Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011): “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác; Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định”22.

Trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên thì Tòa án sẽ tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

22

Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động”. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác sẽđược Tòa án xem xét khi có yêu cầu của đương sự.

Các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 36 của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do

đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành”23. Như vậy, cơ quan thi hành án dân sự sẽ nhận quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này từ hai đối tượng: do chính Tòa án chuyển giao, do đương sự trực tiếp mang đến cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành án. Khi cán bộ cơ quan thi hành án nhận quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời do đương sự hay Tòa án giao trực tiếp thì phải làm thủ tục nhận ngay. Đối với quyết định này thì cơ quan thi hành án không cần yêu cầu đương sự phải làm đơn yêu cầu thi hành án vì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc diện chủ động thi hành án. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng là nhằm mục đích đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án, cao hơn thế, là đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án, của pháp luật, và do tính chất khẩn cấp của việc áp dụng mà nhà nước cần chủđộng thực hiện để phù hợp với mục đích của việc ban hành quyết định đó.

Các trường hợp trên là các trường hợp chủđộng ra quyết định thi hành án được quy định tại Luật thi hành án dân sự năm 2008. Ngoài các trường hợp ra quyết định chủ động như trên thì các trường hợp còn lại Tòa án chỉ ra quyết định khi có đơn yêu cầu của đương sự. Hiện nay trong giai đoạn lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2008, vấn đề ra quyết định chủđộng hay theo đơn yêu cầu có hai ý kiến trái chiều từ phía đại biểu quốc hội. Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên cơ chế như hiện nay là cơ quan thi hành án dân sự chủđộng ra quyết định thi hành và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự, tạo điều kiện để người được thi hành án có thể lựa chọn về thời gian, phương thức thi hành án phù hợp. Đa số ý kiến Đại biểu quốc hội lại cho rằng để cụ thể hóa quy định tại Điều 106 của Hiến pháp năm

2013 “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ

quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”24. Chính vì vậy bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành, cơ quan có thẩm quyền phải chủ động ra quyết định thi hành án, không nên bắt buộc đương sự

23

Xem Điều 36 Luật thi hành án dấn sự năm 2008

24

phải có đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp người được thi hành án từ bỏ quyền lợi hoặc các bên đương sự tự thỏa thuận được việc thi hành án thì họ làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định đình chỉ thi hành án. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008 ngày 28/8/2014 sửa đổi theo hướng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án dân sự nhưng phải tôn trọng quyền không yêu cầu thi hành án của đương sự. “Khi ra bản án, quyết định, Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời quy định rõ trong bản án, quyết định về việc tự nguyện thi hành án, quyền không yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và cơ quan có thẩm quyền thi hành án” đây cũng là quy định được Dự thảo ghi nhận tại Điều 26. Như vậy cơ quan thi hành án có thẩm quyền phải chủđộng thi hành án, không nên bắt đương sự phải có đơn yêu cầu thi hành án thì mới vào cuộc. Trường hợp người được thi hành án từ bỏ quyền lợi hoặc các bên đương sự tự thỏa thuận được việc thi hành án thì họ làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thi hành án. Quy định như trên là tiến bộ phù hợp với thực tiễn, giảm bớt thủ tục hành chính, đảm bảo lợi ích của người dân. Ngoài ra trong dự thảo lần này cũng có một số thay đổi như tại đoạn 2 và 3 Điều 36 dự thảo “Đối với quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố

phá sản của Tòa án khi khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 3 ngày làm việc; đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành”. Quy định cụ thể ở dự thảo như trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tránh tình trạng tẩu tán tài sản, giúp công tác thi hành án tiếp sau được thuận lợi hơn. Tuy nhiên ở Dự thảo lần này quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành. Như vậy ra ngay quyết định là ra quyết định khi nào? Khi nhận bản án, quyết định hay là ra ngay trong ngày nhận bản án, quyết định?

Một phần của tài liệu pháp luật về chủ động thi hành án dân sự (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)