Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
1,08 MB
Nội dung
ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ẬT
KHOA LU
LUẬ
ẬT TH
ƯƠ
NG MẠI
BỘ MÔN LU
LUẬ
THƯƠ
ƯƠNG
����
ẬN VĂN TỐT NGHI
ỆP CỬ NH
ÂN LU
ẬT
LU
LUẬ
NGHIỆ
NHÂ
LUẬ
ÊN KH
ÓA 2011-2015
NI
NIÊ
KHÓ
A VỊ PH
ÁP LÝ CỦA CÔNG TY
ĐỊ
ĐỊA
PHÁ
HỢP DANH
ng dẫn:
Gi
Giảảng vi
viêên hướ
ướng
Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
ực hi
Sinh vi
viêên th
thự
hiệện:
ỳnh Th
àn
Hu
Huỳ
Thịị Thanh Nh
Nhà
MSSV: 5115826
ật Th
ươ
ng mại 1- K37
Lớp: Lu
Luậ
Thươ
ương
ơ, th
Cần Th
Thơ
thááng 11/2014
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
LỜI CẢM ƠN
���
Trải qua những tháng năm được học tập và rèn luyện tại trường
Đại học Cần Thơ, giờ đây là một sinh viên sắp ra trường, em xin chân
thành gửi lời cám ơn đến.
Trước hết, con xin gửi lời tri an vô vàng đến Cha, Mẹ và những
người thân trong gia đình đã luôn sẵn sàng ủng hộ tinh thần cũng như tạo
mọi điều kiện tốt nhất để con có thể vững tâm thực hiện ước mơ theo học
tại trường Đại học Cần Thơ của con.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô trường
Đại học Cần Thơ nói chung, quý Thầy, Cô khoa Luật nói riêng. Thầy, Cô
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong suốt khoảng
thời gian em theo học tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Đoàn Nguyễn
Minh Thuận, cô đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành tốt đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, Cô còn là một cán bộ giảng dạy
luôn đầy nhiệt huyết với sinh viên.
Cuối cùng tôi xin cám ơn tất cả bạn bè, những người đã cùng tôi
cảm nhận và chia sẽ những buồn vui của thời sinh viên trên giảng đường
đại học trong suốt thời gian qua.
Xin gửi đến Cha, Mẹ, gia đình, Thầy, Cô và bạn bè lời chúc sức
khỏe, chúc tất cả mọi người luôn thành công trong công tác, thành đạt
trong học tập và hạnh phúc trong cuộc sống.
Người viết
Huỳnh Thị Thanh Nhàn
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
MỤC LỤC
U…………………………………………………………………
...1
LỜI NÓI ĐẦ
ĐẦU
…………………………………………………………………...1
1
1. Lý do ch
chọọn đề tài…………………………………………………………
…………………………………………………………1
ch nghi
.2
2. Mục đí
đích
nghiêên cứu……………………………………………………
…………………………………………………….2
...2
3. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu……………………………………………………
……………………………………………………...2
ươ
ng ph
..2
4. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu………………………………………………
………………………………………………..2
..2
5. Kết cấu đề tài lu
luậận văn…………………………………………………
…………………………………………………..2
ƯƠ
NG 1. LÝ LU
ẬN CHUNG VỀ DOANH NGHI
ỆP VÀ CÔNG TY
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
LUẬ
NGHIỆ
………………………………………………………………
...........4
HỢP DANH
DANH………………………………………………………………
………………………………………………………………...........4
.4
1.1. Kh
Kháái qu
quáát chung về doanh nghi
nghiệệp……………………………………
…………………………………….4
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp……………………………………………..4
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp………………………………………....5
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp……………………………………………..7
………………………………
....
1.2. Kh
Kháái qu
quáát chung về công ty hợp danh
danh………………………………
………………………………....
....9
1.2.1. Khái niệm về công ty hợp danh............................................................9
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh............................................12
1.2.3. Phân loại công ty hợp danh...............................................................16
1.2.4. Vai trò của công ty hợp danh.............................................................17
1.2.5. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty hợp danh………..........18
1.2.5.1. Sự ra đời của công ty hợp danh trên thế giới................................18
1.2.5.2. Sự ra đời của công ty hợp danh ở Việt Nam................................21
1.2.6. Pháp luật điều chỉnh về công ty hợp danh.........................................22
ƯƠ
NG 2. NH
ỮNG QUY ĐỊ
NH CỦA PH
ÁP LU
ẬT VỀ CÔNG TY
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
ĐỊNH
PHÁ
LUẬ
……………………………………………………………………
25
HỢP DANH
DANH……………………………………………………………………
……………………………………………………………………25
nh về quy
ành vi
2.1. Quy đị
định
quyềền và ngh
nghĩĩa vụ của th
thà
viêên công ty hợp danh...25
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh………………………….25
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
2.1.1.1. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh…………………...…..25
2.1.1.2. Quyền của thành viên hợp danh………………………………...28
2.1.1.3. Nghĩa vụ của thành viên hợp danh………………………….......33
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn……………………………36
2.1.2.1. Điều kiện trở thành thành viên góp vốn ………………………..36
2.1.2.2. Quyền của thành viên góp vốn …………………………............38
2.1.2.3. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn……………………………….39
ức trong công ty hợp danh
……………………………
...40
2.2. Cơ cấu tổ ch
chứ
danh……………………………
……………………………...40
2.1.1. Hội đồng thành viên……………………………………………………....40
2.2.2. Giám đốc công ty…………………………………………………............44
………………………
...
….47
2.3. Vốn và tài ch
chíính trong công ty hợp danh
danh………………………
………………………...
...…
2.3.1. Góp vốn vào công ty……………………………………………………..47
2.3.2. Vấn đề huyển nhượng vốn, rút vốn……………………………………..51
2.3.3. Vấn đề huy động vốn ………………………………………………….…52
2.2.4. Tài sản của công ty hợp danh…………………………………………..53
ƯƠ
NG 3. TH
ỰC TI
ỄN VÀ HƯỚ
NG HO
ÀN THI
ỆN NH
ỮNG QUY
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
THỰ
TIỄ
ƯỚNG
HOÀ
THIỆ
NHỮ
NH CỦA PH
ÁP LU
ẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
……………………
.55
ĐỊ
ĐỊNH
PHÁ
LUẬ
DANH……………………
…………………….55
ững lĩnh vực, ng
ành ngh
ạt độ
ng ch
ủ yếu tồn tại dướ
3.1. Nh
Nhữ
ngà
nghềề ho
hoạ
động
chủ
ướii hình
ức công ty hợp danh tại Vi
…………………………………………
55
th
thứ
Việệt Nam
Nam…………………………………………
…………………………………………55
ực ti
ững quy đị
nh của ph
áp lu
ật về công ty hợp
3.2. Th
Thự
tiễễn áp dụng nh
nhữ
định
phá
luậ
……………………………………………………………………………
..57
danh
danh……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..57
3.2.1. Thực tiễn áp dụng những quy định về công ty hợp danh …………....57
3.2.2. Những bất cập khi áp dụng các quy định của pháp luật về công ty hợp
danh……………………………………………………………………..........................59
ươ
ng hướ
ng ho
àn thi
a vị ph
áp lý của công ty hợp
3.3. Ph
Phươ
ương
ướng
hoà
thiệện đị
địa
phá
……………………………………………………………………………
..62
danh
danh……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..62
ẦN KẾT LU
ẬN……………………………………………………………
.65
PH
PHẦ
LUẬ
…………………………………………………………….65
ỆU THAM KH
ẢO
DANH MỤC TÀI LI
LIỆ
KHẢ
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
U
LỜI NÓI ĐẦ
ĐẦU
1. Lý do ch
chọọn đề tài
Đối với một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và
thế giới thì môi trường pháp lý nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói
riêng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy việc liên tục hoàn thiện chính sách pháp
luật kinh tế, trong đó có pháp luật về doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ trọng tâm.
Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã góp phần hoàn
thiện hơn các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, trong đó quy định thủ tục
thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Riêng đối với công ty hợp
danh, từ chỗ chỉ được quy định khiêm tốn trong bốn điều khoản tại Luật Doanh
nghiệp năm 1999, đã được nâng lên mười điều khoản trong Luật Doanh nghiệp
năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Mô hình công ty này đã được quy định
chi tiết rõ ràng hơn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Tuy nhiên, những
quy định ấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa phát huy được hết
những điểm mạnh vốn có của loại hình công ty này.
Xét về thời gian, thì công ty hợp danh là một trong những loại công ty ra
đời sớm nhất trên thế giới, nhưng với Việt Nam, loại hình này mới chỉ được
chính thức tồn tại đúng với tên gọi của nó trong hơn 10 năm. Tuy chưa lâu,
nhưng cũng không thể coi là mới mẻ, xa lạ với các nhà đầu tư. Nhưng trên thực
tế, số lượng công ty hợp danh đang hoạt động hiện nay quá ít.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2011, số
công ty hợp danh đang hoạt động trên toàn quốc là 179 trên tổng số 312416
doanh nghiệp - một con số quá ít so với ưu thế của loại hình công ty này. Có rất
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, và một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến hiện tượng trên là môi trường pháp lý chưa thuận lợi, cụ thể là
những quy định của pháp luật về công ty hợp danh chưa tạo được tiền đề, động
lực để các nhà đầu tư thấy sự hấp dẫn khi lựa chọn mô hình này.
Đị
a vị ph
áp lý của
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Đị
Địa
phá
công ty hợp danh" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, với mong
muốn làm sáng tỏ những đặc điểm, bản chất pháp lý của loại hình công ty này, từ
đó đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật
doanh nghiệp nói chung và công ty hợp danh nói riêng.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
1
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ch nghi
2. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người viết với mục tiêu thông qua
quá trình thực hiện đề tài sẽ tìm hiểu phân tích các quy định của pháp luật hiện
hành về địa vị pháp lý của công ty hợp danh. Qua đó tìm ra những hạn chế của
loại hình công ty này. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định về công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam.
3. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết tập trung nghiên cứu về các
quy định của pháp luật Việt Nam về Công ty hợp danh, cụ thể là: phân tích cơ
cấu tổ chức trong công ty hợp danh, quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công
ty hợp danh, vấn đề vốn và tài chính của công ty theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2005. Đồng thời, người viết còn tìm hiểu khái quát về doanh nghiệp;
những đặc điểm pháp lý, vai trò, ý nghĩa, cũng như lịch sử hình thành và phát
triển của công ty hợp danh để có thể làm rõ hơn đề tài của mình.
ươ
ng ph
4. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
Phương pháp nghiên cứu của người viết trong đề tài này chủ yếu dựa vào
cơ sở khoa học pháp lý, người viết đã sử dụng một vài phương pháp làm công tác
cho việc nghiên cứu của mình như sau:
� Nghiên cứu lý thuyết thông qua giáo trình, các văn bản pháp luật, tài
liệu, sách, báo về công ty hợp danh.
� Phương pháp phân tích luật viết: phân tích các quy định của pháp luật
Việt Nam nhằm làm rõ địa vị pháp lý của công ty hợp danh. Bên cạnh đó, người
viết còn sử dụng phương pháp chứng minh, so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ nội
dung của đề tài.
� Phương pháp tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và sưu tập tài liệu của các
nhà nghiên cứu và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung kiến thức về mặt lý
luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những vướng mắc trong việc áp
dụng pháp luật ở lĩnh vực nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài lu
luậận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì
nội dụng của luận văn được kết cấu gồm ba chương như sau:
Ch
ươ
ng 1: Lý lu
Chươ
ương
luậận chung về doanh nghi
nghiệệp và công ty hợp danh.
Trong chương này người viết tập trung những vấn đề lý luận chung về
doanh nghiệp và công ty hợp danh. Cụ thể, người viết đã phân tích về khái niệm
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
2
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
công ty hợp danh, đặc điểm pháp lý, phân loại, vai trò, lịch sử hình thành và phát
triển của công ty hợp danh, cũng như pháp luật điều chỉnh về loại hình này. Bên
cạnh đó, để làm rõ nội dung của chương này, người viết đã khái quát chung về
doanh nghiệp, trong đó người viết làm rõ khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh
nghiệp.
Ch
ươ
ng 2: Nh
ững quy đị
nh của ph
Chươ
ương
Nhữ
định
phááp lu
luậật về công ty hợp danh.
Trong chương này người viết tập trung phân tích những quy định của pháp
luật hiện hành về công ty hợp danh. Cụ thể, người viết phân tích những quy định
của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh, cơ cấu tổ
chức trong công ty hợp danh, vấn đề vốn và tài chính trong công ty hợp danh.
Trong phần quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh, người viết phân
tích những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh,
quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Trong phần trong nội dung cơ cấu tổ
chức công ty hợp danh, người viết phân tích về Hội đồng thành viên và Giám
đốc công ty hợp danh. Trong nội dung vốn và tài chính của công ty hợp danh,
người viết phân tích những vấn đề sau: vấn đề góp vốn vào công ty; vấn đề
chuyển nhượng vốn, rút vốn; vấn đề huy động vốn và tài sản của công ty hợp
danh.
ươ
ng 3: Th
ực ti
ng ho
ững quy đị
nh của ph
Ch
Chươ
ương
Thự
tiễễn và hướ
ướng
hoààn thi
thiệện nh
nhữ
định
phááp
lu
luậật về công ty hợp danh.
Trong chương này người viết tìm hiểu về những lĩnh vực, ngành nghề
hoạt động chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh tại Việt Nam. Sau đó,
tìm hiểu thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về công ty hợp danh, và rút
ra những điểm bất cập khi áp dụng những quy định của pháp luật về công ty hợp
danh. Qua đó, người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý
của công ty hợp danh ở Việt Nam.
Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung luận
văn khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, người viết rất mong được sự đóng góp
ý kiến quý báu từ quý thầy, cô và các bạn sinh viên để luận văn hoàn thiện hơn.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
3
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ẬN CHUNG VỀ DOANH NGHI
ỆP VÀ CÔNG TY HỢP DANH
LÝ LU
LUẬ
NGHIỆ
1.2. Kh
Kháái qu
quáát chung về doanh nghi
nghiệệp
1.2.1. Kh
Kháái ni
niệệm doanh nghi
nghiệệp
Ở nước ta trong mỗi thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế
của mỗi nước mà pháp luật quy định hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thích
hợp. Đối với Việt Nam, pháp luật là công cụ để Nhà nước tạo lập và vận hành
nền kinh tế thị trường thông qua việc xác định mô hình cơ bản là tư liệu sản xuất,
quy định địa vị pháp lý của mỗi chủ thể kinh doanh để phù hợp với điều kiện
kinh tế.
Mục đích chính sách kinh tế của Đảng ta là phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu nước mạnh, đáp
ứng ngày càng tốt nhu cầu về vật chất, tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phát huy
mọi lực lượng sảm xuất, mọi tiểm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy cơ
sở vật chất kỹ thuật mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật giao lưu với thế
giới.
Các thành phần kinh tế đều là các bộ phận cấu thành trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức cá nhân thuộc các thành phần
kinh tế được phép kinh doanh trong nghững ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng, cạnh tranh theo pháp luật.
Với chính sách kinh tế Nhà nước có nhiều chủ thể tham gia thực hiện hoạt
động kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, nhóm chủ thể
kinh doanh là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật kinh tế đó chính là
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Theo phương diện pháp lý, khái niệm doanh nghiệp lần đầu tiên xuất hiện
trong Luật công ty năm 1990, tại khoản 2 Điều 3 quy định như sau: “Doanh
nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện
các hoạt động kinh doanh” và kinh doanh được định nghĩa: “ Kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi”.1 Theo quy định này ta có thể hiểu mọi đơn vị kinh doanh được xem là
doanh nghiệp, tức ở đây không cần xét đến điều kiện, hình thức thành lập mà chủ
yếu là nhằm mục đích kinh doanh, sinh lợi nhuận. Do đó, thấy được những bất
cập nên các nhà làm luật đã cho ra đời Luật doanh nghiệp năm 1999 để củng cố,
1
Khoản 1 Điều 3 Luật công ty năm 1990.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
4
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
hoàn thiện về khái niệm doanh nghiệp, cụ thể là: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.2 Khái niệm này làm rõ hơn dấu hiệu pháp lý cơ bản của một doanh
nghiệp so với khái niệm doanh nghiệp được quy định trong Luật công ty năm
1990. Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký doanh nghiệp trước cơ quan thẩm
quyền để pháp luật chính thức thừa nhận doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và
đây cũng là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 về định nghĩa doanh nghiệp cũng
không khác gì so với Luật Doanh nghiệp năm 1999, nhưng do kế thừa những
quy định hợp lý, dựa trên cơ sở đó tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm
2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
1.2.2. Đặ
Đặcc điểm của doanh nghi
nghiệệp
Trên cơ sở khái niệm doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh
nghiệp năm 2005, ta có thể rút ra một số đặc điểm sau:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế: có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đó chính là những đặc điểm cơ bản để phân biệt với hộ kinh doanh hoặc với
các cá nhân, tổ chức khác không phải là tổ chức kinh tế như: cơ quan nhà nước,
lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội.
ứ nh
ức kinh tế đượ
ành lập một cách hợp
Th
Thứ
nhấất, doanh nghi
nghiệệp là tổ ch
chứ
đượcc th
thà
áp
ph
phá
Tổ chức được hiểu theo nghĩa thông thường là bao gồm một nhóm người
được sắp xếp theo một cơ cấu nhất định để hoạt động vì một lợi ích hoặc một mục
tiêu cụ thể nào đó.3 Tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh với mục đích chủ yếu là
đạt được lợi nhuận. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế nên doanh nghiệp tiến
hành kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục
thành lập theo quy định của pháp luật và mọi doanh nghiệp dù hoạt động ở bất kỳ
lĩnh vực nào cũng đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp một văn
bản có giá trị pháp lý là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong văn bản
này ghi nhận các yếu tố về tư cách chủ thể doanh nghiệp, phạm vi, lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp năm
2
3
Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Th.S. Nguyễn Mai Hân, Bài giảng Luật thương mại 2, Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr.2.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
5
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
2005. Như vậy, đăng ký kinh doanh là cơ sở hoạt động của mỗi doanh nghiệp,
đồng thời cũng là cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát và quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp.
ứ hai, doanh nghi
ải có tên ri
Th
Thứ
nghiệệp ph
phả
riêêng
Tên riêng của doanh nghiệp là dấu hiệu đầu tiên để xác định tư cách chủ thể
độc lập của doanh nghiệp trên thương trường. Tên doanh nghiệp gắn với quá trình
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước
thực hiện việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cũng là cơ sở để phân biệt
các chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp và với người tiêu dùng. Tên
doanh nghiệp được ghi trong con dấu của doanh nghiệp và mỗi chủ thể kinh doanh
độc lập với tư cách là doanh nghiệp, dù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào
doanh nghiệp đều được cấp và sử dụng một con dấu. Tên doanh nghiệp phải tuân
theo những quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp.
ứ ba, doanh nghi
ải có tài sản
Th
Thứ
nghiệệp ph
phả
Tài sản của doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân
đầu tư vào doanh nghiệp, vốn do doanh nghiệp tạo lập thêm trong quá trình hoạt
động kinh doanh của mình. Mục đích chủ yếu và trước tiên của doanh nghiệp là
hoạt động kinh doanh với những đặc trưng là đầu tư về tài sản và thu lợi tài sản.
Bởi vậy, điều kiện tiên quyết và cũng là nét đặc trưng lớn của doanh nghiệp là phải
có một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều kiện hoạt động và cũng là mục
đích hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh
nghiệp không thể thực hiện được một công việc kinh doanh nếu không có một
lượng vốn nhất định. Do đó, vốn được là một trong những điều kiện không thể
thiếu khi tiến hành làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
ứ tư, doanh nghi
ải có tr
ụ sở giao dịch ổn đị
nh
Th
Thứ
nghiệệp ph
phả
trụ
định
Bất cứ nhà đầu tư nào thành lập chủ thể kinh doanh với tư cách là doanh
nghiệp, dù là Việt Nam hay nước ngoài đều phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao
dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính tại Việt Nam là căn cứ để xác
định quốc tịch Việt Nam của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại
Việt Nam, được đăng ký và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là các pháp nhân
Việt Nam. Trụ sở của doanh nghiệp là nơi đặt cơ quan điều hành của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có trụ sở chính, ngoài ra doanh nghiệp có thể thành lập các văn
phòng đại diện, chi nhánh,…Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc,
giao dịch của doanh nghiệp. Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ
Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã,
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
6
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
ứ năm, mục ti
ủ yếu của doanh nghi
ằm mục ti
Th
Thứ
tiêêu ch
chủ
nghiệệp là nh
nhằ
tiêêu kinh
doanh thu lợi nhu
nhuậận
Mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp thực hiện các hoạt động
kinh doanh. Nói cách khác, doanh nghiệp luôn là một tổ chức kinh tế hoạt động vì
mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể
thực hiện các hoạt động nhằm mục đích xã hội khác, không vì mục đích lợi nhuận
như các hoạt động từ thiện, các hoạt động công ích,…
1.2.3. Ph
Phâân lo
loạại doanh nghi
nghiệệp
Có nhiều tiêu chi để phân loại doanh nghiệp, trong quá trình nghiên cứu có
thể dựa vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp để xác định các loại hình doanh
nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 ở Việt Nam bao
gồm: doanh nghiệp tư nhân và công ty. Công ty gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần và công ty hợp danh. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn gồm:
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên. Đây cũng là căn cứ quan trọng để phân biệt các loại hình doanh
nghiệp, theo đó:
ân
� Doanh nghi
nghiệệp tư nh
nhâ
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy
nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân nhân không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào và là doanh nghiệp duy nhất hiện nay không có
tư cách pháp.
� Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có có ít nhất hai thành viên là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây
gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
7
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động công ty không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.4
ành vi
� Công ty tr
tráách nhi
nhiệệm hữu hạn một th
thà
viêên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ
sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và công ty không được quyền phát hành cổ phần.5
ành vi
ở lên
� Công ty tr
tráách nhi
nhiệệm hữu hạn hai th
thà
viêên tr
trở
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp bao
goomg không qua 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. Thành viên của công
ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phần.6
� Công ty cổ ph
phầần
Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau
gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp gọi là cổ
đông, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp khác theo quy
định của pháp luật. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có quyền phát hành chứng khoán các
loại để huy động vốn.7
Do trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn nên các cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Vì thế mức độ rủi ro của các cổ đông là
không cao, khả ăng huy động vốn của công ty cổ phần cao, thông qua việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng là không giới hạn, đây là lợi thế riêng của công ty
cổ phần Bên cạnh đó, công ty cũng có những hạn chế nhất định như: việc thành
4
Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
6
Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
7
Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
5
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
8
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do
bị ràng buộc chặt chẽ bởi quy định của pháp luật, do số lượng các cổ đông có thể
rất lớn nên việc điều hành công ty rất phức tạp.
1.2. Kh
Kháái qu
quáát chung về công ty hợp danh
1.2.1. Kh
Kháái ni
niệệm công ty hợp danh
� Khái niệm công ty hợp danh theo pháp luật các nước
Trên thế giới, có rất nhiều loại hình công ty khác nhau tồn tại và phát triển,
tuy nhiên căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty
và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp lý người ta chia công ty thành hai loại
cơ bản: công ty đối nhân và công ty đối vốn.8
Công ty đối vốn là loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay, công ty được
thành lập trên cơ sở góp vốn của các thành viên. Về mặt lịch sử, các công ty đối
vốn ra đời sau các công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến nhân
thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Đặc điểm quan trọng của
công ty đối vốn là có sự tách bạch tài sản công ty và tài sản của cá nhân, luật các
nước gọi là nguyên tắc phân tích tài sản. Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân,
các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ trong phạm vi phần
vốn góp mà họ góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn). Do việc thành lập chỉ quan
tâm đến phần vốn góp, do đó, thành viên công ty thường rất đông, những người
không hiểu biết kinh doanh cũng có thể tham gia vào công ty. Công ty phải đóng
thuế cho nhà nước, thành viên phải đóng thuế thu nhập. Có rất nhiều các quy định
pháp lý về tổ chức hoạt động đối với công ty đối vốn, thành viên công ty dễ dàng
thay đổi.
Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết
chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn là
yếu tố thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách
bạch về tài sản cá nhân của các thành viên và tài sản của công ty. Các thành viên
liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, đới với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất
phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân,
bản thân công ty không bị đánh thuế. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai
dạng công ty hợp vốn đơn giản và công ty hợp danh.
Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty có ít nhất một thành viên
chịu trách nhiệm vô hạn (gọi là thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác
8
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại – Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006,
tr.115.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
9
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp vào công ty (gọi là thành viên góp
vốn). Công ty hợp vốn đơn giản về cơ bản cũng giống công ty hợp danh, tuy nhiên
nó khác công ty hợp danh ở điểm sau: thành viên nhận vốn chịu trách nhiệm vô
hạn về mọi khoản nợ của công ty, có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ đối
ngoại, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp
vào công ty và đồng thời không có quyền đại diện cho công ty trong các quan hệ
đối ngoại, họ chỉ có quyền trong quan hệ nội bộ của công ty. Sự ra đời của công ty
hợp vốn đơn giản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà kinh doanh khi họ không
muốn vào công ty hợp danh do tính chịu trách nhiệm vô hạn của tất cả các thành
viên.
Công ty hợp danh là một trong hai loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.
Xét về mặt lịch sử, công ty hợp danh ra đời sớm nhất, trên thực tế công ty này
được thành lập trong dòng họ, gia đình. Là loại hình công ty trong đó các thành
viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên
đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Do tính chất liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn cho nên các thành viên phải thực sự hiểu biết nhau, tin
tưởng nhau. Việc thành lập công ty dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên.
Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thỏa thuận với
nhau chịu trách nhiệm vô hạn. Trong công ty hợp danh, các thành viên phải cùng
nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên chịu trách nhiệm một cách
trực tiếp cơ bản, vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ thành viên thanh toán toàn bộ số
tiền nợ. Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài công ty và
tài sản cá nhân.
Ở đa số các nước trên thế giới, công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là
một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên, là
cá nhân và là thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại theo nghĩa rộng
dưới một tên hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản
nợ của công ty.
Anh là một nước có truyền thống pháp luật lâu đời về hợp danh. Hợp danh
của Anh được chia làm hai loại Hợp danh thông thường (hay đầy đủ) (The full
partnership) và Hợp danh trách nhiệm hữu hạn (The limited partnership).9
9
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ
ngành Luật kinh tế, 2010.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
10
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Theo quan niệm của các nhà làm luật Mỹ thì “hợp danh là một sự liên kết
tự nguyện của ít nhất hai người trở lên nhằm thực hiện công việc kinh doanh như
những người đồng sở hữu, vì mục tiêu lợi nhuận”.10
Theo luật Singapore, hợp danh là thỏa thuận giữa những người tiến hành
kinh doanh nhằm thu lợi. Như vậy, mục đích lợi nhuận là tiêu chí cơ bản cho việc
xác định hợp danh. Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh theo luật Singapore
là 2 và tối đa là 20. Singapore không có loại hình hợp danh hữu hạn. Hợp danh
không là pháp nhân.11
� Khái niệm công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam
Khái niệm công ty hợp danh xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Doanh
nghiệp năm 1999 ở Việt Nam. Để phù hợp hơn với những chuyển biến của nền
kinh tế thế giới, Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời với những quy định đã được
cụ thể hoá, và phát triển hơn những quy định trước đó.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quan niệm về công ty hợp danh có một
số điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh. Theo đó, công ty
hợp danh được xác định là một doanh nghiệp 12, có những đặc điểm sau:13
• Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài
các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Tóm lại, công ty hợp danh được hiểu là một loại hình đặc trưng của loại hình
công ty đối nhân. Theo đó, công ty hợp danh là một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Đây là một doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung
của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài các thành viên hợp
10
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ
ngành Luật kinh tế, 2010.
11
TS. Phạm Trí Hùng, Hệ thống pháp luật Singapore, Thông tin pháp luật dân sự,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/12/3295/ [truy cập ngày 7/9/2014].
12
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
13
Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
11
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
danh, một công ty hợp danh còn có thể có tổ chức hoặc cá nhân góp vốn và chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty gọi là thành viên góp vốn.
1.2.2. Đặ
Đặcc điểm ph
phááp lý của công ty hợp danh
Công ty hợp danh cũng là một doanh nghiệp nên có đầy đủ những tính
chất và đặc điểm của một doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 như đã phân tích. Ngoài những tính chất và đặc điểm cơ bản của
một doanh nghiệp, công ty hợp danh còn có những đặc trưng riêng như sau:
ứ nh
Th
Thứ
nhấất, công ty hợp danh có hai loại thành viên, trong đó bắt buộc phải
có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
Theo điểm a, khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì công ty
hợp danh “phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh)”. Có
thể thấy thành viên hợp danh là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của công ty, một
công ty hợp danh muốn ra đời cần phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và thành
viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, pháp luật Việt Nam không cho phép một pháp
nhân, một tổ chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Thành
viên hợp danh phải là cá nhân và phải không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia
thành lập, quản lý doanh nghiệp.14 Thành viên hợp danh là những người quyết
định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế.
Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty hợp danh còn có thể có thêm
thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Và tổ
chức, cá nhân này cũng phải thỏa điều kiện là không thuộc các trường hợp bị cấm
tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp.
ứ hai, trách nhiệm của các thành viên công ty hợp danh: thành viên hợp
Th
Thứ
danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
14
Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 Các trường hợp tổ chức cá nhân không được quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: :“Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình; Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Nam; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; Các trường hợp
khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
12
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty 15 và liên đới chịu trách nhiệm
thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang
trải số nợ của công ty.16 Như vậy, trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối
với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chịu trách nhiệm
vô hạn nghĩa là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Trách nhiệm liên đới được hiểu là
trách nhiệm liên đới của các thành viên hợp danh với nhau. Công ty hợp danh chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty. Trong trường
hợp tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ đó thì thành viên hợp danh chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả tài sản đầu tư vào kinh
doanh và tài sản dân sự, và khi đó chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp
danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Sau đó, thành viên
hợp danh đã thanh toán nợ cho chủ nợ có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh
khác thanh toán lại cho mình phần nợ đã thanh toán tương ứng với nghĩa vụ của
từng thành viên hợp danh. Tuy nhiên, pháp luật lại phân biệt tài sản của công ty
hợp danh và tài sản của chủ sở hữu công ty, vì thế công ty phải dùng toàn bộ số tài
sản của mình để thanh toán các khoản nợ của công ty, khi tài sản của công ty
không đủ để thanh toán các khoản nợ đó thì trách nhiệm của thành viên hợp danh
mới phát sinh.
Ngoài chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên hợp danh,
trong công ty hợp danh còn tồn tại trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty. Chủ nợ không có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên
góp vốn nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.
ứ ba, đại diện cho công ty hợp danh.
Th
Thứ
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 141 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì
người đại diện của doanh nghiệp là “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của
điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Đối với
công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh đều có quyền quyền đại diện theo
pháp luật của công ty.17 Đây là một đặc điểm khác biệt của mô hình công ty này
với các mô hình công ty khác, chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty
cổ phần thì chỉ có một người duy nhất đại diện theo pháp luật. Theo đó, một thành
15
Điểm b Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Điểm đ Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
17
Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
16
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
13
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
viên hợp danh thực hiện một hành vi có thể xác lập nghĩa vụ cho công ty, nếu công
ty thua lỗ thì hành vi ấy có thể dẫn đến trách nhiệm trả nợ vô hạn và liên đới của
tất cả các thành viên hợp danh còn lại.
Tuy nhiên, các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận hạn chế quyền đại
diện của một số thành viên. Và mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong
thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên
thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Các thành viên hợp danh có thể cử ra
một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ
quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong
các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác.18
ứ tư, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
Th
Thứ
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đây là một quy định khác với pháp luật của nhiều nước trên thế giới,
chẳng hạn trong pháp luật Singapore hợp danh không phải là pháp nhân.19 Luật
Doanh nghiệp năm 2005 cũng quy định khác với quy định trước đây trong Luật
công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp năm 1999. Cụ thể Luật công ty năm
1990 chỉ quy định hai loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần, công ty hợp danh chưa được pháp luật ghi nhận. Đến Luật Doanh
nghiệp năm 1999 ghi nhận công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp, tuy
nghiên tại Điều 95 Luật Doanh nghiệp năm 1999 không ghi nhận công ty hợp
danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Sau đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã công nhận tư cách pháp
nhân của công ty hợp danh, cụ thể tại khoản 2 Điều 130 quy định: “công ty hợp
danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh”. Với quy định trên của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì công ty hợp
danh đã thỏa mãn các điều kiện của một pháp nhân. Đó là các điều kiện sau đây:
được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá
nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.20
Tuy nhiên, có thể thấy công ty hợp danh không thỏa điều kiện có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Bởi vì,
trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn
18
Khoản 1 Điều 135 và Khoản 4 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
TS. Phạm Trí Hùng, Hệ thống pháp luật Singapore, Thông tin pháp luật dân sự,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/12/3295/ [truy cập ngày 7/9/2014].
20
Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005.
19
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
14
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Khi
tài sản của công ty không đủ để thực hiện các nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ
thì thành viên hợp danh phải liên đới cùng nhau dùng tài sản của mình để thanh
toán các khoản nợ đó. Do đó, không có sự độc lập giữa tài sản của công ty với tài
sản của thành viên hợp danh. Nhưng, theo các nhà soạn thảo Luật Doanh nghiệp
thì công ty hợp danh có đầy đủ bốn đặc điểm của một pháp nhân. Trong công ty,
tài sản của công ty tách bạch với tài sản của các thành viên hợp danh. Khi các
thành viên hợp danh góp vốn vào công ty thì chuyển quyền sở hữu sang cho công
ty. Chính vì vậy cần phải thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh nhằm
tạo sự bình đẳng cho loại hình doanh nghiệp này khi tham gia vào hoạt động kinh
doanh. Và một số quan điểm lại cho rằng công ty hợp danh không đáp ứng điều
kiện “ tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó” bởi vì nếu công ty đã sử dụng hết số tài
sản của công ty mà không trả hết nợ thì thành viên hợp danh phải liên đới chịu
trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty. Như vậy, trách nhiệm của
công ty gắn với trách nhiệm của thành viên công ty. Vì thế, việc thừa nhận công ty
hợp danh có tư cách pháp nhân là không phù hợp với quy định Bộ luật dân sự.21
Tuy nhiên, với xu thế phát triển kinh tế của nước ta hiện nay thì việc quy
định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là một điểm tiến bộ của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Bởi vì, việc công nhận tư
cách pháp nhân của loại hình công ty này sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho công ty
khi tham gia vào môi trường kinh doanh và cạnh tranh với các loại hình doanh
nghiệp khác. Bên cạnh đó, quy định này cũng tạo ra được nhiều sự lựa chọn về
hình thức hoạt động cho các nhà đầu tư. Sự mâu thuẫn giữa những quy định về
pháp nhân trong Bộ luật dân sự với việc ghi nhận công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân sẽ không phải là vấn đề lớn nếu chúng ta nhìn nhận nó một cách đơn
giản, bởi pháp luật luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn và có những ngoại lệ của
nó cho nên có thể xem công ty hợp danh là trường hợp ngoại lệ.
ứ năm, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
Th
Thứ
nào.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán
được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao
gồm các loại: Cổ phiếu, trái phiếu và các loại khác theo quy định của luật chứng
khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010). Trong đó, cổ phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
21
Th.S. Nguyễn Mai Hân, Bài giảng Luật thương mại 2, Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr.83-84.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
15
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức
phát hành.
Với quy định này thì công ty hợp danh không được huy động vốn bằng
cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, v.v. Như vậy, công
ty hợp danh chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng phần vốn góp của các
thành viên hoặc kết nạp thành viên mới, vay từ các tổ chức tín dụng hoặc các tổ
chức, cá nhân khác. Việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp
danh không được phát hành chứng khoán là do trong công ty hợp danh có thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên tính rủi ro là rất cao. Vì vậy, việc
phát hành chứng khoán ra công chúng đối với công ty hợp danh là không khả thi.
Mặt khác, công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa
các thành viên hợp danh. Họ là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. Đối
với cổ phiếu, người mua là người sở hữu cổ phần, trở thành cổ đông trong công
ty và họ đương nhiên trở thành chủ sở hữu công ty. Do đó, nếu quy định công ty
hợp danh được phát hành chứng khoán sẽ phá vỡ cấu trúc ban đầu của công ty.
1.2.3. Ph
Phâân lo
loạại công ty hợp danh
Từ việc xây dựng khái niệm công ty hợp danh dưới dạng liệt kê của Luật
Doanh nghiệp năm 2005, thì công ty hợp danh có thể được chia thành hai loại căn
cứ vào tính chất và chế độ trách nhiệm tài sản. Đó là: công ty hợp danh thông
thường và công ty hợp danh hữu hạn.
ứ nh
Lo
Loạại th
thứ
nhấất: công ty hợp danh thông thường là công ty chỉ bao gồm
một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty và phải có số lượng ít nhất là hai
thành viên trở lên mới được thành lập hợp pháp. Đây là hình thức công ty hợp
danh tuyệt đối giống quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới.
ứ hai
Lo
Loạại th
thứ
hai: công ty hợp danh mà ngoài thành viên hợp danh còn có
thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty. Đây là loại hình công ty hợp vốn đơn giản (hay hợp danh hữu hạn)
theo pháp luật của các nước và là một loại hình của công ty đối nhân. Số lượng
thành viên đối với loại hình công ty này phải đáp ứng điều kiện là phải có ít nhất
hai thành viên hợp danh trở lên và không giới hạn số thành viên góp vốn, chỉ cần
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
16
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
một thành viên góp vốn xuất hiện thì bản chất của công ty hợp danh sẽ trở thành
hợp danh không tuyệt đối.
Nếu như pháp luật các nước chỉ ghi nhận một loại hình công ty hợp danh
hay có sự tách bạch hai loại hình của nó, thì pháp luật Việt Nam đã đồng thời ghi
nhận sự tồn tại của cả hai loại hình là hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn
và được gọi dưới một tên chung là “công ty hợp danh”. Đó chính là điểm khác biệt
cơ bản giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước trên thế giới. Có thể
thấy, khái niệm công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm của Việt Nam có
nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về
công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp năm đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty
đối nhân ở Việt Nam 22.
1.2.4. Vai tr
tròò của công ty hợp danh
Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong lịch sử,
bên cạnh vai trò chung như các công ty khác, công ty hợp danh còn có những vai
trò riêng khiến cho nó không thể thiếu được trong môi trường kinh doanh và vẫn
tiếp tục phát triển về số lượng cho đến ngày nay.
� Đối với nền kinh tế
Công ty hợp danh ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong
nước, tạo khả năng để phát huy các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Không chỉ
đơn thuần tăng khả năng đầu tư vốn mà cả các nguồn lực khác đặc biệt là khả năng
hành nghề và khai thác trí tuệ, tạo ra các đảm bảo pháp lý cao hơn trong thị trường
cũng như đối với xã hội do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp
danh.
Công ty hợp danh còn có vai trò góp phần giải phóng và phát triển sức
sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần
quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm cho người lao động,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty hợp danh ra đời còn quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn
của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
� Đối với nhà đầu tư
Với sự phát triển theo chiều sâu, sự phân hóa ngày càng đậm nét của các
lĩnh vực đời sống kinh doanh đã chứng tỏ rằng tất cả loại hình công ty trách
22
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại – Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2006, tr.169.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
17
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không thể phù hợp với tất cả ngành nghề kinh
doanh. Một số ngành nghề đặc thù như: khám chữa bệnh, tư vấn pháp lý, kiểm
toán…đòi hỏi trách nhiệm cao của những người hành nghề (chỉ cam kết theo khả
năng chứ không thể cam kết theo kết quả hành nghề) nên công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần dường như không thích hợp.
Sự ra đời của công ty hợp danh đã tạo cho nhà đầu tư thêm nhiều lựa
chọn hình thức đầu tư cho mình, đáp ứng được nhu cầu của những nhà đầu tư nhỏ,
mong muốn cùng liên kết chia sẻ với những người quen thân, anh em họ hàng
trong gia đình, dòng tộc, đồng nghiệp.
Do cơ cấu tổ chức của công ty gọn nhẹ, việc thành lập công ti khá đơn
giản nên thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phù hợp với
xu hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới.
1.2.5. Lịch sử hình th
thàành và ph
pháát tri
triểển của công ty hợp danh
1.2.5.1. Sự ra đời của công ty hợp danh trên thế giới
Về mặt lịch sử, mô hình hợp danh (partnership) đã hình thành từ rất lâu trên
thế giới, khởi thủy là hình thức liên kết kinh doanh giữa những thành viên trong
gia đình hoặc giữa những người quen biết nhau, cùng nhau hoạt động kinh doanh
dựa trên sự tin cậy và bình đẳng.23
Hợp danh trước hết là liên kết của hai hay nhiều người, luật pháp các nước
thường đề cao thỏa thuận giữa các thành viên. Hợp danh về nguyên tắc được thiết
lập nếu các thành viên đã thỏa thuận cách thức hùn vốn, tạo tài sản chung, chia
quyền điều hành và lỗ, lãi. Nói cách khác, khế ước giữa các bên đã xác lập nên hợp
danh, chứ không phải Giấy chứng nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh. Với
những đặc thù như vậy pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập công ty đối
với hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng
mình.24
Hợp danh theo nghĩa rộng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Những chỉ dẫn
đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi của Babylon, khoảng năm
2300 trước Công nguyên. Người Do Thái, vào khoảng những năm 2000 trước
Công nguyên đã hình thành thuật ngữ shutolin – mang bản chất phi thương mại.
Sau này, những hợp danh mang tính chất thương mại của người Do Thái hình
thành từ những đoàn hội buôn.25
23
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013.
24
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb công an nhân dân, 2011, tr.187.
25
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.117-118.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
18
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Ở Châu Âu, luật về hợp danh hình thành từ tập quán của các thương nhân.
Người Pháp dùng các thuật ngữ như societas, societe en common dite để chỉ các
hình thức hợp danh. Societas là hình thức hợp danh chỉ bao gồm các thành viên
hợp danh, còn societe en common dite bao gồm cả thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn.26
Hợp danh được quy định trong Luật La mã (ví dụ như Bộ luật Justinian) với
những điều khoản rất tương đồng với luật hiện đại. Người La mã cũng hình thành
nên những quy định về đại diện, nền tảng của rất nhiều quy định của luật về hợp
danh ngày nay. Ví dụ, Luật La mã có quy định qui facit per alium facit per se người thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác cho bản thân người đó.
Luật La mã cũng xác định sự lựa chọn tự nguyện của những người cộng tác với
nhau bản chất của hợp danh, và nguyên tắc được gọi tên delectus personas - sự lựa
chọn của cá nhân, cho đến nay vẫn là thành tố mang tính trung tâm của luật về hợp
danh.27
Người phương Đông cũng không xa lạ với phường, hội, cuộc và đủ loại liên
kết bạn buôn. Tuy nhiên mô hình hội người (societas) theo dân luật – thương luật
hay mô hình hợp danh (partnership) theo pháp luật Anh – Mỹ mới chỉ được du
nhập trong một, hai thế kỷ trở lại đây.28
Theo truyền thống pháp luật kinh doanh Anh-Mỹ, hợp danh (partnership) là
một quan niệm tách biệt với công ty (corporation/company). Các nước theo truyền
thống dân luật, trong đó có cả Trung Hoa, thường khái quát hóa các công ty hợp
vốn, công ty đối vốn đơn giản, công ty hợp vốn đơn giản cổ phần, công ty dự phần
và biến dạng của chúng dưới quan niệm công ty đối nhân. Luật riêng về các loại
công ty thương mại này có thể bắt nguồn từ luật chung của dân luật. Luật công ty
ngày 27/10/2005 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ điều chỉnh hai loại công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; hợp danh được điều chỉnh riêng bởi
Luật Doanh nghiệp hợp danh ban hành ngày 27/08/2006, bởi các nguyên tắc của
dân luật và quyền giải thích của tòa án.29
Ở Pháp, hợp danh hữu hạn (société en commamdite simple) được ghi nhận
trong Bộ luật Thương mại đầu tiên Colbert’s Ordinance 2673 và sau đó tiếp tục
được ghi nhận trong Bộ luật Napoleon. Trong société en commamdite simple,
chính sự tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu giúp tầng lớp quý tộc giàu
có có thể đầu tư mà không cần phải tham gia vào hoạt động kinh doanh và nhờ vậy
26
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/04/29/8326/, [ truy cập ngày 19/7/2014]
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/04/29/8326/ , [ truy cập ngày 19/7/2014]
28
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/04/29/8326/ , [ truy cập ngày 19/7/2014]
29
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế , Nxb Công an nhân dân, 2011, trang 187-188
27
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
19
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
cũng không làm tổn hại đến sự cao quý của mình. Họ được xem là các nhà đầu tư
bên ngoài và được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Trong suốt hai thế kỷ (17
và 18), société en commamdite simple đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển thương mại và bảo vệ cho tầng lớp quý tộc ở Pháp.30
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, société en commamdite simple được “nhập
khẩu” vào Mỹ. Năm 1822, New York là bang đầu tiên ban hành luật cho phép
thành lập hợp danh hữu hạn (limited partnership). Tuy nhiên, lý do hợp danh hữu
hạn ra đời ở Mỹ hoàn toàn khác với lý do ở Pháp. Chính chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn đã thúc đẩy những người tìm kiếm sự giàu có tham gia vào hợp danh hữu
hạn, cụ thể là đảm bảo cho “những người trẻ tuổi và dám nghĩ dám làm nhưng
thiếu vốn có thể được cung cấp tài chính bởi những nhà tư bản giàu có nhưng
không muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh”.31
Trong đời sống pháp lý Singapore, hợp danh được điều chỉnh bởi Luật hợp
danh năm 1890 của Anh. Việc áp dụng đạo luật này của Anh được thực hiện
thông qua Đạo luật năm 1993 của Singapore về áp dụng pháp luật Anh. Về cơ
bản, hợp danh trong pháp luật Singapore và hợp danh trong pháp luật Anh không
khác nhau đáng kể. Hợp danh được quy định một số đặc điểm chủ yếu sau:32
Thứ nhất, hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh
nhằm thu lợi. Như vậy, theo định nghĩa này thì hai dấu hiệu đặc trưng của hợp
danh là sự tồn tại của việc kinh doanh và sự thoả thuận giữa nhiều người tham
gia việc kinh doanh vì lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là tiêu chí cơ bản cho việc
xác định hợp danh.
Thứ hai, số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh là 2 và tối đa là 20.
Các hợp danh có thành viên với số lượng từ 21 trở lên được gọi là công ty cho dù
không đăng ký như là công ty. Thành viên của hợp danh theo quy định của pháp
luật Singapore có thể bao gồm thể nhân và pháp nhân. Đối với pháp nhân thì việc
tham gia hợp danh phải kèm theo điều kiện là điều lệ của các pháp nhân đó
không hạn chế việc tham gia hợp danh. Công dân, pháp nhân của các nước bị coi
là thù địch thì không được tham gia hợp danh. Vị thành niên có thể được tham
gia hợp danh song không bị buộc phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của
hợp danh mặc dù tài sản của vị thành niên có thể dùng để trang trải công nợ của
30
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.119.
31
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.119.
32
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/12/3295/ , [Truy cập ngày 19/7/2014]
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
20
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
hợp danh nếu như tài sản của các thành viên khác trong hợp danh không đủ để
trang trải các khoản nợ.
Thứ ba, luật pháp của Singapore có những quy định chi tiết về trách nhiệm
của các thành viên trong hợp danh, những hành vi được coi là hợp pháp, có tác
dụng ràng buộc hợp danh và những hành vi bị coi là bất hợp pháp không có giá
trị ràng buộc pháp nhân. Trách nhiệm của các thành viên của hợp danh là liên đới
và không phân chia trong trường hợp hợp danh chịu trách nhiệm về những hành
vi sai trái , còn trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ hợp đồng là trách
nhiệm liên đới.
Thứ tư, tài sản được đóng góp cho hợp danh hoặc có được qua giao kết
nhân danh hợp danh được coi là tài sản của hợp danh. Tài sản của hợp danh được
quản lý và sử dụng tuyết đối vì mục đích của hợp danh. Tài sản trong hợp danh
có thể là tài sản hợp danh cũng có thể là tài sản của thành viên. Xác định phần tài
sản nào của hợp danh và tài sản nào thành viên sẽ được thực hiện căn cứ vào hợp
đồng thành lập hợp danh.
Luật Singapore quy định các thành viên có nghĩa vụ trung thành với hợp
danh và phải xử sự một cách ngay tình không được cạnh tranh với hợp danh
thông qua hoạt động khai báo cáo cho các thành viên về tình hình thu nhập và lợi
nhuận khi hoạt động dưới danh nghĩa thành viên của hợp danh. Nguyên tắc, lợi
nhuận, và thua lỗ được phân chia đều giữa thành viên hợp danh. Tuy nhiên,
nguyên tắc này có thể không có hiệu lực nếu có thoả thuận rõ ràng hoặc có sự
ngầm định khác giữa các thành viên của hợp danh. Những thành viên sử dụng tài
sản của hợp danh vì mục đích cá nhân có thể bị các thành viên khác kiện vì vi
phạm nguyên tắc trung thành và ngay tình đối với hợp danh.
1.2.5.2. Sự ra đời của công ty hợp danh ở Việt Nam
Kinh tế nước ta mang đặc trưng là nền kinh tế nông nghiệp vì thế hoạt
động thương mại vốn không phải là thế mạnh. Thương mại Việt Nam chủ yếu
diễn ra ở các chợ, tổ chức sơ sài, quan hệ kinh doanh mang tính chất gia đình. Bởi
vậy, các loại hình công ty ra đời muộn so với các nước trên thế giới, trong đó có
công ty hợp danh. Ở Việt Nam, Luật Công ty ra đời muộn và chậm phát triển.
Trước đây Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên có thời kỳ Luật Thương mại của
Pháp đã được áp dụng vào từng vùng lãnh thổ khác nhau. Theo "Dân luật thi hành
tại các tòa Nam án Bắc Kì" năm 1931, có đề cập về “hội buôn” Đạo luật này chia
công ty (hội buôn) thành hai loại: Hội người và hội vốn. Tên gọi "Hội người"
được chia thành Hội hợp danh (công ty hợp danh), Hội hợp tư (công ty hợp vốn
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
21
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
đơn giản), hội đồng lợi (công ty hợp danh).33
Năm 1942, dưới thời chính quyền vua Bảo Đại, Bộ luật thương mại Trung
phần được ban hành và áp dụng tại miền Trung. Luật này chia công ty thành công
ty đối nhân và công ty đối vốn. Công ty đối nhân bao gồm công ty đồng danh và
công ty cấp vốn đơn giản.34
Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam áp dụng Bộ luật thương mại Sài
Gòn 1972, bộ luật này gọi công ty là thương hội. Thương hội bao gồm hội hợp
danh, hội hợp tư đơn thường và hội trách nhiệm hữu hạn.35
Năm 1954 miền Bắc Việt Nam được giải phóng, chủ trương của Nhà nước
là thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ
đạo nên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận. Các loại
hình công ty theo đúng nghĩa thương mại đã bị lãng quên trong các văn bản pháp
luật và không xuất hiện trong giai đoạn từ sau năm 1960 đến trước năm 1990.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), nghị quyết của Đảng
đã định hướng lại chủ trương phát triển kinh tế đất nước, đó là chuyển nền kinh tế
từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
mở rộng các thành phần kinh tế, ghi nhận hình thức sở hữu tư nhân.
Để thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Luật Công ty và Luật Doanh
nghiệp tư nhân năm 1990 ra đời đánh dấu sự ghi nhận chính thức của pháp luật về
công ty. Tuy nhiên, Luật công ty năm 1990 có nhiều hạn chế do được ban hành
trong những năm đầu của công cuộc đổi mới. Các quy định về công ty chưa cụ
thể, công ty hợp danh vẫn chưa được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật trên.
Luật Doanh nghiệp 1999 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trên
thế giới, đồng thời khắc phục những hạn chế của các văn bản luật trước đó, đã có
sự phát triển vượt bậc về chất lượng. Một trong những điểm mới nhất của văn bản
này là ghi nhận sự tồn tại của hai loại hình công ty mới, công ty hợp danh và công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 hoàn thiện các
quy định về công ty hợp danh, tạo cho nó một chỗ đứng vững vàng hơn trong môi
trường pháp lý, và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển loại hình
công ty vốn kén chọn ngành nghề đầu tư và cả người đầu tư này.
1.2.6. Ph
Phááp lu
luậật điều ch
chỉỉnh về công ty hợp danh
33
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại – Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006,
tr.114.
34
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.120.
35
Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức,
Hội luật gia Việt Nam, 2013, tr.120.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
22
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Ở Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luât công ty là khá
ngắn và non trẻ so với các nước Phương Tây. Vào thời kỳ phong kến, nước ta chưa
từng có pháp luật về công ty, mặc dù việc kinh doanh buôn bán vẫn phát triển. Cho
đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để áp đặt hệ tư tưởng pháp lý và truyền
thống pháp luật của họ vào Việt Nam, Pháp đã cho ban hành Bộ Dân luật thi hành
tại các tòa Nam án Bắc kỳ năm 1931 và Bộ luật Thương mại Trung kỳ năm 1942.
Cả hai bộ luật này đều có quy định về mô hình công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Nhìn chung quy định của pháp luật thời kỳ này về công ty còn rất sơ khai.
Sau một thời gian cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thực hiện đường
lối của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 là chuyển từ nền kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật công
ty năm 1990 ra đời, đây là một đạo luật đầu tiên của nước ta quy định về công ty.
Tuy nhiên, đạo luật này vẫn chưa ghi nhận loại hình công ty hợp danh.
Tiếp theo, tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5, ngày 12/6/1999 đã thông qua
Luật Doanh nghiệp. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, từ đó pháp
luật về công ty Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và gần hơn với pháp luật
công ty của các nước Phương Tây. Luật doanh nghiệp năm 1999 đã quy định khá
toàn diện về các vấn đề liên quan đến công ty. Theo đó, lần đầu tiên loại hình công
ty hợp danh được pháp luật ghi nhận và đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có
nhiều cơ hội lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình. Tuy nhiên, những quy định
pháp luật này còn khá sơ sài.
Kế thừa cũng như để khắc phục những thành tựu của Luật Doanh nghiệp
năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời (có hiệu lực thi hành ngày
01/07/2006) và hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã tạo ra bước đột
phá mới. Mô hình công ty này đã được quy định chi tiết, phù hợp hơn với tình hình
kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Để Luật Doanh nghiệp năm 2005 đi vào thực tiễn và dễ áp dụng, năm 2007
Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đến năm 2010, trước
sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải bổ sung một số quy định cho phù hợp. Ngày
01/01/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP nhằm sửa đổi một
số điều khoản chưa rõ, chưa cụ thể và chưa phù hợp của Nghị định 139/2007/NĐCP, đồng thời hướng dẫn một số nội dung chưa cụ thể của Luật Doanh nghiệp năm
2005.
Trên cơ sở lý luận trên, có thể thấy công ty hợp danh là một mô hình giữ vị
trí khá quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội, là một mô hình khá lý tưởng để
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
23
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
các nhà kinh doanh lựa chọn. Thế nhưng để công ty hợp danh hoạt động có hiệu
quả thì vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình công ty này là một yếu tố rất quan
trọng. Sau đây, người viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý của công ty hợp danh
trong pháp luật Việt Nam.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
24
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ƯƠ
NG 2
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ỮNG QUY ĐỊ
NH CỦA PH
ÁP LU
ẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
NH
NHỮ
ĐỊNH
PHÁ
LUẬ
nh về quy
ành vi
2.1. Quy đị
định
quyềền và ngh
nghĩĩa vụ của th
thà
viêên công ty hợp danh
Quyền là một yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho thành viên khi tham gia vào một công ty. Quyền còn là phương tiện duy
nhất để các thành viên có thể tự mình sử dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng
trước những hành vi xâm phạm mà không phải nhờ vào sự giám sát của Nhà
nước. Quyền luôn gắn liền với nghĩa vụ tạo thành thẩm quyền của chủ thể kinh
doanh nói chung và của công ty nói riêng. Ở mỗi công ty khác nhau thì quyền và
nghĩa vụ của thành viên công ty cũng khác nhau.
Do đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn như sau:
2.1.1. Quy
Quyềền và ngh
nghĩĩa vụ của th
thàành vi
viêên hợp danh
2.1.1.1. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên hợp danh
phải là cá nhân, có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Các đối tượng khác
như: tổ chức, pháp nhân, hội,…không thể trở thành thành viên hợp danh của
công ty hợp danh. Do thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách
nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty, chịu trách nhiệm vô hạn
định có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có
hoặc sẽ có trong tương lai nên buộc phải là cá nhân.
Thứ hai, xuất phát từ việc công ty hợp danh do thành viên hợp danh làm
chủ sở hữu chung của công ty và để thành lập công ty hợp danh thì phải có ít
nhất hai thành viên hợp danh, cho nên điều kiện để trở thành thành viên hợp danh
cũng chính là điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp
năm 2005. Theo đó, một cá nhân sau đây không thể trở thành thành viên hợp
danh trong công ty hợp danh:
• Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
• Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
25
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Họ làm việc trong cơ
quan Nhà nước nên không được tham gia thành lập doanh nghiệp vì có liên quan
đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp mà cán bộ, công chức là chủ sở hữu
doanh nghiệp đó khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
Những người này không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp cũng như
không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bởi vì, họ là những
người đang đảm nhiệm những công việc trong đơn vị đặc biệt, phục vụ đảm bảo
an ninh, quốc phòng, họ phải tận tâm và hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất
nước, vì vậy họ cần nhiều thời gian tập trung vào công việc để hoàn thành nhiệm
vụ của mình. Mặt khác, pháp luật không cho những người này tham gia thành lập
doanh nghiệp để tránh tình trạng lạm quyền được giao, sách nhiễu người dân và
các đối tượng khác trong mối quan hệ kinh doanh nhằm thu lợi bất chính, ảnh
hưởng đến lợi ích toàn xã hội.
• Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn
sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Đây là những người đứng
đầu một doanh nghiệp Nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, lấy tài chính của
doanh nghiệp Nhà nước đem về đầu tư vốn cho doanh nghiệp mình.
• Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này có nghĩa là cá nhân phải từ đủ 18
tuổi trở lên, có trí tuệ bình thường, không thuộc các trường bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thoe quy định của Bộ luật dân
sự năm 2005. Để đảm bảo những chủ thể này được Nhà nước bảo hộ quyền kinh
doanh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, pháp luật không cho họ được quyền
thành lập, quản lý doanh nghiệp. Vì trong kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
26
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
minh mẫn để nắm bắt đúng thời cơ, có những quyết định đúng đắn, hợp lý vì
chính lợi ích của bản thân và nền kinh tế. Người chưa thành niên là người không
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa đạt đến một mức độ nhất định, chưa thể
hiện được sự trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần. Người bị hạn chế hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự thì những người này không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình, không thể sáng suốt để đưa ra các quyết định đúng đắn,
hợp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả.
• Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành
nghề kinh doanh. Đối với những người đang chấp hành hình phạt tù có thể hiểu
là người bị hạn chế quyền công dân, quyền tự do đi lại để thành lập hoặc quản lý
doanh nghiệp thì không thể nào đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì
vậy họ sẽ không được tham gia thành lập bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào,
cũng như trở thành thành viên hợp danh.
• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.36
Những quy định của pháp luật về các chủ thể không được trở thành thành
viên hợp danh như vậy là hợp lý, vì họ có địa vị trong xã hội cũng như có mối
quan hệ trong lĩnh vực mà họ công tác, tránh tình trạng tham nhũng, lợi dụng địa
vị, chức quyền để tạo mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, cá nhân không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành
viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của
các thành viên hợp danh còn lại.37 Quy định trên xuất phát từ tính chịu trách
nhiệm về về tài sản của các chủ thể trên. Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh
nghiệp năm 2005, khi cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân đó sẽ phải
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Và khi cá nhân là thành viên công ty hợp danh, cá nhân phải chịu trách
nhiệm sản tài vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Khi có phát
36
Điều 94 Luật Phá sản năm 2004 quy định:
1. Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công
ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất
kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.
Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên
bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà
nước.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc),
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các
thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp
tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ
ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
37
Khoản 1 Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
27
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, các chủ thể này sẽ
không đảm bảo thực hiện được trách nhiệm tài sản của mình đối với doanh
nghiệp. Điều này thể hiện việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể
cả chủ nợ của công ty hợp danh.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định một cá nhân muốn trở thành
thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì cá nhân đó không được làm chủ
doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, mà
không quy định đối với trường hợp cá nhân khi muốn trở thành thành viên hợp
danh không được là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
hay là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông
trong công ty cổ phần, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh hay xã viên của hợp
tác xã. Điều này có thể hiểu là khi cá nhân là thành viên hợp danh của công ty
hợp danh thì cá nhân đó có quyền tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
cổ phần, hợp tác xã. Đối với hộ kinh doanh, khi cá nhân là thành viên hợp danh
thì không thể là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh. Bởi vì chủ hộ kinh doanh
của hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh
doanh, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài
sản không đưa vào kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì cá
nhân đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh
ngoài những tài sản ban đầu đưa vào kinh doanh.
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định tại Điều
134 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. Cụ thể:
2.1.1.2. Quyền của thành viên hợp danh
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong quá trình hoạt động các thành
viên hợp danh được hưởng những quyền lợi cơ bản và quan trọng của công ty.
Từ chế độ chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn theo quy định mà thành viên hợp
danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động nhân danh công ty.
ạt độ
ng kinh doanh và qu
ản tr
� Nh
Nhóóm quy
quyềền điều hành ho
hoạ
động
quả
trịị công ty
Trong công ty hợp danh, quyền tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty thuộc về tất cả các thành viên hợp danh, giữa họ có sự phân công
đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh trong phạm vi hoạt động của công ty. Nếu
không có sự phân công thì về nguyên tắc, mọi thành viên hợp danh đều được
thực hiện các hoạt động kinh doanh trong phạm vi hoạt động của công ty.
Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh vừa là chủ sở hữu
chung của công ty, vừa trực tiếp quản lý công ty và đại diện theo pháp luật của
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
28
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
công ty. Họ có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của
công ty. Trong cuộc họp Hội đồng thành viên, mỗi thành viên hợp danh có một
phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty.
Việc biểu quyết của thành viên hợp danh không phụ thuộc vào giá trị phần vốn
góp của họ trong công ty. Trong công ty hợp danh, không có một thành viên hợp
danh nào có quyền cao hơn thành viên hợp danh còn lại, quyền hạn của mỗi
thành viên hợp danh là như nhau, họ là những người cùng thành lập nên công ty,
cùng sở hữu công ty, vì vậy các thành viên hợp danh đều có quyền ngang nhau
trong biểu quyết.
Nếu điều lệ công ty không có quy định khác, các thành viên hợp danh đều
có quyền ngang nhau và cá nhân mỗi thành viên đều có quyền nhân danh công ty
tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm
phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành
viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty. Bên cạnh đó, thành viên hợp
danh còn có quyền sử dụng con dấu,38 tài sản của công ty để hoạt động kinh
doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký;
Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh
phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một
số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh
thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên
hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh
doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ
trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
Các thành viên hợp danh có quyền nhân danh tên hãng chung và đại diện
theo pháp luật cho công ty trong các giao dịch. Hành vi của một thành viên hợp
danh có thể xác lập nghĩa vụ cho công ty, nếu công ty thua lỗ, hành vi ấy có thể
dẫn tới trách nhiệm trả nợ vô hạn và liên đới của tất cả các thành viên hợp danh
khác. Tuy nhiên, các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận hạn chế quyền đại
diện của một số thành viên. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực
hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ
ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Điều này có thể giúp các thành viên
hợp danh giới hạn trách nhiệm liên đới của mình. Việc xác định những trường
hợp bên thứ ba biết hoặc bắt buộc phải biết về hạn chế quyền đại diện của thành
38
Theo quy định cua Luật Doanh nghiệp năm 2005, con dấu là tài sản của doanh nghiệp . Người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp
luật.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
29
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
viên hợp danh sẽ phụ thuộc vào quyền giải thích pháp luật của các thẩm phán.
Nếu bên thứ ba không thể biết được các hạn chế mang tính nội bộ đó, thì thẩm
quyền nhân danh và đại diện cho công ty hợp danh về nguyên tắc là không bị hạn
chế. Các thành viên hợp danh có thể cử ra một người làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên, người này có thể kiêm các chức danh quản lý khác trong công ty.
Đồng thời đại diện cho công ty hợp danh trong các quan hệ với cơ quan nhà nước,
đặc biệt là trong các vụ tranh tụng.
� Nh
Nhóóm quy
quyềền đố
đốii với tài sản công ty
Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh được chia lợi nhuận tương
ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty. Nghĩa là
khi là thành viên hợp danh của công ty, thành viên sẽ được hưởng phần tài sản
mà thành viên nhận thêm nhờ vào đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan
đến đầu tư đó tương ứng với phần vốn góp của thành viên vào công ty hoặc nếu
có thỏa thuận khác giữa các thành viên hợp danh về một tỷ lệ khác được ghi
trong Điều lê công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản họ được chia một phần
giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không
quy định một tỷ lệ khác.
Bên cạnh đó, khi thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã
chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty
sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có
thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Như vậy, trong trường hợp này, thành viên hợp danh không đương nhiên trở
thành người thừa kế theo pháp luật. Vì thành viên hợp danh là người trực tiếp
quản lý công ty, họ phải hiểu biết về công ty cũng như các hoạt động kinh doanh
của công ty, những người thừa kế của thành viên hợp danh có thể là những người
không liên quan hoặc không biết gì đến việc kinh doanh. Khi họ trở thành thành
viên hợp danh mà không có sự đồng ý của Hội đồng thành viên, sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến
lợi ích của các thành viên còn lại.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn quy định trong trường
hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh do thành viên bị hạn chế hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công
bằng và thoả đáng.
� Quy
p thi
Quyềền yêu cầu công ty bù đắ
đắp
thiệệt hại
Trong quá trình kinh doanh, nếu thành viên hợp danh ứng trước tiền của
mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
30
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng
trước. Đồng thời, họ còn có yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh
doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của
chính thành viên đó.
� Quy
Quyềền đố
đốii với th
thôông tin công ty
Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác
cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế
toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết. Điều
này nhằm đảm bảo tính trung thực của các thành viên hợp danh còn lại khi tham
gia vào quá trình quản lý công ty. Nhằm thể hiện tính minh bạch, công khai các
lợi ích của người quản lý trong công ty và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các thành viên còn lại trong công ty.
Ngoài ra thành viên hợp danh còn có các quyền khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút khỏi công ty nếu
được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn
rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu
tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính
và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Luật Doanh nghiệp
quy định thành viên hợp danh có quyền rút vốn ra khỏi công ty nhưng phải được
sự đồng ý của Hội đồng thành viên là phù hợp, bởi vì khi thành viên hợp danh tự
nguyện rút vốn khỏi công ty thì tư cách thành viên hợp danh sẽ chấm dứt.
Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên hợp danh có thể chấm dứt tư
cách thành viên bằng nhiều cách thức khác nhau. Theo đó, thành viên hợp danh
chấm dứt tư cách trong các trường hợp sau:39
Thứ nhất, thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
Trong công ty hợp danh, việc rút vốn khỏi công ty của thành viên hợp
danh dựa trên sự thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên hợp danh, theo đó nếu
điều lệ công ty không quy định khác thì quyết định chấp nhận thành viên hợp
danh rút khỏi công ty phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh
chấp thuận.40 Điều kiện để thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty phải tuân
thủ về mặt hình thức là yêu cầu rút vốn phải được thể hiện bằng văn bản; tuân
thủ thời hạn báo trước (chậm nhất là 6 tháng trước ngày rút vốn) và chỉ được rút
39
40
Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Điểm d khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
31
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính
đó đã được thông qua.41
Thứ hai, thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.
Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết
thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau
khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể
trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
Thứ ba, thành viên hợp danh bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được
hoàn trả công bằng và thoả đáng.
Thứ tư, thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi
công ty trong các trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 138 và quyết
định khai trừ phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp
thuận.42
� Thành viên hợp danh không có khả năng góp vốn hoặc không góp
vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
� Thành viên hợp danh vi phạm quy định về hạn chế đối với quyền của
thành viên hợp danh.
� Thành viên hợp danh tiến hành công việc kinh doanh không trung
thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác.
� Thành viên hợp danh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của họ.
Như vậy, khả năng rút khỏi công ty của thành viên hợp danh là rất hạn chế.
Hạn chế này ràng buộc trách nhiệm của thành viên hợp danh đối với hoạt động
kinh doanh của công ty.
Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt
đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc
người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của thành viên hợp danh có quyền
yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Có thể thấy rằng, trong công ty hợp danh thì thành viên hợp danh là người
điều hành, quản lý công ty, sử dụng tài sản của công ty vào việc kinh doanh nhân
41
42
Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Điểm d khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
32
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
danh công ty, được nhận biết những thông tin cơ bản về kinh doanh và các hoạt
động khác, cũng như những việc nội bộ khác trong công ty.
2.1.1.3. Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Đối với doanh nghiệp, người quản lý được xem là trái tim, là linh hồn của
doanh nghiệp đó. Bởi họ là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hội nhập với nhiều thách thức
như hiện nay thì vai trò của người quản lý trong công ty, đặc biệt trong công ty
hợp danh là vô cùng quan trọng và cần thiết được sự điều chỉnh của pháp luật.
Chính vì nắm quyền quản lý, điều hành trong công ty nên thành viên hợp danh
rất dễ dàng thao túng quyền lực, có nhiều cơ hội để thu vén lợi ích cá nhân cho
bản thân mình.
Vì vậy, khi được hưởng những quyền lợi trên thì thành viên hợp danh phải
đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và
những người liên quan. Theo khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005,
thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau:
ản lý và điều hành ho
ạt độ
ng kinh
� Nh
Nhóóm ngh
nghĩĩa vụ đố
đốii với qu
quả
hoạ
động
doanh
Trong hoạt động quản lý công ty hợp danh. Thành viên hợp danh phải có
nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung
thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả
thành viên. Mục tiêu chủ yếu yếu của các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp
thường là hướng tới tìm kiếm lợi nhuận. Trung thực ở đây nghĩa là thành thật với
những người khác và với cả chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân
thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một phẩm chất quan trọng tạo nên giá
trị của một con người. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong
mối quan hệ, giao dịch, đó cũng là sức mạnh lớn nhất để thuyết phục người khác.
Trung thực cũng là phẩm chất hành đầu của nhà lãnh đạo. Người trung thực dễ
dàng giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài và đứng vững trong xã hội. Nghĩa vụ
cẩn trọng ở đây được hiểu là thành viên hợp danh trong thực thi quyền và nhiệm
vụ của mình phải luôn suy xét, đánh giá và cân nhắc với mức cẩn trọng tối đa mà
bất cứ một người bình thường khác trong địa vị, hoàn cảnh và trình độ chuyên
môn tương ứng đều làm như vậy. Mọi quyết định của thành viên hợp danh đều
phải lý giải được đó là quyết định tốt nhất có thể để phục vụ lợi ích của công ty
và các thành viên khác. Thực hiện tốt quyền và nhiệm vụ một cách trung thực,
cẩn trọng là một trong những nghĩa vụ quan trọng và cơ bản của thành viên hợp
danh.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
33
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Ngoài nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một
cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất thì thành viên hợp danh khi tiến hành quản
lý và hoạt động kinh doanh của công ty thì họ phải tuân theo đúng quy định của
pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu làm trái
quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
� Nh
Nhóóm ngh
nghĩĩa vụ đố
đốii với tài sản công ty
Thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Với vai trò là người quản lý, điều
hành công ty, thành viên hợp danh rất dễ dàng thao túng quyền lực, có nhiều cơ
hội để thu vén lợi ích cá nhân cho bản thân mình. Họ phải có nghĩa vụ trung
thành với lợi ích của công ty và của những thành viên khác nên không thể sử
dụng tài sản của công ty để phục vụ lợi ích của bản thân hoặc phục vụ lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, nghĩa vụ đối với tài sản của thành
viên hợp danh là nghĩa vụ vô hạn và liên đới. Thành viên hợp danh phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Bên cạnh
đó, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn
lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Nghĩa là, trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh chỉ được xác lập khi tài
sản của công ty không đủ để thanh toán các nợ, công ty hợp danh phải dùng tài
sản của công ty để thanh toán các khoản nợ của công ty, khi nào tài sản của công
ty không đủ thanh toán nợ thì mới dùng tài sản của thành viên hợp danh. Khi đó
chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào chịu trách nhiệm thanh
toán khoản nợ đó cho mình. Sau đó, thành viên hợp danh đã thanh toán nợ cho
chủ nợ có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh khác thanh toán lại cho mình
phần nợ đã thanh toán tương ứng với nghĩa vụ của từng thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành
viên hợp danh do thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn và bị khai trừ khỏi công
ty thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành
viên. Sau thời hạn trên, thành viên hợp danh không còn phải chịu trách nhiệm
nữa. Quy định trên nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với
công ty và phần nào hạn chế những trường hợp thông đồng giữa các thành viên
hợp danh để nhằm hạn chế việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với chủ nợ.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
34
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ, thành viên hợp danh phải
chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định
tại Điều lệ công ty. Đồng thời, khi thành viên hợp danh nhân danh công ty, nhân
danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt
động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho
công ty thì họ phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại gây ra đối với công ty. Do tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh, kể
cả tài sản thu được do thành viên hợp danh nhân danh công ty thực hiện và tài
sản thu được từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty do
cá nhân thành viên hợp danh nhân danh hoặc nhân danh người khác thực hiện
đều là tài sản của công ty hợp danh.
ông tin
� Ngh
Nghĩĩa vụ đố
đốii với th
thô
Định kỳ hàng tháng thành viên hợp danh phải báo cáo trung thực, chính
xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung
cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu
cầu. Do thành viên hợp danh là những người trực tiếp quản lý công ty, họ nắm rõ
tình hình hoạt động của công ty. Khi các thành viên khác trong công ty cần biết
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thì họ là người biết chính xác nhất
nên phải báo cáo trung thực, chính xác thông tin về tình hình hoạt động và kết
quả kinh doanh của công ty cho các thành viên khác trong công ty. Quy định
cũng nhằm đảm bảo tính trung thực của thành viên hợp danh khi tham gia vào
quản lý công ty, giúp công ty cúng như các thành viên có thể kiểm soát tốt các
giao dịch tư lợi có khả năng xảy ra. Ngoài ra, thành viên hợp danh còn các nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Có thể thấy, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo Luật Doanh
nghiệp năm 2005 có quyền trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty hợp danh. Gắn với những quyền đó là một trách nhiệm vô hạn và liên
đới mà thành viên hợp danh phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh của công
ty. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của công ty thì pháp luật quy định một số hạn chế
đối với quyền của thành viên hợp danh.43 Đó là:
• Thành viên hợp danh danh không được làm chủ doanh nghiệp tư
nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được
sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Quy định này nhằm đảm bảo
43
Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
35
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
thực hiện trách nhiệm tài sản vô hạn và liên đới của thành viên hợp danh đối với
công ty khi phát sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.
• Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác
thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc
phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Do thành viên hợp danh là những
người trực tiếp quản lý công ty, họ phải nhân danh công ty tiến hành các hoạt
động kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, việc nhân danh cá
nhân hay nhân danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty cũng như của các thành
viên công ty. Quy định nhằm tránh tình trạng tranh chấp quyền lợi giữa bản thân
thành viên hợp danh và công ty hợp danh.
• Đồng thời cũng không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp
thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Quy định xuất phát từ trách nhiệm tài
sản của thành viên hợp danh là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Quy định trên
nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định những hạn chế về quyền đối với
thành viên hợp danh như đã phân tích, nhưng không quy định những điều đó
thuộc về nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Tuy nhiên, có thể thấy những hạn
chế về quyền này được xem là những nghĩa vụ của thành viên hợp danh, và bắt
buộc họ phải thực hiện theo.
2.1.2. Quy
Quyềền và ngh
nghĩĩa vụ của th
thàành vi
viêên góp vốn
2.1.2.1. Điều kiện trở thành thành viên góp vốn
Thứ nhất, khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn là tổ chức, cá
nhân. Như vậy, phạm vi đối tượng góp vốn vào công ty hợp danh được mở rộng
hơn đối tượng có thể trở thành thành viên hợp danh, bao gồm cá nhân và tổ chức
Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào công ty hợp danh bằng phần vốn góp của
mình.
Thứ hai, theo quy định mọi tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp
bị cấm tại khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, có quyền góp vốn vào
công ty hợp danh. Theo đó, những đối tượng sau bị cấm góp vốn vào công ty hợp
danh:
• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
36
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
• Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức. Không phải tất cả cán bộ, công chức đều bị
cấm góp vốn vào công ty hợp danh. Việc xác định những đối tượng bị cấm góp
vốn vào công ty căn cứ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật
phòng, chống tham nhũng 2006.44
Tuy nhiên, theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức là
pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt
nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú,
nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp
năm 2005 đều có quyền góp vốn vào công ty hợp danh.
Từ đó, có thể thấy có sự không thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và
các văn bản liên quan nên dẫn đến những khó khăn trong việc xác định chủ thể là
tổ chức có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2005, tổ chức không phân biệt có hay không có tư cách pháp nhân
đều có quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị định
102/2010 lại bó hẹp quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của tổ chức, nghị
định quy định tổ chức là pháp nhân. Nghĩa là tổ chức không có tư cách pháp
nhân không được góp vốn vào công ty hợp danh. Như vậy, sự khác biệt trên đã
làm hạn chế chủ thể được góp vốn vào công ty hợp danh, do không phải mọi tổ
chức đều có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, theo Luật Viên chức năm 2010 thì viên chức được phép góp
vốn vào công ty hợp danh, nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công
ty hợp danh.45 Như vậy, viên chức chỉ được trở thành thành viên góp vốn và
không được trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Theo quy định,
viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.46 Viên chức là
những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, khi họ góp vốn vào
công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn thì họ không được quyền quản
lý, điều hành công ty, họ chỉ góp vốn để được chia lợi nhuận. Vì Vậy, việc góp
vốn của viên chức không ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, cũng như lợi ích của
thành viên công ty hợp danh.
44
Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2006.
Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010.
46
Điều 2 Luật Viên chức năm 2010.
45
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
37
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Điều
140 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. Cụ thể:
2.1.2.2. Quyền của thành viên góp vốn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên góp vốn có
các quyền tương ứng với lợi ích của họ trong công ty hợp danh.
� Nh
ản tr
Nhóóm quy
quyềền về qu
quả
trịị công ty
Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty hợp danh. Họ chỉ
quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về các vấn
đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong công ty. Đó là sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định
trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, họ có quyền tham gia tổ chức lại và giải thể công
ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ.
Bên cạnh đó, nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy thành viên hợp danh
không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh
doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty thì thành viên góp vốn có quyền
nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành,
nghề đã đăng ký của công ty. Do thành viên góp vốn không tham gia quản lý
công ty nên việc thành viên góp vốn nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người
khác tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty
sẽ không dẫn đến việc xung đột giữa lợi ích của cá nhân thành viên góp vốn và
lợi ích của công ty hợp danh.
� Nh
Nhóóm quy
quyềền đố
đốii với tài sản công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, các thành viên góp vốn
được quyền chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều
lệ công ty và được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác. Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản được chia một phần giá
trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công
ty. So với thành viên hợp danh, quyền của thành viên góp vốn được mở rộng hơn
trong việc định đoạt phần vốn góp của mình khi muốn rút khỏi công ty. Cụ thể,
họ còn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng
cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều
lệ công ty. Trong trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa
kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Như vậy,
trong trường hợp này người thừa kế đương nhiên trở thành thành viên góp vốn.
� Quy
Quyềền đố
đốii với th
thôông tin
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
38
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Thành viên góp vốn có quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt
động kinh doanh của công ty hợp danh. Cụ thể, họ được cung cấp báo cáo tài
chính hàng năm của công ty; họ có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên,
thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và
kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao
dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty. Do thành viên góp vốn dùng tài sản của
mình để góp vốn vào công ty hợp danh, việc kinh doanh của công ty sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ nên họ có quyền tiếp cận các thông tin liên
quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có địa
vị pháp lý khác nhau. Phạm vi quyền của thành viên góp vốn hạn chế hơn so với
thành viên hợp danh, đặc biệt là hạn chế trong các quyền về quản lý công ty và
tương ứng với việc hạn chế quyền là giới hạn trách nhiệm của thành viên góp
vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty. Quy định như vậy đã tạo cơ
hội cho các nhà đầu tư không có chuyên môn trong lĩnh vực mà mình đầu tư,
cũng như không có thời gian trong việc quản lý công việc kinh doanh của công ty
nhưng muốn đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, quyền cơ bản của thành viên góp vốn khi tham gia vào công ty
hợp danh thực chất là quyền được chia lợi nhuận mà không có quyền quản lý
công ty. Cùng với nó là thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm liên đới
vô hạn như thành viên hợp danh mà chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
2.1.2.3. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh
doanh nhân danh công ty. Thành viên góp vốn thực hiện các nghĩa vụ tương ứng
với quyền hạn mà họ có, cụ thể họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quan trọng của thành viên góp vốn là phải góp đủ và
đúng hạn số vốn như đã cam kết đối với công ty. Ngoài ra thành viên góp vốn
phải có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng
thành viên trong công ty hợp danh.
Có thể thấy, thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty, không
tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty, chỉ góp vốn để hưởng lợi
nhuận và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Đây là một
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
39
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
điểm khác so với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên trong công
ty trách nhiệm hữu hạn cũng chỉ giới hạn trách nhiệm của mình trong phạm vi số
vốn cam kết góp vào công ty nhưng họ vẫn được quyền tham gia quản lý công ty,
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty với giá trị biểu quyết được xác định
trên cơ sở tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.
2.2. Cơ cấu tổ ch
ức trong công ty hợp danh
chứ
Cũng như những tổ chức kinh tế khác, công ty hợp danh cũng là một pháp
nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự phân công và điều hành trong hoạt động
kinh doanh. Nhưng đồng thời, do là loại hình công ty đối nhân nên việc tổ chức
nội bộ và quản lý trong công ty hợp danh mang nhiều nét khác biệt và đặc trưng
so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng rất cao, mặt khác các thành
viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân nên việc quản lý công ty hợp danh
chịu rất ít sự rằng buộc của pháp luật. Về cơ bản các thành viên có quyền thỏa
thuận với nhau về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên, quyền quản lý
công ty chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có
quyền quản lý công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì cơ
cấu tổ chức, quản lý của công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thỏa thuận
trong Điều lệ công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh không
bắt buộc phải có Ban kiểm soát hay kiểm soát viên. Công ty hợp danh có cấu trúc
quản trị đơn giản, bao gồm Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc)
công ty. Cấu trúc quản trị công ty hợp danh được luật quy định phù hợp với việc
thành viên hợp danh là những người trực tiếp quản lý, điều hành trong công ty.
ng th
2.2.1. Hội đồ
đồng
thàành vi
viêên
� Thành phần và chức năng
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã tạo ra cơ hội cho thành viên góp
vốn tham gia vào Hội đồng thành viên. Để có thể biểu quyết các vấn đề liên quan
trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, tại Khoản 1 Điều 135
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “tất cả thành viên hợp lại thành Hội
đồng thành viên”. Như vậy, thành phần Hội đồng thành viên công ty hợp danh
bao gồm tất cả các thành viên công ty là thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn nếu công ty có thành viên góp vốn. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền
quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
Trong Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch
Hội đồng thành viên. Đồng thời người này kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
40
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Việc bầu Chủ tịch Hội đồng
thành viên thông qua số phiếu biểu quyết của các thành viên hợp danh.
� Thẩm quyền của Hội đồng thành viên
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hội đồng thành viên có
quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty, từ các vấn đề đối
nội đến những việc đối ngoại của công ty.
Hội đồng thành viên quyết định các công việc nội bộ như sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty hay việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới, chấp nhận
thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên ra khỏi
công ty cũng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
Công ty cần quyết định phương hướng trong hoạt động kinh doanh hay kế
hoạch phát triển đầu tư thì Hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định.
Là cơ quan có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty
hợp danh nên các việc như việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho
vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn đều do Hội đồng thành viên
quyết định.
Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên còn quyết định việc mua, bán tài sản có
giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty
quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Ngoài ra, Hội đồng thành viên còn có quyền
quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và
số lợi nhuận chia cho từng thành viên hay quyết định giải thể công ty và các vấn
đề khác theo quy định.
� Cuộc họp Hội đồng thành viên
ộc họp Hội đồ
ng th
ành vi
Th
Thẩẩm quy
quyềền tri
triệệu tập cu
cuộ
đồng
thà
viêên
� Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng thành viên
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chủ tịch Hội đồng
thành viên có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên. Khi Chủ tịch
Hội đồng thành viên xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp
danh thì sẽ triệu tập họp. Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đứng đầu trong
Hội đồng thành viên, do Hội đồng thành viên bầu từ một thành viên hợp danh. Vì
vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành
viên.
� Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của thành viên công ty
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
41
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Thành viên hợp danh cũng có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành
viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên,
đây là một quyền có điều kiện, chỉ khi Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu
tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên hợp danh đó mới có
quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên.47 Thành viên yêu cầu triệu tập họp
phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.48 Hội đồng thành viên gồm
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, nếu công ty có thành viên góp vốn.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định thành viên hợp danh có
thẩm quyền triệu tập họp mà không quy định thành viên góp vốn có thẩm quyền
triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh triệu tập họp Hội
đồng thành viên phải gửi thông báo đến các thành viên khác. Thông báo mời họp
phải nêu rõ các nội dung sau: mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình
và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp. Kèm theo thông báo mời
họp phải có các tài liệu sử dụng tại cuộc họp. Thông báo mời họp và các tài liệu
thảo luận được thực hiện theo quy định sau: có thể gửi thông báo mời họp bằng
giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác. Các tài liệu
thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề phải được ít nhất ba phần tư
tổng số thành viên hợp danh chấp thuận phải được gửi trước đến tất cả thành viên;
thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.49
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ
toạ cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản
của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ
trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký
kinh doanh; mục đích, chương trình và nội dung họp; thời gian, địa điểm họp; họ,
tên chủ toạ, thành viên dự họp; các ý kiến của thành viên dự họp; các quyết định
được thông qua, số thành viên chấp thuận và nội dung cơ bản của các quyết định
đó; họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.50
� Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
Tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, Hội đồng thành
viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Những
quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dựa trên các tỷ lệ biểu quyết
khác nhau, và nó tùy thuộc vào vấn đề biểu quyết. Nếu Điều lệ công ty không
47
Khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
49
Khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
50
Khoản 3 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
48
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
42
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết và trong
trường hợp đó, biểu quyết của Hội đồng thành viên là biểu quyết theo thành viên
mà không theo phần vốn góp.
Các quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có ít nhất hai
phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Tuy nhiên, nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác thì các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của công ty, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các thành viên
trong công ty hợp danh thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp
danh chấp thuận, đó là các vấn đề:
Thứ nhất, quyết định các vấn đề nội bộ trong công ty như sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty; tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới.
Thứ hai, quyết định chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc
quyết định khai trừ thành viên hợp danh. Việc thành viên hợp danh rút khỏi công
ty hay bị khai trừ khỏi công ty là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công ty,
cũng như các chủ nợ. Nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và ràng buộc trách
nhiệm của thành viên hợp danh với công ty trong trường hợp thành viên hợp
danh cố ý thực hiện hành vi gây thiệt hại cho công ty đến mức công ty buộc phải
khai trừ thành viên này để họ không cần thực hiện nghĩa vụ của mình đối với
công ty. Vì vậy những việc này phải được Hội đồng thành viên quyết định.
Thứ ba, quyết định về phương hướng phát triển công ty. Phương hướng là
đề cập đến kế hoạch kinh doanh của công ty, thể hiện được mục tiêu phát triển
của công ty. Để tồn tại, công ty cần có phương hướng giúp công ty nắm bắt tình
hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
Thứ tư, quyết định dự án đầu tư của công ty. Mục đích chính của việc
thành lập công ty là để kinh doanh và thu được lợi nhuận cao và bền vững, vì vậy
công ty cần có các dự án đầu tư để thu lại lợi nhuận cho công ty. Và thực hiện dự
án đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của công ty. Công ty sẽ pahir
chọn những dự án trong những lĩnh vực nào để phù hợp và mang lại quyền lợi tốt
nhất cho thành viên công ty. Đây là vấn đề quan trọng nên phải thuộc thẩm
quyền quyết định của Hội đồng thành viên.
Thứ năm, quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho
vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Những điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn vốn của công ty. Trong một công ty thì vốn là vấn đề quan trọng ,
việc vay hay cho vay vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của công ty.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
43
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Thứ sáu, quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn
điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao
hơn. Tài sản trong công ty hợp danh là tài sản của công ty, nếu giá trị hợp đồng
mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ thì có khả năng
ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty.
Thứ bảy, quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi
nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên. Việc kinh doanh luôn
không mang lại lợi nhuận như mong muốn, việc hiểu rõ các hoạt động kinh
doanh của công ty thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Như đã nêu, công ty
thành lập với mục đích lợi nhuận là chủ yếu. Vì vậy, việc công ty có thu được lợi
nhuận hay không rất quan trọng. Hội đồng thành viên quyết định thông qua báo
cáo tài chính hằng năm để dự liệu được với nguồn vốn hiện có, tổng số lợi nhuận
mà công ty thu được cũng như thành viên công ty được chia bao nhiêu lợi nhuận,
để từ đó công ty thực hiện được các dự án đầu tư phù hợp với nguồn vốn của
mình.
Thứ tám, quyết định giải thể công ty. Việc giải thể công ty sẽ ảnh hưởng
đến công ty và lợi ích các thành viên trong công ty. Vì vậy, việc giải thể công ty
phải được Hội đồng thành viên thông qua.
Theo quy đinh tại điểm a Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005,
thành viên góp vốn được quyền tham gia biểu quyết đối với việc sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn,
về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên
quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
2.2.2. Gi
Giáám đố
đốcc công ty
Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong Hội đồng thành viên
bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định
khác. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ
quản lý, điều hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành
viên hợp danh, phân công phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên
hợp danh.
Một điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác của công ty hợp
danh là Giám đốc công ty bắt buộc phải là thành viên hợp danh, không được thuê
từ bên ngoài. Do xuất phát từ tính chất đối nhân của công ty hợp danh, việc quản
lý điều hành công ty do các thành viên hợp danh tiến hành trên cơ sở của sự tin
tưởng lẫn nhau về uy tín và trình độ chuyên môn. Vì vậy chức danh này không
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
44
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
thể giao cho người không phải là thành viên hợp danh, càng không thể là người
ngoài công ty.
Giám đốc công ty hợp danh có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty với tư cách là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh
tự phân công nhau đảm nhận chức danh quản lý, họ có thể cùng nhau thỏa thuận
cử Giám đốc, nhưng thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc không có quyền
cao hơn các thành viên hợp danh còn lại. Nghĩa là Giám đốc công ty hợp danh
chỉ làm nhiệm vụ phân công, phối hợp, điều hòa công việc của các thành viên
hợp danh, điều hành công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của tất cả các
thành viên hợp danh. Giám đốc công ty hợp danh không có quyền tự quyết định
trong bất cứ một vấn đề gì, nếu không thông qua Hội đồng thành viên. Cụ thể,
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Giám đốc công ty hợp danh có quyền hạn
và trách nhiệm:51
• Giám đốc công ty được ủy quyền và đại diện cho công ty với tư
cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc
các tranh chấp khác và đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước.
Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định người đại diện theo
pháp luật của công ty hợp danh đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc
nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác
và đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước. Điều này có thể giải
thích như sau: Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh được quy định
là tất cả các thành viên hợp danh, nhưng trong các vụ kiện, tranh chấp thương
mại hoặc các tranh chấp khác thì cần một chủ thể cụ thể đứng ra đại điện cho
công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn hay đại diện cho công ty trong
quan hệ với cơ quan nhà nước nên không thể là tất cả các thành viên hợp danh
mà phải là một thành viên hợp danh cụ thể. Và đó là Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty theo quy định tại Khoản 4 Điều 137
Luật Doanh nghiệp năm 2005, vì họ chính là thành viên hợp danh của công ty.
• Bên cạnh đó, Giám đốc công ty hợp danh có nhiệm vụ phân công,
phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; trách nhiệm ký các
quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên; tổ chức sắp xếp,
lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác
51
Khoản 4 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
45
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
của công ty theo quy định của pháp luật. Ngoài ra Giám đốc công ty hợp danh
còn có quyền triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên.
Có thể thấy vai trò của người đứng đầu công ty hợp danh cũng có sự khác
biệt so với vị trí, vai trò của người đứng đầu công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần. Nếu Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có quyền thực hiện những công việc kinh doanh
của công ty nhân danh chức vụ của bản thân thì Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của công ty hợp danh là một thành viên hợp danh và không có quyền
cao hơn các thành viên hợp danh còn lại và không có quyền tự quyết định một
vấn đề gì nếu không có sự thông qua của Hội đồng thành viên. Khi một số hoặc
tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết
định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh
thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã
đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp
hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
Một điểm khác biệt về Giám đốc công ty hợp danh với các loại hình công
ty khác là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định cụ thể
điều kiện và tiêu chuẩn đối với Giám đốc công ty hợp danh. Các loại hình công
ty khác đều quy định tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc (Tổng giám đốc).
Chẳng hạn đối với công ty cổ phần thì tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc được quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp
năm 2005 và được hướng dẫn bổ sung tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định
102/2010/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, được quy định tại
Điều 57 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và được hướng dẫn bổ sung tại Khoản 1
Điều 15 Nghị định 102/2010/NĐ-CP. Tiêu chuẩn và điều kiện của giám đốc
(Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại
Khoản 3 Điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và được hướng dẫn bổ sung tại
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
Việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định tiêu chuẩn và điều
kiện của Giám đốc công ty hợp danh có thể lý giải như sau: Luật Doanh nghiệp
năm 2005 đã quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên có thể được thuê từ bên ngoài nên cần có quy định cụ thể. Đối với
công ty hợp danh thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được thuê từ
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
46
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
bên ngoài mà bắt buộc phải là thành viên hợp danh. Đối với thành viên hợp danh
thì Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định cụ thể về điều kiện để trở thành
thành viên hợp danh như đã phân tích phía trên. Vì vậy, việc không quy định tiêu
chuẩn và điều kiện của Giám đốc công ty hợp danh là phù hợp.
2.3. Vốn và tài ch
chíính trong công ty hợp danh
2.3.1. Góp vốn vào công ty
� Tài sản góp vốn
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, góp vốn là việc đưa tài sản vào công
ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản có thể
góp vào công ty là: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản”.52
Theo khoản 4, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 “Tài sản góp vốn có
thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi
trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.”
Tại Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định tài sản góp vốn là quyền
sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ
khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Và chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ
sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp
vốn vào doanh nghiệp. Việc định giá tài sản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
phải theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thứ nhất, tài sản góp vốn là tiền mặt.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, tài sản góp vốn có thể là tiền Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tài sản được đề cập đầu tiên trong định nghĩa tài
sản góp vốn là tiền, tiếp theo đó là ngoại tệ. Ngoại tệ tự do chuyển đổi được hiểu
là ngoại tệ dễ dàng được tính ra các giá trị tương đương khác, tính ra đồng tiền
quốc tế khác và được thị trường quốc tế chấp nhận. Ngày nay nhu cầu sử dụng
ngoại tệ đầu tư kinh doanh rất phổ biến và để hoạt động này diễn ra một cách hợp
pháp Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cho phép tổ chức, cá nhân được góp vốn
bằng ngoại tệ.
Thứ hai, tài sản góp vốn bằng hiện vật.
Hiện vật được hiểu theo nghĩa rộng nhất, là tài sản hữu hình hoặc vô hình
mà không phải tiền, có thể là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tàu, thuyền,v.v. Tuy
nhiên, theo quy định vật đưa vào góp vốn phải là vật đưa vào giao dịch dân sự
52
Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
47
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
phù họp với quy định của luật dân sự là vật có thực, được xác định cụ thể, đem
lại lợi ích cho con người và phải chiếm hữu được. Vật đem góp vốn phải là tài
sản hợp pháp được phép giao dịch.
Thứ ba, tài sản góp vốn là giá trị tài sản quyền tài sản.
Tài sản góp vốn là giá trị quyền tài sản gồm tài sản góp vốn bằng quyền
sở hữu trí tuệ và tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu
trí tuệ.53 Như vậy, vật được gọi là quyền tài sản khi nó hội đủ hai yếu tố: trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tổ chức, cá nhân dùng
quyền sử dụng đất của mình để góp vốn vào doanh nghiệp. Thực chất của việc
góp vốn bằng quyền sủ dụng đất là việc góp vốn vào một chủ thể kinh doanh mới
hình thành để trở thành chủ sở hữu chung, bên góp vốn khi đó trở thành thành
viên của công ty mới được thành lập và có quyền tham gia các vấn đề quan trọng
của công ty.
Thứ tư, các loại tài khác theo thỏa thuận.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định các bên tham gia góp vốn thành
lập doanh nghiệp về nguyên tắc có thể dùng tài sản khác để góp vốn nếu Điều lệ
công ty có quy định, có thể do các thành viên công ty quy định.
Nếu trong các loại hình công ty đối vốn, phần vốn góp của các thành viên
được thể hiện dưới dạng vật chất như trên, thì loại hình công ty đối nhân như
công ty hợp danh lại có sự khác biệt. Luật Doanh nghiệp quy định công ty hợp
danh ở Việt Nam có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn. Cũng như các thành viên trong công ty đối vốn, phần vốn góp của thành
viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng được thể hiện dưới dạng vật chất.
Nhưng điểm khác biệt là ở loại thành viên hợp danh - đây là loại thành viên biểu
hiện tính đối nhân cơ bản trong công ty hợp danh, nên vấn đề nhân thân luôn
được gắn liền với loại thành viên này. Tài sản góp vốn của thành viên hợp danh
có thể mang tính phi vật chất, gắn liền với nhân thân của họ như uy tín, kinh
nghiệm, bí quyết kinh doanh,…Điều này tạo nên một cơ cấu vốn đa dạng trong
công ty hợp danh, nhằm phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
� Thực hiện góp vốn vào công ty hợp danh
53
Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
48
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, khi thành lập công ty,
các thành viên công ty hợp danh phải góp vốn vào vốn điều lệ công ty.54 Số vốn
do tất cả thành viên góp hoặc cam kết góp phải được ghi vào Điều lệ công ty.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như
đã cam kết. Sau khi góp vốn, thành viên đã góp vốn sẽ mất đi quyền sở hữu đối
với tài sản đã góp và nhận lại được quyền lợi từ công ty. Quyền tài sản ấy được
xem là phần vốn góp trong công ty, thường được thể hiện bằng một tỉ lệ nhất
định. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng
nhận phần vốn góp, giấy này có thể được công ty cấp lại theo yêu cầu của thành
viên công ty.
Giấy chứng nhận phần vốn góp gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty; số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
vốn điều lệ của công ty; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh
nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại
thành viên; giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên; số và
ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; quyền và nghĩa vụ của người sở hữu
giấy chứng nhận phần vốn góp; họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng
nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.55
Bên cạnh đó, luật cũng quy định rõ thành viên góp vốn không góp đủ và
đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ là khoản nợ của thành viên
đối với công ty và trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể
bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. Và thành viên
hợp danh khi vi phạm, không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại
cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.56
� Định giá tài sản góp vốn
• Tài sản được định giá góp vốn
Định giá tài sản góp vốn có nghĩa là việc quy đổi giá trị tài sản góp vốn
thành đơn vị tiền tệ.57 Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp
năm 2005, việc định giá tài sản góp vốn được đặt ra đối với những tài sản không
phải là tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi.
• Chủ thể định giá tài sản góp vốn
54
Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ
đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
55
Khoản 4 Điều 131 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
56
Khoản 2 và Khoản 3 Điều 131 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
57
Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo, Luật Kinh Tế, Nxb Phương Đông, 2010, tr.23.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
49
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, chủ thể định giá tài sản
góp vốn gồm thành viên góp vốn vào công ty và tổ chức định giá chuyên nghiệp
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định
giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ
đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của
tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp
vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn
phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ
chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng
số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá.
� Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
• Cách thức chuyển quyền sở hữu
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành viên công
ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty để hình thành
nên tài sản riêng của công ty theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm
2005 như sau:
Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp
vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho
công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và việc chuyển quyền sở hữu đối
với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản
giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ
thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài
sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá
trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người
góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo
pháp luật của công ty
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
50
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối
với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
• Thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
Trong công ty hợp danh thành viên hợp danh chịu bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty, liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ
còn lại của công ty hợp danh. Đối với thành viên góp vốn thì chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Tại khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Thành
viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công
ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội
đồng thành viên quyết định thời hạn khác”. Như vậy, thời hạn chuyển quyền sở
hữu đối với công ty hợp danh là 15 ngày kể từ này được chấp nhận, trừ trường
hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
2.3.2. Vấn đề chuy
ượ
ng vốn, rút vốn
chuyểển nh
nhượ
ượng
Pháp luật quy định rất chặt chẽ đới với việc chuyển nhượng vốn của các
thành viên họp danh. Một thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn góp
của mình cho người khác phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn
lại.58 Nếu thành viên hợp danh chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình thì
người nhận chuyển nhượng sẽ tiếp nhận tư cách thành viên của công ty. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh là yếu tố nhân thân
luôn được đặt lên hàng đầu, do thành viên mới có thể sẽ không quen biết với các
thành viên còn lại trong công ty. Vì thế Luật Doanh nghiệp quy định điều này chỉ
được thực hiện nếu có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Việc rút vốn của thành viên hợp danh cũng phải tuân thủ chặt chẽ theo các
quy định của pháp luật, điều lệ công ty. Trước hết, việc rút vốn khỏi công ty phải
được Hội đồng thành viên đồng ý. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút
vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu
tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính
và đã thông qua báo cáo tài chính của năm tài chính đó. Thành viên hợp danh sau
khi rút vốn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành
viên.59
58
59
Khoản 3 Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Khoản 2 và Khoản 5 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
51
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
Ngược lại với thành viên hợp danh, vấn đề chuyển nhượng vốn và rút vốn
của thành viên góp vốn không bị ràng buộc nhiều bởi pháp luật. Họ được quyền
chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho bất kỳ người nào một
cách tự do nếu điều lệ công ty không hạn chế. Thành viên góp vốn có quyền định
đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và
các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp
chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết
trở thành thành viên góp vốn của công ty.60 Khi chuyển nhượng toàn bộ hoặc
tặng cho vốn góp của mình thì tư cách thành viên của họ sẽ chấm dứt ngay và
không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào của công ty.
ng vốn
2.3.3. Vấn đề huy độ
động
Trong kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng, công ty muốn phát triển, mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì phải huy động vốn với nhiều hình thức khác
nhau. Công ty có quyền chọn những hình thức và cách thức huy động vốn phù
hợp với điều kiện cụ thể của mình và theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn
vốn ban đầu là vốn điều lệ thì công ty còn có thể tăng thêm nguồn vốn bằng cách
tăng vốn điều lệ hoặc đi vay. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định cụ
thể trường hợp tăng vốn điều lệ của công ty hợp danh. Tuy nhiên, về mặt lý luận
thì công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách: kết nạp thêm thành viên
hợp danh hoặc thành viên góp vốn; huy động thêm vốn góp từ các thành viên hợp
danh hoặc thành viên góp vốn.
Theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định việc tiếp nhận
thành viên mới của công ty hợp danh như sau: Công ty có thể tiếp nhận thêm
thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của
công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh hoặc
thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn
mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên
quyết định thời hạn khác. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả
thuận khác.
Tại Khoản 3 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “công ty
hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. Các loại chứng
khoán trên thị trường vốn rất phong phú và đa dạng như: cổ phiếu, trái phiếu,
60
Điểm e Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
52
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
chứng chỉ quỹ.61 Với quy định trên thì công ty hợp danh không thể huy động vốn
bằng cách phát hành các loại chứng khoán. Đây được xem là một điểm hạn chế
của loại hình doanh nghiệp này trong tình hình kinh tế thị trường cùng với sự
phát triển của thị trường chứng khoán.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 không cho phép công ty hợp danh phát
hành chứng khoán là do công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự tin tưởng
lẫn nhau giữa các thành viên hợp danh. Họ là chủ sở hữu chung của công ty và
cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ
của công ty. Đối với cổ phiếu, người mua là người sở hữu cổ phần, trở thành cổ
đông trong công ty và họ đương nhiên trở thành chủ sở hữu công ty. Nếu công ty
hợp danh được phát hành cổ phiếu thì người sở hữu cổ phần sẽ trở thành chủ sở
hữu chung của công ty hợp danh. Do đó, nếu quy định công ty hợp danh được
phát hành cổ phiều sẽ phá vỡ cấu trúc ban đầu của công ty và quy định như vậy
là phù hợp. Tuy nhiên, với việc không cho phép công ty hợp danh phát hành trái
phiếu là chưa phù hợp.
So với các loại hình doanh nghiệp khác thì quy mô, phạm vi và cách thức
huy động vốn của công ty hợp danh hạn chế hơn nhiều. Chẳng hạn, đối với công
ty cổ phần thì khả năng huy động vốn là không giới hạn, công ty cổ phần có thể
huy động vốn từ : việc vay vốn của ngân hàng hoặc các chủ nợ; phát hành thêm
cổ phần mới; phát hành chứng khoán. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, khả năng huy động vốn cũng lớn hơn và mở rộng hơn nhiều từ
các cách thức sau: vay vốn từ ngân hàng hoặc các chủ nợ, kết nạp thành viên mới,
phát hành trái phiếu, từ vốn góp tăng thêm của các thành viên.
2.3.4. Tài sản của công ty hợp danh
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định tài sản của công ty hợp danh bao
gồm:
Vốn góp của các thành viên góp vào khi thành lập công ty. Đó là vốn điều
lệ của công ty hợp danh. Phần vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn được chuyển quyền sở hữu cho công ty và ghi vào điều lệ công ty. Sau
khi góp vốn, thành viên mất đi quyền sở hữu với tài sản đã góp và nhận lại được
quyền lợi từ công ty. Tài sản đó sẽ được chuyển quyền sở hữu cho công ty và
đương nhiên trở thành tài sản của công ty.
Ngoài vốn điều lệ thì công ty hợp danh còn có các loại tài sản khác, đó là:
tài sản được tạo lập mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh
do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh
61
Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
53
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp
danh nhân danh cá nhân thực hiện. Vì trong công ty hợp danh có thành viên hợp
danh là những cá nhân cùng ngành nghề kinh doanh, thực hiện một số hoạt động
trong những lĩnh vực đặc thù như tu vấn pháp lý, kiểm toán, dịch vụ khám chữa
bệnh,…những ngành nghề mà công ty hợp danh đã đăng ký kinh doanh. Vì có
khả năng thành viên hợp danh sẽ nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt
động kinh doanh đó nên các tài sản thu được do cá nhân thành viên hợp danh
thực hiện thì phải thuộc về công ty hợp danh.
Ngoài ra tài sản của công ty hợp danh còn có tài sản được tặng cho và tài
sản được thừa kế của thành viên hợp danh, do thành viên hợp danh chịu trách
nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản hiện có và trong tương lai của mình đối với
công ty. Đối với tài sản được tặng cho và tài sản được thừa kế của thành viên góp
vốn, thì tài sản đó không thuộc tài sản của công ty hợp danh. Do thành viên góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty đối với các
khoản nợ của công ty.
Trên đây là những quy định của pháp luật về công ty hợp danh. Qua việc
phân tích những quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của
thành viên công ty, vấn đề vốn và tài chính trong loại hình công ty này. Có thể
thấy Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định khung pháp lý khá cụ thể về địa
vị pháp lý của công ty hợp danh. Tuy nhiên, trên thực tết trong quá trình thi hành
những quy định trên còn gặp khá nhiều vướng mắc. Để biết được thực trạng hoạt
động công ty hợp danh tại Việt Nam như thế nào? Và đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về của loại hình công ty này, trong chương sau
người viết sẽ đi sâu làm rõ vấn đề này.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
54
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ƯƠ
NG 3
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ỰC TI
ỄN VÀ PH
ƯƠ
NG HƯỚ
NG HO
ÀN THI
ỆN NH
ỮNG QUY ĐỊ
NH
TH
THỰ
TIỄ
PHƯƠ
ƯƠNG
ƯỚNG
HOÀ
THIỆ
NHỮ
ĐỊNH
ÁP LU
ẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
CỦA PH
PHÁ
LUẬ
ững lĩnh vực, ng
ạt độ
ng ch
ủ yếu tồn tại dướ
ức
3.1. Nh
Nhữ
ngàành ngh
nghềề ho
hoạ
động
chủ
ướii hình th
thứ
công ty hợp danh tại Vi
Việệt Nam
Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh hoạt động trong một số ngành,
nghề đặc thù như: tư vấn pháp lý, kiểm toán, thiết kế công trình xây dựng, dịch
vụ khám chữa bệnh, v.v. Trong đó, hai lĩnh vực nổi bậc hơn hết là lĩnh vục dịch
vụ pháp lý và dịch vụ kế toán, kiểm toán.
� Đối với dịch vụ pháp lý
Theo Luật luật sư năm 2006, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm văn
phòng luật sư và công ty luật. Trong đó, Công ty luật bao gồm công ty luật hợp
danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là
luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư là thành viên hợp danh. Các
thành viên công ty luật hợp danh thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc
công ty. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của
Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ "công ty luật hợp danh" hoặc
"công ty luật trách nhiệm hữu hạn", không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên
của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử
dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần
phong mỹ tục của dân tộc.
Điển hình là Công ty YKVN luật hợp danh. YKVN là công ty luật Việt
Nam có phạm vi hoạt động tư vấn đa dạng trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng,
mua bán sáp nhập, thị trường vốn, giải quyết tranh chấp, và bất động sản và xây
dựng. YKVN liên tục là công ty luật duy nhất của Việt Nam giữ vai trò dẫn đầu
trong các giao dịch công ty trong nước và quốc tế. Với các văn phòng tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Singapore, YKVN phối hợp sự tận tâm với công việc,
kiến thức chuyên ngành, hiểu biết về thị trường trong nước và khả năng ngoại
ngữ để tạo lợi ích một cách đáng kể cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
YKVN có 9 luật sư thành viên, 2 cố vấn cao cấp và 45 luật sư và chuyên viên tư
vấn, là những người có kinh nghiệm về tư vấn luật và tranh tụng thương mại
quốc tế. Phần lớn các luật sư có thâm niên của YKVN đã được đào tạo về luật tại
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
55
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ, Anh, Australia, Pháp, Đức và Nga và đã từng
hành nghề luật tại các công ty luật quốc tế có tên tuổi.62
� Dịch vụ kế toán, kiểm toán
Theo quy định tại Nghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm
2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP
ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. Doanh nghiệp
kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo 3 hình
thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất
ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám
đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực
tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và
không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.
Theo Luật kiểm toán độc lập 2011, thì các loại hình doanh nghiệp sau đây
được kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Đối với Công ty hợp danh khi
đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có
đủ các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp
luật; có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai
thành viên hợp danh; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.
Điển hình là Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM)
hoạt động theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của
Chính phủ về kiểm toán độc lập tại Việt Nam (nay là Luật kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011) và được thành lập theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105000002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 6 năm 2004. Sau khi thành lập và đi vào
hoạt động, CPA VIETNAM đã nhanh chóng trở thành một công ty có danh tiếng
62
http://www.ykvn-law.com/vn/news18-vn.html, [truy cập ngày 7/9/2014].
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
56
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
trong ngành với đội ngũ cán bộ dày dạn về kinh nghiệm, sâu sắc về chuyên môn
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn trong nước cũng như quốc tế.63
ực ti
ững quy đị
nh của ph
áp lu
ật về công ty hợp danh
3.2. Th
Thự
tiễễn áp dụng nh
nhữ
định
phá
luậ
ực ti
ững quy đị
nh về công ty hợp danh
3.2.1. Th
Thự
tiễễn áp dụng nh
nhữ
định
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay cho
thấy được những bất cập và những vấn đề còn hạn chế về tình hình hoạt động
kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp nói chung và của công ty hợp danh
nói riêng. Đây được xem là vấn đề có sự quản lý của Nhà nước ta trong khi Nhà
nước ta đang đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật
Doanh nghiệp ra đời đã tạo nhiều hơn nữa cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư
kinh doanh trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp
tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và trình độ quản lý của các nước phát triển. Đặc
biệt, với việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định khá chi tiết quy chế pháp
lý về công ty hợp danh, đã đánh dấu sự phát triển mới của Luật Doanh nghiệp,
đánh dấu được yêu cầu thực tế của nền kinh tế trong giai đoạn đất nước mở rộng
hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế. Việc pháp luật ghi nhận
công ty hợp danh là một chủ thể kinh doanh đã tạo cho các nhà đầu tư có thêm
lựa chọn, đó là lựa chọn một mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, lại đảm bảo tính an
toàn bởi sự thân tín và quen biết lẫn nhau.
So với các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy công ty hợp danh có một
số ưu điểm. Đó là:
• So với doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh có khả năng huy
động vốn lớn hơn, bởi lẽ công ty hợp danh là sự kết hợp hai thành viên hợp danh
trở lên, ngoài ra còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Trong khi đó doanh
nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt
động kinh doanh. Như vậy, công ty hợp danh có thể mở rộng quy mô kinh doanh
cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường là lớn hơn doanh nghiệp tư nhân.
• So với các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn như công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần, thì điểm giống nhau giữa
chúng là việc thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở liên minh, hợp tác giữa
nhiều thành viên cùng tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự khác nhau giữa chúng
là công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, việc thành lập dựa trên cơ sở
quan hệ thân thích là chính, vốn là yếu tố phụ, còn các loại hình trên thuộc loại
63
http://www.vacpa.org.vn/?o=modules&n=auditing&f=auditing_detail&idtype=129&idinfo=163&page=
1 , [truy cập ngày 7/9/2014].
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
57
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
hình công ty đối vốn, việc thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa các thành viên,
vấn đề quan hệ là thứ yếu. Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các
nghĩa vụ của công ty, còn các loại hình doanh nghiệp kể trên chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Như vậy, khả năng thực
hiện nghĩa vụ của công ty hợp danh là tốt hơn các doanh nghiệp khác, tạo được
uy tín, tín nhiệm cao hơn trong hoạt động kinh doanh.
Việt Nam là một đất nước mang đậm tạp quán Phương đông, coi trọng
tình nghĩa thì việc loại hình công ty này có thể rất phát triển trong tương lai. Tuy
nhiên, hiện nay loại hình công ty này lại rất ít phát triển ở nước ta. Cụ thể, theo
điều tra của Tổng cụ thống kê về Sự phát triển của Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước giai đoạn 2006-2011 cho thấy: Tại thời điểm 31/12/2011, trong tổng số
312.416 doanh nghiệp ngoài nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là
193.281 doanh nghiệp, chiếm 61,8%; công ty cổ phần không có vốn nhà nước
68.292 doanh nghiệp, chiếm 21,8%; doanh nghiệp tư nhân 48.913 doanh nghiệp,
chiếm 15,7 %; công ty cổ phần có vốn nhà nước 1.751 doanh nghiệp, chiếm
0,6%; công ty hợp danh 179 doanh nghiệp, chiếm 0,1%.
Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước thời điểm 31/12/2011
2011
2010
2009
2008
2007
2006
Tổng số
312416
268831
226676
183246
140627
117173
+ Doanh nghiệp
Tư nhân
48913
48007
47840
46530
40468
37323
+ Công ty hợp
danh
179
79
69
67
53
31
+ Công ty TNHH
tư nhân
193281
163978
134407
103091
77646
63658
+ CT cổ phần có
vốn Nhà nước
1751
1710
1738
1812
1597
1360
+ CT cổ phần
không có vốn
Nhà nước
68292
55057
42622
31746
20862
14801
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2014
Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh đều tăng qua các năm.
Tuy nhiên tính đến cuối năm 2011 thì số lượng công ty hợp danh chỉ có 179
doanh nghiệp. Số lượng này qua ít so với hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp
của các loại hình doanh nghiệp khác. Nguyên nhân nào mà những nhà đầu tư có
thể đưa công ty hợp danh ra ngoài phạm vi lựa chọn của mình, làm cho loại hình
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
58
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
công ty này kém phát triển hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Qua quá trình
nghiên cứu thì nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong những điểm chính
làm cho nhà đầu tư không lựa chọn hình thức công ty hợp danh đó là những điểm
yếu của loại hình công ty này:
� Thứ nhất, khi đầu tư vào công ty hợp danh, nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn
một trong hai loại chế độ trách nhiệm. Nếu chọn chế độ trách nhiệm vô hạn, tức
là trở thành thành viên hợp danh, nhà đầu tư sẽ phải san sẻ quyền quản lý công ty
với các thành viên hợp danh khác, họ không thể toàn quyền quyết định bất cứ
một vấn đề quan trọng nào của công ty mà không thông qua Hội đồng thành viên,
bên cạnh đó họ lại phải cùng các thành viên khác liên đới chịu trách nhiệm vô
hạn về các khoản nợ của công ty. Trong khi đó, nếu đầu tư vào doanh nghiệp tư
nhân, họ phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn nhưng họ sẽ được toàn quyền quản
lý công ty, cũng như số vốn của mình. Nếu chọn chế độ chịu trách nhiệm hữu
hạn, nhà đầu tư chỉ được làm thành viên góp vốn, loại thành viên không có thực
quyền trong công ty như đã phân tích ở trên. Trong khi đó, nếu chọn chế độ trách
nhiệm hữu hạn mà họ đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ
phần thì họ sẽ trở thành thành viên hay cổ đông của công ty tương ứng, họ có
quyền thảo luận, biểu quyết các vấn đề của công ty theo phần vốn góp của mình.
Như vậy, có thể thấy cả hai lựa chọn đều không hấp dẫn được các nhà đầu tư.
� Thứ hai, hạn chế về khả năng huy động vốn của công ty hợp danh, do
công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào dẫn tới khó khăn, hạn
chế trong việc huy động vốn của công ty. Từ đó tạo nên tâm lý e ngại của nhà
đầu tư khi quyết định lựa chọn mô hình công ty này.
Là loại hình công ty khá mới mẻ trong pháp luật, cũng như đối với nhà
đầu tư. Nên thực tế nhận thức của xã hội về công ty hợp danh còn chưa đầy đủ và
sâu sắc. Bên cạnh, việc thiếu đồng bộ và không đầy đủ của những quy định của
pháp luật cũng góp phần tạo nên thực trạng này.
ững bất cập khi áp dụng các quy đị
nh của về công ty hợp danh
3.2.2. Nh
Nhữ
định
� Về kh
kháái ni
niệệm công ty hợp danh
Theo khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về khái
niệm công ty hợp danh, thì công ty hợp danh có thể chia thành hai loại. Loại thứ
nhất là bao gồm các thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Loại thứ hai là những công ty có cả thành
viên hợp danh và thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu
hạn. Loại công ty này pháp luật các nước gọi là công ty hợp vốn đơn giản (hay
hợp danh hữu hạn). Pháp luật hiện hành đã quy định chung hai loại này lại với
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
59
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
nhau, không có sự tách bạch. Hầu hết các nước có quy định về loại hình công ty
hợp danh đều phân rõ ràng hai loại hình mang bản chất hợp danh là hợp danh
thông thường và hợp danh hữu hạn. Việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định
như vậy sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định khi xem xét các trường hợp giải
thể bắt buộc của công ty hợp danh. Một trong những trường hợp giải thể bắt buộc
cho doanh nghiệp nói chung là trong thời hạn sáu tháng liên tục không còn đủ số
lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, có thể
hiểu đối với công ty hợp danh thì công ty sẽ bị giải thể nếu không đủ số lượng
thành viên hợp danh tối thiểu là hai thành viên, còn việc công ty hợp danh còn
hay không còn cũng không ảnh hưởng đến việc tồn tại của công ty. Tuy nhiên,
mặc dù thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty hợp danh, nhưng vai
trò của loại thành viên này không thể phủ nhận. Việc không còn thành viên góp
vốn trong một công ty hợp danh có thành viên góp vốn sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến sự tồn tại của công ty.
� Về quy
quyềền của th
thàành vi
viêên góp vốn
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thừa nhận sự có mặt của thành viên góp
vốn trong Hội đồng thành viên của công ty hợp danh. Đây là điểm mới của Luật
Doanh nghiệp năm 2005 so với Luật Doanh nghiệp năm 1999. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc thành viên góp vốn có những quyền nhất định khi tham gia
vào các cuộc họp của Hội đồng thành viên và được pháp luật bảo hộ. Nhưng Luật
Doanh nghiệp năm 2005 lại thiếu cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Mọi
việc từ lớn đến nhỏ trong công ty đều phụ thuộc vào quyết định của thành viên
hợp danh mặc dù thành viên góp vốn cũng có quyền biểu quyết những vấn đề
liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Điều này thể hiện ở sự chấp
thuận tối thiểu của thành viên hợp danh theo quy định đối với mỗi vấn đề trong
công ty. Những vấn đề quan trọng quy định tại Khoản 3 Điều 135 Luật Doanh
nghiệp năm 2005 chỉ được thông qua nếu ít nhất ba phần tư tổng số thành viên
hợp danh chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Rõ ràng, thành
viên góp vốn có quyền biểu quyết về một số vấn đề của công ty theo quy định tại
điểm a Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005 nhưng việc biểu quyết
của họ không ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng thành viên. Với những
quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã làm cho quyền của
thành viên góp vốn trong công ty hợp danh chỉ tồn tại một cách hình thức. Và với
quy định trên thì rất ít công ty hợp danh có thành viên góp vốn. Bởi, khi góp vốn
vào công ty hợp danh, người góp vốn sẽ chịu rủi ro cao hơn nhiều khi cho vay
hoặc gửi tiền vào tiết kiệm.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
60
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ng vốn
� Về vấn đề huy độ
động
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Trong khi theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 thì tất cả các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đều
được quyền phát hành trái phiếu, trừ công ty hợp danh. Thị trường chứng khoán
đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, nó tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng khả năng huy động vốn từ công chúng
để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia tìm kiếm
lợi nhuận. Sẽ là một thiệt thòi nếu công ty hợp danh không được tham gia thị
trường này. Luật Doanh nghiệp năm 2005 lý giải, xuất phát từ tính chất đóng và
hạn chế tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh nên quy định công ty
không được phát hành các loại chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán bao gồm
các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, v.v. Cổ phiếu đem lại quyền sở hữu
và quyền quản trị công ty cho chủ sở hữu cổ phần là các cổ đông. Trái phiếu đem
lại trái quyền cho chủ sở hữu trái phiếu đó, họ trở thành chủ nợ của công ty và
việc phát hành trái phiếu chỉ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty. Như
vậy, việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định không cho phép công ty hợp
danh phát hành cổ phiếu là phù hợp với bản chất của công ty. Tuy nhiên, việc
phát hành trái phiếu để huy động vốn không ảnh hưởng đến tính chất đóng và
hạn chế tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh. Do đó, việc Luật Doanh
nghiệp năm 2005 không cho công ty hợp danh phát hành trái phiếu là không hợp
lý.
ườ
áp lu
ật của công ty hợp danh
� Về ng
ngườ
ườii đạ
đạii di
diệện theo ph
phá
luậ
Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về người đại diện theo pháp
luật của công ty hợp danh cũng có điểm khác biệt lớn so với quy định này ở các
loại hình doanh nghiệp khác. Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Luật
Doanh nghiệp năm 2005 quy định rõ người đại diện theo pháp luật của công ty.
Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Khoản 5 Điều 67 quy định
người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp
năm 2005, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng
quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo quy định tại Điều 95 Luật
Doanh nghiệp năm 2005. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
61
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
định ai là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh mà tại Khoản 1
Điều 137 chỉ quy định: các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật.
Quy định được hiểu là tất cả các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo
pháp luật của công ty hợp danh. Tuy nhiên quy định này có phần bất cập:
Một là, khi Luật Doanh nghiệp quy định tất cả các thành viên hợp danh có
quyền đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh, nghĩa là đây là quyền của
thành viên hợp danh, khi đã là quyền thì có thể thực hiện hoặc không thực hiện.
Hai là, không phải mọi thành viên hợp danh đều có quyền của người đại
diện theo pháp luật. Mặc dù có quyền đại diện theo pháp luật, song thành viên
hợp danh lại không có quyền đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc
nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp khác. Các
quyền này chỉ thuộc về Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.
Với thực trạng cùng những hạn chế nêu trên của công ty hợp danh, để có
thể tăng tính hấp dẫn của loại hình này đối với các nhà đầu tư thiết nghĩ pháp luật
về công ty hợp danh của Việt Nam cần có hướng đi cụ thể hơn, có những sửa đổi
hợp lý hơn để công ty hợp danh có thể phát triển trong nền kinh tế hiện nay.
ươ
ng hướ
ng ho
a vị ph
áp lý của công ty hợp danh
3.3. Ph
Phươ
ương
ướng
hoààn thi
thiệện đị
địa
phá
Qua phân tích các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và cũng
như quy định của pháp luật có liên quan, người viết nhận thấy về cơ bản pháp
luật Việt Nam hiện hành đã thiết lập một cơ chế nhằm bảo vệ địa vị pháp lý của
công ty hợp danh. Để loại hình công ty này hoạt động được hiệu quả cũng như
phát triển trong nền kinh tế hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, người
viết xin nêu ra một vài kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề trên.
� Về kh
kháái ni
niệệm công ty hợp danh
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã gộp hai loại hình công ty hợp danh thông
thường (chỉ bao gồm thành viên hợp danh) và công ty hợp danh hữu hạn (bao
gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) dưới tên chung là công ty hợp
danh. Việc gộp chung hai hình thức trên lại một tên chung và được điều chỉnh
dưới một quy chế chung đã tạo nên nhiều bất cập trong quá trình thực thi và áp
dụng pháp luật vào đời sống thực tế.
Luật Doanh nghiệp cần phân tách hai hình thức công ty hợp danh với hai
quy chế khác nhau, đó là: công ty hợp danh thông thường chỉ bao gồm các thành
viên hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn có cả thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn. Từ đó, pháp luật cần quy định cụ thể số lượng thành viên tối thiểu
của mỗi loại công ty, nhằm tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng điều kiện giải thể
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
62
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
doanh nghiệp quy định tại Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2005, có thể theo
hướng sau: Đối với loại hình công ty hợp danh thông thường phải có tối thiểu ít
nhất hai thành viên hợp danh trong công ty. Đối với loại hình công ty hợp danh
hữu hạn thì phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn.
Theo đó, công ty hợp danh thông thường sẽ phải giải thể khi không còn đủ
hai thành viên hợp danh trong sáu tháng liên tục, còn công ty hợp danh hữu hạn
sẽ phải giải thể khi không đủ hai thành viên hợp danh hoặc không còn thành viên
góp vốn trong sáu tháng liên tục.
Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho pháp luật được cụ thể hóa và áp
dụng một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi công ty hợp danh hữu hạn không còn
thành viên góp vốn nhưng vẫn còn hai thành viên hợp danh thì không nhất thiết
phải giải thể mà có thể chuyển đổi sang hình thức công ty hợp danh thông thường,
việc chuyển đổi này sẽ tuân theo những quy định cụ thể của pháp luật.
� Về quy
quyềền của th
thàành vi
viêên góp vốn
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cho phép thành viên góp vốn tham gia
vào cơ quan cao nhất của công ty hợp danh là Hội đồng thành viên nhưng lại
không trao cho họ quyền quản lý công ty, không được tiến hành các công việc
kinh doanh nhân danh công ty. Mọi công việc quan trọng của công ty đều được
quyết định bởi các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng đó, sự có mặt hay không có mặt của loại
thành viên này cũng không có ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Tuy nhiên,
suy cho cùng, thành viên góp vốn cũng có tầm quan trọng nhất định trong công
ty hợp danh, và những vấn đề quan trọng của công ty, sự tồn tại, phát triển hay
giải thể của công ty cũng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Luật
Doanh nghiệp cần quy định cho họ những quyền lợi nhất định trong việc tham
gia biểu quyết quyết định một số vấn đề lớn của công ty, cũng như quy định cụ
thể về việc thông qua với tỷ lệ thành viên góp vốn chấp thuận. Từ đó, nâng cao ý
thức trách nhiệm của thành viên góp vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty,
khuyến khích các nhà đầu tư tham gia góp vốn để trở thành thành viên góp vốn
của công ty hợp danh, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho loại thành viên góp vốn
trong tương quan với thành viên hợp danh.
át hành tr
ái phi
� Về vi
việệc cho ph
phéép công ty hợp danh ph
phá
trá
phiếếu
Luật Doanh nghiệp năm 2005 không cho phép công ty hợp danh phát
hành trái phiếu là không công bằng với loại hình công ty này. Điều này cũng là
một nhân tố làm giảm sức hấp dẫn của công ty hợp danh so với các loại hình
doanh nghiệp khác. Bởi vây, Luật Doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong vấn đề
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
63
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
huy động vốn của công ty hợp danh, theo đó quy định công ty hợp danh được
phát hành trái phiếu để huy động vốn khi nó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà
pháp luật quy định. Điều này sẽ giúp cho công ty hợp danh được tham gia vào thị
trường chứng khoán, quảng bá mình và huy động vốn từ công chúng nhằm phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, có quy định như vậy
mới đảm bảo tính công bằng của pháp luật đối với công ty hợp danh trong tương
quan với các loại hình doanh nghiệp khác, tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư,
nhà kinh doanh khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. Từ
đó, công ty hợp danh sẽ có điều kiện phát triển, khẳng định được vị trí và vai trò
của mình trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
ườ
áp lu
ật của công ty
� Về ng
ngườ
ườii đạ
đạii di
diệện theo ph
phá
luậ
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật
của công ty hợp danh còn bất cập như đã phân tích. Đối với vấn đề này, Luật
Doanh nghiệp cần sửa đổi theo hướng người đại diện theo pháp luật của công ty
chỉ nên có một, cụ thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng
giám đốc) do điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của công
ty hợp danh, để đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên hợp danh pháp luật
vẫn cho phép thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty
trong một số lĩnh vực nhất định như ký kết, thực hiện hợp đồng. Quyền đại diện
pháp luật cho công ty của các thành viên hợp danh sẽ không được thực hiện trong
các quan hệ như đại diện cho công ty trước cơ quan nhà nước, đại diện cho công
ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn. Các quyền này chỉ có Chủ tịch Hội đồng
thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) với tư cách là người đại diện theo
pháp luật của công ty mới được thực hiện.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
64
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ẬN
KẾT LU
LUẬ
Khi nghiên cứu các vấn đề pháp luật doanh nghiệp về công ty hợp danh ta
thấy đây là một loại hình công ty còn khá mới mẻ với các nhà đầu tư trong nước.
Với những ưu điểm như: tạo được sự tin cậy đối với khách hàng, làm cho môi
trường ngày càng lành mạnh, đẩy mạnh xu hướng làm việc cam kết theo khả
năng chứ không theo kết quả, Nhà nước kiểm soát được hoạt động, thiết nghĩ mô
hình này cần nhanh chóng hoàn thiện để đi vào đời sống một cách mạnh mẽ.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra một khung pháp lý khá tương đối
để duy trì hoạt động của công ty hợp danh. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp
vẫn còn những vướng mắc, trên thực tế hoạt động công ty hợp danh vẫn chưa
phát huy hết vai trò của mình.
Từ những phân tích, đánh giá trên cơ sở lý luận và thực tiễn về những quy
định liên quan đến địa vị pháp lý của công ty hợp danh, cùng với những vướng
mắc trong quá trình thực tế, người viết đã đề xuất một số ý kiến nhằm tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc, đồng thời hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty hợp
danh. Các kiến nghị đó tập trung vào các vấn đề chính sau:
� Đối với quy định về khái niệm công ty hợp danh: Luật Doanh
nghiệp nên sửa theo hướng quy rõ ràng và tách biệt hai loại hình công ty hợp
danh, công ty hợp danh thông thường chỉ bao gồm các thành viên hợp danh và
công ty hợp danh hữu hạn có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Từ
đó, pháp luật quy định cụ thể số lượng thành viên tối thiểu của mỗi loại công ty.
� Đối với quyền của thành viên góp vốn: Luật Doanh nghiệp cần quy
định cho họ những quyền lợi nhất định trong việc tham gia biểu quyết quyết định
một số vấn đề lớn của công ty, cũng như quy định cụ thể về việc thông qua với tỷ
lệ thành viên góp vốn chấp thuận.
� Đối với vấn đề huy động vốn của công ty hợp danh: Luật Doanh
nghiệp cần linh hoạt hơn trong vấn đề huy động vốn của công ty hợp danh, theo
đó quy định công ty hợp danh được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhằm
tạo nên sựu hấp dẫn cho các nhà đầu tư, nhà kinh doanh khi lựa chọn mô hình
công ty này để hoạt động kinh doanh.
� Đối với người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh: Luật
Doanh nghiệp năm 2005 quy định tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền
đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh. Theo người viết, Luật Doanh
nghiệp nên quy định theo hướng người đại diện theo pháp luật của công ty chỉ
nên có một. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
65
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh do điều lệ công ty quy
định.
Với những kiến nghị đã nêu, người viết mong rằng công trình nghiên cứu
của mình có thể góp phần hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của công ty hợp
danh. Thông qua đó, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, giúp mô hình công ty
này ngày càng phát triển vững mạnh trên trong nền kinh tế Việt Nam.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
66
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
ỆU THAM KH
ẢO
DANH MỤC TÀI LI
LIỆ
KHẢ
ạm ph
áp lu
ật
� Danh mục văn bản quy ph
phạ
phá
luậ
1. Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Luật công ty năm 1990.
3. Luật doanh nghiệp năm 1999.
4. Luật doanh nghiệp năm 2005.
5. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2012.
6. Luật chứng khoán năm 2006.
7. Luật luật sư năm 2006.
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006.
9. Luật cán bộ, công chức năm 2008.
10. Luật viên chức năm 2010.
11. Luật kiểm toán độc lập năm 2011.
12. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi
hành một số điều của luật doanh nghiệp.
13. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
14. Nghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2009 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3
năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
15. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ
về đăng ký doanh nghiệp.
16. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính
phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp năm
2005.
17. Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị
định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
� Danh mục sách, báo, tạp ch
chíí
1. Đoàn Nguyễn Minh Thuận, Tập bài giảng Luật thương mại 2, Khoa
Luật Trường Đại học Cần Thơ, 2012.
2. Lê Việt Anh, Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 113, 2008.
3. Ngô Huy Chương, Dự án sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005: Bình luận
những vấn đề pháp lý chủ yếu, Nghiên cứu lập pháp, số13 (269), T7/2014.
4. Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội, 2008.
5. Nguyễn Mai Hân, Bài giảng Luật thương mại 2, Khoa Luật trường Đại
học Cần Thơ, 2012.
6. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập
doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật kinh tế, 2010.
7. Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo, Luật Kinh Tế, Nxb Phương Đông,
2010.
8. Phạm Duy Nghĩa, Luật Doanh Nghiệp Tình huống- phân tích- bình luận,
Khoa Luật- ĐHQG Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009.
9. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế , Nxb Công an nhân dân, 2011.
10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại – Tập 1, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.
11. Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ
thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, 2013.
� Danh mục các trang th
ông tin điện tử
thô
1. Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM),
http://www.vacpa.org.vn/?o=modules&n=auditing&f=auditing_detail&idty
pe=129&idinfo=163&page=1, [truy cập ngày 7/9/2014].
2. Dự thảo luật online, Luật Doanh nghiêp (sửa đổi),
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_
Detail.aspx?ItemID=753&LanID=933&TabIndex=1,
[truy cập ngày 7/9/2014].
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
Đị
Địaa vị ph
phááp lý của công ty hợp danh
3. Đỗ Văn Đại, Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh, 2005,
http://vietnamese-lawconsultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&categ
ory=&id=41&topicid=316, [truy cập ngày 7/9/2014].
4. Ngô Huy Chương, Sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: phân tích , bình
luận và kiến nghị, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/sua-111oiluat-doanh-nghiep-2005-phan-tich-binh-luan-va-kiennghi/#refhttp://www.quyckmba.com/law/partnership/general/,
[truy
cập
ngày 7/9/2014].
5. Nguyễn Cảnh Nam, Một số vấn đề sửa đổi luật doanh nghiệp, 2014,
http://www.vinacomin.vn/vi/news/Nghien-cuu-Trao-doi/Mot-so-van-desua-doi-luat-doanh-nghiep-7359.html, [truy cập ngày 7/9/2014].
6. Phan Chí Hiếu: Luật Doanh nghiệp và những chế định pháp lý cần sửa
đổi, bổ sung, 2014,
http://www.tapchitaichinh.vn/Phap-luat-Kinh-doanh/Luat-Doanh-nghiepva-nhung-che-dinh-phap-ly-can-sua-doi-bo-sung/50008.tctc, [truy cập ngày
7/9/2014].
7. Tin tức pháp luật, Thay đổi về tổ chức hoạt động văn phòng công chứng,
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sachmoi/7844/thay-doi-ve-to-chuc-hoat-dong-van-phong-cong-chung, [truy cập
ngày 7/9/2014].
8. Vũ Xuân Tiền, Cấp thiết sửa đổi Luật doanh nghiệp (kỳ II), 2013,
http://dddn.com.vn/phap-luat/cap-thiet-sua-doi-luat-doanh-nghiep-ky-ii20131227103118291.htm, [truy cập ngày 7/9/2014].
9. YKVN được bình chọn là “ Công ty Luật quốc gia trong năm” của Việt
Nam trong năm 2011, http://www.ykvn-law.com/vn/news18-vn.html, [truy
cập ngày 7/9/2014].
� Tài liệu khác
Dự thảo luật Doanh nghiệp năm 2014.
GVHD: Đoàn Nguy
Nguyễễn Minh Thu
Thuậận
SVTH: Hu
Huỳỳnh Th
Thịị Thanh Nh
Nhààn
[...]... Nh Nhààn 8 Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi quy định của pháp luật, do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên việc điều hành công ty rất phức tạp 1.2 Kh Kháái qu quáát chung về công ty hợp danh 1.2.1 Kh Kháái ni niệệm công ty hợp danh � Khái niệm công ty hợp danh theo pháp luật các nước... Thanh Nh Nhààn 11 Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh danh, một công ty hợp danh còn có thể có tổ chức hoặc cá nhân góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty gọi là thành viên góp vốn 1.2.2 Đặ Đặcc điểm ph phááp lý của công ty hợp danh Công ty hợp danh cũng là một doanh nghiệp nên có đầy đủ những tính chất và đặc điểm của một doanh nghiệp... trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.” GVHD: Đoàn Nguy Nguyễễn Minh Thu Thuậận SVTH: Hu Huỳỳnh Th Thịị Thanh Nh Nhààn 12 Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty 15 và liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không... Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh các nhà kinh doanh lựa chọn Thế nhưng để công ty hợp danh hoạt động có hiệu quả thì vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình công ty này là một yếu tố rất quan trọng Sau đây, người viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý của công ty hợp danh trong pháp luật Việt Nam GVHD: Đoàn Nguy Nguyễễn Minh Thu Thuậận SVTH: Hu Huỳỳnh Th Thịị Thanh Nh Nhààn 24 Đị Địaa vị. .. trung thực của các thành viên hợp danh còn lại khi tham gia vào quá trình quản lý công ty Nhằm thể hiện tính minh bạch, công khai các lợi ích của người quản lý trong công ty và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên còn lại trong công ty Ngoài ra thành viên hợp danh còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty Thành viên hợp danh có quyền rút khỏi công ty nếu được... viên hợp danh phải liên đới cùng nhau dùng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ đó Do đó, không có sự độc lập giữa tài sản của công ty với tài sản của thành viên hợp danh Nhưng, theo các nhà soạn thảo Luật Doanh nghiệp thì công ty hợp danh có đầy đủ bốn đặc điểm của một pháp nhân Trong công ty, tài sản của công ty tách bạch với tài sản của các thành viên hợp danh Khi các thành viên hợp danh. .. tài sản Đó là: công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn ứ nh Lo Loạại th thứ nhấất: công ty hợp danh thông thường là công ty chỉ bao gồm một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty và phải có số lượng ít nhất là hai thành viên trở lên mới được thành lập hợp pháp Đây là hình thức công ty hợp danh tuyệt đối... quát hóa các công ty hợp vốn, công ty đối vốn đơn giản, công ty hợp vốn đơn giản cổ phần, công ty dự phần và biến dạng của chúng dưới quan niệm công ty đối nhân Luật riêng về các loại công ty thương mại này có thể bắt nguồn từ luật chung của dân luật Luật công ty ngày 27/10/2005 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ điều chỉnh hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; hợp danh được điều... Nhààn 20 Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh hợp danh nếu như tài sản của các thành viên khác trong hợp danh không đủ để trang trải các khoản nợ Thứ ba, luật pháp của Singapore có những quy định chi tiết về trách nhiệm của các thành viên trong hợp danh, những hành vi được coi là hợp pháp, có tác dụng ràng buộc hợp danh và những hành vi bị coi là bất hợp pháp không có giá trị ràng buộc pháp nhân... tư (công ty hợp vốn GVHD: Đoàn Nguy Nguyễễn Minh Thu Thuậận SVTH: Hu Huỳỳnh Th Thịị Thanh Nh Nhààn 21 Đị Địaa vị ph phááp lý của công ty hợp danh đơn giản), hội đồng lợi (công ty hợp danh) .33 Năm 1942, dưới thời chính quyền vua Bảo Đại, Bộ luật thương mại Trung phần được ban hành và áp dụng tại miền Trung Luật này chia công ty thành công ty đối nhân và công ty đối vốn Công ty đối nhân bao gồm công ty