Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. Thành viên góp vốn thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với quyền hạn mà họ có, cụ thể họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quan trọng của thành viên góp vốn là phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết đối với công ty. Ngoài ra thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên trong công ty hợp danh.
Có thể thấy, thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty, không tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty, chỉ góp vốn để hưởng lợi nhuận và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Đây là một
điểm khác so với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chỉ giới hạn trách nhiệm của mình trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nhưng họ vẫn được quyền tham gia quản lý công ty, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty với giá trị biểu quyết được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty.
2.2. 2.2. 2.2.
2.2. CCCCơơơơ ccccấấấấuuuu ttttổổổổ chchchchứứứứcccc trongtrong ccccôtrongtrong ôôôngngngng tytytyty hhhhợợợợpppp danhdanhdanhdanh
Cũng như những tổ chức kinh tế khác, công ty hợp danh cũng là một pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự phân công và điều hành trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đồng thời, do là loại hình công ty đối nhân nên việc tổ chức nội bộ và quản lý trong công ty hợp danh mang nhiều nét khác biệt và đặc trưng so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng rất cao, mặt khác các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân nên việc quản lý công ty hợp danh chịu rất ít sự rằng buộc của pháp luật. Về cơ bản các thành viên có quyền thỏa thuận với nhau về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên, quyền quản lý công ty chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thỏa thuận trong Điều lệ công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh không bắt buộc phải có Ban kiểm soát hay kiểm soát viên. Công ty hợp danh có cấu trúc quản trị đơn giản, bao gồm Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Cấu trúc quản trị công ty hợp danh được luật quy định phù hợp với việc thành viên hợp danh là những người trực tiếp quản lý, điều hành trong công ty.
2.2.1. 2.2.1. 2.2.1.
2.2.1. HHHHộộộộiiii đồđồđồđồngngngng ththàththààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn
� Thành phần và chức năng
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã tạo ra cơ hội cho thành viên góp vốn tham gia vào Hội đồng thành viên. Để có thể biểu quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, tại Khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên”. Như vậy, thành phần Hội đồng thành viên công ty hợp danh bao gồm tất cả các thành viên công ty là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn nếu công ty có thành viên góp vốn. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
Trong Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Đồng thời người này kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên thông qua số phiếu biểu quyết của các thành viên hợp danh.
� Thẩm quyền của Hội đồng thành viên
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty, từ các vấn đề đối nội đến những việc đối ngoại của công ty.
Hội đồng thành viên quyết định các công việc nội bộ như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hay việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới, chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên ra khỏi công ty cũng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
Công ty cần quyết định phương hướng trong hoạt động kinh doanh hay kế hoạch phát triển đầu tư thì Hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định.
Là cơ quan có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty hợp danh nên các việc như việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn đều do Hội đồng thành viên quyết định.
Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên còn quyết định việc mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Ngoài ra, Hội đồng thành viên còn có quyền quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên hay quyết định giải thể công ty và các vấn đề khác theo quy định.
� Cuộc họp Hội đồng thành viên
Th Th Th
Thẩẩmẩẩmmm quyquyquyềềềềnquy nnn tritritritriệệệệuu ttttậuu ậậậpppp cucucucuộộộộcccc hhhhọọọọpppp HHHHộộộộiiii đồđồđồđồngngngng ththththàààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn
� Thẩm quyền triệu tập cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng thành viên Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên. Khi Chủ tịch Hội đồng thành viên xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì sẽ triệu tập họp. Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đứng đầu trong Hội đồng thành viên, do Hội đồng thành viên bầu từ một thành viên hợp danh. Vì vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.
Thành viên hợp danh cũng có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đây là một quyền có điều kiện, chỉ khi Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên hợp danh đó mới có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên.47 Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.48 Hội đồng thành viên gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, nếu công ty có thành viên góp vốn. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định thành viên hợp danh có thẩm quyền triệu tập họp mà không quy định thành viên góp vốn có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên hợp danh triệu tập họp Hội đồng thành viên phải gửi thông báo đến các thành viên khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ các nội dung sau: mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp. Kèm theo thông báo mời họp phải có các tài liệu sử dụng tại cuộc họp. Thông báo mời họp và các tài liệu thảo luận được thực hiện theo quy định sau: có thể gửi thông báo mời họp bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác. Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.49
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ toạ cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh; mục đích, chương trình và nội dung họp; thời gian, địa điểm họp; họ, tên chủ toạ, thành viên dự họp; các ý kiến của thành viên dự họp; các quyết định được thông qua, số thành viên chấp thuận và nội dung cơ bản của các quyết định đó; họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.50
� Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên
Tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Những quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dựa trên các tỷ lệ biểu quyết khác nhau, và nó tùy thuộc vào vấn đề biểu quyết. Nếu Điều lệ công ty không 47Khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
48Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005. 49Khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005. 50Khoản 3 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
quy định khác thì mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết và trong trường hợp đó, biểu quyết của Hội đồng thành viên là biểu quyết theo thành viên mà không theo phần vốn góp.
Các quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Tuy nhiên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các thành viên trong công ty hợp danh thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, đó là các vấn đề:
Thứ nhất,quyết định các vấn đề nội bộ trong công ty như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới.
Thứ hai, quyết định chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên hợp danh. Việc thành viên hợp danh rút khỏi công ty hay bị khai trừ khỏi công ty là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công ty, cũng như các chủ nợ. Nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và ràng buộc trách nhiệm của thành viên hợp danh với công ty trong trường hợp thành viên hợp danh cố ý thực hiện hành vi gây thiệt hại cho công ty đến mức công ty buộc phải khai trừ thành viên này để họ không cần thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công ty. Vì vậy những việc này phải được Hội đồng thành viên quyết định.
Thứ ba, quyết định về phương hướng phát triển công ty. Phương hướng là đề cập đến kế hoạch kinh doanh của công ty, thể hiện được mục tiêu phát triển của công ty. Để tồn tại, công ty cần có phương hướng giúp công ty nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
Thứ tư, quyết định dự án đầu tư của công ty. Mục đích chính của việc thành lập công ty là để kinh doanh và thu được lợi nhuận cao và bền vững, vì vậy công ty cần có các dự án đầu tư để thu lại lợi nhuận cho công ty. Và thực hiện dự án đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của công ty. Công ty sẽ pahir chọn những dự án trong những lĩnh vực nào để phù hợp và mang lại quyền lợi tốt nhất cho thành viên công ty. Đây là vấn đề quan trọng nên phải thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên.
Thứ năm, quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của công ty. Trong một công ty thì vốn là vấn đề quan trọng , việc vay hay cho vay vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của công ty.
Thứ sáu, quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Tài sản trong công ty hợp danh là tài sản của công ty, nếu giá trị hợp đồng mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ thì có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty.
Thứ bảy, quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên. Việc kinh doanh luôn không mang lại lợi nhuận như mong muốn, việc hiểu rõ các hoạt động kinh doanh của công ty thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Như đã nêu, công ty thành lập với mục đích lợi nhuận là chủ yếu. Vì vậy, việc công ty có thu được lợi nhuận hay không rất quan trọng. Hội đồng thành viên quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm để dự liệu được với nguồn vốn hiện có, tổng số lợi nhuận mà công ty thu được cũng như thành viên công ty được chia bao nhiêu lợi nhuận, để từ đó công ty thực hiện được các dự án đầu tư phù hợp với nguồn vốn của mình.
Thứ tám, quyết định giải thể công ty. Việc giải thể công ty sẽ ảnh hưởng đến công ty và lợi ích các thành viên trong công ty. Vì vậy, việc giải thể công ty phải được Hội đồng thành viên thông qua.
Theo quy đinh tại điểm a Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên góp vốn được quyền tham gia biểu quyết đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
2.2.2. 2.2.2. 2.2.2.
2.2.2. GiGiGiGiáááámmmm đốđốđốđốcccc ccccôôôôngngngng tytytyty
Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý, điều hành việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh, phân công phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.
Một điểm khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác của công ty hợp danh là Giám đốc công ty bắt buộc phải là thành viên hợp danh, không được thuê từ bên ngoài. Do xuất phát từ tính chất đối nhân của công ty hợp danh, việc quản lý điều hành công ty do các thành viên hợp danh tiến hành trên cơ sở của sự tin tưởng lẫn nhau về uy tín và trình độ chuyên môn. Vì vậy chức danh này không
thể giao cho người không phải là thành viên hợp danh, càng không thể là người