Điều kiện trở thành thành viên hợp danh

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của công ty hợp danh (Trang 29)

2.1. 2.1.

2.1. QuyQuyQuyQuy địđịđịđịnhnhnhnh vvvvềềềề quyquyquyquyềềềềnnnn vvàvvààà nghnghnghnghĩĩĩĩaa vaavvvụụụụ ccccủủủaủaaa ththththàààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn ccccôôngôôngngng tytytyty hhhợhợợợpppp danhdanhdanhdanh

Quyền là một yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thành viên khi tham gia vào một công ty. Quyền còn là phương tiện duy nhất để các thành viên có thể tự mình sử dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng trước những hành vi xâm phạm mà không phải nhờ vào sự giám sát của Nhà nước. Quyền luôn gắn liền với nghĩa vụ tạo thành thẩm quyền của chủ thể kinh doanh nói chung và của công ty nói riêng. Ở mỗi công ty khác nhau thì quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty cũng khác nhau.

Do đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn như sau:

2.1.1. 2.1.1. 2.1.1.

2.1.1. QuyQuyQuyềềềềnQuy nnn vvvvàààà nghnghnghnghĩĩĩĩaa vvvvụaa ụ ccccủủaaaa ththàththààànhnhnhnh viviviviêêêênnnn hhhhợợpppp danhdanhdanhdanh

2.1.1.1. Điều kiện trở thành thành viên hợp danh

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Các đối tượng khác như: tổ chức, pháp nhân, hội,…không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Do thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty, chịu trách nhiệm vô hạn định có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có hoặc sẽ có trong tương lai nên buộc phải là cá nhân.

Thứ hai, xuất phát từ việc công ty hợp danh do thành viên hợp danh làm chủ sở hữu chung của công ty và để thành lập công ty hợp danh thì phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, cho nên điều kiện để trở thành thành viên hợp danh cũng chính là điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, một cá nhân sau đây không thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh:

• Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

• Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Họ làm việc trong cơ quan Nhà nước nên không được tham gia thành lập doanh nghiệp vì có liên quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp mà cán bộ, công chức là chủ sở hữu doanh nghiệp đó khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Những người này không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp cũng như không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bởi vì, họ là những người đang đảm nhiệm những công việc trong đơn vị đặc biệt, phục vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng, họ phải tận tâm và hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, vì vậy họ cần nhiều thời gian tập trung vào công việc để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặt khác, pháp luật không cho những người này tham gia thành lập doanh nghiệp để tránh tình trạng lạm quyền được giao, sách nhiễu người dân và các đối tượng khác trong mối quan hệ kinh doanh nhằm thu lợi bất chính, ảnh hưởng đến lợi ích toàn xã hội.

• Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Đây là những người đứng đầu một doanh nghiệp Nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, lấy tài chính của doanh nghiệp Nhà nước đem về đầu tư vốn cho doanh nghiệp mình.

• Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này có nghĩa là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có trí tuệ bình thường, không thuộc các trường bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thoe quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Để đảm bảo những chủ thể này được Nhà nước bảo hộ quyền kinh doanh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, pháp luật không cho họ được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp. Vì trong kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải

minh mẫn để nắm bắt đúng thời cơ, có những quyết định đúng đắn, hợp lý vì chính lợi ích của bản thân và nền kinh tế. Người chưa thành niên là người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa đạt đến một mức độ nhất định, chưa thể hiện được sự trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần. Người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì những người này không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không thể sáng suốt để đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả.

• Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh. Đối với những người đang chấp hành hình phạt tù có thể hiểu là người bị hạn chế quyền công dân, quyền tự do đi lại để thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp thì không thể nào đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy họ sẽ không được tham gia thành lập bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, cũng như trở thành thành viên hợp danh.

• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.36

Những quy định của pháp luật về các chủ thể không được trở thành thành viên hợp danh như vậy là hợp lý, vì họ có địa vị trong xã hội cũng như có mối quan hệ trong lĩnh vực mà họ công tác, tránh tình trạng tham nhũng, lợi dụng địa vị, chức quyền để tạo mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, cá nhân không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.37 Quy định trên xuất phát từ tính chịu trách nhiệm về về tài sản của các chủ thể trên. Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005, khi cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và khi cá nhân là thành viên công ty hợp danh, cá nhân phải chịu trách nhiệm sản tài vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Khi có phát 36Điều 94 Luật Phá sản năm 2004 quy định:

1. Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.

Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, các chủ thể này sẽ không đảm bảo thực hiện được trách nhiệm tài sản của mình đối với doanh nghiệp. Điều này thể hiện việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của công ty hợp danh.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định một cá nhân muốn trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì cá nhân đó không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, mà không quy định đối với trường hợp cá nhân khi muốn trở thành thành viên hợp danh không được là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông trong công ty cổ phần, chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh hay xã viên của hợp tác xã. Điều này có thể hiểu là khi cá nhân là thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì cá nhân đó có quyền tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp tác xã. Đối với hộ kinh doanh, khi cá nhân là thành viên hợp danh thì không thể là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh. Bởi vì chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh ngoài những tài sản ban đầu đưa vào kinh doanh.

Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định tại Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty. Cụ thể:

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của công ty hợp danh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)