Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Pháp lệnh 1993

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 26 - 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi có Pháp lệnh 1993

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành ngay Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946, quy định cách tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Qua Sắc lệnh trên đã khẳng định sự quan tâm của đảng và nhà nước ta trong công tác xét xử và thi hành án dân sự. Sắc lệnh số 13 có 114 điều, ở khoản 3 Điều 3 của sắc lệnh quy định “Ban tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên”6. Đây chính là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động của ngành thi hành án dân sự trong chếđộ mới. Để cụ thể hóa thẩm quyền và thể thức thi hành án trong công tác thi hành án dân sự ngày 19/7/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Tiếp theo sau đó có nhiều Sắc lệnh về công tác thi hành án dân sự tiếp tục được ban hành và áp dụng vào thực tiễn.

Trên cơ sở tại Điều 100 và Điều 137 của Hiến Pháp 1980 có quy định “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”7. Đến ngày 28 tháng 8 năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự - một hình thức có hiệu lực pháp lý cao nhất, lần đầu tiên được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành

6

Xem tại Điều 3 của sắc lệnh 13/SL của chủ tịch nước

7

án dân sự. Pháp lệnh do Hội đồng nhà nước ban hành có 43 Điều, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1990. Với việc ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, cơ chế thi hành án dân sự đã có bước thay đổi căn bản. Theo pháp lệnh thì cơ chế kết hợp tự định đoạt của đương sự với sự chủđộng của cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên đã tạo ra sự pháp triển mới trong công tác thi hành án dân sự. Lần đầu tiên quy định về chủ động ra quyết định thi hành được quy định cụ thể tại Điều 15 của pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 như sau: Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành án. Những bản án, quyết định được Chánh án Toà án chủ động ra quyết định thi hành bao gồm: “Bản án, quyết định nói tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này; Bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí”8. Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 đã quan tâm đến chủ động thi hành án để bảo vệ quyền lợi cho nhà nước, quyền và lợi ích của tập thể và công dân. Về thẩm quyền ra quyết định chủ động thi hành án được giao cho chánh án Tòa án. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án cũng có thể ủy quyền trong một số trường hợp như Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Chánh án Toà án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành án, ra quyết định thi hành. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành án, ra quyết định thi hành. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể uỷ thác cho Chánh án Toà án nhân dân cấp dưới nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành án, ra quyết định thi hành. Chánh án Toà án quân sự có thể uỷ thác cho Chánh án Toà án nhân dân nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc có tài sản liên quan đến việc thi hành án, ra quyết định thi hành đối với dân thường bị xét xử tại Toà án quân sự hoặc đối với người phải thi hành án là cán bộ, chiến sĩ Lực lượng an ninh nhân dân hoặc Quân đội nhân dân bị toà án quân sự xét xử mà không còn ở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Toà án nhận uỷ thác có nhiệm vụ thực hiện uỷ thác và thông báo kết quả thi hành án cho Toà án đã uỷ thác.

Để thực hiện pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp đã có thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp lệnh năm 1989. Tại phần I của thông tư liên ngành đã quy định rất cụ thể về ra quyết định thi hành án .

8

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)