Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
657,66 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
- -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2014)
Đề tài:
PHÁP LUẬTVỀCHỦ ĐỘNG
THI HÀNHÁNDÂN SỰ
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Trương Thanh Hùng
Sinh viên thực hiện:
Tô Thị Ny
Mssv: 5115742
Lớp: Tư pháp 1
Cần Thơ, tháng 11/2014
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
LỜI CẢM ƠN
Đã hơn ba năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ tác giả đã học
tập được rất nhiều kiến thức không những về tri thức khoa học của quý thầy cô mang
lại mà còn cả những kiến thức, kinh nghiệm sống. Cho đến ngày hôm nay, để hoàn
thành được đề tài nghiên cứu này tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi
người. Lời nói đầu tiên tác giả xin chân thành gửi đến cha mẹ, người thân, bạn bè và
quý thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ lòng biết ơn sâu sắc vềsự giúp đỡ,
động viên cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tiếp
đến tác giả xin chân thành cám ơn đến Thư viện Khoa luật và Trung tâm học liệu
trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp một nguồn tài liệu, sách báo phục vụ cho công
tác học tập cũng như nghiên cứu đề tài được tốt hơn.
Điều đặc biệt tác giả muốn chân thành tri ân, chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc
đến Thầy Trương Thanh Hùng, người đã đưa tác giả đến với niềm đam mê nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu đề tài Phápluậtvềchủđộngthihànhándânsự để làm công
trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cũng như trang bị kiến thức cần có để sau này có
thể tiếp tục hành trình nghiên cứu những đề tài khác khi ra trường. Không chỉ vậy,
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Thầy luôn tận tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
những kiến thức, những định hướng quý báu để tác giả hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu của mình.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,
thành công, hạnh phúc!
Sinh viên thực hiện
Tô Thị Ny
Th.s Trương Thanh Hùng
2
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Th.s Trương Thanh Hùng
3
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014
Th.s Trương Thanh Hùng
4
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1
1.
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2.
Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2
3.
Mục đích nghiên cứu`và ý nghĩa ngiên cứu đề tài.................................................. 2
4.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
5.
Phương pháp nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3
6.
Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀCHỦĐỘNGTHIHÀNH ÁN
DÂN SỰ ....................................................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm có liên quan ................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm thihànhándânsự ............................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm chủđộngthihànhándânsự ............................................................. 12
1.2. Vai trò, ý nghĩa và đặc điểm của chủđộngthihànhándânsự ........................... 14
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của chủđộngthihànhándânsự .............................................. 15
1.2.2. Đặc điểm của chủđộngthihànhándânsự ........................................................ 16
1.2.2.1. Chủđộngthihànhándânsự là quyết định do Thủ trưởng cơ quan thihành án
ban hành ......................................................................................................................... 16
1.2.2.2. Căn cứ để chủđộngthihànhándânsự là bản án, quyết định của Tòa án
trong một số trường hợp luật định .................................................................................. 16
1.2.2.3. Chủđộngthihànhándânsự được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định..... 17
1.2.2.4. Mục đích cuối cùng của chủđộngthihànhándânsự là bảo vệ quyền và lợi
ích của các đương sự, nhà nước...................................................................................... 17
1.3. Nguyên tắc chủđộngthihànhán trong một số trường hợp ................................ 18
1.4. Lịch sử hình thành và pháp triển của chủđộngthihànhándânsự ................... 19
1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Pháp lệnh 1993 ........................................... 19
1.4.2. Thời kỳ từ khi ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 đến trước
khi có Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 ............................................................ 21
Th.s Trương Thanh Hùng
5
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 đến trước
khi có Luậtthihànhándânsự năm 2008 ..................................................................... 23
1.4.4. Thời kì từ khi có Luậtthihànhándânsự năm 2008 đến nay............................ 25
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬTVỀ CHỦ
ĐỘNG THIHÀNHÁNDÂNSỰ ....................................................................... 27
2.1. Những trường hợp chủđộngthihànhándânsự ................................................ 27
2.1.1. Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí ............................ 28
2.1.2. Trả lại tiền, tài sản cho đương sự ........................................................................ 30
2.1.3. Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản ...................... 31
2.1.4. Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước........ 32
2.1.5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................................... 33
2.2. Thẩm quyền chủđộng ra quyết định thihànhándânsự .................................... 36
2.2.1. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp huyện ........................................................ 38
2.2.2. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp tỉnh ........................................................... 40
2.2.3. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp quân khu .................................................. 42
2.3. Trình tự, thủ tục trong chủđộng ra quyết định thihànhándânsự ................... 43
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬTVỀCHỦĐỘNGTHIHÀNHÁNDÂNSỰ ... 49
3.1. Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu tính khả thi ........................... 49
3.1.1. Những khó khăn, vướng mắc khi Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ,
thiếu tính khả thi ảnh hưởng tới việc chủđộngthihànhándânsự ............................. 49
3.1.2. Đề xuất nhằm hạn chế việc Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu
tính khả thi gây khó khăn cho công tác chủđộngthihànhándânsự ......................... 53
3.2. Ra quyết định thihànhán đối với lệ phí Tòa án .................................................. 54
3.2.1. Bất cập khi thihànhán đối với lệ phí Tòa án ..................................................... 54
3.2.2. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định của phápluậtvềthihànhán đối với lệ
phí Tòa án ...................................................................................................................... 56
3.3. Thẩm quyền ra quyết định thihànhán đối với hình phạt tiền ............................ 56
Th.s Trương Thanh Hùng
6
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
3.3.1. Bất cập của Luật khi quy định về thẩm quyền thihànhán đối với hình phạt
tiền ................................................................................................................................. 56
3.3.2. Hướng hoàn thiện quy định của phápluậtvề thẩm quyền thihànhán đối với
hình phạt tiền................................................................................................................. 59
3.4. Chuyển giao bản án, quyết định và chủđộngthihànhán đối với quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,
Trọng tài thương mại ................................................................................................... 59
3.4.1. Những bất cập trong vấn đề chuyển giao bản án, quyết định thihànhán .......... 59
3.4.2. Hướng hoàn thiện về chuyển giao bản án, quyết định chủđộngthihành án
khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,
Trọng tài thương mại..................................................................................................... 61
3.5. Những vấn đề còn vướng mắt trong chủđộngthihànhándânsự cần có
những giải phápvề lâu dài ........................................................................................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66
Th.s Trương Thanh Hùng
7
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hànhándânsự cũng như chủđộngthihànhándânsự có vai trò quan trọng
trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án,
quyết định của Toà án và các quyết định khác chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành
trên thực tế. Hoạt độngthihànhán là công đoạn làm cho bản án, quyết định của Toà
án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của phápluật và pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước.
Chính vì nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của công tác này mà từ rất sớm, sau
Cách mạng tháng Tám thành công Đảng và Nhà nước đã bắt đầu ban hành những văn
bản phápluật và không ngừng sửa đổi, bổ sung đến ngày nay góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan thihànhán trong công tác tổ chức thi hành. Vì thế đã góp phần
tạo điều kiện cho công tác thihànhándânsự được thihành hiệu quả hơn, giảm lượng
án tồn đọng. Trong nhiều văn bản được ban hành cho đến hiện nay phải kể đến Luật
thi hànhándânsự năm 2008 và các văn bản hướng dẫnthi hành. Bên cạnh những
điểm mà Luậtthihànhán và các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành
án thì vẫn còn nhiều quy định trong Luậtthihànhán còn nhiều bất cập, chưa thống
nhất với các văn bản khác gây khó khăn cho công tác thihành án. Trong các quy định
thì vấn đề chủđộngthihànhándânsự vẫn còn gặp nhiều khó khăn, gây thách thức lớn
với những bất cập, tồn tại cần phải giải quyết kịp thời. Chủđộngthihànhándânsự có
nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn gây ra tình trạng khó triển khai công tác thi
hành án, gây ra tình trạng khiếu nại, án tồn đọng. Vì những lý do đó mà chủđộng thi
hành ándânsự cần được xem xét và chú trọng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác thihành án, giảm lượng án tồn đọng, mang lại niềm tin của nhân dân vào pháp luật,
góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống phápluật nước ta trong thời kì hội nhập.
Về mặc thực tiễn thìchủđộngthihànhán còn nhiều vấn đề tạo rào cảng, gây khó
khăn cho công tác thihành án, đó chính là ý thức phápluật của người dân còn hạn chế,
những quy định của phápluật còn mâu thuẫn, chồng chéo. Ngoài ra còn vấn đề thiếu
hợp tác, phối hợp của cơ quan thihành án, Tòa án, Viện kiểm sát và Uỷ ban nhân
dân…chính những nguyên nhân này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chủ động
thi hànhán trong những năm qua.
Th.s Trương Thanh Hùng
8
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Để góp phần khắc phục những bất cập trên cũng như tạo điều kiện cho công tác
chủ độngthihànhándânsự được thuận tiện hơn, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng
cũng như hoàn thiện quy định của phápluậtvềthihànhán nói chung, chủđộng thi
hành án nói riêng với sự giúp đỡ quý thầy cô Khoa luật trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là Thầy Trương Thanh Hùng và sự yêu thích của bản thân mình đối với lĩnh vực
này, người viết đã chọn đề tài “Pháp luậtvềchủđộngthihànhándân sự” để làm
đề tài nghiên cứu cho bản thân và góp phần làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên có mong muốn tìm hiểu về đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thi hànhándânsự có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và
trong vấn đề giải quyết vụ án nói riêng. Chính vì thế những năm gần đây đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như sách tham khảo của tiến sĩ Lê Thu Hà
Một số vấn đề về hoàn thiện phápluậtthihànhándânsự (năm 2011), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Giáo trình Luậtthihànhándânsự Việt Nam (năm 2010), luận văn thạc
sĩ của tác giả Nguyễn Công Long: Hoàn thiện phápluậtthihànhándân sự, luận văn
thạc sĩ của tác giả Lê Xuân Hồng: Xã hội hóa thihànhándânsự Việt Nam, …ngoài ra
còn nhiều giáo trình của các trường đào tạo luật, Tạp chí dânchủ và pháp luật, Tạp chí
luật học, Tạp chí nhà nước và pháp luật, còn có những trang thông tin điên tử của cục
thi hành án, của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án cũng đề cập đến vấn đề này.
Nhưng chưa công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách độc lập, cụ thể và sâu
rộng vấn đề chủđộngthihànhándân sự. Hiện nay vấn đề chủđộngthihànhándân sự
còn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác thihành án, có nhiều vấn đề tồn
tại phát sinh. Cho nên chủđộngthihànhándânsự là đề tài khá mới và cần được
nghiên cứu để có những giải pháp giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn đọng như
hiện nay. Chính vì thế tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm
mục đích hoàn thiện quy định của phápluậtvềchủđộngthihànhándân sự.
3. Mục đích nghiên cứu`và ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Chủ độngthihànhándânsự là đề tài tác giả đã lựa chọn để viết luận văn tốt
nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu các vấn đề xoay quanh chủđộngthihànhándân sự
tác giả tìm hiểu và phân tích các vấn đề lý luận, cũng như những quy định của pháp
luật vềchủđộngthihànhándân sự. Từ việc tìm hiểu này tác giả đưa ra những điểm
hợp lý và những điểm chưa hợp lý. Với những vấn đề chưa hợp lý tác giả đưa ra
những lý giải tại sao quy định như thế lại không hợp lý và qua đây tác giả cũng đưa ra
những giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của phápluậtvềchủđộng thi
hành ándân sự. Ngoài ra nghiên cứu đề tài còn có mục đích góp phần giảm lượng án
Th.s Trương Thanh Hùng
9
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
tồn động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thihànhándânsự và một vấn đề quan
trọng không kém đó là đưa ra những vấn đề luật còn chồng chéo, góp phần hạn chế
tình trạng trên. Cũng như nâng cao hiểu biết của bản thân và đây cũng là một tài liệu
tham khảo cho các sinh viên khóa sau muốn tìm hiểu đề tài này. Trong quá trình khảo
sát nghiên cứu thì tác giả thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát
một cách độc lập tất cả các vấn đề của đề tài cũng như nghiên cứu một cách sâu rộng
vấn đề. Cho nên đây là đề tài khá mới và cần phải được đầu tư nghiên cứu một cách
sâu rộng để có thể giải quyết triệt để các vấn đề còn chưa được giải quyết, gây khó
khăn cho công tác thihànhándân sự.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, thihànhándânsự là chủ đề còn nhiều bàn luận. “Pháp luậtvềchủ động
thi hànhándân sự” là đề tài mang tính khái quát, nội dung rộng, phong phú cũng như
rất phức tạp. Vì vậy, trong đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật học, tác giả tập
chung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chủđộngthihànhándân sự. Qua
đó phần nào đánh giá thực trạng công tác thihànhándânsự và đưa ra những giải pháp
hoàn thiện quy định vềchủđộngthihànhándânsự góp phần hoàn thiện quy định
pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thihànhándânsự trong điều kiện đất nước ta
đang từng bước đổi mới. Trong đề tài này tác giả chủ yếu nghiên cứu một số văn bản
pháp luật như: Luậtthihànhándânsự năm 2008 và một số quy định tại nghị định
58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫnthihành một số điều của Luật thi
hành ándânsựvề thủ tục thihànhándânsự và một số quy định có liên quan. Đồng
thời có liên hệ đến một số văn bản như Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011) và một số văn bản quy phạm phápluật khác có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật.
Các biện pháp cụ thể được sử dụng kết hợp đó là : phương pháp nghiên cứu lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung vềchủđộngthihànhándân sự
Th.s Trương Thanh Hùng
10
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Ở chương này tác giả trình bày các vấn đề xoay quanh chủđộngthihànhándân sự
như khái niệm chủđộngthihànhándân sự, vai trò và ý nghĩa của chủđộngthi hành
án, đặc điểm. Bên cạnh đó tác giả còn trình bày nguyên tắc và lịch sử hình thành và
phát triển của chủđộngthihành án. Các vấn đề lý luận tạo nền tảng cho việc nghiên
cứu các quy định của phápluật dễ dàng hơn.
Chương 2: Những quy định của phápluậtvềchủđộngthihành án
Pháp luậtvềchủđộngthihànhándânsự được quy định khá nhiều vấn đề nhưng ở
chương này tác giả tập trung chủ yếu vào các vấn đề như những trường chủđộng thi
hành ándânsự do luật quy định, thẩm quyền chủđộngthihànhán và cuối cùng là
trình tự, thủ tục ra quyết định chủđộngthihànhándân sự. Cùng với việc trình bày các
quy định của phápluật hiện hành tác giả cũng so sánh đối chiếu với dự thảo sửa đổi,
bổ sung một số điều của luậtthihànhándânsự năm 2008.
Chương 3: Một số bất cập và hướng hoàn thiện quy định của phápluậtvềchủ động
thi hànhándân sự
Chương cuối tác giả đưa ra những hạn chế hiện tại của các quy định phápluật gây khó
khăn cho công tác thihànhándânsự và cũng là nguyên nhân làm cho án tồn đọng
ngày càng nhiều. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật góp phần hạn chế án tồn đọng, cũng như tạo điều kiện cho công tác thihànhán dễ
dàng, thuận lợi và giảm tình trạng luật chồng chéo nhau góp phần tạo lòng tin của
nhân dân vào pháp luật.
Th.s Trương Thanh Hùng
11
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀCHỦĐỘNGTHIHÀNHÁNDÂN SỰ
Chủ độngthihànhándânsự là một trong các hoạt động của cơ quan thi hành
án dânsự nhằm mục đích thihành bản án, quyết định của các cơ quan tài phán được
chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, nhà nước… Đây là hoạt động mở đầu cho
công tác thihànhándân sự, cũng chính quyết định chủđộngthihànhándânsự làm
căn cứ để các hoạt độngthihànhán tiếp theo trong quy trình thihànhándânsự tiếp
tục được triển khai thi hành. Để có thể hiểu rõ các vấn đề vềchủđộngthihànhán dân
sự trong Chương 1 tác giả sẽ trình bày và phân tích các vấn đề lý luận chung về chủ
động thihànhándân sự. Tác giả sẽ trình bày và phân tích cụ thể các vấn đề về khái
niệm thihànhándân sự, khái niệm chủđộngthihànhándân sự, vai trò, ý nghĩa và
đặc điểm của chủđộngthihànhándân sự. Bên cạnh đó tác giả cũng sẽ trình bày và
phân tích đặc điểm, nguyên tắc của chủđộngthihànhándân sự. Cuối cùng để hiểu
được chủđộngthihànhándânsự bắt đầu được quy định từ lúc nào? Và thay đổi ra
sao từ khi bắt đầu cho đến ngày nay tác giả sẽ trình bày và phân tích về lịch sử hình
thành và phát triển của chủđộngthihànhándân sự. Tìm hiểu các vấn đề lý luận ở
Chương 1 này để có thể hiểu rõ hơn vềchủđộngthihànhándânsự trước khi tìm hiểu
các quy định cụ thể của phápluật ở Chương sau.
1.1. Một số khái niệm có liên quan
Thi hànhándânsự là giai đoạn tiếp theo sau hoạt động xét xử của cơ quan tài
phán. Vậy thihànhándânsự là gì? Khái niệm thihànhándânsự bắt đầu trở thành vấn
đề tranh luận sôi nổi trong giới pháp lý từ khi Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993
ra đời. Vậy cuối cùng thì khái niệm này được hiểu như thế nào? Và để hiểu chủ động
thi hànhándânsựthì điều đầu tiên chúng ta cần làm là hiểu khái niệm thihànhán dân
sự là gì?
1.1.1. Khái niệm thihànhándân sự
Để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao dịch dânsự theo
pháp luật Việt Nam có nhiều cách giải quyết khác nhau được ghi nhận trong Bộ luật
dân sự năm 2005. Thông thường khi có tranh chấp xảy ra thì các chủ thể có thể tự thỏa
thuận với nhau, chỉ khi không thể thỏa thuận được thì các chủ thể mới yêu cầu Tòa án,
Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh bảo vệ quyền và lợi chính đáng của họ
Th.s Trương Thanh Hùng
12
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
bằng một phán quyết (Bản án, quyết định). Bản án, quyết định chính là căn cứ để cơ
quan thihànhán có thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu về quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể. Theo quy định của phápluật để thihành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng
tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể thihành theo ba thủ tục thihànhán khác
nhau. Đó chính là thihànhán hình sự, thihànhánhành chính và cuối cùng là thi hành
án dân sự. Theo Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì những bản án, quyết định được
thi hành theo thủ tục thihànhándânsự được quy định tại Điều 1 và Điều 2 1bao gồm:
- Bản án, quyết định dânsự của Tòa án nhân dân là những bản án, quyết định
của Tòa án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, bao gồm:
+ Bản án, quyết định vềdânsự của Tòa án nhân dân là những bản án,
quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh chấp dânsự và các yêu cầu dân sự
quy định tại Điều 25, Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân là
những bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh chấp về hôn nhân
và gia đình, các yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 27, Điều 28 Bộ luật
tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
+ Bản án, quyết định về kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân là
những bản án, quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh,
thương mại và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29, Điều 30
Bộ luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
+ Bản án, quyết định về lao động của Tòa án nhân dân là những bản án,
quyết định do Tòa án tuyên khi giải quyết các tranh chấp lao động và các yêu cầu về
lao động quy định tại Điều 31, Điều 32 Bộ luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011).
- Các quyết định vềdân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản,
truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Tòa ánvề vụ
việc hình sự.
- Các quyết định về tài sản, quyền tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án
hành chính. Các quyết định đó có thể là quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng
trái phép đối với nhà ở, công trình kiến trúc kiên cố, quyết định tịch thu tài sản, nhận
người lao động trở lại làm việc, trưng mua, trưng dụng tài sản, án phí,...
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh giải quyết các tranh chấp theo Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004 mà sau
1
Xem Điều 1 và Điều 2 Luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
13
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
30 ngày kể từ ngày có hiệu lực phápluật đương sự không tự nguyện thi hành, không
khởi kiện tại Tòa án.
- Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam là quyết định do Trọng tài
Việt Nam tuyên về giải quyết tranh chấp pháp sinh từ các quan hệ phápluật thương
mại. Theo quy định của phápluậtthihànhándânsự Việt Nam, quyết định của Trọng
tài Việt Nam được bảo đảm thihành giống như các bản án, quyết định dânsự khác của
Tòa án Việt Nam.
- Bản án, quyết định dânsự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thihành tại Việt Nam. Theo
khoản 1 Điều 342 của Bộ luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
thì: "Bản án, quyết định dânsự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản
trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án, quyết
định khác của Tòa án nước ngoài mà theo phápluật của Việt Nam được coi là bản án,
quyết định dân sự"2. Không phải mọi bản án, quyết định dânsự của Tòa án nước ngoài
đều có thể được công nhận và cho thihành tại Việt Nam. Tòa án có thẩm quyền của
Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thihành tại Việt Nam các bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài phù hợp theo điều ước quốc tế giữa các nước với Việt
Nam hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
- Bản án, quyết định khác do phápluật quy định.
Như vậy, bản án, quyết định được thihành theo Luậtthihànhándânsự năm
2008 là những bản án, quyết định của Tòa ánvềdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản, quyền tài sản trong bản án, quyết
định vềhành chính, vụ việc hình sự, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực phápluật đương sự
không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án, quyết định của Trọng tài
thương mại Việt Nam, bản án, quyết định của Trọng tài nước ngoài, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam
công nhận và cho thihành tại Việt Nam và bản án, quyết định khác do phápluật quy
định.
Tuy nhiên những bản án, quyết định chỉ được cơ quan thihànhándânsự đưa ra
thi hành nếu đó là những bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Những bản án, quyết
định có hiệu lực thihành được chia thành hai loại: những bản án, quyết định có hiệu
2
Xem khoản 1 Điều 342 Bộ luật tố tụng dânsự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung 2011
Th.s Trương Thanh Hùng
14
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
lực phápluật và những bản án, quyết định chưa có hiệu lực phápluật nhưng được thi
hành ngay.
Bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được thi
hành trên thực tế. Vì vậy, phải bảo đảm tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa
án. Bảo đảm tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án không chỉ đối với các
đương sự (tức là công dân hoặc tổ chức có liên quan) mà còn cần phải có hiệu lực đối
với mọi thành viên khác trong xã hội. Bởi quyền và lợi ích hợp pháp của người dân chỉ
thực sự được bảo vệ khi bản án, quyết định đó được đưa ra thi hành. Hơn thế bản án,
quyết định của Tòa án là do Tòa án nhân danh nhà nước đưa ra trong quá trình giải
quyết các vụ việc dânsự nên việc tôn trọng các bản án, các quyết định của Tòa án
cũng là tôn trọng tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, tại Điều 106 Hiến pháp
2013 cũng đã ghi nhận "Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật
phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành"3. Để đảm bảo rằng nguyên tắc trên của Hiến pháp được
mọi người tôn trọng triệt để và thật sự bảo vệ được quyền và nghĩa vụ của các đương
sự thì đòi hỏi bản án, quyết định của Tòa án phải thực sự được thihành trên thực tế.
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án chính là giai đoạn thihànhán do cơ quan thi
hành án tiến hành. Vậy thihànhán là gì?
Kể từ khi Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 ra đời đã quy định về việc
bàn giao công tác thihànhán từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan của Chính phủ
(ở đây là cơ quan thihành án) thì vấn đề khái niệm thihànhán trở thành đề tài tranh
luận trong giới pháp lý. Cho đến khi Luậtthihànhándânsự năm 2008 ra đời thì vấn
đề này vẫn là đề tài tranh luận sôi nổi. Trong rất nhiều quan điểm tranh luận thì nổi lên
hai quan điểm cơ bản, trong đó có quan điểm xem thihànhán là giai đoạn cuối của
quá trình tố tụng và quan điểm xem thihànhán là hoạt độnghành chính tư pháp. Ở
mỗi quan điểm thì có cách lí giải và góc độ khai thác vấn đề khác nhau tuy nhiên các
quan điểm đều có sự hợp lý riêng của nó. Cụ thể các quan điểm được lí giải như sau:
Theo quan điểm thứ nhất, thihànhán là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố
tụng. Theo quan điểm trên thìthihànhán nằm trong quá trình giải quyết vụ án. Nếu
như trước khi xét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử thì sau khi xét xử là giai đoạn thực
thi phán quyết của Tòa án nhân dân trên thực tế, đây là giai đoạn làm cho phán quyết
của Tòa án nhân dân thực sự đi vào thực tế không còn là lý thuyết trên giấy nữa. Phán
quyết của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực là căn cứ pháp lý duy nhất để thihành án.
Trong quá trình thihànhánthì vai trò của Tòa án nhân dân gắn chặt với hoạt động thi
3
Xem Điều 106 của Hiến pháp 2013
Th.s Trương Thanh Hùng
15
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
hành án của cơ quan thihành án, thể hiện ở việc Tòa án có quyền ra quyết định tạm
hoãn thihànhán và có nghĩa vụ giải thích những điểm chưa rõ có sai sót hoặc sai lầm
về số liệu trong bản án, quyết định của mình khi cơ quan thihànhán có yêu cầu…
Chính vì Tòa án có quyền tạm hoãn quyết định thihànhán của cơ quan thihànhán để
xem xét vấn đề kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định
nên có thể kết quả thihànhán cũng thay đổi theo hay làm thay đổi cách tiến hành án
của cơ quan thihành án. Tính lệ thuộc của thihànhán vào công tác xét xử được thể
hiện ở việc khẳng định xét xử là tiền đề của thihành án.
Với quan điểm như trên thìthihànhán được hiểu là giai đoạn kết thúc trình tự
tố tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử làm cho phán quyết của Tòa
án có hiệu lực phápluật trên thực tiễn.
Theo quan điểm thứ hai, thihànhán là hoạt động của hành chính - tư pháp. Ta
thấy rằng thihànhán là một dạng hoạt động chấp hành nhưng ở đây là chấp hành bản
án, quyết định của Tòa án với cách thức và biện pháp khác nhau nhằm mục đích bảo
đảm các phán quyết của Tòa án được thực thi trên thực tế. Còn quá trình tố tụng với
mục đích là tìm ra sự thật của vụ án một cách khách quan, đúng như những gì sự việc
diễn ra trên thực tế. Ta thấy rõ ràng rằng ở đây quá trình tố tụng và thihànhán có mục
đích hoàn toàn khác nhau. Hơn thế khi Tòa án tuyên án và đưa ra bản án có hiệu lực
thì quá trình tố tụng đã chấm dứt ở đây. Tuy nhiên hoạt độngthihànhán không chỉ là
hoạt động chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, tuân theo những thủ tục, trình tự
nhất định mang bản chất hành chính mà nó còn mang bản chất tư pháp. Bản chất tư
pháp của hoạt độngthihànhán thể hiện ở nhiều điểm. Thứ nhất, nó do cơ quan tư
pháp (theo nghĩa rộng) tiến hành cụ thể đây là hoạt động do cơ quan thihànhán tiến
hành (cơ quan thuộc Bộ tư pháp), ngoài ra còn có sự phối hợp của các cơ quan khác
như Công an, Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành trong quá trình thi hành
án. Thứ hai, hoạt độngthihànhánchủ yếu là thông qua vai trò của cá nhân tiến hành
như Chấp hành viên, Thẩm tra viên... và khi thực hiện nhiệm vụ họ chỉ tuân theo pháp
luật thể hiện tính độc lập rất cao trong nghiệp vụ thihành án. Thứ ba, cơ sở để tiến
hành thihànhán là quy định của pháp luật, các bản án, quyết định của Tòa án và nó có
mục đích làm cho bản án, quyết định trên được thực thi trên thực tế.
Ở mỗi quan điểm thì đều có cách lập luận và cơ sở khoa học riêng, nhưng riêng
tác giả thì tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai coi thihànhán là hoạt động hành
chính-tư pháp có nhiều điểm hợp lí hơn. Vì thihànhán không chỉ là giai đoạn cuối
cùng của hoạt động tố tụng. Mà bản chất của thihànhán thể hiện cả hai đặc điểm rất
rõ đó là tính hành chính và tính tư pháp trong hoạt độngthihành án. Từ những quan
điểm trên ta có thể tổng hợp khái niệm "Thi hànhán là hoạt độnghành chính - tư
Th.s Trương Thanh Hùng
16
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
pháp, do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định
nhằm bảo đảm thihành các bản án, quyết định của tòa án trên thực tế".
Thi hànhándânsự là một trong các hoạt động của thihành án, coi thihành án
dân sự mang bản chất hành chính-tư pháp là quan điểm hợp lý hơn cả. Bởi vì, thi hành
án dânsự không đơn thuần là hoạt động mang tính tư pháp, hay là giai đoạn cuối cùng
của hoạt động tố tụng. Mà bản chất của hoạt độngthihànhándânsự thể hiện cả hai
đặc điểm rất rõ đó là tính hành chính và tính tư pháp trong hoạt động của mình. Vì thế,
nên coi Thihànhándânsự là hoạt độnghành chính-tư pháp.
Thi hànhándânsự thể hiện tính hành chính- tư pháp cụ thể như sau:
- Thihànhándânsự với những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính
Thi hànhándânsự là một hoạt động diễn ra sau quá trình xét xử của Tòa án.
Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật là cơ sở để tiến hành các
hoạt độngthihành án. Do đó, không có kết quả của hoạt động xét xử thì không có hoạt
động thihànhándân sự. Là một dạng hoạt độnghành chính nhà nước, thihànhán thể
hiện tính chấp hành, quản lý rất rõ bởi thihànhándânsự là hoạt động mang tính chấp
hành. Nhưng chấp hành ở đây là chấp hành bản án, quyết định dânsự của Tòa án với
các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo các phán quyết của Tòa
án được thực thi trên thực tế. Hoạt độngthihànhándânsự bắt đầu bằng một quyết
định của Thủ trưởng cơ quan thihànhán và quyết định này bắt buộc các chủ thể có
trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan tới thihànhándânsự phải chấp hành và phối hợp
thực hiện. Bên cạnh đó, công tác thihànhándânsự có các chủ thể lớn tham gia như
Tòa án, Viện kiểm sát còn có các chủ khác tham gia như UBND địa phương nơi người
phải thihànhándânsự cư trú, cơ quan, tổ chức nơi phải thihànhán đang làm việc….
Trong quá trình thihành án, cơ quan thihànhándânsự tác động tới đối tượng
phải thihànhán để họ tự giác thihành hoặc cơ quan thihànhándânsự áp dụng các
biện pháp buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định
của Tòa án, quyết định khác theo quy định của pháp luật. Qua đó, giáo dục họ và
những người xung quanh về ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của tập thể và
cá nhân, kỷ cương của nhà nước. Để thực hiện được điều đó, yêu cầu của hoạt động thi
hành ándânsự phải có tính kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra,.. đó là những tính
chất của hoạt động quản lý.
Đối với thihànhándân sự, phương pháp giáo dục, thuyết phục là cần thiết
nhưng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, bắt buộc phải thực hiện lại mang tính đặc
trưng (đặc biệt là trong cưỡng chế thihành án). Trong hoạt động cưỡng chế thi hành
án dânsựvề bán đấu giá tài sản khác hoàn toàn với lĩnh vực thương mại bởi vì hoạt
Th.s Trương Thanh Hùng
17
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
động này được thực hiện thông qua cơ quan thihànhándânsự (cơ quan nhà nước).
Hoạt động có sự tham gia của cơ quan nhà nước nên đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích
hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá. Sau quá trình bán đấu giá nếu như
chủ thể phải thihànhán đang sử dụng, quản lý tài sản mà không chịu giao tài sản thì
cơ quan thihànhándânsự sẽ áp dụng thủ tục cưỡng chế để đảm bảo giao tài sản cho
người mua.
Tuy nhiên thihànhándânsự không chỉ đơn thuần mang tính chất hành chính
mà nó còn thể hiện rất rõ tính hành pháp.
-
Thi hànhándânsự với những đặc điểm của hoạt động tư pháp
Thi hànhándânsựchủ yếu do cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) tiến hành
công tác thihànhándân sự. Có nhiều cơ quan tham gia vào công tác thihànhán dân
sự, nhất là trong việc tổ chức thihành các Bản án, quyết định của Tòa án phức tạp ảnh
hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Để tiến hành hoạt độngthi hành
án dânsự phần lớn thông qua vai trò của các cá nhân có chức danh tư pháp như Thủ
trưởng cơ quan thihành án, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thihành án…họ là
những người được nhà nước giao trách nhiệm thihành những bản án, quyết định của
Tòa án. Khi thihành nhiệm vụ họ chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và được phápluật bảo vệ. Điều đó, thể hiện tính độc lập rất cao trong hoạt động
nghiệp vụ thihànhándân sự.
Cơ sở để tiến hành các hoạt độngthihànhándân sự, bao gồm các quy định của
pháp luật (được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật) và các bản án, quyết
định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của phápluật (văn bản áp dụng
pháp luật). Mục đích của hoạt độngthihànhándânsự là đảm bảo cho nội dung của
các bản án, quyết định nói trên được thực thi trên thực tế.
Xuất pháp từ tất cả các đặc điểm nêu trên của thihànhándân sự, có thể hiểu
"Thi hànhándânsự là hoạt độnghành chính - tư pháp của Nhà nước, do cơ quan thi
hành ándânsự tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm đảm bảo thi hành
các bản án, quyết định dânsự của Tòa án hoặc phán quyết khác của cơ quan có thẩm
quyền đươc thihành trong thực tiễn"4.
4
Bộ Tư Pháp, tài liệu tập huấn nghiệp vụ thihànhánhành chính và thihành phần dânsự trong bản án hình sự,
Nxb Bộ tư pháp, năm 2012.
Th.s Trương Thanh Hùng
18
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.1.2. Khái niệm chủđộngthihànhándân sự
Quyết định thihànhándânsự bao gồm những quyết định nào? Chủđộng thi
hành ándânsự được hiểu như thế nào?
Để biết được quyết định thihànhándânsự gồm những quyết định nào thì điều
đầu tiên chúng ta cần biết đó là quyết định thihànhándânsự là gì? Trước hết chúng ta
không được hiểu một cách đơn thuần quyết định thihànhándânsự là quyết định thi
hành ándân sự. Ở đây quyết định thihànhándânsự bao gồm các quyết định do Thủ
trưởng cơ quan thihànhándânsự ban hành và các quyết định do Chấp hành viên ban
hành trong quá trình tổ chức thihànhándân sự. Trong quá trình tổ chức thihành án
dân sựthì có những quyết định thihànhán do Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự
ra quyết định như quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn yêu cầu thihành án
dân sự…còn về Chấp hành viên là người được Thủ trưởng cơ quan thihànhán giao
nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thihành án. Vì vậy mà trong lúc tổ chức thihành án, pháp
luật cho phép chấp hành viên cũng có quyền ban hành một số quyết định vềthi hành
án như quyết định cưỡng chế, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thihànhán dân
sự…như vậy, quyết định thihànhándânsự có phạm vi rất rộng nó bao gồm tất cả các
quyết định phát sinh trong quá trình tổ chức thihànhándânsự từ khi ra quyết định
cho đến khi kết thúc thihànhándânsự và do hai chủ thể có thẩm quyền ký, ban hành
đó là Thủ trưởng cơ quan thihànhán và Chấp hành viên cơ quan thihànhándân sự.
Tóm lại thì quyết định thihànhándânsự bao gồm tất cả các quyết định pháp
sinh trong quá trình tổ chức thihànhándânsự và được quy định theo mẫu quy định tại
Thông tư số 09/2011/TT-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ tư pháp. Theo đó thì
có 57 mẫu quyết định thihànhándânsự ở cấp tỉnh và cơ quan thihànhán cấp huyện
có 54 mẫu quyết định thi hành.
Căn cứ vào tính chất chủđộng hay thụ động của cơ quan thihànhán khi ra
quyết định thihànhán mà quyết định thihànhándânsự có hai loại. Đó là: quyết định
thi hànhándânsựchủđộng và quyết định thihànhándânsự theo đơn yêu cầu. Chủ
động thihànhándânsự ở đây là một trong những quyết định vềthihànhándânsự và
người có thẩm quyền ban hành đó là Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự. Trong
một số trường hợp luật định thì thủ trưởng cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết định
thi hànhán mà không cần phải có đơn yêu cầu thihànhán từ phía các đương sự. Nhằm
mục đích bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Nhưng trong trường hợp chủ
động thihànhándânsựchủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, tập thể …
khác với quyết định thihànhán theo đơn yêu cầu chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của cá
nhân các đương sự nên các đương sự có quyền tự làm đơn yêu cầu cơ quan thihành án
Th.s Trương Thanh Hùng
19
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
thi hành bản án, quyết định của Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Để chủ
động thihànhándânsự đúng pháp luật, tạo cơ sở cho các công tác thihànhándân sự
sau này được thuận lợi thì Thủ trưởng cơ quan thihànhán phải nghiên cứu bản án,
quyết định kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Trước khi ra quyết định chủđộng thi
hành ándânsự Thủ trưởng cơ quan thihànhán cần phải xem xét các vấn đề như về
thời hạn nhận bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao, cơ quan thihànhán có thuộc
thẩm quyền thihành bản án, quyết định không? Các tài liệu kèm theo có đầy đủ
không? Kiểm tra về hiệu lực thihành của bản án, quyết định? Thời hạn và nội dung
quyết định thihành án?...
Căn cứ duy nhất để Thủ trưởng cơ quan thihànhán ban hành quyết định chủ
động thihànhándânsự là bản án, quyết định của Tòa án. Trong trường hợp chủ động
thi hànhánthì Tòa án có nhiệm vụ chuyển giao bản án, quyết định sang cơ quan thi
hành ándân sự. Đây là trách nhiệm của Tòa án nhưng Thủ trưởng cơ quan thihành án
cũng cần phải quan tâm để có cách xử lý hợp lý khi tiếp nhận đơn yêu cầu thihành án
về các khoản chủđộngthihànhán mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định đó.
Tại Điều 381 Bộ luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Điều
28 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì đối với mỗi loại bản án, quyết định thời hạn
chuyển giao của Tòa án cũng khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại khoản 1
Điều 28 luậtthihànhándânsự năm 2008: “Đối với bản án, quyết định quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định
phải chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật”. Bản án, quyết định quy
định tại điểm a,b,c, và d khoản 1 Điều 2 Luậtthihànhándânsự năm 2008 đó chính là
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: bản án, quyết định hoặc
phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Quyết định giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được
Tòa án Việt Nam công nhận và cho thihành ở việt Nam.
- Đối với những bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực phápluật nhưng được
thi hành ngay. Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luậtthihànhándân sự: “Đối với
bản án, quyết định được thihành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật
này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thihànhán dân
sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định”. Bản án, quyết định quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 2 luậtthihànhándânsự đó là những bản án, quyết định
về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc làm, trợ cấp mất việc làm,
Th.s Trương Thanh Hùng
20
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất
tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc.
- Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại
khoản 3 Điều 28 luậtthihànhándânsự năm 2008: “Đối với quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi
hành ándânsự ngay sau khi ra quyết định”.
Sau khi đã nhận bản án, quyết định Thủ trưởng cơ quan thihànhán cần xem xét
lại một số vấn đề trước khi soạn thảo quyết định thihành án. Đầu tiên, là cần kiểm tra
điều kiện ra quyết định thihành án, xác định thời hạn ra quyết định thihành án. Tiếp
theo cần xác định nội dung quyết định chủđộngthihành án. Xác định nội dung quyết
định chủđộngthihànhán nhằm xác định được các khoản thuộc diện chủđộng thi
hành án và xác định xem những khoản đó cần ra mấy quyết định thihành án. Và cuối
cùng là soạn thảo quyết định thihànhándânsự và phân công chấp hành viên tổ chức
thực hiện công tác thihành án.
Từ các phân tích ở trên ta có thể khái quát: Chủđộngthihànhándânsự là một
trong các quyết định thihànhándânsự do thủ trưởng cơ quan thihànhán ban hành
căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án trong một số trường hợp, tiến hành theo
trình tự, thủ tục do luật định. Nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các đương
sự, của Nhà nước được tốt hơn.
1.2. Vai trò, ý nghĩa và đặc điểm của chủđộngthihànhándân sự
Các quy định của phápluật được ban hành đều có những vai trò và ý nghĩa
riêng của nó, chủđộngthihànhándânsự cũng thế. Chủđộngthihànhándânsự mang
vai trò và ý nghĩa chung của hoạt độngthihànhándân sự, ngoài ra nó còn mang vai
trò và ý nghĩa riêng biệt. Vậy nó mang vai trò và ý nghĩa ra sao? Một trong những vấn
đề cần tìm hiểu vềchủđộngthihànhán đó chính là đặc điểm. Chính đặc điểm này mà
ta thấy được nét đặc trưng của chủđộngthihànhándân sự.
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của chủđộngthihànhándân sự
Chủ độngthihànhándânsự là căn cứ để chấp hành viên triển khai công tác thi
hành ándânsự tiếp theo. Nếu như chủđộngthihànhándânsự có căn cứ duy nhất là
bản án, quyết định của Tòa ánthìchủđộngthihànhándânsự là căn cứ để Chấp hành
viên tiến hành triển khai công tác thihànhándân sự. Sau khi ra quyết định thihành án
thì Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi
hành, chính quyết định này đã cho thấy rằng bản án, quyết định của Tòa án đã bắt đầu
có hiệu lực trên thực tế chứ không chỉ về mặt lý thuyết nữa.
Th.s Trương Thanh Hùng
21
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Chủ độngthihànhán đảm bảo những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
trên thực tế trong cuộc sống. Bởi vì kết quả xét xử của Tòa án là bản án, quyết định
nhưng nó chỉ có ý nghĩa trên mặt lý thuyết mà thôi, chính vì thế chủđộngthihành án
sẽ bảo đảm cho nó có hiệu lực thực sự trên thực tiễn. Khi ban hành quyết định chủ
động thihànhánthì công tác thihànhán cũng bắt đầu triển khai, Chấp hành viên nhận
được sự phân công từ Thủ trưởng cơ quan thihànhán phải có trách nhiệm triển khai
công tác thihànhán trên thực tế để bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước của tập
thể, cá nhân.
Chủ độngthihànhán góp phần bảo vệ quyền lợi của các đương sự, bảo vệ
quyền và lợi ích của Nhà nước tốt hơn. Các trường hợp chủđộngthihànhánchủ yếu
là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể nên cơ quan thi
hành ánchủđộng ra quyết định và tiến hànhthihànhándânsự mà không cần phải có
đơn yêu cầu từ phía các đương sự, trong trường hợp khẩn cấp tạm thời thì ra quyết
định ngay để đảm bảo tốt hơn quyền và nghĩa vụ của các đương sự, tránh trường hợp
tẩu tán tài sản.
Thông qua chủđộngthihành án, cơ quan thihànhán có thể phát hiện những sai
sót của Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật. Để ra được quyết định thihành án
chủ động đảm bảo đúng phápluật và tạo thuận lợi cho cơ quan thihànhán sau này thì
thủ trưởng cơ quan thihànhán cần phải xem xét kỹ nội dung bản án, quyết định của
Tòa án. Quá trình xem xét xoay quanh các vấn đề như việc thihànhán có thuộc thẩm
quyền không, xem xét bản án, quyết định của Tòa án có còn thời hiệu thihành án
không, xem xét bản án, quyết định có tuyên rõ ràng hay không,…từ vấn đề xem xét kỹ
nội dung bản án, quyết định của Tòa án như vậy thì có thể trong lúc xem xét phát hiện
những sai sót của Tòa ánvề nội dung áp dụng phápluật hay về hình thức…qua đây có
thể kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời xem xét, hướng dẫn áp dụng phápluật và
từ đó có thể đưa ra những ý kiến kiến nghị trong quá trình lập pháp.
Chủ độngthihànhán có ý nghĩa quan trọng nhằm tránh tình trạng tùy tiện. Chủ
động thihànhán đã quy định khá rõ về những trường hợp nào cần chủđộng ra quyết
định và thẩm quyền ra quyết định thuộc về Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự nên
tránh tình trạng tùy tiện khi ra quyết định. Qua đây đặt ra trách nhiệm cho Thủ trưởng
cơ quan thihànhándânsự phải xem xét kỹ nội dung bản án, quyết định của Tòa án để
ra quyết định đúng phápluật và thuận tiện cho Chấp hành viên tiến hành các giai đoạn
thi hànhándânsự tiếp theo được thuận tiện hơn.
1.2.2. Đặc điểm của chủđộngthihànhándân sự
Th.s Trương Thanh Hùng
22
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.2.2.1. Chủđộngthihànhándânsự là quyết định do Thủ trưởng cơ quan thihành án
ban hành
Một trong những quyết định rất quan trọng để có thể bắt đầu thủ tục thi hành
án dânsự đó là quyết định chủđộngthihành án. Đây là quyết định do Thủ trưởng cơ
quan thihànhándânsự ban hành theo thủ tục, trình tự luật định. Chính quyết định chủ
động thihànhándânsự do Thủ trưởng cơ quan thihànhán ban hành làm cơ sở phân
công chấp hành viên thực hiện các công tác thihànhándânsự tiếp theo. Từ quyết định
chủ độngthihànhándânsự đã cho thấy rằng trách nhiệm của cơ quan thihành án
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, nhà nước thật sự đang
được thực thi trên thực tế chứ không phải còn nằm trên giấy nữa. Những quyết định
này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa
vụ liên quan đến việc thihành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân, trong phạm vi trách
nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thihànhán đạt hiệu
quả;
1.2.2.2. Căn cứ để chủđộngthihànhándânsự là bản án, quyết định của Tòa án
trong một số trường hợp luật định
Hoạt độngthihànhándânsự là hoạt động chấp hành nhưng ở đây là chấp hành
bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. Chính vì thế, căn cứ để chủđộngthihànhándânsự là bản án,
quyết định của Tòa án trong số trường hợp luật định. Các trường hợp luật định về chủ
động thihànhándânsự cụ thể là “hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu
tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung
quỹ nhà nước; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Như vậy, các trường
hợp chủđộng ra quyết định thihànhándânsự là buộc người phải thihànhándân sự
thực hiện một nghĩa vụ nhất định về tài sản. Khoản thu về tài sản này chủ yếu là nộp
ngân sách nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Còn về các
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để bảo vệ lợi ích cấp thiết cho các
đương sự cũng như để đảm bảo công tác xét xử và thihànhándânsự sau này được
tiến hành thuận tiện hơn, tránh vấn đề các đương sự tẩu tán tài sản và các rắc rối có thể
phát sinh trong công tác về sau.
1.2.2.3. Chủđộngthihànhándânsự được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định
Thi hànhándânsự nhằm mục đích bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án
được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật,
bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn
Th.s Trương Thanh Hùng
23
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
định chính trị-xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì thế
mà tại Ðiều 106 của Hiến pháp 2013 đã quy định “Bản án, quyết định của Toà án
nhân dân có hiệu lực phápluật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ
quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Để đảm bảo rằng cơ
quan thihànhán nghiêm chỉnh chấp hành công tác thihànhándân sự, cụ thể là chủ
động thihànhán của Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsựthìLuậtthihànhán dân
sự năm 2008 đã quy định rất rõ về thẩm quyền, các trường hợp chủđộng ra quyết
định... Do đó, các trình tự, thủ tục để chủđộngthihànhándânsự cũng được quy định
chặt chẽ bởi phápluật giống như những thủ tục tố tụng trước đó vì đều liên quan đến
quyền con người, quyền công dân. Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với những người tiến
hành các trình tự, thủ tục thihànhánvềchủđộngthihànhándânsự cũng không thấp
hơn những người tiến hành tố tụng trước đó là phải độc lập và tuân theo các trình tự,
thủ tục luật định. Để bảo đảm quyết định chủđộngthihànhán đúng phápluật và để
công tác thihànhándânsự tiếp theo được tiến hành thuận lợi.
1.2.2.4. Mục đích cuối cùng của chủđộngthihànhándânsự là bảo vệ quyền và lợi
ích của các đương sự, nhà nước
Bản chất của hoạt độngchủđộngthihànhán là dạng hoạt động chấp hành
nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp
khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của
Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của chủ động
thi hànhán là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết
định được thực thi trên thực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụng phápluật hoặc
quyết định có tính điều hành - nét đặc trưng của hoạt độnghành chính. Chủđộng thi
hành án là một hoạt động của thihànhándân sự, nó cũng có mục đích là bảo đảm cho
các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tế,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các đương sự, nhà nước. Các khoản thu trong chủ
động thihànhánchủ yếu là để bảo vệ tài sản nhà nước “hình phạt tiền, truy thu tiền,
tài sản thu lợi bất chính, án phí; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật
chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà
nước”. Các khoản thu này được nộp vào ngân sách nhà nước và thuộc quyền sở hữu,
quản lý của Nhà nước chứ không thuộc về tổ chức hay cá nhân. Đối với quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời trong 24 giờ kể từ khi Tòa án chuyển giao hoặc
đương sự giao trực tiếp thủ trưởng cơ quan phải ra quyết định thihànhán là để đảm
bảo cho lợi ích cấp thiết của các đương sự cũng như đảm bảo cho công tác xét xử và
thi hànhán sau này được thuận lợi hơn.
Th.s Trương Thanh Hùng
24
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.3. Nguyên tắc chủđộngthihànhán trong một số trường hợp
Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 của Nghị định 58/2009/NĐ-CP5 thì:
- Về nguyên tắc chung Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự ra một quyết
định thihànhán chung cho các khoản thuộc diện chủđộngthihành trong một bản án,
quyết định;
- Trường hợp trong bản án, quyết định có các khoản về trả lại tiền, tài sản thì
đối với mỗi người được thihành án, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự ra một
quyết định thihành án;
- Trường hợp trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thihànhán phải
thi hành nhiều khoản thì đối với mỗi người phải thihành án, Thủ trưởng cơ quan thi
hành ándânsự ra một quyết định thihànhán chung cho các khoản mà người đó phải
thi hành;
- Trường hợp thihành quyền, nghĩa vụ liên đới: Thủ trưởng cơ quan thihành án
dân sự ra một quyết định thihànhán chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên
đới.
Trường hợp có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ liên đới thì nếu người được thi
hành án yêu cầu một hoặc một số người trong những người phải thihànhán thực hiện
nghĩa vụ liên đới thihành toàn bộ nghĩa vụ thì cơ quan thihànhán ra quyết định thi
hành án đối với người đó. Đối với các bản án, quyết định có tuyên tổng hợp hình phạt
tiền trong đó có khoản tiền đã được giải quyết tại bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật và đang được tổ chức thi hành, thì cơ quan thihànhán không ra quyết định thi
hành án mà có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại theo thủ tục giám
đốc thẩm đối với bản án, quyết định có tuyên tổng hợp hình phạt tiền được quy định
tại Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, hướng dẫn một
số vấn đề về thủ tục thihànhándânsự và phối hợp liên ngành trong thihànhán dân
sự.
Một quyết định thihànhán được tính là một việc thihành án. Và quyết định thi
hành án hay việc thihànhán này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng kết, báo cáo
của các Chấp hành viên hay của Chi Cục, Cục thihànhándânsự đối với các quyết
định khen thưởng thi đua của các chấp hành viên hay của các Chi Cục, Cục thihành án
dân sự.
Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthihànhándânsự năm
2008 ngày 28 tháng 8 năm 2014 tại Điều 3 khoản 9 có quy định “Mỗi quyết định thi
5
Xem Điều 5 của Nghị định 58/2009/NĐ-CP
Th.s Trương Thanh Hùng
25
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
hành án được xác định là một việc thihành án”. Như vậy, dự thảo cụ thể hóa quy định
này thành điều luật cụ thể tránh tình trạng hiểu sai về vấn đề này ảnh hưởng đến quá
trình thi đua, khen thưởng cũng như trong công tác báo cáo kết quả thihànhándân sự
của các cơ quan thihành án. Vì trên thực tiễn vẫn có những cơ quan thihànhán xem
một bản án là một vụ việc mà trong bản ánthì có thể có nhiều quyết định. Đó có thể là
quyết định chủđộngthihànhán hoặc quyết định theo đơn yêu cầu, đều này dẫn đến
những khác nhau trong quá trình báo cáo, thi đua khen thưởng. Thiết nghĩ dự thảo quy
định cụ thể trong điều luật là hợp lý, đáp ứng được tình hình thực tiễn.
1.4. Lịch sử hình thành và pháp triển của chủđộngthihànhándân sự
Qua các giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau, công tác thihànhán dân
sự đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng
phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhìn lại chặng đường lịch sử phát triển
của công tác thihànhándânsự nói chung công tác chủđộng ra quyết định thihành án
dân sự nói riêng có thể chia quá trình phát triển như sau:
1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Pháp lệnh 1993
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành
ngay Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946, quy định cách tổ chức các Toà án và các ngạch
thẩm phán trong nước Việt Nam dânchủ cộng hoà. Qua Sắc lệnh trên đã khẳng định
sự quan tâm của đảng và nhà nước ta trong công tác xét xử và thihànhándân sự. Sắc
lệnh số 13 có 114 điều, ở khoản 3 Điều 3 của sắc lệnh quy định “Ban tư pháp xã có
quyền thihành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên”6. Đây chính là văn bản
pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động của ngành thihànhán dân
sự trong chế độ mới. Để cụ thể hóa thẩm quyền và thể thức thihànhán trong công tác
thi hànhándânsự ngày 19/7/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số
130/SL quy định về thể thức thihành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Tiếp theo
sau đó có nhiều Sắc lệnh về công tác thihànhándânsự tiếp tục được ban hành và áp
dụng vào thực tiễn.
Trên cơ sở tại Điều 100 và Điều 137 của Hiến Pháp 1980 có quy định “Các bản
án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực phápluật phải được các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”7. Đến ngày 28 tháng 8 năm 1989, Pháp lệnh thi
hành ándânsự - một hình thức có hiệu lực pháp lý cao nhất, lần đầu tiên được ban
hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt độngthi hành
6
7
Xem tại Điều 3 của sắc lệnh 13/SL của chủ tịch nước
Xem Điều 137 của Hiến pháp 2013
Th.s Trương Thanh Hùng
26
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
án dân sự. Pháp lệnh do Hội đồng nhà nước ban hành có 43 Điều, có hiệu lực ngày 01
tháng 01 năm 1990. Với việc ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự năm 1989, cơ chế
thi hànhándânsự đã có bước thay đổi căn bản. Theo pháp lệnh thì cơ chế kết hợp tự
định đoạt của đương sự với sựchủđộng của cơ quan thihànhándânsự và Chấp hành
viên đã tạo ra sựpháp triển mới trong công tác thihànhándân sự. Lần đầu tiên quy
định vềchủđộng ra quyết định thihành được quy định cụ thể tại Điều 15 của pháp
lệnh thihànhándânsự năm 1989 như sau: Chánh án Toà ánchủđộng ra quyết định
thi hành án. Những bản án, quyết định được Chánh án Toà ánchủđộng ra quyết định
thi hành bao gồm: “Bản án, quyết định nói tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này; Bản
án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa,
phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí”8. Pháp lệnh thihànhándânsự 1989 đã quan tâm
đến chủđộngthihànhán để bảo vệ quyền lợi cho nhà nước, quyền và lợi ích của tập
thể và công dân. Về thẩm quyền ra quyết định chủđộngthihànhán được giao cho
chánh án Tòa án. Thẩm quyền ra quyết định thihànhán cũng có thể ủy quyền trong
một số trường hợp như Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thihànhán hoặc
uỷ thác cho Chánh án Toà án nơi người phải thihànhán cư trú, làm việc hoặc có tài
sản liên quan đến việc thihành án, ra quyết định thi hành. Đối với bản án, quyết định
sơ thẩm đồng thời là chung thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định
giao cho Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người phải thihànhán cư trú, làm
việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thihành án, ra quyết định thi hành. Chánh án
Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể uỷ thác cho Chánh án Toà án nhân dân cấp dưới nơi
người phải thihànhán cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thihành án,
ra quyết định thi hành. Chánh án Toà án quân sự có thể uỷ thác cho Chánh án Toà án
nhân dân nơi người phải thihànhán cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc
thi hành án, ra quyết định thihành đối với dân thường bị xét xử tại Toà án quân sự
hoặc đối với người phải thihànhán là cán bộ, chiến sĩ Lực lượng an ninh nhân dân
hoặc Quân đội nhân dân bị toà án quân sự xét xử mà không còn ở trong lực lượng vũ
trang nhân dân. Toà án nhận uỷ thác có nhiệm vụ thực hiện uỷ thác và thông báo kết
quả thihànhán cho Toà án đã uỷ thác.
Để thực hiện pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và Bộ tư pháp đã có thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07 tháng 12
năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp lệnh năm 1989. Tại phần I
của thông tư liên ngành đã quy định rất cụ thể về ra quyết định thihànhán .
8
Xem Điều 15 của pháp lệnh thihànhándânsự năm 1989
Th.s Trương Thanh Hùng
27
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.4.2. Thời kỳ từ khi ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 đến trước
khi có Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004
Đầu những năm 1990, công cuộc đổi mới nói chung và cải cách bộ máy Nhà
nước nói riêng đã được tiến hành một cách khá tích cực, khẩn trương. Hiến pháp năm
1992 và các Luậtvề tổ chức bộ máy Nhà nước được Quốc hội khoá IX thông qua vào
tháng 10/1992, đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho quá trình cải cách Tư pháp,
trong đó công tác thihànhándânsự được đổi mới một cách cơ bản. Khác với Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 1981, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 không quy
định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc thihành án. Trong khi đó Luật Tổ
chức Chính phủ năm 1992 lần đầu tiên đã xác định việc “quản lý công tác thihành án”
là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực phápluật và
hành chính tư pháp. Để thực hiện quy định của các đạo luật trên đây về công tác thi
hành án, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX ngày 6/10/1992 đã thông qua Nghị
quyết về việc bàn giao công tác thihànhán từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ
quan của Chính phủ “chậm nhất vào tháng 6/1993”. Ngày 17 tháng 4 năm 1993 Uỷ
ban thường vụ quốc hội đã ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự 1993 thay thế Pháp
lệnh thihànhándânsự năm 1989. Pháp lệnh thihànhándânsự 1993 có tất cả 50 điều
và chính thức có hiệu lực ngày 01 thang 06 năm 1993 thay thế Pháp lệnh thihành án
1989.
Tại Điều 20 của Pháp lệnh thihànhándânsự 1993 quy định về quyết định chủ
động thihànhándânsự như sau “Thủ trưởng cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết
định thihành án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án,
quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết
định thihành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã
hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời
để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thihành án”9.
Ở Pháp lệnh thihànhándânsư này thì thẩm quyền ra quyết định thihànhánchủ động
không còn thuộc về thẩm phán như trước mà do thủ trưởng cơ quan thihànhán quyết
định. Sở dĩ công tác thihànhándânsự được chuyển giao từ Tòa án sang cơ quan
thuộc chính phủ vì ở giai đoạn Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1989 Chánh án với tư
cách là người chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động xét xử phải đồng thời là người
chỉ đạo công tác thihànhándânsự từ đó dẫn đến tình trạng quá tải về công việc, chưa
giải quyết kịp thời yêu cầu công tác thihànhán đặt ra. Ngoài ra, ở những năm 1989 đã
xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về trách nhiệm quản lý Tòa án địa phương, sự phối
hợp giữa Bộ tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao trong công tác quản lý Tòa án địa
9
Xem Điều 20 của pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993
Th.s Trương Thanh Hùng
28
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
phương diễn ra không thuận lợi như trước đây…Chính vì để khắc phục những nguyên
nhân trên nên Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ nhất ngày 6-10-1992 về
việc bàn giao công tác thihànhán từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của
Chính phủ. Để thực thi nghị quyết trên thì Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã cùng nhau ban hành Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 26
tháng 5 năm 1993 hướng dẫn các địa phương thực hiện việc bàn giao công tác thi hành
án dân sự. Từ đây, công tác thihànhándânsự đã được bàn giao sang các cơ quan của
Chính phủ, nên thẩm quyền ra quyết định thihànhán cũng đã thay đổi theo. Thêm
điểm mới trong quyết định chủđộngthihànhándânsự ở Pháp lệnh thihànhándân sự
năm 1993 là đã quy định thời gian cụ thể trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận
được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành
án chủđộng ra quyết định thihành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi
thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết
định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc
xét xử và thihành án. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chủđộng ra quyết định thihành án
dân sự cũng thấy được sự quan tâm chú trọng hơn trong công tác thihànhándân sự
của Đảng và Nhà nước.
1.4.3. Thời kỳ từ khi ban hànhPháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 đến trước
khi có Luậtthihànhándânsự năm 2008
Như vậy, cùng với việc hình thành hệ thống cơ quan thihànhándân sự, một cơ
chế phối hợp vềthihànhándânsự cũng đã được xác lập. Trong điều kiện thực tế hiện
nay phải đặt công tác thihànhándânsự trong tổng thể hoạt động triển khai các nhiệm
vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội thì mới thấy hết ý nghĩa của cơ chế phối hợp
này. Sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy trách nhiệm của chấp hành
viên, cơ quan thihànhán và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của UBND các cấp, sự phối
hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao ý thức
trách nhiệm của cả cộng đồng trong hoạt độngthihànhándân sự.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, chức năng và nhiệm vụ của tổ
chức thihànhándânsự đang ngày càng mở rộng và tăng cường, đồng thời thực tế hoạt
động thihànhán cũng đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới có tính cấp bách cần giải
quyết. Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 được ban hành đã phục vụ cho việc thi
hành Nghị quyết của Quốc hội về việc bàn giao công tác thihànhándânsự từ Tòa án
sang các cơ quan của Chính phủ. Do Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 còn giữ
nguyên các quy định của Pháp lệnh năm 1989, chỉ sửa đổi một phần nội dung cơ bản
dẫn đến tình trạng phápluật không được chấp hành nghiêm chỉnh, gây nên tình trạng
Th.s Trương Thanh Hùng
29
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
án tồn đọng, kéo dài nhiều năm không thihành được. Mặt khác, sau khi Pháp lệnh thi
hành ándânsự năm 1993 ra đời, Nhà nước cũng đã ban hành một loạt văn bản pháp
luật mới có liên quan đến công tác thihànhándânsự như Bộ luậtdân sự, Bộ luật lao
động, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật công ty... Đặc biệt với việc ban
hành Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính, cơ quan thihànhán đã được giao thêm các loại việc mới, có tính đặc thù như thi
hành quyết định tuyên bố phá sản, thihànhán kinh tế, lao động, hành chính... làm cho
công tác thihànhán không còn mang tính chất dânsự thuần tuý như trước đây. Ngoài
ra, các cơ quan thihànhándânsự còn đang đứng trước những khó khăn về lực lượng
cán bộ, về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động. Đồng thời, các cơ sở pháp lý về tổ chức
và hoạt độngthihànhán đang đòi hỏi phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt
ra trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và đổi mới công tác thihànhán nói
riêng theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương đã đề ra.
Qua hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 đã bộc lộ
nhiều bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách hành chính, cải cách
tư pháp. Nhiều vướng mắc về cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, thủ tục thihànhán dân
sự chưa được tháo gỡ kịp thời, dẫn đến t́nh trạng án tồn đọng có xu hướng gia tăng,
đòi hỏi phápluậtthihànhándânsự cần có sự bổ sung, hoàn thiện kịp thời để nâng cao
hiệu quả công tác thihànhándân sự. Vì vậy, ngày 14/01/2004 Uỷ ban thường vụ
Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thihànhándânsự sửa đổi thay thế Pháp lệnh thi
hành ándânsự năm 1993. Pháp lệnh thihànhándânsự 2004 có tất cả là 43 Điều, có
hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2004. Ở Điều 22 quy định vềchủđộng ra quyết định
thi hànhán như sau “Thủ trưởng Cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết định thi hành
phần bản án, quyết định sau đây: án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ
phí Toà án; Hình phạt tiền; Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi
bất chính; Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ; Thu hồi đất theo quyết định của Toà
án; Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Thời hạn ra quyết định thi
hành án là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết
định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thihành án”10. So với
Pháp lệnh năm 1993 thì ở pháp lệnh thihànhándânsự lần này đã quy định cụ thể hơn
về thời hạn ra quyết định chủđộngthihành án, nếu ở Pháp lệnh thihànhándân sự
trước là bảy ngày thì ở pháp lệnh này quy định thời gian giảm xuống còn năm ngày và
quy định thêm thời gian ra quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay
quyết định thihành án. Qua quy định trên, quyết định chủđộngthihànhándânsự đã
10
Xem Điều 22 của pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004
Th.s Trương Thanh Hùng
30
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
được quy định một cách chặt chẽ hơn, hợp lý hơn, bảo vệ quyền và lợi ích của các
đương sự tốt hơn. Theo từ điển Tiếng việt thì khẩn cấp có nghĩa “Cần được tiến hành,
được giải quyết ngay, không chậm trễ. Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có
ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ”11. Đối với quyết
định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thihành án, từ chính
quy định này mới thấy được hết ý nghĩa của hai từ khẩn cấp mà luật quy định. Thêm
một điểm mới vềchủđộng ra quyết định là đã thu hẹp phạm vi các trường hợp chủ
động ra quyết định thihànhándân sự. Lý do thay đổi như trên là vì trước đây ở Pháp
lệnh thihànhán năm 1993 thì đã quy định số lượng tương đối lớn các bản án, quyết
định thuộc diện cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết định thihànhán là các cơ quan,
tổ chức nhà nước. Quy định này đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là người
được thihànhán với nhau. Cụ thể là người được thihànhán là cá nhân với người được
thi hànhán là cơ quan, tổ chức. Do đó, để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa những
người được thihành án, đảm bảo việc thihànhán nghiêm túc và kịp thời các khoản
thu nộp ngân sách nhà nước. Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 đã thu hẹp phạm
vi và quy định cụ thể hơn các trường hợp cơ quan thihànhánchủđộng ra quyết định
thi hànhán .
Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết này đã chỉ thị: “Chuẩn bị
điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất
quản lý công tác thihành án. Xác định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trong việc thihành các hình phạt không phải hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các
bản án của Toà án. Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức,
thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số công
việc thihành án”12.
Qua chỉ thị trên thì đội ngũ thihànhhànhándânsự ngày càng hoàn thiện, cơ sở
vật chất, kinh phí được tăng cường. nhờ đó mà công tác thihànhán ngày càng chuyển
biến tích cực, giảm tình trạng án tồn đọng, góp phần đảm bảo kết quả thihànhán của
các đương sự, giữ vững an ninh, trật tự tang cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản
lý nhà nước.
11
12
Xem từ điển tiếng việt
Xem Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020
Th.s Trương Thanh Hùng
31
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
1.4.4. Thời kì từ khi có Luậtthihànhándânsự năm 2008 đến nay
Để tiếp tục củng cố và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và cơ sở pháp lý để thúc
đẩy công tác thihànhándânsự ngày càng hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của các
đương sự, ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luậtthi hành
án dânsự năm 2008. Luậtthihànhándânsự năm 2008 có 183 Điều, có hiệu lực ngày
01 tháng 7 năm 2009. Tại khoản 1 Điều 36 của luậtthihànhándânsự 2008 quy định
về chủđộngthihànhán “Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết
định thihành đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình phạt tiền, truy thu tiền,
tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ
nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản
khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ
trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihành án. Trong thời hạn 24
giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án
chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự
phải ra quyết định thihànhán và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”13. Nhìn
chung thì các quy định vềchủđộngthihànhándânsự được quy định tại Luậtthi hành
án dânsự năm 2008 không khác mấy so vơi Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 Ở
Luật thihànhándânsự năm 2008 quy định về quyết định chủđộngthihànhán đã bỏ
đitrường hợp lệ phí, truy thu thuế, quy định về cụ thể hơn quyết định thu hồi đất có
thêm phần thu hồi các tài sản khác. Đặc biệt, lần này về thời hạn ra quyết định khẩn
cấp tạm thời đã xác định cụ thể hơn trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự
giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihànhán và
phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Quy định lần này về biện pháp khẩn cấp
tạm thời cụ thể hơn và bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của các đương sự, cũng như
giúp cho công tác triển khai thihànhándânsự tiếp theo được thuận tiện hơn.
Qua Chương đầu tiên tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận xoay quanh chủ
động thihànhán từ đó thấy được bản chất của chủđộngthihànhándânsự để có thể
dễ dàng hơn khi tìm hiểu những quy định của phápluậtvềchủđộngthihànhán dân
sự. Qua Chương đầu tiên tác giả đã phân tích và trình bày các ván đề về khái niệm,
đặc điểm, vai trò và ý nghĩa, cũng như các vấn dề về nguyên tắc và lịch sủa phát triển
của chủđộngthihànhándân sự. Chính việc tìm hiểu các vấn đề lý luận trên đã góp
làm cho việc nghiên cứu Chương 2những quy định của phápluậtvềchủđộngthi hành
án dânsự được thuận tiện hơn.
13
Xem Điều 36 của luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
32
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHỦĐỘNGTHIHÀNHÁNDÂN SỰ
Nếu căn cứ vào tính chủ động, thụ động của cơ quan thihànhándânsự khi ra
quyết định thihànhánthì quyết định thihànhándânsự được chia ra làm hai loại. Đó
là quyết định chủđộngthihànhándânsự và quyết định thihànhándânsự theo đơn
yêu cầu. Vậy theo quy định của phápluậtthì những trường hợp nào cơ quan thi hành
án cần ra quyết định chủđộngthihành án? Ai sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định
này? Và để ra được quyết định này thì cần phải xem xét các vấn đề nào, trình tự, thủ
tục ra sao? Trong chương 2 này người viết sẽ trình bày về các vấn đề trên theo quy
định của Luậtthihànhándânsự năm 2008 và cùng trình bày, so sánh đối chiếu với dự
thảo số 5 Luậtthihànhándânsự (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthihành án
dân sự năm 2008) ngày 28 tháng 8 năm 2014
2.1. Những trường hợp chủđộngthihànhándân sự
Hoạt độngthihànhándânsự được triển khai thực hiện qua nhiều công đoạn,
thủ tục khác nhau. Một trong những thủ tục đầu tiên và quan trọng của hoạt động thi
hành ándânsự là nhận bản án, quyết định, nhận đơn yêu cầu và ra quyết định thi hành
án. Có những trường hợp ra quyết định thihànhándânsự nhưng không cần phải có
đơn yêu cầu của đương sự đó là chủđộngthihànhándân sự. Những trường hợp nào
thì cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền ban hành quyết định chủđộngthi hành
án dân sự?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì các
trường hợp chủđộngthihànhándânsự bao gồm: “Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài
sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà
nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác
thuộc diện sung quỹ nhà nước; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”14.
Các trường hợp chủđộngthihànhándânsự trên sẽ được làm rõ như sau:
14
Xem Điều 36 của luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
33
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
2.1.1. Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí
Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí là những khoản thu
có mục đích nộp vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy nên trong trường hợp này Luật
thi hànhándânsự năm 2008 quy định Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải chủ
động ra quyết định mà không cần phải có đơn yêu cầu từ phía đương sự. Trong các
trường hợp này luật quy định cơ quan thihànhánchủđộngthihànhándânsự nhằm
mục đích bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà nước.
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) thì “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định
trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định”15. Hình phạt tiền là một trong các hình
phạt do luật hình sự quy định. Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì hình phạt tiền ở đây vừa có thể là hình phạt chính,
cũng có thể là hình phạt bổ sung. Cụ thể theo quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính
đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công
cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”. Và
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham
nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định”16. Hình phạt tiền
có mục không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người
có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo phápluật và các quy tắc của cuộc sống xã hội
chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt tiền còn nhằm giáo dục người khác
tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Mặc khác, hình phạt
tiền là một hình phạt tác động trực tiếp đến kinh tế của người phạm tội nhưng nhà
nước không áp dụng hình phạt tiền với mục đích làm tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước mà nguồn thu này chỉ là hệ quả của việc áp dụng hình phạt tiền. Ngoài ra khi
bị áp dụng hình phạt tiền ở đây người phạm tội không chỉ chịu trách nhiệm là dân sự
mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự đó là chịu án tích trong một khoảng thời gian
nhất định.
Truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính thuộc diện chủđộngthihànhándân sự.
Đối với tiền, tài sản thu lợi bất chính do hành vi vi phạm hành chính, hành vi phạm tội
mà có sẽ bị truy thu nộp vào ngân sách nhà nước. Tiền, tài sản thu lợi bất chính
thường là do các đối tượng chiếm dụng, làm thất thoát hoặc gây thiệt hại về tiền, tài
15
16
Xem Điều 26 của Bộ Luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Xem Điều 28 và 30 của Bộ Luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Th.s Trương Thanh Hùng
34
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
sản của nhà nước nên các khoản này không cần làm đơn, mà cơ quan thihànhán tự ra
quyết định để bảo vệ tiền, tài sản của nhà nước được tốt hơn.
Án phí bao gồm những loại nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh
Án phí, lệ phí tòa án 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 "Án phí bao
gồm các loại sau đây: Án phí hình sự; Án phí dân sự, gồm có các loại án phí giải
quyết vụ án tranh chấp vềdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; Án phí hành chính"17. Án phí, lệ phí Tòa án trong lúc thu, nộp cần tuân theo
nguyên tắc như án phí, lệ phí Tòa án được thu bằng đồng Việt Nam, Cơ quan có thẩm
quyền thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải sử dụng
chứng từ thu do Bộ Tài chính phát hành. Hai nguyên tắc trên bắt buộc cơ quan có thẩm
quyền thu án phi, lệ phí phải tuân theo. Án phí là một trong các trường hợp cơ quan thi
hành ándânsự phải chủđộngthihành án.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh án phí, lệ phí của Toà án ngày
27/2/2009 thì Cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền thu các khoản lệ phí Toà án
sau: “Lệ phí giải quyết việc dânsự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26, các
khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự; Lệ phí nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản; Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Kháng cáo quyết
định của Tòa án đối với yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Pháp
lệnh án phí, lệ phí Toà án, nếu yêu cầu kháng cáo của họ không được chấp nhận (điểm
d khoản 1 Điều 43)”18. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 36 của LuậtThihànhándân sự
năm 2008, Thủ trưởng Cơ quan Thihànhándânsự không biết mình có thẩm quyền ra
quyết định thihànhán đối với khoản lệ phí Toà án hay không? Nếu có thì ra quyết
định chủđộng hay theo đơn yêu cầu. Đây cũng là vấn đền hiện nay đang có hai quan
điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Thủ trưởng Cơ quan Thihànhán không có thẩm
quyền. Vì Luậtthihànhándânsự năm 2008 chỉ nói đến án phí Toà án mà không hề
đề cập đến lệ phí Toà án. Mặc dù Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án có giao thẩm quyền
thu lệ phí trong trường hợp này thuộc về Cơ quan thihànhándânsự nhưng về mặt
pháp lý nó có hiệu lực thấp hơn Luậtthihànhándân sự. Nếu có thẩm quyền thu thì
cũng thu theo thủ tục hành chính chứ không ra quyết định thihành án.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Thủ trưởng Cơ quan Thihànhán có thẩm quyền
ra quyết định. Vì Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án đã xác định thẩm quyền cho Cơ quan
thi hành án, hơn nữa, mặc dù Luậtthihànhándânsự không có điều khoản nào đề cập
17
18
Xem Điều 3 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án 10/2009/UBTVQH12
Xem Điều 9 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án 10/2009/UBTVQH12
Th.s Trương Thanh Hùng
35
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
đến lệ phí Toà án nhưng cũng không có điều khoản nào mâu thuẫn với quy định của
Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án. Vấn đề đặt ra ở đây là ra quyết định thihànhán chủ
động hay theo đơn đối với khoản lệ phí trên.
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai vì trước đây, tại điểm a, khoản 1 Điều
22 Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 cũng đã quy định khoản lệ phí Toà án thuộc
trường hợp Cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihành án. Trên cơ sở
quy định tại Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm 2008, chúng ta thấy nếu căn cứ vào
khoản 1 thì khoản lệ phí Toà án không có. Điều đó có nghĩa là khoản lệ phí Toà án
không thuộc trường hợp chủđộng ra quyết định thihành án. Nếu khoản 1 không có thì
tất nhiên phải căn cứ vào khoản 2 (theo tính chất loại trừ của điều luật) để ra quyết
định thihànhán theo đơn đối với khoản lệ phí Toà án. Đây là điều không thể xem xét
như vậy được. Bởi như đã nói ở trên, bản chất của khoản lệ phí là thu cho ngân sách
nhà nước nên Cơ quan thihànhán phải chủđộng ra quyết định thihành án, hơn nữa
nếu ra quyết định theo đơn yêu cầu thihànhánthì ai sẽ làm đơn yêu cầu thihành án
khoản lệ phí Toà án này? Vì bản chất lệ phí Tòa án cũng như án phí đều có mục đích
nộp vào ngân sách nhà nước nên phần này cơ quan thihànhán ra quyết định chủ động
thi hành là hợp lý hơn.
2.1.2. Trả lại tiền, tài sản cho đương sự
Quy định của bản án, quyết định tuyên trả lại tiền, tài sản cho đương sự cũng
thuộc diện cơ quan thihànhchủđộngthihành bởi xuất phát từ quan niệm rằng, việc
tạm giữ, thu giữ những tài sản đó là do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trước đó
với mục đích phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm thihành án, nay theo
quy định của phápluật được tuyên trả lại cho chủ sở hữu hợp phápthì nhà nước phải
chủ động trả lại mà không đợi đương sự phải làm đơn yêu cầu. Mục đích là bảo vệ tốt
hơn quyền lợi của công dân. Có một số trường hợp như người phạm tội trộm cắp,
chiếm đoạt tiền, tài sản của đương sự, tiền và tài sản sản ấy vốn dĩ là tiền và tài sản của
đương sự do hành vi của người phạm tội nên khi phát hiện và quá trình xét xử cơ quan
điều tra, cơ quan xét xử, thihànhán tạm giữ để làm vật chứng cho quá trình xét xử.
Trả lại tiền, tài sản cho đương sự cũng có thể là khoản tạm ứng án phí nay theo bản án,
quyết định của Tòa án tuyên trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự. Trả lại tài sản
cho đương sự ở đây cũng có thể là trả lại tài sản trong trường hợp đương sự chứng
minh tài sản không thuộc quyền sở hữu của người phải thihành án. Vì vậy, cơ quan thi
hành ándânsự phải chủđộng trả lại tài sản hợp pháp cho đương sự. chính từ việc làm
này đã tạo lòng tin của nhân dân vào nhà nước và pháp luật. Nhân dân sẽ có tâm lý yên
tâm hơn khi được nhà nước bảo vệ tài sản hợp pháp của họ bị đánh cắp, bị chiếm giữ
bất hợp pháp mà không cần làm thủ tục rườm rà, phức tạp để nhận lại. Chính vì thế
Th.s Trương Thanh Hùng
36
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Luật thihànhándânsự năm 2008 đã quy định trong trường hợp này thủ trưởng có
quan thihànhánchủđộng ra quyết định mà không bắt đương sự phải làm đơn yêu cầu.
2.1.3. Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản
Tịch thu sung quỹ nhà nước có thể là tịch thu tài sản hoặc tịch thu tiền để sung
vào quỹ nhà nước trong một số trường hợp do luật dự liệu.
Vậy tịch thu tài sản là gì? Và đối tượng nào bị áp dụng biện pháp này? Tại Điều
40 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “Tịch thu tài sản là tước
một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết ánvề tội nghiêm trọng, tội rất
nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy
định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều
kiện sinh sống”19. Như vậy, tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về
tội nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định. Ví dụ
như: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản …có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Việc tịch thu, sung quỹ nhà
nước được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, vật hoặc tiền
do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có, vật thuộc loại Nhà nước
cấm lưu hành, vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc
để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung
quỹ nhà nước.
“Vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội,
vật cấm lưu hànhthì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; Vật chứng là
những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội
chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp phápthì sung quỹ Nhà nước; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do
phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; Vật chứng là hàng hóa mau hỏng
hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; Vật chứng không
có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ”20 được quy định tại
Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Vậy vật chứng, tài sản sẽ bị tiêu hủy trong
trường hợp là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành các vật chứng đó
không có giá trị hoặc không sử dụng được. Khoản vật chứng, tài sản bị Toà án tuyên
19
20
Xem Điều 40 của Bộ Luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Xem Điều 76 của Bộ Luật Tố tung hình sự năm 2003
Th.s Trương Thanh Hùng
37
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
tịch thu tiêu huỷ thì không còn thuộc quyền quyết định của đương sự, nên cũng giao
cơ quan thihànhánchủđộng thực hiện việc tiêu huỷ.
2.1.4. Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước
Quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước sẽ do cơ quan
thi hànhán ban hành quyết định chủđộngthihành án. Cơ quan thihànhán sẽ chủ
động ra quyết định thihànhán vì để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Trong một
số trường hợp như người để lại di sản thừa kế không có người thừa kế theo di chúc,
theo phápluật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di chúc, từ chối nhận di sản thì
tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa
kế thuộc nhà nước. Quyền sử dụng đất và tài sản khác của chủ sở hữu do phạm tội, vi
phạm hành chính mà bị Tòa án tuyên sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu tài sản của
người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”21. Theo quy định trên của Hiến pháp
2013 thì đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhà nước. Nhưng nhà
nước không phải là một con người nào cụ thể để sử dụng đất nên nhà nước sẽ trao lại
quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác thông qua hai hình thức đó là giao đất, cho
thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Chủ thể có thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất và công nhận quyền sử dụng đất cũng chính là chủ thể có thẩm quyền thu hồi
quyền sử dụng đất. Trong các trường hợp nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử
dụng đất là Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm phápluậtvề đất đai; Thu hồi đất
do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa
tính mạng con người. Thu hồi quyền sử dụng đất thuộc diện sung quỹ nhà nước chủ
yếu là trường hợp do vi phạm phápluậtvề đất đai. Vi phạm phápluậtvề đất đai cụ
thể là vi phạm “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân
sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; Sử dụng đất không
đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất bị lấn, chiếm
trong các trường hợp sau đây: Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; Đất không được
21
Xem Điều 53 Hiến pháp năm 2013
Th.s Trương Thanh Hùng
38
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu
trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Người sử dụng đất cố ý không thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không
được gia hạn khi hết thời hạn; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời
hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn
mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn
tháng liền; Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn
hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất
trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất,
cho thuê đất đó cho phép”. Các trường hợp trên nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng
đất sung quỹ nhà nước.
2.1.5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011): “Giao người chưa thành niên cho cá
nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước
một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng
tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
cho người lao động; Tạm đình chỉ việc thihành quyết định sa thải người lao động; Kê
biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán
hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác; Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức
tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản
của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; Các
biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà phápluật có quy định”22.
Trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thì Tòa án sẽ tự mình áp dụng biện
pháp khẩn cấp, tạm thời “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng,
sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công,
tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
22
Xem Điều 102 của Bộ Luật Tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Th.s Trương Thanh Hùng
39
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Tạm đình chỉ việc thihành quyết định sa thải người lao động”. Các biện pháp khẩn
cấp tạm thời khác sẽ được Tòa án xem xét khi có yêu cầu của đương sự.
Các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 36
của Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do
đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thi
hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”23. Như vậy, cơ quan thi hành
án dânsự sẽ nhận quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này từ hai đối
tượng: do chính Tòa án chuyển giao, do đương sự trực tiếp mang đến cơ quan thi hành
án yêu cầu thihành án. Khi cán bộ cơ quan thihànhán nhận quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp, tạm thời do đương sự hay Tòa án giao trực tiếp thì phải làm thủ tục
nhận ngay. Đối với quyết định này thì cơ quan thihànhán không cần yêu cầu đương
sự phải làm đơn yêu cầu thihànhán vì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
thuộc diện chủđộngthihành án. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
cũng là nhằm mục đích đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi
hành án, bảo đảm hiệu quả của việc thihành án, cao hơn thế, là đảm bảo hiệu lực của
bản án, quyết định của Toà án, của pháp luật, và do tính chất khẩn cấp của việc áp
dụng mà nhà nước cần chủđộng thực hiện để phù hợp với mục đích của việc ban hành
quyết định đó.
Các trường hợp trên là các trường hợp chủđộng ra quyết định thihànhán được
quy định tại Luậtthihànhándânsự năm 2008. Ngoài các trường hợp ra quyết định
chủ động như trên thì các trường hợp còn lại Tòa án chỉ ra quyết định khi có đơn yêu
cầu của đương sự. Hiện nay trong giai đoạn lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật thi
hành ándânsự năm 2008, vấn đề ra quyết định chủđộng hay theo đơn yêu cầu có hai
ý kiến trái chiều từ phía đại biểu quốc hội. Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên cơ chế
như hiện nay là cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihành và ra quyết
định thihànhán theo đơn yêu cầu của đương sự, tạo điều kiện để người được thi hành
án có thể lựa chọn về thời gian, phương thức thihànhán phù hợp. Đa số ý kiến Đại
biểu quốc hội lại cho rằng để cụ thể hóa quy định tại Điều 106 của Hiến pháp năm
2013 “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực phápluật phải được cơ
quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành”24. Chính vì vậy bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật
phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành, cơ quan có
thẩm quyền phải chủđộng ra quyết định thihành án, không nên bắt buộc đương sự
23
24
Xem Điều 36 Luậtthihànhándấnsự năm 2008
Xem Điều 106 Hiến pháp năm 2013
Th.s Trương Thanh Hùng
40
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
phải có đơn yêu cầu thihành án. Trường hợp người được thihànhán từ bỏ quyền lợi
hoặc các bên đương sự tự thỏa thuận được việc thihànhánthì họ làm đơn đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định đình chỉ thihành án. Dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luậtthihànhándânsự năm 2008 ngày 28/8/2014 sửa đổi
theo hướng cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihànhándân sự
nhưng phải tôn trọng quyền không yêu cầu thihànhán của đương sự. “Khi ra bản án,
quyết định, Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại phải giải
thích cho đương sự, đồng thời quy định rõ trong bản án, quyết định về việc tự nguyện
thi hành án, quyền không yêu cầu thihành án, nghĩa vụ thihànhán và cơ quan có
thẩm quyền thihành án” đây cũng là quy định được Dự thảo ghi nhận tại Điều 26.
Như vậy cơ quan thihànhán có thẩm quyền phải chủđộngthihành án, không nên bắt
đương sự phải có đơn yêu cầu thihànhánthì mới vào cuộc. Trường hợp người được
thi hànhán từ bỏ quyền lợi hoặc các bên đương sự tự thỏa thuận được việc thihành án
thì họ làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thihành án. Quy định như trên
là tiến bộ phù hợp với thực tiễn, giảm bớt thủ tục hành chính, đảm bảo lợi ích của
người dân. Ngoài ra trong dự thảo lần này cũng có một số thay đổi như tại đoạn 2 và 3
Điều 36 dự thảo “Đối với quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố
phá sản của Tòa án khi khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải ra
quyết định thihànhán trong thời hạn 3 ngày làm việc; đối với quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thihànhán và phân công chấp
hành viên tổ chức thi hành”. Quy định cụ thể ở dự thảo như trên nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự, tránh tình trạng tẩu tán tài sản, giúp công tác thi
hành án tiếp sau được thuận lợi hơn. Tuy nhiên ở Dự thảo lần này quy định về áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thihànhán và phân công chấp
hành viên tổ chức thi hành. Như vậy ra ngay quyết định là ra quyết định khi nào? Khi
nhận bản án, quyết định hay là ra ngay trong ngày nhận bản án, quyết định?
2.2. Thẩm quyền chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
Căn cứ theo Điều 36 của Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì Thủ trưởng cơ
quan thihànhán cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp huyện, Thủ trưởng cơ
quan thihànhán cấp quân khu là những người có thẩm quyền ra quyết định thi hành
án. Như vậy, theo quy định thì chỉ có Thủ trưởng cơ quan thihànhán mới có thẩm
quyền ra quyết định thihànhán nhưng trong một số trường hợp Thủ trưởng cơ quan
thi hànhán có thể ủy quyền hoặc phân công trong một số trường hợp luật định.
Th.s Trương Thanh Hùng
41
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Trong năm trường hợp chủđộng ra quyết định thihànhándânsự được quy
định tại Điều 36 thì có việc thihànhán hình phạt tiền. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là
ra quyết định chủđộngthihànhánvề hình phạt tiền có thẩm quyền thuộc về ai? Đây
là vấn đề gây nhiều tranh luận. Hiện nay, có hai quan điểm về vấn đề này như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng thẩm quyền này thuộc về Thủ trưởng Cơ quan thi
hành ándânsự bởi căn cứ vào các điều của Luậtthihànhándân sự. Cụ thể, điểm a
khoản 1 Điều 23 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ
quan thihànhándân sự: “Ra quyết định vềthihànhán theo thẩm quyền”. Khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luậtthihànhándânsự quy định về thẩm quyền thihành án
của các cơ quan thihànhándân sự. Tại khoản 1 Điều 36 Luậtthihànhándânsự quy
định: Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihành đối với
phần bản án, quyết định sau đây… Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, án phí. Như vậy, pháplụâtvềthihànhándânsự quy định Thủ trưởng Cơ quan
thi hànhándânsự có thẩm quyền ra quyết định thihànhán phạt tiền, không phân biệt
đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.
Quan điểm thứ hai cho rằng việc ra quyết định thihànhán phạt tiền thuộc về
thẩm quyền của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vì cho rằng đã được quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 38; Điều 255, Điều 256, Điều 257 và Điều 267 Bộ luật tố tụng
hình sự; Điều 2, khoản 1 Điều 20 Luậtthihànhándân sự. Mặt khác theo Bộ luật tố
tụng dân sự; Luậtthihànhándânsựthì việc thihành bản án, quyết định của Toà án về
hình sự thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Chẳng hạn, trách
nhiệm của chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội nơi người bị kết án cư trú
hoặc làm việc thihànhán hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không
giam giữ trong việc theo dõi giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của án treo,
trong thời gian án phạt cải tạo không giam giữ và việc thihành hình phạt quản chế,
cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội nơi thihànhán đảm nhiệm.
Hay như cơ sở chuyên khoa y tế thihành quyết định về bắt buộc chữa bệnh. Cơ quan
thi hànhándânsựthihành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dânsự trong
vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ
giúp chấp hành viên trong việc thihành án…. Các cơ quan thihànhán phải báo cho
Chánh án Toà án đã ra quyết định thihànhánvề việc bản án hoặc quyết định đã được
thi hành; nếu chưa thihành được thì phải nêu rõ lý do. Điều 257 Bộ luật tố tụng dân
sự; Điều 267 Bộ luật tố tụng dânsự quy định: Thihành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài
sản “Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thihành phải được gửi
Th.s Trương Thanh Hùng
42
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
cho Viện kiểm sát cùng cấp, Chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã,
phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú…”
Theo tác giả Đỗ Ngọc Bình thì ông đồng tình về mặt thẩm quyền việc thi hành
án theo quan điểm thứ hai bởi lẽ nó phù hợp hơn. Một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật được đánh dấu bởi quyết định thihànhán của Chánh án Toà án đã xét xử sơ
thẩm sau khi bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của
Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực phápluật kể từ ngày hết thời
hạn kháng cáo, kháng nghị (theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự); Việc
Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thihànhán khi bản án, quyết định
của Toà án có hiệu lực phápluật đây là tính tất nhiên. Còn việc chấp hành, tổ chức
thực hiện quyết định của Toà án là do các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương
thực hiện trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình. Như vậy mới bảo đảm hiệu
lực thực tế của bản án và quyết định của Tòa án phù hợp với quy định tại Điều 136 của
Hiến pháp. Hơn nữa, quá trình thihành các bản án, quyết định của Tòa ánvề hình sự
có thể xảy ra các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thihành án... việc xử lý các
trường hợp này phápluật hiện hành đều giao cho Chánh án Tòa án quyết định mà
không giao cho các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thihành án. Để bảo đảm sự thống
nhất, tránh tình trạng xung đột về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, tránh tình trạng
cùng là bản án, quyết định của Toà án, nhưng lại do hai cơ quan khác nhau ra quyết
định thi hành, chúng tôi cho rằng người có thẩm quyền ra quyết định ra quyết định về
hình sự phải là Chánh án Tòa án mà không giao cho Thủ trưởng Cơ quan thihành án
dân sự. Chỉ có như vậy mới bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án và tạo
ra sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xét xử với công tác thihànhán hình sự; đồng
thời, cũng phù hợp với xu hướng lấy Tòa án làm trung tâm trong lộ trình cải cách tư
pháp25.
Theo tác giả thì tác giả không đồng tình với việc Chánh án Tòa án ra quyết định
thi hànhán phạt tiền. Bởi vì, nếu như Chánh án tòa án ra quyết định thihànhán phạt
tiền thì không hợp lý. Thứ nhất, quyết định thihành đối với hình phạt tiền đây là một
trong các trường hợp ra quyết định chủđộngthihành phần dânsự trong bản án, quyết
định hình sự vốn dĩ do Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự ra quyết định. Nếu giao
cho Chánh án Tòa ánthì tảng mạn, không thống nhất vì các trường hợp còn lại giao
cho Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự. Thứ hai, nhiệm vụ của Tòa án là xét xử,
tìm ra sự thật của vụ án còn cơ quan thihànhánthìthihành bản án, quyết định của
25
Đỗ Ngọc Bình TAQS Khu vực Thủ đô Hà Nội,
http://congly.com.vn/phap-luat/dien-dan-cong-ly/quyet-dinh-thi-hanh-an-hinh-phat-tien-ai-co-tham-quyen-banhanh-31317.html, [truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013]
Th.s Trương Thanh Hùng
43
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Tòa án, làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế, chứ không còn trên lý
thuyết nữa. Và quyết định vềthihànhándânsự là quyết định mang tính chất đặc trưng
của công tác thihành án, mang tính chất chấp hành nên thiết nghĩ thủ trưởng cơ quan
ban hành quyết định về phần hình phạt tiền là hợp lý hơn. Thứ ba, xét về hình phạt tiền
thì bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, nếu chánh án Tòa án ra quyết định
về hình phạt tiền thì nó chỉ là hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung thì không đá
động tới? còn thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự ra quyết định thihànhán đối với
hình phạt tiền cả khi nó là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Từ các phân tích
trên ta có thể thấy rõ ràng là việc ra quyết định thihànhán hình phạt tiền nên do Thủ
trưởng cơ quan thihànhán ban hànhthì hợp lý hơn.
Mặc dù trên thực tiễn chưa có một quy định nào của phápluật đề cập đến việc
thống nhất về mặt thẩm quyền, ai sẽ có thẩm quyền ra quyết định về hình phạt tiền.
Nhưng trong sự phối hợp của các cơ quan thì Tòa án và cơ quan thihànhándânsự đã
thống nhất về việc giao cho cơ quan thihànhándânsự ra quyết định. Và vấn đề này
đã được cơ quan thihànhán áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
2.2.1. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp huyện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 và 36 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì
Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp huyện có thẩm quyền chủđộng ra quyết định thi
hành án đối với các bản án, quyết định sau đây:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhán dân
sự có trụ sở;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định
sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhándânsự cấp huyện có trụ sở;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết
định đã có hiệu lực phápluật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhándânsự cấp
huyện có trụ sở;
- Bản án, quyết định do cơ quan thihànhándânsự cấp huyện nơi khác, cơ quan
thi hànhándânsự cấp tỉnh hoặc cơ quan thihànhán cấp quân khu ủy thác.
Ngoài Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự cấp huyện thì Phó thủ trưởng cơ
quan thihànhándânsự cấp huyện cũng có thể chủđộng ra quyết định thihànhán dân
sự nếu được phân công hoặc ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luậtthi hành
án dânsự năm 2008 "Phó thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự thực hiện nhiệm vụ,
Th.s Trương Thanh Hùng
44
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thihànhán dân
sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao26".
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luậtthihànhándân sự
năm 2008 ngày 28/8/2014 thìvề phần thẩm quyền ra quyết định thihànhán có sự thay
đổi, cụ thể tại Điều 35 của dự thảo. Tại khoản 1 Điều 35 của dự thảo có quy định “Cơ
quan thihànhándânsự cấp huyện có thẩm quyền thihành các bản án, quyết định sau
đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực; Bản án, quyết
định phúc thẩm của Tòa án cấp Tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân sơ thẩm khu vực; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp cao
đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu
vực; Bản án, quyết định do cơ quan thihànhándânsự cấp huyện nơi khác, cơ quan
thi hànhándânsự cấp tỉnh hoặc cơ quan thihànhán cấp quân khu ủy thác”. Thay đổi
như trên là cần thiết vì căn cứ vào dự thảo luật tổ chức Tòa ánthìvề tổ chức Tòa án
nhân dân có sự thay đổi bao gồm “Tòa án nhân dân tối cao; Các Tòa án nhân dân cấp
cao; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Tòa án nhân
dân sơ thẩm khu vực; Các Tòa án quân sự”. Quy đinh như trên thể hiện bản chất nhân
dân của Tòa án nước ta, vừa bảo đảm sự thể hiện thống nhất trong Hiến pháp và Luật
tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), quy định các Tòa án được tổ chức trong một hệ
thống thống nhất là hệ thống Tòa án nhân dân, gồm các Tòa án nhân dân và các Tòa án
quân sự. Trong đó, các Tòa án nhân dân được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét
xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính theo định hướng đã được xác định trong
Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị; cụ thể là: Toà
án nhân dân sơ thẩm khu vực; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Toà án nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân tối cao.Việc tổ chức các Tòa án nhân dân
theo hướng này là phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan
thực hiện quyền tư pháp, đó là tổ chức theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm độc lập xét
xử..., góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa
án hiện nay - Đây cũng là phương thức để nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong nhà
nước pháp quyền. vì để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 cũng như dự thảo Luật Tổ
chức Tòa án thiết nghĩ sự thay đổi trên là hợp lý. Nếu như ở luật hiên hành quy định
cơ quan thihànhán cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thihành bản án, quyết
định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhándânsự có trụ sở thì ở dự
thảo quy định bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Ở
đây cơ quan thihànhándânsự cấp huyện cùng cấp với tòa án nhân dân sơ thẩm khu
vực, về bản chất thì vẫn như nhau chỉ khác ở tên gọi chuyển từ Tòa án cấp huyện sang
26
Xem điều 23 Luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
45
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh
đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhán dân
sự cấp huyện có trụ sở thay đổi thành bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp
Tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Đối
với Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết
định đã có hiệu lực phápluật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thihànhándân sự
cấp huyện có trụ sở thay đổi cụ thể quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án
cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của Tòa án nhân dân sơ
thẩm khu vực.
2.2.2. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp tỉnh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 và Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm
2008 thì Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp tỉnh có thẩm quyền chủđộng ra quyết
định thihành đối với các bản án, quyết định sau đây:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;
- Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi
hành ándânsự cấp tỉnh;
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước
ngoài được Toà án công nhận và cho thihành tại Việt Nam;
- Quyết định của Trọng tài thương mại;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Bản án, quyết định do cơ quan thihànhándânsự nơi khác hoặc cơ quan thi
hành án cấp quân khu ủy thác;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thihành của cơ quan thihànhándân sự
cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
- Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư phápvềthihành án.
Ngoài Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh thì Phó thủ trưởng cơ
quan thihànhándânsự cấp tỉnh cũng có thể chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luậtthihànhándânsự năm 2008 "Phó thủ trưởng
cơ quan thihànhándânsự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy
Th.s Trương Thanh Hùng
46
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
quyền của Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự và chịu trách nhiệm trong phạm vi
công việc được giao27".
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthihànhándân sự
năm 2008 ngày 28/8/2014 thìvề phần thẩm quyền ra quyết định thihànhán có sự thay
đổi, cụ thể tại Điều 35 của dự thảo. Tại khoản 2 Điều 35 của dự thảo có quy định “Cơ
quan thihànhándânsự cấp tỉnh có thẩm quyền thihành các bản án, quyết định sau
đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh trên cùng địa bàn; Bản án, quyết
định của Tòa án nhân dân cấp cao ; Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển
giao cho cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh; Bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Bản án, quyết định do cơ quan
thi hànhándânsự nơi khác hoặc cơ quan thihànhán cấp quân khu ủy thác; Bản án,
quyết định thuộc thẩm quyền thihành của cơ quan thihànhándânsự cấp huyện quy
định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thihành án; Bản án, quyết định
quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư phápvềthihành án”. Ở dự thảo về thẩm quyền của cơ quan thi hành
án cấp tỉnh cơ bản cũng không thay đổi, chỉ thay đổi về cơ cấu tên của Tòa án cho phù
hợp với dụ thảo luật tổ chức Tòa án. Nếu ở luật hiện hành bản án, quyết định của Toà
án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh thì ở dự thảo
là còn lại Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành
án dânsự cấp tỉnh bỏ đi phần bản án của Tòa án nhân dân tối cao vì theo dự thảo luật
tổ chức Tòa ánthì Tòa án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bản án,
quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực phápluật bị kháng nghị theo quy định của
luật tố tụng; Giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp do luật định.
Và quá trình trên chỉ ra quyết định chứ không ban hành bản án như luật hiện hành, quy
định này hợp lý và cần thiết. Dự thảo thêm vào phần bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân cấp cao , phán quyết của trọng tài thương mại vì để phù hợp với dự thảo
luật tổ chức Tòa án. Về cơ bản các phần khác vẫn giữ nguyên theo luậtthihànhán dân
sự hiện hành
2.2.3. Thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp quân khu
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm
2008 thì thủ trưởng cơ quan thihànhán cấp quân khu có thẩm quyền chủđộng ra
quyết định thihành đối với các bản án, quyết định sau đây:
27
Xem điều 23 luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
47
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dânsự trong bản án, quyết định
hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dânsự trong bản án, quyết định
hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu
tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dânsự trong bản án, quyết định
hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thihànhán cấp quân
khu;
- Bản án, quyết định dânsự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ
quan thihànhán cấp quân khu;
- Bản án, quyết định do cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh, cơ quan thi hành
án dânsự cấp huyện, cơ quan thihànhán cấp quân khu khác ủy thác.
Ngoài Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự cấp quân khu thì Phó thủ trưởng
cơ quan thihànhándânsự cấp quân khu cũng có thể chủđộng ra quyết định thi hành
án dânsự theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luậtthihànhándânsự năm 2008 "Phó
thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân
công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự và chịu trách nhiệm
trong phạm vi công việc được giao".
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthihànhándân sự
năm 2008 ngày 28/8/2014 thìvề phần thẩm quyền ra quyết định thihànhán có sự thay
đổi, cụ thể tại Điều 35 của dự thảo. Tại khoản 3 Điều 35 của dự thảo có quy định “Cơ
quan thihànhán cấp quân khu có thẩm quyền thihành các bản án, quyết định sau
đây: Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất
chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dânsự trong bản án, quyết định
hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn; Quyết định về
hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng,
tài sản, án phí và quyết định dânsự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân
sự khu vực trên địa bàn; Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài
sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dânsự trong bản
án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi
hành án cấp quân khu; Bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp trung ương; Quyết
định dânsự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thihànhán cấp
quan khu ; Bản án, quyết định do cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh, cơ quan thi
Th.s Trương Thanh Hùng
48
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
hành án cấp huyện, cơ quan thihànhán cấp quân khu khác ủy thác”. Về cơ bản thẩm
quyền của cơ quan thihànhán cấp quân khu vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi vài vấn đề.
Cụ thể thẩm quyền ra quyết định thihànhán tăng thêm vào phần bản án, quyết định
của Tòa án quân sự cấp trung ương và bản án do cơ quan thihànhándânsự cấp tỉnh,
cơ quan thihànhándânsự cấp huyện, cơ quan thihànhán cấp quân khu khác ủy thác
quy định này cũng nhằm phù hợp với Dự thảo luật tổ chức Tòa án.
2.3. Trình tự, thủ tục trong chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
Ai sẽ là người có thẩm quyền soạn thảo quyết định thihànhándân sự, trong
trường hợp này là chủđộngthihànhándân sự. Dĩ nhiên, người có thẩm quyền chủ
động thihànhándânsự được trình bày ở trên là Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng (khi
được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền) cơ quan thihànhándân sự. Nhưng thông
thường thì người soạn thảo quyết định chủđộng ra quyết định sẽ được giao cho Thư
ký thihành án. Tại sao Thư ký lại có quyền này? Thông tư 10/2010/TT-BNV ngày 28
tháng 10 năm 2010 tại điểm e khoản 2 Điều 7 về nhiệm vụ của Thư ký thihành án
“Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thihànhán giao”28. Như vậy ngoài
các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 7 thì có thể khẳng định là Thư ký thi
hành án có thể soạn thảo quyết định thihành án. Trên thực tế thì Thủ trưởng cơ quan
thi hànhándânsự sẽ giao cho thư ký cơ quan thihànhán soạn thảo và Thủ trưởng cơ
quan thihànhán chỉ xem xét lại, ký tên, đóng dấu vào quyết định.
Để có thể ra quyết định chủđộngthihànhándân sự, Thủ trưởng cơ quan thi
hành án phải xem xét kỹ nội dung bản án. Việc ra quyết định thihànhándânsự cần
phải tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Kiểm tra điều kiện chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
Đối với chủđộng ra quyết định thihànhándânsựthì trước khi soạn thảo quyết
định chủđộngthihànhán Thư ký thihànhán cần kiểm tra lại một lần nữa về các điều
kiện ra quyết định chủđộngthihànhándân sự. Vấn đề cần kiểm tra là việc nhận bản
án, quyết định do Tòa án chuyển giao như về thời hạn Tòa án phải chuyển giao bản án,
quyết định; thủ tục nhận bản án, quyết định.
Thời hạn mà Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành
án không phải là vấn đề mà Thư ký thihànhán cần quá quan tâm bởi đây là trách
nhiệm của Tòa án. Tuy nhiên, Thư ký thihànhán cũng cần phải biết để có cách xử lý
hợp lý khi tiếp nhận đơn yêu cầu thihànhánvề khoản chủđộngthihànhán mà Tòa án
chưa chuyển giao bản án, quyết định đó. Theo quy định tại Điều 381 Bộ luật tố tụng
28
Xem điều 7 của Thông tư 10/2010/TT-BNV
Th.s Trương Thanh Hùng
49
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
dân sự, Điều 28 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì đối với mỗi loại bản án, quyết
định thời hạn chuyển giao của tòa án cũng khác nhau, cụ thể:
- Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: theo quy định tại khoản 1
Điều 28 Luậtthihànhándânsự năm 2008 "Đối với bản án, quyết định quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định
phải chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật". Bản án, quyết định quy
định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 và Điều 2 Luậtthihànhándânsự đó chính là
những bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật bao gồm: "Bản án, quyết định hoặc
phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Bản án, quyết định dânsự của Toà án nước
ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và
cho thihành tại Việt Nam".
- Đối với những bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực phápluật nhưng được
thi hành ngay: theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luậtthihànhándân sự: "Đối với
bản án, quyết định được thihành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật
này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thihànhán dân
sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định" . Bản án, quyết định quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Luậtthihànhándânsự năm 2008 đó là "Bản án, quyết
định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn
thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc".
- Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: theo quy định tại
khoản 3 Điều 28 Luậtthihànhándânsự năm 2008 "Đối với quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi
hành ándânsự ngay sau khi ra quyết định".
Bước 2: Xác định thời hạn chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
Để chủđộng trong việc soạn thảo quyết định thihànhán cũng như đảm bảo
đúng thời hạn đã được phápluật quy định thì ngay sau khi nhận được công việc do thủ
trưởng cơ quan thihànhán giao Thư ký thihànhán cần phải xác định thời hạn ra
quyết định thihànhán do luật quy định. Theo khoản 1, 2 Điều 36 Luậtthihànhán dân
sự thì thời hạn ra quyết định thihànhán là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản án,
quyết định. Để xác định ngày nhận bản án, quyết định thì Thư ký thihànhán căn cứ
vào sổ nhận bản án, quyết định. Khi xác định thời hạn ra quyết định thihànhán chủ
Th.s Trương Thanh Hùng
50
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
động Thư ký thihànhán cần lưu ý đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm
thời thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp, tạm thời do Tòa án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ
quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihành án.
Bước 3: Xác định nội dung chủđộng ra quyết định thihànhándân sự
Để xác định được nội dung quyết định thihànhánchủđộngthì Thư ký thi hành
án cần xác định theo trình tự sau:
Thứ nhất, xác định các khoản thuộc diện chủđộngthihànhánthì căn cứ vào
khoản 1 Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm 2008. Cụ thể các khoản thuộc diện chủ
động thihànhán bao gồm "hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án
phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy
vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà
nước; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời". Đối với khoản thuộc diện chủ
động thihànhán trên thực tế có vướng mắc đó là khoản 1 Điều 36 Luậtthihành án
dân sự không quy định lệ phí tòa án là một khoản thuộc diện chủđộngthihành án.
Tuy nhiên, trên thực tiễn vẫn có những bản án, quyết định có tuyên phần lệ phí Tòa án
(đối với các việc dân sự). Theo Báo cáo tổng hợp những khó khăn vướng mắc và giải
pháp khắc phục trong triển khai Luậtthihànhándânsự và các văn bản hướng dẫn thi
hành của Tổng cục thihànhándânsự ngày 25/4/2011 thì: Xét về bản chất, lệ phí tòa
án cũng là khoản phí thuộc diện thu cho ngân sách nhà nước tương tự như án phí nên
có thể coi là một khoản thuộc diện chủđộngthihànhándân sự. Vì vậy, mặc dù không
có quy định nhưng Thư ký thihànhán cũng phải xác định lệ phí Tòa án thuộc diện chủ
động thihànhán để ra quyết định chủđộngthihành án.
Thứ hai, sau khi đã xác định được các khoản thuộc diện chủđộngthihành án,
Thư ký thihànhán cần xác định xem đối với những khoản đó sẽ ra mấy quyết định
chủ trong thihành án, cụ thể tác giả đã làm rõ ở mục 1.3, Chương 1.
Bước 4: Soạn thảo quyết định chủđộngthihànhándân sự
Soạn thảo quyết định chủđộngthihànhán là một công việc vô cùng quan trọng
nó ảnh hưởng đến công tác thihànhán sau này. Trước khi bắt tay vào việc soạn thảo
Thư ký thihànhán càn lưu ý soạn thảo theo đúng mẫu B 01-THA C 01-THA ban
hành theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP của Bộ tư pháp ngày 30/5/2011.
Yêu cầu chung về cách thức soạn thảo quyết định thihành án. Khi soạn thảo
Thư ký Tòa án cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Th.s Trương Thanh Hùng
51
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
- Không được chép nguyên văn phần quyết định của bản án, quyết định, không
được làm sai lệch bản án, quyết định.
- Nội dung các khoản cho thihành cần được trình bày đủ ý, logic, dễ hiểu, dễ
triển khai thực hiện.
- Phải tuân thủ những quy định về ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thihànhán dan
sự tại Điều 7 Thông tư số 09/2011/TT-BTP, cụ thể:
+ Việc ghi chép nghiệp vụ thihànhándânsự theo biểu mẫu phải chính xác,
chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu,
không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương, viết cùng một loại mực tốt. Đối với
những nơi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thihànhándân sự, thì nội
dung cần ghi trong các biểu mẫu nghiệp vụ thihànhándânsự có thể được in qua máy
vi tính.
+ Việc ghi chép nghiệp vụ thihànhándânsự theo biểu mẫu phải liên tiếp,
không được bỏ trống, đánh rõ số trang, kết thúc việc ghi chép, phần còn trống trong
văn bản phải gạch chéo.
+ Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung
nghiệp vụ thihànhándânsự được ghi chép trong biểu mẫu.
Bắt đầu soạn thảo quyết định chủđộng ra quyết định thihànhándân sự:
- Phần tên cơ quan ban hành: Khi soạn thảo phần này thì Thư ký thihànhán lưu
ý điểm khác biệt của biểu mẫu ban hành theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP so với
biểu mẫu cũ trước đây, phần này bao gồm cả cơ quan thihànhán và cơ quan cấp trên
của cơ quan đó. Ví dụ:
Tổng cục Thihànhándân sự
Cục Thihànhándânsự tỉnh A
- Phần địa danh và ngày tháng năm ban hành quyết định: ghi địa danh theo đơn
vị hành chính nơi cơ quan thihànhánđóng trụ sở và ngày, tháng, năm là ngày ra quyết
định thihành án. Ví dụ Huyện A, ngày 28 tháng 9 năm 2014
- Phần căn cứ ra quyết định: phần này Thư ký thihànhán soạn theo mẫu ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP
- Phần nội dung của quyết định: đây là phần quan trọng vì vậy khi soạn thảo
phần này Thư ký thihànhán phải hết sức cẩn thận. Phần này ngoài Điều 1 là Thư ký
thi hànhán phải tự soạn thảo còn các điều kiện khác tuân thủ theo đúng biểu mẫu. Khi
soạn thảo Điều 1 Thư ký thihànhán cần lưu ý một số vấn đề: phải ghi đầy đủ họ tên,
địa chỉ của người phải thihành án; ghi cụ thể nội dung các khoản thihành án, nếu là số
Th.s Trương Thanh Hùng
52
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
tiền thihànhánthì phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Nếu một quyết định thihành án
được ra chung cho nhiều người phải thihành án, chấp hành viên nên đánh số thứ tự
"1...,"2... theo thứ tự mỗi người phải thihành án. Ngoài nội dung khoản phải thi hành
án, Thư ký thihànhán phải lưu ý ghi nội dung ấn định thời gian tự nguyện thihành án
cho người phải thihành án. Đây là nội dung được cập nhật vào biểu mẫu.
Bước 5: Ký tên, lấy số và đóng dấu cơ quan thihànhán vào quyết định chủ
động thihànhándân sự
Quyết định chủđộngthihànhán sau khi được soạn thảo thì phải được Thủ
trưởng cơ quan thihànhán ký, ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký và phải được lấy
số, ngày, tháng, năm và đóng dấu của cơ quan thihànhán để ban hành quyết định thi
hành án.
Thủ tục này đã được dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi
hành ándânsự năm 2008 ngày 28/8/2014 ghi nhận cụ thể tại khoản 3 Điều 36 “quyết
định thihànhán phải ghi rõ họ tên, chức vụ, của người ra quyết định; số, ngày, tháng,
năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi
hành án, người được thihành án; khoản phải thihành án; thời hạn tự nguyện thi hành
án”. Cụ thể hóa thông tư hiện hành.
Bước 6: Gửi quyết định thihành án
Theo quy định tại điều 38 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì quyết định thi
hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát
thi hành án, người được thihành án, người phải thihànhán và người có quyền, lợi ích
liên quan đến việc thihànhán để biết và thi hành. Tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư
liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định “Cơ quan thihành án
dân sự giao trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện các quyết định vềthihànhán cho
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết
định, trừ kế hoạch cưỡng chế thihànhánthì phải được gửi ngay”.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthihànhándân sự
năm 2008 ngày 28/8/2014 thìvề phần gửi quyết định chủđộngthihànhán có sự thay
đổi, cụ thể tại Điều 38 của dự thảo. Đoạn đầu tại Điều 38 quy định "Trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định vềthihànhán phải được gửi
cho viện kiểm sát cùng cấp..".
Dự thảo đã quy định rõ về hình thức như thời hạn thihànhán trong Dự thảo
luật là 2 ngày và thời gian này ngắn hơn so với thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC. Tạo điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm
Th.s Trương Thanh Hùng
53
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
sát hoạt độngthihànhándân sự, hạn chế sai sót trong quá trình chủđộng ra quyết
định thihànhán để kiến nghị cơ quan thihànhándânsự xem xét, sửa chữa kịp thời,
tránh sai sót, kiến nghị về sau. Từ đây cũng tạo tâm lý cho cơ quan thihànhán phải
thực hiện việc ra quyết định thihànhán một cách cẩn trọng và đúng pháp luật.
Qua việc trình bày những quy định của phápluật xoay quanh vấn đề chủ động
thi hànhándânsự ở trên tác giả đã trình bày cụ thể các trường hợp chủđộngthi hành
án, thẩm quyền và trình tự thủ tục ra quyết định chủđộngthihànhán góp phần làm
sáng tỏ quy định vềchủđộngthihànhán được Luậtthihànhándânsự năm 2008 quy
định và qua đây cũng thấy được phần nào những bất cập của Luật. Ở chương 2 này
tác giả vừa trình bày vừa so sánh những quy định của phápluật hiện hành với dự thảo
Luật sửa đổi, bổ sung nhằm làm sáng tỏ những quy định hiện hành và hướng sửa đổi,
bổ sung từ đó người viết sẽ đưa ra những bất cập cũng như hướng hoàn thiện quy định
của phápluật ở Chương 3.
Th.s Trương Thanh Hùng
54
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHỦĐỘNGTHIHÀNHÁNDÂN SỰ
Bất kì một quy định nào của phápluật cũng vậy muốn biết quy định đó có hoàn
thiện hay còn nhiều thiếu xót, bất hợp lý thì điều cần làm đó là áp dụng chúng trên
thực tiễn. Cũng như những quy định khác, chủđộngthihànhándânsự càng ngày
càng quy định hợp lý và hoàn thiện hơn qua quá trình áp dụng trên thực tiễn đã đúc kết
được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho cơ quan lập pháp của nước ta. Chính từ sự
đúc kết kinh nghiệm ấy từ thực tiễn mà từ Pháp lệnh thihànhándânsự đầu tiên được
ban hành đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993,
năm 2004 và cho đến hiện nay được nâng lên thành Luậtthihànhándânsự năm 2008.
Qua các lần sửa đổi, bổ sung trên cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã càng ngày
càng quan tâm hơn về công tác thihànhándân sự, cũng như đã có những thay đổi về
chính sách, điều luật cho phù hợp về xu hướng mới của đất nước, khu vực và trên thế
giới. Mặc dù, cho đến nay thìphápluậtvềchủđộngthihànhán đã khá cụ thể, rõ ràng
nhưng chắc chắn rằng không thể không có bất cập trên thực tiễn. Chính vì vậy mà hiện
nay Bộ Tư Pháp đang lấy ý kiến người dânvề dự thảo Luậtthihànhándânsự sửa đổi,
bổ sung nói chung trong đó có phần ra quyết định chủđộngthihànhán nói riêng. Và
trong chương này tác giả sẽ đưa ra phân tích một số bất cập từ thực tiễn qua quá trình
nghiên cứu cũng như đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật
về chủđộngthihànhándân sự.
3.1. Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu tính khả thi
3.1.1. Những khó khăn, vướng mắc khi Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ,
thiếu tính khả thi ảnh hưởng tới việc chủđộngthihànhándân sự
Thực tiễn hiện nay, qua quá trình tổ chức hoạt độngthihànhándânsự cho thấy
rằng còn có sự xác định chưa đúng bản chất của thihànhándânsự nhằm làm bản án,
quyết định được thihành trên thực tế. Có thể thấy rõ rằng trong giai đoạn này thì cơ
quan có vai trò lớn nhất trong hoạt động tổ chức và thihành đó là cơ quan thihành án
dân sự. Nhưng để có thể thực hiện tốt công tác thihànhán và đúng phápluậtthì cần có
sự phối hợp của các cơ quan khác như Tòa án, Viện kiểm sát, Uỷ ban nhân dân các
Th.s Trương Thanh Hùng
55
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
cấp, cơ quan công an… Và đặc biệt đối với hoạt độngchủđộng ra quyết định thi hành
án dânsựthì cơ quan cần có mối liên hệ mật thiết nhất đối với cơ quan thihànhán là
Tòa án. Vì căn cứ duy nhất để có thể chủđộngthihànhán đúng phápluật là bản án,
quyết định của Tòa án. Nhưng hiện nay trên thực tế thì Tòa án chưa có trách nhiệm
đến cùng với bản án, quyết định mà mình đã ban hành. Gần như Tòa án không theo
dõi kết quả thihành bản án, quyết định trên thực tế được thihành ra sao. Một số bản
án, quyết định được ban hành chậm chuyển giao sang cơ quan thihànhándân sự, nội
dung chưa đảm bảo khả thi chưa rõ ràng dẫn đến các cách hiểu khác nhau, làm cho
công tác chủđộngthihànhándânsự gặp nhiều khó khăn có thể dẫn đến không thể thi
hành, gây ra án tồn đọng ngày càng nhiều. Theo quy định, khi Tòa tuyên không rõ, cơ
quan thihànhán làm văn bản đề nghị Tòa án trả lời, nhưng có một thực tế là nhiều vụ
Tòa án không trả lời hoặc trả lời chậm, trả lời nhưng không đáp ứng yêu cầu gây khó
khăn cho công tác thihành án. Có vụ, thihànhán phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần vẫn
không thihành được. Về nguyên tắc, giải thích chỉ là vấn đề về kỹ thuật làm cho án rõ
hơn chứ nếu đã có vấn đề sai sót về nội dung thì không thể giải thích.. Có trường hợp
cơ quan thihànhán kiến nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
cũng không nhận được trả lời.
Án tuyên không rõ gây khó khăn cho việc thihànhán là chuyện thường gặp đối
với cơ quan thihànhándân sự. Để gỡ khó khi gặp những trường hợp này, pháp luật
quy định cơ quan thihànhándânsự có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra
bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể
từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về
những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan thihànhándân sự. Quy
định là vậy, nhưng thực tế khi cơ quan thihànhándânsự có văn bản yêu cầu Tòa án
đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của
Tòa án nhưng vẫn không thấy trả lời. Có những trường hợp văn bản của Tòa án trả lời
chung chung, không đúng nội dung văn bản của cơ quan thihànhándânsự yêu cầu
hoặc làm không trả lời hoặc có văn bản khẳng định "không dùng Công văn của cơ
quan Thihànhándânsự để nhằm giải thích cho bản án đã tuyên" đã gây khó khăn
cho việc tổ chức thihành án, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
án dânsự ngày càng tồn đọng nhiều.
Trường hợp dưới đây là một ví dụ cụ thể: Bản án số 03/2013/DSST ngày
29/7/2013 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Kon Tum, tuyên buộc vợ chồng ông C
và bà K phải trả cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (TMCP-ĐA), Phòng
giao dịch tại KT, số tiền 334.600.000 đồng. Nếu chậm trả số tiền này, ông C và bà K
còn phải trả tiền lãi phát sinh, với hai cách tính lãi khác nhau, đó là: Số tiền lãi phát
Th.s Trương Thanh Hùng
56
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
sinh kể từ ngày xét xử là ngày 29/7/2013 cho đến khi thihànhán xong theo hợp đồng
vay vốn số N 1135/1, ngày 07/10/2011 giữa Ngân hàng với vợ chồng ông C. Số tiền
lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán kể từ ngày Bản án có hiệu
lực và người được thihànhán có đơn yêu cầu cho đến khi thihành xong. Tòa này còn
tuyên bán toàn bộ tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, nhưng không nói rõ ai
bán? Khi đưa Bản án ra thi hành, Chi cục Thihànhándânsự huyện S không biết tính
lãi suất theo cách nào? Ai có quyền bán tài sản thế chấp? Nên đã có Công văn số
01/NV-THA ngày 08/10/2013, yêu cầu Tòa án đã ra bản án giải thích những điểm
chưa rõ. Trả lời cơ quan Thihànhándân sự, tại Công văn số 90/CV-TA ngày
14/10/2013 Tòa án nhân dân huyện S, khảng định: "Tòa án nhân dân huyện S không
dùng Công văn này (Công văn của cơ quan Thihànhándânsự - NV) để nhằm giải
thích cho Bản án đã tuyên. Việc xét xử của Tòa án nhân dân huyện S là hoàn toàn
đúng với quy định của pháp luật, không có gì là khó khăn cho việc thihành án". Ở
đây, chúng tôi không bình luận về bản án của Tòa án đã tuyên. Mà trách nhiệm của
Tòa án giải thích bản án được qui định tại Khoản 1 Điều 382 Bộ luật Tố tụng dân sự:
“Người được thihành án, người phải thihành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc thihành bản án, quyết định của Toà án và cơ quan Thihànhán có
quyền yêu cầu bằng văn bản Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm
chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành”. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản yêu cầu, Toà án phải có văn bản giải thích và gửi cho người có
yêu cầu, Viện Kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi
hành bản án, quyết định của Toà án". Luậtthihànhándân sự, khoản 1 Điều 179 cũng
qui định trách nhiệm của Tòa án khi ra bản án: "Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên
chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế". Khoản 2 Điều luật này cũng qui định
trách nhiệm của Tòa án "Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định
tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự
hoặc của cơ quan Thihànhándân sự. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả
lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu". Như vậy, phápluật đã quy
định trách nhiệm của Tòa án khi ra bản án phải đảm bảo bản án, quyết định đã tuyên
chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế. Trường hợp người được thihành án,
người phải thihành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thihành bản
án, quyết định của Toà án và cơ quan thihànhán phát hiện phần quyết định của Bản
án, quyết định của Toà án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thihành án
hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu sai sót do nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì có quyền
yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra Bản án, quyết định giải thích những điểm chưa
Th.s Trương Thanh Hùng
57
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn
đề được nêu trong văn bản yêu cầu. Vậy, căn cứ vào đâu mà Tòa án nhân dân huyện S
không dùng Công văn của cơ quan thihànhán để nhằm giải thích cho Bản án đã
tuyên? Tòa không dùng Công văn của cơ quan thihànhánthì dùng văn bản gì để giải
thích?
Từ nhiều năm nay, tình trạng bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, có
sai sót, khó thihành đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác thihànhándân sự. Để
khắc phục tình trạng trên, từ cuối năm 2012, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao triển khai rà soát, tổng hợp các bản án, quyết định của Tòa án
tuyên không rõ, có sai sót, khó thihành trong toàn quốc để kiến nghị Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, do chưa có sự vào cuộc của Tòa án
nhân dân các cấp nên vẫn chưa có sự thống nhất về số liệu, cách xác định bản án,
quyết định tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Đến tháng 10/2013, sau khi Bộ Tư
pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ký Quy
chế phối hợp liên Ngành trong công tác thihànhándân sự, trong đó giao Viện Kiểm
sát nhân dân các cấp chủ trì, thống nhất với cơ quan Thihànhándânsự và Tòa án
nhân dân cùng cấp thì ba Ngành mới cơ bản tìm được sự thống nhất. Tại cấp huyện,
trên cơ sở danh sách của các Chi cục Thihànhándân sự, Viện Kiểm sát nhân dân
cùng cấp chủ trì, họp ba Ngành để thống nhất danh sách bản án, quyết định tuyên
không rõ, có sai sót, khó thihành và cùng ký xác nhận danh sách gửi về Viện Kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, thống nhất 03 Ngành cấp tỉnh, báo cáo Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao tổng hợp chung. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ
chủ trì, cùng Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp thống nhất phương án chỉ đạo,
tháo gỡ. Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến thời điểm khảo sát, về cơ bản,
các địa phương đã thống nhất số liệu, danh sách bản án, quyết định tuyên không rõ, có
sai sót, khó thihành tính đến 31/3/2014 và gửi về Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tiễn tại các địa phương, vẫn còn một số vụ việc chưa có sự
thống nhất quan điểm giữa các cơ quan, đặc biệt là cách xác định bản án, quyết định
tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Có những bản án, quyết định cơ quan Thi
hành ándânsự xếp vào dạng bản án, quyết định tuyên không rõ, có sai sót, khó thi
hành song Tòa án nhân dân hoặc Viện Kiểm sát nhân dân lại cho rằng không có cơ sở
để xác định bản án, quyết định đó tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Bên cạnh
đó, việc phân loại bản án, quyết định là án tuyên không rõ, có sai sót hay khó thi hành
tại một số địa phương cũng chưa được chính xác. Một số bản án, quyết định có sai sót
về mặt nội dung, lẽ ra, cơ quan Thihànhándânsự phải đề nghị Tòa án kháng nghị
Th.s Trương Thanh Hùng
58
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm song lại có văn bản đề nghị giải thích, đính chính
và Tòa án không thể giải thích, đính chính được, dẫn đến số lượng văn bản đề nghị của
cơ quan Thihànhándânsự chưa được Tòa án giải thích còn rất lớn.
Thực trạng trên là nguyên nhân gây nhiều khiếu nại, tố cáo của đương sự đối
với cơ quan thihànhándân sự, làm kéo dài hoạt độngthihànhándân sự, gây khó
khăn cho công tác chủđộngthihànhándânsự và bản án, quyết định của Tòa án
không thể tiếp tục được thihành mà phải chờ Tòa án giải thích. Ảnh hưởng đến quyền
lợi của người được thihành án, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến khiếu nại trong thi
hành án. Đặc biệt, bản án của tòa án đã tuyên chỉ có hiệu lực trên giấy, ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân đối với nền Tư pháp nước nhà, tính nghiêm minh của pháp luật.
3.1.2. Đề xuất nhằm hạn chế việc Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu
tính khả thi gây khó khăn cho công tác chủđộngthihànhándân sự
Trong trường hợp cơ quan thihànhán hỏi, đề nghị giải thích bản án tuyên
không rõ ràng, khó hiểu thì Tòa án cần phối hợp, giải thích trên tinh thần thẳng thắn,
nhanh chóng xem đây là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Tòa án cần định kỳ rà
soát lại tình hình thihành bản án, quyết định của mình do cơ quan thihànhán thực
hiện trên thực tiễn, phối hợp với cơ quan thihànhán trong việc tuyên án có vướng
mắt, khó khăn cho công tác thihànhán để giải thích, khắc phục kịp thời. Tòa án cần
căn nhắc cẩn thận trước khi ra bản án, quyết định để bản án quyết định rõ ràng dễ hiểu
tránh tình trạng gây khó khăn cho cơ quan thihànhán triển khai thực hiện công tác thi
hành án nói chung, cũng như trong lúc ra quyết định thihànhán nói riêng.
Trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết
định đã có hiệu lực phápluậtthì khi xét xử lại, trường hợp bản án, quyết định bị kháng
nghị đã được tổ chức thihành một phần hay toàn bộ thì bản án sơ thẩm, phúc thẩm
mới phải xem xét về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản của đương sự trên
cơ sở kết quả thihànhándânsự đã được thực hiện. Đối với phần bản án, quyết định
của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thihành được một
phần hoặc đã thihành xong thì nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án xem xét
đối trừ và xử lý kết quả của việc bản án, quyết định đã được thihành trong bản án,
quyết định mới theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ ánthì Tòa án ra quyết định đình chỉ phải thực hiện đối trừ và xử lý kết
quả của việc thihành bản án, quyết định đã được thi hành. Trường hợp vụ án hình sự
bị đình chỉ tại giai đoạn điều tra, truy tố thì đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu
giải quyết phần dânsự theo phápluật tố tụng dân sự.
Th.s Trương Thanh Hùng
59
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Cơ quan thihànhán cần xem xét kỹ lưỡng nếu bản án, quyết định của Tòa án
có sai sót về hình thức hay nội dung. Nếu sai sót về nội dung thì cần đề nghị Tòa án
kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm đới với bản án, quyết định có sai sót
để tránh trường hợp sai sót về nội dung nhưng lại đề nghị giải thích, vì đề nghị giải
thích thì Tòa án không thể giải thích, đính chính được. Về phần hình thức thì cơ quan
thi hànhán yêu cầu Tòa án giải thích, làm rõ những điểm chưa rõ, chưa cụ thể.
Cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thihànhándânsự cần chủ động
phối hợp với cơ quan thihànhándânsự để phát hiện những bản án, quyết định của
Tòa án tuyên không rõ, khó thihành để làm tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát
kiến nghị, kháng nghị hay báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Ngoài ra luật cũng cần cụ thể hóa chế tài đối với trường hợp yêu càu Tòa án
giải thích, kháng nghị quá thời hạn nhưng không trả lời. góp phần làm cho Tòa án có
trách nhệm hơn đối với bản án, quyết định chính Tòa án đã ban hành, làm hạn chế án
tồn đọng.
3.2. Ra quyết định thihànhán đối với lệ phí Tòa án
3.2.1. Bất cập khi thihànhán đối với lệ phí Tòa án
Theo quy định hiện hànhthì nếu căn cứ vào khoản 1 Điều 36 của Luậtthi hành
án dânsự năm 2008: “Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định
thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản
thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà
nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác
thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ
trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihành án.Trong thời hạn 24
giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án
chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự
phải ra quyết định thihànhán và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”29 thì
Thủ trưởng Cơ quan Thihànhándânsự không biết mình có thẩm quyền ra quyết định
thi hànhán đối với khoản lệ phí Toà án hay không? Nếu có thì nên ra quyết định chủ
động hay cần đơn yêu cầu?
Song song đó nếu căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án
“Cơ quan thihànhándânsự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án
quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 4; điểm d khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnh này
29
Xem khoản 1 Điều 36 Luậtthihànhándânsự năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
60
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
thì”30 thấy rằng đã xác định thẩm quyền cho Cơ quan thihành án. Hơn nữa, mặc dù
Luật thihànhándânsự không có điều khoản nào đề cập đến lệ phí Toà án nhưng cũng
không có điều khoản nào mâu thuẫn với quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án.
Vấn đề đặt ra ở đây là ra quyết định thihànhánchủđộng hay theo đơn đối với khoản
lệ phí trên. Xét về bản chất đây là khoản thu cho ngân sách nhà nước nên phải thuộc
loại chủđộng ra quyết định thihành án. Trước đây, tại điểm a, khoản 1 Điều 22 Pháp
lệnh thihànhándânsự năm 2004 cũng đã quy định khoản lệ phí Toà án thuộc trường
hợp cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihành án. Tuy nhiên xét về
mặt pháp lý việc ra quyết định chủđộng hay theo đơn phải căn cứ vào Điều 36 của
Luật thihànhándânsự năm 2008 mới xác định được. Điều 36 quy định: “Thủ trưởng
cơ quan thihànhándânsựchủđộng ra quyết định thihànhán đối với phần bản án,
quyết định sau đây: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả
lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng,
tài sản; Thu hồi quyền sử đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết
định áp dụng khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định
thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng
cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihànhán và phân công chấp hành
viên tổ chức thi hành. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ
trưởng cơ quan thihànhándânsự chỉ ra quyết định thihànhán khi có đơn yêu cầu
thi hành án”. Trên cơ sở quy định tại Điều 36 nói trên, nếu căn cứ vào khoản 1 thì
khoản lệ phí Toà án không có. Điều đó có nghĩa là khoản lệ phí Toà án không thuộc
trường hợp chủđộng ra quyết định thihành án. Nếu khoản 1 không có thì tất nhiên
phải căn cứ vào khoản 2 (theo tính chất loại trừ của điều luật) để ra quyết định thi hành
án theo đơn đối với khoản lệ phí Toà án. Đây là điều không có thể chấp nhận được.
Bởi như đã nói ở trên, bản chất của khoản lệ phí là thu cho ngân sách nhà nước nên cơ
quan thihànhán phải chủđộng ra quyết định thihành án, hơn nữa nếu ra quyết định
theo đơn yêu cầu thihànhánthì ai sẽ làm đơn yêu cầu thihànhán khoản lệ phí Toà án
này? Nên chăng là Toà án? Đây là một bất cập gây khó khăn cho công tác chủđộng thi
hành ándânsự trong thời gian qua.
3.2.2. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định của phápluậtvềthihànhán đối với lệ
phí Tòa án
Mặc dù, vấn đề ra quyết định đối vơi khoản lệ phí Tòa án trên thực tiễn thì Thủ
trưởng cơ quan thihànhándânsự đã ban hành quyết định chủđộngthihành án. Tuy
30
Xem khoản 1 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009
Th.s Trương Thanh Hùng
61
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
nhiên, để tránh tình trạng hiểu không đúng về vấn đề này và để ra quyết định này có
căn cứ pháp lý rõ ràng, thống nhất ngừoi viết xin đề xuất như sau: Luậtthihành án
năm 2008 nên bổ sung thêm về phần lệ phí Tòa án vào quyết định chủđộngthi hành
án dân sự. Cụ thể tại khoản 1 Điều 36 nên sửa lại như sau: “Thủ trưởng cơ quan thi
hành ándânsựchủđộng ra quyết định thihành đối với phần bản án, quyết định sau
đây: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí; Trả lại tiền,
tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;Quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiCó như thế mới tránh vấn đề Thủ trưởng cơ quan
thi hànhán không có căn cứ ra quyết định chủđộngthihànhándân sự…” có như thế
mới tránh tình trạng có nhiều cách hiểu khách nhau, thiếu sự thống nhất của hệ thống
pháp luật, góp phần hoàn thiện quy định phápluật tạo thuận lợi cho công tác chủ động
thi hànhándân sự.
3.3. Thẩm quyền ra quyết định thihànhán đối với hình phạt tiền
3.3.1. Bất cập của Luật khi quy định về thẩm quyền thihànhán đối với hình phạt
tiền
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2005/HSST ngày 23 tháng 01 năm 2006 của
Tòa án nhân dân thành phố V, các bị cáo Tr, T, H, Ph, bị tuyên án phạm tội đánh bạc
và xử lý phạt mỗi người 6.000.000 đồng, riêng Tr 7.000.000 đồng. Về tang vật tịch thu
sung quỹ nhà nước 3.250.000 đồng và tạm giữ số tiền của các bị cáo trong đó có số
tiền 5.000.000 đồng của Ph để bảo đảm thihành án. Ngày 27 tháng 02 năm 2006, Tòa
án nhân dân thành phố V ra quyết định ủy thác thihànhán hình sự số 06/THA ủy thác
cho Tòa án nhân dân huyện H.N ra Quyết định phạt tiền số 15/TA đối với Ph và giao
cho Thihànhán huyện H.N tổ chức thi hành. Cùng liên quan đến bản án của Tòa án,
ngày 20 tháng 3 năm 2006, Thihànhándânsự thành phố V sau khi nhận bản án của
Tòa án cùng cấp, đã ra Quyết định thihànhán số 343/QĐ/THA về các khoản phí
50.000 đồng, tiền phạt 6.000.000 đồng, tạm giữu 5.000.000 đồng của Ph. Sau khi ra
quyết định thihànhán và xử lý số tiền tạm giữ có tại đơn vị, Thihànhándânsự thành
phố V ra Quyết định số 40/QĐ/THA ngày 23 tháng 3 năm 2006 thu hồi một phần
Quyết định số 343, tiền phạt còn lại 1.050.000 đồng và ủy thác thihànhán cho Thi
hành án huyện H.N tổ chức thi hành. Kết quả là có tới hai cơ quan ra quyết định thi
hành án cùng một nội dung là Tòa án nhân dân huyện H.N và thihànhándânsự thành
phố V. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền là đúng theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định
“Cơ quan thihànhándânsựthihành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định
Th.s Trương Thanh Hùng
62
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức
có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thihành án. Nếu cần phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế thihànhánthì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có
nhiệm vụ phối hợp”31 theo quy định trên ta thấy rằng rõ ràng thì cơ quan thihànhán có
thẩm quyền thihànhán đối với hình phạt tiền. Và thủ tục đầu tiên trong thihànhán là
ra quyết định thihành án, đây là căn cứ duy nhất để các giai đoạn tiếp theo của công
tác thihànhándânsự tiếp tục thihành trên thực tiễn. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23
quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thihành án
dân sự: “Ra quyết định vềthihànhán theo thẩm quyền”. Như vậy, Thủ trưởng Cơ
quan thihành có thẩm quyền ra quyết định chủđộng đối với hình phạt tiền bởi căn cứ
vào các điều của Luậtthihànhándân sự. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 35 quy định
về thẩm quyền thihànhán của các cơ quan thihànhándân sự. Tại khoản 1 Điều 36
Luật thihànhándânsự năm 2008 quy định: “Thủ trưởng cơ quan thihànhándân sự
chủ động ra quyết định thihànhán đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình
phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho
đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi
quyền sử đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng khẩn
cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihành án. Trong
thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành
án dânsự phải ra quyết định thihànhán và phân công chấp hành viên tổ chức thi
hành”. Như vậy, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luậtthihành án
dân sự năm 2008 thì thủ trưởng Cơ quan thihànhándânsự là người có thẩm quyền ra
quyết định thihànhán phạt tiền, không phân biệt đó là hình phạt chính hay hình phạt
bổ sung.
Bên cạnh đó lại có một văn bản khác quy định về thẩm quyền ra quyết định đối
với hình phạt tiền. Cụ thể việc ra quyết định thihànhán phạt tiền thuộc về thẩm quyền
của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vì quy định tại khoản 1 Điều 256 quy định
“Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm,
quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thihành án
hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thihành án”32. Theo điều luật
trên thì thẩm quyền ra quyết định thihànhándânsự lại thuộc về chánh án Tòa án đã
31
32
Xem khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Xem khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Th.s Trương Thanh Hùng
63
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
xét xử sơ thẩm. Quy định tại Luậtthihànhándânsựthì việc thihành bản án, quyết
định của Toà ánvề hình sự thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.
Chẳng hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội nơi người
bị kết án cư trú hoặc làm việc thihànhán hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải
tạo không giam giữ trong việc theo dõi giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của
án treo, trong thời gian án phạt cải tạo không giam giữ và việc thihành hình phạt quản
chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội nơi thihànhán đảm
nhiệm. Hay như Cơ sở chuyên khoa y tế thihành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.
Cơ quan thihànhándânsựthihành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân
sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có
nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thihành án…. Các cơ quan thihànhán phải
báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thihànhánvề việc bản án hoặc quyết định
đã được thi hành; nếu chưa thihành được thì phải nêu rõ lý do. Điều 267 Bộ luật tố
tụng hình sự quy định: Thihành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản “Quyết định đưa
bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thihành phải được gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
người bị kết án cư trú…”33
Như vậy, trong trường hợp ra quyết định thihành hình phạt tiền có hai cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định đó là Tòa án và Cơ quan thihànhándân sự. Có thể thấy
rằng đây là quy định chồng chéo của phápluật giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
và Luậtthihànhándânsự năm 2008 về thẩm quyền ra quyết định thihànhán hình
phạt tiền trong bản án hình sự. Các quy định này là một bất cập trong hệ thống pháp
luật ảnh hưởng tới công tác chủđộngthihànhándân sự, khiến cơ quan thihành án
gặp khó khăn trong quá trình thihành án.
3.3.2. Hướng hoàn thiện quy định của phápluậtvề thẩm quyền thihànhán đối với
hình phạt tiền
Chính bất cập trên đã ảnh hưởng đến tính thống nhất của quá trình chủđộng ra
quyết định. Ở mỗi địa phương lại áp dụng khác nhau, không thống nhất về cùng một
điều luật, gây khó khăn cho thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự trong lúc triển khai
công tác thihành án. Chính vì những lý do đó, theo người viết các nhà làm luật nên
sửa lại quy định trên cho thống nhất về thẩm quyền ra quyết định đối với hình phạt
tiền trong bản án hình sự. Cụ thể nên sửa Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
Tòa án chỉ có trách nhiệm trong việc chuyển giao bản án, quyết định hình sự đã có
33
Xem Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Th.s Trương Thanh Hùng
64
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
hiệu lực cho cơ quan thihànhán có thẩm quyền. “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Tòa án nhân
dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; Tòa án nhân dân
có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân”34 được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp năm năm 2013. Từ quy định
trên thấy ràng Tòa án là cơ quan xét xử vì vậy không nên giao công tác thihành án, cụ
thể là ra quyết định thihànhán đối với hình phạt tiền. Có quy định như thế thì mới
thống nhất được quy định về thẩm quyền ra quyết định thihành án, góp phần hoàn
thiện quy định của nước ta. Từ đó giúp giải quyết sự mâu thuẫn về thẩm quyền ra
quyết định đối với hình phạt tiền, giúp công tác thihànhán thuận lợi hơn. Góp phần
hoàn thiện hệ thống phápluật nước ta trong thời kỳ hội nhập.
3.4. Chuyển giao bản án, quyết định và chủđộngthihànhán đối với quyết định
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,
Trọng tài thương mại
3.4.1. Những bất cập trong vấn đề chuyển giao bản án, quyết định thihành án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luậtthihànhándânsự năm 2008 thì những
bản án, quyết định được thihành gồm “Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của
Luật này đã có hiệu lực pháp luật: Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định
của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản
án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
của Toà án; Bản án, quyết định dânsự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng
tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thihành tại Việt Nam;
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30
ngày kể từ ngày có hiệu lực phápluật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi
kiện tại Toà án; Quyết định của Trọng tài thương mại”35. Nhưng ở Điều 28 Luật thi
hành ándânsự năm 2008 quy định về chuyển giao bản án, quyết định lại không quy
định việc chuyển giao quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài
thương mại. Nếu không quy định về phần chuyển giao bản án, quyếjt định do Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại ban hànhthì ai sẽ phải chuyển
giao? Và nếu có chuyển giao thì cơ quan thihànhán có nhận bản án, quyết định
không? Theo quy định tại Điều 29 Luậtthihànhándânsự năm 2008 về nhận bản án,
quyết định thì “Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ
34
35
Xem Điều 102 Hiến pháp năm 2013
Xem khoản 1 Điều 2 Luậtthihànhándân sựu năm 2008
Th.s Trương Thanh Hùng
65
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
quan thihànhándânsự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật; Đối với bản án, quyết định được thihành theo quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải
chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản
án, quyết định; Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã
ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự ngay sau khi ra quyết
định; Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ
vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thihànhánthì khi
chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thihànhándân sự, Toà án phải gửi kèm
theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu
khác có liên quan”36. Rõ ràng Luậtthihànhándânsự chỉ quy định về chuyển giao bản
án, quyết định và thủ tục nhận bản án, quyết định này chỉ đối với Tòa án không hề đá
động đến bản án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương
mại.
Trong khi tại khoản 5 Điều 50 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định
“Việc thihành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
được thực hiện theo quy định của phápluậtvềthihànhándân sự” nhưng tại khoản 1
Điều 36 Luậtthihànhán quy định “Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsựchủ động
ra quyết định thihành đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình phạt tiền, truy
thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu
sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và
tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định,
Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định thihành án. Trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi
hành ándânsự phải ra quyết định thihànhán và phân công Chấp hành viên tổ chức
thi hành”37. Từ trên ta thấy rằng rõ ràng Luậtthihànhándânsự năm 2008 không quy
định về việc ra quyết định chủđộngthihànhán đối với bản án, quyết định của trọng
tài thương mại. Quy định như thế sẽ gây khó khăn cho công tác ra quyết định của thủ
trưởng cơ quan thihànhán đối vơi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
Trọng tài thương mại. Vì không quy định chuyển giao cũng như nhận bản án, quyết
định thì lấy căn cứ nào để thủ trưởng cơ quan thihànhán ra quyết định chủđộng thi
hành án gây khó khăn cho công tác triển khai công tác thihànhán cũng như làm tăng
36
37
Xem Điều 29 Luậtthihànhándânsự năm 2008
Xem khoản 5 Điều 50 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Th.s Trương Thanh Hùng
66
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
tình trạng khiếu nại của các đương sự. Hiện tại Luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi,
bổ sung năm 2011), Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Luậtthihànhándân sự
năm 2008 còn có sự mâu thuẫn ở thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời. nhưng theo tác giả nếu đã giao cho Trọng tài thương mại, Hội đồngsử lý
vụ việc cạnh tranh có quyền tài phán thì cũng nên giao cho các cơ quan này có thẩm
quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. chỉ có vậy mới bảo đảm lợi ích của đương
sự cũng như giảm nhẹ gánh nặng cho Tòa án khi phải xem xét cho phép hai cơ quan
này áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời.
3.4.2. Hướng hoàn thiện về chuyển giao bản án, quyết định chủđộngthihành án
khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,
Trọng tài thương mại
Từ các phân tích ở trên người viết xin đưa ra một kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định của phápluậtvề công tác thihànhán cụ thể là đối với vấn đề chuyển giao
bản án, quyết định và ra quyết định chủđộngthihànhán khi áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại. Luật thi
hành ándânsự năm 2008 nên sửa đổi Điều 28 chuyển giao bản án, quyết định nên
thêm vào phần chuyển giao bản án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,
Trọng tài thương mại. Cụ thể: “Đối với bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 2
của Luật này thì Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại
đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự có thẩm
quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
Đối với bản án, quyết định được thihành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của
Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành
án dânsự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định; Đối với quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án, Trọng tài thương mại đã ra
quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thihànhándânsự ngay sau khi ra quyết
định; Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ
vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thihànhánthì khi
chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thihànhándân sự, Toà án, Trọng tài
thương mại phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu
giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan”.
Tại điều 29 Thủ tục nhận bản án, quyết định của Luậtthihànhándânsự năm
2008 nên như sau “Khi nhận bản án, quyết định do Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh, Trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quan thihànhándânsự phải kiểm
tra, vào sổ nhận bản án, quyết định; Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự;
ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết
Th.s Trương Thanh Hùng
67
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
định và tên Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra
bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan; Việc
giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên. Trong trường hợp
nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ
quan thihànhándânsự phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã chuyển giao
biết”.
Và cuối cùng tại đoạn cuối khoản 1 Điều 36 nên quy định như sau “Trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do
Toà án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chuyển giao hoặc
do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thihànhándânsự phải ra quyết định
thi hànhán và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”
Có quy định như trên thì mới tránh tình trạng thiếu sót, không có căn cứ chuyển
giao, nhận và ra quyết định thihànhán đối với trường hợp chủđộng ra quyết định khi
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Trọng tài thượng mại, Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh. Đồng thời giảm tình trạng kiếu nại, tố cáo trong công tác thihành án,
bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đương sự, góp phần làm hoàn thiện hệ thống pháp
luật vềthihànhándân sự.
3.5. Những vấn đề còn vướng mắt trong chủđộngthihànhándânsự cần có
những giải phápvề lâu dài
Thứ nhất, nên bỏ quy định cần đơn yêu cầu thihànhánthì cơ quan thi hành
án mới vào cuộc. Luậtthihànhán hiện hành quy định người được thihành án, người
phải thihànhán căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thihành án
dân sự tổ chức thihành ám. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, người được thihành án, người phải thihànhán có quyền yêu cầu
cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền ra quyết định thihành án.Trường hợp thời
hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm
được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thihành theo định kỳ
thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Luật
thi hànhándânsự cũng quy định rõ các yêu cầu trong đơn thihànhán cũng như thủ
tục gửi, nhận đơn, từ chối đơn... Thihànhándânsự có vai trò quan trọng trong hoạt
động tố tụng nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Đây là công đoạn cuối
cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp
hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ
Th.s Trương Thanh Hùng
68
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Theo tác giả nên bỏ thủ tục phải
có đơn yêu cầu thihànhán đối với những trường hợp cần có đơn như hiện nay. Theo
Điều 106 Hiến phápthì “bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực phápluật phải
được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành”. Như vậy, cơ
quan thihànhándânsự có thẩm quyền phải chủđộng ra quyết định thihành án, không
nên bắt đương sự phải có đơn yêu cầu thihànhánthì mới vào cuộc. Vì nhiều người
dân không biết nhất là ở vùng dân cư vùng sâu, vùng xa kiến thức phápluật còn hạn
chế nên vấn đề làm đơn yêu cầu gây khó khăn cho đương sự ở đây, cũng có nhiều
trường hợp đây là nguyên nhân gây nhũng nhiễu, phiền hà của chấp hành viên đối với
đương sự.. Cùng là chủ thể được thihànhán nhưng lại có trường hợp cơ quan thi hành
án chủđộngthi hành, lại có trường phải có đơn yêu cầu thì cơ quan thihànhán mới
giải quyết. Chính vì thế bỏ quy định này sẽ bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của
công dân, bảo đảm sự bình đẳng giữa quyền và lợi ích của Nhà nước và của công dân.
Bên cạnh đó hiện nay lại có nhiều quan điểm cho rằng nên giữ theo cơ chế hiện nay
gồm có chủđộng và đơn yêu cầu để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, hòa
giải trong quan hệ dân sự. Nhưng trên thực tiễn thì đa phần đương sự phải thihành án
thường không tự nguyện thi hành, các đương sự đã không thỏa thuận được mới yêu
cầu Tòa án xét xử. Và ở giai đoạn thihànhán với mục đích chủ yếu là thực thi bản án,
quyết định trên thực tiễn.Trường hợp các bên đương sự tự thỏa thuận việc thihành án
thì thông báo cho cơ quan thihànhán để đình chỉ việc thihành án. Đồng thời nên sửa
Đều 26 luậtthihànhándânsự theo hướng, “khi ra bản án, quyết định, Tòa án, Hội
đồng trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải giải thích cho đương sự và ghi
rõ trong bản án, quyết định về quyền, nghĩa vụ thihành án; quyền yêu cầu không thi
hành án và cơ quan thihànhándânsự có thẩm quyền thihành án”. Chỉ có quy định
như vậy mới bảo đảm bản án, quyết định được thihành trên thực tiễn, bảo đảm sự
công bằng giữa các đương sự cũng như làm giảm bớt thủ tục hành chính gây phiền hà
cho nguời dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật.
Thứ hai, cần bỏ vấn đề đương sự tự xác minh điều kiện thihành án, thu khoản
tiền chi phí xác minh mà nên giao cho chấp hành viên xác minh. Như vậy, mới giảm
bớt được thủ tục và gánh nặng cho người dân. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, thời
gian chờ đợi thihànhán rất lâu, có người có ý đồ tẩu tán tài sản. Luậtthihànhán nên
quy định “Giao trách nhiệm xác minh cho cơ quan thihànhán nhưng vẫn đề cao trách
nhiệm của đương sự và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xác minh điều kiện
thi hành án; trường hợp kết quả xác minh của người được thihànhán khác với cơ
quan thihànhándânsựthì cơ quan thihànhán phải xác minh lại; quy định việc công
khai thông tin của người phải thihànhán trong một số trường hợp”.
Th.s Trương Thanh Hùng
69
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
Thứ ba, Tòa án, cơ quan thihànhándânsự và chính quyền địa phương cần có
sự hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau trong quá trình triển khai công tác thihànhándân sự. Về
trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án nhân dân trong thihànhándân sự, các cơ quan
phải có sự phối hợp, thống nhất thẩm quyền trình tự thủ tục, đảm bảo quy định để luật
không chồng chéo, vướng mắc và trách nhiệm của từng cơ quan. Tòa án cũng nên quy
định chặt chẽ với Bộ Tư pháp cùng nhau thực hiện. Thihànhándânsựthì chính
quyền địa phương không thể nằm ngoài cuộc. Từ ấp, thôn, xóm… đều nắm rất chắc
mọi việc xảy ra. Các cấp chính quyền địa phương cần hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó
khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thihành án. Việc thihànhán không thể tách
rời trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương để luậtpháp được thực hiện
nghiêm minh đúng pháp luật. Trên thực tế, đã có nhiều bản án không thihành được vì
không thu được tài sản, do kéo dài thời gian và cũng không loại trừ kéo dài do tiêu
cực, do thiếu sự hợp tác, phối hợp các cơ quan nhà nước với nhau.
Thứ tư, nên thống nhất thẩm quyền của cơ quan thihành án, Tòa án, Hội đồng
trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong vấn đề thihànhán biện pháp khẩn
cấp tạm thời. Hiện nay thì vấn đề chủđộngthihànhán đối với việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời còn có nhiều mâu thuẫn chồng chéo cần được thống nhất, để tránh
tình trạng cùng một vấn đề lại có nhiều văn bản quy định khác nhau như hiện nay. Nếu
đã giao cho Trọng tài thương mại, Hội đồng trọng tài có quyền tài phán thì thiết nghĩ
cũng nên giao thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời cho các cơ quan này.
Vì nếu quy định như trên chỉ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đương sự, giảm
gánh nặng cho Tòa án khi Hội đồng Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xin
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà họ thụ lý thì Tòa án cần xem xét đơn yêu cầu
vừa mất thời gian lại mất công sức vì Tòa án không nắm rõ vụ án yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời này.
Thứ năm, cần đưa ra những biện pháp, chế tài khi cơ quan thihànhán đề nghị
Tòa án giải thích nhưng trong thời gian quy định lại không phối hợp, trốn tránh nghĩa
vụ của mình. Vấn đề này thiết nghĩ các nhà làm luật nên cân nhắc để có thể có quy
định phù hợp hơn, đưa ra những chế tài khi Tòa án không chịu trách nhiệm đến cùng
đối với bản án, quyết định của mình. Chính những trách nhiệm có quy định chế tài rõ
ràng như thế sẽ làm cho Tòa án kỹ lương hơn, cẩn trọng hơn khi ra bản án quyết định
thi hànhándânsự và chịu trách nhiệm đến cùng đối với bản án, quyết định của mình.
Có quy định như thế mới góp phần giảm lượng án tồn đọng, tăng tính nghiêm minh
của phápluật và từ đây góp phần chung vào hoàn thiện hệ thống phápluật của nước ta.
Ở Chương 3 này tác giả đã đưa ra phân tích những vấn đề bất cập cũng như
đưa ra những ví dụ minh họa để thấy rõ những vấn đề còn vướng mắt, cần có những
Th.s Trương Thanh Hùng
70
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đó là các bất cập về: Tòa án tuyên bản
án, quyết định không rõ, thiếu tính khả thi, Ra quyết định thihànhán đối với lệ phí
Tòa án, Thẩm quyền ra quyết định thihànhán đối với hình phạt tiền, Chuyển giao bản
án, quyết định và chủđộngthihànhán đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại. Qua đó tác giả
đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật
về chủđộngthihành án, tạo lòng tin của nhân dânpháp luật, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta.
Th.s Trương Thanh Hùng
71
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
KẾT LUẬN
Từ khi ra đời và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung từ Pháp lệnh thihànhándân sự
ban hành đầu tiên từ năm 1989 đến các Pháp lệnh thihànhán năm 1993, 2004 và hiện
hành là Luậtthihànhándânsự năm 2008 đã góp phần rất quan trọng vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ khi có Luật thi
hành ándânsựthì các bản án của Tòa án và các cơ quan tài phán đã được thihành trên
thực tế một cách rõ ràng minh bạch hơn, đáp ứng được quyền và lợi ích của các đương
sự kịp thời. Những khó khăn, cũng như án tồn đọng khi Tòa án xét xử và tự thi hành
ngày càng được khắc phục, được giải quyết kịp thời. Do đó đã tạo được lòng tin của
nhân dân vào phápluật và qua đây tăng tính nghiêm minh của phápluật trong hoạt
động thihànhán nói riêng trong nền pháp chế xã hôi chủ nghĩa nói chug.
Bên cạnh những hiệu quả của công tác thihànhándânsựthì hoạt động chủ
động thihànhándânsự vẫn còn gặp phải những vướng mắc gây khó khăn, trử ngại
cho công tác thihành án. Những vấn đề khó khăn hiện nay đối với chủđộngthi hành
án dânsự bao gồm: Thứ nhất, Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu tính khả
thi đây là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng án tồn trọng, không thể thihành trên tực
tế. Qua đây, người viết xin đưa ra kiến nghị như sau: Tòa án cần phải xem xét cẩn thận
trước khi ra bản án, quyết định để tránh tình trạng bản án, quyết định tuyên nhưng khó
thi hành hoặc có sai sót. Khi cơ quan thihànhán có kiến nghị phải xem xét, phối hợp
giải thích kịp thời. về phía cơ quan thihànhándânsự cần xem xét kĩ lưỡng bản án,
quyết định nếu sai sót về câu chữthì kiến nghị Tòa án phối hợp giải thích, đính chính.
Nếu thấy sai sót về nội dung thì kiến nghị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm, giám đốc thẩm. Cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thihànhándân sự
cần chủđộng phối hợp với cơ quan thihànhándânsự để phát hiện những bản án,
quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thihành để làm tham mưu cho Lãnh đạo
Viện kiểm sát kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục luật định. Thứ hai, bất cập khi thi
hành án đối với lệ phí Tòa án. Hiện tại Luậ thihànhán không quy định cụ thể đối với
khoản lệ phí Tòa án ra quyết định theo thủ tục chủđộng hay theo yêu cầu gây khó
khăn cho công tác thihành án. Từ đây, người viết xin đua ra kiến nghị như sau Luật
thi hànhán nên bổ sung thêm về phần lệ phí Tòa án vào quyết định chủđộngthi hành
án dân sự. Thứ ba, bất cập của luật khi quy định về thẩm quyền thihànhán đối với
hình phạt tiền. theo quy định luật hiện hànhthì có đến hai cơ quan cùng có thẩm quyền
ra quyết định thihànhvề hình phạt tiền. Đây là một bất cập không nhỏ gây khó khăn
Th.s Trương Thanh Hùng
72
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
cho cơ quan thihànhán và vừa làm cho hệ thống phápluật của nước ta chồng chéo
mâu thuẫn. Nên người viết đưa ra giải pháp như sau các nhà làm luật nên sửa lại quy
định trên cho thống nhất về thẩm quyền ra quyết định đối với hình phạt tiền trong bản
án hình sự. Cụ thể nên bỏ quy định Tòa án xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định
thi hànhán đối với hình phạt tiền mà nên quy định Tòa án nơi xét xử sơ thẩm sẽ phải
chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thihànhándân sự. Thứ tư, những bất cập
trong vấn đề chuyển giao bản án, quyết định thihành án, quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Vấn
đề này còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật nên cần phải thống nhất bổ sung
vào Luậtthihànhán cho phép Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có quy định như vậy mới
bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của các đương sự cũng như tránh tình trạng luật chồng
chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó các nhà làm luật cần nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề về
bỏ đơn yêu cầu thihành án, bỏ quy định đương sự phải xác minh điều kiện thi hành
án…Có quy định như trên thì công tác chủđộngthihànhándấnsự mới thực hiện có
hiệu quả, giảm tình trạng án tồn động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự. Từ đây, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật, tạo cơ chế công bằng trong quy
định của phápluậtvề bảo vệ quyền lợi cho đương sự, cũng như của nhà nước.
Th.s Trương Thanh Hùng
73
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 1980 (văn bản hết hiệu lực)
2. Hiến pháp năm 2013
3. Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
4. Luật tố tụng hình sự năm 2003
5. Luật cạnh tranh năm 2004
6. Luật tố tụng dânsự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
7. LuậtThihànhán năm 2008
8. Luật trọng tài thương mại năm 2010
9. Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1989 (văn bản hết hiệu lực)
10. Pháp lệnh thihànhándânsự năm 1993 (văn bản hết hiệu lực)
11. Pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004 (văn bản hết hiệu lực)
12. Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án năm 2009
13. Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009 Quy định chi tiết và hướng
dẫn thihành một số điều của LuậtThihànhándânsựvề thủ tục thihànhándân sự
14. Thông tư 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26 tháng 7 năm 2010
hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thihànhándânsự và phối hợp liên ngành trong
thi hànhándân sự
15. Thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ tư phápVề việc ban
hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thihànhán dân
sự
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Nguyễn Ngọc Điện: Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết,
Nxb. Tư pháp Hà Nội năm 2006.
2. Ts. Lê Thu Hà: Một số vấn đề về hoàn thiện phápluậtthihànhándânsự Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật-Hà Nội năm 2011.
Th.s Trương Thanh Hùng
74
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
3. Ts. Phan Trung Hiền: Để hoàn thành tốt luận văn ngành Luật, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội năm 2009.
4. Ths. Đinh Thị Mai Phương: Bình luận pháp lệnh thihànhándânsự năm 2004.
5. Trường Đại học Cần Thơ: Giáo trình Luật tố tụng dânsự Việt Nam, Nxb Đại học
Cần Thơ, Cần Thơ, 2012.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luậtthihànhándânsự Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Vai trò của Tòa án trong thihànhándân sự,
http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_D
etail.aspx?ItemID=500, [truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014].
2. Ra quyết định thihànhánchủđộng hay theo đơn yêu cầu đối với khoản lệ phí tòa
án,
http://luatminhkhue.vn/dan-su/ra-quyet-dinh-thi-hanh-an-chu-dong-hay-theo-donyeu-cau-doi-voi-khoan-le-phi-toa-an.aspx, [truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2014].
3. Lê Thu Hoài, Một số vấn đề về hoàn thiện phápluậtthihànhándânsự Việt Nam,
Nxb chính trị quốc gia, 2010,
http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_D
etail.aspx?ItemID=445, [truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014].
4. Khắc phục tình trạng án tuyên không rõ, gây khó khăn cho việc THADS trên địa
bàn tỉnh Bình Định
http://vksbinhdinh.gov.vn/newsdetail.asp?newsID=140&cat1id=3&Cat2id=9,
cập ngày 30 tháng 10 năm 2014].
[truy
Danh mục các tài liệu khác
1. Dự thảo luậtthihànhán số 4 ngày 21 tháng 2 năm 2014
2. Sắc lệnh 13/SL của chủ tịch nước ngày 24 tháng 10 năm 1945
3. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về cải cách tư
pháp đến năm 2020
4. Bộ Tư Pháp, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ thihànhánhành chính và thihành phần
dân sự trong bản án hình sự , Nxb Bộ Tư Pháp, năm 2012.
Th.s Trương Thanh Hùng
75
SVTH: Tô Thị Ny
Pháp luậtvềchủđộngthihành án
5. Bản án số 03/2013/DSST ngày 29/7/2013 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh Kon
Tum.
6. Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2005/HSST ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Tòa án
nhân dân thành phố V
Th.s Trương Thanh Hùng
76
SVTH: Tô Thị Ny