0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Cải cách hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 34 -36 )

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.3.2. Cải cách hoạt động tư pháp

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh phạm vi nội dung và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải được đề cao hơn bao giờ hết. Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội.

Trước hết, cải cách tư pháp phải được tiến hành tổng thể trong cải cách bộ máy nhà nước, trong sự liên hệ mật thiết với cải cách hành chính. Quá trình cải cách đó không thể tách rời việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Thứ hai, cải cách tư pháp phải hướng tới việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động tư pháp như : mỗi cơ quan thực hiện từng khâu của tiến trình tố tụng phải chịu trách nhiệm độc lập về kết luận của mình ; bảo đảm tính khách quan của việc xét xử hai cấp ; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử ; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ; quyền bào chữa

của bị can, bị cáo được bảo đảm ; nhân dân tham gia, kiểm tra và giám sát hoạt động tư pháp...

Thứ ba, cải cách tư pháp là một nhiệm vụ bao quát nhiều lĩnh vực trên một phạm vi khá rộng. Thực hiện nhiệm vụ này phải tiến hành từng bước, nhanh chóng nhưng phải thận trọng và hiệu quả, cần lựa chọn những vấn đề cấp bách để triển khai trước. Không thể quan niệm rằng, cải cách tư pháp chỉ cần điều chỉnh một đôi chỗ về thiết chế và thể chế là đủ. Chúng ta phải nghiên cứu, tiến hành cuộc cải cách này theo tinh thần mới, tinh thần tự phê phán. Cần thấy rõ những mặt được, chưa được, những bất cập của hệ thống tư pháp hiện nay để cuộc cải cách đi đúng hướng và có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ tư, trong việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, cần khách quan, thận trọng bám sát thực tế nước ta.

Nói cải cách tư pháp là nói cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp bao gồm tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật...

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án: Cần chọn cải cách tòa án là khâu đột phá trong cải cách tư pháp, bởi vì trong hệ thống các cơ quan tư pháp, tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng. Cải cách tòa án là tạo ra các điều kiện và các phương tiện tố tụng tối ưu để giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh

Để đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án, cần phải sắp xếp lại hệ thống tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp. Tăng cường đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. Còn về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu phân định lại thẩm quyền cho tòa án nhân dân theo hướng tăng thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở bảo đảm tổ chức tòa án theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Thực hiện đổi mới Tòa án nhân dân tối cao để tập trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn tòa án áp dụng pháp luật thống nhất và quản lý tòa án địa phương về tổ chức.

- Xây dựng đội ngũ thẩm phán ngày càng vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đội ngũ thẩm phán theo đánh giá chung hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Rồi đây, các quan hệ kinh tế, dân sự, lao động... ngày càng đa dạng, phức tạp, nhất là những quan hệ có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ đó đòi hỏi thẩm phán phải có trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ cao. Do vậy, ngay từ bây giờ phải chăm lo xây dựng đội ngũ thẩm phán ngày càng vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Về đạo đức của cán bộ tòa án, nhân dân vẫn còn phàn nàn, nghi ngại về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tư pháp, trong đó có các thẩm phán. Do vậy, cần kiên quyết hơn nữa trong việc rà soát lại đội ngũ thẩm phán, đấu tranh và xử lý kiên quyết với những hành vi phạm pháp của thẩm phán, làm cho đội ngũ cán bộ tòa án ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của nhân dân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 34 -36 )

×