Nguyên tắc chủ động thi hành án trong một số trường hợp

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Nguyên tắc chủ động thi hành án trong một số trường hợp

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 của Nghịđịnh 58/2009/NĐ-CP5 thì: - Về nguyên tắc chung Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủđộng thi hành trong một bản án, quyết định;

- Trường hợp trong bản án, quyết định có các khoản về trả lại tiền, tài sản thì đối với mỗi người được thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án;

- Trường hợp trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành án phải thi hành nhiều khoản thì đối với mỗi người phải thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản mà người đó phải thi hành;

- Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.

Trường hợp có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ liên đới thì nếu người được thi hành án yêu cầu một hoặc một số người trong những người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ liên đới thi hành toàn bộ nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đối với người đó. Đối với các bản án, quyết định có tuyên tổng hợp hình phạt tiền trong đó có khoản tiền đã được giải quyết tại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đang được tổ chức thi hành, thì cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành án mà có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có tuyên tổng hợp hình phạt tiền được quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Một quyết định thi hành án được tính là một việc thi hành án. Và quyết định thi hành án hay việc thi hành án này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng kết, báo cáo của các Chấp hành viên hay của Chi Cục, Cục thi hành án dân sự đối với các quyết định khen thưởng thi đua của các chấp hành viên hay của các Chi Cục, Cục thi hành án dân sự.

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008 ngày 28 tháng 8 năm 2014 tại Điều 3 khoản 9 có quy định “Mỗi quyết định thi

5

hành án được xác định là một việc thi hành án”. Như vậy, dự thảo cụ thể hóa quy định này thành điều luật cụ thể tránh tình trạng hiểu sai về vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình thi đua, khen thưởng cũng như trong công tác báo cáo kết quả thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành án. Vì trên thực tiễn vẫn có những cơ quan thi hành án xem một bản án là một vụ việc mà trong bản án thì có thể có nhiều quyết định. Đó có thể là quyết định chủ động thi hành án hoặc quyết định theo đơn yêu cầu, đều này dẫn đến những khác nhau trong quá trình báo cáo, thi đua khen thưởng. Thiết nghĩ dự thảo quy định cụ thể trong điều luật là hợp lý, đáp ứng được tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 25 - 26)