Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đến trước

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Thời kỳ từ khi ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đến trước

khi có Pháp lnh thi hành án dân s năm 2004

Đầu những năm 1990, công cuộc đổi mới nói chung và cải cách bộ máy Nhà nước nói riêng đã được tiến hành một cách khá tích cực, khẩn trương. Hiến pháp năm 1992 và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước được Quốc hội khoá IX thông qua vào tháng 10/1992, đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho quá trình cải cách Tư pháp, trong đó công tác thi hành án dân sựđược đổi mới một cách cơ bản. Khác với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 không quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc thi hành án. Trong khi đó Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992 lần đầu tiên đã xác định việc “quản lý công tác thi hành án”

là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp. Để thực hiện quy định của các đạo luật trên đây về công tác thi hành án, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX ngày 6/10/1992 đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ “chậm nhất vào tháng 6/1993”. Ngày 17 tháng 4 năm 1993 Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989. Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 có tất cả 50 điều và chính thức có hiệu lực ngày 01 thang 06 năm 1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án 1989.

Tại Điều 20 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định về quyết định chủ động thi hành án dân sự như sau “Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết

định thi hành án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án chủđộng ra quyết

định thi hành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời

để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án”9. Ở Pháp lệnh thi hành án dân sư này thì thẩm quyền ra quyết định thi hành án chủđộng không còn thuộc về thẩm phán như trước mà do thủ trưởng cơ quan thi hành án quyết định. Sở dĩ công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án sang cơ quan thuộc chính phủ vì ở giai đoạn Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 Chánh án với tư cách là người chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động xét xử phải đồng thời là người chỉđạo công tác thi hành án dân sự từđó dẫn đến tình trạng quá tải về công việc, chưa giải quyết kịp thời yêu cầu công tác thi hành án đặt ra. Ngoài ra, ở những năm 1989 đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về trách nhiệm quản lý Tòa án địa phương, sự phối hợp giữa Bộ tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao trong công tác quản lý Tòa án địa

9

phương diễn ra không thuận lợi như trước đây…Chính vì để khắc phục những nguyên nhân trên nên Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ nhất ngày 6-10-1992 về việc bàn giao công tác thi hành án từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Để thực thi nghị quyết trên thì Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cùng nhau ban hành Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 26 tháng 5 năm 1993 hướng dẫn các địa phương thực hiện việc bàn giao công tác thi hành án dân sự. Từđây, công tác thi hành án dân sựđã được bàn giao sang các cơ quan của Chính phủ, nên thẩm quyền ra quyết định thi hành án cũng đã thay đổi theo. Thêm điểm mới trong quyết định chủđộng thi hành án dân sựở Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 là đã quy định thời gian cụ thể trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định chuyển giao của Toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chủ động ra quyết định thi hành án dân sự cũng thấy được sự quan tâm chú trọng hơn trong công tác thi hành án dân sự của Đảng và Nhà nước.

1.4.3. Thi k t khi ban hành Pháp lnh thi hành án dân s năm 2004 đến trước khi có Lut thi hành án dân s năm 2008

Như vậy, cùng với việc hình thành hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, một cơ chế phối hợp về thi hành án dân sự cũng đã được xác lập. Trong điều kiện thực tế hiện nay phải đặt công tác thi hành án dân sự trong tổng thể hoạt động triển khai các nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội thì mới thấy hết ý nghĩa của cơ chế phối hợp này. Sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy trách nhiệm của chấp hành viên, cơ quan thi hành án và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của UBND các cấp, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng trong hoạt động thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức thi hành án dân sựđang ngày càng mở rộng và tăng cường, đồng thời thực tế hoạt động thi hành án cũng đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới có tính cấp bách cần giải quyết. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành đã phục vụ cho việc thi hành Nghị quyết của Quốc hội về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án sang các cơ quan của Chính phủ. Do Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 còn giữ nguyên các quy định của Pháp lệnh năm 1989, chỉ sửa đổi một phần nội dung cơ bản dẫn đến tình trạng pháp luật không được chấp hành nghiêm chỉnh, gây nên tình trạng

án tồn đọng, kéo dài nhiều năm không thi hành được. Mặt khác, sau khi Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 ra đời, Nhà nước cũng đã ban hành một loạt văn bản pháp luật mới có liên quan đến công tác thi hành án dân sự như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật công ty... Đặc biệt với việc ban hành Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, cơ quan thi hành án đã được giao thêm các loại việc mới, có tính đặc thù như thi hành quyết định tuyên bố phá sản, thi hành án kinh tế, lao động, hành chính... làm cho công tác thi hành án không còn mang tính chất dân sự thuần tuý như trước đây. Ngoài ra, các cơ quan thi hành án dân sự còn đang đứng trước những khó khăn về lực lượng cán bộ, về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động. Đồng thời, các cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án đang đòi hỏi phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và đổi mới công tác thi hành án nói riêng theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương đã đề ra.

Qua hơn 10 năm thi hành, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Nhiều vướng mắc về cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, thủ tục thi hành án dân sự chưa được tháo gỡ kịp thời, dẫn đến t́nh trạng án tồn đọng có xu hướng gia tăng, đòi hỏi pháp luật thi hành án dân sự cần có sự bổ sung, hoàn thiện kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Vì vậy, ngày 14/01/2004 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự sửa đổi thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 có tất cả là 43 Điều, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2004. Ở Điều 22 quy định về chủ động ra quyết định thi hành án như sau “Thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủđộng ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây: án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ

phí Toà án; Hình phạt tiền; Tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ; Thu hồi đất theo quyết định của Toà án; Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Thời hạn ra quyết định thi hành án là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết

định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án”10. So với Pháp lệnh năm 1993 thì ở pháp lệnh thi hành án dân sự lần này đã quy định cụ thể hơn về thời hạn ra quyết định chủ động thi hành án, nếu ở Pháp lệnh thi hành án dân sự trước là bảy ngày thì ở pháp lệnh này quy định thời gian giảm xuống còn năm ngày và quy định thêm thời gian ra quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Qua quy định trên, quyết định chủ động thi hành án dân sựđã

10

được quy định một cách chặt chẽ hơn, hợp lý hơn, bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự tốt hơn. Theo từđiển Tiếng việt thì khẩn cấp có nghĩa “Cần được tiến hành,

được giải quyết ngay, không chậm trễ. Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực đểđối phó, không cho phép chậm trễ”11. Đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án, từ chính quy định này mới thấy được hết ý nghĩa của hai từ khẩn cấp mà luật quy định. Thêm một điểm mới về chủ động ra quyết định là đã thu hẹp phạm vi các trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án dân sự. Lý do thay đổi như trên là vì trước đây ở Pháp lệnh thi hành án năm 1993 thì đã quy định số lượng tương đối lớn các bản án, quyết định thuộc diện cơ quan thi hành án chủđộng ra quyết định thi hành án là các cơ quan, tổ chức nhà nước. Quy định này đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là người được thi hành án với nhau. Cụ thể là người được thi hành án là cá nhân với người được thi hành án là cơ quan, tổ chức. Do đó, để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa những người được thi hành án, đảm bảo việc thi hành án nghiêm túc và kịp thời các khoản thu nộp ngân sách nhà nước. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã thu hẹp phạm vi và quy định cụ thể hơn các trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án .

Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ chính trịđã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết này đã chỉ thị: “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

trong việc thi hành các hình phạt không phải hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của Toà án. Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”12.

Qua chỉ thị trên thì đội ngũ thi hành hành án dân sự ngày càng hoàn thiện, cơ sở vật chất, kinh phí được tăng cường. nhờđó mà công tác thi hành án ngày càng chuyển biến tích cực, giảm tình trạng án tồn đọng, góp phần đảm bảo kết quả thi hành án của các đương sự, giữ vững an ninh, trật tự tang cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

11

Xem từđiển tiếng việt

12

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 28 - 32)