Điều kiện trở thành thành viên góp vốn

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của công ty hợp danh (Trang 40)

2.1.2. 2.1.2.

2.1.2. QuyQuyQuyQuyềềềềnnnn vvvvàààà nghnghĩĩĩĩanghngh aaa vvvvụụ ccccủủaaaa ththàththààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn gggóóópppp vvvvốốnnnn

2.1.2.1. Điều kiện trở thành thành viên góp vốn

Thứ nhất,khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân. Như vậy, phạm vi đối tượng góp vốn vào công ty hợp danh được mở rộng hơn đối tượng có thể trở thành thành viên hợp danh, bao gồm cá nhân và tổ chức Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào công ty hợp danh bằng phần vốn góp của mình.

Thứ hai, theo quy định mọi tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp bị cấm tại khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, có quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Theo đó, những đối tượng sau bị cấm góp vốn vào công ty hợp danh:

• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

• Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Không phải tất cả cán bộ, công chức đều bị cấm góp vốn vào công ty hợp danh. Việc xác định những đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty căn cứ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật phòng, chống tham nhũng 2006.44

Tuy nhiên, theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đều có quyền góp vốn vào công ty hợp danh.

Từ đó, có thể thấy có sự không thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan nên dẫn đến những khó khăn trong việc xác định chủ thể là tổ chức có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tổ chức không phân biệt có hay không có tư cách pháp nhân đều có quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị định 102/2010 lại bó hẹp quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của tổ chức, nghị định quy định tổ chức là pháp nhân. Nghĩa là tổ chức không có tư cách pháp nhân không được góp vốn vào công ty hợp danh. Như vậy, sự khác biệt trên đã làm hạn chế chủ thể được góp vốn vào công ty hợp danh, do không phải mọi tổ chức đều có tư cách pháp nhân.

Ngoài ra, theo Luật Viên chức năm 2010 thì viên chức được phép góp vốn vào công ty hợp danh, nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty hợp danh.45 Như vậy, viên chức chỉ được trở thành thành viên góp vốn và không được trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Theo quy định, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.46Viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, khi họ góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn thì họ không được quyền quản lý, điều hành công ty, họ chỉ góp vốn để được chia lợi nhuận. Vì Vậy, việc góp vốn của viên chức không ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, cũng như lợi ích của thành viên công ty hợp danh.

44Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2006. 45Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010.

Các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. Cụ thể:

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của công ty hợp danh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)