Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên góp vốn có các quyền tương ứng với lợi ích của họ trong công ty hợp danh.
�
��� NhNhNhNhóóóómmmm quyquyquyquyềềềềnnnn vvvvềềềề ququququảảảảnnnn trtrtrtrịịịị ccccôôôôngngngng tytytyty
Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty hợp danh. Họ chỉ quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong công ty. Đó là sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, họ có quyền tham gia tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Bên cạnh đó, nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty thì thành viên góp vốn có quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty. Do thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty nên việc thành viên góp vốn nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty sẽ không dẫn đến việc xung đột giữa lợi ích của cá nhân thành viên góp vốn và lợi ích của công ty hợp danh.
�
��� NhNhNhNhóóóómmmm quyquyquyquyềềềềnnnn đốđốđốđốiiii vvớvvớớớiiii ttttààààiiii ssssảảảảnn ccccônn ôôôngngngng tytytyty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, các thành viên góp vốn được quyền chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty và được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty. So với thành viên hợp danh, quyền của thành viên góp vốn được mở rộng hơn trong việc định đoạt phần vốn góp của mình khi muốn rút khỏi công ty. Cụ thể, họ còn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Trong trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty. Như vậy, trong trường hợp này người thừa kế đương nhiên trở thành thành viên góp vốn.
�
Thành viên góp vốn có quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Cụ thể, họ được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của công ty; họ có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty. Do thành viên góp vốn dùng tài sản của mình để góp vốn vào công ty hợp danh, việc kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ nên họ có quyền tiếp cận các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có địa vị pháp lý khác nhau. Phạm vi quyền của thành viên góp vốn hạn chế hơn so với thành viên hợp danh, đặc biệt là hạn chế trong các quyền về quản lý công ty và tương ứng với việc hạn chế quyền là giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty. Quy định như vậy đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư không có chuyên môn trong lĩnh vực mà mình đầu tư, cũng như không có thời gian trong việc quản lý công việc kinh doanh của công ty nhưng muốn đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, quyền cơ bản của thành viên góp vốn khi tham gia vào công ty hợp danh thực chất là quyền được chia lợi nhuận mà không có quyền quản lý công ty. Cùng với nó là thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn như thành viên hợp danh mà chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.