Thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với hình phạt tiền

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 62 - 76)

6. Kết cấu của đề tài

3.3. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với hình phạt tiền

3.3.1. Bt cp ca Lut khi quy định v thm quyn thi hành án đối vi hình pht tin

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2005/HSST ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Tòa án nhân dân thành phố V, các bị cáo Tr, T, H, Ph, bị tuyên án phạm tội đánh bạc và xử lý phạt mỗi người 6.000.000 đồng, riêng Tr 7.000.000 đồng. Về tang vật tịch thu sung quỹ nhà nước 3.250.000 đồng và tạm giữ số tiền của các bị cáo trong đó có số tiền 5.000.000 đồng của Ph để bảo đảm thi hành án. Ngày 27 tháng 02 năm 2006, Tòa án nhân dân thành phố V ra quyết định ủy thác thi hành án hình sự số 06/THA ủy thác cho Tòa án nhân dân huyện H.N ra Quyết định phạt tiền số 15/TA đối với Ph và giao cho Thi hành án huyện H.N tổ chức thi hành. Cùng liên quan đến bản án của Tòa án, ngày 20 tháng 3 năm 2006, Thi hành án dân sự thành phố V sau khi nhận bản án của Tòa án cùng cấp, đã ra Quyết định thi hành án số 343/QĐ/THA về các khoản phí 50.000 đồng, tiền phạt 6.000.000 đồng, tạm giữu 5.000.000 đồng của Ph. Sau khi ra quyết định thi hành án và xử lý số tiền tạm giữ có tại đơn vị, Thi hành án dân sự thành phố V ra Quyết định số 40/QĐ/THA ngày 23 tháng 3 năm 2006 thu hồi một phần Quyết định số 343, tiền phạt còn lại 1.050.000 đồng và ủy thác thi hành án cho Thi hành án huyện H.N tổ chức thi hành. Kết quả là có tới hai cơ quan ra quyết định thi hành án cùng một nội dung là Tòa án nhân dân huyện H.N và thi hành án dân sự thành phố V. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền là đúng theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định

dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp”31 theo quy định trên ta thấy rằng rõ ràng thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án đối với hình phạt tiền. Và thủ tục đầu tiên trong thi hành án là ra quyết định thi hành án, đây là căn cứ duy nhất để các giai đoạn tiếp theo của công tác thi hành án dân sự tiếp tục thi hành trên thực tiễn. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự: “Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền”. Như vậy, Thủ trưởng Cơ quan thi hành có thẩm quyền ra quyết định chủđộng đối với hình phạt tiền bởi căn cứ vào các điều của Luật thi hành án dân sự. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 35 quy định về thẩm quyền thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự. Tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định: “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

chủ động ra quyết định thi hành án đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình

pht tin, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho

đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sửđất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết

định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành”. Như vậy, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt tiền, không phân biệt đó là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.

Bên cạnh đó lại có một văn bản khác quy định về thẩm quyền ra quyết định đối với hình phạt tiền. Cụ thể việc ra quyết định thi hành án phạt tiền thuộc về thẩm quyền của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vì quy định tại khoản 1 Điều 256 quy định

“Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án”32. Theo điều luật trên thì thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự lại thuộc về chánh án Tòa án đã

31

Xem khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

32

xét xử sơ thẩm. Quy định tại Luật thi hành án dân sự thì việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về hình sự thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Chẳng hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ trong việc theo dõi giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách của án treo, trong thời gian án phạt cải tạo không giam giữ và việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội nơi thi hành án đảm nhiệm. Hay như Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án…. Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do. Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản “Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú…”33

Như vậy, trong trường hợp ra quyết định thi hành hình phạt tiền có hai cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đó là Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự. Có thể thấy rằng đây là quy định chồng chéo của pháp luật giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 về thẩm quyền ra quyết định thi hành án hình phạt tiền trong bản án hình sự. Các quy định này là một bất cập trong hệ thống pháp luật ảnh hưởng tới công tác chủ động thi hành án dân sự, khiến cơ quan thi hành án gặp khó khăn trong quá trình thi hành án.

3.3.2. Hướng hoàn thin quy định ca pháp lut v thm quyn thi hành án đối vi hình pht tin

Chính bất cập trên đã ảnh hưởng đến tính thống nhất của quá trình chủđộng ra quyết định. Ở mỗi địa phương lại áp dụng khác nhau, không thống nhất về cùng một điều luật, gây khó khăn cho thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong lúc triển khai công tác thi hành án. Chính vì những lý do đó, theo người viết các nhà làm luật nên sửa lại quy định trên cho thống nhất về thẩm quyền ra quyết định đối với hình phạt tiền trong bản án hình sự. Cụ thể nên sửa Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án chỉ có trách nhiệm trong việc chuyển giao bản án, quyết định hình sự đã có

33

hiệu lực cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền. “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”34 được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp năm năm 2013. Từ quy định trên thấy ràng Tòa án là cơ quan xét xử vì vậy không nên giao công tác thi hành án, cụ thể là ra quyết định thi hành án đối với hình phạt tiền. Có quy định như thế thì mới thống nhất được quy định về thẩm quyền ra quyết định thi hành án, góp phần hoàn thiện quy định của nước ta. Từ đó giúp giải quyết sự mâu thuẫn về thẩm quyền ra quyết định đối với hình phạt tiền, giúp công tác thi hành án thuận lợi hơn. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta trong thời kỳ hội nhập.

3.4. Chuyển giao bản án, quyết định và chủ động thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại

3.4.1. Nhng bt cp trong vn đề chuyn giao bn án, quyết định thi hành án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì những bản án, quyết định được thi hành gồm “Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; Quyết định của Trọng tài thương mại”35. Nhưng ởĐiều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về chuyển giao bản án, quyết định lại không quy định việc chuyển giao quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại. Nếu không quy định về phần chuyển giao bản án, quyếjt định do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại ban hành thì ai sẽ phải chuyển giao? Và nếu có chuyển giao thì cơ quan thi hành án có nhận bản án, quyết định không? Theo quy định tại Điều 29 Luật thi hành án dân sự năm 2008 về nhận bản án, quyết định thì “Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1

Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ

34

Xem Điều 102 Hiến pháp năm 2013

35

quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy

định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định; Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết

định; Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ

vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan”36. Rõ ràng Luật thi hành án dân sự chỉ quy định về chuyển giao bản án, quyết định và thủ tục nhận bản án, quyết định này chỉ đối với Tòa án không hềđá động đến bản án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại.

Trong khi tại khoản 5 Điều 50 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định

“Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài

được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự” nhưng tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án quy định “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thi hn 24 gi, k t khi nhn được quyết định áp dng bin pháp khn cp tm thi do Toà án chuyn giao hoc do đương s giao trc tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”37. Từ trên ta thấy rằng rõ ràng Luật thi hành án dân sự năm 2008 không quy định về việc ra quyết định chủđộng thi hành án đối với bản án, quyết định của trọng tài thương mại. Quy định như thế sẽ gây khó khăn cho công tác ra quyết định của thủ trưởng cơ quan thi hành án đối vơi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Trọng tài thương mại. Vì không quy định chuyển giao cũng như nhận bản án, quyết định thì lấy căn cứ nào để thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định chủ động thi hành án gây khó khăn cho công tác triển khai công tác thi hành án cũng như làm tăng

36

Xem Điều 29 Luật thi hành án dân sự năm 2008

37

tình trạng khiếu nại của các đương sự. Hiện tại Luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 còn có sự mâu thuẫn ở thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. nhưng theo tác giả nếu đã giao cho Trọng tài thương mại, Hội đồng sử lý vụ việc cạnh tranh có quyền tài phán thì cũng nên giao cho các cơ quan này có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. chỉ có vậy mới bảo đảm lợi ích của đương

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 62 - 76)