1.2 Khái niệm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về loại hình công ty hợp danh, tuy nhiên nhóm tác giả xin trình bày một số khái niệm tiêu biểu sau: - Theo định nghĩa của nước Pháp: “CTHD
Trang 1ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
Phần 1: Sự hình thành, khái niệm, đặc trưng, vai trò của công ty hợp danh Phần 2: Đặc điểm của loại hình công ty.
Phần 3: Thành lập công ty hợp danh.
Phần 4: Quyền và nghĩa vụ của công ty hợp danh, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Phần 5: Tổ chức lại, giải thể và phá sản của công ty.
Trang 21 Sự hình thành, khái niệm, đặc trưng, vai trò của công ty hợp danh
1.1 Sự hình thành công ty
a Trên thế giới
Công ty Hợp Danh (CTHD) là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành trên thế giới Khái niệm về hợp danh bắt đầu xuất hiện và tồn tại từ khi con người biết hợp tác với nhau Khái niệm hợp danh bắt đầu xuất hiện từ thời Babylone, Hy Lạp và La Mã cổ đại Đạo luật Hammumrabi năm 2300 trước công nguyên cũng đã có chế định về hợp danh Khái niệm hợp danh theo đạo luật Justinian của chế độ La Mã cổ đại vào thế kỉ VI, xét về bản chất chất không có sự khác biệt trong pháp luật hiện nay Sau đó, đến các thoeif kì trung đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển dần dần hình thức hợp dnh rõ ràng hơn Năm 1776, Mĩ dành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh Từ đó, luật pháp về công ty hợp danh bắt đầu được áp dụng ở Mĩ Đến đầu TK XIX, CTHD trở thành loại hình kind doanh quan trọng nhất ở Mĩ Ngày nay, hệ thống pahps luật thông lệ điều chỉnh, CTHD dược thay thế bằng đạo luật CTHD hay còn gọi là Luật thống nhất về CTHD( Uniform Parnership) Thêm nữa, CTHD được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện(agency) xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và liên kết kinh doanh, tạp trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và dưới những hình thức khác nhau
b Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ra đời muộn do điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội Vốn là một nước trọng về nông nghiệp nên trước kia VN chưa coi trọng hoạt động thương mại và sau đó trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể Cuối TK XIX, Pháp áp dụng 3 bộ luật: Dân Luật Bắc Kỳ 1931, Trung Kỳ 1936 và Bộ luật thương mại Sài Gòn 1975 Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hơn một thập kỷ, thì công ty hợp danh lần đầu tiên được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 với vẻn vẹn chỉ có 4 điều (từ Điều 95 đến Điều 98) Vài năm sau đó, những quy định
về công ty hợp danh đã bộc lộ những nhược điểm khi nhà đầu tư không mặn
mà với loại hình doanh nghiệp này Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định 11 Điều về công ty hợp danh (từ Điều 130 đến Điều 140) Trong gần 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, số lượng công ty hợp danh vẫn chỉ dừng lại ở con số vài chục, điều đó chứng tỏ loại hình công ty này vẫn
Trang 32014 vẫn quy định hình thức công ty hợp danh gồm 11 Điều (từ Điều 172 đến Điều 182) và chưa khắc phục được những đặc điểm cố hữu của việc quy định loại hình công ty này
1.2 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về loại hình công ty hợp danh, tuy nhiên nhóm tác giả xin trình bày một số khái niệm tiêu biểu sau:
- Theo định nghĩa của nước Pháp: “CTHD là công ty mà trong đó có các
thành viên đều có tư cách thương gia chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới với các khoản nợ của công ty”.
- Mỹ: “ CTHD là một hội gồm 2 thể nhân trở lên và với tư cách là những
đồng sở hữu, họ cùng nhau kinh doanh và thu lợi nhuận”
- Thái Lan thì chia thành 2 loại:
+ CTHD đơn thường: “là loại hình công ty mà ở đó tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty hợp danh”
+ CTHD hữu hạn: “ 1 hoặc nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp mà họ cam kết riêng rẽ đóng góp vào CTHD và 1 hay nhiều thành viên cùng nhau có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả nghĩa vụ của công ty hợp danh.
- Còn tại Việt Nam, công ty hợp danh được định nghĩa: “ CTHD là DN mà trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”
1.3 Đặc trưng của công ty hợp danh
Theo điều 172 bộ luật doanh nghiệp năm 2014:
1.Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Trang 42 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận dăng ký doanh nghệp
3 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
1.4 Các loại công ty hợp danh
Căn cứ vào đặc điểm của công ty hợp danh theo luật pháp Việt Nam ta có thể thấy có 2 loại công ty hợp danh là:
- CTHD mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh.
- CTHD ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh:
- Ưu điểm: So với DNTN thì CTHD có khả năng huy động vốn lớn hơn bởi
công ty hợp danh là sự kết hợp hai thành viên hợp danh trở lên ngoài ra còn
có thể có thành viên góp vốn trong khi đó doanh nghiệp tư nhân chỉ có một
cá nhân lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh Như vậy, công
ty hợp danh có thể mở rộng kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường lơn hơn hẳn DNTN
- Là sự kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người Do chế độ liên đới chị trách
nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín , tuyệt đối tin tưởng nhau
- Nhược điểm : do chế độ liên đới chị trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro
của các thành viên hợ danh rất cao, mọi thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty như nhau, công ty không được phép phát hành chứng khoán
1.5 Vai trò của Công ty Hợp Danh
Là 1 trong những loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong lịch sử,và cho đến
ngày nay vẫn tiếp tục phát triển về số lượng điều này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của công ty hợp danh trong nền kinh tế Bên cạnh vai trò chung như các công ty khác, công ty hợp danh còn có vai trò riêng khiến cho nó không thể thiếu được trong môi trường kinh doanh
- Trước hết sự ra dời của công ty hợp danh đáp ứng được nhu cầu của những
nhà đầu tư nhỏ, mong muốn cùng liên kết chia sẻ với những người quen thân anh em họ hàng trong gia đình dòng tộc, đồng nghiệp
- Công ty hợp danh ra đời cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như
sử dụng các dịch vụ như khám chữa bệnh, tư vấn thiết kế công trình xây
Trang 5dựng kiểm toán, tư vấn luật những ngành nghề đòi hỏi phaiir có tính nghiêm túc và trách nhiệm cao của những người hành nghề
- Công ty hợp danh cũng có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm
kênh huy động vốn trong nền kinh tế, thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, những người giỏi về kiến thức, trình độ quản lý,kinh nghiệm kinh doanh nhưng không có vốn và những người có vốn nhưng không giỏi kinh doanh
- Công ty hợp danh là sự ết hợp hoàn hảo của 2 nhóm đối tượng trên, tạo ra sự
tương trợ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế của công ty nói chung và tưng thành viên nói riêng
2) Đặc điểm của công ty hợp danh
2.1 Đặc điểm về thành viên trong công ty hợp danh
- Bao gồm :
+ thành viên hợp danh
+ thành viên góp vốn
a) Khái niệm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
- Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên Thành viên hợp danh phải
là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triểncủa công ty cả về mặt pháp lí và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty
- Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong
công ty hợp danh , chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty
b) So sánh
Giống nhau
- Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết
- Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty
- Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình
- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản
- Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty
Trang 6* Khác nhau
Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn
Chủ thể Thành viên hợp danh phải là cá
nhân
Vì : + thành viên hợp danh phải
chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới với các khoản nợ của công ty
Trong khi đó tổ chức luôn chịu trách nhiệm hữu hạn
+ Các thành viên hợp danh phải
có cùng trình độ chuyên môn, trình độ chuyên môn thể hiện qua bằng cấp, mà bằng cấp chỉ có thể cấp cho mỗi cá nhân chứ không cấp cho tập thể
Thành viên góp vố là cá nhân hoặc tổ chức
+ Thành viên góp vốn chỉ góp vốn của mình vào công ty đẻ hưởng lợi nhuận nên cá nhân, tổ chức đều có thể đươc
Tầm
quan
trọng
Công ty hợp danh bắt buộc phải
có thành viên hợp danh ít nhất 2 thành viên
Vì - Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân chính vì thế phải cần ít nhất 2 người mới
có thể hợp tác
Công ty hợp danh có thể có hoặc không có thành viên góp vốn
Vì - Thành viên góp vốn chỉ là những người góp vốn vào công
ty để hưởng lợi nhuận nên thường họ chỉ quan tâm tới phần lợi nhuận mà họ được hưởng mà
ít quan tâm tới hoạt động của công ty
Chế độ
trách
nhiệm
Chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.
-Các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình( tài sản đầu tư và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty
-Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty k đủ trả
Chịu trách nhiệm hữu hạn
- Chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
- Chủ nợ không có quyền yêu cầu bất kì thành viên góp vốn nào thanh toán các khoản nợ của công ty
Vì - Thành viên góp vốn chỉ góp vốn để hưởng phần trăm lợi
Trang 7nợ Có nghĩa chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán khoản nợ của công ty đối với chủ nợ
Vì - Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở mối quan hệ quen biết giữa các thành viên, học cùng góp vốn và cùng nhau thành lập công ty
Không có sự tách bạch về tài sản của công ty với cá nhân Vì vậy phải chịu trách nhiệm vô hạ và liên đới
nhuận tương ứng với số vốn góp,
họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận
Họ có thể có hoặc không có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong công ty Do đó, tuy là thành viên của loại hìnhcông ty đối nhân nhưng họ lại chịu trách
Quyền
hạn Thành viên hợp danh không được
làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng nghành nghề kinh doanh với công ty đó
Có quyền như 1 thành viên trong
công ty đối vốn
Trang 8nhượng
vốn
Chuyển nhượng vốn khó khăn hơn Vì chỉ được chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty
Vì - Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự quen biết lâu năm, sự tin tưởng giữa các thành viên Chính vì thế nếu như
1 thành viên tự ý chuyển nhượng vốn khi mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì đồng nghĩa với việc phá vỡ mối quan hệ quen biết đó
2.2 Đặc điểm về tài sản
Điều 174 luật 2014 Tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
1 Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2 Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3 Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4 Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
Thành lập công
3 Thành lập công ty hợp danh
3.1 Điều kiện thành lập công ty hợp danh.
Theo quy định tại Điều 172 luật Doanh nghiệp 2014, các cá nhân khi tham gia thành lập công ty hợp danh phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Trang 9a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2.2 Quy trình thành lập công ty hợp danh.
a) Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp(theo mẫu)
2 Dự thảo Điều lệ công ty được tất cả các thành viên hợp danh ký từng trang.
3 Danh sách thành viên công ty hợp danh(theo mẫu) và các giấy tờ kèm theo sau đây:
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật.
+ Đối với công dân Việt Nam trong nước: bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
+ Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
+ Bản sao quyết định thành lập.
+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác
+ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 3.1 của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
Trang 10+ Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập công ty phải xuất trình giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định khoản 3.1) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp
hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng nhà nước.
b) Trình tự, thủ tục:
Doanh nghiệp thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho
doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo
rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký
kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng
ký kinh doanh, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ
sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Sau đăng ký kinh doanh
(Quy định tại Điều 9, Điều 28 Luật Doanh nghiệp)