Thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.Thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án dân sự

Căn cứ theo Điều 36 của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu là những người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Như vậy, theo quy định thì chỉ có Thủ trưởng cơ quan thi hành án mới có thẩm quyền ra quyết định thi hành án nhưng trong một số trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thểủy quyền hoặc phân công trong một số trường hợp luật định.

Trong năm trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án dân sự được quy định tại Điều 36 thì có việc thi hành án hình phạt tiền. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là ra quyết định chủ động thi hành án về hình phạt tiền có thẩm quyền thuộc về ai? Đây là vấn đề gây nhiều tranh luận. Hiện nay, có hai quan điểm về vấn đề này như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng thẩm quyền này thuộc về Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự bởi căn cứ vào các điều của Luật thi hành án dân sự. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự: “Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền”. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật thi hành án dân sự quy định về thẩm quyền thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự. Tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây… Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí. Như vậy, pháp lụât về thi hành án dân sự quy định Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt tiền, không phân biệt đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.

Quan điểm thứ hai cho rằng việc ra quyết định thi hành án phạt tiền thuộc về thẩm quyền của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vì cho rằng đã được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38; Điều 255, Điều 256, Điều 257 và Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 2, khoản 1 Điều 20 Luật thi hành án dân sự. Mặt khác theo Bộ luật tố tụng dân sự; Luật thi hành án dân sự thì việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về hình sự thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Chẳng hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ trong việc theo dõi giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của án treo, trong thời gian án phạt cải tạo không giam giữ và việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội nơi thi hành án đảm nhiệm. Hay như cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án…. Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do. Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 267 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản “Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi

cho Viện kiểm sát cùng cấp, Chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú…”

Theo tác giảĐỗ Ngọc Bình thì ông đồng tình về mặt thẩm quyền việc thi hành án theo quan điểm thứ hai bởi lẽ nó phù hợp hơn. Một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được đánh dấu bởi quyết định thi hành án của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm sau khi bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự); Việc Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật đây là tính tất nhiên. Còn việc chấp hành, tổ chức thực hiện quyết định của Toà án là do các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương thực hiện trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình. Như vậy mới bảo đảm hiệu lực thực tế của bản án và quyết định của Tòa án phù hợp với quy định tại Điều 136 của Hiến pháp. Hơn nữa, quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự có thể xảy ra các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án... việc xử lý các trường hợp này pháp luật hiện hành đều giao cho Chánh án Tòa án quyết định mà không giao cho các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án. Để bảo đảm sự thống nhất, tránh tình trạng xung đột về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, tránh tình trạng cùng là bản án, quyết định của Toà án, nhưng lại do hai cơ quan khác nhau ra quyết định thi hành, chúng tôi cho rằng người có thẩm quyền ra quyết định ra quyết định về hình sự phải là Chánh án Tòa án mà không giao cho Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự. Chỉ có như vậy mới bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án và tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xét xử với công tác thi hành án hình sự; đồng thời, cũng phù hợp với xu hướng lấy Tòa án làm trung tâm trong lộ trình cải cách tư pháp25.

Theo tác giả thì tác giả không đồng tình với việc Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tiền. Bởi vì, nếu như Chánh án tòa án ra quyết định thi hành án phạt tiền thì không hợp lý. Thứ nhất, quyết định thi hành đối với hình phạt tiền đây là một trong các trường hợp ra quyết định chủđộng thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự vốn dĩ do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định. Nếu giao cho Chánh án Tòa án thì tảng mạn, không thống nhất vì các trường hợp còn lại giao cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Thứ hai, nhiệm vụ của Tòa án là xét xử, tìm ra sự thật của vụ án còn cơ quan thi hành án thì thi hành bản án, quyết định của

25

Đỗ Ngọc Bình TAQS Khu vực Thủđô Hà Nội,

http://congly.com.vn/phap-luat/dien-dan-cong-ly/quyet-dinh-thi-hanh-an-hinh-phat-tien-ai-co-tham-quyen-ban- hanh-31317.html, [truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013]

Tòa án, làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế, chứ không còn trên lý thuyết nữa. Và quyết định về thi hành án dân sự là quyết định mang tính chất đặc trưng của công tác thi hành án, mang tính chất chấp hành nên thiết nghĩ thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định về phần hình phạt tiền là hợp lý hơn. Thứ ba, xét về hình phạt tiền thì bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung, nếu chánh án Tòa án ra quyết định về hình phạt tiền thì nó chỉ là hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung thì không đá động tới? còn thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với hình phạt tiền cả khi nó là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Từ các phân tích trên ta có thể thấy rõ ràng là việc ra quyết định thi hành án hình phạt tiền nên do Thủ trưởng cơ quan thi hành án ban hành thì hợp lý hơn.

Mặc dù trên thực tiễn chưa có một quy định nào của pháp luật đề cập đến việc thống nhất về mặt thẩm quyền, ai sẽ có thẩm quyền ra quyết định về hình phạt tiền. Nhưng trong sự phối hợp của các cơ quan thì Tòa án và cơ quan thi hành án dân sựđã thống nhất về việc giao cho cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định. Và vấn đề này đã được cơ quan thi hành án áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 41 - 44)