Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước

Quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước sẽ do cơ quan thi hành án ban hành quyết định chủ động thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ chủ động ra quyết định thi hành án vì để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Trong một số trường hợp như người để lại di sản thừa kế không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di chúc, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc nhà nước. Quyền sử dụng đất và tài sản khác của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị Tòa án tuyên sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu tài sản của người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”21. Theo quy định trên của Hiến pháp 2013 thì đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhà nước. Nhưng nhà nước không phải là một con người nào cụ thể để sử dụng đất nên nhà nước sẽ trao lại quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác thông qua hai hình thức đó là giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Chủ thể có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất cũng chính là chủ thể có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất. Trong các trường hợp nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất là Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật vềđất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơđe dọa tính mạng con người. Thu hồi quyền sử dụng đất thuộc diện sung quỹ nhà nước chủ yếu là trường hợp do vi phạm pháp luật về đất đai. Vi phạm pháp luật về đất đai cụ thể là vi phạm “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; Sử dụng đất không

đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây: Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; Đất không được

21

chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không

được gia hạn khi hết thời hạn; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền; Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không

được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép”. Các trường hợp trên nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng đất sung quỹ nhà nước.

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 38 - 39)