Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 và Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành đối với các bản án, quyết định sau đây:

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;

- Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

- Quyết định của Trọng tài thương mại;

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; - Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

- Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.

Ngoài Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thì Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh cũng có thể chủđộng ra quyết định thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật thi hành án dân sự năm 2008 "Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy

quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao27".

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008 ngày 28/8/2014 thì về phần thẩm quyền ra quyết định thi hành án có sự thay đổi, cụ thể tại Điều 35 của dự thảo. Tại khoản 2 Điều 35 của dự thảo có quy định “Cơ

quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau

đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh trên cùng địa bàn; Bản án, quyết

định của Tòa án nhân dân cấp cao ; Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác; Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy

định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành án; Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án”. Ở dự thảo về thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp tỉnh cơ bản cũng không thay đổi, chỉ thay đổi về cơ cấu tên của Tòa án cho phù hợp với dụ thảo luật tổ chức Tòa án. Nếu ở luật hiện hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thì ở dự thảo là còn lại Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh bỏ đi phần bản án của Tòa án nhân dân tối cao vì theo dự thảo luật tổ chức Tòa án thì Tòa án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; Giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp do luật định.

Và quá trình trên chỉ ra quyết định chứ không ban hành bản án như luật hiện hành, quy định này hợp lý và cần thiết. Dự thảo thêm vào phần bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao , phán quyết của trọng tài thương mại vì để phù hợp với dự thảo luật tổ chức Tòa án. Về cơ bản các phần khác vẫn giữ nguyên theo luật thi hành án dân sự hiện hành

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 46 - 47)