1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong giai đoạn hiện nay

41 1,4K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã làm cuộc cáchmạng Tháng Tám năm 1945 thành công; từ đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà, một nhà n

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã làm cuộc cáchmạng Tháng Tám năm 1945 thành công; từ đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà, một nhà nước kiểu mới, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, ra đời.Trong suốt thời gian từ đó tới nay, với bản chất cách mạng và dân chủ, dưới sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước ta đã tổ chức và huy động sức mạnh của toàn dân tộc tiếnhành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, quản lý đấtnước có hiệu quả trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, quốc phòng và

an ninh Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng và pháttriển của mình, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của một Nhà nước pháp quyền củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân,của dân tộc Trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng lầnthứ IX đã khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Đó chính là kết quảcủa quá trình nhận thức, kế thừa, tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu có chọn lọc tư tưởng tiến bộ của nhân loại vềnhà nước pháp quyền trong điều kiện mới Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đãkhẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưmột xu thế tất yếu, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở rộng giao lưu

và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho bài tiểu luận của mình.

Trang 2

3 Nội dung nghiên cứu:

- Những vấn đề lý luận chung về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa

- Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp lý thuyết hệ thống duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, thống kê, tổng kết thực tiễn, ……

5 Bố cục bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chương 2: Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC

PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1.1 Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của Nhà nước

Từ những luận giải của Angghen và Lenin có thể khải quát mở rộng ở 3 điểmsau đây:

- Một là, trong XH cộng sản nguyên thủy, để thực hiện nhu cầu tổ chức thị tộc,

bộ lạc đã xuất hiện thể chế tự quản sơ khai nhất trong lịch sử nhân loại Điều này xuấtphát từ các nguyên nhân sản xuất chưa phát triển, tổ chức xã hội chưa phức tạp, quan

hệ giữa con người với nhau còn hết sức thuần phác, chưa có mâu thuẫn giai cấp, do đócũng chưa có nhà nước

Xã hội cộng sản tương lai là một xã hội mà thể chế tự quản ở trình độ cao cũng

sẽ có khả năng được xác lập Ở đó sẽ không cần đến hình thức tổ chức xã hội theokiểu tổ chức nhà nước

Như vậy, nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử, không phải

là bản chất của mọi XH nói chung

- Hai là, sự xuất hiện của nhà nước không phải để giải quyết hoặc điều hòa mâuthuẫn mà là để duy trì mâu thuẫn đó trong giới hạn của những trật tự nhất định nhằm

có thể duy trì sự tồn tại của các giai cấp và thực hiện được lợi ích của giai cấp chiếmhữu TLSX đối với những giai cấp khác

- Ba là, trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH tồn tại các cuộc đấu tranhgiai cấp với những nội dung mới và hình thức mới nên tồn tại nhà nước là 1 tất yếu

Trang 4

Đồng thời nhà nước đó sẽ “tự tiêu vong” cùng với quá trình xây dựng thành công chủnghĩa cộng sản

1.1.2 Bản chất của nhà nước:

Xét theo bản chất, nhà nước không phải là 1 lực lượng điều hòa các mâu thuẫnchính trị, xã hội trong điều kiện XH có đối kháng giai cấp mà là 1 lực lượng bạo lựccủa giai cấp thống trị về kinh tế để thực hiện sự thống trị của nó đối với các giai cấpkhác và thực hiện được lợi ích của chính giai cấp đó trước sự phản kháng của các giaicấp khác Theo nghĩa đó, thực chất nhà nước là công cụ chuyên chính giai cấp trongđiều kiện XH tồn tại những đối kháng giai cấp không thể điều hòa được

1.1.3 Đặc trưng của Nhà nước

Đặc trưng thứ nhất: Nhà nước là 1 bộ máy tổ chức quyền lực thực hiện việcquản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia, theo các khu vực địa lý hành chính để thựchiện sự thống nhất quyền lực cai trị trong phạm vi lãnh thổ

Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc đối với mọi công dânsinh sống và hoạt động trên địa bàn lãnh thổ mà nó quản lý Chính từ đây xuất hiệnbiên giới quốc gia

Đây chính là sự khác biệt của nhà nước với các hình thức tổ chức của XH thịtộc, bộ lạc thời nguyên thủy

Đặc trưng thứ hai: Nhà nước là 1 bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt – đó làquyền lực được đảm bảo bằng sức mạnh của những đội vũ trang chuyên nghiệp nhưquân đội, cảnh sát vũ trang, nhà tù và những cơ quan hành chính thực hiện chức năngcai trị để buộc mọi công nhân phải phục tùng ý chí nhà cầm quyền có vị trí quan trọngbậc nhất

Giai cấp thống trị dung các thiết chế bạo lực để pháp luật của nó được thực thitrong thực tế

Đặc trưng thứ ba: Nhà nước xác lập chế độ thuế khóa để duy trì và tăng cường

bộ máy cai trị của nó Một chế độ như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổchức XH thị tộc, bộ lạc

1.2 Chức năng và vai trò kinh tế của nhà nước:

1.2.1 Chức năng cơ bản của nhà nước:

- Chức năng chinh trị và chức năng XH của nhà nước:

Trang 5

+ Chức năng chinh trị của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích củagiai cấp thống trị.

+ Chức năng XH của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chungcủa cộng đồng quốc gia trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị

Hai chức năng đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau,trong đó chức năng chính trị quyết định tính chất, phạm vi, mức độ, hiệu quả thựchiện chức năng XH, nhưng chức năng XH của nhà nước lại giữ vai trò cơ sở cho việcthực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho việc thực hiện chức năng chinh trị 1 cách

có hiệu quả

+ Angghen từng khẳng định rằng “ ở khắp nơi, chức năng XH là cơ sở của sựthống trị chính trị; và sư thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thựchiện chứng năng XH đó của nớ”

+ Việc giải quyết sự thống nhất 2 chức năng đó không thể thực hiện được vàthường gây ra những xung đột XH gay gắt và được thực hiện bằng các cuộc cải cách

và cao hơn là cách mạng XH

- Chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước là chức năng xây dựng, củng

cố, phát triển và bảo vệ 1 chế độ kinh tê – XH nhất định phù hợp với lợi ích của giaicấp thống trị

Chức năng đối ngoại của nhà nước là chức năng bảo vệ biên giới lãnh thổ quốcgia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, XH với các nhà nước khác, màthực chất và cơ bản là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong mối quan hệvới các quốc gia khác nhau

Trong hai chức năng đó, chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoạibởi vì nhà nước ra đời và tồn tại là do cơ cấu giai cấp bên trong của mỗi quốc gia quyđịnh

+ Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đốingoại; ngược lại tính chất và nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽtrở lại chức năng đối nội của nhà nước, làm biến đội trong 1 giới hạn nhất định quátrình thực hiện chức năng đối nội

+ Quá trình quốc tế hóa đời sống knh tế XH ngày càng được mở rộng và tăngcường thì mối quan hệ thống nhất giữa 2 chức năng đôi nội và đối ngoại của nhà nướcngày càng nâng lên trong XH hiện đại

Trang 6

1.2.2 Vai trò kinh tế của nhà nước

- Nói chung, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế luôn diễn ra những biến độngkhôn lường và tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng kinh tế trầm trọng do đó đã làmxuất hiện nhu cầu can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế saocho ít có khả năng xảy ra khủng hoảng nhất

- Để nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển bình thường thì cần phải có các khuvực kinh tế công cộng Tư nhân chỉ tập trung đầu tư, phát triển những lĩnh vực có thểthu được nhiều lợi nhuận Những lĩnh vực không vì mục đích lợi nhuận nhưng cầnthiết cho sự tồn tại và phát triển của XH thì nhà nước tất yếu phải là lực lượng đầu tư

và phát triển với tư cách nhân danh đại biểu cho toàn XH

- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi phải có một môitrường chính trị XH ổn định cần thiết Mặt khác, xu thế phát triển của kinh tế thịtrường là theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, do đó nó càng cần tới vai trò của cácnhà nước bằng các chính sách đối ngoại, tạo môi trường pháp lý cần thiết cho quátrình đó

1.3 Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử

1.3.1 Các kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp.

Lịch sử nhân loại đã trải qua ba hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự đối khánggiai cấp là hình thái kinh té xã hội chiếm hữ nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phongkiến và hình thái kinh thế - xã hội tư bản chủ nghĩa Tương ứng với ba hình thái đó là

ba kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư bản chủnghĩa

Nhà nước chủ nô là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyênchính đối với giai cấp nô lệ và tầng lớp dân tự do Nhà nước chủ nô lại được tổ chứctheo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hai hình thức cơ bản là quân chủ và cộnghòa

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến nhằmthống trị giai cấp nông dân và những người lao động khác Kiểu nhà nước phong kiếncũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Ở các nước phương Tây, hìnhthức nhà nước quân chủ phân quyền là hình thức phổ biến Ở các nước phương Đông,hình thức tiêu biểu là nhà nước quân chủ tập quyền dựa trên sở hữu nhà nước vềruộng đât Trong lịch sử phong kiến tự chủ Việt Nam ( từ thế kỷ thứ X ) hình thức nhà

Trang 7

nước quân chủ phong kiến tập quyền là hình thức phổ biến suốt chiều dài gần 10 thế

kỷ cho tới thực dân Pháp áp đặt sự cai trị ở Đông Dương

Kiểu nhà nước tư bản là kiểu nhà nước thích ứng với hình thái kinh tế - xã hội

tư bản chủ nghĩa, nó là kiểu nhà nước mang bản chất thống trị của giai cấp tư sản đốivới giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói chung

1.3.2 Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Kiểu nhà nước chuyên chính vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt TheoĂngghen, đó là nhà nước không còn đúng theo nghĩa đen của nó mà là “nửa nhànước”

Tổng quan các luận điểm của Mác, Ăngghen và Lê nin có thể khái quát bađiểm lớn về kiểu nhà nước chuyên chính vô sản:

Một là, đây là kiểu nhà nước thích ứng với thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội

Hai là, đây là kiểu nhà nước mang bản chất giai cấp vô sản, được xây dựng vàhoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức nhân dân laođộng xây dựng thành công xã hội mới xã hội chủ nghĩ, trên cơ sở liên minh công nông

và trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng giai cấp vô sản

Ba là, đây là kiểu nhà nước không chỉ có chức năng trấn áp mọi thế lực phảnđộng mà quan trọng hơn là tổ chức xây dựng một nền kinh tế mới, xã hội mới, xã hộichủ nghĩa

1.4 Nhà nước Pháp quyền

1.4.1 Khái niệm, đặc điểm nhà nước pháp quyền

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền và thực tiễn tổchức nhà nước phát quyền tư sản ở các nhà nước tư bản phương Tây, có thể nhận định

như sau: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó

có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.

Nhận định tổng quát này vừa bao hàm hình thức pháp lý, vừa bao hàm nộidung, thực chất của khái niệm nhà nước pháp quyền Nó là một hình thức tổ chức nhànước có tính đặc thù Hình thức này có thể thuộc về kiểu nhà nước tư bản mà cũng cóthể thuộc kiểu nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước xã hội chủ nghĩa Hơn nữa,nếu xét theo nội dung và thực chất thì đó là hình thức tổ chức nhà nước thích hợp nhất

Trang 8

với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bởi bản chất của Nhà nước xã hội chủnghĩa là nhàn nước của dân, do dân và vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CộngSản, dựa trên nền tảng liên minh công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức; là công

cụ chủ yếu để nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình trong việc quản lý mọihoạt động xã hội theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ vàvăn minh

Nhà nước pháp quyền có những đặc điểm tiêu biểu sau đây:

Một là, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có sự

ngự trị cao nhất, tuyệt đối của pháp luật Với hình thức tổ chức nhà nước pháp quyền,pháp luật không những được đề cao là công cụ chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của

xã hội và công dân mà còn được xác định là ở địa vị cao nhất, tuyệt đối vượt qua mọiquyền lực của các tổ chức chính trị, xã hội và mỗi công dân trong xã hội đó Ngay cảbản thân hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống tổ chức nhà nước cũng phải tuântheo pháp luật, mặc dù chính nó là những cơ quan công bố, ban hành, thực thi và kiểmtra việc thực hiện pháp luật Như vậy, với hình thức tổ chức xã hội theo mô hình nhànước pháp quyền thì pháp luật phải trở thành tiêu chuẩn và căn cứ cơ bản nhất, caonhất trong mọi hoạt động của bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và mỗi công dân

Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhànước nào đó có phải là nhà nước pháp quyền hay không và là nhà nước pháp quyền ởtrình độ nào

Hai là, nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó quyền lực

nhà nước thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân Chính vì vậy mà ở cácnước theo hình thức tổ chức nhà nước pháp quyền đều thực hiện chế độ dân chủ trongviệc thiết lập quyền lực nhà nước, thực hiện chế độ trưng cầu dân ý Theo đặc điểmnày, mỗi cá nhân trong xã hội đều mang trong mình đồng thời hai tư cách đó là tưcách công dân và tư cách cá nhân tự do Với tư cách công nhân, buộc mỗi cá nhânphải có nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của luật pháp; với tư cách cá nhân tự do,mỗi cá nhân có quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm Pháp luật chỉnghiêm cấm những hành vi cá nhân và tổ chức chính trị, xã hội nào xâm hại tới lợi íchcủa cá nhân và các tổ chức khác cũng như lợi ích của xã hội Như vậy, nó mở rộngphạm vi hoạt động tự do sáng tạo của mỗi cá nhân, và mỗi tổ chức trong xã hội

Ba là, nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có sự bảo

đảm thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân

Trang 9

Quyền của công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhànước thuộc về trách nhiệm của công dân Nhà nước phải chụi trách nhiệm trước mọicông các tổ chức trong xã hội Ngược lại, công dân và các tổ chức trong xã hội phảithực hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo quy địnhcủa pháp luật Đặc điểm này phù hợp với hai đặc điểm nói trên, nó chính là biểu hiệntrong thực tế những nội dung và thực chất của đặc trưng thứ nhất và thứ hai trong đờisống hiện thực.

1.4.2 Lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền

Những tư tưởng coi trọng pháp luật trong cai trị và quản lý xã hội đã xuất hiện

từ thời cổ đại phương Đông (Trung Hoa) và phương Tây (Hy Lạp) Đó là Tuân Tử,Hàn Phi Tử… Hêraclít, Platôn, Arixtốt…

Ở các nước Tây Âu thời kỳ trung cổ, Đacanh là nhà triết học thần học nội tiếngcũng có những luận giải sâu sắc về nhà nước pháp quyền Mặc dù các tư tưởng triếthọc về nhà nước và nhà nước pháp quyền đã có từ rất sớm trong lịch sử nhưng lýthuyết triết học về nhà nước và nhà nước pháp quyền đạt tới trình độ là lý thuyết vềnhà nước pháp quyền hoàn chỉnh thì chỉ bắt đầu từ thời cận đại Tây Âu Đây là thời

kỳ xác lập và phát triển nền kinh tế thị trường TBCN trong phạm vi các quốc gia dântộc tư sản Đó cũng là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh chính trị giành quyền lực nhànước giữa giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến

Nhà triết học Hà Lan – Xpinoda là người đã sáng lập ra lý thuyết về phápquyền tự nhiên Theo lý thuyết này, nhà nước pháp quyền không phải được tạo ra bởichúa trời mà là kết quả của sự thỏa thuận giữa con người với nhau phù hợp với quyền

tự nhiên vốn có của mình và phù hợp với quy luật tự nhiên Theo ông, cần phải hạnchế quyền lực của nhà nước bằng những đòi hỏi tự do của con người và cần phải có

sự phân biệt rõ ràng giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội

Nhà triết học duy vật người Anh Lôccơ cũng đứng trên quan điểm pháp quyền

tự nhiên của con người mà cho rằng “Luật tự nhiên là bắt buộc vì rằng nó là tự do”.Theo ông, pháp quyền tự nhiên bắt nguồn từ sự liên kết của con người thành cộngđồng theo một quy luật tự nhiên khách quan Trong sự liên kết đó, con người thỏathuận với để lập nên nhà nước như là một lực lượng thể hiện ý chí chung Cũng vì thế

mà nhà nước trở thành cơ quan quyền lực chung của xã hôị mà mỗi công dân phảituân theo quyền lực của nó Theo lý thuyết này, quyền lực nhà nước cũng cần phải

Trang 10

phân tách thành những bộ phận độc lập với nhau, việc soạn thảo và người soạn thảopháp luật cần phải được tách độc lập với người thực hiện và xét xử theo pháp luật

Những lý thuyết về tam quyền phân lập và khế ước xã hội của các nhà tư tưởngkhai sáng Pháp (Mongtexkio và Rútxo) đã có một ảnh hưởng tới các lý thuyết phápquyền của các nhà triết học nước Đức ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 Đó là Canto vàHêghen

Theo Cantơ, mỗi con người là một giá trị tuyệt đối, nó không thể là một công

cụ cho bất cứ một mưu đồ nào, dù đó là một mưu đồ tốt đẹp nhất Bởi vậy chính conngười mới là chủ thể của quyền lực Quyền lực nhà nước được tạo nên bởi chính bảntính tuyệt đối của con người Ông cũng tán thành quan điểm phân chia quyền lực nhànước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau

Sau Cantơ, Hêghen tiếp tục luận chứng những cơ sở triết học của lý thuyết nhànước pháp quyền từ học thuyết về sự tha hóa của “ý niệm tuyệt đối” Theo Hêghen,nhà nước và pháp luật chỉ là sự thể hiện, sự tha hóa trong đời sống hiện thực của các ýniệm đạo đức tuyệt đối và ý chí tự do Theo ông, pháp luật trong nhà nước pháp quyềnchính là hiện thực của tự do và là tồn tại thực tế của ý chí tự do

1.4.3 Sự khác nhau giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:

Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản

đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước dopháp luật quy định Tuy nhiên, bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng

và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản Rõ nhất

là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấunhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội và Nghịviện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến pháp,v.v Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội,Chính phủ ) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủthể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổchức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật

tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng cóquyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ

Trang 11

Hai là, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân

đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ýchí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ nhất nguyên Chế độ dân chủ nhất nguyên là điềukiện cơ bản để tạo ra một đời sống dân chủ có tính thống nhất cao, một hệ thống chínhtrị thống nhất và là một đòi hỏi có tính nội tại của chế độ nhà nước và chế độ xã hộitrong các điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội Do vậy, sự nhất nguyên chính trị phảiluôn là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa – một nhà nước đòi hỏi tính thốngnhất và tính tổ chức cao trong tổ chức cũng như trong hoạt động của mọi cấu trúc nhànước để có thể đạt được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Trong Nhà nước phápquyền tư sản nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật,nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ýchí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phậnnhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản Nói cách khác, luật pháp củaNhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lềquyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột Đây là nội dung khácbiệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền

tư sản

Ba là, nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết "tam quyền phân lập" là học

thuyết cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hànhpháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việcphân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân;trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và

tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệuquả cao nhất Cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là khối đại

đoàn kết toàn dân tộc Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có

được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức các tầng lớpnhân dân thực hành và phát huy dân chủ

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy không loại bỏ được sựphân tầng xã hội theo hướng phân hóa giàu, nghèo nhưng có khả năng xử lý tốt hơnmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Những mâu thuẫn xã hộiphát sinh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường do được điều tiết thông quapháp luật, chính sách và các công cụ khác của nhà nước nên ít có nguy cơ trở thành

Trang 12

các mâu thuẫn đối kháng và tạo ra các xung đột có tính chất chia rẽ xã hội Đây là mộttrong những điều kiện để bảo đảm ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vìcác mục tiêu chung của sự phát triển.

Tính nhất nguyên chính trị và sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyềntạo ra khả năng đồng thuận xã hội, tăng cường khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhaugiữa các giai tầng, các cộng đồng dân cư và các dân tộc Nhờ vậy, nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ

sự đoàn kết toàn dân, phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việcthực hành và phát huy dân chủ

Trang 13

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM2.1 Những tiền đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền vàviệc xây dựng, hoàn thiện một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ ở Việt Nam luônluôn là mối quan tâm hàng đầu, một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước,xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định

và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử; nó không chỉ là sản phẩmriêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, củanền văn minh nhân loại

Quá trình đổi mới tư duy và hình thành quan điểm, tư tưởng về Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân gắn liền vớiquá trình hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước, xuất phát từ những tiền

đề kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng, tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Tiền đề kinh tế

Trên cơ sở đánh giá đúng đắn, khách quan thực tiễn cơ chế quản lý kinh tế thời

kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra những hạn chế bấtcập cơ bản của cơ chế này: Quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủyếu; cơ quan nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưnglại không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với những quyết định của mình; cơchế quản lý tập trung bao cấp, coi thường quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thị trường Nhànước quản lý nền kinh tế kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩmtheo quan hệ hiện vật là chủ yếu; bộ máy quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trungbao cấp, vì thế rất cồng kềnh và kém năng động, nhiều tầng nấc trung gian; đội ngũcán bộ quản lý kinh tế nói chung không thạo việc kinh doanh, nhưng lại quan liêu, cửaquyền Hệ quả của cơ chế quản lý kinh tế này đã làm cho sản xuất bị đình trệ, đẩy đấtnước lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề

Sự ra đời và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đãtạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Trình độ

Trang 14

của lực lượng sản xuất có sự phát triển nhanh chóng (nhiều thành tựu của khoa học

-kỹ thuật trên các lĩnh vực được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh)làm thay đổi và xuất hiện nhiều quan hệ kinh tế mới trong sản xuất - kinh doanh; cungứng dịch vụ, phân phối, lưu thông hàng hoá, tiền tệ, Điều này tất yếu dẫn đến nhucầu khách quan là Nhà nước phải thực hiện các biện pháp, mà trước hết là xây dựng

hệ thống luật pháp, tạo ra các cơ chế bảo đảm quyền tự do sản xuất, kinh doanh, tự dohợp đồng, cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp Như vậy, nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa tự nó đã là một đòi hỏi tất yếu khách quan, buộcNhà nước phải thay đổi phương thức quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật, phải xâydựng thể chế kinh tế thị trường đủ ở mức tạo thành hành lang pháp lý an toàn cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, bảo đảm công bằng, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển lâudài giữa các thành phần kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển bềnvững của nền kinh tế

Việc chỉ ra một cách đúng đắn những hạn chế của cơ chế quản lý cũ giúpchúng ta tìm được những cách thức khắc phục nó một cách hiệu quả Việc xoá bỏ cơchế cũ phải diễn ra đồng thời với việc xây dựng cơ chế quản lý mới Đại hội VI củaĐảng xác định mục tiêu của cơ chế mới là tạo ra động lực mạnh để giải phóng nănglực sản xuất, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hoạt động kinh tếsang hạch toán kinh doanh; sử dụng đầy đủ và đúng đắn các quan hệ hàng hóa - tiềntệ; nền kinh tế phải được quản lý bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu; các đơn vị kếhoạch (quốc doanh và tập thể) là những đơn vị sản xuất hàng hoá, có quyền tự chủ vềsản xuất, kinh doanh, tự chủ về tài chính

Trong mối quan hệ giũa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc thì Nhà nướccần được đổi mới cho phù hợp Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa đòi hỏi tất yếu Nhà nước phải quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng phápluật, là tiền đề quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngượclại, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể thực sự ra đời và từng bước hoànthiện khi các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước phát triển đến một trình

độ nhất định, làm tiền đề, tạo điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để các quyền cơbản của công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được bảo đảm thực thi mộtcách đầy đủ và triệt để

Việc Đảng và Nhà nước khẳng định mô hình kinh tế thị trường tại Việt Nam làkhông đối lập với chủ nghĩa xã hội; mà đó cũng đồng nghĩa với việc khẳng định cóthể và cần xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền không đối lập với chủ nghĩa xã

Trang 15

hội Đây cũng là một đòi hỏi khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta.

Tiền đề chính trị - xã hội

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, những ảnh hưởng, tác động về mặt chínhtrị - xã hội cũng tạo ra các tiền đề quan trọng trong quá trình hình thành tư duy lý luậncủa Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiền đề chính trị - tư tưởng quan trọng nhất để xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhànước và pháp luật

Trong việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng khẳngđịnh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường

xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng những tư tưởng, quan điểm vềpháp quyền, nhân quyền (quyền con người), về các quyền tự do, dân chủ, về bản chất,vai trò của luật pháp trong xã hội

Những tư tưởng nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa lậphiến đã được vận dụng ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 Ngaykhi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, một trong những nhiệm vụ cấp bách màChủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày3/9/1945) là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độthực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dânkhông được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi

đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay một cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế

độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử

và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v ” (Hồ Chí Minh:Sđd, 2000, t.4, tr.8) Và chỉ 10 tháng sau, Quốc hội do nhân dân bầu ra qua cuộc Tổngtuyển cử lịch sử đó đã thông qua Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên đặtnền móng cho sự phát triển của Nhà nước hợp hiến Việt Nam

Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo Vì vậy, phải khẳng định và bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước

Trang 16

Nhà nước ta mang tính nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công, nông và trí thức dogiai cấp công nhân lãnh đạo.

Xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, Nhà nước thực hiện quản lý xã hộibằng Hiến pháp và pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định pháp luật là phương tiện

để củng cố Nhà nước, duy trì trật tự xã hội Giữa pháp luật và Nhà nước phải có mốiquan hệ hữu cơ với nhau Để tạo nên sự ổn định của Nhà nước, làm cho bộ máy Nhànước vận hành đúng quỹ đạo, phát huy được hiệu lực quản lý, điều hành thì phải xâydựng được hệ thống luật pháp đúng đắn Luật pháp của ta là luật pháp thực sự dânchủ, bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động Mọi người đều cóquyền tham gia xây dựng pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và tuân thủ pháp luật.Các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức của Nhà nước phải làm gương trongviệc thi hành pháp luật

Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnhđạo, vừa là bộ phận của hệ thống ấy Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên) là những bộ phận cấu thành cơ bản

Vì vậy, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đặttrong bối cảnh đổi mới đồng bộ các thành tố cơ bản của cả hệ thống chính trị, trongmối quan hệ tác động qua lại giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

Dân chủ hoá trong đời sống chính trị - tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội là mộttrong những tiền đề chính trị tư tưởng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Sự phát triển, hoàn thiện của Nhà nước và pháp luật không tách rời sự pháttriển, tiến bộ của nền văn minh nhân loại và trình độ phát triển văn hoá – xã hội cụ thểcủa quốc gia trong từng thời kỳ (trình độ dân trí, vấn đề dân chủ và công bằng xã hội,vấn đề quyền con người và quyền công dân, ) Đó là mối quan hệ biện chứng

2.2 Tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắtnguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta Ngay từ khi thành lập

và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là mộtnhà nước hợp hiến, hợp pháp Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và

Trang 17

pháp luật Các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở cácHiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 Những lần Hiến pháp đượcsửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt độngcủa bản thân các cơ quan nhà nước Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độclập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ vớinhiều giai đoạn phát triển đặc thù Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở mộttầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Namxuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ

xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chúng ta ý thứcsâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy, công cụ,phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tính tất yếukhách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa Nhucầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhànước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệulực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thực hành dânchủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế

2.3 Quá trình nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo việc củng cố,từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Từkhi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, Đảng ta hết sức coi trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểutoàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng ta đã khẳng định phương hướng xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Phương hướng đó được cụ thể hóa một bước tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươnglần thứ tám, khóa VII đầu năm 1995 Tại Hội nghị này, 5 quan điểm cơ bản để tiếnhành cải cách bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền

Trang 18

được xác định Tiếp đến, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta một lầnnữa khẳng định 5 quan điểm cơ bản nêu trên Đó là:

- Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minhgiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do ĐảngCộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷcương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhândân

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhànước

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền ViệtNam Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) tiếp tục khẳngđịnh nhiệm vụ "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạocủa Đảng" và chỉ rõ "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ củanhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân"

Như thế, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân ởViệt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiệnquan trọng trong quản lý nhà nước

2.4 Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mỗi nhà nước pháp quyền đều có những đặc trưng của nó Đặc trưng của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện:

Một là, Nhà nước ta là Nhà nước cúa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đây là nguyên tắc cơ bản, được khẳng định trong chỉ đạo quá trình xây dựngNhà nước, được ghi nhận trong các Hiến pháp của Nhà nước ta và được thể hiện cụthể trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từTrung ương đến địa phương; của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 19

Hai là, xác định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch

và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhànước

Quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước thống nhất sẽ tác động trực tiếp đếnviệc tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ cấu thực hiện quyền lực của

bộ máy nhà nước, bảo đảm cho bộ máy nhà nước vận hành đồng bộ, thống nhất và cóhiệu lực, hiệu quả Mặt khác, tăng cường việc phân công, phân nhiệm rành mạch, hợp

lý, rõ ràng và chú trọng phối hợp chặt chẽ trên tinh thần “vì dân, do dân” giữa các cơquan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chính là điều kiện

để phát huy tốt hiệu lực của quyền lực nhà nước thống nhất

Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyếtđịnh những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tốicao

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nướccao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ thống nhất quản

lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh

và đối ngoại của đất nước

Trong việc tổ chức và phân công quyền lực nhà nước, vị trí, vai trò của các cơquan tư pháp nước ta mà trung tâm là hệ thống các toà án được đề cao; bảo đảm cácnguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; toà

án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm Chính quyền địa phương luôn luôn được chăm lo củng cố theo quy định của các Hiếnpháp với việc hình thành Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra

và Hội đồng nhân dân bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân

Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các

quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Hệ thống pháp luật phải thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợpvới hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Pháp luật phải được chính Nhànước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và mọi người, mọi tổ chức trong

xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ

Trang 20

nghĩa Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranhphòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật” Nghĩa vụtuân theo Hiến pháp, pháp luật là của tất cả công dân, không loại trừ đối với bất cứ ai.Ngay Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận vị trí,vai trò lãnh đạo đất nước và Hiến pháp khẳng định Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhànước và xã hội”, đồng thời, Hiến pháp cũng xác định: “Mọi tổ chức của Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồngthời tăng cường kỷ cương, kỷ luật

Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho đến nay, nộidung này luôn luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Trong các văn bản phápluật, các nội dung về quyền con người đều được quy định đầy đủ Hiến pháp năm

1992 đã dành trọn một chương (Chương V) với 34 điều quy định về quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi chỉ có một sựham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Như vậy, nguyện vọng thiết tha và mục tiêu cao cả của Đảng ta và Chủ tịch HồChí Minh về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, được thể chế hoá thành luật

và được Nhà nước ta tổ chức thực hiện có kết quả

Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Nhà nước ta đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương, trong đó chủ yếutập trung vào các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng Việt Nam cũng đã làthành viên của trên 100 điều ước quốc tế đa phương Việc ký kết các điều ước quốc tếngày càng được mở rộng, đặc biệt phải kể đến việc Việt Nam là thành viên của nhiều

tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế quốc tế (IMF).Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợptác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), v.v Việc “Tiếp tục mở rộng quan hệkinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tếquốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện nhữngcam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định

Ngày đăng: 02/10/2015, 10:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w