Trình tự, thủ tục trong chủ động ra quyết định thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 49 - 55)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Trình tự, thủ tục trong chủ động ra quyết định thi hành án dân sự

Ai sẽ là người có thẩm quyền soạn thảo quyết định thi hành án dân sự, trong trường hợp này là chủ động thi hành án dân sự. Dĩ nhiên, người có thẩm quyền chủ động thi hành án dân sự được trình bày ở trên là Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền) cơ quan thi hành án dân sự. Nhưng thông thường thì người soạn thảo quyết định chủ động ra quyết định sẽ được giao cho Thư ký thi hành án. Tại sao Thư ký lại có quyền này? Thông tư 10/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 10 năm 2010 tại điểm e khoản 2 Điều 7 về nhiệm vụ của Thư ký thi hành án

“Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thi hành án giao”28. Như vậy ngoài các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 7 thì có thể khẳng định là Thư ký thi hành án có thể soạn thảo quyết định thi hành án. Trên thực tế thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ giao cho thư ký cơ quan thi hành án soạn thảo và Thủ trưởng cơ quan thi hành án chỉ xem xét lại, ký tên, đóng dấu vào quyết định.

Để có thể ra quyết định chủ động thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải xem xét kỹ nội dung bản án. Việc ra quyết định thi hành án dân sự cần phải tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Kim tra điu kin chđộng ra quyết định thi hành án dân s

Đối với chủđộng ra quyết định thi hành án dân sự thì trước khi soạn thảo quyết định chủ động thi hành án Thư ký thi hành án cần kiểm tra lại một lần nữa về các điều kiện ra quyết định chủđộng thi hành án dân sự. Vấn đề cần kiểm tra là việc nhận bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao như về thời hạn Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định; thủ tục nhận bản án, quyết định.

Thời hạn mà Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án không phải là vấn đề mà Thư ký thi hành án cần quá quan tâm bởi đây là trách nhiệm của Tòa án. Tuy nhiên, Thư ký thi hành án cũng cần phải biết để có cách xử lý hợp lý khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án về khoản chủđộng thi hành án mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định đó. Theo quy định tại Điều 381 Bộ luật tố tụng

28

dân sự, Điều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì đối với mỗi loại bản án, quyết định thời hạn chuyển giao của tòa án cũng khác nhau, cụ thể:

- Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008 "Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật". Bản án, quyết định quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1 và Điều 2 Luật thi hành án dân sự đó chính là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bao gồm: "Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám

đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam".

- Đối với những bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay: theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật thi hành án dân sự: "Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định" . Bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 đó là "Bản án, quyết

định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc".

- Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008 "Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định".

Bước 2: Xác định thi hn chđộng ra quyết định thi hành án dân s

Để chủ động trong việc soạn thảo quyết định thi hành án cũng như đảm bảo đúng thời hạn đã được pháp luật quy định thì ngay sau khi nhận được công việc do thủ trưởng cơ quan thi hành án giao Thư ký thi hành án cần phải xác định thời hạn ra quyết định thi hành án do luật quy định. Theo khoản 1, 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự thì thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản án, quyết định. Để xác định ngày nhận bản án, quyết định thì Thư ký thi hành án căn cứ vào sổ nhận bản án, quyết định. Khi xác định thời hạn ra quyết định thi hành án chủ

động Thư ký thi hành án cần lưu ý đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời do Tòa án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Bước 3: Xác định ni dung chđộng ra quyết định thi hành án dân s

Để xác định được nội dung quyết định thi hành án chủđộng thì Thư ký thi hành án cần xác định theo trình tự sau:

Thứ nhất, xác định các khoản thuộc diện chủ động thi hành án thì căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Cụ thể các khoản thuộc diện chủ động thi hành án bao gồm "hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời". Đối với khoản thuộc diện chủ động thi hành án trên thực tế có vướng mắc đó là khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự không quy định lệ phí tòa án là một khoản thuộc diện chủ động thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tiễn vẫn có những bản án, quyết định có tuyên phần lệ phí Tòa án (đối với các việc dân sự). Theo Báo cáo tổng hợp những khó khăn vướng mắc và giải pháp khắc phục trong triển khai Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành của Tổng cục thi hành án dân sự ngày 25/4/2011 thì: Xét về bản chất, lệ phí tòa án cũng là khoản phí thuộc diện thu cho ngân sách nhà nước tương tự như án phí nên có thể coi là một khoản thuộc diện chủđộng thi hành án dân sự. Vì vậy, mặc dù không có quy định nhưng Thư ký thi hành án cũng phải xác định lệ phí Tòa án thuộc diện chủ động thi hành án để ra quyết định chủđộng thi hành án.

Thứ hai, sau khi đã xác định được các khoản thuộc diện chủ động thi hành án, Thư ký thi hành án cần xác định xem đối với những khoản đó sẽ ra mấy quyết định chủ trong thi hành án, cụ thể tác giảđã làm rõ ở mục 1.3, Chương 1.

Bước 4: Son tho quyết định chđộng thi hành án dân s

Soạn thảo quyết định chủđộng thi hành án là một công việc vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến công tác thi hành án sau này. Trước khi bắt tay vào việc soạn thảo Thư ký thi hành án càn lưu ý soạn thảo theo đúng mẫu B 01-THA C 01-THA ban hành theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP của Bộ tư pháp ngày 30/5/2011.

Yêu cầu chung về cách thức soạn thảo quyết định thi hành án. Khi soạn thảo Thư ký Tòa án cần lưu ý các vấn đề sau đây:

- Không được chép nguyên văn phần quyết định của bản án, quyết định, không được làm sai lệch bản án, quyết định.

- Nội dung các khoản cho thi hành cần được trình bày đủ ý, logic, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện.

- Phải tuân thủ những quy định về ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dan sự tại Điều 7 Thông tư số 09/2011/TT-BTP, cụ thể:

+ Việc ghi chép nghiệp vụ thi hành án dân sự theo biểu mẫu phải chính xác, chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không tẩy xóa, không dùng từ ngữ địa phương, viết cùng một loại mực tốt. Đối với những nơi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi hành án dân sự, thì nội dung cần ghi trong các biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự có thểđược in qua máy vi tính.

+ Việc ghi chép nghiệp vụ thi hành án dân sự theo biểu mẫu phải liên tiếp, không được bỏ trống, đánh rõ số trang, kết thúc việc ghi chép, phần còn trống trong văn bản phải gạch chéo.

+ Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung nghiệp vụ thi hành án dân sựđược ghi chép trong biểu mẫu.

Bắt đầu soạn thảo quyết định chủđộng ra quyết định thi hành án dân sự:

- Phần tên cơ quan ban hành: Khi soạn thảo phần này thì Thư ký thi hành án lưu ý điểm khác biệt của biểu mẫu ban hành theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP so với biểu mẫu cũ trước đây, phần này bao gồm cả cơ quan thi hành án và cơ quan cấp trên của cơ quan đó. Ví dụ: Tổng cục Thi hành án dân sự

Cục Thi hành án dân sự tỉnh A

- Phần địa danh và ngày tháng năm ban hành quyết định: ghi địa danh theo đơn vị hành chính nơi cơ quan thi hành án đóng trụ sở và ngày, tháng, năm là ngày ra quyết định thi hành án. Ví dụ Huyện A, ngày 28 tháng 9 năm 2014

- Phần căn cứ ra quyết định: phần này Thư ký thi hành án soạn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 09/2011/TT-BTP

- Phần nội dung của quyết định: đây là phần quan trọng vì vậy khi soạn thảo phần này Thư ký thi hành án phải hết sức cẩn thận. Phần này ngoài Điều 1 là Thư ký thi hành án phải tự soạn thảo còn các điều kiện khác tuân thủ theo đúng biểu mẫu. Khi soạn thảo Điều 1 Thư ký thi hành án cần lưu ý một số vấn đề: phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người phải thi hành án; ghi cụ thể nội dung các khoản thi hành án, nếu là số

tiền thi hành án thì phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Nếu một quyết định thi hành án được ra chung cho nhiều người phải thi hành án, chấp hành viên nên đánh số thứ tự "1...,"2... theo thứ tự mỗi người phải thi hành án. Ngoài nội dung khoản phải thi hành án, Thư ký thi hành án phải lưu ý ghi nội dung ấn định thời gian tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án. Đây là nội dung được cập nhật vào biểu mẫu.

Bước 5: Ký tên, ly sđóng du cơ quan thi hành án vào quyết định ch

động thi hành án dân s

Quyết định chủ động thi hành án sau khi được soạn thảo thì phải được Thủ trưởng cơ quan thi hành án ký, ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký và phải được lấy số, ngày, tháng, năm và đóng dấu của cơ quan thi hành án để ban hành quyết định thi hành án.

Thủ tục này đã được dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008 ngày 28/8/2014 ghi nhận cụ thể tại khoản 3 Điều 36 “quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ, của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành án; khoản phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án”. Cụ thể hóa thông tư hiện hành.

Bước 6: Gi quyết định thi hành án

Theo quy định tại điều 38 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì quyết định thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án để biết và thi hành. Tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định “Cơ quan thi hành án dân sự giao trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện các quyết định về thi hành án cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, trừ kế hoạch cưỡng chế thi hành án thì phải được gửi ngay”.

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008 ngày 28/8/2014 thì về phần gửi quyết định chủ động thi hành án có sự thay đổi, cụ thể tại Điều 38 của dự thảo. Đoạn đầu tại Điều 38 quy định "Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp..".

Dự thảo đã quy định rõ về hình thức như thời hạn thi hành án trong Dự thảo luật là 2 ngày và thời gian này ngắn hơn so với thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC. Tạo điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm

sát hoạt động thi hành án dân sự, hạn chế sai sót trong quá trình chủ động ra quyết định thi hành án để kiến nghị cơ quan thi hành án dân sự xem xét, sửa chữa kịp thời, tránh sai sót, kiến nghị về sau. Từ đây cũng tạo tâm lý cho cơ quan thi hành án phải thực hiện việc ra quyết định thi hành án một cách cẩn trọng và đúng pháp luật.

Qua việc trình bày những quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề chủ động thi hành án dân sựở trên tác giảđã trình bày cụ thể các trường hợp chủđộng thi hành án, thẩm quyền và trình tự thủ tục ra quyết định chủ động thi hành án góp phần làm sáng tỏ quy định về chủđộng thi hành án được Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy

định và qua đây cũng thấy được phần nào những bất cập của Luật. Ở chương 2 này tác giả vừa trình bày vừa so sánh những quy định của pháp luật hiện hành với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhằm làm sáng tỏ những quy định hiện hành và hướng sửa đổi, bổ sung từđó người viết sẽđưa ra những bất cập cũng như hướng hoàn thiện quy định của pháp luật ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 49 - 55)