án hình sự. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ như trường hợp mà ngay một lúc khó xác định tổn thất vật chất người bị hại phải gánh chịu hoặc trường hợp đương sự chưa thể tới tham dự phiên tòa…), thì để tránh việc kéo dài quá mức thời gian xét xử vụ án hình sự, việc khởi kiện dân sự kèm theo có thể do cùng một Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết sau khi xét xử xong phần hình sự. Nếu thành viên nào đó của Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử, thì có thể thay thế. Khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự kèm theo, ngoài việc áp dụng Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, còn cần phải áp dụng các quy định liên quan của Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự; còn Kiểm sát viên tham gia vào quá trình giải quyết vụ án có quyền, nghĩa vụ tương tự như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ nộp các lệ phí tố tụng. Thứ hai, thực hiện chức năng giám sát pháp luật trong tố tụng dân sự thông qua hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Liên quan đến thẩm quyền kháng nghị này của Viện kiểm sát, có ba điểm đặc biệt cần lưu ý sau đây: Một là, khác với thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Trung Quốc được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả thủ tục tái thẩm. Điều này thể hiện ở chỗ: thủ tục giám đốc thẩm không chỉ áp dụng trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án mà còn được áp dụng cả trong trường hợp có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung phán quyết của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra phán quyết đó. Xuất phát từ lý do đó, tại Điều 185 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc đã không có sự phân biệt giữa căn cứ tiến hành thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm như ở ta khi đưa ra quy định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong các trường hợp sau: “1. Những chứng cứ mà bản án, quyết 82 định cũ chủ yếu được dùng để nhận định sự thật của vụ án, là không đầy đủ hoặc không đúng; 2. Bản án, quyết định cũ thực sự có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật; 3. Tòa án nhân dân vi phạm trình tự luật định có thể ảnh hưởng đến sự đúng đắn của bản án, quyết định đối với vụ án; 4. Thẩm phán trong khi xét xử vụ án đã có hành vi tham ô, hối lộ, hoặc do động cơ cá nhân gian lận mà ra bản án, quyết định trái pháp luật”; Hai là, khác với BLTTDS Việt Nam năm 2004, bên cạnh việc quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát, Luật tố tụng dân sự Trung Quốc còn ghi nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự; Ba là, khác với quy định của BLTTDS Việt Nam năm 2004, trong Luật tố tụng dân sự Trung Quốc cũng như trong Bản giải thích của TANDTC, đối với cơ quan Viện kiểm sát, không có quy định cụ thể về chức danh của những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Điều này có thể hiểu, trong tố tụng dân sự Trung Quốc, không chỉ Viện trưởng, Phó Viện trưởng mà có thể cả Kiểm sát viên cũng có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. * Vị trí, vai trò của Cơ quan Công tố Hoa Kỳ trong tố tụng dân sự. Tại Hoa Kỳ, hai hệ thống cơ quan Công tố liên bang và các tiểu bang gần như độc lập tách rời nhau trong đó có sự phân định các lĩnh vực (bao gồm cả hình sự và dân sự) thuộc thẩm quyền liên bang và thuộc thẩm quyền tiểu bang. Thông thường, thẩm quyền tiểu bang chỉ giới hạn đối với các vụ việc dân sự xảy ra trên địa bàn lãnh thổ của bang (nếu xảy ra trên lãnh thổ nhiều bang thì phải có sự phối hợp hoạt động giữa các Văn phòng Tổng Chưởng lý tiểu bang). Thẩm quyền liên bang thì mở rộng đối với các vụ việc dân sự xảy ra trên bình diện rộng hoặc trên phạm vi toàn liên bang. Sự kết hợp cả hai thẩm quyền này tạo nên vị trí, vai trò tổng thể của cơ quan Công tố Hoa Kỳ trong tố tụng dân sự. Vị trí, vai trò tổng thể của cơ quan Công tố Hoa Kỳ trong tố tụng dân sự được thể hiện tập trung và rõ nét thông qua chức năng đại diện cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ hay Chính phủ Hoa Kỳ, cũng như cho các cơ quan hành pháp liên bang, các cơ quan hành pháp tiểu bang trong các khiếu kiện dân sự 83 nếu các đối tượng này là một bên tham gia tranh chấp (với tư cách là nguyên đơn hoặc với tư cách là bị đơn); và trong những trường hợp này, các Công tố viên tham gia tố tụng có vị trí như một bên đương sự. Các loại khiếu kiện dân sự mà cơ quan Công tố Hoa Kỳ có thể tham gia tương đối đa dạng và phong phú, chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, đại diện và trực tiếp bảo vệ lợi ích cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ hay Chính phủ Hoa Kỳ, cũng như cho các cơ quan hành pháp khác trong các vụ kiện dân sự mà các đối tượng này là một bên tham gia tranh chấp (cả trong nước cũng như tại Toà án nước ngoài). Thứ hai, để bảo vệ và củng cố luật pháp, chương trình và chính sách của Chính quyền liên bang trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong một số trường hợp nhất định, Văn phòng Tổng Chưởng lý có thể khởi kiện yêu cầu bãi bỏ các văn bản pháp luật, nếu việc áp dụng chúng làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân. Thứ ba, với mục đích bảo đảm việc thực hiện công lý công bằng và trong sạch đối với tất cả công dân Mỹ, Văn phòng Tổng Chưởng lý có thể tiến hành kiện tụng nhằm bảo vệ chính sách “cơ hội ngang bằng”, không phân biệt đối xử đối với những nhóm người chịu thiệt thòi trong xã hội (như phụ nữ, người bị tàn tật, người dân tộc thiểu số, người da đen…). Thứ tư, đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ các luật chống khủng bố và chính sách nhập cư thông qua kiện tụng dân sự. Thứ năm, bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, bảo vệ và thực thi các luật điều chỉnh các hành vi thương mại gian dối và không trong sạch tại các bang, Văn phòng Tổng Chưởng lý tiểu bang có thể khởi kiện lên Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại và cấm các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nếu các hoạt động kinh doanh này vi phạm các đạo luật chống độc quyền và gây hại cho nền kinh tế của tiểu bang hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều công dân (tập hợp lớn người không xác định). 84 Thứ sáu, thực thi luật pháp bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các chương trình và chính sách của Chính phủ liên bang trong các lĩnh vực liên quan đến an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùng thuộc quyền quản lý của các cơ quan hành pháp liên bang, Văn phòng Tổng Chưởng lý có trách nhiệm tham gia vụ kiện dân sự phát sinh theo quy định của một số đạo luật liên bang về bảo vệ an toàn và sức khoẻ cộng đồng. Thứ bảy, thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường, bên cạnh chức năng tư vấn pháp luật cho các cơ quan hành pháp liên bang, Văn phòng Tổng Chưởng lý có thể khởi kiện để bảo vệ lợi ích công trong trường hợp mà việc ô nhiễm môi trường đã xâm hại hoặc có khả năng xâm hại đến sức khoẻ cộng đồng dân cư và an toàn xã hội. * Vị trí, vai trò của cơ quan Công tố Nhật Bản trong tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, Công tố viên Nhật Bản có vai trò như người đại diện cho lợi ích công, tham gia tố tụng với vị trí là người đại diện cho những đương sự không có khả năng tự thực hiện các quyền dân sự của mình. Bộ luật dân sự Nhật Bản có khá nhiều điều luật quy định về thẩm quyền của Công tố viên trong lĩnh vực này, như: quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người thường xuyên nằm trong tình trạng suy nhược tinh thần là người mất năng lực hành vi (Điều 7); quyền yêu cầu Tòa án rút việc tuyên bố mất năng lực hành vi khi nguyên nhân gây ra tình trạng mất năng lực hành vi không còn nữa (Điều 10); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý tài sản trong trường hợp nếu có một người rời bỏ nơi thường trú hay nơi tạm trú mà không chỉ định người quản lý tài sản của mình (Điều 25); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý tài sản khác trong trường hợp nếu người đi vắng trước đó có cử người quản lý tài sản song không rõ người đi vắng này còn sống hay đã chết (Điều 26); quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 744); quyền yêu cầu tước bỏ hoặc hạn chế quyền của cha mẹ trong trường hợp nếu cha mẹ lạm dụng quyền của mình hoặc có lỗi nghiêm trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái (Điều 834); quyền yêu cầu Tòa án tước bỏ quyền quản lý của cha mẹ đối với tài sản của con cái trong trường hợp nếu việc cha mẹ quản lý tài sản đó gây thiệt hại 85 nghiêm trọng cho tài sản họ đang quản lý (Điều 835); quyền yêu cầu Tòa án thải hồi người giám hộ nếu người giám hộ thực hiện một hành vi không đúng hoặc điều hành sai lầm nghiêm trọng hoặc nếu có cơ sở cho thấy rằng người giám hộ không phù hợp cho việc thực hiện trách nhiệm giám hộ (Điều 845); quyền yêu cầu Tòa án chỉ định người quản lý di sản thừa kế trong trường hợp nếu vẫn chưa rõ là có người thừa kế hay không (Điều 952)… 3.2 Những đề xuất cụ thể. Quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp; trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của chế định các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự; kết hợp lý luận và thực tiễn hơn 60 năm công tác kiểm sát dân sự và trên cơ sở kế thừa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: Quy định rõ vị trí, chức năng Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo hướng Viện kiểm sát vừa là cơ quan bảo vệ luật pháp, vừa đại diện cho lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng. Theo cách nhìn như vậy, cần quy địn địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân với những nội dung cụ thể sau: 3.2.1 Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể tự bảo vệ mình Theo tác giả, cần quy định cho Viện kiểm sát nhân dân thẩm quyền là người đại diện cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong các vụ việc dân sự được khởi kiện bởi Nhà nước, Chính phủ Việt Nam hoặc chống lại các chủ thể này. Trong các trường hợp này, Viện kiểm sát tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn, do đó, phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát cần được xác định tương tự như quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn và bị đơn dân sự. Bên cạnh đó, cần tiếp tục quy định cho Viện kiểm sát nhân dân thẩm quyền khởi kiện (khởi tố) vụ việc dân sự nhân danh lợi ích Nhà nước, lợi ích 86 công cộng, lợi ích của những người không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể tự bảo vệ mình Hiện nay, trong pháp luật tố tụng nói chung cũng như trong pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, thuật ngữ “khởi tố” và thuật ngữ “khởi kiện” vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi. Đôi khi thuật ngữ “khởi kiện” chỉ có nghĩa là phát động một vụ việc dân sự ra tòa, còn thuật ngữ “khởi tố” lại có thể được hiểu rất rộng rãi, bao hàm việc phát động cả vụ án dân sự và vụ án hình sự ra tòa. Vấn đề đặt ra là trong tố tụng dân sự thuần túy, Viện kiểm sát được “khởi tố” hay “khởi kiện” vụ án dân sự. Chúng tôi cho rằng, khi Viện kiểm sát khởi tố (khởi kiện) vụ án dân sự theo quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát với tư cách nhân danh lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể tự bảo vệ mình để đưa vụ án ra tòa, nên quyền khởi tố của Viện kiểm sát không đồng nhất với quyền khởi kiện của các bên đương sự. Tuy nhiên, cho dù khởi tố hay khởi kiện trong tố tụng dân sự thì vẫn đều chung một mục đích, đó là phát động một khiếu kiện dân sự. Mặt khác, việc sử dụng thuật ngữ “khởi kiện” trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa phân biệt với thuật ngữ “khởi tố” trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính. Do đó, trong tố tụng dân sự, có lẽ không nên dùng cụm từ “Viện kiểm sát khởi tố vụ án dân sự” như trước kia mà thay vào đó, cần sử dụng cụm từ “Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự” cho phù hợp hơn. Về phạm vi loại việc dân sự mà Viện kiểm sát được phép khởi kiện: Chúng tôi cho rằng nên quy định hai loại vụ việc dân sự sau đây mà Viện kiểm sát cần phải được phép khởi kiện: thứ nhất, đó là những vụ việc dân sự xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của số đông người hoặc của tập hợp người không xác định (như ô nhiễm môi trường trên diện rộng, hay vi phạm quyền lợi của số lượng nhiều người tiêu dùng, chẳng hạn); thứ hai, đó là việc kết hôn trái pháp luật và những vụ việc dân sự xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Pháp luật tố tụng dân sự nhiều nước trên thế giới đều quy định Viện công tố (Viện kiểm sát) có quyền khởi kiện một số loại vụ việc dân sự nhất định mà một bên chủ thể bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc mất năng lực nhận thức, hoặc để đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước. Chúng 87 tôi cho rằng cần tiếp tục kế thừa có chọn lọc quy định về quyền khởi kiện vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân như các quy định trước đây của pháp luật tố tụng dân sự nước ta. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi khởi kiện vụ việc dân sự: Quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động khởi kiện vụ việc dân sự theo hướng xác định vị trí tố tụng của Viện kiểm sát tương tự như nguyên đơn dân sự. Mặc khác, cũng cần lưu ý là, trên phương diện của luật nội dung, Viện kiểm sát không phải là nguyên đơn, không phải là bị đơn, và cũng không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên khi khởi kiện, Viện kiểm sát không có một lợi ích vật chất nào liên quan tới vụ việc cũng như không bị ràng buộc chỉ vì lợi ích từ phía các đương sự. Sự tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt động khởi kiện là xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng và bảo đảm công bằng xã hội. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp quyền lợi của người chưa thành niên, người bị nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần bị xâm phạm thì việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng cũng không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân cho họ mà trước hết là bởi bản chất những vụ việc dân sự này có tính chất công và mang ý nghĩa xã hội. Do vậy, khác với nguyên đơn dân sự, việc tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát không có quyền hòa giải và được miễn án phí cũng như các lệ phí tố tụng là cần thiết và hợp lý. Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy, pháp luật tố tụng của họ đều quy định Viện kiểm sát khi khởi kiện vụ việc dân sự có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ trả án phí, lệ phí. 3.2.2 Về thẩm quyền của Viện kiểm sát khi tham gia tố tụng với vị trí là ngƣời bảo vệ luật pháp và vì lợi ích của luật. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động tham gia tố tụng tại phiên tòa Về các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia tố tụng tại phiên tòa, BLTTDS 2004 đã đúng khi quy định rõ theo hướng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có 88 khiếu nại, các vụ án mà Tòa án hoặc Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, đúng nhưng vẫn chưa đủ, vì thực tiễn cả trước và sau thời điểm ban hành BLTTDS 2004 có những tranh chấp, đòi hỏi sự tham gia của Viện kiểm sát nhưng chưa được quy định. Điển hình là tranh chấp lao động có một bên đương sự là người lao động chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi. Đây là loại việc mà người lao động thường ở “vị thế yếu” hơn người sử dụng lao động và có nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động, trong khi, sự trợ giúp pháp lý đối với người lao động chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi còn hạn chế. Do đó, Viện kiểm sát cần tham gia nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối tượng này trong quan hệ lao động. Bên cạnh việc bổ sung thêm trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà thì thực tiễn áp dụng BLTTDS năm 2004 cũng cho thấy việc quy định Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia tất cả các phiên họp giải quyết các việc dân sự trong đó có phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là không cần thiết, vì vậy cần phải loại trừ trường hợp này. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị theo trình tự phúc thẩm Về nguyên tắc, nhất là đối với trường hợp Viện kiểm sát không tham gia tố tụng tại phiên tòa thì dường như không có nhiều vấn đề phải bàn cãi khi chúng ta đề cao quyền tự định đoạt của đương sự và đổi mới thủ tục phúc thẩm theo hướng: khi đã có phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm, thì không phải là Toà án, cũng không phải là Viện kiểm sát hoặc bên thứ ba không có quyền lợi đáng kể trong vụ án mà duy nhất chỉ các bên đương sự sẽ quyết định về việc mở trình tự phúc thẩm trên cơ sở kháng cáo phúc thẩm của mình. Tuy nhiên, tình hình sẽ khác đi trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ luật pháp và vì lợi ích của luật mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án vẫn cứ vi phạm. Rõ ràng, trong trường hợp này, hành vi vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa án cần phải được nhìn nhận ở mức nghiêm 89 trọng hơn, xét cả về tính chất và mức độ. Thế nên, không lấy gì đáng ngạc nhiên khi Viện kiểm sát (Viện công tố) một số nước được quy định thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm trong những trường hợp như vậy. Có lẽ, đây là kinh nghiệm quý giá mà chúng ta không thể bỏ qua bởi nó giúp cân bằng được trật tự công và lợi ích riêng tư, cũng như dung hòa được giá trị của quyền tự định đoạt và lợi ích của pháp luật. Từ cách đặt vấn đề như vậy, cần quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị phúc thẩm theo hướng: Viện kiểm sát chỉ tiến hành kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong những trường hợp Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Bên cạnh đó, nhằm quy định rõ các chức danh tư pháp, thẩm quyền của từng chức danh tư pháp, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của họ trong hoạt động tố tụng tư pháp, cần bổ sung quy định Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án ngang cấp; đồng thời bổ sung quy định rõ Kiểm sát viên tham dự phiên tòa phúc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Như đã phân tích, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với những nét đặc thù của nó chi phối mạnh mẽ đến thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Do đó, việc quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát phải gắn với đổi mới thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo định hướng cải cách tư pháp, đưa giám đốc thẩm, tái thẩm đúng với bản chất là một thủ tục đặc biệt của tố tụng tư pháp. Theo cách nhìn như vậy, liên quan đến thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, cần quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể những nội dung cơ bản sau đây: - Quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm ngắn hơn, khoảng 2 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 90 - Tiếp tục quy định về việc Hội đồng giám đốc thẩm có quyền “Sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật”. - Quy định khôi phục lại quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trưởng VKSNDTC. - Quy định cho phép Kiểm sát viên tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, tránh tình trạng phải hoãn phiên tòa để xin ý kiến của người có thẩm quyền kháng nghị như hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung các quy định có liên quan như điều kiện, thủ tục, hậu quả pháp lý... của việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị tại phiên toà. - Quy định đương sự và người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm và được phát biểu ý kiến tại phiên tòa. Ngoài ra, để bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, nhiều nội dung cụ thể có liên quan trực tiếp cũng cần được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp hơn, chặt chẽ hơn và rõ ràng hơn, như: bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS 2004 nội dung việc thông báo về việc giải quyết vụ việc dân sự phải bao gồm cả việc ghi số thụ lý, ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc dân sự, đồng thời có quy định cụ thể việc Tòa án phải thông báo thụ lý lại cho Viện kiểm sát biết những vụ việc dân sự mà Tòa án thụ lý lại sau khi ra quyết định tạm đình chỉ mà lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa; bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 85 BLTTDS 2004 theo hướng Tòa án phải có trách nhiệm gửi các quyết định thu thập chứng cứ cho Viện kiểm sát và các bên đương sự; sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 314 BLTTDS 2004 theo hướng Tòa án, Viện kiểm sát có quyền tiến hành hỏi đương sự về những điểm trình bày chưa đầy đủ, rõ ràng để bảo đảm cho việc giải quyết việc dân sự được khách quan, chính xác, đúng pháp luật; bổ sung quy định trách nhiệm Toà án phải tiếp thu và trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Viện kiểm sát; sửa đổi, bổ sung một số thời hạn tố tụng như thời gian nghiên cứu hồ sơ, thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ 91 thẩm sao cho phù hợp với quy định mới về vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp.v.v… 92 PHẦN KẾT LUẬN Viện kiểm sát nhân dân có địa vị pháp lý quan trọng trong tố tụng dân sự, xét trên các phương diện lý luận và thực tiễn. Các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã chỉ rõ nhiều nội dung cụ thể về cải cách tư pháp đòi hỏi phải được thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nói chung cũng như vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nói riêng. Quá trình tổng kết thực tiễn cho thấy những quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành còn nhiều hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện. Thời gian qua, sự tham gia vào quá trình liên kết và hợp tác khu vực và quốc tế như tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC, Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ… cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam, đó là cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong nước để bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế. Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển chế định Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, cố gắng làm rõ một số vấn đề cơ bản về vị trí, chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh những quy định về vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành với những quy định tương tự của một số nước trên thế giới, đồng thời kết hợp với thực tiễn áp dụng những quy định đó từ 01/01/2005 đến nay. Qua đó, đề tài đã phân tích, chỉ rõ những hạn chế, bất cập của những quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành, 93 đưa ra những đề xuất, kiến nghị về mặt lập pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp. Do phạm vi nghiên cứu rộng, bản thân tác giả là người làm công tác thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này có thể được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Dù sao cũng mong rằng những kiến nghị, đề xuất trong Luận văn sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt. I. Văn kiện Đảng 1. Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. II. Văn bản pháp luật Việt Nam. 3. Bộ luật tố tụng Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004. 4. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. 5. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959. 6. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 7. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. 8. Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 9. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 10. Luật tổ chức Toà án nhân dân 1981. 11. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. 12. Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981. 13. Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. 14. Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992. 15. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. 16. Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 17. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 18. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. 19. Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương năm 1961. 20. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989. 21. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994. 95 22. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. 23. Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 của Chính phủ quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố. 24. Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành luật pháp duy nhất cho toàn quốc và Sắc lệnh số 60 ngày 16/10/1945 sửa đổi Điều 11 Sắc lệnh số 47. 25. Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán. 26. Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các toà án và phân công giữa các nhân viên trong toà án. 27. Sắc lệnh số 185 – SL ngày 26/5/1948 về ấn định thẩm quyền của các Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp. 28. Sắc lệnh số 85 – SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. 29. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định dân luật. 30. Thông tư số 601-TCCB ngày 06/8/1959 của Viện trưởng Viện công tố Trung ương giải thích và hướng dẫn thi hành Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành công tố. 31. Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 01/10/1990 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. III. Giáo trình, sách tham khảo: 32. Học viện Tư pháp (2007): Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân. 33. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng. 34. John Henry Marryman (1998): “Truyền thống luật dân sự: giới thiệu về các hệ thống luật Tây âu và Mỹ Latinh", Kỷ yếu Hội thảo về Tố tụng dân sự, TAND Tối cao. 96 35. Lênin V.I. Toàn tập, Tập 44. 36. Phan Hữu Thư (2001): Xây dựng BLTTDS - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia. 37. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Báo cáo tổng kết công tác (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006). 38. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2007): Báo cáo sơ kết hai năm công tác kiểm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Toà án theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 39. Viện Ngôn ngữ học (1998): Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 40. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004): Thông tin Khoa học pháp lý số 2/2004 – Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự. 41. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006): Thông tin Khoa học pháp lý số 4+5/2006 - Số chuyên đề về cơ quan công tố một số nước. IV. Bài viết trên báo, tạp chí và các tài liệu khác: 42. Đặng Văn Doãn (1997): "Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao một bước hiệu quả công tác giám đốc thẩm và tái thẩm", Tạp chí Toà án nhân dân (7). 43. Nguyễn Xuân Dương (1975): "Một số vấn đề về dân sự tố tụng", Tập san Toà án nhân dân (3). 44. Hải Hà (2007): "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: thiếu cơ chế pháp lý", Báo Hà Nội Mới (256). 45. Nguyễn Huy Miện (2001): "Về nhiệm vụ của Kiểm sát viên khi tham gia xét xử giám đốc thẩm các vụ án hành chính - kinh tế - lao động", Tạp chí Kiểm sát (2). 46. Hoàng Văn Minh (2004): "Thủ tục giám đốc thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (3). 47. Khuất Văn Nga (2005): "Viện kiểm sát nhân dân đã và đang vững bước trên con đường cải cách tư pháp", Tạp chí Kiểm sát (13). 48. Khuất Văn Nga (2006): "Khẩn trương xây dựng BLTTHS cho những năm sau 2010", Báo Bảo vệ Pháp luật (59). 97 49. Đào Xuân Tiến (2004): "Góp ý kiến Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (4). 98 [...]... trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 25 CHƢƠNG 2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT NƢỚC TA VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2.1.1 Giai đoạn từ 1945 – 1959 Pháp luật của Nhà nước ta quy định về vị. .. quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể xác định trên hai phương diện: Phương diện thứ nhất, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật khác mà Viện kiểm sát nhân dân phải... Các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự - Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Cũng như nhiều chế định pháp lý khác ở nước ta, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự nói riêng được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác... động của các chức danh pháp lý cụ thể, đó là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau: Căn cứ vào các giai đoạn tố tụng dân sự có thể phân nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự thành: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân. .. sở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định một cách khái quát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (Điều 20 – 25 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002) Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời, địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự được quy định rất cụ thể trong Bộ... bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất 1.2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.2.1 Khái niệm địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự Địa vị pháp lý nói chung theo Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng là “Tổng thể các điều kiện pháp lý mà pháp luật đòi hỏi để xác định cho một chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật... Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên bang, trong Bộ luật dân sự, trong Bộ luật tố tụng dân sự, trong Luật về môi trường… Nói tóm lại, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự là nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định Nhiệm vụ, quyền hạn này được xác định trên cơ sở vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác... luật trong công tác xét xử Nhìn chung, cho đến năm 1989 trở về trước chế định Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự) không được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác ngoài Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, trong thời kỳ này hoạt động tố tụng. .. định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chưa thay đổi kịp cho phù hợp Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự đánh dấu một bước pháp điển hoá cao trong kỹ thuật lập pháp của nước ta, phần nào đã tập trung được những nội dung cơ bản nhất , quan trọng nhất thể hiện cụ thể và rõ nét nhất địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự 1.2.2 Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân. .. CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƢỚC Có thể khẳng định rằng Viện kiểm sát hay Viện công tố mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ một cơ quan không thể thiếu trong bất kỳ Bộ máy Nhà nước của một quốc gia nào Với mỗi mô hình tổ chức quyền lực, nhà cầm quyền quy định cho cơ quan này địa vị pháp lý không ... thuc mt phn vo vic xỏc nh ỳng n ch nh a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn dõn t tng dõn s Trong khoa hc phỏp lý hin nay, mụ hỡnh lý lun v a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn dõn t tng dõn s cha c xõy... ST NHN DN TRONG T TNG DN S 1.2.1 Khỏi nim a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn dõn t tng dõn s a v phỏp lý núi chung theo T in gii thớch thut ng phỏp lý thụng dng l Tng th cỏc iu kin phỏp lý m phỏp... Lí CA VIN KIM ST NHN DN TRONG T TNG DN S 1.1 a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn dõn B mỏy Nh nc 1.2 a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn dõn t tng dõn s 1.2.1 Khỏi nim a v phỏp lý ca Vin kim sỏt nhõn

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • Phần mở đầu

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.

  • 1.1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.

  • 1.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.

  • 1.2.1 Khái niệm địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

  • 1.2.2. Vị trí, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

  • 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

  • CHƯƠNG 2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

  • 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT NƢỚC TA VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.

  • 2.1.1 Giai đoạn từ 1945 – 1959

  • 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1989

  • 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến 2002

  • 2.1.4. Giai đoạn từ năm 2002 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

  • 2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự hiện hành

  • 2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.

  • 2.3.1 Những kết quả đã đạt được:

  • 2.3.2 Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về địa lý của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng dân sự hiện hành.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan