Xuất nhằm hạn chế việc Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.2. xuất nhằm hạn chế việc Tòa án tuyên bản án, quyết định không rõ, thiếu

tính kh thi gây khó khăn cho công tác chđộng thi hành án dân s

Trong trường hợp cơ quan thi hành án hỏi, đề nghị giải thích bản án tuyên không rõ ràng, khó hiểu thì Tòa án cần phối hợp, giải thích trên tinh thần thẳng thắn, nhanh chóng xem đây là trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Tòa án cần định kỳ rà soát lại tình hình thi hành bản án, quyết định của mình do cơ quan thi hành án thực hiện trên thực tiễn, phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc tuyên án có vướng mắt, khó khăn cho công tác thi hành án để giải thích, khắc phục kịp thời. Tòa án cần căn nhắc cẩn thận trước khi ra bản án, quyết định để bản án quyết định rõ ràng dễ hiểu tránh tình trạng gây khó khăn cho cơ quan thi hành án triển khai thực hiện công tác thi hành án nói chung, cũng như trong lúc ra quyết định thi hành án nói riêng.

Trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì khi xét xử lại, trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị đã được tổ chức thi hành một phần hay toàn bộ thì bản án sơ thẩm, phúc thẩm mới phải xem xét về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản của đương sự trên cơ sở kết quả thi hành án dân sự đã được thực hiện. Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án xem xét đối trừ và xử lý kết quả của việc bản án, quyết định đã được thi hành trong bản án, quyết định mới theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ phải thực hiện đối trừ và xử lý kết quả của việc thi hành bản án, quyết định đã được thi hành. Trường hợp vụ án hình sự bị đình chỉ tại giai đoạn điều tra, truy tố thì đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết phần dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự.

Cơ quan thi hành án cần xem xét kỹ lưỡng nếu bản án, quyết định của Tòa án có sai sót về hình thức hay nội dung. Nếu sai sót về nội dung thì cần đề nghị Tòa án kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm đới với bản án, quyết định có sai sót để tránh trường hợp sai sót về nội dung nhưng lại đề nghị giải thích, vì đề nghị giải thích thì Tòa án không thể giải thích, đính chính được. Về phần hình thức thì cơ quan thi hành án yêu cầu Tòa án giải thích, làm rõ những điểm chưa rõ, chưa cụ thể.

Cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự cần chủ động phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để phát hiện những bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành để làm tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị, kháng nghị hay báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Ngoài ra luật cũng cần cụ thể hóa chế tài đối với trường hợp yêu càu Tòa án giải thích, kháng nghị quá thời hạn nhưng không trả lời. góp phần làm cho Tòa án có trách nhệm hơn đối với bản án, quyết định chính Tòa án đã ban hành, làm hạn chế án tồn đọng.

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)