Đối với doanh nghiệp, người quản lý được xem là trái tim, là linh hồn của doanh nghiệp đó. Bởi họ là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hội nhập với nhiều thách thức như hiện nay thì vai trò của người quản lý trong công ty, đặc biệt trong công ty hợp danh là vô cùng quan trọng và cần thiết được sự điều chỉnh của pháp luật. Chính vì nắm quyền quản lý, điều hành trong công ty nên thành viên hợp danh rất dễ dàng thao túng quyền lực, có nhiều cơ hội để thu vén lợi ích cá nhân cho bản thân mình.
Vì vậy, khi được hưởng những quyền lợi trên thì thành viên hợp danh phải đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Theo khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau:
� � �
� NhNhNhNhóóóómm nghmm nghnghnghĩĩĩĩaaaa vvvụvụụụ đốđốđốđốiiii vvvvớớớớiiii ququququảảảảnn llllýnn ýýý vvvvàà đàà đđđiiiiềềềềuuuu hhhhàààànhnhnhnh hohohohoạạtttt độạạ độđộđộngngngng kinhkinhkinhkinh doanh
doanh doanh doanh
Trong hoạt động quản lý công ty hợp danh. Thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên. Mục tiêu chủ yếu yếu của các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp thường là hướng tới tìm kiếm lợi nhuận. Trung thực ở đây nghĩa là thành thật với những người khác và với cả chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một phẩm chất quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mối quan hệ, giao dịch, đó cũng là sức mạnh lớn nhất để thuyết phục người khác. Trung thực cũng là phẩm chất hành đầu của nhà lãnh đạo. Người trung thực dễ dàng giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài và đứng vững trong xã hội. Nghĩa vụ cẩn trọng ở đây được hiểu là thành viên hợp danh trong thực thi quyền và nhiệm vụ của mình phải luôn suy xét, đánh giá và cân nhắc với mức cẩn trọng tối đa mà bất cứ một người bình thường khác trong địa vị, hoàn cảnh và trình độ chuyên môn tương ứng đều làm như vậy. Mọi quyết định của thành viên hợp danh đều phải lý giải được đó là quyết định tốt nhất có thể để phục vụ lợi ích của công ty và các thành viên khác. Thực hiện tốt quyền và nhiệm vụ một cách trung thực, cẩn trọng là một trong những nghĩa vụ quan trọng và cơ bản của thành viên hợp danh.
Ngoài nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất thì thành viên hợp danh khi tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty thì họ phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
�
��� NhNhNhNhóóóómmm nghmnghnghnghĩĩĩĩaaaa vvvvụụụụ đốđốđốđốiiii vvvvớớớớiiii ttttààààiiii ssssảảảảnnnn ccccôôôôngngngng tytytyty
Thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Với vai trò là người quản lý, điều hành công ty, thành viên hợp danh rất dễ dàng thao túng quyền lực, có nhiều cơ hội để thu vén lợi ích cá nhân cho bản thân mình. Họ phải có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của công ty và của những thành viên khác nên không thể sử dụng tài sản của công ty để phục vụ lợi ích của bản thân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, nghĩa vụ đối với tài sản của thành viên hợp danh là nghĩa vụ vô hạn và liên đới. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Nghĩa là, trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh chỉ được xác lập khi tài sản của công ty không đủ để thanh toán các nợ, công ty hợp danh phải dùng tài sản của công ty để thanh toán các khoản nợ của công ty, khi nào tài sản của công ty không đủ thanh toán nợ thì mới dùng tài sản của thành viên hợp danh. Khi đó chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho mình. Sau đó, thành viên hợp danh đã thanh toán nợ cho chủ nợ có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh khác thanh toán lại cho mình phần nợ đã thanh toán tương ứng với nghĩa vụ của từng thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh do thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn và bị khai trừ khỏi công ty thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Sau thời hạn trên, thành viên hợp danh không còn phải chịu trách nhiệm nữa. Quy định trên nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với công ty và phần nào hạn chế những trường hợp thông đồng giữa các thành viên hợp danh để nhằm hạn chế việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với chủ nợ.
Trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ, thành viên hợp danh phải chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, khi thành viên hợp danh nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty thì họ phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty. Do tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh, kể cả tài sản thu được do thành viên hợp danh nhân danh công ty thực hiện và tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty do cá nhân thành viên hợp danh nhân danh hoặc nhân danh người khác thực hiện đều là tài sản của công ty hợp danh.
�
��� NghNghNghNghĩĩĩĩaa vaavvvụụụụ đốđốđốiiii vđố vvvớớớớiiii thththôthôôôngngngng tintintintin
Định kỳ hàng tháng thành viên hợp danh phải báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu. Do thành viên hợp danh là những người trực tiếp quản lý công ty, họ nắm rõ tình hình hoạt động của công ty. Khi các thành viên khác trong công ty cần biết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thì họ là người biết chính xác nhất nên phải báo cáo trung thực, chính xác thông tin về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty cho các thành viên khác trong công ty. Quy định cũng nhằm đảm bảo tính trung thực của thành viên hợp danh khi tham gia vào quản lý công ty, giúp công ty cúng như các thành viên có thể kiểm soát tốt các giao dịch tư lợi có khả năng xảy ra. Ngoài ra, thành viên hợp danh còn các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Có thể thấy, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quyền trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Gắn với những quyền đó là một trách nhiệm vô hạn và liên đới mà thành viên hợp danh phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của công ty thì pháp luật quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh.43Đó là:
• Thành viên hợp danh danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Quy định này nhằm đảm bảo
thực hiện trách nhiệm tài sản vô hạn và liên đới của thành viên hợp danh đối với công ty khi phát sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.
• Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Do thành viên hợp danh là những người trực tiếp quản lý công ty, họ phải nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, việc nhân danh cá nhân hay nhân danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty cũng như của các thành viên công ty. Quy định nhằm tránh tình trạng tranh chấp quyền lợi giữa bản thân thành viên hợp danh và công ty hợp danh.
• Đồng thời cũng không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Quy định xuất phát từ trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Quy định trên nhằm bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định những hạn chế về quyền đối với thành viên hợp danh như đã phân tích, nhưng không quy định những điều đó thuộc về nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Tuy nhiên, có thể thấy những hạn chế về quyền này được xem là những nghĩa vụ của thành viên hợp danh, và bắt buộc họ phải thực hiện theo.
2.1.2. 2.1.2. 2.1.2.
2.1.2. QuyQuyQuyQuyềềềềnnnn vvvvàààà nghnghĩĩĩĩanghngh aaa vvvvụụụụ ccccủủủủaaaa ththàththààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn ggóggóóópppp vvvvốốốốnnnn
2.1.2.1. Điều kiện trở thành thành viên góp vốn
Thứ nhất,khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân. Như vậy, phạm vi đối tượng góp vốn vào công ty hợp danh được mở rộng hơn đối tượng có thể trở thành thành viên hợp danh, bao gồm cá nhân và tổ chức Cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào công ty hợp danh bằng phần vốn góp của mình.
Thứ hai, theo quy định mọi tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp bị cấm tại khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, có quyền góp vốn vào công ty hợp danh. Theo đó, những đối tượng sau bị cấm góp vốn vào công ty hợp danh:
• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
• Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Không phải tất cả cán bộ, công chức đều bị cấm góp vốn vào công ty hợp danh. Việc xác định những đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty căn cứ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Luật phòng, chống tham nhũng 2006.44
Tuy nhiên, theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đều có quyền góp vốn vào công ty hợp danh.
Từ đó, có thể thấy có sự không thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan nên dẫn đến những khó khăn trong việc xác định chủ thể là tổ chức có quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, tổ chức không phân biệt có hay không có tư cách pháp nhân đều có quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Nghị định 102/2010 lại bó hẹp quyền tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của tổ chức, nghị định quy định tổ chức là pháp nhân. Nghĩa là tổ chức không có tư cách pháp nhân không được góp vốn vào công ty hợp danh. Như vậy, sự khác biệt trên đã làm hạn chế chủ thể được góp vốn vào công ty hợp danh, do không phải mọi tổ chức đều có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, theo Luật Viên chức năm 2010 thì viên chức được phép góp vốn vào công ty hợp danh, nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty hợp danh.45 Như vậy, viên chức chỉ được trở thành thành viên góp vốn và không được trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Theo quy định, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.46Viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, khi họ góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn thì họ không được quyền quản lý, điều hành công ty, họ chỉ góp vốn để được chia lợi nhuận. Vì Vậy, việc góp vốn của viên chức không ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, cũng như lợi ích của thành viên công ty hợp danh.
44Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng 2006. 45Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010.
Các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định tại Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. Cụ thể:
2.1.2.2. Quyền của thành viên góp vốn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thành viên góp vốn có các quyền tương ứng với lợi ích của họ trong công ty hợp danh.
�
��� NhNhNhNhóóóómmmm quyquyquyquyềềềềnnnn vvvvềềềề ququququảảảảnnnn trtrtrtrịịịị ccccôôôôngngngng tytytyty
Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty hợp danh. Họ chỉ quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong công ty. Đó là sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, họ có quyền tham gia tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.